Thực trạng vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ pdf

4 259 1
Thực trạng vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thực trạng vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ Vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ gắn với Công ty mía đường Nghệ An Tate & Lyle được ra đời từ những năm 1998. Kể từ đó đến nay, qua 13 năm sản xuất, Phủ Quỳ đã trở thành vùng có diện tích mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay vùng mía nguyên liệu nơi đây đang lâm vào tình trạng diện tích, năng suất và sản lượng giảm, cần có giải pháp khắc phục kịp thời để đảm bảo phát triển bền vững. Vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ gắn với Công ty mía đường Nghệ An Tate & Lyle được ra đời từ những năm 1998. Kể từ đó đến nay, qua 13 năm sản xuất, Phủ Quỳ đã trở thành vùng có diện tích mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay vùng mía nguyên liệu nơi đây đang lâm vào tình trạng diện tích, năng suất và sản lượng giảm, cần có giải pháp khắc phục kịp thời để đảm bảo phát triển bền vững. Vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ ra đời trong điều kiện được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo rất quyết liệt từ tỉnh xuống tận các huyện, xã, hợp tác xã nông nghiệp trong vùng và bằng nhiều cơ chế chính sách như trợ giá giống, làm đường giao thông nội vùng, cho ưu đãi vay vốn sản xuất với lãi suất thấp… để đạt được mục tiêu hình thành một vùng nguyên liệu mía có diện tích từ 22.000- 23.000ha, sản lượng đạt khoảng 1.300.000 tấn mía cây/vụ ép nhằm đáp ứng nguyên liệu cho Nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle với công suất 9.000 tấn mía/ngày. Từ một vùng chỉ trồng chủ yếu các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê và các loại cây ăn quả, từ khi có dự án xây dựng vùng mía nguyên liệu cho Nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle, cây mía đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân vùng Phủ Quỳ. Qua theo dõi cho thấy, vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ từ những năm đầu của dự án (2000-2007) có tốc độ phát triển khá nhanh cả về diện tích và năng suất. Diện tích mía vụ sản xuất năm 2000-2001 đạt 16.759ha, năng suất mía bình quân 568,8 tạ/ha, sản lượng 952.045 tấn. Đến vụ ép 2006-2007, diện tích mía toàn vùng lên đến 23.539ha, năng suất bình quân xấp xỉ 500 tạ/ha, sản lượng đạt 1.176.900 tấn. Riêng vụ ép năm 2006-2007, có thể nói vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ đã đạt đến đỉnh cao nhất cả về diện tích lẫn sản lượng. Trong vùng nguyên liệu này, Nghĩa Đàn là huyện có diện tích và năng suất mía lớn nhất vùng. Riêng trong năm 2007, toàn huyện đã có 12.547ha mía, năng suất bình quân đạt 619,6 tạ/ha, sản lượng đạt 777.412 tấn. Thực tế đó hứa hẹn sẽ được duy trì bền vững nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân trong vùng. Tuy nhiên, từ niên vụ 2008-2009, diện tích và năng suất mía Phủ Quỳ liên tục giảm xuống: diện tích giảm từ 23.539ha (niên vụ 2006-2007) xuống 14.661ha (niên vụ 2009-2010); sản lượng mía nhập về Nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle chỉ đạt 783.350 tấn. Đến vụ ép 2010-2011, diện tích mía giảm xuống còn 13.600ha và năng suất chỉ ở mức 320,2 tạ/ha, sản lượng 435.500 tấn. So với vụ ép 2006-2007, tốc độ giảm diện tích, năng suất và sản lượng míaPhủ Quỳ thuộc Nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle quá nhanh chóng với mức giảm từ 43-63%: diện tích giảm 10.000ha, năng suất giảm 248,6 tạ/ha, sản lượng giảm 741.400 tấn. Vấn đề đặt ra là cần phải xem xét và đánh giá lại nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nói trên? Theo ông Ngô Văn Tú - Giám đốc nông vụ Nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle thì những năm gần đây, diện tích mía nguyên liệu vùng Phủ Quỳ giảm là do: phải chuyển 3.000ha đất sang trồng cỏ phục vụ dự án chăn nuôi bò sữa ở Nghĩa Đàn; một phần do giá sắn ngày càng cao lại có thị trường tiêu thụ tốt nên bà con nông dân chuyển đổi đất trồng mía sang trồng sắn; nguy hại hơn nữa, bệnh chồi cỏ trên cây mía ngày càng phát triển mạnh đã làm cho gần 5.000ha mía không cho thu hoạch hoặc thu hoạch không đáng kể. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân cơ bản khác đã và đang làm cho vùng nguyên liệu míaPhủ Quỳ ngày càng giảm dần cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Đó là: Phủ Quỳvùng đất đỏ bazan - loại đất có thành phần cơ giới mịn, hạt bụi nhiều, nếu gặp trời mưa thì nước trên mặt đất thừa trôi thành dòng chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, còn phía dưới lớp đất mặt lại khô hạn. Trong khi mía là cây trồng rất cần nước, nếu năm nào ít mưa thì năng suất mía của vùng rất thấp. Hơn nữa, bà con lại chủ yếu trồng mía trên đất đồi có độ dốc 5-12o nên càng bị hạn nặng. Vì vậy, để canh tác bền vững nhất loại đất này nên trồng cây cao su vì rễ cây cao su ăn sâu nên vừa chống hạn, vừa bảo vệ đất và cải tạo môi trường tốt. Còn cây mía chỉ nên trồng ở những nơi đất bằng phẳng, có nguồn nước tưới tốt. Hoặc chuyển những vùng gieo cấy lúa có nguồn nước chưa chủ động, năng suất thấp sang trồng mía có thể cho năng suất cao hơn, hiệu quả kinh tế đem lại gấp 2-3 lần trồng lúa. Giải pháp kỹ thuật này đang được Công ty mía đường Sông Con ở Tân Kỳ áp dụng thành công với việc chuyển đổi gần 80ha mía đồi xuống trồng ở ruộng lúa không hoàn toàn chủ động nguồn nước và chuyển đất đồi trồng mía năng suất thấp sang trồng cao su. Cách làm này đã đưa lại hiệu quả lớn: Năng suất mía tăng từ 308-450 tạ/ha lên 800-1.200 tạ/ha, doanh thu đạt 70-80 triệu đồng/ha; Cây cao su sau 5 năm đã cho thu hoạch, năng suất mủ khô đạt trên dưới 1 tấn/ha, doanh thu đạt 55-60 triệu đồng/ha. Một nguyên nhân cực kỳ quan trọng nữa là chế độ đầu tư thâm canh cho cây míaPhủ Quỳ quá ít. Theo điều tra thì người trồng mía nói đây không sử dụng nguồn phân hữu cơ (bao gồm phân chuồng, phân xanh, phân rác…) bón cho mía mà chỉ sử dụng phân hỗn hợp NPK, các loại bón lót trước khi trồng khoảng 30- 40kg/sào và 5-7kg đạm urê bón thúc khi mía bắt đầu vươn lóng. Trồng mía trên dốc, đất hạn lại đầu tư thâm canh thấp dẫn đến chất lượng đất xấu dần, sức sinh trưởng, phát triển của cây mía kém và năng suất mía ngày càng giảm và từ đây bệnh chồi cỏ càng có điều kiện phát triển mạnh. Vì vậy, để khắc phục tình trạng giảm diện tích, năng suất và sản lượng mía hiện nay ở vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ, cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp sau đây: - Chuyển dần cây mía trồng trên các đồi vệ có độ dốc từ 5-7o trở lên, xuống trồng ở đất lúa không chủ động nguồn nước, năng suất lúa thấp. - Không nên chạy đua theo chỉ tiêu kế hoạch về diện tích mà cần lấy thâm canh làm mục tiêu để đạt được sản lượng mía lớn nhất. Tất cả các giống mía hiện đang trồng ở tỉnh ta đều có thể đạt được năng suất bình quân từ 800-1.200 tạ/ha với điều kiện phải đầu tư phân bón đúng như quy trình đã hướng dẫn và phải bảo đảm đất luôn luôn đủ ẩm hoặc tưới được nước vào các giai đoạn mía đẻ nhánh và vươn lóng, sau các lần bón thúc phân kết hợp vun gốc… - Doanh nghiệp thu mua mía nguyên liệu cho nông dân cần có cơ chế giá thu mua hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người trồng mía và nhà doanh nghiệp, từ đó khuyến khích được người trồng mía đầu tư thâm canh cao, không chuyển đất trồng mía sang trồng cây trồng khác. Như vụ mía năm nay, giá thu mua mía của Nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle là 9 triệu đồng/tấn mua tại ruộng. Với năng suất mía và giá thu mua như vậy thì người nông dân chỉ lấy công làm lãi. Trong khi đó, theo kết quả sản xuất tại các nhà máy đường trong tỉnh ta thì vụ ép này tỷ lệ đường trong mía thu về đạt trung bình trên dưới 10%. Như vậy, 1 tấn mía sau khi ép thu về được 100kg đường kính trắng. Giá bán hiện tại ở Nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle là 20.000 đồng/kg đường kính trắng, doanh nghiệp lãi gấp đôi (chưa trừ các chi phí khác). Chừng nào ba vấn đề cơ bản trên đây được giải quyết tốt thì vùng nguyên liệu mía Phủ Quỳ mới được đảm bảo sẽ phát triển bền vững./. Doãn Trí Tuệ . Thực trạng vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ Vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ gắn với Công ty mía đường Nghệ An Tate & Lyle được ra đời từ những. dựng vùng mía nguyên liệu cho Nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle, cây mía đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân vùng Phủ Quỳ. Qua theo dõi cho thấy, vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ. Vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ gắn với Công ty mía đường Nghệ An Tate & Lyle được ra đời từ những năm 1998. Kể từ đó đến nay, qua 13 năm sản xuất, Phủ Quỳ đã trở thành vùng có diện tích mía

Ngày đăng: 22/06/2014, 06:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan