1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông mã của công ty cổ phần quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông thanh hóa

62 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính Sách Phát Triển Dịch Vụ Tour Du Lịch Sông Mã Của Công Ty Cổ Phần Quản Lý Đường Thủy Nội Địa Và Xây Dựng Giao Thông Thanh Hóa
Tác giả Đoàn Thị Lệ Chi
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 2,17 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận (8)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (9)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (10)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (10)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu và số liệu nghiên cứu (10)
  • 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp (11)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ (12)
    • 1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của chính sách phát triển dịch vụ của doanh nghiệp (12)
      • 1.1.1. Khái niệm dịch vụ (12)
      • 1.1.2. Khái niệm chính sách phát triển dịch vụ (13)
      • 1.1.3. Phân loại chính sách phát triển dịch vụ (14)
      • 1.1.4. Vai trò của chính sách phát triển dịch vụ (16)
    • 1.2. Các chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch của doanh nghiệp (17)
      • 1.2.1. Chính sách về dịch vụ (17)
      • 1.2.2. Chính sách về giá (18)
      • 1.2.3. Các chính sách marketing - quảng cáo (19)
      • 1.2.4. Chính sách khác.................................................................................................18 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch của doanh (20)
      • 1.3.1. Tiêu chí định lượng (21)
      • 1.3.2. Tiêu chí định tính (23)
    • 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch của (24)
      • 1.4.1. Các yếu tố chủ quan (bên trong doanh nghiệp) (24)
      • 1.4.2. Các yếu tố khách quan (bên ngoài doanh nghiệp) (25)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ (27)
    • 2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa (27)
      • 2.1.1. Một số thông tin chung về Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa và Trung tâm phát triển du lịch sông Mã (27)
      • 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa và Trung tâm phát triển du lịch sông Mã (29)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Quản lý Đường thủy nội địa và Xây dựng giao thông Thanh Hóa (31)
      • 2.1.4. Kết quả kinh doanh của Công ty và kết quả kinh doanh dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa trong thời gian vừa qua (32)
    • 2.2. Phân tích thực trạng chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa (38)
      • 2.2.1. Tình hình công tác quản lý dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa (38)
      • 2.2.2. Các chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa (40)
      • 2.2.3. Kết quả chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa........................42 2.3. Đánh giá chung về chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã của (47)
      • 2.3.1. Những thành công (49)
      • 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân (50)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TOUR DU LỊCH SÔNG MÃ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG THANH HÓA (53)
    • 3.1. Mục tiêu và định hướng hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa (0)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa (54)
      • 3.2.1. Chính sách về dịch vụ (54)
      • 3.2.2. Chính sách về giá (56)
      • 3.2.3. Chính sách marketing - quảng cáo (57)
      • 3.2.4. Chính sách khác (58)
    • 3.3. Một số kiến nghị (nếu có) (0)

Nội dung

Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận

Ngày nay, khi đời sống xã hội không ngừng nâng cao cả về mặt vật chất lẫn tinh thần thì con người lựa chọn du lịch như một nhu cầu xã hội phổ biến để có thể mở mang tầm mắt hay đơn giản là giải tỏa áp lực, căng thẳng, tận hưởng niềm vui trong cuộc sống Không những thế, đây cũng là một trong những ngành kinh tế có đóng góp tích cực và chiếm phần lớn giá trị vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), có ảnh hưởng trong việc làm thay đổi tổng thu nhập quốc dân lẫn phân phối thu nhập quốc dân Xu hướng chung của thế giới là lấy công nghệ du lịch làm một trong những nền kinh tế mũi nhọn nhằm đưa đất nước phát triển, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới nhưng cũng có không ít các cơ hội phát triển Điều này yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam nếu không muốn bị tụt hậu thì phải nhanh chóng thay đổi và hoàn thiện bản thân Một số doanh nghiệp nhờ có sự nắm bắt kịp thời tình hình mới từ đó đã tự mình phát triển được khả năng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ tour du lịch cũng như khẳng định thương hiệu, nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thị trường đầy rẫy cạnh tranh Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều doanh nghiệp còn chưa đáp ứng được với những biến đổi chóng mặt của nền kinh tế. Chưa thể phát huy được tất cả thế mạnh, hay khắc phục những mặt hạn chế của mình dẫn đến bị tụt hậu trong quy luật khắt khe của nền kinh tế thị trường.

Để thúc đẩy du lịch tại tỉnh Thanh Hóa, nơi có nhiều tiềm năng như dòng sông Mã, điều quan trọng là phải có các chính sách phát triển phù hợp Những chính sách này có thể hỗ trợ doanh nghiệp du lịch khắc phục khó khăn và đạt được thành công Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng hiệu quả các chính sách này Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh tour du lịch và chất lượng dịch vụ, doanh nghiệp cần ưu tiên nghiên cứu và áp dụng các chính sách phát triển phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của mình.

Nói đến xứ Thanh là nói đến sông Mã Dòng sông này, từ lâu đã được xem là nơi khởi phát của những huyền thoại và lịch sử của mảnh đất Thanh Hóa Cũng bởi đặc điểm dòng sông, với diện tích lưu vực gần 9.000km 2 và có tới 89 phụ lưu, sông Mã là con sông lớn nhất của Thanh Hóa và được ví như “máy phát điện”, khi nó mang đến cho con người nguồn năng lượng to lớn Càng quý giá hơn khi dòng sông này đã góp phần bồi đắp nên vùng đồng bằng xứ Thanh rộng lớn và màu mỡ suốt hàng chục thế kỷ Xuất phát từ những ưu thế vượt trội đó, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch từ sông Mã, năm 2015, tuyến du lịch đường thủy đầu tiên “Ngược xuôi sông Mã” chính thức đi vào hoạt động, do Trung tâm Phát triển du lịch sông Mã (Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa) đứng ra khai thác Đến với tuyến du lịch này, du khách không chỉ được thỏa sức ngắm cảnh quan thiên nhiên, nghe thuyết minh viên giới thiệu về những di tích, danh thắng dọc đôi bờ sông Mã, mà trên mỗi chuyến tàu, du khách còn được thưởng thức điệu hò sông Mã và những món ăn đặc trưng của người xứ Thanh Tuy nhiên, với chương trình hiện có, tuyến “Ngược xuôi sông Mã” chủ yếu hướng tới thị trường khách du lịch nội tỉnh và một phần khách du lịch nội địa Cho đến nay, sau hơn 8 năm đi vào hoạt động, tuyến du lịch này vẫn còn gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa thực sự thu hút được các doanh nghiệp lữ hành lớn trong và ngoài tỉnh tham gia liên kết Do đó, lượng khách ngoại tỉnh mới chỉ chiếm khoảng 30% tổng lượng khách, chưa kết nối chặt chẽ được với các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh cũng như một số địa phương lân cận. Ngoài ra, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong suốt hơn 2 năm khiến hoạt động du lịch gặp rất nhiều khó khăn

Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu đề tài “Chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa” là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch của doanh nghiệp, phân tích và đánh giá thực trạng của chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa giai đoạn năm 2018 - 2022, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp giúp Công ty hoàn thiện hơn tình hình chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã đến năm 2025.

- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch.

Trong giai đoạn 2018 - 2022, Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa đã triển khai nhiều chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã Nghiên cứu này đánh giá thực trạng triển khai chính sách, phân tích những hạn chế và thành công, qua đó đề xuất các giải pháp cải thiện nhằm thúc đẩy du lịch sông Mã phát triển bền vững.

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thôngThanh Hóa đến năm 2025.

Phương pháp nghiên cứu và số liệu nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: Do có sự giới hạn về thời gian cũng như điều kiện thu thập dữ liệu, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu qua các nguồn thứ cấp Đây là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua các tài liệu, sách báo, tạp chí chuyên ngành, qua các đề tài luận văn, internet… cùng các số liệu báo cáo của Công ty, chủ yếu là các số liệu liên quan tới chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch của Công ty thông quan các tài liệu về nhân lực, tài chính, công nghệ kỹ thuật, hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty từ năm 2018 tới năm 2022 Qua đó tổng hợp thống kê về thực trạng chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch của Công ty, từ đó dự báo được xu hướng cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch của Công ty

Phương pháp thống kê: Sau khi thu thập được các số liệu liên quan đến chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa qua các thời kỳ giai đoạn từ năm 2018 -

Trong năm 2022, dữ liệu đã cho thấy sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng 15% so với năm trước Xét về doanh số, doanh số bán xe đạt 1 triệu xe, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021.

Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp: Từ các số liệu thống kê, với phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp dữ liệu các năm, tác giả đã rút ra được các nhận xét và đánh giá chung làm cơ sở thực hiện nghiên cứu này.

Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Kết cấu khóa luận tốt nghiệp này bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng về chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông

Mã của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông ThanhHóa

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

Khái niệm, phân loại và vai trò của chính sách phát triển dịch vụ của doanh nghiệp

Có nhiều định nghĩa khác nhau về dịch vụ Nhưng nhìn chung các định nghĩa đều thống nhất dịch vụ là sản phẩm của lao động, không tồn tại dưới dạng vật thể, quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng.

Sản phẩm dịch vụ, theo nghĩa rộng, là lĩnh vực kinh tế thứ ba thuộc nền kinh tế quốc dân, bao gồm nhiều hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp và công nghiệp Lĩnh vực này là một ngành kinh tế quan trọng, cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các ngành kinh tế khác và người tiêu dùng.

Tuy nhiên theo nghĩa hẹp, sản phẩm dịch vụ lại là các hoạt động có ích của con người nhằm mang tới những sản phẩm không tồn tại được dưới dạng hình thái vật chất và không dẫn tới việc sở hữu hay chuyển giao quyền sở hữu Thế nhưng vẫn có thể đáp ứng được đầy đủ và nhanh chóng, văn minh những nhu cầu về sản xuất và đời sống trong xã hội.

Dịch vụ là sản phẩm kinh tế vô hình, được tạo thành từ lao động trí óc hoặc thể lực, các kỹ năng chuyên môn và năng lực tổ chức, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh của cá nhân và tổ chức.

Theo Từ điển Tiếng Việt (Từ điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr.256), dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật giá năm 2012, dịch vụ là hàng hóa mang tính vô hình, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng không hề tách rời nhau, bao gồm những loại dịch vụ trong hệ thống các ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Nhìn chung, có khá nhiều khái niệm để giải đáp câu hỏi dịch vụ là gì, nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau:

Dịch vụ là một quá trình giao dịch, mà trong đó hàng hóa là sản phẩm vô hình, được chuyển từ người bán sang người mua một cách đồng thời, để đáp ứng nhu cầu và sự kỳ vọng của người tiêu dùng Nên khi nói về dịch vụ, có nghĩa là mọi người đang đề cập đến các quá trình chứ không phải một sản phẩm hữu hình nào đó.

1.1.2 Khái niệm chính sách phát triển dịch vụ

Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng lớp khác nhau, từ các tổ chức quốc tế đến từng quốc gia, từ nhà nước đến các đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp, nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức đó và chúng chỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó.

Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (Từ điển bách khoa Việt Nam, 1995, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.475) đã nêu: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”.

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (Từ điển bách khoa Việt Nam, Tái bản lần thứ nhất, 2007, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội), chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó.

Theo định nghĩa, chính sách là kế hoạch hành động do những người đứng đầu hoặc quản lý vạch ra, nhằm giải quyết một vấn đề nằm trong phạm vi quyền hạn của họ.

Đến nay vẫn chưa có tài liệu nào thống nhất về định nghĩa chính sách phát triển dịch vụ của doanh nghiệp Qua nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả xin đưa ra khái niệm như sau:

Chính sách phát triển dịch vụ của một doanh nghiệp là bộ quy tắc, nguyên tắc và hướng dẫn cho việc cung cấp dịch vụ chất lượng và tạo ra giá trị cao cho khách hàng. Chính sách này thường được xây dựng dựa trên mục tiêu và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo rằng các hoạt động dịch vụ được tiến hành một cách hiệu quả.

Khi xây dựng chính sách phát triển dịch vụ của doanh nghiệp, cần lưu ý xem xét một số yếu tố sau:

- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Điều quan trọng nhất là hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn của khách hàng từ các dịch vụ được cung cấp Doanh nghiệp cần tìm hiểu sâu về khách hàng và thích nghi với sự thay đổi của họ để đảm bảo dịch vụ đáp ứng được yêu cầu.

- Chất lượng dịch vụ: Doanh nghiệp cần thiết kế các quy trình và quy tắc để đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn đạt được mục tiêu và tiêu chuẩn đã đề ra Điều này bao gồm việc đào tạo nhân viên, quản lý tình huống, giám sát chất lượng và liên tục cải thiện quy trình.

Các chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch của doanh nghiệp

1.2.1 Chính sách về dịch vụ

Chính sách về dịch vụ là một chính sách rất quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sản phẩm dịch vụ tour du lịch, dịch vụ nếu không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì sẽ không tồn tại trên thị trường lâu được Chính sách về dịch vụ bao gồm các yếu tố sau:

- Đa dạng hóa các tour du lịch: Yếu tố này tập trung vào việc phát triển các tour du lịch đa dạng để đáp ứng nhu cầu và sở thích khác nhau của khách hàng Điều này có thể bao gồm việc phát triển các tour địa phương, tour du lịch bền vững, tour cảnh quan, tour văn hóa, tour ẩm thực, tour mạo hiểm, và nhiều loại tour khác.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Yếu tố này dùng nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng Nó bao gồm việc đào tạo và phát triển nhân viên du lịch, nâng cao kiến thức và kỹ năng, tạo ra hướng dẫn viên chuyên nghiệp và tổ chức các hoạt động đánh giá và phản hồi từ khách hàng.

Phát triển công nghệ trong du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng và quản lý tour du lịch hiệu quả Công nghệ được ứng dụng rộng rãi qua các ứng dụng di động cung cấp thông tin điểm đến, hệ thống đặt tour trực tuyến thuận tiện và các tour du lịch ảo hấp dẫn.

- Phát triển du lịch bền vững: Yếu tố này nhấn mạnh việc phát triển các tour du lịch bền vững để bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa địa phương và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương Góp phần xây dựng du lịch có trách nhiệm và bền vững hơn thông qua việc quản lý chặt chẽ tài nguyên, giáo dục và xây dựng nhận thức về bảo vệ môi trường, tạo ra các tour du lịch cộng đồng và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

- Tăng cường trải nghiệm khách hàng: Yếu tố này tập trung vào việc phát triển các trải nghiệm độc đáo và tùy chỉnh cho khách hàng trong các tour du lịch Điều này có thể bao gồm việc định danh các điểm đến mới, tạo ra các hoạt động và chương trình đặc biệt, đồng thời tận dụng những yếu tố độc đáo trong quy trình hoạt động tour du lịch.

Các yếu tố này có thể được thực hiện một cách kết hợp và điều chỉnh tùy thuộc vào các mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tour du lịch.

Giá là một trong những yếu tố linh hoạt nhất của chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch do giá có thể thay đổi nhanh chóng trong khi các yếu tố khác như: sản phẩm, kênh phân phối không dễ dàng thay đổi nhanh được Khi doanh nghiệp định giá cho sản phẩm mới của mình đều phải xem xét, đắn đo nhiều khi định giá dựa trên các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và giá cả Giá cả làm cho sản phẩm có giá trị hơn Đặt giá cao có xu hướng làm cho người ta có cảm giác có địa vị cao hơn khi quyết định mua, ngược lại giá thấp làm cho người ta có cảm giác như được lợi Vì vậy chính sách giá có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch Khi định giá cho sản phẩm dịch vụ tour du lịch, doanh nghiệp cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng các yếu tố sau:

Tính cạnh tranh là yếu tố quan trọng trong việc định giá, tập trung vào việc xác định mức giá hấp dẫn khách hàng mục tiêu và làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt so với đối thủ Các công ty có thể sử dụng chiến lược giá thấp để thu hút khách hàng mới, áp dụng giá linh hoạt để đáp ứng nhu cầu thị trường hoặc tăng cường giá trị gia tăng để tạo ra sự hấp dẫn.

Giá trị dịch vụ là trọng tâm, trong đó các công ty cung cấp các gói tour trọn gói đặc biệt bao gồm dịch vụ và tiện nghi cao cấp Điều này giúp nâng cao giá trị cho khách hàng và định vị công ty ở vị trí cạnh tranh hơn trên thị trường.

- Đàn hồi giá: Yếu tố này tập trung vào việc áp dụng đàn hồi giá theo mùa, theo thị trường hay theo nhu cầu của khách hàng Các công ty có thể áp dụng giá khuyến mãi,giảm giá hoặc giảm giá cho nhóm khách hàng đặc biệt, khách hàng trung thành để tăng khả năng tiếp cận và kích thích nhu cầu của khách hàng Điều này giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm và đánh giá cao, từ đó tăng khả năng quay lại và giới thiệu doanh nghiệp cho người khác.

- Giá linh hoạt: Yếu tố này nhấn mạnh vào việc áp dụng các mức giá linh hoạt cho các tour du lịch Các công ty có thể cung cấp các lựa chọn giá khác nhau cho các loại phòng, dịch vụ và tiện ích khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn và tuỳ chỉnh tour theo nhu cầu và ngân sách của mình.

- Gói tour độc đáo:Yếu tố này nhấn mạnh vào việc tạo ra các gói tour du lịch độc đáo và đặc biệt để nâng cao giá trị và tạo sự khác biệt Các công ty có thể xây dựng các gói tour kết hợp nhiều hoạt động, dịch vụ đặc biệt, trải nghiệm riêng và địa điểm khác nhau để tạo ra trải nghiệm du lịch độc đáo và hấp dẫn.

Các yếu tố này có thể được áp dụng tùy theo chiến lược và mục tiêu kinh doanh của công ty du lịch, và nên điều chỉnh và phù hợp với thực tế thị trường và nhu cầu của khách hàng.

1.2.3 Các chính sách marketing - quảng cáo

Chính sách về Marketing và quảng cáo trong lĩnh vực du lịch là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng và tạo ra một lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp này Khi xây dựng chính sách Marketing - quảng cáo cho tour du lịch cần căn cứ vào các yếu tố sau:

Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch của

1.4.1 Các yếu tố chủ quan (bên trong doanh nghiệp)

Việc đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và là tiền đề để các nhà quản trị xác định chính sách phát triển phát triển một cách bền vững và hiệu quả cho công ty Tùy theo từng lĩnh vực hoạt động và cách tổ chức công ty mà có thể áp dụng các cách khác nhau để đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp Dưới đây là 5 yếu tố chủ quan điển hình ảnh hưởng đến chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch của doanh nghiệp:

- Tầm nhìn và chiến lược kinh doanh: Tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần phải đồng nhất với mục tiêu phát triển dịch vụ tour du lịch Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn mà không có chiến lược phát triển dài hạn thì sẽ khó có thể tạo được sự khác biệt và cạnh tranh trên thị trường.

- Năng lực quản trị: Năng lực quản trị của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và bền vững Nếu doanh nghiệp không có đội ngũ quản lý và nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và kiến thức về ngành du lịch, thì khó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

- Kiến thức và kinh nghiệm: Kiến thức và kinh nghiệm về ngành du lịch là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm và dịch vụ du lịch độc đáo, hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu của thị trường Các công ty du lịch cần đầu tư vào việc đào tạo và phát triển kỹ năng, kiến thức của nhân viên trong công ty để tăng cường năng lực của doanh nghiệp.

- Tư duy sáng tạo: Tư duy sáng tạo là yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp tạo ra các gói tour du lịch mới lạ, hấp dẫn và thu hút khách hàng Tư duy sáng tạo giúp doanh nghiệp tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề phát sinh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Thái độ và tác động tới khách hàng: Thái độ của doanh nghiệp đối với khách hàng là yếu tố quan trọng để xây dựng niềm tin và thương hiệu của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần coi trọng thông tin phản hồi, đánh giá của khách hàng và cải thiện chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Việc tạo được sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trên thị trường.

Có thể thấy, đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp là một việc rất cần thiết để giúp doanh nghiệp hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của chính mình Các nhà quản trị có thể chọn 1 trong 5 cách trên để đánh giá hoặc kết hợp các cách đánh giá một cách hợp lý để đưa ra những phân tích về môi trường nội tại của doanh nghiệp, từ đó xây dựng chính sách phát triển dịch vụ phù hợp.

1.4.2 Các yếu tố khách quan (bên ngoài doanh nghiệp)

Khi chúng ta phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp nghĩa là chúng ta đang phân tích để thấy được thách thức và cơ hội mà bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp kinh doanh Dưới đây là 5 yếu tố khách quan điển hình ảnh hưởng đến chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch của doanh nghiệp:

- Yếu tố kinh tế: Tình hình kinh tế của quốc gia và thế giới sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của khách hàng Khi kinh tế khó khăn, nhu cầu du lịch giảm và doanh nghiệp cần tìm cách thích ứng để có thể giữ chân được khách hàng và đảm bảo hoạt động bền vững trên thị trường.

- Yếu tố chính trị: Tình hình chính trị của quốc gia cũng ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của khách hàng Nếu có sự xung đột, động thái an ninh tăng cường, khách hàng có thể không muốn đi du lịch và doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thách thức mới.

- Yếu tố xã hội: Thay đổi trong nhu cầu và thói quen của khách hàng cũng ảnh hưởng đến dịch vụ tour du lịch Doanh nghiệp cần tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng để có thể giữ chân và thu hút khách hàng mới.

- Yếu tố môi trường: Tình trạng môi trường cũng ảnh hưởng đến du lịch và các dịch vụ liên quan đến nó Doanh nghiệp cần có chính sách quản lý môi trường để đảm bảo sự bền vững của hoạt động du lịch.

- Cạnh tranh: Sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trong ngành du lịch, doanh nghiệp cần có những phát triển mới để tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng Các doanh nghiệp cũng cần phải nắm bắt được xu hướng và thị trường để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

Nghiên cứu các yếu tố khách quan này không nhằm mục đích để điều khiển nó theo ý muốn của doanh nghiệp mà nhằm tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động nó.

THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

Khái quát chung về Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa

2.1.1 Một số thông tin chung về Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa và Trung tâm phát triển du lịch sông Mã a) Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa

* Tên tiếng Việt : Công ty Cổ phần Quản lý Đường thủy nội địa và Xây dựng Giao thông Thanh Hóa

* Trụ sở chính: 320 Trần Hưng Đạo - phường Nam Ngạn - TP: Thanh Hóa

* Đại diện pháp luật Ông: TRẦN VĂN DŨNG

Công j Ty j Cổ j Phần j Quản j lý j Đường j thủy j nội j địa j và j Xây j dựng j Giao j thông j Thanh j Hóa j có j quá j trình j hình j thành j và j phát j triển j trải j qua j 4 j giai j đoạn:

- Công ty có tiền thân là Đoạn quản lý đường sông Thanh Hóa được thành lập và hoạt động theo Quyết định thành lập số 2508/QĐ-TC/UBTH ngày 12/02/1996 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

- j Đến j ngày j 04/04/2002, j theo j Quyết j định j số j 987/QĐ-CT j của j Chủ j tịch j UBND j tỉnh jThanh j Hóa, j công j ty j đã j chuyển j từ j Đoạn j quản j lý j đường j sông j Thanh j Hóa j thành j Công j ty j quản j lý j đường j sông j Thanh j Hóa

- j Quyết j định j số j 2474/QĐ-UBND j ngày j 30/07/2009 j của j UBND j tỉnh j Thanh j Hóa j đã phê j duyệt j phương j án j chuyển j từ j Công j ty j quản j lý j đường j sông j Thanh j Hóa j sang j công j ty cổ j phần.

Với hơn 27 năm hình thành và phát triển, Công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây dựng và điều hành sản xuất Đến nay, Công ty sở hữu đội ngũ gần 200 cán bộ kỹ thuật, cử nhân, công nhân lành nghề.

Trung tâm phát triển du lịch Mã trực thuộc Công ty Cổ phần Quản lý Đường thủy nội địa và Xây dựng Giao thông Thanh Hóa được thành lập ngày 04/4/2015 nhân sự kiện năm Du lịch Quốc gia tổ chức tại Thanh Hóa. Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã Công bố Tour du lịch "Ngược - Xuôi sông Mã" Với đội tàu Hoàng Long ngự tại địa danh Hàm Rồng lịch sử Cách thành phố Thanh Hoá 4km về phía Bắc Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm tour du lịch : “Ngược - xuôi sông Mã” và khám phá một “nét xứ Thanh” trên dòng sông Mã anh hùng. Đứng trên cầu Hàm Rồng du khách có thể nhìn xuống dòng sông Mã chảy cuồn cuộn hùng vĩ nơi có những con tàu Hoàng Long đậu bến đón khách Trung tâm có tất cả 3 tàu lớn nhỏ Mỗi tàu có sức chứa trên dưới 100 người Với đầy đủ trang thiết bị hiện đại và rộng rãi Cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, hiếu khách sẽ đáp ứng nhu cầu của du khách Đặc biệt đồng hành với du khách trong suốt hành trình “Ngược - xuôi sông Mã” sẽ là những hướng dẫn viên – người sẽ giới thiệu cho du khách về những thắng cảnh đôi bên bờ sông Mã như: cầu Hàm Rồng, núi Rồng, núi Ngọc, Đồi C4, Thiền viện Trúc Lâm, chùa Sùng Nghiêm - Đền Nghè Yên Vực, Ngã Ba Tào, Ngã Ba Đầu, phủ Vàng và Ngã Ba Bông – nơi có Đền Cô Bơ nổi tiếng

Khác với du thuyền ở Vịnh Hạ Long du khách không những được đi du thuyền mà còn được thưởng thức đặc sản của xứ Thanh ngay trên tàu Những món ăn dân dã nhưng hội tụ đầy đủ “Tứ khí ngũ vị” được đầu bếp chế biến một cách đặc trưng mang đậm chất “sông nước xứ Thanh” Đặc biệt nếu du khách đến đây sẽ được thưởng thức món ăn không thể thiếu trong thực đơn sẽ là món “Tôm sông rau má” Tôm được thu mua tươi sống của các dân chài đánh bắt ven sông Mã Tôm được cuộn với rau má rồi chấm với xì dầu pha chút mù tạt, bùi bùi, cay cay thật không gì có thể tuyệt vời hơn

Sự kết hợp du thuyền trên sông nước cùng với du lịch tâm linh và thưởng thức những món ăn đặc sản của xứ Thanh đã mang đến sự đặc trưng của chương trình du lịch “ Ngược - xuôi sông Mã” Đây không chỉ là loại hình du lịch mới mẻ của tỉnh Thanh Hoá nói riêng mà còn là sản phẩm du lịch đặc trưng của các tỉnh phía Bắc nói chung. Đến với tour du lịch sông Mã du khách có thể lựa chọn một trong ba chương trình tour khác nhau cho mỗi lượt đi tour và lựa chọn gói du lịch tour du thuyền khoang thường hoặc khoang VIP:

CHƯƠNG TRÌNH 1: BẾN TÀU HOÀNG LONG – CHÙA SÙNG NGHIÊM ĐỀN NGHÈ YÊN VỰC (HOẶC PHỦ VÀNG) - ĐỀN CÔ BƠ – BẾN TÀU HOÀNG LONG

CHƯƠNG TRÌNH 2: BẾN TÀU HOÀNG LONG – TƯỢNG ĐÀI NỮ SINH - THIỀN VIỆN TRÚC LÂM - ĐỀN CÔ BƠ – BẾN TÀU HOÀNG LONG

CHƯƠNG TRÌNH 3: SÔNG MÃ VỚI NHỮNG LÀN ĐIỆU DÂN CA

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa và Trung tâm phát triển du lịch sông Mã a) Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa

Giai j đoạn j từ j năm j 1996 j đến j năm j 2002, j hoạt j động j chủ j yếu j của j công j ty j chỉ j là j quản jlý j đường j sông j trên j phạm j vi j tỉnh j Thanh j Hóa.

Tiếp j theo, j giai j đoạn j từ j 2002 j đến j năm j 2009, j các j hoạt j động j sản j xuất j kinh j doanh jcủa j công j ty j bao j gồm:

- Quản j lý j đường j sông j trên j phạm j vi j tỉnh j Thanh j Hóa

- Điều tiết, đảm bảo giao thông đường thủy phục vụ cho việc thi công các công trình trên tuyến đường thủy nội địa

- Thi công xây dựng các công trình xây dựng cơ bản: giao thông, thủy lợi, xây dựng dân dụng

- Đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn thủy thủ, người lái phương tiện thủy

Sau j đó j là j giai j đoạn j từ j năm j 2009 j đến j nay, j các j hoạt j động j sản j xuất j kinh j doanh jkhông j ngừng j mở j rộng j và j phát j triển, j tuy j nhiên j vẫn j bao j gồm j các j hoạt j động j chính: j

- Quản lý đường sông trên phạm vi tỉnh Thanh Hóa

- Điều tiết, đảm bảo giao thông đường thủy phục vụ cho việc thi công các công trình trên tuyến đường thủy nội địa

- Thi công xây dựng các công trình xây dựng cơ bản: giao thông, thủy lợi, xây dựng dân dụng

- Sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình của công ty và bán cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu

- Kinh doanh dịch vụ du lịch

Hiện tại Công ty đang quản lý, bảo trì 23 tuyến đường thủy nội địa với chiều dài 736km Trong đó có 8 tuyến đường thủy nội địa quốc gia có chiều dài 213 km và 15 tuyến đường thủy nội địa địa phương có chiều dài 523km 02 trạm Điều tiết Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy hoạt động tại khu vực thác Đền Hàn - sông Lèn và khu vực cầu Hàm Rồng - sông Mã.

Xí nghiệp xây dựng giao thông đang triển khai dự án san lấp mặt bằng tại xã Quảng Thạch để phục vụ cho dự án tái định cư của tuyến đường ven biển tỉnh Thanh Hóa.

Trung tâm phát triển du lịch sông Mã thực hiện khai thác tour du lịch ngược xuôi sông Mã. j * j Nhận j xét: j j jTrong j giai đoạn j phát j triển j đất j nước j ta j hiện j nay, j nhu j cầu j xây j dựng, j thi j công j các jcông j trình j giao j thông j nói j chung j và j giao j thông j đường j thủy j nói j riêng j là j nhu j cầu j cấp j thiết, jkhông j những j thế j đây j còn j là j ngành j độc j quyền j nên j lĩnh j hoạt j động j của j Công j ty j tại j tỉnh jThanh j Hóa j Vì j vậy j không j những j rất j phù j hợp j mà j còn j có j tiềm j năng j phát j triển j rất j lớn j đem jlại j doanh j thu j lợi j nhuận j cao j cho j Công j ty.

Việc j mở j rộng j thêm j lĩnh j vực j sản j xuất j vật j liệu j xây j dựng j không j chỉ j góp j phần j cung jcấp j đầy j đủ, j đảm j bảo j chất j lượng j mà j còn j giảm j bớt j chi j phí j nhập j đầu j vào j cho j quá j trình j xây jdựng j công j trình, j và j cũng j mang j lại j lợi j nhuận j cho j công j ty.

Bên cạnh đó, tận dụng độc quyền về đường thủy, Công ty đẩy mạnh thêm việc phát triển du lịch trên sông Mã, vừa mới mẻ, dễ khai thác, vừa giúp quảng bá nét đẹp quê hương đến với khách du lịch. b) Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm phát triển du lịch sông Mã

Phân tích thực trạng chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa

2.2.1 Tình hình công tác quản lý dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa

Trong bối cảnh khó khăn, Ban lãnh đạo Công ty đã xây dựng kế hoạch kinh doanh tour du lịch sông Mã ổn định đời sống và đảm bảo việc làm cho người lao động Công ty chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, sắp xếp lực lượng lao động phù hợp, đầu tư trang thiết bị mới, quản lý tài sản, tài chính tiết kiệm Mục tiêu chiến lược lâu dài là phát triển bền vững, xây dựng thương hiệu, đủ sức cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch đường thủy Vì vậy, ban lãnh đạo chỉ đạo tập trung khai thác tốt công tác quản lý thường xuyên dịch vụ tour du lịch sông Mã.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phòng điều hành đã chủ động phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí phụ trách các bộ phận để điều hành đảm bảo các hạng mục công việc được giao.

- Cập nhật tình hình khách trong giai đoạn nắng nóng, bố trí phương án về nhân lực những ngày đông khách, nắng nóng hợp lý nhất để đảm bảo tái tạo sức khỏe để phục vụ khách

- Phân công nhân lực nhận số hotline để tư vấn, nhận và xếp khách.

- Công tác kế toán rõ ràng, minh bạch, thực hiện đầy đủ và chính xác, kịp thời theo yêu cầu của quản lý. b) Công tác quản lý của bộ phận dịch vụ du lịch

- Tập trung đón khách phải đảm bảo an toàn và đúng quy định, chuẩn bị tốt về chuyên môn, phương tiện, thiết bị, nhân lực đảm bảo để sẵn sàng đón và phục vụ khách tốt nhất, an toàn nhất.

- Chấn chỉnh các bộ phận hoàn thiện và bổ sung kỹ năng dịch vụ du lịch để thể hiện sự chuyên nghiệp khi phục vụ trong mắt khách hàng.

Các bộ phận đã triển khai hiệu quả công tác chăm sóc và phục vụ khách hàng trong thời điểm đông khách Nhóm hướng dẫn viên tích cực cập nhật kiến thức, tạo trò chơi mới để mang đến trải nghiệm thú vị và ghi dấu ấn trong lòng khách hàng Nhóm phục vụ nhận được đánh giá cao về sự chu đáo, nhiệt tình và phục vụ chuyên nghiệp, tạo nên ấn tượng tốt cho khách hàng.

- Bám sát sự phân công theo tính chất từng đoàn để hoàn thành, các ca trực trông coi tài sản, phương tiện, thiết bị an toàn, vệ sinh máy móc sạch sẽ, bảo dưỡng thiết bị hoạt động tốt, phương tiện nổ máy định kỳ tốt, công tác an ninh trực đêm an toàn. c) Công tác quản lý của bộ phận điều tiết chống va trôi Hàm Rồng

- Điều tiết va trôi tại khu vực cụm cầu Hàm Rồng – sông Mã theo phương án của Công ty.

- Bám sát phương án điều tiết hướng dẫn phương tiện đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia tại khu vực cầu Hàm Rồng.

- Đảm bảo an toàn mùa mưa, lũ, sổ sách cập nhật đầy đủ để phục vụ nghiệm thu công trình.

- Bám sát phương án điều tiết, kế hoạch Công ty khoán Trung tâm đã triển khai đảm bảo theo phương án.

- Về nhân lực thực hiện thực hiện công tác va trôi giai đoạn đầu khi báo động còn chưa thuần thục, chưa bám sát phương án. d) Công tác đầu tư quy hoạch, sửa chữa nhỏ

- Chủ động hoàn thiện các hạng mục sơn bảo dưỡng 3 tàu du lịch liên tục, sửa chữa các tàu, bến neo đậu, phao tiêu, báo hiệu và tiếp tục chỉnh trang khuôn viên du lịch, chăm sóc cây cối, vười hoa, vườn rau đảm bảo xanh sạch đẹp.

- Có phương án đề xuất tạo điểm check in mới cho khách chụp ảnh giúp khách hàng có nhiều góc chụp đẹp, thoải mái trong việc lựa chọn góc chụp, tránh đông đúc, chen lấn khi chụp ảnh.

- Có phương án đề xuất hệ thống ánh sáng tạo điểm nhấn buổi tối trên các cây sú; nhà tròi hoa giấy, dàn hoa giấy bằng đèn nháy giúp gây ấn tượng và sự bắt mắt, thích thú của khách hàng.

- Hệ thống âm thanh, loa xuống cấp sẽ được thay, sửa liên tục để kịp thời phục vụ khách hàng trong các hoạt động văn nghệ, phát biểu, nghe hướng dẫn viên thuyết trình…

- Chi phí mua sắm, sửa chữa nhỏ, hành chính phí 2% Trung tâm đã bám sát và chủ động thực hiện đảm bảo hạn chế chi phí, mua sắm dúng mục đích phục vụ khách. e) Công tác marketing - quảng cáo

Trung tâm tiếp tục duy trì các hoạt động kinh doanh du lịch song song quảng bá thương hiệu của Trung tâm, duy trì công tác truyền thông, thực hiện quảng bá thương hiệu và hình ảnh trung tâm thường xuyên trên các kênh mạng xã hội bằng bài viết kèm hình ảnh hoặc video để tăng cường sự quảng bá dịch vụ, giúp tiếp cần được nhiều khách hàng hơn nữa.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TOUR DU LỊCH SÔNG MÃ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG THANH HÓA

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa

3.2.1 Chính sách về dịch vụ Để tour du lịch sông Mã trở nên thu hút khách hơn nữa, Công ty cần phải liên tục hoàn thiện chính sách về dịch vụ của mình, qua tìm hiểu, phân tích và đánh giá những ưu và nhược điểm về chính sách về dịch vụ của Công ty, em có một số giải pháp về chính sách dịch vụ muốn đề xuất với Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa có thể áp dụng để hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã như sau:

- Đánh giá và cải thiện chất lượng dịch vụ hiện tại: Công ty nên tiến hành khảo sát và đánh giá chất lượng dịch vụ hiện tại của mình Dựa trên kết quả đánh giá, Công ty có thể xác định những điểm mạnh và điểm yếu của dịch vụ từ đó cải thiện những khía cạnh cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ tour du lịch Tập trung nghiên cứu nhiều hơn về lĩnh vực dịch vụ du lịch, trong đó trú trọng đến nâng cao chất lượng sản phẩm tour du lịch “Ngược xuôi sông Mã”; mô hình ăn tại chỗ hiệu quả nhất; dịch vụ nấu đám, phục vụ tại gia đình; phương pháp tìm kiếm khách hàng trong tỉnh được mở rộng hơn.

- Tạo ra các gói tour du lịch đặc biệt và trải nghiệm mới: Công ty cần tạo ra các gói tour du lịch đặc biệt, khác biệt và độc đáo để thu hút sự chú ý của khách hàng Cung cấp các trải nghiệm du lịch mới và hấp dẫn như tham quan các địa danh đẹp, thăm quan di sản văn hóa, hay trải nghiệm các hoạt động ngoài trời, các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng chất lượng tại các điểm đến, các dịch vụ cho thuê trang phục, quà lưu niệm hay cung cấp những sản phẩm độc quyền cho khách du lịch như đồ ăn, trang phục, địa điểm check in độc đáo… Điều này giúp Công ty đứng ra trong cạnh tranh và thu hút khách hàng.

- Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp: Nhân viên là yếu tố quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng Công ty nên đầu tư vào việc đào tạo nhân viên, bao gồm cả huấn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ khách hàng và kiến thức về du lịch địa phương, đào tạo đầu bếp chất lượng, tay nghề cao để đảm bảo hương vị của các món ăn phục vụ khách hàng Nhân viên nên được trang bị đầy đủ thông tin và kiến thức để có thể cung cấp thông tin chi tiết và chính xác cho các khách du lịch Tiếp tục đào tạo thêm đội ngũ ca sĩ mới phục vụ tàu song song thuyết minh và tổ chức chương trình để giảm tải công việc cho hướng dẫn viên tại trung tâm Đẩy mạnh hơn nữa việc đa dạng vai trò của mỗi người trong nhiều công việc khác nhau tại trung tâm

- Tăng cường quản lý và giám sát: Công ty nên thiết lập quy trình quản lý và giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng dịch vụ và tính an toàn trong suốt hành trình du lịch. Thường xuyên giám sát để các quy trình được vận hành đúng mục tiêu, kịp thời nhận ra những sai phạm để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục và sửa chữa.

- Xây dựng quan hệ đối tác: Công ty nên xây dựng và duy trì quan hệ đối tác với các cơ sở lưu trú, nhà hàng và các doanh nghiệp du lịch khác trên địa phương Điều này giúp Công ty tăng khả năng tiếp cận và cung cấp các dịch vụ phụ khác nhau cho khách du lịch.

- Tìm kiếm phản hồi từ khách hàng: Công ty nên tạo cơ chế để thu thập phản hồi từ khách hàng về dịch vụ của mình Phản hồi từ khách hàng sẽ giúp Công ty hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và điều chỉnh chính sách dịch vụ một cách phù hợp.

- Hợp tác với các đối tác du lịch địa phương: Công ty nên hợp tác chặt chẽ với các đối tác du lịch địa phương, bao gồm cả ban quản lý du lịch địa phương, nhà đầu tư và các doanh nghiệp du lịch khác, để tận dụng mọi cơ hội phát triển dịch vụ và quảng bá đến khách hàng tiềm năng.

Giá là một trong những yếu tố quan trong để du khách đưa ra quyế định lựa chọn dịch vụ của Công ty Công ty còn gặp hạn chế trong việc đưa ra giá dịch vụ chưa tương xứng với chất lượng dịch vụ Vì vậy em có một số đề xuất về giải pháp về chính sách giá mà Công ty Cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa có thể áp dụng để hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông Mã như sau:

- Áp dụng chính sách giá linh hoạt: Công ty có thể áp dụng chính sách giá linh hoạt dựa trên thời gian du lịch và số lượng khách hàng Giảm giá cho khách hàng thường xuyên hoặc nhóm cụ thể hoặc áp dụng giá ưu đãi cho những đợt du lịch ngoài mùa. Điều này giúp thu hút nhiều hơn những khách hàng có ngân sách hạn chế và giúp đánh thức sự quan tâm và nhu cầu của khách hàng Có những chính sách kích cầu du lịch kịp thời sau COVID như: Đăng ký tham gia kích cầu tour du lịch ngược xuôi sông Mã với các sở ban ngành; giảm giá % theo giá vé đối với các đơn vị lữ hành (Tùy tình hình dịch bệnh thực tế sẽ cân đối tỷ lệ giảm giá kích cầu giao động ngày thứ từ 15- 20%; ngày lễ 10-15%)

- Xây dựng chương trình giảm giá cho khách hàng trung thành: Công ty nên có chương trình giảm giá hoặc chế độ ưu đãi cho khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của mình Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy được đánh giá và động viên khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ trong thời gian tới.

- Tăng giá trị dịch vụ: Công ty nên tăng giá trị dịch vụ và sử dụng các dịch vụ kèm theo để tăng giá trị cho khách hàng Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy họ nhận được nhiều hơn giá trị và dịch vụ tuyệt vời.

Khi lập giá, doanh nghiệp cần cân nhắc đến chi phí của họ, bao gồm chi phí vận hành, mua sắm và tiếp thị Bằng cách này, doanh nghiệp có thể đặt ra mức giá phù hợp với chi phí sản xuất, khiến khách hàng cảm thấy hài lòng hơn với số tiền mà họ bỏ ra.

Khảo sát giá cả của đối thủ cạnh tranh giúp công ty xác định mức giá cạnh tranh, phù hợp với ngân sách và yêu cầu của khách hàng.

- Tăng cường tiếp thị và quảng bá: Công ty nên tăng cường tiếp thị và quảng bá để tăng hiệu quả cho các chiến dịch giảm giá hay khuyến mại trong ngành công nghiệp du lịch Kênh quảng cáo và tiếp thị của công ty nên được tập trung vào khách hàng tiềm năng, những người có tính thẳng thắn trong mua sắm và trung thành với loại hình dịch vụ tour du lịch sông Mã.

Ngày đăng: 29/11/2023, 08:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1.3.  Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Quản lý Đường thủy nội địa và Xây dựng giao thông Thanh Hóa - Chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông mã của công ty cổ phần quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông thanh hóa
Sơ đồ 2.1.3. Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Quản lý Đường thủy nội địa và Xây dựng giao thông Thanh Hóa (Trang 31)
Bảng 2.1.4.1 Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty giai đoạn năm 2018-2022 - Chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông mã của công ty cổ phần quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông thanh hóa
Bảng 2.1.4.1 Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty giai đoạn năm 2018-2022 (Trang 33)
Bảng 2.1.4.2. Tình hình tiền vốn của Công ty giai đoạn năm 2018-2022 - Chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông mã của công ty cổ phần quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông thanh hóa
Bảng 2.1.4.2. Tình hình tiền vốn của Công ty giai đoạn năm 2018-2022 (Trang 34)
Bảng 2.1.4.3. Tình hình doanh thu của dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty giai đoạn năm 2018-2022 - Chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông mã của công ty cổ phần quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông thanh hóa
Bảng 2.1.4.3. Tình hình doanh thu của dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty giai đoạn năm 2018-2022 (Trang 36)
Bảng 2.1.4.4. Tình hình tổng lượt khách du lịch của dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty giai đoạn năm 2018-2022 - Chính sách phát triển dịch vụ tour du lịch sông mã của công ty cổ phần quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông thanh hóa
Bảng 2.1.4.4. Tình hình tổng lượt khách du lịch của dịch vụ tour du lịch sông Mã của Công ty giai đoạn năm 2018-2022 (Trang 36)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w