Giátrịthươnghiệu trên bảngcânđốikếtoán Khi các công ty này mua lại một số công ty khác, chế độ kếtoán hiện hành không hề có khoản mục nào dành cho cái gọi là thươnghiệu (lưu ý rằng thươnghiệu là một phần của “Goodwill” (lợi thế thương mại) bao gồm thương hiệu, công nghệ, bằng sáng chế, nhân lực). Kết quả là các công ty này “bị phạt” cho những gì mà họ tin tưởng là góp phần làm tăng giátrị từ các vụ mua lại. Họ đã phải chịu đựng những khoản khấu trừ rất lớn trực tiếp vào tài khoản thu nhập hoặc các quỹ dự trữ. Trong nhiều trường hợp, kết quả của vụ mua bán khiến tài sản của doanh nghiệp còn giảm thấp hơn trước khi mua. Ở một số quốc gia như Anh, Pháp, Úc và New Zealand, việc ghi nhận giátrị của thươnghiệu như là tài sản vô hình vào bảngcânđốikếtoán của một số thươnghiệu được mua lại đã thực hiện từ lâu. Điều này giúp giải quyết phần nào những vấn đề phát sinh như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, việc ghi nhận này vẫn còn nhiều điểm hạn chế, ít nhất là ở Anh và Pháp. Các công ty ở hai quốc gia này không được khuyến khích nhưng đồng thời cũng không bị cấm ghi nhận giátrịthươnghiệu vào bảng cânđốikế toán. Vào giữa những năm 1980, Reckitt & Colman, một công ty hoạt động tại Anh đã ghi nhận giátrị của thươnghiệu Airwick khi tiến hành mua lại; Grand Metropolitan cũng thực hiện tương tự với thươnghiệu Smirnoff. Cùng thời điểm này, một vài hãng báo chí cũng ghi nhận giátrị tên tờ báo của họ vào bảngcânđốikế toán. Vào cuối những năm 1980, việc ghi nhận giátrị của thươnghiệu được mua lại gợi ý đến việc ghi nhận giátrị tự tích lũy của thươnghiệu như là một tài sản tài chính có giátrị của công ty. Vào năm 1988, Rank Hovis McDougall (RHM), một tập đoàn (conglomerate) hoạt động chính trong lĩnh vực thực phẩm đã bảo vệ thành công giátrị thực sự thươnghiệu của mình khi bị đối thủ là tập đoàn Goodman Fielder Wattie (GFW) nhăm nhe thôn tính. Đây được coi là công ty tiên phong trong việc tự định giáthươnghiệu của mình chứng minh rằng thươnghiệu không chỉ được định giá khi bị mua lại mà còn có thể được định giá trong nội bộ công ty. Sau thành công này, năm 1988, RHM ghi nhận giátrịthươnghiệu của mình dưới hai dạng là Giátrịthươnghiệu được mua lại (Acquired brands) và Giátrịthươnghiệu tự tích lũy (internally generated brands) dưới khoản mục là tài sản vô hình trong bảngcânđốikế toán. Vào năm 1989, thị trường chứng khoán London ban hành quyết định công nhận việc định giáthươnghiệu đã được sử dụng bởi RHM bằng cách cho phép việc ghi nhận giátrị tài sản vô hình trong quá trình định giá để xin ý kiến chấp thuận của cổ đông. Điều này đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ khi các công ty có thươnghiệu tốt quyết định ghi nhận giátrịthươnghiệu của mình như là tài sản vô hình vào bảng cânđốikế toán. Ở Anh, một số công ty này bao gồm Cadbury Schweppes, Grand Metropolitan (khi mua lại Pillsbury với giá 5 tỷ đôla), Guinness, Ladbrokes (khi mua lại Hilton) và United Biscuits (bao gồm cả thươnghiệu Smith). Ngày nay, nhiều công ty bao gồm L’Oréal, Gucci, Prada, và PPR đã ghi nhận giátrịthươnghiệu được mua lại của họ vào bảngcânđốikế toán. Các công ty khác lại sử dụng giátrị của thươnghiệu như là một chỉ số thể hiện hiệu quả trong hoạt động tài chính và là công cụ hỗ trợ trong hoạt động đầu tư. Nếu xét về khía cạnh liên quan đến chuẩn mực kế toán, các quốc gia như Anh, Úc, New Zealand được coi là những quốc gia tiên phong trong việc cho phép thươnghiệu (brands) được xuất hiện trên bảng cânđốikếtoán và cung cấp chi tiết cách ghi nhận cho thươnghiệu trong tài khoản Lợi thế thương mại. Năm 1999, UK Accounting Standards Board đưa ra đạo luật FRS 10 và 11 hướng dẫn chi tiết việc ghi nhận tài khoản Lợi thế thương mại trênbảngcânđốikế toán. The International Accounting Standards Board theo sau với đạo luật IAS 38. Mùa xuân năm 2002, US Accounting Standards Board giới thiệu đạo luật FASB 141 và 142, bãi bỏ một số quy định không phù hợp trước đây và đưa ra đạo luật hướng dẫn chi tiết về việc ghi nhận tài khoản Lợi thế thương mại vào bảng cânđốikếtoán . Giá trị thương hiệu trên bảng cân đối kế toán Khi các công ty này mua lại một số công ty khác, chế độ kế toán hiện hành không hề có khoản mục nào dành cho cái gọi là thương hiệu (lưu. dạng là Giá trị thương hiệu được mua lại (Acquired brands) và Giá trị thương hiệu tự tích lũy (internally generated brands) dưới khoản mục là tài sản vô hình trong bảng cân đối kế toán. Vào. và PPR đã ghi nhận giá trị thương hiệu được mua lại của họ vào bảng cân đối kế toán. Các công ty khác lại sử dụng giá trị của thương hiệu như là một chỉ số thể hiện hiệu quả trong hoạt động