Mô tả: Cây khoẻ sống dai, mọc ở chỗ ẩm ướt, đất lầy, nhờ một thân rễ phân nhánh nhiều, dày cỡ 3cm, mang nhiều rễ con.. Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Acori Calami, thường gọi là Thủy xư
Trang 1Cây Thuỷ xương bồ
Thủy xương bồ, Xương bồ, Bạch bồ - Acorus calamus L., thuộc họ Ráy
- Araceae
Mô tả: Cây khoẻ sống dai, mọc ở chỗ ẩm ướt, đất lầy, nhờ một thân rễ phân nhánh nhiều, dày cỡ 3cm, mang nhiều rễ con Lá hình gươm có một
gân chính, dài 50-150cm và rộng 1-3cm Cụm hoa hình trụ dài 4-5cm nằm đầu một cán hoa, trên đó có nhiều hoa nhỏ màu lục nhạt xếp theo đường
xoắn ốc Quả mọng màu đỏ
Hoa tháng 6-7, quả tháng 8
Trang 2Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Acori Calami, thường gọi là Thủy xương bồ Lá và thân cũng được dùng
Nơi sống và thu hái: Loài của vùng Trung Á, có phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Inđônêxia Ở nước ta, cây mọc từ Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Trị, tới Lâm Đồng
Thứ phổ biến hiện nay là var verus L thường gặp ở bờ rạch, bờ ao, nơi
có nước, các mương lầy, các bãi bồi của cồn Cũng có khi được trồng Để dùng làm thuốc, đào thân rễ già, rửa sạch đất cát, cho lên giàn và đốt lửa ở dưới để đốt các bẹ, rễ con và giảm bớt Thủy phân Sau đó, dùng dao cắt thành từng đoạn dài 8-15 cm và cắt bỏ những rễ con sót lại, đem phơi nắng hoặc sấy đến khô
Trang 3
Thành phần hóa học: Thân rễ khô chứa 1,5-3,5% tinh dầu thơm có vị cay dễ bay hơi, chất đắng acorin (khi tiếp xúc với không khí bị ô xy hoá chậm thành một chất nhựa trung tính gọi là acoretin), một ít tanin, chất nhầy, acid béo, cholin Trong tinh dầu có các acid acetic, palmitic và eugenol, aldehyd asarylic, (-pinen, camphen, long não (calameene), một sesquiterpen
2 vòng (calamen), alcol là calamneol, asaron và parasaron, đồng phân của asaron là calamol và isocalamol; còn có thiamin Người ta còn tìm thấy các chất calamendiol, acorenone, shyobunone, acorone, acoragernacrone,
acolamone, isoacolamone
Tính vị, tác dụng: Thủy xương bồ có vị cay, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong thông khiếu, kiện tỳ, hoá khí trừ đàm, sát trùng giải độc
Trang 4Acorin kích thích mạnh các tuyến nước bọt, tuyến dạ dày và ruột, tạo thành một loại thuốc làm mạnh tiêu hoá, làm tăng cường các sự trao đổi chất hữu
cơ Nó có tác dụng làm dịu đối với hệ thần kinh trung ương và làm thuốc điều hoà nhịp tim Asaron cũng có tính kháng khuẩn và sát trùng
Công dụng, chỉ định và phối hợp: từ lâu, cây được sử dụng làm thuốc kích thích tiêu hoá và lợi tiểu, dùng chế các loại nước uống và dùng trong hương liệu Thường dùng trị cảm cúm, viêm phổi nhẹ, viêm khí quản, viêm thận, khó tiêu, kinh giản điên cuồng và phong hàn tê thấp Còn dùng trị giun cho trẻ em và trẻ hay ói oẹ
Trang 5Ngày dùng 3-8g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán Thường phối hợp với các vị thuốc khác Dùng ngoài, nấu nước rửa mụn nhọt, để tiêu nọc độc và tán bột rắc trừ sâu bọ, chấy rận, rệp và mối Có thể dùng chế rượu uống: 100g rễ khô trong 1/2 - 1 lít rượu, ngâm trong 1 tuần, ngày dùng 2-3 ly Hoặc dùng hãm uống; 40g trong 1 lít nước sôi, ngày uống 2-3 ly
Ở Vân Nam (Trung Quốc), Thủy xương bồ dùng trị trúng phong hôn
mê, đau nhức khớp xương do phong thấp, đau răng, tiêu hoá không bình thường, đau bụng, ỉa chảy, Thủy thũng, lỵ, ghẻ nấm Toàn cây được dùng làm thuốc trong nông nghiệp