Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 280 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
280
Dung lượng
2,64 MB
Nội dung
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TẬP LÀM VĂN) Họ và tên: Đỗ Phương Trang Lớp: 9A1. Trường THCS Trần Can – Thành Phố ĐiệnBiên Phủ Tìm hiểu và viết bài về tình hình địa phương (Quyền trẻ em). ĐBP - Trẻem chưa được bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện phát triển toàn diện… xuất phát từ sự bất bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục, y tế và các dịch vụ khác. Để bảo vệ trẻem cần phải xây dựng môi trường an toàn cho trẻ: an toàn từ gia đình cho tới xã, phường và cộng đồng. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Đúng vậy trẻem là tương lai của dân tộc, của đất nước. Trẻem sinh ra cần được chăm sóc và bảo vệ từ gia đinh, của cộng đồng xã hội thì mới có thể phát triển về trí tuệ, thể chất lẫn tính thần. Nhưng thực trạng hiện nay vẫn còn nhiều trẻem chưa được sự quan tâm chăm sóc bảo vệ, một số trẻem còn bị ngược đãi từ phía gia đình, vẫn còn tình trạng lạm dụng sức lao động của trẻ em, xâm hại, bạo hành trẻ em, không có điểm vui chơi cho trẻ Bảo vệ trẻem cần một loạt các vấn đề và hoạt động như chăm sóc trẻem cần sự bảo vệ đặc biệt, nhận thức và phòng chống HIV/AIDS, kiểm soát lao động trẻ em, đăng ký khai sinh và phòng chống lạm dụng buôn bán trẻ em. Theo đánh giá của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), thách thức quan trọng trong vấn đề bảo vệ trẻ emở Việt Nam nói chung và ĐiệnBiên nói riêng là thiếu vắng một hệ thống bảo vệ xã hội đủ mạnh và hiệu quả, thiếu các dịch vụ xã hội chuyên nghiệp đủ năng lực để đáp ứng cho trẻem dễ bị tổn thương. 1 Làng trẻ SOS ĐiệnBiên Phủ - nơi nuôi dưỡng chăm sóc các trẻem có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên. Qua khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh cho thấy: trẻ em, đặc biệt là trẻem nữ, dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng cao, biên giới chịu rất nhiều thiệt thòi và chưa được sống trong môi trường an toàn. Chỉ có 12% trẻem đặc biệt khó khăn trong toàn tỉnh được nhận sự trợ cấp của Nhà nước. Theo bà Phạm Thị Vịnh, Phó Giám đốc Sở LĐ- TB&XH, trước đây thực hiện Nghị định 67 về bảo trợ xã hội, thì chỉ những trẻem tàn tật, mồ côi thuộc hộ nghèo mới được nhận trợ cấp. Song mới đây, Chính phủ đã có Nghị định 13 sửa đổi, bổ sung Nghị định 67 mở rộng đối tượng thụ hưởng trợ cấp xã hội, trong đó những trẻem có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (mồ côi, khuyết tật, trẻem nhiễm HIV ) không thuộc diện hộ nghèo cũng được nhận trợ cấp. Tuy nhiên, để những trẻem này được hưởng quyền lợi thì cấp xã, phường và từng thôn, bản phải rà soát, thống kê và xác nhận, lập danh sách gửi lên cơ quan chức năng. ĐiệnBiên là một trong những tỉnh được UNICEF tài trợ thực hiện dự án Bạn hữu trẻem nhằm thí điểm xây dựng môi trường an toàn cho trẻ. Trên cơ sở khảo sát thực tế các lĩnh vực, các ngành, các cấp và chính quyền địa phương phối hợp với dự án xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, triển khai các hợp phần, lĩnh vực phù hợp, cần thiết nhất cho trẻemở các xã thuộc dự án. Thực hiện dự án, ĐiệnBiên có 10 xã thuộc 3 huyện: ĐiệnBiên Đông, Mường Chà và Tuần Giáo được thụ hưởng. Cả 10 xã triển khai dự án đều có điểm chung là tỷ lệ bỏ học, tảo hôn đặc biệt ởtrẻem gái rất lớn; trẻem phải lao động sớm, bị lạm dụng tình dục và trẻem mồ côi, khuyết tật chưa được quan tâm và có giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Vì vậy, từ năm 2007 đến nay, Dự án đã mở nhiều lớp tập huấn dành cho cán bộ xã, giáo viên và cả phụ huynh nhằm tăng cường năng lực cán bộ địa phương và xây dựng các mô hình dịch vụ xã hội lồng ghép thân thiện, an toàn với trẻ em. Trong số những hợp phần, lĩnh vực hoạt động của dự án, mạng lưới bảo vệ trẻem là một lĩnh vực tương đối mới và rất cần thiết để có thể tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ. Nguyên tắc chung trong xây dựng xã, phường phù hợp với trẻem là tạo môi trường sống an toàn, thân thiện với trẻ em, để tất cả trẻem đều có sự khởi đầu tốt đẹp nhất trong cuộc sống, có cơ hội phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần và nhân cách. Các mô hình ngôi nhà an toàn cho trẻ, cộng đồng an toàn đối với trẻem đã được triển khai tại các xã dự án, tạo điều kiện để trẻem được chăm sóc chu đáo, đồng 2 thời góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc quan tâm tới trẻ em. Qua kiểm tra thực tế tại các xã này, bà Phạm Thị Vịnh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Việc triển khai dự án đã có hiệu quả thiết thực trong xây dựng môi trường an toàn, phù hợp với trẻ em. Nhiều trường học đã có cảnh quan đẹp, thân thiện và an toàn với trẻ; nhận thức của người dân và chính quyền cơ sở đã được nâng lên trong vấn đề quan tâm tới trẻ em, thực hiện các quyền lợi của trẻ em, đặc biệt là quyền được đi học, được chăm sóc sức khỏe… Tuy vậy, để việc xây dựng xã, phường phù hợp với trẻem được nhân rộng và có hiệu quả lâu dài cần phải thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án để có sự đầu tư hợp lý và quan tâm thích đáng của cộng đồng xã hội. Một trong những chương trình có thể lồng ghép hiệu quả hiện nay chính là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Khi thực hiện những tiêu chí của phong trào này gắn liền với việc tạo môi trường an toàn cho trẻ, như: chống xâm hại, bạo hành trẻ em, không bóc lột lao động trẻ em, tạo điểm vui chơi cho trẻ… Hơn hết, trách nhiệm bảo vệ trẻem do nhiều ngành, nhiều cơ quan cùng thực hiện nên việc dành ngân sách cho các mục tiêu vì trẻem phải được tính toán, phân bổ vào ngân sách hàng năm cho phát triển KT-XH tại các địa phương. Tóm lại: vì tương lai của dân tộc vì sự phát triển phồn vinh của đất nước, chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức xây dựng một môi trường an toàn, lành mạnh, cho trẻem trên khắc đất nước Việt Nam nói chung cũng như trẻem có hoàn cảnh khó khăn không nơi nương tựa, chưa được bảo vệ, chăm sóc nói riêng. 3 PHÒNG CHỐNG MA TÚY TRONG HỌC ĐƯỜNG 1. Ma túy là gì? Và có bao nhiêu loại đang lưu hành? - Ma túy nếu tách ra từng từ “ma” và “túy” thì có nghĩa là “tê liệt” và “say sưa”. Nói một cách khác bất kỳ chất nào khi dùng nó, người sử dụng có trạng thái hưng phấn và bị lệ thuộc vào chúng hay còn gọi là “nghiện”, cuối cùng bị tê liệt ý chí, hủy hoại cơ thể, đó là ma túy. Tạm thời có thể chia ma túy thành 3 nhóm: - Ma túy thiên nhiên: Thuốc phiện, Cần sa (bồ đà) - Ma túy bán tổng hợp: Heroin - Ma túy tổng hợp (Hóa học): Ecstasy (thuốc lắc) Cùng với hàng trăm loại tân dược có khả năng gây nghiện nếu tùy tiện sử dụng (không có sự hướng dẫn của bác sĩ). Hiện không ít thanh thiếu niên (TTN) nghiện ma túy là tân dược: Morphine, Immenoctal, Seconal, Diazepam, Seduxen 2. Nguyên nhân nào đưa các em TTN vào con đường nghiện ngập? Tuổi TTN là độ tuổi có hai nhu cầu học và chơi rất lớn và luôn ở tâm trạng tìm tòi, khám phá để khẳng định mình trước bạn bè, do vậy những sinh hoạt trong nhóm bạn bè rất dễ tác động đến các em. Nếu được cha mẹ quan tâm hỗ trợ đúng mức, các em có điều kiện và cơ hội phát huy bản năng “tìm tòi – khám phá - tự khẳng định mình” trong môi trường học tập tốt. Nhu cầu chơi lúc này cũng tập trung trong việc phát triển trí lực, thể lực. Ngược lại khi các em không còn tin gia đình là điểm tựa, sự hụt hẫng tình cảm này sẽ phá vỡ ước mơ với suy nghĩ vô tư trong sáng trẻ thơ. Điểm bị xâm hại đầu tiên là mất thăng bằng trong học tập → nguy cơ bỏ học xuất hiện → đi tìm nơi gởi gấm nương tựa → sẽ gặp bạn đồng cảm. Tất nhiên nhóm bạn này có chung những điểm tương đồng: ngại học tập – ưu tư - trầm uất - thiếu tự tin - sự gặp gỡ từ đồng cảm này khó tránh khỏi quan hệ tình dục sớm. Từ đây một chấn động (tinh thần) vừa và rất lớn xuất hiện. Nếu không ngăn chặn kịp thời các em dễ buông xuôi phó mặc và lao vào cuộc chơi với quỹ thời gian quá dư thừa. Các em rơi vào tầm ngắm của bọn 4 xấu tình dục và ma túy với vô số ngõ ngách vồ lấy các em từ sự nông nổi buồn chán nhưng không chịu thua thiệt của các em. Giờ thì việc tìm tòi khẳng định chỉ là con đường sành điệu trong ăn chơi. Những đồng cảm đáng ngại ấy là: - Hụt hẫng tình cảm đối với gia đình - Nhầm lẫn tình cảm với tình yêu → Quan hệ tình dục sớm → Hối hận, cảm giác tội lỗi → Không còn khả năng học tập → Bỏ - Trốn học. - Chạy trốn thực tại cuộc sống - Vội vã khẳng định mình. - Chịu ảnh hưởng nặng tư tưởng thực dụng từ thông tin lệch lạc của bạn bè, bị mê hoặc kiểu cách “sành điệu”. - Dễ thách thức xã hội, chống đối cha mẹ. 3. Vì sao sử dụng ma túy lại bị nghiện? - Nếu vô tình ăn uống, hút phải ma túy mà không biết thì không thể nghiện. Chỉ khi chính người dùng nó muốn biết cảm giác do ma túy tạo ra và chủ động sử dụng nhiều lần thì mới trở nên lệ thuộc vào ma túy, nói cách khác là đã nghiện. - Lệ thuộc ma túy (nghiện ma túy): có hai hướng cùng tác động trong con người nghiện: Lệ thuộc về cơ thể (sinh học): không có ma túy sẽ trở nên bứt rứt khó chịu, uể oải, đau nhức. · Về tinh thần: trở nên trống vắng, buồn chán, bi quan, bên cạnh đó, dư hương sự hưng phấn, ảo ảnh đẹp về cảm giác ma túy luôn hiện về và thôi thức (mãnh liệt) phải đến với nó. 4. Dấu hiệu nào giúp nhận biết một người nghiện ma túy? - Sa sút trong học tập nhanh chóng. Bài vở không ghi đầy đủ, sách tập trở nên bê bối khác thường, có hiện tượng ngăn cản phụ huynh liên lạc nhà trường. - Trầm tư – khi cáu gắt, bất cập vội vã, đặc biệt rất ngại khi bị kiểm tra vì không lý giải được việc sử dụng quỹ thời gian hàng ngày. - Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày có dấu hiệu biệt lập với người thân – không thiết tha với các loại hình sinh hoạt cộng đồng tập thể, mất hứng thú với thể thao, báo chí. 5 - Ăn uống thất thường, hay về trễ sau 23 giờ, thường tìm kiếm đồ đạc sau khi đi về và thường lui tới những tụ điểm quán xá không dành cho học trò. Sáng dậy rất trễ, vệ sinh cá nhân lâu khác thường (do táo bón - tiểu gắt). Dần dần da mặt không còn trong sáng, hồng hào. Nhìn kỹ đồng tử (con ngươi) khi giãn to, khi teo nhỏ. - Xuất hiện một trong vài cố tật: cắn móng tay sát phao tay, cạo mặt thỉnh thoảng để lộ dấu cắt da, rái tay, nặn mụn, cầm một vật mân mê như không chủ định (các biểu hiện này sau khi đi về, đã no thuốc= “phê”). 5. Những tác hại do ma túy gây ra: - Những biểu hiện trên (phần 5) là do di chứng ức chế hệ thần kinh gây ra sau khi sử dụng ma túy. - Ma túy trực tiếp tác động hệ thần kinh trung ương, nếu sử dụng lâu dài sẽ dẫn đến mất trí nhớ, suy sụp ý chí, mất phương hướng, thậm chí bị rối loạn tâm thần. - Ma túy gây rối loạn hệ bài tiết, hệ tiêu hóa. - Ma túy khi vào trong máu sẽ có một phần không thải được tích tụ ở gan dẫn đến xơ gan, sưng lách, dễ bị teo tĩnh mạch. - Nguy cơ bệnh lây truyền qua đường tình dục khá cao, sử dụng lâu năm có thể bị liệt dương, vô sinh. 6. Việc chữa trị cho người nghiện như thế nào? Trước hết, cần biết rằng người nghiện cùng lúc mang trong người ít nhất hai thứ bệnh: bệnh lệch lạc đạo đức, sa sút nhân cách, mất phương hướng trong cuộc sống và bệnh thèm nhớ cảm giác do ma túy tạo ra, còn cơ thể lệ thuộc chất gây nghiện chỉ là cái cớ để họ đi mãi trong vòng xoáy của ma túy. Do vậy, việc chữa trị cho người nghiện vừa phức tạp nhưng cũng vừa đơn giản: Phức tạp vì: - Đòi hỏi sự hợp tác toàn diện của người nghiện, bởi họ phải vượt qua chính họ trong khi họ rất yếu đuối dễ dãi cho chính mình - tự lừa dối mình, vừa thù ghét ma túy, vừa tôn thờ ma túy. - Họ không còn được sự nhìn nhận cuộc sống tích cực như bao người bình thường khác. 6 - Họ bị tha hóa bởi nhóm bạn nghiện, môi trường tiếp xúc hàng ngày. - Họ vốn dĩ đã yếu đuối, sai lệch lại càng sa sút theo những năm tháng nghiện (vì khởi đầu tuổi nghiện thường 14 – 15 = lớp 6, lớp 7). - Việc chữa trị cho người nghiện cần chuyên biệt hóa, cá biệt trong thời gian dài, đây là giai đoạn tác động, hồi phục đạo đức, nhân cách. Trong khi đó tính kiên nhẫn, sức chịu đựng của họ không cao, chưa kể họ bị suy sụp đạo đức đáng kể. Đơn giản bởi: - Trên 95% người nghiện đều sợ và muốn bỏ ma túy. - Cắt cơn nghiện tương đối đơn giản nếu người nghiện và thân nhân họ đã sẵn sàng, có thể thực hiện tại gia đình mà người nghèo cũng có thể làm được dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc và nhà chuyên môn. - Cần lưu ý: cắt cơn nghiện nghĩa là giúp người nghiện thoát khỏi sự đói ma túy, khỏi cơn đau ma túy, thật ra chỉ là bước khởi đầu của quá trình cai nghiện. Bước tiếp sau cắt cơn nghiện, là giai đoạn tiếp tục điều trị duy trì để chống tái nghiện, giai đoạn này đòi hỏi người nghiện và người đứng ra điều trị phải thật quyết tâm, kiên nhẫn, tạm gọi là tiến trình tác động phục hồi tâm lý, điều chỉnh những suy nghĩ lệch lạc. Mục tiêu phải đạt được là làm cho người nghiện quên cảm giác của ma túy bằng việc thay thế bằng một đam mê mới lành mạnh, yêu thương cuộc sống này, gắn liền với thân nhân người nghiện và gia đình họ trên cơ sở năng lực họ có thể thực hành được qua việc đọc, học, chơi và làm việc. Đây là những việc làm đòi hỏi người tham gia có những kỹ năng chuyên môn về tư vấn tâm lý nhất định, và đây chính là những tác động “chống tái nghiện”. - Lưu ý khác: người nghiện có thể chủ quan và tái nghiện với suy nghĩ cai nghiện (cắt cơn) đơn giản và kích thích việc sử dụng lại ma túy, khi không muốn nữa thì cai vì cai dễ dàng không tốn kém, đây là suy nghĩ bệnh hoạn dễ xuất hiện trong cơn thèm nhớ ma túy. 7. Vậy chúng ta cần làm gì để các em tránh xa ma túy? Ngoài việc cần lưu ý các tình huống đẩy trẻ đến với ma túy, gia đình và nhà trường cần lưu ý: 7 - Trẻ TTN kể cả thành niên rất cần hơi ấm gia đình và những lời động viên, khuyến khích, chia sẻ cảm thông đối với trẻ để giúp trẻ thêm tự tin rằng mình có nơi nương tựa vững vàng. - Thầy cô, nhất là ba mẹ có thể làm tổn thương trẻ khi giáo dục áp đặt quá nhiều mà thiếu sự yểm trợ tinh thần. Ba mẹ thường cho rằng trẻ là sản phẩm của mình, mình có quyền đặt để. Nên cho trẻ cơ hội phát triển suy nghĩ, bộc lộ ước mơ, khó khăn với ba mẹ và thầy cô. - Giúp trẻ phát huy tính tranh đua học tập, và khả năng tự khẳng định mình bằng những hoạt động tích cực, độc lập, đồng thời âm thầm yểm trợ giám sát các em từ phía sau. - Ba mẹ nên có qui ước để các em rèn luyện, tránh chìu chuộng quá mức. Cần giúp các em có trách nhiệm với chính mình và gia đình, ví dụ các em đòi xe gắn máy đắt tiền, ba mẹ lại yêu cầu thi đậu sẽ mua, mà không cho các em thấy thi đậu là việc phải hoàn thành nghĩa vụ là con, học trò và không đi xe đắt tiền là hành vi tiết kiệm, đỡ đần ba mẹ, (tất nhiên ba mẹ phải gương mẫu). - Nên trang bị kiến thức về tình dục và ma túy cho các em trong dịp thuận lợi một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, không rao giảng. Giúp các em xử lý một số tình huống giả định thường xảy ra ở tuổi học trò về tình bạn, sự ngộ nhận, đổ vỡ, hụt hẫng Người làm Đỗ Phương Trang 8 BẾN QUÊ Nguyễn Minh Châu I.Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 1.Tác giả, tác phẩm: a) Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) - Quê Quỳnh Lan – Nghệ An - Ông gia nhập quân đội năm 1950, sau đó trở thành nhà văn quân đội. - Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi tiêu biểu cho thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Các tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết: Cửa sông, Dấu chân người lính. Truyện ngắn: Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh. b) Tác phẩm Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985. Truyện có ý nghĩa triết lí giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người. 2. Đọc – tìm hiểu chú thích: a) Đọc văn bản. b) Tìm hiểu chú thích 3. Tóm tắt truyện - Nhân vật Nhĩ trong truyện từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, cuối đời anh bị cột chặt vào giườ bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo – đến nỗi không tự dịch chuyển được vài phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa sổ. - Thời điểm đó, anh phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc- một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ. Nhận được sự chăm sóc ân cần của vợ, Nhĩ mới cảm nhận được sự vất vả, tần tảo- tình yêu và đức hy sinh thầm lặng của người vợ. Anh khao khát được đặt chân lên bờ bãi bên kia sông – cái miền đất gần gũi và trở nên xa vời với anh. Nhân vật đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy nghịch lý của đời người (con người trên đời người không tránh khỏi những khó khăn trắc trở - con người phải trải nghiệm trong cuộc sống mới cảm nhận hết được những bí ẩn đẹp đẽ trong cái bình dị đơn sơ) giống như niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận, đau đớn mà lời lẽ không bao giờ giải thích hết được. 4. Tìm hiểu tình huống truyện Hai tình huống cơ bản: + Nhĩ bị liệt toàn thân nằm trên giường bệnh + Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi ven sông và người thân. Tạo ra một chuỗi các tình huống nghịch lí, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận của một con người chứa đầy những sự bất thường – nghịch lí ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định và ước muốn cả những hiểu biết và toan tính của người ta. - Qua những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ, truyện có ý nghĩa tổng kết sự trải nghiệm của cả đời người, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình – vẻ đẹp của cuộc sống êm đềm bình lặng của người thân yêu – thì có khi phải đến lúc sắp giã biệt cuộc đời ta mới thấm thía và cảm nhận được. 9 II. Đọc – hiểu văn bản 1. Phân tích những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ - Khung cảnh thiên nhiên có chiều sâu rộng, từ những bông bằng lăng phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời bãi bồi bên kia sông. Nhĩ cảm nhận cảnh vật bằng cảm xúc tinh tế - không gian và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc gần gũi nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ. Lần đầu tiên anh cảm nhận tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Cảm nhận của Nhĩ về người thân: Trong hoàn cảnh bệnh tật lâu dài, mọi sự chăm sóc đều nhờ vào vợ con. Buổi sáng hôm đó, bằng trực giác, Nhĩ đã hiểu thời gian của đời mình chẳng còn bao lâu nữa. Nhĩ cảm nhận lần đầu tiên về sự vất vả, tần tảo, chịu thương chịu khó và sự âu yếm yêu thương của vợ anh . - Cảm nhận về người vợ: + Những ngón tay gầy guộc, âu yếm vuốt ve bên vai chồng. + Liên đang mặc tấm áo vá… “ Suốt đời anh làm em khổ tâm… Mà em cứ nín thinh…” “có hề sao đâu”. Đoạn văn diễn tả sự thấu hiểu và biết ơn sâu sắc của Nhĩ với vợ: “Cũng như cảnh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia – tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa – và cũng chính nhờ vào điều đó mà sau nhiều tháng bôn tẩu tìm kiếm …, Nhĩ đã thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”. -Cách miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về tâm hồn con người, về cách viết rất tài hoa của Nguyễn Minh Châu. - Người cha khao khát được khám phá vẻ đẹp cuộc sống của bãi bồi bên kia sông – một vẻ đẹp vô cùng tươi mới – thân thuộc nhưng với hoàn cảnh của anh lúc này đặt chân đến được là điều không thể - khát khao ấy xâm chiếm tâm hồn anh mãnh liệt nhưng vì không thể thực hiện nên khó diễn tả thành lời cho đứa con trai còn ít tuổi – chưa có những trải nghiệm như anh hiểu nổi. - Khi nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông vào buổi sáng đầu thu- cũng là lúc Nhĩ nhận ra mình sắp phải từ giã cõi đời.Muốn đặt chân lên bãi bồi bên kia sông: - Những giá trị bình thường bị người ta lãng quên – bỏ qua lúc tuổi trẻ - khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến. Sự nhận thức này chỉ đến với người ta ở cái thái độ đã từng trải. Với Nhĩ đó là lúc cuối đời, bởi thế đó là sự thức tỉnh xen lẫn niềm ân hận và nỗi xót xa. - Không thể thực hiện được cái mình khát khao – Nhĩ phải nhờ đến người con trai- nhưng vì không thể giải thích cho nó hiểu – nên trên đường đi cậu bé đã sa vào trò chơi hấp dẫn nó gặp bên đường (Bởi đứa con không hiểu được ước muốn của người cha đề rồi lỡ chuyến đò sang ngang duy nhất trong ngày, nó nhận lời một cách miễn cưỡng) * Câu chuyện của Nhĩ và cậu con trai – sự chiêm nghiệm của anh về quy luật của đời người: Con người ở trên đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình. - Khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên này Nhĩ đã thu hết tâm lực dồn vào cử chỉ có vẻ kì quặc “anh đang cố…” Ý như khẩn thiết ra hiệu một người nào đó – hành động này có thể hiểu anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai anh mau kẻo lỡ đò. Hình ảnh này còn gợi ra ý nghĩa khái quát hơn: + Muốn thức tỉnh mọi người về cái vòng vèo chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời – để dứt ra khỏi nó – để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị gần gũi và bền vững. Nhân vật Nhĩ trong truyện là nhân vật tư tưởng – một loại nhân vật nổi lên trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975 – nhà văn đã gửi gắm qua nhân vật nhiều điều quan sát suy ngẫm – triết lí về cuộc đời con người nhưng nhân vật không là cái loa phát ngôn cho tác giả - những chiêm nghiệm triết lí đã được chuyển hoá vào trong đời sống nội tâm của nhân vật với diễnbiến của tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh được miêu tả tinh tế, hợp lí. 2. Tìm hiểu một đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật của truyện: sáng tạo những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng Hình ảnh biểu tượng thường có hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng qua hình ảnh. Một số hình ảnh mang nghĩa biểu tượng: - Hình ảnh bãi bồi ven sông và toàn bộ khung cảnh: Vẻ đẹp của đời sống vừa bình dị vừa thân thuộc – hình ảnh của quê hương xứ sở của mỗi người. - Hình ảnh bờ sông bên này bị sụt lở: 10 [...]... hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát) Trong ba người thì Nho và Phương Định trẻ hơn nên cũng hồn nhiên và giàu mơ mộng, còn chị Thao lớn tuổi hơn nên những mơ ước và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn Người tổ trưởng ấy chiến đấu rất dũng cảm, chỉ huy rất kiên cường nhưng lại rất sợ khi phải nhìn thấy máu và còn sợ cả vắt nữa Phương Định là nhân vật kể chuyện, đồng... - Phương Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng rồi hát * Họ cũng có những nét cá tính riêng - Chị Thao lớn tuổi hơn một chút, làm tổ trưởng từng trải hơn – không dễ dàng hồn nhiên – ước mơ và dự tính về tương lai- có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu những khao khát rung động của tuổi trẻ Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu chảy - Quê hương của... vết sẹo, khác với hình ba mà nó được biết Phản ứng tâm lí của em là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba Trong cái cứng đầu của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha khác-người trong tấm hình chụp chung với má em b.Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra người cha - Trong... lo lắng khi Nho bị sập hầm, bị thương, thì bất chợt một cơn mưa kéo đến, mà lại là một trận mưa đá Cơn mưa ấy làm dịu cả bầu không khí ngột ngạt ở bên ngoài hang và cũng làm dịu mát tâm hồn ba côn gái sau những căng thẳng của một trận chiến đấu, nó đánh thức dậy sự hồn nhiên, vô tư của tuổi trẻ và gợi về những kỷ niệm tuổi thơ với những trận mưa nơi thành phố quê hương Đến đây thì người đọc đã cảm nhận... thấy xót thương người cha đau khổ? Nó mếu máo “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba…” Tất cả lời nói thể hiện rõ tính cách của một cô bé bồng bột thơ ngây và chứng tỏ lòng yêu thương vô bờ của em đối với ba Thật sâu sắc và cao đẹp biết bao Có lẽ lúc này bé Thu đã trở thành một nguời lớn thực sự Tất cả sự dỗi hờn của bé Thu lúc này đều chuyển thành lòng yêu thương sâu sắc ba nó Trong cái ương ngạch,... phẩm - Sáng tác năm 1719, dưới hình thức tự truyện - Đoạn trích kể về Rô-bin-xơn sống một mình ở đảo hoang khoảng 15 năm 3 Đọc – tìm bố cục a Đọc b Bố cục: 4 phần - Phần 1: Mở bài - Phần 2: Trang phục của Rô-bin-xơn - Phần 3: Trang bị của Rô-bin-xơn - Phần 4: Diện mạo của Rô-bin-xơn So với các phần khác, phần 4 ngắn hơn do phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất, chỉ kể những gì nhìn thấy được, nên phần 4 nói... được 18 sống tốt đẹp hơn Dẫn chứng: + Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn (đến mức không thể thực hiện nổi) và nguồn kinh phí thực tế đã được cấp cho công nghệ chiến tranh + So sánh cụ thể qua những con số thống kê ấn tượng(Ví dụ: giá của 10 chiếc tàu sân bay đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 1 triệu trẻem Châu Phi, chỉ hai chiếc... niên: a) Đó là ông kỹ sư vườn rau: Ngày này qua ngày khác ngồi trong vườn, chăm chú rình xem cách lấy mật của ong để rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn, để xu hào trên toàn miền Bắc ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước b) Đó là anh cán bộ nghiên cứu sét: Đã “11 năm không một ngày xa cơ quan” luôn “trong tư thế sẵn sàng, suốt ngày chờ sét” để lập bản đồ tìm ra tài nguyên... khổ bằng người cha giàu lòng thương yêu con mà lại bị chính đứa con ấy chối bỏ! Dưòng như sự lạnh lùng và bướng bỉnh của bé Thu đã làm tổn thương những tình cảm đang trào dâng tha thiết nhất trong lòng ông Vì quá yêu thương con nên anh Sáu không cầm nổi cảm xúc của mình Trong bữa cơm, cưng con, anh gắp cho nó cái trứng cá nhưng bất ngờ nó hất tung cái trứng ra khỏi chén cơm Giận quá, anh đã vung tay đánh... đường Trường Sơn gồm ba cô gái rất trẻ: Định – Nho – Chị Thao (lớn tuổi hơn một chút) - Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom – đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra – đánh dấu những vị trí bom chưa nổ và phá bom - Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm – tách xa đơn vị, cuộc sống gian khổ khó khăn nhưng họ vẫn có những nét vui vẻ hồn nhiên của tuổi trẻ, mơ mộng, yêu thương, gắn bó . trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát). Trong ba người thì Nho và Phương Định trẻ hơn nên cũng hồn nhiên và giàu mơ mộng, còn chị Thao lớn tuổi hơn nên những mơ ước và dự định về tương lai. gương, ngồi bó gối mơ mộng rồi hát. * Họ cũng có những nét cá tính riêng. - Chị Thao lớn tuổi hơn một chút, làm tổ trưởng từng trải hơn – không dễ dàng hồn nhiên – ước mơ và dự tính về tương. trẻ, như: chống xâm hại, bạo hành trẻ em, không bóc lột lao động trẻ em, tạo điểm vui chơi cho trẻ… Hơn hết, trách nhiệm bảo vệ trẻ em do nhiều ngành, nhiều cơ quan cùng thực hiện nên việc dành