1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

117 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Và Tạo Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Nam
Tác giả Vũ Thị Kim Anh
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Yến
Trường học Đại học Thương mại
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Đề án tốt nghiệp thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 262,8 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (12)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (16)
  • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (17)
  • 6. Kết cấu Đề án (17)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN (19)
    • 1.1. Khái quát về du lịch cộng đồng và sinh kế bền vững (19)
      • 1.1.1. Khái quát về du lịch cộng đồng (19)
      • 1.1.2. Khái quát về sinh kế bền vững (20)
    • 1.2. Những vấn đề chung về phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững (21)
      • 1.2.1 Vai trò của phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân (21)
      • 1.2.2. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân (22)
      • 1.2.3. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân (24)
    • 1.3. Nội dung phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân15 1. Nội dung phát triển du lịch cộng đồng (26)
      • 1.3.2. Nội dung tạo sinh kế bền vững cho người dân (35)
    • 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững (38)
      • 1.4.1. Các yếu tố khách quan (38)
      • 1.4.2. Các yếu tố chủ quan (39)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM (39)
    • 2.1. Khái quát về hoạt động Du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Nam (39)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội tỉnh Hà Nam (39)
      • 2.1.2. Tiềm năng du lịch của tỉnh Hà Nam (44)
      • 2.1.3. Một số kết quả đạt được của ngành du lịch tỉnh Hà Nam (52)
    • 2.2. Phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018-2022 (61)
      • 2.2.1. Các chính sách phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh Hà Nam (61)
      • 2.2.2. Các chính sách tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam (71)
    • 2.3. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển du lịch cộng đồng và tạo (81)
      • 2.3.1. Các yếu tố chủ quan (81)
      • 2.3.2. Các yếu tố khách quan (84)
    • 2.4. Đánh giá chung hoạt động về phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam (87)
      • 2.4.1. Những kết quả đạt được (87)
      • 2.4.2. Hạn chế (88)
      • 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế (89)
    • 3.1. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2030 (92)
      • 3.1.1. Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện phát triển du lịch cộng đồng và tạo (95)
      • 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2030 (97)
    • 3.2. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam (100)
      • 3.2.1. Hoàn thiện hoạch định về phát triển du lịch cộng đồng tạo sinh kế bền vững cho người dân đối với kinh tế (106)
      • 3.2.2. Hoàn thiện về phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân đối với môi trường (108)
      • 3.2.3. Hoàn thiện về phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân đối với văn hóa, xã hội (109)
      • 3.2.4. Hoàn thiện kiểm tra, xử lý vi phạm trong triển khai phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân (110)
    • 3.3. Một số kiến nghị (111)
      • 3.3.1. Đối với Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch (111)
      • 3.3.2. Kiến nghị đối với các Bộ, Ngành Trung ương (113)

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Vũ Thị Kim Anh Mã học viên: 22AM0110041 Khóa: CH28AQLKT.N1 Chuyên ngành: Quản lý kinh tế. Trường: Đại học Thương mại. Tôi xin cam đoan: 1. Luận văn thạc sĩ kinh tế “Phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam” là do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Vũ Thị Yến 2. Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong đề tài là có thực và do bản thân tôi thu thập, xử lý mà không có bất cứ sự sao chép không hợp lệ nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Tác giả luận văn Vũ Thị Kim Anh

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế cho người dân đang ngày càng trở thành một vấn đề cấp thiết trên toàn thế giới Đây không chỉ là một cơ hội để khám phá văn hóa, địa điểm độc đáo mà còn có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương Du lịch cộng đồng có thể giúp cung cấp công việc làm cho người dân địa phương, từ việc làm hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn, đến việc sản xuất và bán các sản phẩm thủ công địa phương Điều này có thể giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao mức sống của người dân trong khu vực Qua việc thúc đẩy du lịch cộng đồng, người dân địa phương thường sẽ tham gia vào việc bảo tồn và bảo vệ văn hóa, truyền thống, cũng như duy trì môi trường tự nhiên trong khu vực Việc du lịch cộng đồng thường đi kèm với việc giới thiệu du khách với những phong tục tập quán độc đáo và khuyến khích sự tôn trọng với môi trường Để thu hút du khách, cộng đồng địa phương thường cần nâng cấp hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công cộng tốt hơn như giao thông, tiện ích, y tế, giáo dục, và nhiều hơn nữa. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả người dân địa phương và du khách.

Du lịch cộng đồng giúp mở ra cơ hội giao lưu văn hóa và tạo ra sự gặp gỡ giữa người dân địa phương và du khách Điều này có thể thúc đẩy sự hiểu biết, tôn trọng và hỗ trợ cho sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng.

Thay vì tập trung phát triển tại các đô thị lớn, du lịch cộng đồng có thể giúp phân phối cơ hội kinh tế đến các vùng nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa hơn, giúp cân bằng phát triển kinh tế trong quốc gia.

Sự phát triển du lịch cộng đồng thường đi kèm với việc người dân địa phương nhận thức về giá trị của tài nguyên thiên nhiên và môi trường Điều này có thể thúc đẩy việc bảo vệ tài nguyên và duy trì môi trường trong thời gian dài.

Phát triển du lịch cộng đồng có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường đối với người dân địa phương trên toàn thế giới Tuy nhiên, quá trình này cần được thực hiện cẩn thận và bền vững, để đảm bảo rằng lợi ích kéo dài và tốt cho cả cộng đồng và du khách.

Phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế cho người dân ở Việt Nam đang có một vai trò quan trọng và cấp thiết Việt Nam có nhiều điểm du lịch độc đáo và phong cảnh tuyệt đẹp trải dài từ Bắc vào Nam Phát triển du lịch cộng đồng giúp tập trung vào việc khai thác tiềm năng du lịch của mỗi vùng, tạo ra nguồn thu nhập mới cho người dân địa phương thông qua việc cung cấp dịch vụ du lịch, bán hàng thủ công và nông sản địa phương.Việc phát triển du lịch cộng đồng thúc đẩy việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc và vùng miền Điều này có thể thúc đẩy sự tự hào của người dân địa phương về di sản văn hóa của họ và đồng thời giúp du khách hiểu rõ hơn về đa dạng văn hóa của Việt Nam Đặc biệt tại các vùng nông thôn, phát triển du lịch cộng đồng có thể giúp tạo ra việc làm và cơ hội kinh doanh, từ đó giảm bớt tình trạng di cư của người dân đến các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm Du lịch cộng đồng thường đi kèm với việc người dân địa phương nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, vì môi trường là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút du khách Điều này có thể thúc đẩy việc bảo vệ tài nguyên tự nhiên và duy trì sự cân bằng hệ sinh thái.Việc phát triển du lịch cộng đồng cần sự hợp tác giữa các cơ quan địa phương, các tổ chức phi chính phủ và người dân địa phương Điều này tạo cơ hội đào tạo và phát triển kỹ năng cho người dân, từ việc làm hướng dẫn viên, đến quản lý dự án du lịch Ngoài ra du lịch cộng đồng thúc đẩy giao lưu giữa người dân địa phương và du khách.

Hà Nam là một vùng đất chiêm trũng thuần nông, là địa bàn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với nhiều di tích lịch sử như: Chùa bà Đanh (Bảo Sơn Tự)

- Núi Ngọc, Chùa Bầu (Thiên Bảo Tự) ngôi chùa hàng 1000 năm tuổi, Đền Lảnh Giang, Quần thể di tích Chùa Đọi Sơn (Diên Linh Tự), Đền Trần Thương, Đề Trúc (Ngũ động Sơn), Đề thờ các anh hùng liệt sỹ tỉnh Hà Nam và đền thờ 10 cô gái Lam

Hạ, Khu du lịch Tam Chúc, Từ đường Nguyễn Khuyến… là địa phương có tiềm năng rất tốt, đặc biệt là gần thủ đô Hà Nội, tài nguyên thiên nhiên phù hợp với du lịch tâm linh kết hợp với du lịch Mice và du lịch nghỉ dưỡng cùng có các sản phẩm du lịch sinh thái, đạp xe khám phá làng quê nông thôn với những làng nghề truyền thống, tìm hiểu phong tục, tập quán, văn hóa, ẩm thực của địa phương…Chính vì vậy tỉnh Hà Nam đã chọn du lịch bền vững làm định hướng phát triển.

Phát triển DLCĐ có thể giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của tỉnh Hà Nam Người dân địa phương có thể tham gia vào việc duy trì và truyền thống các phong tục tập quán, điều này giúp bảo tồn văn hóa truyền thống của họ.

Ngoài ra phát triển DLCĐ tạo ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương như làm hướng dẫn viên, cung cấp dịch vụ ẩm thực, sản xuất và bán hàng thủ công địa phương Điều này giúp cải thiện thu nhập cho người dân và giảm tình trạng di cư đến các vùng đô thị.

Thu nhập từ du lịch có thể giúp thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đóng góp vào nguồn thu ngân sách và tạo sự canh tranh cho các dịch vụ và cơ sở hạ tầng khu vực.

Phát triển DLCĐ yêu cầu người dân địa phương có các kỹ năng liên quan đến dịch vụ, quản lý và giao tiếp Điều này tạo cơ hội cho các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng, cải thiện năng lực nguồn nhân lực của tỉnh Kèm theo tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, điều này thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường từ người dân địa phương và du khách.

Ngoài ra DLCĐ thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa người dân địa phương và du khách, tạo ra cơ hội chia sẻ trải nghiệm và kiến thức, giúp thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng đối với các nền văn hóa khác nhau.

Tóm lại, việc phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp bảo tồn văn hóa, tạo việc làm và cơ hội đào tạo, thúc đẩy phát triển bền vững cho cả cộng đồng và du khách Tuy nhiên, quá trình này cần được quản lý cẩn thận để đảm bảo tính bền vững và sự hòa nhập với cộng đồng địa phương.

Mục tiêu nghiên cứu

a Mục tiêu chung: Đề án phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam nhằm xây dựng định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển DLCĐ góp phần phát triển du lịch bền vững Đến năm 2030, du lịch trở thành kinh tế quan trọng của tỉnh, đóng góp đáng kể vào GRDP toàn tỉnh; Gắn kết khai thác và thúc đẩy sự phát triển các nghành công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, y tế, giáo dục và các nghành khác Du lịch đóng góp tổng khoảng 10% GRDP toàn tỉnh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực quan trọng gắn kết, phát triển kinh tế xã hổi của cả tỉnh b Mục tiêu cụ thể: Đề tài thực hiện các mục tiêu nghiên cứu sau:

- Hệ thống hóa lý luận về phát triển DLCĐ và tạo SKBV cho người dân.

- Đánh giá được thực trạng về phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Đề xuất được các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Thông tin, dữ liệu thứ cấp: Đây là phương pháp quan trọng cho việc thực hiện đề tài Để có được các thông tin đầy đủ về mọi mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội trong khu vực cần tiến hành thu thập thông tin tư liệu về nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn Sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch văn hóa như Luật Du lịch, nghị định, thông tư hướng dẫn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, các văn bản pháp lý của UBND tỉnh

Hà Nam, các báo cáo tổng kết về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ngoài ra, tác giả tiến hành thu thập, tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài ở các sách, giáo trình, tài liệu, luận án, luận văn, bài báo khoa học, trên các tạp chí khoa học chuyên ngành

4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

- Phương pháp tổng hợp: Dựa trên cơ sở các dữ liệu có sẵn, tác giả đã tổng hợp lại để có được một cái nhìn tổng quan về phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân của tỉnh Hà Nam Bên cạnh đó, tác giả kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khác có liên quan, các tài liệu cần thiết cho nội dung lý luận của luận văn.

- Phương pháp phân tích, so sánh: Trên cơ sở các dữ liệu đã tổng hợp được, tác giả phân tích và so sánh các dữ liệu theo kế hoạch và thực tế, theo các khoảng thời gian, thời điểm để thấy được các ưu điểm và nhược điểm, tồn tại cũng như hạn chế của nội dung vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu địa lý đặc biệt là trong việc nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch Tác giả tiến hành khảo sát thực địa tại địa bàn, làm việc với cơ quan địa phương Kết quả điều tra thực địa là cơ sở ban đầu và là điều kiện thẩm định lại một số nhận định trong nghiên cứu Thông qua đó đã cho phép đề ra những giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy hơn nữa những mặt mạnh, lợi thế.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn làm sáng tỏ và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận phát triển DLCĐ và tạo SKBV cho người dân, luận văn đưa ra một số khái niệm, kết luận mang tính khoa học góp phần hoàn thiện lý luận nâng cao hiệu quả Phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững.

Luận văn làm rõ nội dung liên quan đến Phát triển du lịch cộng đồng và tạo SKBV cho người dân (Công tác chỉ đạo, công tác tuyên truyền, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ Quản lý Nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm).

Luận văn góp phần nâng cao nhận thức và hành động đối với phát triển DLCĐ và tạo SKBV với các bên liên quan.

Luận văn định hướng và giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh HàNam.

Kết cấu Đề án

Đề án tốt nghiệp ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo;phụ lục, có kết cấu bao gồm 03 Chương:

- Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân.

- Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Chương 3 Định hướng và giải pháp về hoàn thiện phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN

Khái quát về du lịch cộng đồng và sinh kế bền vững

1.1.1 Khái quát về du lịch cộng đồng

Theo Luật Du lịch (2017): “DLCĐ là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi”.

Theo Nicole Họusler và Wolffgang Stasdas (2002): “DLCĐ là loại hỡnh du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và quản lý các hoạt động du lịch và phần lớn các lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch được giữ lại cho cộng đồng”.

Theo Võ Quế (2006): “DLCĐ là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên” Theo Bùi Thị Hải Yến (2012): “DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triểnbền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môitrường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách”.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2005): “DLCĐ là phương thức phát triển du lịch, trong đó cộng đồng dân cư là chủ thể trực tiếp tham gia phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường cả về tự nhiên và nhân văn tại các điểm, khu du lịch và đồng thời được hưởng quyền lợi từ hoạt động du lịch mang lại”.

Từ các định nghĩa nêu trên có thể kết luận rằng khái niệm DLCĐ bao gồm cỏc nội dung chủ yếu như sau theo Nicole Họusler và Wolffgang Stasdas (2002)

- DLCĐ là kiểu kinh doanh du lịch mà chủ thể là cộng đồng dân cư địa phương cùng phối hợp nhau để tổ chức, điều hành hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các nguồn lực sẵn có về cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa bản địa để tạo ra các sản phẩm du lịch cung cấp cho khách du lịch tại không gian sinh sống của cộng đồng.

- DLCĐ hình thành dựa trên những nhu cầu của du khách đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới với mong muốn được khám phá, học hỏi những điều mới lạ và được hòa nhập vào cuộc sống, sinh hoạt thường nhật của cộng đồng dân cư địa phương.

- Du khách là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng, đồng thời có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn tại cộng đồng địa phương khi họ đến du lịch.

- DLCĐ góp phần nâng cao khả năng tổ chức, vận hành và thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch; nắm bắt được tâm lý và thị hiếu của khách du lịch để xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp và chất lượng hơn Từ đó, cộng đồng ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình.

- DLCĐ mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương về vật chất, tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên, văn hóa bản địa Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các thông tin bên ngoài từ du khách

Du lịch cộng đồng đang ngày càng thu hút sự chú ý của du khách và ngành công nghiệp du lịch như một cách để khám phá và tham gia vào cuộc sống địa phương một cách ý nghĩa và bền vững.

1.1.2 Khái quát về sinh kế bền vững

Theo Robert Chambers và Gordon Conway (1992): Sinh kế bền vững là một phương pháp phát triển kinh tế mà mục tiêu chính là tạo ra nguồn thu nhập và cải thiện cuộc sống của người dân mà không gây hại cho môi trường, tài nguyên tự nhiên và khả năng của thế hệ tương lai Đây là một phần quan trọng của phát triển bền vững, tập trung vào việc kết hợp sự cân bằng giữa khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.

Dưới đây là một số khía cạnh quan trọng của sinh kế bền vững theo nguồn trích dẫn Robert Chambers và Gordon Conway (1992).

Một là sinh kế bền vững tập trung vào việc sử dụng tài nguyên tự nhiên một cách thông minh và hiệu quả Điều này bao gồm việc bảo vệ tài nguyên và nguồn cung cấp, ngăn chặn sự suy thoái môi trường và thúc đẩy việc sử dụng tái chế và tái sử dụng.

Hai là sinh kế bền vững khuyến khích việc đa dạng hóa nguồn thu nhập và hoạt động kinh tế Thay vì dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất, cộng đồng có thể tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, giúp tạo ra sự ổn định và giảm rủi ro.

Ba là sinh kế bền vững thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội Những doanh nghiệp này thường tập trung vào giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường thông qua hoạt động kinh doanh của họ.

Bốn là sinh kế bền vững giúp tạo ra việc làm và cơ hội phát triển nguồn nhân lực cho cộng đồng địa phương Điều này có thể thông qua việc phát triển các ngành công nghiệp du lịch, nông nghiệp bền vững, công nghệ thông tin, vv.

Những vấn đề chung về phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững

1.2.1 Vai trò của phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân

Phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của cộng đồng địa phương Dưới đây là một số vai trò chính của phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững:

- Du lịch cộng đồng tạo ra cơ hội việc làm và nguồn thu nhập cho người dân địa phương Những hoạt động như dịch vụ lưu trú, hướng dẫn du lịch, sản xuất thực phẩm và hàng thủ công địa phương có thể tạo ra thu nhập bổ sung và giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn thu nhập chính.

- Du lịch cộng đồng khuyến khích bảo tồn và tôn trọng văn hóa, truyền thống và phong tục của người dân địa phương Việc chia sẻ các trải nghiệm văn hóa và tham gia vào các hoạt động truyền thống giúp duy trì sự độc đáo và giá trị văn hóa của cộng đồng.

- Du lịch cộng đồng thường thúc đẩy sự tương tác xã hội trong cộng đồng. Các hoạt động du lịch và tương tác với du khách giúp cải thiện mối quan hệ trong cộng đồng và tạo ra môi trường đoàn kết hơn.

- Phát triển du lịch cộng đồng bền vững thúc đẩy việc bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên Việc quản lý du lịch cần đảm bảo rằng hoạt động không gây tác động tiêu cực đến môi trường, và thậm chí có thể thúc đẩy việc bảo tồn môi trường.

- Để phục vụ du khách, cộng đồng thường cần cải thiện hạ tầng và dịch vụ địa phương như giao thông, khách sạn, nhà hàng và các hoạt động giải trí Điều này có thể thúc đẩy phát triển hạ tầng và kinh tế địa phương.

- Du lịch cộng đồng có thể mang lại cơ hội học hỏi và phát triển cá nhân cho người dân địa phương Việc tương tác với du khách từ các quốc gia và văn hóa khác nhau giúp mở rộng kiến thức và nhận thức của cộng đồng.

Phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững đóng góp quan trọng vào việc cải thiện cuộc sống của người dân địa phương, bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa trong bối cảnh phát triển bền vững

1.2.2 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân Để phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân, cần tập trung vào một số điều kiện và quan điểm quan trọng sau đây:

-Du lịch cộng đồng cần phải tôn trọng và bảo vệ văn hóa, lịch sử và môi trường địa phương Không nên tạo ra bất kỳ tác động tiêu cực nào đến các yếu tố này.

- Các dự án du lịch cộng đồng cần được phát triển với sự tham gia tích cực của người dân địa phương Họ cần được hỗ trợ để tham gia vào quá trình quyết định, phát triển sản phẩm và chia sẻ kiến thức với du khách.

- Để hỗ trợ du lịch cộng đồng, cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước cần phải được nâng cấp để đảm bảo môi trường thuận lợi cho du khách và người dân địa phương.

- Để tạo ra trải nghiệm du lịch chất lượng, cần đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực địa phương, bao gồm cả khả năng giao tiếp, kiến thức về văn hóa và kỹ năng dẫn đường.

- Tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo và phù hợp với nhu cầu và mong muốn của du khách Điều này có thể bao gồm thực đơn địa phương, trải nghiệm văn hóa, thậm chí là việc tham gia vào các hoạt động làm từ thiện.

- Du lịch cộng đồng cần phải tích hợp chặt chẽ với cộng đồng địa phương. Các hoạt động du lịch không nên tồn tại độc lập mà cần phải tạo lợi ích cho người dân và cộng đồng xung quanh.

Nội dung phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân15 1 Nội dung phát triển du lịch cộng đồng

- Cần giáo dục du khách về tác động của họ lên cộng đồng và môi trường địa phương Hướng dẫn họ về những thái độ và hành vi tốt trong suốt hành trình du lịch.

- Cơ chế hoạt động của phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân bao gồm việc hợp tác chặt chẽ với cộng đồng địa phương, tạo ra sản phẩm và trải nghiệm độc đáo, đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện cơ sở hạ tầng và quảng bá hiệu quả Quá trình này phải luôn được hướng đến bảo vệ văn hóa và môi trường, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế và xã hội cho người dân địa phương.

1.3 Nội dung phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân

1.3.1 Nội dung phát triển du lịch cộng đồng

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã ban hành chính sách phát triển du lịch cộng đồng Phát triển du lịch cộng đồng trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, đóng góp tổng hợp khoảng 10% GRDP của tỉnh; Phát triển du lịch Hà Nam với những sản phẩm đa dạng, có giá trị cao về tự nhiên - sinh thái, văn hóa - giải trí - nhân sinh - sáng tạo với trọng tâm là Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc, các trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cuối tuần, một điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thực thi chính sách do Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh thực thi Đối tượng thụ hưởng chính sách là các điểm du lịch và người dân trên địa bàn thụ hưởng chính sách.

Một là Du lịch cộng đồng hiện được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa Du lịch cộng đồng còn vừa giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái vừa bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương. Để thức dậy những tiềm năng du lịch và thay đổi quan niệm của người dân về một hình thức phát triển kinh tế mới là một điều khó Chình vì vậy, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch thời điểm này khá quan trọng bên cạnh các giải pháp, nhiệm vụ khác Trước tiên đó phải là sự có ý thức về giá trị các sản phẩm du lịch tại địa phương Ở đây không chỉ là sự bảo vệ, giữ gìn mà còn là sự hiểu biết. Đơn cử như tại các điểm có di tích, người dân cần phải biết rõ về di tích đó, như các đình, chùa có niên đại thời nào, kiến trúc đặc trưng, nhân vật thờ tự, các hoạt động văn hóa liên quan hay đặc trưng của các cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo… Trên thực tế, ở nhiều di tích ngay cả dân địa phương nhất là trong lớp trẻ ít người biết được điều này, nếu biết cũng không thấu đáo Hay những đặc điểm văn hóa riêng có mà người dân phải có trách nhiệm lưu giữ, bảo tồn và truyền dạy; việc ý thức và hiểu biết trong việc bảo vệ nguyên trạng, không xâm lấn những khu vực có tài nguyên du lịch. Đặc điểm của cư dân nông nghiệp nói chung là nhiệt tình và hiếu khách nhưng để phát triển du lịch cộng đồng người dân cần phải có kỹ năng, nghiệp vụ và kiến thức kinh doanh dịch vụ du lịch cộng đồng Để làm được điều này, ngành chức năng, chính quyền địa phương phải bảo đảm cho cộng đồng dân cư được tham gia bàn bạc ngay từđầu về các chủ trương, kế hoạch cũng như quá trình triển khai, thực hiện các bước của đề án Tăng quyền lực cho cộng đồng trong việc kiểm soát, quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa; quyền giám sát các vấn đề về chủ trương, chính sách, kế hoạch đầu tư liên quan đến du lịch cộng đồng và quyền xác định nguồn nhân lực có đủ điều kiện, khả năng thực hiện, tiếp cận và tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng để tham gia các lớp đào tạo, tập huấn.

Du lịch lấy kinh tế làm cơ sở nhưng xét trên nhiều yếu tố khác nhau du lịch cũng là một hoạt động văn hóa Du lịch cộng đồng chú trọng đến dấu ấn văn hóa địa phương từ các phong tục, tập quán đến nếp sống văn hóa, ẩm thực bản địa, đặc biệt dấu ấn văn hóa trong những sản phẩm của các làng có nghề truyền thống Việc giữ được đặc trưng văn hóa chính là một trong những yếu tố sống còn của loại hình du lịch cộng đồng Điều này trong đề án có nêu rõ, đó là cần bảo tồn, phục dựng và phát triển một số hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống; biểu diễn văn hóa dân gian; tôn vinh giá trị các công trình văn hóa, tôn giáo, tâm linh riêng có; trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội theo đúng hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch Trong du lịch cộng đồng nhu cầu mua sắm hàng lưu niệm rất cao vì vậy những sản phẩm có chất lượng tốt, mang đậm nét văn hóa bản địa sẽ được tiêu thụ tốt Văn hóa trong các hình thức vật thể, phi vật thể nhưng văn hóa trong ứng xử, giao tiếp cũng rất quan trọng khi người dân là người trực tiếp tiếp xúc, giao lưu văn hóa và cung cấp các sản phẩm du lịch cho du khách Vì vậy, bên cạnh các kỹ năng tự thân, các kỹ năng được tập huấn thì việc tiếp tục các phong trào xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới kiễu mẫu cần dược tiếp tục phát triển thực chất và nâng lên một tầm cao mới, trong đó giá trị đạo đức, ứng xử văn hóa phải hài hòa với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.

Phát triển du lịch cộng đồng cần phải được xây dựng dựa trên những nguyên tắc bền vững và quản lý thông minh.

- Xác định mục tiêu, hướng phát triển và các hoạt động cụ thể để thúc đẩy du lịch cộng đồng Điều này bao gồm việc xác định các loại du lịch phù hợp với địa phương, các sản phẩm và trải nghiệm du lịch, cùng với kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

- Tạo ra sự hợp tác giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ Điều này giúp đảm bảo rằng mọi người đều tham gia vào quá trình phát triển và quản lý du lịch cộng đồng.

- Đảm bảo rằng mọi hoạt động du lịch đều tuân thủ các quy định về bảo vệ văn hóa và môi trường Các chính sách cần đảm bảo rằng du lịch không gây hại đến văn hóa, di sản và tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

- Đặt ra giới hạn về số lượng du khách để tránh tình trạng quá tải và tác động tiêu cực đến cộng đồng và môi trường Điều này có thể thực hiện thông qua việc áp dụng vé vào cổng, đặt ra giới hạn số lượng phòng khách sạn, hay hạn chế số lượng tour du lịch.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực địa phương để họ có khả năng cung cấp các dịch vụ chất lượng cho du khách Chính sách này cần tạo điều kiện cho việc học tập, đào tạo và thăng tiến nghề nghiệp.

- Khuyến khích các hoạt động du lịch bền vững như du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp và du lịch văn hóa Điều này giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và cộng đồng địa phương.

- Chính sách cần đảm bảo rằng lợi ích từ du lịch được chia sẻ một cách công bằng và bền vững trong cộng đồng Điều này có thể thực hiện qua việc thiết lập quỹ hỗ trợ cộng đồng, đóng góp cho dự án xã hội, hay tạo ra cơ hội kinh doanh cho người dân địa phương.

- Thiết lập cơ chế theo dõi và đánh giá hiệu quả của chính sách phát triển du lịch cộng đồng Điều này giúp đảm bảo rằng các mục tiêu bền vững đang được đáp ứng và có thể điều chỉnh khi cần thiết.

- Cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các dự án và hoạt động du lịch cộng đồng Điều này có thể thực hiện qua việc cung cấp vốn đầu tư ban đầu, hỗ trợ đào tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững

kế bền vững cho người dân

1.4.1 Các yếu tố khách quan

- Nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, của khách du lịch, ví dụ như khách du lịch họ không thích phát triển DLCĐ và không phải xu hướng trào lưu thì không phát triển được DLCĐ là theo trào lưu, thị hiếu của người tiêu dùng thích thăm quan DLCĐ nhiều hơn thay là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh hoặc họ không thích đến nơi có nhiều di tích gắn với nhau.

- Điều kiện phát triển kinh tế xã hội cũng khác, khi mà kinh tế phát triển thì người dân đầu tư cho du lịch nhiều hơn Kinh tế kém phát triển, suy thoái thì người ta không có điều kiện để tham gia đi du lịch.

- Về văn hóa xã hội: về tập tục, về văn hóa của người dân Việt Nam thị họ thích DLCĐ hay ngược lại họ không thích Nếu thích thì họ sẽ đầu tư đi du lịch nhiều thì DLCĐ phát triển được Họ không thích thì không đi mà du lịch có thực hiện chính sách này, chinh sác kia nhưng người dân không sử dụng dịch vụ thì họ không phat triển được.

- Tỉnh không can thiệp vào được vì đặc trưng kinh tế văn hóa xã hội không can thiệp vào được điều kiện kinh tế, không tác động vào được Thói quen, sở thích du lịch của khách, của người dân tỉnh cũng không can thiệp vào được.

1.4.2 Các yếu tố chủ quan

- Quan điểm phát triển DLCĐ và tạo sinh kế cho người dân của Uỷ ban nhân dân tỉnh, của lãnh đạo địa phương, quan điểm chú trọng hay không chú trọng Nếu chú trọng đầu tư kinh phí để phát triển còn ngược lại nếu không chú trọng, bỏ bê không đầu tư vào DLCĐ nên không phát triển được.

- Yếu tố liên quan đến năng lực của đội ngũ quản lý phát triển DLCĐ và tạo sinh kế Đội ngũ cán bộ công chức có chuyên môn, có kinh nghiệm thì sẽ làm tốt và ngược lại nếu tỉnh có chú trọng nhưng đội ngũ công chức, viên chức không có năng lực, không có chuyên môn thì không làm tới, sẽ không có hiệu quả.

- Chính sách tạo sinh kế bền vững cho người dân, nếu tỉnh chú trọng xây dựng mạng lưới đào tạo nghề kết nối cung cầu lao động thì phát phát triển Nếu không chú trọng thì không phát triển Ngược lại tỉnh có chú trọng nhưng đội ngũ cán bộ chuyên môn không làm tốt thì không thực hiện được hiệu quả.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

Khái quát về hoạt động Du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Nam

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội tỉnh Hà Nam 2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, văn hóa- xã hội

- Về vị trí địa lý: Hà Nam có 01 thành phố đó là thành phố Phủ Lý, 04 huyện đó là huyện Bình Lục, huyện Kim Bảng, huyện Thanh Liêm, huyện Lý Nhân và 01 thị xã là thị xã Duy Tiên, Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội với diện tích đất tự nhiên86.193 ha; có thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh,cách Hà Nội 58 km, tương lai không xa sẽ trở thành phố vệ tinh của Hà Nội Ranh giới được xác định: Phía Bắc và Tây Bắc giáp Hà Nội, phía Đông giáp Hưng Yên,Thái Bình, Nam Định, phía Tây giáp Hòa Bình, phía Nam giáp Ninh Bình Hà Nam có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnh nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A – huyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như từ đó tới các cảng biển, sân bay ra nước ngoài Trung tâm của tỉnh Hà Nam là thành phố Phủ Lý, vừa có vị trí nằm trên trục Bắc Nam và nằm vành đai 5 của thủ đô Đây được coi là tài nguyên vị thế có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của Hà Nam.

- Về đặc điểm địa hình: Hà Nam có địa hình đa dạng vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa, vừa có vùng trũng Vùng đồi núi phía Tây có nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là xi măng; cũng là vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch Vùng đồng bằng có diện tích đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông Hồng, sông Châu, là tiền đề để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và du lịch sinh thái Địa hình đó là điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng, với hướng kết hợp kinh tế vùng đồng bằng với kinh tế vùng đồi núi.

- Về khí hậu: Hà Nam cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng có khí hậu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, mùa đông lạnh hơn nhiều với điều kiện trung bình cùng vĩ tuyến Nhiệt độ trung bình khoảng 23 0 C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1 khoảng 15,1 0 C và cao nhất là tháng 6 khoảng 29 0 C Tổng giờ nắng trung bình khoảng 1.100 – 1.200 giờ Lượng mưa trung bình năm 1.700 – 2.200 mm, song lượng mưa không đều tập trung 70% lượng mưa cả năm vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, ít mưa khô lạnh.

Về hệ thống thủy văn:Hà Nam có hệ một hệ thống sông ngòi dày đặc Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn, như: sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và các sông do con người đào đắp, như sông Nhuệ, sông Sắt, Nông Giang Theo Cổng thông tin điện tử Hà Nam, sông Hồng là ranh giới phía đông của tỉnh với Hưng Yên và Thái Bình Chảy qua địa bàn với chiều dài 38,6 km, sông Hồng có vai trò tưới tiêu và tạo nên những bãi bồi màu mỡ với diện tích gần 10.000 ha Sông Đáy là một nhánh của sông Hồng bắt nguồn từ Phú Thọ chảy vào lãnh thổ Hà Nam Sông Đáy còn là ranh giới giữa Hà Nam và Ninh Bình Trên lãnh thổ Hà Nam, sông Đáy dài47,6 km Sông Nhuệ được đào để dẫn nước sông Hồng từ Thụy Phương (Bắc TừLiêm, Hà Nội) và vào Hà Nam với chiều dài 14,5 km, sau đó đổ vào sông Đáy ở

Phủ Lý Sông Châu khởi nguồn trong lãnh thổ Hà Nam Tại Tiên Phong (Duy Tiên), sông chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý Nhân và Bình Lục và một nhánh làm ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục.

Hành chính: Hà Nam là một tỉnh nằm trong khu vực miền Bắc của Việt Nam Tỉnh được chia thành các huyện và thành phố như Phủ Lý (thành phố trung tâm), Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân

- Về văn hóa- xã hội:

Dân tộc và ngôn ngữ: Dân tộc Kinh chiếm đa số, và tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức Tuy nhiên, Hà Nam cũng có một số cộng đồng người dân tộc thiểu số như Mường, Dao

Lịch sử và di sản Hà Nam có nhiều di tích lịch sử quan trọng như làng gốm Bát Tràng, khu di tích cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, chùa Đọi Sơn

Văn hóa dân gian Hà Nam phản ánh đặc điểm vùng miền Bắc, với các trò chơi, âm nhạc, vũ điệu truyền thống và các lễ hội như lễ hội hoa đào Cúc Phương, hội chợ gốm sứ Bát Tràng

Tỉnh Hà Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế và du lịch, với các nguồn tài nguyên tự nhiên và di sản văn hóa lớn Tuy nhiên, để thúc đẩy sự phát triển, Hà Nam cần phải đẩy mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ đồng thời duy trì và bảo vệ các giá trị văn hóa – xã hội truyền thống.

Sau 32 năm hợp nhất với tỉnh Nam Định và Ninh Bình, ngày 01/01/1997 tỉnh Hà Nam được tái lập Bước vào xây dựng tỉnh mới tái lập, Hà Nam có được một số thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên song cũng gặp không ít khó khăn của một tỉnh thuần nông: địa bàn vùng chiêm trũng phụ thuộc nhiều vào các công trình thủy lợi; công nghiệp lạc hậu, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ chưa tìm được hướng đi; thương mại, xuất khẩu, du lịch dịch vụ chưa phát triển, thương nghiệp quốc doanh ngày càng thu hẹp, chiếm 21% tổng mức bán lẻ xã hội, không điều tiết chi phối được thị trường; xuất khẩu hàng hóa manh mún mang tính chất thu gom, không có mặt hàng mũi nhọn; kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng, các công trình dân sinh như điện, nước, đường giao thông và các công trình phúc lợi hầu như không đáng kể; nguồn thu ngân sách rất hạn hẹp, chưa có nguồn thu chủ lực; trang thiết bị phục vụ sự nghiệp y tế, giáo dục thiếu thốn; lực lượng cán bộ vừa thiếu về số lượng vừa mất cân đối về cơ cấu

Nỗ lực khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy thành quả, khơi dậy truyền thống cách mạng, niềm tự hào quê hương, ý thức trách nhiệm trước yêu cầu phát triển

- Giai đoạn 1997- 2007: Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tổng sản phẩm GDP bình quân hàng năm tăng 9,1% Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng từ 18,8% năm 1997, lên 28,5% năm 2000; giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 49,6% năm 1997, xuống 41,5% năm 2000 Các mặt hoạt động khác đều có bước phát triển mới góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân Tỷ lệ hộ giàu tăng, tỷ lệ hộ nghèo từ 15,4% năm 1997 giảm xuống còn dưới 10% năm 2000, cơ bản không còn hộ đói.

Nhờ vậy Hà Nam vươn lên thành một tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá, với mức tăng bình quân đạt 9,05%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; công nghiệp - xây dựng: 39,66%; nông - lâm nghiệp - thủy sản: 28,41%; dịch vụ: 31,93% Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, ngày càng có nhiều hộ dân thu nhập 50 triệu đồng /năm Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ chỉ còn 7%, trong đó 100% được cấp thẻ bảo hiểm y tế Sau 10 năm tái lập, Hà Nam đã có bước chuyển biến rất lớn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh - quốc phòng giữ vững, hệ thống chính trị vững mạnh Bộ mặt đô thị và nông thôn thực sự thay đổi.

- Giai đoạn 2007 - 2017: Sau 10 năm bứt phá, đến hết tháng 9 năm 2016, tổng sản phẩm trong tỉnh ước đạt 16.352,8 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người của tỉnh đã đạt 33,6 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước đạt 3.329,18 tỷ đồng đạt 97% dự toán Trung ương giao, 79% vượt dự toán của địa phương; Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 865,5 triệu USD, bằng 69,2% kế hoạch năm, tăng 17,5% so với năm 2015.Công nghiệp và dịch vụ trở thành nền kinh tế chủ đạo giúp chuyển dịch lao động nông nghiệp; chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của Hà Nam xếp thứ 31/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tăng 26 bậc so với năm 2012 Chủ trương đổi mới và đẩy mạnh thu hút đầu tư, tập trung xúc tiến đầu tư song phương, chủ động thu hút doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, doanh nghiệp lớn trong nước, tạo động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững đã phát huy hiệu quả Từ năm 2011 đến 2015 đã thu hút được 211 dự án đầu tư (108 dự án trong nước, 103 dự án FDI), tổng vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh tăng vốn đạt 23.532 tỷ đồng; Năm 2014 đứng trong top 10 và 2015 đứng trong top 5 tỉnh dẫn đầu toàn quốc về thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; trong năm 2011- 2015, phát triển mới 1.572 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 14.642 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn đến năm 2015 là 3.673 doanh nghiệp, 9 tháng đầu năm 2016, có 334 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký 5.437,2 tỷ đồng.

Hiện toàn tỉnh đã làm được trên 1.803 km đường giao thông thôn, xóm, trên

Phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018-2022

2.2.1 Các chính sách phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về phát triểnDLCĐ luôn được Hà Nam quan tâm, chỉ đạo và dựa trên các văn bản của Trung ương về phát triển du lịch Việt Nam.

Với mục tiêu thực hiện định hướng PTDL và từng bước đưa ngành du lịch tỉnh Hà Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Đồng thời tham mưu UBND tỉnh xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách về PTDL tại địa phương bám sát vào quy hoạch, kế hoạch và chính sách tổng thể của Trung ương.

Nhằm đánh giá cho công tác tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch theo từng thời kỳ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên trực tiếp chỉ đạo triển khai, tổ chức tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá, tổ chức sơ kết, tổng kết.việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, từ đó đánh giá cụ thể các ưu điểm và hạn chế chưa phù hợp Qua đó có những điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế Đặc biệt, các quy hoạch được xây dựng đều đặc biệt quan tâm, định hướng và đề ra các chỉ tiêu cụ thể liên quan đến phát triển du lịch bền vững tại Hà Nam.

Chính sách phát triển DLCĐlà một phần quan trọng trong việc xây dựng mô hình du lịch có lợi cho cả cộng đồng địa phương và ngành du lịch Mục tiêu của chính sách này là tạo ra các giải pháp giúp người dân địa phương tham gia và hưởng lợi từ ngành du lịch một cách bền vững, đồng thời đảm bảo bảo tồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên của địa phương.

-Một là Chính sách khuyến khích tạo ra các dịch vụ du lịch và sản phẩm địa phương: Chính sách này thúc đẩy việc phát triển các dịch vụ và sản phẩm dựa trên tài nguyên và văn hóa địa phương Điều này có thể bao gồm việc tạo ra các tour du lịch mang tính địa phương, bán các sản phẩm thủ công địa phương, giới thiệu ẩm thực địa phương và các hoạt động văn hóa truyền thống.

- Hai là Chính sách đào tạo và phát triển kỹ năng du lịch cho người dân địa phương: Chính sách này cung cấp các chương trình đào tạo và hỗ trợ phát triển kỹ năng cho người dân địa phương, như hướng dẫn viên, nghệ nhân thủ công, đầu bếp, để họ có khả năng tham gia vào ngành du lịch với chất lượng và hiệu quả cao.

- Ba là Chính sách bảo tồn và bảo vệ tài nguyên văn hóa và thiên nhiên: Chính sách này đảm bảo rằng hoạt động du lịch được thực hiện một cách bền vững để bảo vệ tài nguyên văn hóa và thiên nhiên của địa phương Điều này bao gồm việc giới hạn số lượng du khách tại một số điểm đến nhằm tránh tình trạng quá tải, và đảm bảo du khách thực hiện các hoạt động một cách có trách nhiệm.

Chính sách phát triển du lịch cộng đồng cho người dân địa phương không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn đảm bảo bảo tồn và phát triển bền vững cho nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên của địa phương. a Phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nền tảng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh là một phần quan trọng trong việc tạo ra mô hình du lịch có lợi cho cả cộng đồng địa phương và ngành du lịch.

- Hạ tầng giao thông: Để thuận lợi cho việc du lịch cộng đồng, việc phát triển hạ tầng giao thông là một yếu tố quan trọng Điều này bao gồm việc xây dựng và cải thiện các tuyến đường, cầu cảng, và các phương tiện giao thông khác để đảm bảo du khách có thể dễ dàng tiếp cận các khu vực du lịch cộng đồng Tuyến đường vào Tam Chúc- Ba Sao Kim Bảng đã hoàn thiện từ năm 2019 để đón đại lễ Vesak đẹp, rồi vào chùa Bà Đanh

- Cơ sở vật chất du lịch: Xây dựng và phát triển các cơ sở vật chất như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, trung tâm thăm quan và các dịch vụ hỗ trợ khác giúp tạo điều kiện thuận lợi cho du khách Điều này đồng thời cũng tạo việc làm cho người dân địa phương.

- Phát triển các hoạt động và trải nghiệm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh tạo ra các hoạt động và trải nghiệm du lịch có tính địa phương và tương tác với cộng đồng là cách thúc đẩy sự tham gia của người dân và tạo lợi ích kinh tế cho họ. Điều này có thể bao gồm các tour thăm làng quê như làng chí phèo ở Lý Nhân, tham gia vào hoạt động nông nghiệp địa phương, tham quan các xưởng sản xuất thủ công truyền thống như bánh đa nem làng chều, v.v.

- Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo: Để phát triển du lịch cộng đồng, người dân địa phương cần được hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo để có thể cung cấp các dịch vụ và trải nghiệm du lịch chất lượng Điều này bao gồm việc đào tạo hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ, nâng cao kỹ năng về quản lý và tiếp thị.

- Phát triển các dự án cộng đồng và quản lý bền vững: Việc xây dựng và quản lý các dự án cộng đồng như xây dựng các cơ sở hạ tầng cộng đồng, tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống, và bảo tồn thiên nhiên địa phương là cách tạo ra lợi ích bền vững cho cả cộng đồng và du lịch.

- Chia sẻ lợi ích kinh tế: Chính sách này đảm bảo rằng lợi ích kinh tế từ du lịch cộng đồng được chia sẻ một cách công bằng với cộng đồng địa phương thông qua việc xây dựng các quỹ hỗ trợ và các chương trình phát triển xã hội.

Phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nền tảng phát triển du lịch cộng đồng tạo sinh kế bền vững cho người dân không chỉ tạo ra cơ hội kinh tế mà còn giúp duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa và thiên nhiên của địa phương. b Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng

Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển du lịch cộng đồng và tạo

2.3.1 Các yếu tố chủ quan

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹthuật của Hà Nam hiện nay được đánh giá rất tốt, có thể nhận thấy trong các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý về du lịch thì yếu tố cơ sở hạ tầng có thể được coi là yếu tố ảnh hưởng tích cực nhất, là yếu tố thuộc về điểm mạnh của du lịch Hà Nam Tuy nhiên, để phát huy được yếu tố cơ sở hạ tầng thành lợi thế đối với hoạt động du lịch thì cần sự kết hợp của các yếu tố như: cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ và năng lực của bộ máy quản lý địa phương cũng như vai trò của các bên tham gia trong hoạt động quản lý kinh doanh du lịch tại Hà Nam Nếu không kết hợp được các yếu tố thì có thể dẫn đến việc cơ sở hạ tầng càng phát triển, giao thông đi lại thuận lợi dẫn đến lượng khách du lịch đi đến trong ngày, không lưu trú tại các cơ sở kinh doanh lưu trú từ đó làm giảm công suất buồng và ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch cũng như tác động tiêu cực đến hiệu quả công tác quản lý về phát triển DLCĐ và tạo SKBV cho người dân tại Hà Nam, đặc biệt là đối với thị trường khách du lịch nội địa.

Tại Hà Nam, vai trò của các bên liên quan đã và đang có sự kết nối tương đối bài bản thông qua vai trò của tổ chức Hiệp hội Du lịch Hiệp hội Du lịch Hà Nam có vai trò quy tụ, tạo liên kết mạnh giữa các hội viên và doanh nghiệp du lịch trên địa bàn, cầu nối giữa các doanh nghiệp du lịch với cơ quan quản lý về dulịch, phát huy vai trò của các bên liên quan trong sự nghiệp phát triển du lịch tỉnh Trong thời gian qua, vai trò của các bên liên quan đến hoạt động quản lý về phát triển DLCĐ và tạo SKBV cho người dân tại Hà Nam đã và đang phát huy được những ưu điểm trong việc phát triển chung hoạt động du lịch tại Hà Nam Cơ quan quản lý, Hiệp hội Du lịch đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp du lịch trong việc phát triển và xây dựng thương hiệu du lịch Hà Nam; huy động“mọi nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển các công trình, tuyến điểm, sản phẩm mới; phối hợp với các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng lao động du lịch, dịch vụ; tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng“các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, các khách sạn cao cấp, các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế với nhiều loại hình du lịch tiện lợi, hấp dẫn, góp phần làm tăng thời gian lưu trú và nâng cao mức chi tiêu của du khách.

Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng của các bên liên quan trong phát triển DLCĐ và tạo SKBV cho người dân tại Hà Nam thì vẫn còn những hạn chế, tồn tại chủ yếu như: Nhận thức về du lịch cả ở cấp quản lý và trong người dân còn thấp, chưa đồng bộ từ đó dẫn đến hoạt động quản lý về phát triển DLCĐ và tạo SKBV cho người dân chưa đảm bảo theo đúng mục tiêu của tỉnh đặc biệt là về các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân, đóng góp du lịch vào GRDP địa phương, thời gian lưu trú bình quân Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp du lịch thể hiện tầm nhìn ngắn hạn trong tư duy chịu tác động của nhóm lợi ích cục bộ, trước mắt do vậy vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh.

Tại Hà Nam, cơ quan quản lý về phát triển DLCĐ và tạo SKBV cho người dân hiện nay tại tuyến tỉnh là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tuyến huyện là phòng văn hóa Kể từ khi thành lập Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam cho đến thời điểm hiện nay bộ máy quản lý về du lịch tại Hà Nam luôn có nhiều biến đổi, thay đổi về nhân sự đặc biệt ở các tuyến huyện Do đó, sự chưa thực sự ổn định về bộ máy cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý về phát triển DLCĐ và tạo SKBV cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam Bên cạnh đó, yếu tố về trình độ, năng lực của cơ quan quản lý về phát triển DLCĐ và tạo SKBV cho người dân tại Hà Nam hiện nay được đánh giá là đáp ứng được yêu cầu về quản lý ở một số cán bộ, công chức, viên chức Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ chủ chốt về du lịch không có chuyên môn sâu về lĩnh vực du lịch, đội ngũ nhân lực chưa thực“sự mạnh về chất lượng, thiếu tính chuyên nghiệp, số lượng, cơ cấu chưa thực sự hợp lý.

Các yếu tố chủ quan có thể ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân tại tỉnh Hà Nam bao gồm những yếu tố do cộng đồng địa phương và người dân tham gia vào ngành du lịch tạo ra.

- Sự nhận thức và ý thức của cộng đồng địa phương về tầm quan trọng của du lịch cộng đồng và bền vững có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển của ngành du lịch Nếu cộng đồng không nhận thức rõ ràng về lợi ích mà du lịch có thể mang lại và không hỗ trợ các hoạt động du lịch, việc phát triển sẽ gặp khó khăn.

- Sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong việc phát triển và quản lý du lịch cộng đồng là rất quan trọng Nếu cộng đồng không hợp tác, không tham gia vào việc đề xuất ý kiến, hoặc không tham gia vào việc cung cấp dịch vụ du lịch, việc phát triển sẽ bị hạn chế.

- Sự sáng tạo và khả năng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới và độc đáo có thể giúp tạo nên những trải nghiệm du lịch độc đáo và thu hút du khách Khả năng khởi nghiệp và tư duy sáng tạo của người dân cũng ảnh hưởng đến việc phát triển các hoạt động kinh doanh liên quan đến du lịch cộng đồng.

- Hình ảnh và văn hóa địa phương có thể tạo nên điểm đặc biệt cho điểm du lịch Sự bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa, truyền thống địa phương trong hoạt động du lịch có thể giúp tạo ra trải nghiệm du lịch sâu sắc và thú vị cho du khách.

- Sự phát triển của ngành du lịch cộng đồng cần sự đóng góp của người dân địa phương có kỹ năng và đào tạo trong các lĩnh vực như dẫn đường, nấu ăn, thủ công, quản lý khách sạn, và nhiều lĩnh vực khác Sự phát triển kỹ năng và đào tạo này có thể tạo cơ hội việc làm và tạo sinh kế bền vững cho người dân.

- Tính cách chủ nghĩa và tình thần cộng đồng trong việc hỗ trợ và hợp tác với nhau có thể tạo nên môi trường thuận lợi cho sự phát triển du lịch cộng đồng Sự hỗ trợ và sẵn sàng chia sẻ tạo ra một cộng đồng đoàn kết, góp phần tạo nên trải nghiệm tốt cho du khách.

- Về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại Hà Nam

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ.thuật của Hà Nam hiện nay được đánh giá rất tốt, có thể nhận thấy trong các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý về du lịch thì yếu tố cơ sở hạ tầng có thể được coi là yếu tố ảnh hưởng tích cực nhất, là yếu tố thuộc về điểm mạnh của du lịch Hà Nam Tuy nhiên, để phát huy được yếu tố cơ sở hạ tầng thành lợi thế đối với hoạt động du lịch thì cần sự kết hợp của các yếu tố như: cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ và năng lực của bộ máy quản lý địa phương cũng như vai trò của các bên tham gia trong hoạt động quản lý kinh doanh du lịch tại Hà Nam Nếu không kết hợp được các yếu tố thì có thể dẫn đến việc cơ sở hạ tầng càng phát triển, giao thông đi lại thuận lợi dẫn đến lượng khách du lịch đi đến trong ngày, không lưu trú tại các cơ sở kinh doanh lưu trú từ đó làm giảm công suất buồng và ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch cũng như tác động tiêu cực đến hiệu quả công tác quản lý về phát triển DLCĐ và tạo sinh kế bền vững cho người dân tại Hà Nam, đặc biệt là đối với thị trường khách du lịch nội địa.

2.3.2 Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân tại tỉnh Hà Nam bao gồm những yếu tố môi trường, kinh tế, chính trị-xã hội và văn hóa.

- Đặc điểm địa lý và môi trường tự nhiên của tỉnh Hà Nam, bao gồm cảnh quan, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và địa hình, có thể tạo ra tiềm năng cho các hoạt động du lịch Các điểm độc đáo như cảnh quan đồng bằng sông Hồng hay các di tích lịch sử, văn hóa có thể hấp dẫn du khách.

- Sự phát triển kinh tế trong khu vực có thể tạo ra cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân, từ việc cung cấp dịch vụ du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đến việc sản xuất và bán hàng liên quan đến du lịch.

Đánh giá chung hoạt động về phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam

2.4.1 Những kết quả đạt được

- Phát triển du lịch cộng đồng có thể tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương, từ hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhà hàng đến các nghệ nhân thủ công làm đồ truyền thống Điều này giúp cải thiện tình hình việc làm và thu nhập cho cộng đồng.

- Việc tập trung vào du lịch cộng đồng thường đi kèm với việc bảo tồn và tôn vinh văn hóa, truyền thống địa phương Các hoạt động du lịch sẽ khuyến khích người dân địa phương tham gia và bảo tồn các phong tục, tập quán, và nghệ thuật truyền thống.

- Để đáp ứng nhu cầu của du khách, việc phát triển cơ sở hạ tầng về vận chuyển, lưu trú, và dịch vụ khác có thể được thúc đẩy Điều này giúp tạo ra cơ sở vật chất tốt hơn cho du khách và cải thiện chất lượng trải nghiệm của họ.

- Phát triển du lịch cộng đồng thường đi kèm với việc tôn trọng và bảo vệ môi trường Việc thúc đẩy các hoạt động du lịch bền vững giúp du khách hiểu và tôn trọng môi trường, giúp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên địa phương.

- Hoạt động du lịch cộng đồng có thể tạo ra sự gắn kết trong cộng đồng địa phương Người dân tham gia vào các hoạt động du lịch thường có cơ hội tương tác với nhau, tạo ra một tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.

- Phát triển du lịch cộng đồng có thể giúp tăng cường nhận thức về giá trị của ngành du lịch đối với cộng đồng địa phương Điều này có thể thúc đẩy sự hỗ trợ và tham gia tích cực từ phía cộng đồng.

2.4.2 Hạn chế Đôi khi, việc thu thập thông tin và dữ liệu liên quan đến hoạt động du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững có thể bị hạn chế Thiếu thông tin đầy đủ và chính xác có thể gây ra sự thiếu rõ ràng về tình hình thực tế và hiệu suất của các hoạt động.

- Việc đánh giá hoạt động du lịch cộng đồng có thể phức tạp và đa dạng, từ khía cạnh kinh tế đến văn hóa và môi trường Thiếu một phương pháp đánh giá đồng nhất và chuẩn để đo lường tác động có thể làm cho việc so sánh và phân tích khó khăn.

- Đánh giá hoạt động du lịch cộng đồng thường phụ thuộc vào việc đánh giá yếu tố chủ quan như sự tham gia của cộng đồng và tình thế cộng đồng Điều này có thể dẫn đến sự khó khăn trong việc thẩm định và đo lường chính xác.

- Người dân địa phương và cộng đồng có thể không có quyền truy cập đầy đủ vào thông tin liên quan đến việc phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững Điều này có thể dẫn đến thiếu sự tham gia và tham gia của họ trong quá trình đánh giá.

- Đánh giá du lịch cộng đồng có thể bị ảnh hưởng bởi thời gian và mùa vụ.

Sự biến đổi về mùa du lịch và sự thay đổi trong sự quan tâm của du khách có thể làm cho việc đánh giá trở nên khó khăn.

- Một số tác động của du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững có thể không thể đo lường ngay lập tức và yêu cầu thời gian để thấy rõ Ví dụ, sự cải thiện về tình hình môi trường, tăng cường văn hóa cộng đồng, và tạo ra tác động kinh tế dài hạn có thể không thể đo lường một cách dễ dàng.

- Các yếu tố ngoại vi như biến đổi khí hậu, thay đổi thị trường du lịch toàn cầu, và sự thay đổi trong chính trị-xã hội có thể ảnh hưởng đến hoạt động du lịch cộng đồng một cách không kiểm soát.

Công tác quản lý và giám sát quy hoạch đạt hiệu quả chưa cao, tiến độ triển khai các dự án đầu tư còn chậm, một số dự án đầu tư du lịch kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm đặc biệt việc hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu du lịch Quy hoạch chi tiết và cơ chế thu hút đầu tư các khu du lịch, khu chức năng chưa đạt so kế hoạch đề ra, dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý và tổ chức triển khai thực hiện.

Công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác phát triển DL với các địa phương khác trong nước tuy được thực hiện nhưng chưa thực sự hiệu quả.

Tỉ lệ lao động có chuyên môn nghiệp vụ và qua đào tạo chuyên ngành thấp, đặc biệt, thiếu cán bộ có trình độ quản lý điều hành kinh doanh du lịch giỏi Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch tại Hà Nam còn mang nặng tính lý thuyết, chưa có nhiều sự liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp nên sinh viên được đào tạo ra còn thiếu kinh nghiệm thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc theo từng vị trí nghề nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp du lịch sau khi tuyển dụng sẽ phải bồi dưỡng hoặc đào tạo lại để phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ năng nghiệp vụ của doanh nghiệp

Chưa chú trọng công tác giáo dục nhận thức và nâng cao hiểu biết cho cán bộ, nhân viên ngành Du lịch, nhất là cho cộng đồng dân cư về du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng.

Định hướng phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2030

Để ngành du lịch Hà Nam tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới và thực sự trở thành ngành kinh tế chiếm tỉ trọng quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, công tác quản lý về phát triển DLCĐ và tạo SKBV trên địa bàn tỉnh Hà Nam phải được nâng cao và không ngừng hoàn thiện Vì vậy, trong thời gian tới, hoạt động quản lý về phát triển DLCĐ và tạo SKBV trên địa bàn tỉnh Hà Nam sẽ tập trung vào một số định hướng trọng tâm sau:

Tiếp tục tham mưu, rà soát ban hành quy hoạch theo hướng phù hợp hơn với thực tế phát triển du lịch Hà Nam, đầu tư trong công tác nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm du lịch mang tính đặc thù riêng Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường đầu tư trong công tác quy hoạch và sự phối hợp trong công tác quy hoạch liên vùng Thực hiện tốt hệ thống chính sách phát triển DLCĐ và tạo SKBV cho người dân phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, thể hiện cụ thể trong chiến lược, quy hoạch, các chương trình, các đề án phát triển du lịch Các chính sách được ban hành phải đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, đóng góp vào ngân sách tỉnh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin liên quan đến hoạt động du lịch theo hướng bài bản và chuyên nghiệp hơn Đẩy mạnh sự kết nối thông tin giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý về du lịch địa phương và liên vùng.

Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý về phát triển DLCĐ và tạo SKBV cho người dân về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… đáp ứng với nhu cầu trong tình hình mới Tiếp tục rà soát và ban hành các chính sách liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho nguồn nhân lực tại các DNDL trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng nhân lực chung của toàn ngành.

Tăng cường ngân sách đối với hoạt động hợp tác quốc tế và xúc tiến du lịch tại

Hà Nam nhằm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến có hiệu quả theo đúng trọng tâm, trong điểm mà ngành du lịch đã xác định Tiếp tục tăng cường sự phối hợp liên ngành, liên vùng trong hoạt động hợp tác quốc tế và xúc tiến du lịch trong thời gian tới.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý về phát triển DLCĐ và tạo SKBV cho người dân tại Hà Nam nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý về phát triển DLCĐ và tạo SKBV cho người dân trên địa bàn tỉnh Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và chuyên môn của cán bộ quản lý về phát triển DLCĐ và tạo SKBV nhằm phát huy tối đa mức độ đóng góp và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành du lịch tại Hà Nam.

Tiếp tục rà soát và hoàn thiện các thể chế, quy định liên quan đến hoạt động quản lý về du lịch, về hoạt động cấp và thu hồi giấy phép kinh doanh theo hướng đơn giản, rõ ràng, nhanh chóng, tạo điều kiện và hướng dẫn cho các DNDL hoạt động hợp pháp và mang lại sự tin tưởng của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý về hoạt động cấp và thu hồi giấy phép kinh doanh.

Thường xuyên tổ chức quán triệt về những chủ trương, quy định mới về hoạt động du lịch, về bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch, về an ninh trật tự, kinh tế xã hội,… nhằm góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân viên các cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành đối với sự nghiệp phát triển du lịch và bảo vệ an ninh quốc gia trên địa bàn tỉnh.

Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch được tăng cường theo hướng kết hợp thanh kiểm tra liên ngành, giảm thiểu các thủ tục thanh kiểm tra không cần thiết nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng trong lĩnh vực du lịch. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ thanh tra cả về số lượng và chất lượng nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả đối với công tác thanh tra về du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung vào việc phát triển những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù vùng, như du lịch nông nghiệp, du lịch làng cổ truyền, du lịch cảnh quan tự nhiên, và các trải nghiệm gắn với văn hóa địa phương Điều này giúp thu hút du khách muốn khám phá những điểm độc đáo mà Hà Nam có.

- Đảm bảo rằng người dân trong khu vực được hưởng lợi từ việc phát triển du lịch bằng cách tạo cơ hội cho họ tham gia vào các hoạt động du lịch, như cung cấp dịch vụ lưu trú, thực phẩm và thậm chí các hoạt động hướng dẫn du lịch.

- Đào tạo về kỹ năng quản lý du lịch và hướng dẫn du lịch cho cộng đồng địa phương để họ có khả năng tham gia một cách hiệu quả vào ngành du lịch Nâng cao nhận thức về giá trị của du lịch cộng đồng và bảo vệ tài nguyên văn hóa, thiên nhiên của khu vực.

- Đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng du lịch như giao thông, điểm dừng chân, nơi lưu trú và nhà hàng đáp ứng đủ tiêu chuẩn để thuận tiện cho du khách và an toàn cho cộng đồng địa phương.

- Đầu tư vào chiến dịch quảng bá và tiếp thị hiệu quả để tạo thương hiệu cho du lịch cộng đồng của Hà Nam Sử dụng các kênh trực tuyến và ngoại trời để tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

- Đảm bảo rằng việc phát triển du lịch không gây hại cho môi trường và không làm biến đổi quá mức văn hóa địa phương Khuyến khích các hoạt động du lịch bền vững và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam

- Chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch Nhà nước hỗ trợ một phần ngân sách để tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực, đặc biệt tập trung vào đội ngũ quản lý, lao động nghiệp vụ bậc cao;

- Khai thác nguồn nhân lực tại chỗ, thu hút lực lượng lao động trẻ là người địa phương để đào tạo nghề thông qua việc đào tạo trực tiếp, hợp tác đào tạo với các Trung tâm đào tạo nghề uy tín hoặc các khóa đào tạo nghề do các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tổ chức và tài trợ để cung cấp nguồn nhân lực về lữ hành, hướng dẫn và nghiệp vụ khách sạn phục vụ.

- Chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về du lịch-dịch vụ cho đội ngũ lao động gián tiếp, người dân trong khu vực tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch-dịch vụ.

- Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch nhằm gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo theo yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp sử dụng lao động;

- Trước mắt, sử dụng một phần nguồn nhân lực có chuyên môn từ các địa phương khác để hỗ trợ vận hành và chia sẻ kinh nghiệm cho các lao động địa phương Trong giai đoạn tiếp theo cần hướng đến mục tiêu chuyển đổi sang sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ để tối ưu hóa nguồn nhân lực địa phương;

- Lồng ghép các chương trình đào tạo du lịch bền vững, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong các hoạt động đào tạo cộng đồng và đào tạo nghề du lịch. b) Về vốn đầu tư

- Xây dựng các kế hoạch hành động phát triển du lịch làm cơ sở bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước;

- Nghiên cứu xây dựng “Quỹ phát triển du lịch tỉnh Hà Nam” làm cơ sở đầu tư cho các hoạt động phát triển và quảng bá du lịch;

- Khai thác hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch:

+ Quy hoạch quỹ đất phát triển du lịch, sử dụng một phần vốn từ ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng và hỗ trợ các điều kiện khác để khuyến khích và kêu gọi đầu tư.

+ Tăng cường sử dụng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

+ Nghiên cứu các giải pháp phát hành trái phiếu công trình để huy động nguồn lực hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch;

+ Nghiên cứu và đề xuất ban hành cơ chế thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư theo hướng khuyến khích các dự án đầu tư đa năng kết hợp dịch vụ du lịch để thu hút các nhà đầu tư chiến lược;

+ Mở rộng các hoạt động tư vấn hỗ trợ đầu tư, xây dựng các danh mục kêu gọi dự án đầu tư; Đẩy mạnh liên kết, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài; các nguồn vốn tài trợ, thúc đẩy phát triển mô hình liên doanh, liên kết phù hợp để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển du lịch và bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội. c) Về xúc tiến quảng bá

- Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch),

Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc để xây dựng chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch theo đúng định hướng của ngành và bảo đảm tính bền vững lâu dài và tổ chức hiệu quả hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch tỉnh Hà Nam; Các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch hàng năm theo chuyên đề Xây dựng đa dạng các tài liệu quảng bá, xúc tiến: Thư viện ảnh, bộ nhận diện thương hiệu và hướng dẫn thương hiệu, thư viện phim video, các ấn phẩm quảng bá ;

- Đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch: Xây dựng, hoàn thiện nội dung và quản lý các website, các công cụ quảng bá trực tuyến;xây dựng các trung tâm thông tin du lịch tại đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh;Xây dựng các bảng chỉ dẫn đường, bảng giới thiệu, thuyết minh du lịch đa ngôn ngữ(nhất là tiếng Việt và tiếng Anh) tại các khu vực, điểm du lịch chính; Sưu tầm, nghiên cứu, xây dựng, phát hành các tư liệu về lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội, ẩm thực địa phương; Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Nam qua các phương tiện thông tin đại chúng ; Phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến; xây dựng chương trình kích cầu du lịch tỉnh Hà Nam, tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch, khảo sát điểm đến, nghiên cứu đánh giá thị trường; tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước.

- Nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm công tác xúc tiến thông qua các chương trình tập huấn thường xuyên, tham gia các hội nghị, hội thảo về du lịch. d) Về ứng dụng khoa học công nghệ

- Ứng dụng các giải pháp công nghệ năng lượng sạch và thân thiện với môi trường; công nghệ khoa học hiện đại trong công tác bảo tồn tu bổ các công trình di tích lịch sử có giá trị cốt lõi trên địa bàn;

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế các sản phẩm tiện ích thuận tiện hỗ trợ nhu cầu đa dạng về thanh toán của du lịch thông qua hệ thống ngân hàng điện tử;

- Hoàn thiện hệ thống trang thông tin, cổng thông tin điện tử, cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời, tăng cường liên kết mạng xã hội;

Một số kiến nghị

3.3.1 Đối với Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Hỗ trợ tỉnh Hà Nam trong việc xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng cụ thể và chi tiết Điều này bao gồm việc xác định các sản phẩm du lịch độc đáo, các hoạt động thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Hỗ trợ tỉnh Hà Nam trong việc tổ chức các chương trình đào tạo cho cộng đồng địa phương về cách thức tham gia vào ngành du lịch và cách quản lý các hoạt động liên quan đến du lịch cộng đồng Đồng thời, tạo các chương trình tăng cường nhận thức cho du khách về văn hóa và môi trường địa phương.

- Cung cấp tài chính và hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án và hoạt động du lịch cộng đồng, đặc biệt là những dự án có khả năng tạo ra tác động tích cực đối với người dân và môi trường.

- Khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp và dịch vụ du lịch địa phương bằng cách cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật, quản lý, và tiếp thị.

- Đồng thời hỗ trợ tỉnh Hà Nam trong việc xây dựng và áp dụng các quy định và tiêu chuẩn về du lịch cộng đồng và bền vững, đảm bảo rằng các hoạt động du lịch không gây hại cho môi trường và văn hóa địa phương.

- Tạo điều kiện cho việc hợp tác giữa các bộ ngành khác nhau, tổ chức phi chính phủ, và các đối tác khác nhau để đảm bảo sự cân nhắc đa chiều trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng.

- Hỗ trợ tỉnh Hà Nam trong việc xây dựng các chiến dịch tiếp thị và quảng bá cho các sản phẩm du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững của họ.

- Hỗ trợ trong việc xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá tác động của các hoạt động du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững, từ khía cạnh kinh tế, xã hội đến môi trường.

Cần nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, nhận thức đúng đắn của người dân, khách du lịch và doanh nghiệp trong việc tham gia vào những HĐDL tại khu du lịch, tăng cường giữ gìn và bảo vệ môi trường du lịch. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ TNDL, tuyên truyền về quyền gắn với trách nhiệm của khách du lịch nhằm nâng cao ý thức tự giác của khách du lịch về bảo vệ TNDL, bảo vệ môi trường, ý thức tôn trọng cộng đồng, tôn trọng văn hóa bản địa Hướng dẫn khách du lịch tự giác thực hiện các nội quy, quy chế, các bộ quy tắc ứng xử khi tham gia du lịch.

Có chế tài xử phạt vi phạm đủ mạnh xử lý các trường hợp lợi dụng HĐDL để tổ chức, tham gia các tệ nạn xã hội, gây mất an ninh trật tự, mất an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.

Phối kết hợp với những bộ ban ngành khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Hỗ trợ các cơ sở đào tạo du lịch Hà Nam được tiếp cận, hợp tác với các cơ sở đào tạo du lịch trong nước có ngành du lịch phát triển; kiện toànđội ngũ cán bộ công chức làm công tác tham mưu về đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực.

Tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các Bộ, Ngành ở trung ương, giữa trung ương với địa phương nhằm đảm bảo thống nhất, hiệu quả trong việc triển khai các chủ trương, đường lối của Nhà nước trong phát triển DL.

3.3.2 Kiến nghị đối với các Bộ, Ngành Trung ương

- Các Bộ, Ngành Trung ương khi có chính sách mới của chính phủ ban hành có liên quan về phát triền du lịch cộng đồng và tạo sinh kế bền vững cần ra các thông tư hướng dẫn kịp thời để tỉnh, Thành phố và cơ sở thực hiện.

- Chính phủ cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp, tư nhân và tập thể đã thu hút nhiều lao động Có chế tài xử lý những dự án triển khai kéo dài gây ảnh hưởng tới tiến độ chung phát triển kinh tế xã hội, không thu hút được lao động.

Triển khai thực hiện hiệu quả các quy hoạch, đề án, dự án đã được phê duyệt, trọng tâm là Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2030; không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý, quảng bá, phát triển lĩnh vực du lịch. Đưa Hà Nam trở thành điểm đến hấp dẫn và chất lượng trên bản đồ du lịchViệt Nam.

Ngày đăng: 07/12/2023, 10:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch Hà Nam từ 2020 - 2022 - PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG  VÀ TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Bảng 2.1 Cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch Hà Nam từ 2020 - 2022 (Trang 48)
Hình 2.1: Tổng số lao động trong ngành du lịch Hà Nam chia theo trình độ - PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG  VÀ TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Hình 2.1 Tổng số lao động trong ngành du lịch Hà Nam chia theo trình độ (Trang 52)
Hình 2.2: Tổng thu từ khách Du lịch tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018- 2022 - PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG  VÀ TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Hình 2.2 Tổng thu từ khách Du lịch tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018- 2022 (Trang 53)
Bảng 2.3:Đóng góp của ngành du lịch vào GRDP của tỉnh Hà Namgiai đoạn 2018-2022 - PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG  VÀ TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Bảng 2.3 Đóng góp của ngành du lịch vào GRDP của tỉnh Hà Namgiai đoạn 2018-2022 (Trang 54)
Bảng 2.4: Số lượt khách du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018- 2022 - PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG  VÀ TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Bảng 2.4 Số lượt khách du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018- 2022 (Trang 56)
Hình 2.3: Số ngày khách bình quân của khách du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Nam - PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG  VÀ TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Hình 2.3 Số ngày khách bình quân của khách du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 59)
Bảng 2.5: Thống kê hoạt động cấp phép du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018- 2022 - PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG  VÀ TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Bảng 2.5 Thống kê hoạt động cấp phép du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018- 2022 (Trang 69)
Hình 2.5: Đánh giá về nội dung quản lý công nhận khu, điểm du lịch - PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG  VÀ TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Hình 2.5 Đánh giá về nội dung quản lý công nhận khu, điểm du lịch (Trang 70)
Bảng 2.6. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018-2022 - PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG  VÀ TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Bảng 2.6. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018-2022 (Trang 73)
Bảng 2.8 Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018 - 2022 - PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG  VÀ TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Bảng 2.8 Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018 - 2022 (Trang 78)
Bảng 2.9: Kết quả tạo việc làm sau đào tạo nghề cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018- 2022 - PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG  VÀ TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Bảng 2.9 Kết quả tạo việc làm sau đào tạo nghề cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018- 2022 (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w