Luận văn Hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam pot

101 533 0
Luận văn Hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Luận văn Kinh tế nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh Bến Tre 2 Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, được hợp thành bởi 3 cù lao lớn. Với địa thế nằm ở cuối nguồn Cửu Long và gần như bao trùm toàn bộ vùng hạ lưu sông Tiền, bốn nhánh đổ ra biển, đã tạo ra cho Bến Tre một hệ sinh thái khá độc đáo của một vùng cù lao cửa sông với 65 km bờ biển, địa hình có nhiều sông ngòi, kênh rạch lớn nhỏ, đây là tiềm năng rất lớn để Bến Tre phát triển ngành thủy sản. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (2000) đã xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn là bước đột phá sự tăng trưởng kinh tế của địa phương và chủ trương này được cụ thể hoá bằng các nghị quyết, chuyên đề về phát triển ngành thủy sản, trong đó đặc biệt quan tâm về phát triển kinh tế nhân (KTTN) trong ngành thủy sản. Trên thực tế, thời gian qua KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre phát triển khá mạnh và đã đóng góp rất lớn vào phát triển ngành thủy sản, KTTN có nhiều kinh nghiệm trong khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản. Mặt khác, KTTN rất linh hoạt, nhạy bén với cơ chế thị trường phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế biển hiện nay. Tuy nhiên, do ảnh hưởng duy nhận thức cũ về KTTN của một số cán bộ xem nhẹ vai trò của KTTN, nên KTTN chưa phát huy hết vai trò trong phát triển ngành thủy sản nói riêng và phát triển kinh tế tỉnh nhà nói chung. Để tiếp tục khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của KTTN và phấn đấu sớm đưa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thì cần làm rõ thực trạng KTTN nhằm hoạch định chính sách phù hợp để phát triển KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Chính vì vậy, “Kinh tế nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh Bến Tre” 3 được chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ Kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Kinh tế nhân trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay đã được nhiều nhà khoa học quan tâm ở các góc độ, phạm vi, mức độ khác nhau và đã có nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí…như: - GS.TS Hồ Văn Vĩnh (chủ biên), Kinh tế nhân và quản nhà nước đối với kinh tế nhân ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến vị trí, vai trò của KTTN trong nền kinh tế nhiều thành phần; vấn đề quản của nhà nước đối với KTTN, thực trạng KTTN ở nước ta, phương hướng, giải pháp, chiến lược phát triển KTTN trong tình hình hiện nay. - TS. Hà Huy Thành (chủ biên), Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản nhân- luận và chính sách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. tác giả đã nghiên cứu những vấn đề luận về kinh tế cá thể, tiểu chủ và bản nhân, đánh giá và phân tích thực trạng phát triển khu vực KTTN ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, đồng thời trình bày những quan điểm, chính sách và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực KTTN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Luận văn thạc sĩ Phan Mậu Doãn, Kinh tế nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Đồng Nai, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005. Tác giả đã phân tích, đánh giá vị trí, vai trò và xu hướng vận động của KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phân tích thực trạng KTTN ở tỉnh Đồng Nai, từ đó đề ra những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của KTTN ở Đồng Nai. - Cùng một số bài viết của các tác giả: GS.TS Vũ Đình Bách; PGS.TS Vũ Văn Phúc; PGS.TS Nguyễn Đình Kháng; PGS.TS Ngô Thị Hoài Lam; GS.TS Nguyễn Thị Doan; TS Nguyễn Văn Lịch. 4 Trong ngành thủy sản, đã có luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hồng Minh về đề tài “Phát huy năng lực các thành phần kinh tế trong công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay”, năm 1996, luận án này chỉ đề cập đến việc phát huy năng lực các thành phần kinh tế trong công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu chung cho cả nước. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thành Hưng về đề tài: “Doanh nghiệp nhà nước khai thác, chế biến thủy sản trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay”, năm 2001, luận án chỉ đề cập doanh nghiệp nhà nước khai thác, chế biến thủy sản trong phạm vi cả nước… và một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về ngành thủy sản như: - “Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản ở tỉnh Kiên Giang”, năm 2000 của thạc sĩ Lê Thị Đào Thanh. Luận văn chỉ đề cập ở góc độ đánh bắt xa bờ biển, chế biển hải sản (cá nước mặn, nước lợ) ở tỉnh Kiên Giang. - “Phát huy năng lực kinh tế nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang”, năm 2000 của thạc sĩ Võ Thị Xinh. Luận văn này đề cập vai trò thành phần KTTN trong công nghiệp khai thác chế biến thủy sản (cá nước mặn, nước lợ) ở tỉnh Kiên Giang. - “Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản ở tỉnh An Giang”, năm 2001 của thạc sĩ Lưu Vĩnh Nguyên. ở luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến phát triển công nghiêp chế biến thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh An Giang. Nhìn chung đã có rất nhiều công trình, bài báo, luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về KTTN nhưng ở góc độ chung của nền kinh tế quốc dân hoặc nghiên cứu KTTN trong việc khai thác, chế biến thủy sản. Trong khi đó, ở Bến Tre thủy sản đang trở thành một trong hai ngành chiến lược của tỉnh, ngành thủy sản ở Bến Tre đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tỉ lệ tăng trưởng GDP, góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy vậy, việc nghiên cứu KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách độc lập. Vì vậy, vấn đề KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre cần được nghiên cứu một cách cơ bản và toàn diện hơn. 5 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu của luận văn là khẳng định rõ hơn vai trò, tính tất yếu khách quan của KTTN trong ngành thủy sản, đồng thời thông qua việc nghiên cứu thực trạng tình hình KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre đã làm luận cứ khoa học cho việc đưa ra những giải pháp phát triển KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre. - Với mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: + Làm rõ vai trò KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre. + Phân tích, đánh giá thực trạng KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre trong những năm gần đây để tìm ra những vấn đề cần giải quyết trong phát triển KTTN ngành thủy sản. + Từ thực trạng, xác định phương hướng và đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hiệu quả KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre thời gian tới. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre, thời gian khảo sát chủ yếu những năm gần đây. 4. Cơ sở ký luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được thực hiện dựa trên những nguyên của chủ nghĩa Mác- Lênin, tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, những chủ trương, chính sách của Nhà nước về các thành phần kinh tế nói chung, KTTN nói riêng. Ngoài ra, luận văn kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài. Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, phương pháp lôgíc và lịch sử. Ngoài các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác- Lênin, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh… 6 5. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn Luận văn vận dụng luận chung vào phân tích tình hình cụ thể trong một lĩnh vực ở địa phương nhằm làm rõ vai trò KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp có tính khả thi để phát triển KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 6. ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn Từ việc nghiên cứu, phân tích thực trạng, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát triển KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre theo định hướng XHCN. Luận văn góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban ngành trong tỉnh tham khảo, hoạch định chính sách nhằm phát triển KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. 7 Chương 1 Vai trò kinh tế nhân trong ngành thủy sản ở bến tre 1.1. kinh tế nhân và đặc điểm của kinh tế nhân trong ngành thủy sản 1.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nhân Trong lịch sử phát triển của Việt Nam, sở hữu nhân và KTTN đã ra đời trước và có một quá trình phát triển lâu dài, cho đến khi chúng ta đã tiến hành các đợt cải tạo XHCN, phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thì KTTN bị coi là không đồng hành với quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), do đó nó đã không được thừa nhận về mặt nhận thức, quan điểm và pháp lý. Do đó, việc thừa nhận và tạo mọi điều kiện khuyến khích phát triển KTTN, coi mọi thành phần kinh tế điều là những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân là cả một quá trình phát triển không ngừng về duy nhận thức. Quá trình đó đã gắn liền với trình đổi mới toàn diện của đất nước chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Kinh tế nhân được Đảng và Nhà nước ta thừa nhận là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, KTTN phát triển rộng khắp cả nước trên tất cả các lĩnh vực. Đánh giá vai trò của KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã khẳng định: KTTN là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTTN là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế [14, tr.363- 364]. 8 Đây là quan điểm của Đảng về phát triển KTTN trong thời kỳ đổi mới. Để đưa ra được quan điểm này Đảng ta phải trải qua một quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và tổng kết thực tiễn. Thật vậy, sau năm 1975 mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở miền Bắc được áp dụng vào miền Nam. Cho đến giữa những năm 1980, mô hình kinh tế này được áp dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Trước tình hình đó, công cuộc đổi mới được khởi xướng, trong đó, nhận thức về KTTN cũng từng bước đổi mới. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã thừa nhận sự tồn tại khách quan của KTTN bao gồm kinh tế tiểu sản xuất- hàng hoá, tiểu thương, sản nhỏ. Đại hội đã chỉ rõ: Kinh tế gia đình có vị trí quan trọng và có khả năng dồi dào, cần được khuyến khích và giúp đỡ phát triển. Đối với kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá, nhà nước thừa nhận sự cần thiết của bộ phận kinh tế này trong thời kỳ quá độ. Đối với tiểu thương, thông qua nhiều hình thức tuỳ theo ngành hàng, để sắp xếp, cải tạo và sử dụng họ thành lực lượng bổ sung cho thương nghiệp XHCN…Nhà nước cho phép những nhà sản nhỏ sử dụng vốn, kiến thức kỹ thuật và quản của họ để tổ chức sản xuất, kinh doanh trong một số ngành nghề thuộc khu vực sản xuất và dịch vụ ở những nơi cần thiết trong cả nước [10, tr.59-60]. Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ban Chấp hành Trung ương khoá VI đã làm rõ thêm quan điểm về phát triển KTTN: Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế gia đình, kinh tế cá thể, KTTN sản xuất, dịch vụ; bảo hộ quyền sở hữu, quyền thừa kế tài sản và thu nhập hợp pháp của công dân trong các loại hình kinh tế này; thừa nhận cách pháp nhân và 9 bảo đảm địa vị bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ; xoá bỏ mọi định kiến hẹp hòi và phân biệt đối xử về mặt chính trị và xã hội với họ và con cái họ [17, tr.96]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khoá VI) nêu rõ quan điểm: Thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất và coi chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế, bảo đảm cho mọi người được tự do làm ăn theo pháp luật. Nghị quyết nhấn mạnh: Trong điều kiện của nước ta, các hình thức KTTN; cá thể, tiểu chủ, bản nhân vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ cấu của nền kinh tế hàng hoá đi lên CNXH. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã xác định rõ hơn quan điểm của đảng đối với KTTN là: KTTN được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước; trong đó, kinh tế cá thể và tiểu chủ có phạm vi hoạt động tương đối rộng ở những nơi chưa có điều kiện tổ chức kinh tế tập thể, hướng kinh tế bản nhân phát triển theo con đường bản nhà nước dưới nhiều hình thức [11, tr.69]. Một trong những cơ sở pháp quan trọng và có hiệu lực cao nhất bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và bình đẳng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp đã xác định nền kinh tế nước ta là: nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản của Nhà nước theo định hướng XHCN và ghi nhận sự tồn tại của thành phần kinh tế cá thể và bản nhân. Điều 21 của Hiến pháp có quy định rõ: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế bản nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển”. 10 Hiến pháp thừa nhận sự tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu, bảo hộ vốn và tài sản hợp pháp của người kinh doanh lần đầu tiên kể từ năm 1954, sở hữu nhân đã được Hiến pháp thừa nhận và coi là một trong ba chế độ sở hữu chủ yếu của nền kinh tế. Có thể nói, Hiến pháp năm 1992 đã đặt những nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài và ổn định của KTTN. Đại hội lần thứ VIII của Đảng làm rõ thêm quan điểm đối với phát triển KTTN, cụ thể là: Giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ giải quyết các khó khăn về vốn, về khoa học và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm, hướng dẫn họ từng bước đi vào làm ăn hợp tác một cách tự nguyện hoặc làm vệ tinh cho các doanh nghiệp nhà nước hay hợp tác xã. Khuyến khích bản nhân đầu vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài, bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi đi đôi với tăng cường quản lý, hướng dẫn làm ăn đúng pháp luật, có lợi cho quốc kế dân sinh [12, tr.26]. Hội nghị Trung ương 6 khoá VIII (lần 1) nhấn mạnh hơn nữa các chính sách đối với KTTN là: Giải phóng và phát huy mọi lực lượng, mọi tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người, mọi gia đình, mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả…Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm, khắc phục sự giảm sút của khu vực kinh tế này [17, tr.304,316]. Đại hội IX của Đảng (4/2001) tiếp tục khẳng định: Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định [...]... chính sách pháp để kinh tế bản nhân phát triển [13, tr.96, 98] Quán triệt quan điểm của Đại hội lần thứ IX, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN (tháng 3/2002) chỉ rõ: Phát triển KTTN ở những ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, đồng thời chú trọng nâng cao hiệu quả quản nhà nước. .. lượng sản phẩm xuất khẩu - Phát triển ngành thủy sản góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Với nhiều lợi thế đặc biệt về mặt nước và nguồn lợi thủy sản, phát triển mạnh mẽ nước ta sẽ góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung và kinh tế-xã hội nông thôn nói riêng Về mặt kinh tế, những địa phương thuộc duyên hải Trung bộ hoặc Tây Nam bộ, phát triển thủy sản là 23 ngành... xã hội phát triển nói chung và ngành thủy sản phát triển nói riêng 1.2 Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nhân trong 31 ngành thủy sản ở Bến Tre 1.2.1 Vai trò của kinh tế nhân trong ngành thủy sản ở Bến Tre 1.2.1.1 Sự cần thiết phát triển kinh tế nhân trong ngành thủy sản ở Bến Tre Hiện nay Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ, phát triển. .. trình phát triển của sản xuất xã hội, sở hữu nhân cũng phát triển từ trình độ thấp đến trình độ cao Trình độ thấp là sở hữu nhân nhỏ, đây là hình thức hữu của những người lao động tự do sản xuất ra sản phẩm bằng sức lao động của chính mình và của các thành viên trong gia đình Trình độ cao là sở hữu nhân lớn, sở hữu này phát triển từ sở hữu nhân nhỏ, nhưng khi đã trở thành sở hữu nhân... hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Kinh tế cá thể, tiểu chủ ở cả thành thị và nông thôn có vị trí quan trọng lâu dài, nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ để phát triển Khuyến khích phát triển kinh tế bản nhân rộng rãi... phần là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể Từ khi đổi mới, Đảng ta đã thừa nhận sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, trong đó có KTTN Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn 14 quốc lần thứ X đã xác định nền kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay gồm 5 thành phần kinh tế Đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế nhân, kinh tế bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu nước ngoài Trong... trong phát triển thủy sản Trong những năm qua, Bến Tre xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn và có những chương trình về phát triển thủy sản nhằm huy động mọi thành phần kinh tế tham gia vào phát triển thủy sản và thời gian qua KTTN đã góp phần rất lớn vào phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh nhà, do đó cần thiết phải phát triển KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre vì: Một là, xuất phát từ nhu... hữu nhân thường là những hình thức đặc trưng của các phương thức sản xuất khác nhau Chẳng hạn như: sở hữu nhân của chủ nô và phường hội đặc trưng cho phương thức sản xuất phong kiến, sở hữu nhân bản chủ nghĩa đặc trưng cho phương thức sản xuất sản xuất bản chủ nghĩa - Xét về quan hệ quản lý: xuất phát từ quan hệ sở hữu của KTTN, quan hệ quản của khu vực này gồm các quan hệ quản lý. .. chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã ngày khẳng định sự tồn tại của khu vực 13 KTTN không chỉ là tất yếu khách quan mà còn là cần thiết để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển nền kinh tế Như vậy, chính sách kinh tế nhiều thành phần ngày càng được nhận thức rõ hơn và có nhiều chủ trương khuyến khích phát triển và các chính sách hỗ trợ Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà. .. người sở hữu Kinh tế nhân được hình thành trên cơ sở sở hữu nhân về liệu sản xuất, sở hữu nhân gồm sở hữu nhân nhỏ (sở hữu của những người lao động làm ra sản phẩm bằng chính lao động của họ và các thành viên trong gia đình như hộ nông dân cá thể…) và sở hữu nhân lớn-sở hữu vốn, tài sản của các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài đầu vào Việt Nam KTTN bao gồm các loại . (cá nước mặn, nước lợ) ở tỉnh Kiên Giang. - Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản ở tỉnh An Giang”, năm 2001 của thạc sĩ Lưu Vĩnh Nguyên. ở luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến phát triển. nhằm phát triển KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn. kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức [11, tr.69]. Một trong những cơ sở pháp lý quan trọng và có hiệu lực cao nhất bảo đảm cho sự phát triển

Ngày đăng: 28/03/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan