1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Trách nhiệm vật chất do hoạt động lập quy doc

12 286 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 253,89 KB

Nội dung

Trách nhiệm vật chất do hoạt động lập quy 1. Cơ sở lý luận của trách nhiệm vật chất do hoạt động lập quy 1.1. Năng lực trách nhiệm của nhà lập quy Thiệt hại do hoạt động lập pháp: thiệt hại nội sinh. Lập pháp, trong một thể chế dân chủ, là việc làm luật của cơ quan đại diện dân cử cấp quốc gia. Trong chừng mực nào đó, còn có thể coi hoạt động lập pháp là việc nhân dân “làm ra luật” một cách gián tiếp vì với tư cách cử tri, người dân bầu ra đại diện của mình và uỷ quyền cho người này biểu quyết thông qua các đạo luật trong khuôn khổ các kỳ họp nghị viện. Không loại trừ khả năng có những luật có nội dung không phù hợp với hiến pháp và việc áp dụng các quy định vi hiến đã gây thiệt hại vật chất cho một hoặc một nhóm chủ thể, thậm chí cho toàn xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện luật được coi là “tác phẩm” do nhân dân tạo ra thông qua vai trò của đại biểu dân cử, có thể thừa nhận rằng thiệt hại do việc áp dụng một luật vi hiến là thứ thiệt hại “nội sinh”, do dân tự gây ra (một cách gián tiếp), do đó, không thể được bồi thường. Nói khác đi, luật là sự lựa chọn của dân[1]; nếu lựa chọn sai, thì người dân tự chịu trách nhiệm với chính mình, chứ không thể quy lỗi và trách nhiệm cho ai khác. Bởi vậy, trong trường hợp một luật hoặc một điều luật bị huỷ bỏ do vi phạm hiến pháp, nên thừa nhận rằng việc huỷ bỏ chỉ có hiệu lực về sau: các hệ quả kinh tế, xã hội, thậm chí văn hoá, đạo đức, của việc áp dụng luật cho đến ngày bị huỷ bỏ, dù tốt hay xấu, không được xem xét lại. Thiệt hại do hoạt động lập quy: thiệt hại do người khác gây ra. Khác với lập pháp, lập quyhoạt động chuyên môn của nhà chức trách[2]. Đối với người dân, nhà chức trách là chủ thể độc lập, không có quan hệ uỷ nhiệm, và là đối tác (nhưng, tất nhiên là không bình đẳng) trong mối quan hệ quản lý nhà nước đối với xã hội. Nhà chức trách lập quy trước hết để phục vụ cho việc thực hành chức năng quản lý xã hội, chính xác hơn, chức năng cai trị của mình. Quy tắc lập quy được xây dựng chủ yếu từ sự thôi thúc của các nhu cầu công tác, từ sáng kiến của nhà quản lý, tức là của người cầm quyền, hơn là từ ý chí của người dân. Bởi vậy, trong trường hợp một quy tắc lập quy không phù hợp với luật và việc áp dụng quy tắc này dẫn đến thiệt hại cho xã hội, thì phải coi đó là thiệt hại do hành vi của người đặt ra quy tắc lập quy, tức là của nhà chức trách, chứ không phải là thiệt hại do người dân tự gây cho mình. Trong xã hội có tổ chức, khi có thiệt hại vật chất mà một chủ thể gánh chịu do hành vi có ý thức của một chủ thể khác, thì vấn đề trách nhiệm vật chất phải được đặt ra. 1.2. Cơ sở triết học và đạo lý của trách nhiệm vật chất Nguyên tắc công bằng số học trong trao đổi lợi ích[3]. Nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể trước pháp luật đòi hỏi rằng trong quan hệ song phương, được xác lập trong khuôn khổ giao tiếp xã hội giữa chủ thể nhằm trao đổi lợi ích, cần bảo đảm sự cân đối về quyền và nghĩa vụ vật chất. Tư tưởng chủ đạo là: mỗi người phải được và chỉ được hưởng những lợi ích thuộc về mình, một cách chính đáng. Xuất phát từ đó, mọi hoạt động trao đổi giá trị vật chất giữa các chủ thể phải bảo đảm sự cân xứng về số lượng - sự cân xứng toán học. Một người chuyển giao cho người khác một vật có giá trị tiền tệ mà không phải với ý định tặng cho, thì có quyền yêu cầu người nhận giao trả cho mình đúng vật đó hoặc vật khác có giá trị tương đương. Tương tự, trong hợp đồng mua bán, người bán có nghĩa vụ giao tài sản cho người mua và có quyền yêu cầu người mua trả cho mình một số tiền; còn người mua có quyền yêu cầu người bán giao tài sản cho mình và có nghĩa vụ trả cho người bán số tiền mua tài sản ấn định theo sự thoả thuận giữa hai bên. Có trường hợp một giao tiếp được thực hiện từ sáng kiến đơn phương và gây thiệt hại cho một hoặc nhiều người khác. Có thể người thực hiện hành vi không thu được lợi ích vật chất hoặc tinh thần gì, nhưng người mà hành vi đó tác động đến thì phải chịu mất mát. Trong điều kiện người bị thiệt hại không có lỗi, còn người thực hiện hành vi gây thiệt hại thực hiện hành vi đó một cách có ý thức và không phải trong trường hợp bất khả kháng, nghĩa là có nhiều sự lựa chọn, thì việc gánh chịu thiệt hại phải bị coi là không công bằng. Luật, về phần mình, phải can thiệp để lập lại sự công bằng cần thiết. Và, một cách hợp lý, người nào đã tạo ra tình trạng đó phải chịu trách nhiệm đối với việc khôi phục tình trạng ban đầu. Theo đúng logic này, người có hành vi gây thương tích cho người khác phải bồi thường thiệt hại để khôi phục tình trạng thể chất, thậm chí tinh thần, của nạn nhân như trước khi bị thương; người có hành vi trộm cắp tài sản của người khác có nghĩa vụ giao trả tài sản cho người bị mất trộm; 1.3. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm vật chất Luật chung về trách nhiệm dân sự[4]. Luật chung đòi hỏi chủ thể trong xã hội có tổ chức phải cư xử đúng mực, nhất là phải theo đúng pháp luật. Khi thực hiện bất kỳ hành vi nào tác động vào không gian xã hội, chủ thể có nghĩa vụ tổng quát với hai nội dung: tôn trọng sự công bằng và tôn trọng sự chính đáng. Nghĩa vụ ứng xử công bằng và chính đáng thậm chí vượt ra khỏi khuôn khổ hạn hẹp của pháp luật và trở thành bổn phận xã hội ràng buộc mỗi thành viên, được đánh giá trên cơ sở hệ thống chuẩn mực khách quan mà trong đó, pháp luật là một bộ phận. Nguyên tắc này chi phối hành vi của tất cả các chủ thể trong giao tiếp xã hội, không phân biệt cá nhân hay pháp nhân, người dân thường hay công chức, chủ thể của luật tư hay chủ thể của luật công. Nó xuất phát từ sự thừa nhận tính ràng buộc khách quan của hệ thống chuẩn mực ứng xử trong quan hệ xã hội. Cư xử không đúng mực một cách có ý thức, chủ thể bị coi là có lỗi; và nếu hành vi đó gây thiệt hại cho chủ thể khác, thì tác giả của hành vi phải chịu trách nhiệm dân sự. Lập quy, suy cho cùng, cũng là một loại giao tiếp xã hội đặc thù, do một chủ thể đặc biệt, gọi là nhà chức trách, thực hiện. Một cách hợp lý, hoạt động lập quy cũng phải được đặt dưới sự chi phối của hệ thống chuẩn mực khách quan, đặc biệt là của pháp luật. Cụ thể, làm ra một quy tắc pháp lý trái luật phải được coi là hành vi vi phạm pháp luật của người (nghĩa là cơ quan nhà nước) ban hành quy tắc. Nếu không thừa nhận điều này, thì việc chế tài đối với văn bản lập quy trái luật trở nên vô nghĩa: sau khi văn bản lập quy trái luật bị huỷ bỏ, nhà lập quy ra văn bản mới; nếu văn bản mới cũng trái luật và bị huỷ bỏ, nhà lập quy lại ra văn bản mới khác; Nói chung, một khi không phải dè chừng hệ luỵ vật chất, tinh thần đối với bản thân, thì, theo một thiên hướng tự nhiên, con người sẽ trở nên cẩu thả, tuỳ tiện trong hành vi. Đối với người lập quy, xã hội sẽ trở thành một cơ thể sống mà trên đó, nhà chức trách tha hồ thực hiện các thí nghiệm về quản lý; nếu có lỡ làm sai, thì chỉ cần xoá đi và làm lại. Văn bản lập quy, khi đó, sẽ có nguy cơ từ bỏ chức năng cao quý của công cụ điều chỉnh ứng xử nhân văn trong xã hội có tổ chức và trở thành một hình thức của bạo lực nằm trong tay chủ thể quyền lực công. 2. Điều kiện xác lập trách nhiệm của nhà lập quy 2.1. Điều kiện cần: xây dựng hệ thống kiểm tra tài phán đối với văn bản lập quy 2.1.1. Cơ chế kiểm tra hiện hành Tính chất: kiểm tra hành chính và mang tính chất nội bộ. Trong khung cảnh của luật thực định, việc kiểm tra tính hợp luật của văn bản lập quy là một công tác thuần tuý hành chính và mang tính nội bộ, khép kín. Tư tưởng chủ đạo là: bộ máy nhà nước là một thể thống nhất về phương diện tổ chức nắm giữ và thực hiện quyền lực công; trong phạm vi hệ thống đó, các thực thể thành viên được sắp xếp theo trật tự trên, dưới và có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong quá trình tác nghiệp, trong khuôn khổ quan hệ thượng cấp - thuộc quyền. Về phương diện lập quy, các văn bản của cấp dưới phải phù hợp với văn bản của cấp trên và cấp trên có quyền kiểm tra việc tôn trọng quy tắc này, theo cơ chế kiểm tra hoạt động nghiệp vụ. Các điểm yếu không thể khắc phục. Kiểm tra hành chính đối với văn bản quy phạm pháp luật tồn tại theo đúng logic của quan hệ hành chính - quản lý, đặc trưng bằng sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên. Tuy nhiên, cơ chế kiểm tra hành chính không thể là sự bảo đảm tốt nhất cho việc loại trừ các văn bản lập quy trái luật, thậm chí còn chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn đe doạ tính công bằng của pháp luật. Một mặt, mối quan hệ thượng cấp - thuộc quyền đang vận hành suôn sẻ, tốt đẹp có thể khiến cho cơ quan có quyền kiểm tra làm ngơ trước các quy định trái luật của cơ quan được kiểm tra. Bằng cách đó, cơ chế kiểm tra hành chính dung dưỡng, bao che thay vì loại trừ luật bất công. Mặt khác, cũng mối quan hệ thượng cấp - thuộc quyền có thể khiến cơ quan được kiểm tra buộc phải chấp nhận những phán xét chủ quan, nếu không muốn nói là tuỳ tiện, áp đặt, của cơ quan kiểm tra, về chất lượng của văn bản quy phạm do mình ban hành. Cơ chế kiểm tra hành chính, do đặc điểm riêng của nó, không cho phép cơ quan được kiểm tra có điều kiện tự bào chữa, tự bảo vệ trong khuôn khổ tranh luận công khai, trực diện, sòng phẳng, như khi tham gia vào một tranh chấp trước cơ quan tài phán. Sự lệ thuộc hành chính của cơ quan được kiểm tra đối với cơ quan kiểm tra khiến cho các giao tiếp trong khuôn khổ kiểm tra hành chính có xu hướng mang tính một chiều: cơ quan kiểm tra hạch hỏi và truyền lệnh; cơ quan được kiểm tra giải trình và thực hiện mệnh lệnh. Nói cách khác, cơ quan kiểm tra vừa là người cáo buộc vừa là người phán xét. Trong điều kiện đó, dễ xảy ra tình trạng văn bản được cho là trái luật, về thực chất, là văn bản có nội dung không phù hợp với ý chí của người kiểm tra, chứ không nhất thiết không phù hợp với luật. Điều đáng nói nữa là cơ chế kiểm tra hành chính, do đặc điểm của nó, không thể được kích hoạt theo sáng kiến của công dân[5]. Có thể coi kiểm tra hành chính là “chuyện riêng”, “chuyện trong nhà” của các cơ quan quản lý nhà nước, người dân hoàn toàn đứng ngoài cuộc. Nhiều lắm, công dân chỉ có thể lên tiếng tại các cơ quan ngôn luận, truyền thông và thông qua các cơ quan này, tạo sức ép của dư luận xã hội đối với cơ quan ra văn bản lập quy gây tranh cãi. Điều này trở nên bất hợp lý trong trường hợp các quy phạm được kiểm tra chi phối ứng xử của công dân trong quan hệ xã hội. 2.1.2. Bảo đảm sự công bằng: kiểm tra của cơ quan xét xử Kiểm tra của cơ quan xét xử: kiểm tra khách quan. Suy cho cùng, trong một xã hội có tổ chức và thượng tôn pháp luật, chỉ có toà án mới có quyền nói tiếng nói của công lý, cả công lý trong cuộc sống tư nhân, trong hoạt động quản lý nhà nước và trong việc làm luật. Vả lại, coi hoạt động lập quy là một phần công tác thực thi pháp luật của nhà chức trách hành chính, thì hoạt động này cũng phải chịu sự đánh giá của thẩm phán trong trường hợp có tranh cãi về tính hợp pháp của nó, như bất kỳ hành vi pháp lý của bất kỳ chủ thể nào. Bởi vậy, việc thẩm định tính hợp luật của một văn bản lập quy, theo một cơ chế kiểm tra khách quan, phải là một phần của hoạt động tài phán chuyên nghiệp[6]. Việc giao cho toà án quyền kiểm tra văn bản lập quy còn có tác dụng bảo đảm khả năng tham gia vào việc kiểm tra, thông qua một án kiện, của các chủ thể chịu sự chi phối của văn bản lập quy, đặc biệt là các công dân và các pháp nhân theo luật dân sự. Nói cách khác, giao quyền kiểm tra văn bản lập quy cho cơ quan xét xử phù hợp với yêu cầu bảo đảm dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật. Về vấn đề này, có thể sẽ có ý kiến cho rằng việc để cho cơ quan xét xử phán xét hành vi chuyên môn của cơ quan chấp hành là không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản chi phối tổ chức và vận hành của một nhà nước dân chủ, đặc biệt là nguyên tắc độc lập giữa các thiết chế quyền lực. Tuy nhiên, có thể hình dung khả năng tổ chức một bộ máy tài phán chuyên nghiệp trong khuôn khổ hệ thống hành pháp, nhưng lại hoạt động hoàn toàn độc lập với tất cả các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước. Mô hình của Pháp là một ví dụ tham khảo. Vả lại, tranh cãi về tính hợp pháp của một văn bản lập quy không phải là một tranh chấp dân sự giữa hai chủ thể của luật tư; đó là sự xung đột giữa một bên là nhà chức trách có thẩm quyền lập quy và bên kia là chủ thể chịu sự áp dụng của văn bản gây tranh cãi, tức là giữa hai chủ thể của mối quan hệ quản lý nhà nước đối với xã hội. Bởi vậy, việc tranh chấp này không thể được giao cho toà dân sự của toà án tư pháp, mà nên thuộc thẩm quyền của cơ quan tài phán hành chính. 2.2. Điều kiện đủ: thừa nhận năng lực trách nhiệm dân sự của nhà lập quy Luật thực định. Cho đến nay, dù được giao quyền hạn rộng rãi trong việc tạo tác khuôn mẫu ứng xử cho xã hội, người làm luật ở Việt Nam chưa bao giờ thực sự chịu sức ép của trách nhiệm pháp lý về công việc của mình. Luật hiện hành không có điều khoản nào quy định việc chế tài trong trường hợp người làm luật ra một quy tắc sai hoặc bất hợp lý. Vấn đề sẽ trở nên đặc biệt nhạy cảm, bức xúc trong trường hợp việc áp dụng văn bản gây thiệt hại cho các chủ thể. Luật dân sự hiện hành cũng có thiết lập nguyên tắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và có quy định các điều kiện chung về xác lập trách nhiệm vật chất loại này; song, việc bồi thường do trách nhiệm của nhà nước, đặc biệt là trách nhiệm quy kết trong trường hợp ban hành và áp dụng văn bản lập quy (cũng như văn bản hành chính cá biệt) trái luật, chưa được đặt trong một cơ chế hợp lý[7]. Biện pháp cải cách. Yêu cầu cải cách cơ bản được đặt ra là: cần làm thế nào để, tương ứng với quyền xây dựng quy tắc ứng xử và quyền buộc xã hội phải tôn trọng quy tắc đó, người lập quy phải nhận trách nhiệm trong trường hợp lạm quyền hoặc phạm sai lầm, dẫn đến thiệt hại cho xã hội. Phải để cho người lập quy có “cơ hội” nếm trải cảm giác âu lo, sợ hãi của một người do làm điều trái quấy, có lỗi, mà bị lôi ra đứng trước pháp đình, chờ sự phán xét nghiêm khắc nhân danh công lý, theo đơn kiện của một chủ thể bị thiệt hại. Chỉ khi đó, người lập quy mới biết thận trọng, cân nhắc, đắn đo trong quá trình thực hiện các quyền năng mà xã hội trao cho mình. Về phương diện vật chất, năng lực trách nhiệm của người lập quy được thể hiện thành khả năng bồi thường, được bảo đảm thực hiện bằng một quỹ bồi thường. Quỹ này do Nhà nước lập, quản lý và được sử dụng chuyên biệt vào việc bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc áp dụng các văn bản pháp lý trái luật của nhà chức trách[8]. 3. Thể thức xác lập trách nhiệm của nhà lập quy 3.1. Xác định các bên tham gia vụ kiện Người có quyền kiện. Người có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại, trên nguyên tắc, là người trực tiếp bị thiệt hại do hệ quả của việc áp dụng văn bản trái luật[9]. Đó có thể là một cá nhân hay một pháp nhân[10]. Trong trường hợp văn bản trái luật gây thiệt hại cho nhiều người, thì, theo luật chung về trách nhiệm dân sự, mỗi người có quyền tiến hành vụ kiện của riêng mình. Tuy nhiên, trong trường hợp phổ biến, thiệt hại do việc áp dụng văn bản lập quy trái luật xảy ra cho cả một thành phần xã hội gồm nhiều thành viên; bởi vậy, cần dự kiến khả năng khởi kiện của một tổ chức có tư cách pháp nhân và đại diện cho quyền lợi chung của những người bị thiệt hại. Về phương diện này, nên tham khảo chế độ pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng trong luật pháp của các nước tiên tiến, đặc biệt là của Mỹ, hội bảo vệ người tiêu dùng có quyền tự mình đứng khởi kiện nhân danh tập thể người tiêu dùng để yêu cầu nhà sản xuất hoặc cung ứng bồi thường thiệt hại gây ra cho tập thể của những người tiêu dùng. Người bị kiện. Người bị kiện, về phần mình, không phải là các công chức tham gia soạn thảo, cũng không phải là cá nhân người ký ban hành văn bản lập quy có nội dung trái luật, mà chính là cơ quan ban hành văn bản, với tư cách là một pháp nhân - chủ thể của quyền lực công và là người có thẩm quyền ra quy tắc lập quy để chi phối đời sống xã hội. Tất nhiên, cơ quan có thẩm quyền có thể quy trách nhiệm kỷ luật đối với những công chức tham gia vào việc xây dựng văn bản lập quy trái luật; tuy nhiên, đó chỉ là việc nội bộ của cơ quan nhà nước trong mối quan hệ với người thừa hành, không liên quan gì đến người dân thường. 3.2. Xác định thời điểm có thể khởi kiện Sau khi văn bản lập quy bị huỷ bỏ do trái luật. Việc áp dụng văn bản lập quy dẫn tới thiệt hại chỉ có thể bị coi là hành vi không đúng mực, nghĩa là có lỗi theo luật dân sự, một khi văn bản lập quy đã bị huỷ bỏ theo một bản án có hiệu lực pháp luật của cơ quan tài phán có thẩm quyền. Dẫu sao, một hành vi không đúng mực của một chủ thể luật tư có thể làm phát sinh trách nhiệm dân sự cả trong trường hợp nó chỉ thể hiện một thái độ xã hội không đàng hoàng, mà không vi phạm một chuẩn mực pháp lý nào, dù là không thành văn. Trong khi đó, ra văn bản lập quy luôn là một hành vi pháp lý của người nắm quyền lực công, có tác dụng đề ra quy tắc ứng xử được nhà nước bảo đảm thực hiện. Bởi vậy, cần đánh giá chất lượng của hành vi này trong khuôn khổ pháp luật chứ không thể mở rộng cơ sở đánh giá ra đến các hệ thống chuẩn mực khác như đạo đức, thuần phong mỹ tục, như trong trường hợp cần quy trách nhiệm dân sự cho một chủ thể luật tư. Nói rõ hơn, chỉ có thể huỷ một văn bản lập quy do trái luật; không thể huỷ một văn bản lập quy vì lý do văn bản có quy tắc bất hợp lý, bất công, thậm chí trái đạo đức, nếu văn bản đó phù hợp với luật. 3.3. Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết Toà dân sự của toà án tư pháp. Nếu toà án hành chính là người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu huỷ bỏ một văn bản lập quy do có nội dung trái luật, thì việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại, như là kết quả của việc cụ thể hoá trách nhiệm dân sự, phải thuộc thẩm quyền của toà án tư pháp. Trong điều kiện không thể truy cứu trách nhiệm hình sự của cơ quan ban hành văn bản lập quy, tức là không thể lồng việc yêu cầu bồi thường thiệt hại vào một vụ án hình sự, thì phải cho phép người bị thiệt hại tiến hành một vụ án độc lập trước toà dân sự, theo các quy định chung về tố tụng dân sự. [1] Thực ra, cũng có rất nhiều trường hợp đại biểu dân cử trong các thể chế dân chủ lại lựa chọn một luật trái với ý chí, nguyện vọng của cử tri, thậm chí của chính nhóm cử tri đã bỏ phiếu bầu cho mình. Tuy nhiên, trong điều kiện nghị viện là một thiết chế tập thể, khó có thể nói trách nhiệm đối với việc thông qua một đạo luật vi hiến thuộc về những đại biểu cụ thể nào. Mặt khác, việc quy trách nhiệm cho thiết chế tập thể, nhất là một tập thể cồng kềnh như nghị viện, là điều không thiết thực. [2] ở Việt Nam, quyền lập quy được thừa nhận cả cho cơ quan đại diện dân cử địa phương, cơ quan hành pháp, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. [3] Nguyên tắc công bằng số học trong trao đổi lợi ích, cùng với nguyên tắc công bằng hình học, được Aristote xây dựng, từ những ý tưởng ban đầu của Platon, và được nhiều người khác góp phần hoàn thiện trong quá trình phát triển của triết học luật phương Tây. Xem, ví dụ, Y P. Thomas, Politique et droit chez Platon: la nature du juste, Archives philosophie droit, Paris, 1987, tr. 87 và kế tiếp; V.C. [...]... cho phép lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam Quy t định đó của Bộ Y tế không phù hợp với các nguyên tắc được thiết lập tại Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 Nếu có một cơ chế phù hợp, người bị thiệt hại có thể kiện ra toà án yêu cầu huỷ bỏ quy t định và buộc Bộ Y tế bồi thường thiệt hại do hậu quả của việc áp dụng quy t định trái luật đó [8] Các ý tưởng về lập và quản lý quỹ bồi thường của nhóm soạn... khi đó, người kiện yêu cầu huỷ bỏ một văn bản lập quy trái luật có thể là bất kỳ người nào cảm thấy bức xúc trước sự tồn tại của văn bản đó Loại kiện này được thực hiện vì lợi ích chung, trong khi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là việc dân sự, gắn với lợi ích riêng của người khởi kiện [10] Thậm chí, nếu thừa nhận quy n giải quy t yêu cầu huỷ văn bản lập quy trái luật thuộc về cơ quan tài phán hành... 1994, tr 38 và 39 [5] Trong luật Việt Nam hiện hành, công dân có quy n khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước Nhưng đó là các hành vi cá biệt, chứ không phải là hoạt động xây dựng pháp luật Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) có ghi nhận vai trò giám sát văn bản quy phạm pháp luật của công dân (Điều 12a) Nhưng cho đến nay, vai... phạm pháp luật của công dân (Điều 12a) Nhưng cho đến nay, vai trò này chỉ có ý nghĩa lý thuyết [6] Tất nhiên, để bảo đảm tính khách quan của hoạt động kiểm tra do các cơ quan tài phán thực hiện, điều kiện tiên quy t là hệ thống cơ quan tài phán chuyên nghiệp phải độc lập và trong sạch; nhưng đó là vấn đề khác [7] Ví dụ, cách nay ít lâu, một người tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn, bằng vaccine Fuenzalida,... thừa nhận quy n giải quy t yêu cầu huỷ văn bản lập quy trái luật thuộc về cơ quan tài phán hành chính, thì có thể hình dung khả năng một cơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân kiện cơ quan ra văn bản lập quy Thế nhưng, liệu có thể cho phép cơ quan cấp dưới kiện cơ quan cấp trên? Chẳng hạn, trường đại học kiện Bộ Giáo dục - đào tạo, hoặc bệnh viện kiện Bộ Y tế, về việc Bộ ra một văn bản trái luật gây . Trách nhiệm vật chất do hoạt động lập quy 1. Cơ sở lý luận của trách nhiệm vật chất do hoạt động lập quy 1.1. Năng lực trách nhiệm của nhà lập quy Thiệt hại do hoạt động lập pháp:. Thiệt hại do hoạt động lập quy: thiệt hại do người khác gây ra. Khác với lập pháp, lập quy là hoạt động chuyên môn của nhà chức trách[ 2]. Đối với người dân, nhà chức trách là chủ thể độc lập, không. có thiết lập nguyên tắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và có quy định các điều kiện chung về xác lập trách nhiệm vật chất loại này; song, việc bồi thường do trách nhiệm của

Ngày đăng: 22/06/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w