Trong ngành xây dựng hiện nay, các doanh nghiệp trong nước không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải đối mặt với các công ty xây dựng nước ngoài. Trước tình hình đó, doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng vận động, phát triển để tồn tại. Muốn vậy, sản phẩm của doanh nghiệp phải được thị trường chấp nhận và song hành với điều này là tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
Khái niệm về chi phí sản xuất
Quá trình hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là sự kết hợp các yếu tố: Sức lao động của con người, tư liệu lao động và đối tượng lao động Sự tham gia của các yếu tố vào quá trình sản xuất thành viên các khoản chi phí Ví dụ: tương ứng với việc sử dụng tài sản cố định là chi phí khấu hao tài sản cố định, tương ứng với sử dụng lao động là chi phí tiền lương, tiền công Trong nền kinh tế hàng hóa, các khoảng chi phí trên đều được biểu hiện bằng tiền Do đó, có thể hiểu "chi phí xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất xây lắp trong thời kỳ nhất định".
Phân loại chi phí sản xuất
Tuỳ theo nhu cầu và cách thức quản lý của doanh nghiệp mà chi phí được phân loại theo các cách thức sau:
2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu: gồm nguyên vật liệu như gạch, cát, đá, sỏi, xi măng, sắt thép….; vật liệu phụ: công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế…
- Chi phí nhiên liệu, động lực: sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Chi phí nhân công: như tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp, gián tiếp sản xuất thi công.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: số tiền trả cho sản xuất trong doanh nghiệp như chi phí về điện, nước, điện thoại, chi phí thuê máy…
- Chi phí khác bằng tiền: là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất xây lắp ở doanh nghiệp ngoài các yếu tố trên và được thanh toán bằng tiền.
2.2 Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí về các loại vật liệu chính,vật liệu phụ, vật liệu kết cấu, vật liệu luân chuyển cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp không bao gồm chi phí vật liệu đã tính vào chi phí chung, chi phí máy thi công.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí về nhân công, tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp cần thiết để hoàn chỉnh sản phẩm Trong hoạt động xây lắp là các chi phí theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính theo quỹ lương công nhân trực tiếp xây lắp thì không được tính vào CPNCTT.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Là toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xây lắp công trình.
- Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung ở tổ đội, công trường xây dựng như: lượng nhân viên quản lý đội, các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính trên lương phải trả cho nhân viên quản lý đội, công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển máy thi công, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của tổ đội…
Ngoài các cách trên, chi phí sản xuất còn được phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, theo mối quan hệ với khối lượng sản xuất có: định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp.
Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và chi phí khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình theo quy định.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí xây lắp là cơ sở để tính giá thành sản phẩm xây lắp Là biểu hiện của sự hao phí Giá thành sản phẩm biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất. Chúng giống nhau về chất, đều là các chi phí về lao động sống, lao động vật hóa kết tinh trong sản phẩm mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình thi công. Chi phí sản xuất thể hiện những chi phí mà doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý năm), không tính đến chi phí đó có liên quan đến sản phẩm hoàn thành hay chưa, còn giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm hoàn thành theo quy định bao gồm cả chi phí của khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ trước và không bao gồm chi phí sản xuất của khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được chuyển cho kỳ sau.
Giá thành sản phẩm= Trị giá SPDD đầu kỳ + CPSXPS trong kỳ - Trị giá SPĐ cuối kỳ
Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
5.1 Theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành
Căn cứ vào thời điểm tính và nguồn số liệu để chia giá xây dựng thành các loại khác nhau Thời điểm tính giá có thể là trước, trong hoặc sau quá trình thi công Nguồn số liệu để tính dựa vào giá thị trường và định mức đơn giá Nhà nước Khi đó có các loại giá sau.
Giá thành dự toán: là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình
Giá thành kế hoạch: Là chỉ tiêu được xác định trên cơ sở giá thành dự toán gắn với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về định mức, đơn giá, biện pháp thi công…
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán
Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu giá thành được xác định theo số liệu hao phí thực tế liên quan đến khối lượng xây lắp hoàn.
Việc so sánh giá thành dự toán và giá thành thực tế cho phép đánh giá sự tiến bộ hay yếu kém trong doanh nghiệp so với trình độ chung của xã hội Về nguyên tắc mối quan hệ giữa các loại giá thành phải đảm bảo.
Giá thành dự toán >= Giá thành kế hoạch >= Giá thành thực tế
5.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp theo phạm vi của chỉ tiêu giá thành
Giá thành sản phẩm xây lắp được chia ra: giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ Giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp chỉ bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việc xây dựng hay lắp đặt sản phẩm xây lắp Giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp cộng với các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm xây lắp.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp
1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp cần phải căn cứ vào các tiêu thức sau:
- Địa điểm phát sinh chi phí và công dụng của chi phí
- Đặc điểm quy trình công nghệ (giản đơn hay phức tạp)
- Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Với ngành xây dựng cơ bản, đối tượng tập hợp chi phí có thể là công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng, giai đoạn công việc hoàn thành…
1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp với đối tượng tập hợp chi phí nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó.
- Phương pháp tập chi phí gián tiếp: phương pháp này áp dụng cho các khoản mục chi phí phát sinh liên quan tới nhiều đối tượng chi phí khác nhau, hạch toán ban đầu không thể ghi chép riêng cho từng đối tượng mà cần tiến hành phân bổ các chi phí đó cho các đối tượng bằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý theo công thức sau:
Phương pháp kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất
2.1 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kế toán tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình theo giá trị thực tế đối với những chi phí nguyên vật liệu liên quan đến công trình hạng mục công trình đó.
- Chứng từ kế toán sử dụng
Phiếu xuất kho, Bảng tổng hợp xuất vật tư, Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ;
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" và các tài khoản liên quan như: TK152, TK153, TK111, TK112, TK331…
- Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: (Phụ lục số 1)
2.2 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
- Chứng từ kế toán sử dụng:
Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành, Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK622 "Chi phí nhân công trực tiếp" và các tài khoản liên quan như: TK334, TK141, TK335…
- Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: (Phụ lục số 2)
2.3 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí tạm thời: Là những chi phí có liên quan đến việc vận chuyển lắp đặt, chạy thử máy, và chi phí về những công trình tạm thời phục vụ sử dụng máy thi công.
Chi phí thường xuyên: là những chi phí hàng ngày cần thiết cho việc sử dụng máy thi công Phương pháp tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong tháng nào được tổ hợp, phân bổ cho từng đối tượng sử dụng (CT, HMCT) theo khối lượng máy đã hoàn thành hoặc số ca máy đã phục vụ của từng loại máy thi công.
- Chứng từ kế toán sử dụng:
Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công, Bảng khấu hao tài sản cố định…
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK623 "Chi phí sử dụng máy thi công" và các tài khoản có liên quan.
- Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công
Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công tại doanh nghiệp xâp lắp có tổ chức bộ máy thi công riêng biệt và có tổ chức hạch toán kế toán riêng (Phụ lục số 3)
Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công tại doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công (Phụ lục 4)
2.4 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
- Chứng từ kế toán sử dụng
Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung của toàn doanh nghiệp, Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng CT, HMCT…
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK627 "Chi phí sản xuất chung" và các tài khoản khác như: TK334, TK33, TK214, TK111…
- Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung ( Phụ lục 5)
Đánh giá sản phẩm xây lắp làm dở cuối kỳ trong doanh nghiệp xây lắp
Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp là các công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công tác xây lắp trong thời kỳ chưa được giao thầu nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.
- Nếu thanh toán sản phẩm xây dựng hoàn thành theo tiến độ kế hoạch theo giá trị khối lượng thực hiện thì sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được đánh giá theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của công trình đó cho các giai đoạn còn dở dang theo giá dự toán với công thức sau:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ANH TÚ
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ANH TÚ
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Anh Tú Địa chỉ Công ty: Số 10, ngõ 230 phố Lạc Trung, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Anh Tú là một đơn vị được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số
0103006523 ngày 20/1/2005, Công ty đã có một quá trình xây dựng và trưởng thành Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty đã thi công nhiều hạng mục công trình như về giao thông, thuỷ lợi, san lấp mặt hàng, xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở, nhà xưởng cho các khu công nghiệp thuộc hầu hết các thể loại công trình phổ biến với nhiều yêu cầu về tiêu chuẩn và kỹ thuật cao, đã được tín nhiệm của rất nhiều đối tác.
Từ khi thành lập, tuỳ giai đoạn còn gặp nhiều khó khăn nhưng cho đến nay Công ty đã tiến hành thi công và bàn giao một số công trình giao thông đường bộ, công trình thuỷ lợi đúng tiến độ và đảm bảo kỹ thuật, giá cả hợp lý nên đã tạo được uy tín với khách hàng.
2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Anh Tú.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghệ, giao thông đường bộ các cấp, cầu cống, thuỷ lợi, bưu điện, nền móng, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế đến 110KV; Thi công san đắp nền móng, xử lý nền đất yếu, các công trình xây dựng cấp thoát nước; lắp đặt đường ống công nghệ và áp lực.
- Ngoài ra, công ty còn tham gia nhiều lĩnh vực khác như:
+ Kinh doanh bất động sản, sửa chữa, thay thế, lắp đặt máy móc thiết bị, các loại kết cấu bê tông, kết cấu thép, các hệ thống kỹ thuật công trình (thang máy, điều hòa, thông gió, phòng cháy, cấp thoát nước).
+ Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, quản lý dự án.
+ Kinh doanh xuất khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nguyên liệu sản xuất, dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị tự động huỷ, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải.
+ Đại lý cho các hãng trong và ngoài nước kinh doanh và mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
- Cung cấp các công trình đúng với chất lượng đã quy định, làm đẹp cho thành phố đất nước.
- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm người dân lao động Thực hiện chính sách BHXH, BHYT; luôn cải thiện điều kiện làm việc, trang bị đầu tư bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường, thực hiện đúng chế độ nghỉ ngơi, bồi dưỡng độc hại đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên, làm tròn nghĩa vụ an ninh quốc gia.
3 Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Anh Tú
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Anh Tú có mặt hàng chính là các cơ sở hạ tầng, công trình dân dụng, vật liệu xây dựng… với nhiều mẫu mã kiểu dáng khác nhau.
3.2 Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm
Công ty là công ty xây dựng, sản phẩm của công ty chủ yếu là cơ sở hạ tầng Do do, quy trình sản xuất phải tuân theo một trình tự hết sức nghiêm ngặt và được quản lý từ đầu đến cuối quy trình (phụ lục 7)
4 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Anh Tú
4.1 Sơ đồ tổ chức (phụ lục 8)
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Anh Tú là một Công ty hạch toán độc lập, tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến về mặt chức năng.
4.2 Chức năng, nhiệm vụ (phụ lục 9)
Trong một bộ máy quản lý, mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ riêng trong mối quan hệ thống nhất cụ thể:
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của Công ty, có quyền quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty, có chức năng quyết định các chiến lược, kế hoạch phát triển và quyết định phương án đầu tư, dự án đầu tư trong thẩm quyền Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc.
Ban kiểm soát: Thực hiện giám sát các hoạt động của Công ty kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp và mức độ cẩn trọng trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh.
Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, có chức năng điều hành và giám sát mọi hoạt động của Công ty theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
Phó Giám đốc: Là người giúp việc Giám đốc giải quyết các công ty thuộc phạm vị, quyền hạn do Giám đốc phân công hoặc uỷ nhiệm và được thay mặt Giám đốc điều hành Công ty khi Giám đốc đi vắng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao.
Phòng Tổ chức hành chính: Có chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ANH TÚ
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu vo cùng quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp xây lắp Việc tập hợp đầy đủ, chình xác chi phí sản xuất tạo điều kiện cung cấp thông tin thích hợp cho lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn, kịp tời hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xây lắp trên thị trường Còn giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Muốn sử dụng chỉ tiêu tính giá thành vào quản lý cần thiết phải tổ chức đầy đủ giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp phản ánh đúng tình hình kết quả tài chính, đồng thời nó phản ánh chính xác phần chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng và thiết thực với việc tăng cường cong tác quản lý nói trên và công cuộc quản lý kinh tế doanh nghiệp nói chung.
1 Những ưu điểm mà Công ty đạt được
1.1 Về bộ máy quản lý, hoạt động của doanh nghiệp
Trong nhiều năm qua, Công ty luôn quán triệt một mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng song hành với hệ thống kế toán vừa tập trung vừa phân tán Bộ máy quản lý này giảm nhiều được các cấp quản lý trung gian, tạo tính độc lập cho các đơn vị trục thuộc Sự gọn nhẹ giúp doanh nghiệp vận hành có hiệu quả hơn, phát được tối đa các nguồn nội lực.
Trong bối cảnh thị trường không còn bó hẹp ở phạm vị Hà Nội mà trải rộng trên nhiều tỉnh thành thì mô hình này càng ỏ ra phù hợp Bộ máy quản lý được chia nhỏ và phân tán trên các địa bàn hoạt động khác Đối với cán bộ công nhân viên trong công ty, kể cả hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn đều được phân công nhiệm rõ rõ ràng Hệ số công ty áp dụng khi tính lương trả cho người lao động căn cứ vào trình độ tay nghề, bằng cấp và yêu cầu của công việc Nhờ vậy mà trong Công ty luôn có một không khí làm việc khi thua sôi nổi, nỗ lực hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp và của chính bản thân người lao động.
Về mặt kỹ thuật chất lượng thi công, Công ty giao việc cho đơn vị trực thuộc gắn liền với trách nhiệm của đội trưởng, Giám đốc xí nghiệp Công nghệ sản xuất luôn được cập nhật và đổi mới dựa trên những cải thiện mà phòng kế hoạch kỹ thuật đưa ra Đi sao vào các phòng ban chức năng có thể thấy cách thức tổ chức nhân sự khá hợp lý và khoa học Mỗi nhân viên phụ trách một mảng riêng biệt nhưng luôn có sự phối hợp đồng bộ Điều này đã tạo được sự thống nhất riêng biệt nhưng luôn có sự phối hợp đồng bộ Điều này đã tạo được sự thống nhất về phương pháp làm việc trong DN.
1.2 Về tổ chức bộ máy kế toán
Sự phối hợp của các bộ phận kế toán được tổ chức tương đối chặt chẽ.Mỗi xí nghiệp, đội trực thuộc đều có kế toán riêng phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi xí nghiệp hay đội quản lý Phòng kế toán tài chính làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng Đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực, có trình độ, xây dựng được hệ thống sổ sách, cách thức ghi chép và phương pháp hạch toán phù hợp Nhờ vậy mà thông tin luôn được cung cấp đầy đủ và đáng tin cậy độc lập ở một mức độ nào đó tại các đơn vị trực thuộc và phương thức giao khoán xí nghiệp, đội năng động hơn trong nền kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh Mặt khác, công ty vẫn nắm được quyền kiểm soát đảm bảo cho mọi thành viên đều đi đúng hướng và chung mục tiêu.
Bộ máy kế toán nhanh gọn nhẹ, quy trình kế toán hợp lý và đội ngũ kế toán chuyên môn cao Bộ máy kế toán được tổ chức linh động và phù hợp với thực tế thi công từng công trình.
Công ty lựa chọn hình thức "Nhật ký chung" Hình thức kế toán này đơn giản, dễ hiểu, dễ kiểm tra đối chiếu nên được áp dụng khá phổ biến Nhược điểm của hình thức này là số lượng sổ phải vào nhiều nhưng kế toán máy đã khắc phục được tối đa điều này Ghi chép của kế toán trở nên đơn giản, giảm khối lượng công việc Bộ phận kế toán ở cả hai mảng tài chính và quản trị thông qua các sổ theo dõi chi tiết, các báo cáo tổng hợp có thể đưa ra số liệu vào bất kỳ thời điểm nào giúp ban lãnh đạo Công ty quản lý tốt hơn.
Hệ thống chứng từ ban đầu được tập hợp, xử lý, luân chuyển và bảo quản theo đúng quy định hiện hành Qua mỗi khâu chứng từ đều được kiểm tra chặt chẽ đảm bảo số liệu kế toán đúng, đủ và hợp lý.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi một cách đầy đủ, chính xác theo trình tự thời gian và theo đúng sổ sách, thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam Điều này đã làm giảm bớt khối lượng ghi chép đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán trưởng cùng lãnh đạo công ty trong việc phân tích hoạt động kinh tế như việc theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành từng công trình.
1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Công ty thực hiện giao khoán công trình, đội thi công qua hợp đồng khoán gọn Hình thức này góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động tăng cường quản lý của công ty Tuy nhiên là hình thức khoán gọn nhưng không phải là hình thức khoán trắng mà có sự quản lý chặt chẽ của các phòng ban cả về khối lượng và chất lượng công trình. Đội thi công tự lập kế hoạch mua sắm vật tư theo tiến độ thi công và nhu cầu sử dụng vật tư Do vậy, vật tư mua về được chuyển thẳng tới công trình và sử dụng ngay giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, tránh ứ đọng vật tư vốn. Công ty thuê máy thi công ngoài nên tạo được tính chủ động cho các đội hơn vì có những công trình ở xa, các chứng từ được các đội gửi lên sẽ giúp kế toán theo dõi và hạch toán đầy đủ các khoản mục chi phí
Việc bóc tách các hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm là hoàn toàn phù hợp Vì một doanh nghiệp sản phẩm kinh doanh đã lấy lợi ích kinh tế làm đòn bảy để khuyến khích nhân công không ngưng làm việc, gắn lợi ích vật chất với chất lượng và tiến độ thi công, tăng năng suất lao động chất lượng sản phẩm, có tác động tích cực đến giảm chi phí, hạ giá thành. Công tác đánh giá khối lượng sản phẩm làm dở dang được tổ chức một cách khoa học, có sự tham gia đầy đủ các bộ phận liên quan đã đánh giá tương đối chính xác khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Do vậy việc tập hợp chi phí sản xuất đã chi tiết từng đối tượng nên việc tính giá thành cũng thuận tiện.
Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo bốn khoản mục và đối tượng tập hợp là công trình, hạng mục công trình Công việc này được làm hàng ngày, lập báo cáo tổng hợp chi phí vào cuối tháng, báo cáo giá thành vào cuối quý. Nhờ đối chiếu chi phí thực tế phát sinh so với dự toán, công ty có thể đưa những biện pháp điều chỉnh kịp thời đối với những khoản chi phí bất hợp lý, chi phí tăng giảm bất thường
Việc tính giá thành thực hiện vào cuối quý, khi hạng mục công trình được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán Doanh thu được xác định là chắc chắn, kế toán căn cứ vào đó kết chuyển giá vốn Điều này đảm bảo sự cân đối giữa doanh thu và chi phí trên số liệu tài chính của doanh nghiệp.
2 Những tồn tại mà Công ty cần khắc phục
Tình trạng ứ đọng chứng từ còn tồn tại mặc dù công ty có quy định kỳ luân chuyển chứng từ do địa bàn hoạt động của Công ty rộng Do công ty tạm ứng trước tiền mua vật tư nên việc cập nhật chứng từ kịp thời là cần thiết vì nếu chứng từ gửi lên phòng kế toán chậm không đúng thời gian quy định dẫn đến việc công trình đã thực hiện được 2 tháng mà vẫn chưa có chi phí tập hợp và tháng sau thì tập hợp dồn chi phí của nhiều tháng vào một kỳ nên dễ xảy ra sai xót đồng thời gây nên sự khác biệt lớn về chi phí giữa các kỳ Ngoài ra, cuối tháng chứng từ tập hợp nhiều dẫn đến tình trạng khối lượng công việc phòng kế toán thời điểm này rất lớn, khiến cho việc tập hợp chi phí khó khăn Công ty không sử dụng biên bản kiểm nghiệm vật tư Hiện tại chỉ sử dụng chứng từ mua bán vật tư, do vậy không phản ánh được thiếu hụt trong công trình vận chuyển, giao nhận đồng thời cũng có những trường hợp gian lận, không trung thực làm cho công ty khó quản lý.
Hệ thống kho theo dõi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trên TK 152,
TK 153 được cài đặt không thống nhất về mã số sử dụng Mỗi đơn vị trong Công ty có một mã số khác nhau Kế toán thường mã hoá đối tượng theo những chữ cái đầu tiên của tên gọi Phương pháp này dễ tra cứu nhưng số lượng đối tượng phát sinh nhiều dễ xảy ra hiện trượng trùng lặp Sự không thống nhất dẫn tới việc khi tập hợp kiểm kê toàn công ty không thể tiến hành được hoặc nếu có sẽ tốn rất nhiều thời gian.