Thái độ: - Có ý thức vận dụng phép ẩn dụ, hoán dụ trong khi nói và viết, đặc biệt trong các bài viết văn.. - Ân dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có n
Trang 1Tiết 9,10: ÔN TẬP VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ( tiếp theo)
A Mục tiêu bài học
Qua bài này Hs cần đạt được:
1 Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về phép ẩn dụ, hoán dụ, các kiểu ẩn dụ, hoán dụ
- Tác dụng của phép ẩn dụ, hoán dụ
2 Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích được giá trị của phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
3 Thái độ:
- Có ý thức vận dụng phép ẩn dụ, hoán dụ trong khi nói và viết, đặc biệt trong các bài viết văn
B Chuẩn bị
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài
- Học sinh: Ôn tập
C Tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(Lồng trong bài)
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài
* Hoạt động 3: Bài mới
Trang 2? Ẩn dụ là gì
? Nêu các kiểu ẩn dụ
? Thế nào là hoán dụ
I Hệ thống kiến thức cơ bản
1 Ẩn dụ
- Ân dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng
với nó
- Tác dụng: làm cho câu văn, câu thơ có tính hàm xúc, tăng tính gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
.*Ví dụ: Người Cha mái tóc bạc
- Có 4 kiểu ẩn dụ : + ẩn dụ hình thức, ( dựa trên sự tương đồng với nhau về hình thức)
+ ẩn dụ cách thức, ( dựa trên sự tương đồng với nhau về cách thức, hành động)
+ ẩn dụ phẩm chất, ( dựa trên sự tương đồng với nhau về phẩm chất)
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( dựa trên sự tương đồng với nhau về cảm giác)
2 Hoán dụ:
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái
Trang 3? Lấy ví dụ
? Có những kiểu hoán dụ nào
? So sánh ẩn dụ và hoán dụ
niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự
diễn đạt
*Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
- Các kiểu hoán dụ thường gặp:
+Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
+Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng +Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
+Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
3 So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa
Ẩn dụ và hoán dụ:
- Giống nhau: Đều gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác
- Khác nhau:
+ Gữa hai sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ
có quan hệ tương đồng
+Gữa hai sự vật, hiện tượng trong phép hoán
dụ có quan hệ gần gũi (tương cận
Trang 4? Tìm các ẩn dụ? Nêu lên nét tương
đồng giữa các sự vật ,hiện tượng
được so sánh ngầm vói nhau ?
? Phân tích gí trị của phép tu từ
hoán dụ trong câu thơ sau
Học sinh thi tìm nhanh phép nhân
hoá
II Luyện tập
Bài 1: Tìm phép ẩn dụ
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
-Ăn quả :Thừa hưởng thành quả của tiền nhân, của cách mạng
- Ăn quả: (nghĩa đen ) có sự tương đồng với thành quả (nghĩa bóng)
Bài 2: Hãy chỉ ra phép nhân hoá trong bài
"Mưa" củ TĐK Nêu tác dụng của những phép nhân hoá ấy
+ Ông trời/mặc áo giáp đen/ ra trận + Muôn nghìn cây mía/ múa gươm + Kiến/ hành quân đầy đường + Cỏ gà rung tai/ nghe
+ Bụi tre tần ngần/ gỡ tóc + Hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lốc + Sấm ghé xuống sân khanh khách cười
+ Cây dừa sải tay bơi + Ngọn mồng tơi nhảy múa
Trang 5+ Cây lá hả hê
* Tác dụng: Sự vật trở lên gần gũi sinh động
D Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp:
- Học và nắm chắc khái niệm, các kiểu và tác dụng của ẩn dụ, hoán dụ
- Ôn tập về các thành phần chính của câu