Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 74 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
74
Dung lượng
639,5 KB
Nội dung
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh Luận Văn ĐỀ TÀI: Quảnlýnguồnthungânsáchnhànước SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhànước 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh Mục lục PHẦN I: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN 1 I) TỔNG QUAN VỀ NGÂNSÁCHNHÀNƯỚC (NSNN) VÀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂNSÁCHNHÀ NƯỚC: 1 1) Khái quát về NSNN: 1 2) Bản chất của NSNN: 1 3) Vai trò của NSNN: 2 4) Tổ chức hệ thống NSNN: 4 II) KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA CHI NSNN: 7 Khái niệm chi NSNN: 7 Đặc điểm chi NSNN: 7 III) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI NSNN: 8 1) Nguồn chi NSNN: 8 2) Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN: 11 IV) PHÂN ĐỊNH NHIỆM VỤ CHI: 12 1) Nhiệm vụ chi của NSTW: 12 2) Nhiệm vụ chi của NSĐP: 12 V) CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CỦA CHI NGÂN SÁCH: 13 PHẦN II: BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 15 I) ĐẶC ĐIỂM TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRÀ ÔN: 16 II) ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH HUYỆN TRÀ ÔN: 20 III) CÔNG TÁC QUANLÝ CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ ÔN: 24 PHẦN 3: KẾT LUẬN 70 I) SO SÁNH GIỮA LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ: 70 II) KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT: 71 SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhànước 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh PHẦN I: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN I) TỔNG QUAN VỀ NGÂNSÁCHNHÀNƯỚC (NSNN) VÀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂNSÁCHNHÀ NƯỚC: 1) Khái quát về NSNN: 1.1) Khái niệm NSNN: - Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô (1971) cho rằng: “NSNN là bảng kê các khoản thu và chi bằng tiền của Nhànước trong một giai đoạn nhất định; là mọi kế hoạch thu chi bằng tiền của bất kỳ xí nghiệp, cơ quan hoặc cá nhân nào trong một giai đoạn nhất định”. - Theo từ điển Bách khoa toàn thư về kinh tế Pháp định nghĩa: “NSNN là văn kiện được nghị viện hoặc hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong đó các nghiệp vụ tài chính của một tổ chức công ( nhà nước, chính quyền, địa phương, đơn vị công,…) hoặc tư ( doanh nghiệp, hiệp hội,…) được dự kiến và cho phép”. - Theo từ điển kinh tế thị trường của Trung Quốc định nghĩa: “ NSNN là kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Nhànước được xét duyệt theo trình tự pháp định”. - Theo Điều 1 Luật NSNN được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ hôp thứ hai ( từ ngày 12 tháng 11 đến ngày 16 tháng 12 năm 2002) thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ năm ngânsách 2004, thể hiện NSNN như sau: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhànước đã được cơ quanNhànước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. 1.2) Khái niệm Ngânsách Địa Phương ( NSĐP): - Ngânsách địa phương là tổng hợp dự toán của các ngành trực thuộc Ngânsách Tỉnh, thành phố, Ngânsách Huyện và ngânsách Xã. - Ngânsách huyện được hợp thành bởi các kế hoạch tài chính và các dự toán kinh phí của các ngành, các cơ quan trực thuộc Huyện. 2) Bản chất của NSNN: - Lịch sử hình thành và phát triển NSNN ở các nước trên thế giới cho thấy NSNN ra đời, phát triển cùng với kinh tế hàng hóa và mức độ hoàn thiện của Nhànước phạm trù Ngânsách cũng phát triển tương ứng. Một nền kinh tế nặng về hiện vật sẽ được phản ánh vào một Ngânsách với nhiều chỉ tiêu hiện vật thông qua các khoản thu chi Ngânsách dưới hình thức hiện vật. Một nền kinh tế đơn nhất sở hữu, giá trị và giá cả hàng hóa không được đánh giá chung, dịch vụ không được coi trọng sẽ cho ra một Ngânsách méo mó, sai lệch bởi các nguồnthu không đúng về bản chất và tên gọi cùng với những khoản chi bao cấp, bao SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhànước 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh biện cho toàn bộ nền kinh tế xã hội. Một nền kinh tế hàng hóa phát triển, nhiều thành phần sẽ có một NSNN với nội dung, kết cấu hoàn toàn khác. - Chịu sự quyết định bởi mỗi phương thức sản xuất và tác động của các quy luật kinh tế khách quan, nội dung và tính chất của NSNN ứng với mỗi chế độ xã hội cũng khác nhau. Đối với NSNN các biểu hiện của nó cũng rất đa dạng, phong phú nhưng cũng rất rời rạc. - Các hoạt đông thu, chi NSNN luôn gắn liền với các dòng tiền thu vào (chính là quá trình tạo lập) hoặc xuất ra khỏi (quá trình sử dụng) quỹ tiền tệ tập trung của Nhànước mà cụ thể là quỹ NSNN. Việc tạo lập và sữ dụng quỹ NSNN, một mặt phản ánh mức độ tiền tệ hóa và luật pháp hóa các hoạt động của Nhànước bởi dự toán thu, chi NSNN dược các cấp có thẩm quyền thảo luận, quyết định và phê chuẩn trong khuôn khổ pháp luật. Mặt khác, từng hạng mục của NSNN cụ thể hóa các chính sách, các lựa chọn kinh tế, chính trị của Nhà nước. - Bằng quyền lực chính trị và quyền lực chủ sở hữh, qua các việc ban hành luật, chủ động tăng hoặc giảm quy mô, điều chỉnh kết cấu, thời gian thu, chi, mức độ bội chi và biện pháp bù đắp bội chi Ngânsách (nếu có) mà Nhànước tác động vào nền kinh tế, thúc đẩy hoặc kiềm hãm sự phát triển kinh tế, duy trì sự công bằng hoặc bất công trong xa hội, bảo vệ lợi ích của các tầng lớp dân cư. Việc bố trí NSNN thể hiện rất rõ nét các ưu tiên chiến lược, các quan điểm cũng như phương thức Nhànước giải quyết một hoặc nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội do thực tế đặt ra. Qúa trình tạo lập và sử dụng NSNN là sự thể hiện ý chí chủ quan của Nhà nước, thông qua đó bản chất của NSNN được định hình. - Mặc dù, các biểu hiện của NSNN rất đa dạng và phong phú nhưng về thực chất chúng đều phản ánh các nội dung cơ bản như sau: + NSNN hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính và vì vậy nó thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhànước và xã hội. + Quyền lực NSNN thuộc về Nhà nước, do vậy mọi khoản thu, chi tài chính đều do Nhànước quyết định và nhằm mục đích phục vụ yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước. Những nội dung trên đây cũng chính là những mặc, những mối quan hệ quyết định sự phát sinh và phát triển của NSNN. Do đó, có thể đi đến kết luận về bản chất của NSNN như sau: “NSNN là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa Nhànước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhànước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước”. 3) Vai trò của NSNN: 3.1) Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường: 3.1.1) NSNN – Công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước: - Đây là vai trò lịch sữ của NSNN, mà trong bất kì cơ chế nào và trong tời đại nào NSNN cũng phải thực hiện, vai trò của NSNN được xác định trên cơ sở bản chất kinh tế của NSNN. Sự hoạt động của Nhànước trong các lĩnh vực chính trị kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhànước 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh đích nhất định. Các nhu cầu chi tiêu của Nhànước được thoải mãn từ các nguồnthu bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế. Việc huy động vào NSNN để đảm bảo các yêu cầu chi tiêu cần thiết của Nhànước cần chú ý ba vấn đề sau: - Mức động viên vào NSNN đối với các thành viên trong xã hội là thuế và các khoản thu khác phải hợp lý. Mức động viên cao hay thấp đều có những tác động tích cực và tiêu cực. - Các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồnthu cho NSNN và thực hiện các khoản chi tiêu của NSNN. - Tỷ lệ đông viên vào NSNN đối với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vừa đảm bảo hợp lý với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, vùa đảm bảo cho đơn vị cơ sở có điều kiện tích tụ vốn để tái sản xuất mở rộng. 3.1.2) NSNN – Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội của Nhà nước: - Trước hết là điều tiế thị trường, bình ổn giá cả vả chống lạm phát. Thị trường đôi khi phát ra những tính hiệu sai lệch do nó dể dàng đưa đến tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu, giữa sản xuất và tiêu dùng gây nên rối loạn thị trường, khủng hoảng kinh tế. Đồng thời hiện tượng lạm phát, phá sản, thất nghiệp dường như là căn bệnh đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường. Do đó, sự can thiệp của Nhànước vào nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Thông qua công cụ thuế và chính sách chi Ngân sách, Nhànước sẽ có sự điều tiết thị trường, điều chỉnh giá một cách chủ động. Cụ thể ở thị trường hàng hóa, hàng háo bị chi phối bởi quy luật cung – cầu, một loại hàng háo nào đó mà cung lớn hơn cầu thì giá cả sẽ giảm xuống đột ngột, sản xuất bị thiệt hại, nền kinh tế trở nên mất cân đối. Vì thế để đảm bảo quyền lợi của người sản xuất, tạo sự cân đối của nền kinh tế thì Nhànước phải sử dụng các biện pháp thu mua, trợ gía,… Mặc khác trong lĩnh vực thu – chi, NSNN phải là công cụ khống chế và đẩy lùi lạm phát bằng cách thực hiện cân đối Ngân sách; khai thác các nguồn vốn vay trong và ngoài nước với hình thức triển trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình; thu hút viện trợ nước ngoài;… - Khi đã bình ổn thị trường giá cả NSNN lại là công cụ điều chỉnh thu nhập đảm bảo công bằng xã hội qua việc sử dụng thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp để điều tiết người có thu nhập cao, phân phối lại các đối tượng có thu nhập thấp thông qua các chính sách xã hội nhằm đảm bảo mục tiêu công bằng bình đẳng. Bên cạnh đó, Nhànước cũng sử dụng thuế gián thu nhằm góp phần hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước. - Cuối cùng, NSNN có vai trò là công cụ để định hướng phát triển kinh tế, bằng nguồnthu huy động của mình Nhànước sẽ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: cầu, đường, bến cảng,… Đây là biện pháp kích hoạt cầu có hiệu quả, tạo mơi trường thuận lợp để các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề chủ đạo, then chốt tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết mục tiêu lao động thừa trong nông thôn. Đây cũng là một trong những biện pháp cơ bản SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhànước 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh chống độc quyền và giữ thị trường không rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Tóm lại: Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, đó cũng là công cụ tài chính giúp Nhànước điều hành nền kinh tế vĩ mô, cân đối nguồnthu tài chính của Nhà nước. 3.2) Vai trò của NSNN trong hệ thống tài chính: - Căn cứ vào đặc điểm hình thành, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính cùng với phạm vi tác động và chức năng hoạt động, các chủ thể trong nền kinh tế thị trường được chia thành năm khu vực thể chế và từ đó hình thành năm khâu của hệ thống tài chính, đó là: (1) Khu vực Nhà nước, có tài chính Nhà nước. (2) Khu vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa , dịch vụ phi tài chính có tài chính của khu vực phi tái chính (hay còn gọi tắc là tài chính doanh nghiệp). (3) Khu vực sản xuất, kinh doanh các dịch vụ tài chính, có tài chính của khu vực tài chính ( hay còn gọi tắc là tài chính của các tài chính trung gian). (4) Khu vực sản xuất và tiêu dùng của các hộ gia đình, có tài chính của các hộ gia đình. (5) Khu vực hoạt động của các tổ chức xã hội không vì mục đích kinh doanh, được gọi là khu vực vô vị lợi, có tài chính của khu vực vô vị lợi ( hay tài chính của các tổ chức xã hội), chẳng hạn như: tổ chức từ thiện, tổ chức bảo thọ,… - Tài chính Nhànước bao gồm Nhà nước, dự trữ Nhà nước, tín dụng Nhà nước, ngân hàng Nhà nước, tài chính các cơ quan hành chính Nhà nước, tài chính các đơn vị sự nghiệp Nhà nước, tài chính doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ Nhà nước, trong đó NSNN là hạt nhân, là thành phần chủ yếu. NSNN đóng vai trò chủ đạo và tổ chức các hoạt động của hệ thống tài chính. Điều này được chứng tỏ bằng sự chi phối, tác động và phối hợp hoạt động của nó với các khâu khác của hệ thống tài chính. - Trong nền kinh tế thị trường, NSNN không chỉ đóng vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu cho bộ máy Nhà nước; cho an ninh quốc phòng và các mục đích khác nhằm củng cố quyền lực Nhà nước, mà nó còn có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội. Đó là vai trò định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, ổn định giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội,… Để thực hiện được vai trò này NSNN cần phải có các nguồn vốn huy động từ các khu vực kinh tế, từ dân cư và từ các nguồn tài chính ngoài nước. Từ đó, thực hiện các khoản chi đầu tư kinh tế và ngoài kinh tế. 4) Tổ chức hệ thống NSNN: 4.1) Khái niễm hệ thống NSNN: - Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp Ngânsách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp Ngânsách và được tổ chức theo một cơ cấu nhất định. 4.2) Căn cứ tổ chức hệ thống NSNN: - Tổ chức hệ thống NSNN dựa vào những căn cứ sau đây: SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhànước 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh + Hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước. + Chế độ phân cấp quảnlý kinh tế tài chính. 4.3) Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN: 4.3.1) Nguyên tắc thống nhất: - Phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể; hệ thống thu, chi của các cấp Ngânsách ban hành theo một chế độ thống nhất. - Các cấp Ngânsách đều áp dụng chung một chế độ về kế hoạch hóa và quảnlý NSNN, đồng thời nhiệm vụ chi trong kỳ kế hoạch phải đảm bảo (lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN). - Thực hiện cơ chế bổ sung từ Ngânsách cấp trên cho Ngânsách cấp dưới để đảm bảo tính công bằng và yêu cầu phát triể cân đối giữa các vùng. - Ngânsách các cấp không được dùng Ngânsách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác. 4.3.2) Nguyên tắc tập trung dân chủ: - Để quảnlý và điều hành Ngânsách ở tầm vĩ mô, Nhànước tập trung một số nguồnthu lớp, quan trọng vào Ngânsách cấp chính quyền Trung ương nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu, cân đối Ngânsách trên phạm vi toàn quốc. - Để các cấp chính quyền chủ động khai thác tốt nguồnthu và nhu cầu chi tiêu kịp thời, Luật Ngânsách quy định mỗi cấp chính quyền có một cấp Ngânsách riêng và được sử dụng vào nhu cầu chi tiêu cho bộ máy dầu tư phát triển kinh tế địa phương đó. Việc xây dựng dự toán, xét duyệt dự toán và quyết toán Ngânsách mỗi cấp đều tập trung vào chính quyền cấp tương đương, được công khai dân chủ ở mỗi cấp Ngânsách cho nhân dân biết để nhân dân tham gia xây dựng Ngân sách, biểu hiện rõ nhất là các nguồnthu huy động từ nhân dân đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. 4.4) Hệ thống NSNN: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG NSNN: SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhànước 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh 4.4.1) Ngânsách trung ương (NSTW): 4.4.1.1) Khái niệm: - NSTW gồm: các kế hoạch tài chính, các dự toán kinh phí của các Bộ, các Tổng cục và các cơ quan trực thuộc Chính phủ hợp thành. NSTW quảnlý theo ngành kinh tế. 4.4.1.2) Vai trò: - Trong hệ thống NSNN, NSTW là khâu trung tâm và giữ vai trò chủ đạo. Tác động có tính tổ chức và xác định phương hướng hoạt động đối với các cấp Ngânsách trong toàn bộ hệ thống NSNN. - NSTW tập trung phần lớn các nguồnthu chủ yếu và đảm bảo các nhu cầu chi để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội có tính chất toàn quốc. - Thường xuyên điều hào vốn cho các cấp NSĐP nhằm tạo điều kiện cho các cấp hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội thống nhất của cả nước. 4.4.2) Ngânsách địa phương (NSĐP): 4.4.2.1) Khái niệm: - NSĐP là tổng hợp dự toán của các ngành trực thuộc Tỉnh, Thành phố, ngânsách Huyện và ngânsách Xã. NSĐP quảnlý theo vùng lãnh thổ. 4.4.2.2) Vai trò: - Là công cụ tài chính của các cấp chính quyền địa phương, phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền địa phương đã được SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhànướcNGÂNSÁCHNHÀNƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGÂNSÁCH TRUNG ƯƠNG Ngânsách Tỉnh, Tp trực thuộc Trung ương NGÂNSÁCH ĐỊA PHƯƠNG Ngânsách Xã, Phường, Thị trấn Ngânsách Huyện, Quận, TX, TP trực thuộc Tỉnh 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh phân cấp quản lý. Bảo đảm các nguồn vốn để thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế và các hoạt động văn hóa – xã hội của địa phương. - Đảm bảo huy động, quảnlý và giám sát một phần vốn của NSTW. - Điều hào vốn về NSTW trong những trường hợp cần thiết để cân đối hệ thống NSNN. II) KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA CHI NSNN: Khái niệm chi NSNN: - Chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí bộ máy nhànước và thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội mà Nhànước đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định. - Chi NSNN chủ yếu dựa trên những nguồnthu nhập lấy từ hoạt động sản xuất. Sự vận động của nó gắn liền với việc thực hiện các kế hoạch kinh tế - xã hội và quy mô của chi Ngânsách dựa vào mức tăng thu nhập quốc dân cũng như kết quả của việc phân chia nó thành quỹ tiêu dùng và quỹ tích lũy xã hội. - Qúa trình phân phối quỹ NSNN là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Chẳng hạn như việc cấp phát vốn từ NSNN cho các đơn vị dự toán, cho các cấp ngânsách trong hệ thống ngânsách hoặc cho các quỹ tài chính khác. - Qúa trình sử dụng là quá trình trực tiếp sử dụng khoản tiền cấp phát từ NSNN cho những công việc của nhànước đã định sẵn không trãi qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Đặc điểm chi NSNN: Mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn lịch sử chi NSNN có những nội dung, cơ cấu khác nhau nhưng nhìn chung có những đặc điểm chung như sau: - Chi NSNN luôn gắn chặt với những nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội mà Nhànước đảm đương trước mỗi quốc gia. Nhànước càng đảm đương nhiều nhiệm vụ thì mức độ, phạm vi của chi NSNN càng được mở rộng và ngược lại. - Chi NSNN xét về mức độ, nội dung, cơ cấu được quyết định bởi cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội quyết định. Do đó, chi NSNN mang tính pháp lý cao làm cho NSNN trở thành công cụ có hiệu lực trong quá trình điều hành và quảnlý kinh tế xã hội của Nhà nước. - Tính hiệu quả của các khoản chi NSNN bao giờ cũng được xem xét ở tầm vĩ mô về chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, khi phân tích đánh giá hiệu quả của chi NSNN thường rất phức tạp, đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, nghiên cứu ảnh hưởng của nó trên tổng thể các mối quan hệ. - Chi NSNN xét về tính chất đó là khoản chi không hoàn trả trực tiếp, đó là hình thức cấp phát trực tiếp của Nhànước vào các lĩnh vực của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xuất phát từ yêu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhànước 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh - Các khoản chi NSNN được gắn chặt vời sự vận động của phạm trù giá trị khác như: Tiền lương, giá cả, lãi suất, lỷ giá hối đoái… Mối quan hệ giữa chi NSNN với các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong việc thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô như: Tăng trưởng, công ăn việc làm, giá cả,… 3) Vai trò chi NSNN: 3.1) Chi NSNN là điều kiện quyết định đến việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước: - Sự hoạt động của Nhànước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn luôn đòi hỏi các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. - Trong cơ chế thị trường ở Việt Nam, Nhànước có vai trò quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, xã hội và Nhànước đã sử dụng các công cụ kinh tế tài chính, trong đó có chi NSNN biểu hiện: + Thông qua chi NSNN để kích thích sự tăng trưởng kinh tế điều tiết thị trường, giá cả, chống lạm phát, điều tiết thu nhập của dân cư góp phần thực hiện công bằng xã hội. 3.2) Chi NSNN là công cụ quan trọng để thực hiện vai trò của Nhànước trong quảnlý sản xuất kinh doanh: - Để duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế, Nhànước sử dụng các công cụ bộ phận của NSNN là chi đầu tư của NSNN để hướng dẫn, kích thích và tạo sức ép đối với các chủ thể trong hoạt động kinh tế và chống độc quyền. - Thông qua chi NSNN vào cơ sở kinh ết hạ tầng vào các ngành kinh tế trọng điểm và mũi nhọn. - Các khoản chi đầu tư của NSNN có tác dụng định hướng hình thành cơ cấu kinh tế ở nước ta là động lực thúc đẩy sự ra đời của các cơ sở kinh tế mới. - NSNN đảm bảo cung cấp kinh phí để Nhànước đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp. - Như vậy bằng chính sách đầu tư đúng đắn, NSNN đã có tác động đến việc hình thành cơ cấu kinh tế mới, đến chống độc quyền, đến việc tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. - Mặc khác trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí ngânsách cũng có thể được sử dụng để hổ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang cơ chế mới hợp lý. III) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI NSNN: 1) Nguồn chi NSNN: 1.1) Nội dung chi NSNN: - Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhànước 8 [...]... vào cân đối ngân sách, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và mức bội chi ngânsách theo quy định của cấp có thẩm quyền - Những quy định về phân cấp quảnlý kinh tế xã hội, phân cấp quảnlý NSNN - Đối với dự toán ngânsách chính quyền địa phương các cấp, việc lập dự toán trong kỳ ổn định ngânsách căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mưc bổ sung cân đối từ ngânsách cấp trên... tiếp quảnlýthu sự nghiệp, thu phí lệ phí và thu khác ngân sách, tổ chức tốt việc quản lý, cấp phát và thanh toán lai ấn chỉ, đăng nộp kịp thời vào NSNN - Giúp UBND Huyện quảnlý và điều hành ngânsách xã một cách chặt chẽ từ khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngânsách theo đúng luật NSNN - Tiến hành kiểm kê, đánh giá tài sản cố định và công cụ ở cơ quan hành chính sự nghiệp theo định kỳ, quản. .. quốc phòng an ninh - Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN, tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngânsách cấp trên cho ngânsách cấp dưới - Những nhiệm vụ cụ thể của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quanthu c chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và địa phương - Chính sách chế độ thu ngân sách, định mức phân bổ ngân sách, m chế độ tiêu chuẩn, định mức chi ngânsách - Chỉ thị của thủ tướng... chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN - Chi bổ sung Ngânsách cấp trên cho Ngânsách cấp dưới - Chi chuyển nguồn Ngânsách từ Ngânsách năm trước sang Ngânsách năm sau 1.3) Phân loại chi NSNN: SVTH: Trần Thị Mỹ Chi nước K3 – Tài chính nhà 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh * Căn cứ vào hoạt động thực tiển và yêu cầu quản lý, chi NSNN được phân thành các loại chủ yêu như sau: 1.3.1)... là cơ quan chuyên môn trực thu c UBND Huyện, giúp UBDN Huyện thực hiện quảnlýnhànước về các lĩnh vực: Tài chính ngân sách, tài sản, kế hoạch và đầu tư, thống nhất và phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn huyện theo luật và phân cấp quảnlý của Nhànước - Chủ động phối kết hợp với các ngành chức năng xây dựng quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội và kế hoạch thu ngânsách trên địa bàn huyện, xây... cần phải tổ chức thực hiện cho nên phải hỗ trợ phát sinh ngoài kế hoạch gây khó khăn cho quảnlý điều hành ngânsách - Vẫn còn một số xã, ngành chưa quan tâm chỉ đạo công tác thu ngânsách (nhất là nguồn huy động theo kế hoạch) Trong quảnlý điều hành cân đối chi ngânsách có biểu hiện buông lỏng quy định của nhànước dẫn đến chi sai nguyên tắc, sai mục chi buộc phải xuất toán và điều chỉnh theo đúng... huyện (vốn ngânsách huyện, ngânsách xã, ngânsách tỉnh, ngânsách trung ương…) theo quy định của pháp luật - Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể Thường trực ban chỉ đạo thực hiện nghị quyết 04/NQ.TU Kế toán trưởng: - Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về các báo cáo thu, chi quyết toán ngân sách, các khoản ghi thu – ghi chi phản ánh qua NSNN, theo dõi cấp phát - quyết toán các nguồn sự... luật về Ngân sáchNhànước hiện hành ở nước ta, chi NSNN bao gồm: - Chi đầu tư phát triển về: + Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn; + Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các Doanh nghiệp Nhà nước; các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thu c lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước. .. KHCN - Sự nghiệp môi trường - Sự nghiệp xã hội Chi quảnlý hành chánh - Quảnlýnhànước - Khối Đảng - Khối Đoàn thể Chi an ninh quân sự - Chi an ninh - Chi quân sự SVTH: Trần Thị Mỹ Chi nước K3 – Tài chính nhà 28 DT 2008 so với DT 2009 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh - Diễn tập quân sự 5 Chi khác ngânsách III Dự phòng ngânsách IV Nguồn cải cách tiền lương Tổng cộng 1.2) Đánh giá... KHCN - Sự nghiệp môi trường - Sự nghiệp xã hội 2.2.3) Chi quảnlý hành chánh: - Quảnlýnhànước - Khối Đảng - Khối Đoàn thể 2.2.4) Chi an ninh quân sự địa phương: - Chi an ninh SVTH: Trần Thị Mỹ Chi nước K3 – Tài chính nhà 19 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Chi quân sự - Diễn tập quân sự 2.2.5) Chi khác ngân sách: 2.3) Dự phòng ngân sách: 2.4) Nguồn cải cách tiền lương: GVHD: Lê Tuấn Mãnh II) ĐẶC ĐIỂM . chính nhà nước NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG Ngân sách Tỉnh, Tp trực thu c Trung ương NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Ngân sách Xã, Phường, Thị trấn Ngân sách. thọ,… - Tài chính Nhà nước bao gồm Nhà nước, dự trữ Nhà nước, tín dụng Nhà nước, ngân hàng Nhà nước, tài chính các cơ quan hành chính Nhà nước, tài chính các đơn vị sự nghiệp Nhà nước, tài chính. của Nhà nước . 1.2) Khái niệm Ngân sách Địa Phương ( NSĐP): - Ngân sách địa phương là tổng hợp dự toán của các ngành trực thu c Ngân sách Tỉnh, thành phố, Ngân sách Huyện và ngân sách Xã. - Ngân