1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên đề Hóa học - Trắc nghiệm phản ứng giữa các chất

5 579 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 151,86 KB

Nội dung

ÔN TẬP TỔNG HỢP: PHẢN ỨNG GIỮA CÁC CHẤT Họ và tên: ……………………………………… Câu 1. (TT chuyên Bắc Ninh – 2013) Hợp chất có công thức phân tử C 7 H 8 O (thuộc dẫn xuất của benzen) tác dụng được với Na. Có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn ? A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 2. Cho các chất sau: propyl clorua, anlyl clorua, phenyl clorua, natri phenolat, anilin, muối natri của axit amino axetic, ancol benzylic. Số chất tác dụng được với NaOH loãng khi đun nóng là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 3. Cho các chất sau: C 2 H 5 OH, C 6 H 5 OH, C 6 H 5 NH 2 , dung dịch C 6 H 5 Na, dung dịch NaOH, dung dịch CH 3 COOH, dung dịch HCl. Cho từng cặp chất tác dụng với nhau có xúc tác, số cặp chất có xảy ra phản ứng là: A. 12 B. 8 C. 9 D. 10 Câu 4. Cho các chất sau đây: 1)CH 3 COOH , 2)C 2 H 5 OH, 3)C 2 H 2 , 4)CH 3 COONa, 5)HCOOCH=CH 2 , 6)CH 3 COONH 4 . Dãy gồm các chất nào sau đây đều được tạo ra từ CH 3 CHO bằng một phương trình phản ứng: A. 1, 2, 3, 4, 5, 6 B. 1, 2, 6 C. 1, 2 D. 1, 2, 4, 6 Câu 5. Khi thủy phân một octanpeptit X có công thức cấu tạo là Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr thì thu được bao nhiêu tripeptit có chứa Gly? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 6. (TT chuyên Nguyễn Huệ - 2011) Phenol phản ứng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: NaOH, HCl, Br 2 , (CH 3 CO) 2 O, CH 3 COOH, NaHCO 3 , CH 3 COCl: A. 4 B. 6 C. 5 D. 7 Câu 7. Từ các amino axit có công thức phân tử C 3 H 7 O 2 N có thể tạo thành bao nhiêu loại polime khác nhau? A. 3 loại B. 4 loại C. 5 loại D. 6 loại Câu 8. Dung dịch HCl có thể tác dụng được với mấy chất trong số các chất sau: NaHCO 3 , SiO 2 , NaClO, NaHSO 4 , AgCl, Sn, Fe 3 O 4 , S, C 6 H 5 ONa, (CH 3 ) 2 NH, CaC 2 A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 9. (TT chuyên Nguyễn Huệ - 2011) Có bao nhiêu chất có thể phản ứng với axit fomic trong số các chất sau: KOH, NH 3 , CaO, Mg, Cu, Na 2 CO 3 , Na 2 SO 4 , CH 3 OH, C 6 H 5 OH, AgNO 3 /NH 3 ? A. 8 B. 9 C. 7 D. 6 Câu 10. Cho các chất CH 3 CH 2 OH, C 2 H 6 , CH 3 OH, CH 3 CHO, C 6 H 12 O 6 , C 4 H 10 , C 2 H 5 Cl. Số chất có thể điều chế trực tiếp ra axit axetic (bằng một phản ứng) là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 11. Cho các chất sau: axetilen, axit fomic, fomandehit, phenyl fomat, glucozo, andehit axetic, metyl axetat, mantozo, natri fomat, axeton. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là: A. 8 B. 7 C. 5 D. 6 Câu 12. (TT chuyên KHTN – 2013) Cho các chất sau: bạc axetilua, metan, 1,2-đicloetan, canxi cacbua, propan, etyl clorua, metanol, etanol, nhôm cacbua. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên có thể điều chế được anđehit axetic bằng 2 phản ứng liên tiếp? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 13. Cho các chất CH 3 CHO, HCOOH, CH 3 COOH, HCOOCH 3 , CH≡C-CH 3 , CH 2 =CH-CH 3 . Số chất tác dụng được với AgNO 3 /NH 3 là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 14. Cho tất cả các đồng phân mạch hở, có cùng công thức phân tử C 2 H 4 O 2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO 3 . Số phản ứng xảy ra là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 15. Cho các chất: C 2 H 2 , C 2 H 4 , C 2 H 5 OH, CH 3 COOCH=CH 2 , CH 2 =CH-CH 2 Cl, CH 3 -CHCl 2 . Số lượng chất tạo trực tiếp ra andehit axetic bằng một phản ứng là: A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 Câu 16. (TT chuyên Tuyên Quang – 2011) Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 3 H 9 O 2 N. Biết X tác dụng với NaOH và HCl. Số công thức cấu tạo thỏa mãn là: A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 17. (TT chuyên Tuyên Quang – 2011) Cho các chất sau: CH 3 COOCH 2 CH 2 Cl, ClH 3 N-CH 2 COOH, C 6 H 5 Cl (thơm), HCOOC 6 H 5 (thơm), C 6 H 5 COOCH 3 (thơm), HO-C6H4-CH 2 OH (thơm), CH 3 CCl 3 . CH 3 COOC(Cl 2 )-CH 3 . Có bao nhiêu chất khi tác dụng với NaOH đặc dư, ở nhiệt độ và áp suất cao cho sản phẩm có 2 muối? A. 4 B. 6 C. 7 D. 5 Câu 18. Trong các dung dịch sau: (1)saccarozơ, (2)3-monoclopropan1,2-điol (3-MCPD), (3)etylenglycol, (4)đipeptit, (5)axit fomic, (6)tetrapeptit, (7) propan-1,3-điol. Số dung dịch có thể hòa tan Cu(OH) 2 là: A. 6 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 19. (TT Tĩnh Gia – 2011) Ứng với công thức phân tử C 2 H 7 O 2 N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 20. Có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở dùng để điều chế 4-metylpentan-2-ol chỉ bằng phản ứng cộng H 2 (xúc tác Ni, t 0 )? A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 21. (TT Minh Khai – 2011) Số đồng phân của C 3 H 6 ClBr khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư) tạo ra hợp chất hữu cơ có thể tác dụng được với Cu(OH) 2 là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 22. (TT chuyên ĐH Vinh – 2009) Thủy phân hợp chất: H 2 N-CH(CH 3 )-CO-NH-CH 2 -CO-NH-CH 2 -CH 2 -CO-NH-CH(C 6 H 5 )-CO-NH-CH(CH 3 )-COOH thì thu được nhiều nhất bao nhiêu α-amino axit ? A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 23. (TT chuyên ĐH Vinh – 2009) Trong các chất sau: etylenglycol, alanin, caprolactam, vinyl clorua, glixin có bao nhiêu chất tham gia phản ứng trùng ngưng? A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 24. Cho các chất Na 2 SO 3 , CaSO 3 , Na 2 S, Fe(HCO 3 ) 2 , NaHSO 3 , FeS. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với H 2 SO 4 đặc nóng có thể tạo khí SO 2 ? A. 4 B. 6 C. 3 D. 5 Câu 25. Cho các chất sau đây tác dụng với nhau từng đôi một: NaHSO 4 , NaHSO 3 , CuCl 2 , NaOH. Số phản ứng xảy ra là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 26. (TT chuyên ĐH Vinh – 2009) Trong số các chất: tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, dextrin, glucozo, số chất có thể tham gia phản ứng thủy phân là A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 27. (TT chuyên ĐH Vinh – 2009) Cho các chất: p-crezol, natri etylat, anilin, phenyl amoni clorua, alanin, protein. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 Câu 28. Từ chất X bằng một phản ứng tạo ra C 2 H 5 OH, ngược lại từ C 2 H 5 OH chỉ bằng một phản ứng tạo lại chất X. Trong các chất C 2 H 2 , H 2 H 4 , C 2 H 5 COOCH 3 , CH 3 CHO, CH 3 COOH, CH 3 COOC 2 H 5 , C 2 H 5 COONa và C 2 H 5 Cl số chất phủ hợp với X là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 29. Có các chất: axit acrylic, phenol, anilin, stiren, benzen, but-1,3-dien, andehit fomic, axeton. Số chất phản ứng với brom ở điều kiện thường là: A. 5 B. 6 C. 7 D. Tất cả Câu 30: Trong dung dịch AlCl 3 (bỏ qua sự phân li H của H 2 O) chứa số ion tối đa là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 31: Có bao nhiêu loại khí thoát ra khi thủy phân các chất: Al 4 C 3 , CaC 2 , Na 2 O 2 ? A.2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 32: (TT Quỳnh Lưu I – 2011) cho dd Ba(HCO 3 ) 2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl 2 , Ca(NO 3 ) 2 , NaOH, Na 2 CO 3 , KHSO 4 , Na 2 SO 4 , CaSO 4 , H 2 SO 4 , HCl. Số trường hợp tạo ra kết tủa là: A.7 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 33: (TT Lê Quý Đôn – 2011) Có 4 dd loãng của các muối: BaCl 2 , ZnCl 2 , FeCl 2 , FeCl 3 . Khi sục khí H 2 S dư vào các dung dịch muối trên thì số trường hợp có phản ứng tạo kết tủa là: A.3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 34: (TT Lê Quý Đôn – 2011) Hỗn hợp bột X gồm BaCO 3 , Fe(OH) 3 , Al(OH) 3 , CuO, MgCO 3 . Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp rắn A. Cho A vào nước dư khuấy đều thu được dd B chứa 2 chất tan và phần không tan C. Cho khí CO dư qua bình chứa C nung nóng được hỗn hợp nóng E (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa: A.1 đơn chất và 2 hợp chất B. 3 đơn chất C.2 đơn chất và 2 hợp chất D. 2 đơn chất và 1 hợp chất Câu 35: (TT Lê Quý Đôn – 2011) Cho hỗn hợp Na, Al, Fe, FeCO 3 , Fe 3 O 4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi chia làm 2 phần. Phần 1 đem tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư, phần 2 đem tác dụng với dung dịch HCl dư. Số phản ứng oxi hóa- khử xảy ra là: A.5 B. 6 C. 8 D. 7 Câu 36: Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH) 2 , Fe(OH) 3 , Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 , Fe(NO 3 ) 2 , Fe(NO 3 ) 3 , FeSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , FeCO 3 lần lượt phản ứng với HNO 3 đặc, nóng, dư. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa-khử là: A.7 B. 8 C. 10 D. 9 Câu 37: Dung dịch X gồm KI và một ít hồ tinh bột. Cho lần lượt từng chất sau O 3 ,Cl 2 ,H 2 O 2 ,FeCl 3 ,AgNO 3 tác dụng với dung dịch X. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là: A.4 chất B. 5 chất C. 3 chất D. 2 chất Câu 38: Cho NH 3 dư lần lượt vào các dung dịch sau: CrCl 3 , CuCl 2 , ZnCl 2 , AgNO 3 , NiCl 2 . Số trường hợp chất kết tủa tạo thành bị tan là: A.4 B. 3 C. 1 D. 5 Câu 39: Cho các dung dịch sau: AgNO 3 , CuSO 4 ,FeCl 2 ,Al 2 (SO 4 ) 3 ,ZnSO 4 ,Ba(NO 3 ) 2 ,Fe(NO 3 ) 3 . Khi cho dung dịch NH 3 đến dư lần lượt vào các dung dịch trên thì số dung dịch thu được kết tủa là: A.6 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 40: (TT Chuyên Nguyễn Huệ - 2011) cho khí H 2 s tác dụng với các chất: dd Na(OH), khí Clo, nước Clo, dd KMnO 4 /H + , khí Oxi dư đun nóng, dd FeCl 3 , dd ZnCl 2 . Số trường hợp xảy ra phản ứng và số trường hợp trong đó lưu huỳnh bị oxi hóa lên mức S +6 là: A.7-2 B. 6-3 C. 6-1 D. 6-2 Câu 41: (TT Chuyên Nguyễn Huệ - 2011) Cho các chất: FeS, Cu 2 S, FeSO 4 , H 2 S, Ag, Fe, KMnO 4 , Na 2 (SO 3 ), Fe(OH) 2 . Số chất có thể phản ứng với H 2 SO 4 đặc nóng tạo ra khí SO 2 là: A.9 B. 8 C. 6 D. 7 Câu 42: (TT Chuyên Nguyễn Huệ - 2011) X là dd Na[Al(OH) 4 ]. cho từ từ đến dư các dung dịch sau vào X: AlCl 3 , NaHSO 4 , HCl, BaCl 2 , khí CO 2 . Số trường hợp sau phản ứng thu được kết tủa là: A.3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 43: Nhiệt phân các muối sau: (NH 4 ) 2 Cr 2 O 7 , CaCO 3 , Cu(NO 3 ) 2 , KMnO 4 , Mg(OH) 2 , AgCl, NH 4 NO 3 , BaSO 4 . Số phản ứng xảy ra và số phản ứng oxi hóa- khử là: A.8-5 B. 7-4 C. 6-4 D. 7-5 Câu 44: (TT chuyên KHTN - 2010) Cho các dung dịch sau: AgNO 3 , CuSO 4 , FeCl 2 , Al 2 (SO 4 ) 3 , ZnSO 4 , Ba(NO 3 ) 3 , Fe(NO 3 ) 3 . Khi cho dd NH 3 đến dư vào các dung dịch trên thì các dung dịch tạo kết tủa là: A.6 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 45: (TT chuyên KHTN - 2010) Cho dung dịch Ba(OH) 2 đến dư vào dung dịch X có chứa: FeCl 2 , FeCl 3 , Al(NO 3 ) 3 và CuSO 4 thu được kết tủa Y. Nưng Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Số lượng chất rắn có trong Z là: A.2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 46: (TT chuyên KHTN - 2010) Cho các thuốc thử sau: Cu, NaOH, HNO 3 , H 2 S, KI, KMnO 4 , H 2 SO 4 . Số thuốc thử có thể dùng để nhận biết 2 dung dịch FeSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 đựng trong 2 lọ mất nhãn là: A.4 B. 3 D. 5 C. 6 Câu 47: (TT chuyên SPHN - 2010) Có 4 dd loãng của các muối: BaCl 2 , ZnCl 2 , FeCl 2 , FeCl 3 . Khi sục khí H 2 S dư vào dung dịch loãng của các muối trên thì số trường hợp có phản ứng tạo kết tủa là: A.3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 48: (TT chuyên SPHN - 2010) Cho hỗn hợp: Na, Al, Fe, Fe(CO 3 ), Fe 3 O 4 tác dụng với dd NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi chia làm 2 phần. Phần 1 đem tác dụng với dd HNO 3 loãng, dư. Phần 2 đem tác dụng với dd HCl dư. Số phản ứng Oxi hóa - khử xảy ra là: A.5 B. 6 C. 8 D. 7 Câu 49: (TT chuyên HN - 2011) H 2 O 2 thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây: A.Ag 2 O B. PbS C. KI D. KNO 2 Câu 50: (TT chuyên ĐH Vinh - 2009) trong các dung dịch: HCl, Na 2 CO 3 , NaHSO 4 , NaOH, BaCl 2 . Số dung dịch tác dụng được với nước có tính cứng tạm thời là: A.3 B .4 C. 5 D. 2 Câu 51: (TT chuyên Tuyên Quang- 2011) hòa tan hoàn toàn Fe 3 O 4 trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, dư thu được dung dịch X, cho dd X lần lượt phản ứng với các chất: Cu, Ag, dd KMnO 4 , Na 2 CO 3 , AgNO 3 , KNO 3 . Số trường hợp xảy ra phản ứng là: A.3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 52: Cho các dữ kiện thực nghiệm: (1) cho dd NaOH dư vào dd Ca(HCO 3 ) 2 ; (2) dd NaAlO 2 dư vào dd HCl; (3) cho Ba vào dd H 2 SO 4 loãng; (4) cho H 2 S vào dd CuSO 4 ; (5) cho H 2 S vào dd FeSO 4 ; (6) cho NaHCO 3 vào dd BaCl 2 ; (7) sục dư NH 3 vào Zn(OH) 2 ; (8) cho Ba vào Ba(HCO 3 ) 2 ; (9) cho H 2 S vào FeCl 3 ; (10) cho SO 2 vào dd H 2 S. Số trường hợp xuất hiện kết tủa là: A.6 B. 9 C. 8 D. 7 Câu 53: Cho các phương trình phản ứng sau: (1) NO 2 +NaOH ; (2) Al 2 O 3 +HNO 3 đặc,nóng ; (3) Fe(NO 2 ) 2 +H 2 SO 4(loãng) ; (4) Fe 2 O 3 + HI ; (5) FeCl 3 +H 2 S ; (6) CH 2 =CH 2 + Br 2  Số phản ứng oxi hóa- khử là: A.3 B. 5 C. 6 D. 4 Đáp án: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A C C D A C A C C C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B C B D A A B C C B 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 B B C B C B A B B D 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A D C D A A A B C 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 B C B C B D C D A B 51 52 53 C C B

Ngày đăng: 21/06/2014, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w