BỆNH NẤM THỦY MI Ở THỦY SẢN NƯỚC NGỌT docx

3 586 0
BỆNH NẤM THỦY MI Ở THỦY SẢN NƯỚC NGỌT docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH NẤM THỦY MI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT Tác nhân gây bệnh Gây bệnh là một số loài thuộc các giống: Leptolegnia, Saprolegnia và Achlya; Họ Saprolegniaceae; Bộ Saprolegniales. Đây là các nấm dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, cấu tạo sợi nấm đa bào nhưng không có các vách ngăn. Sợi nấm có chiều dài từ 3-5mm, đường kính sợi nấm khoảng 20-42µm, có phân nhánh và chia làm 2 phần, một phần gốc bám chắc vào cơ thể cá, phần ngọn tự do ngoài môi trường nước. Nấm có khả năng sinh sản bằng nhiều hình thức khác nhau: Sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. Bào tử nấm có tiên mao, có thể vận động trong nước nên khả năng lây lan bệnh rất cao. Dấu hiệu bệnh lý Khi cá bị bệnh nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường, khi phát hiện được bằng mắt thường thì bệnh đã nặng. Đầu tiên, trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, 1 đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Nấm thủy mi có thể tiết ra chất làm tan rã protein của tế bào tổ chức cơ thể cá, kích thích tế bào tổ chức tiết ra dịch nhờn làm cản trở hô hấp và tuần hoàn. Cá bị bệnh nấm thủy mi có hiện tượng bơi lội hỗn loạn, không bình thường, do bị kích thích ngứa ngáy, thích cọ sát vào các vật thể trong nước, làm tróc vẩy trầy da tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh xâm nhập làm cá bị bệnh nặng hơn và tác hại sẽ nghiêm trọng thêm. Nấm thủy my còn có thể ký sinh làm ung trứng cá. Phần gốc của sợi nấm cắm sâu vào màng trứng, phần ngoài của sợi nấm lơ lửng trong nước tủa ra xung quanh, nhìn trứng cá giống bị nấm thủy my giống như hoa gạo. Trứng cá bị nhiễm nấm thường chết (ung), với nhân trứng chuyển sang màu trắng đục. Trong bể ấp, nấm thủy my thường phát triển đầu tiên các trứng ung do không được thụ tinh, sau lây sang các trứng khỏe và làm trứng bị chết. Nếu không có tác động kịp thời có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ cá bột, hoặc đôi khi phải xả bỏ hoàn toàn. Phân bố và lan truyền bệnh Bệnh nấm thủy my xảy ra nhiều loài cá ngọt và trứng cá, bệnh có thể gặp khắp mọi nơi trên thế giới và trứng của chúng. Trong các loài cá nuôi phổ biến Việt Nam, như cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá trê, cá trôi và một số đối tượng nuôi đặc sản khác như baba, ếch, đều có thể bị nhiễm bệnh nấm thủy my. Nấm thủy my còn ký sinh gây chết trứng của các loài cá nước ngọt, đặc biệt là trứng của cá chép (Cyprinus Carpio) chịu ảnh hưởng rất lớn của loại bệnh này. Trong thực tế, nếu không có biện pháp thích hợp để phòng bệnh, thì hi ệu quả của các đợt sinh sản nhân tạo cá chép thường rất thấp do tác hại của nấm thủy my. Bệnh hay phát triển các đàn cá bị thương tổn trên da do tác động đánh bắt, vận chuyển hay do ký sinh trùng ký sinh. Bệnh nấm thủy my thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, thích hợp nhiệt độ nước từ 18-25 0 C, đây là nhiệt độ vào mùa đông xuân, mùa thu miền bắc và mùa mưa miền Nam. Tuy vậy, có một số loài thuộc giống Achlya có thể phát triển tốt mức nhiệt độ cao hơn thế. Các mùa đông xuân và mùa thu là những mùa cho cá sinh sản trong các trại cá giống nước ngọt Việt Nam, do vậy bệnh này gây tác hại nhiều trong các ao nuôi vỗ cá bố mẹ, các ao lưu giữ giống qua đông và các bể ấp trứng trong các trang trại cá giống. Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước tù bẩn, hàm lượng chất hữu cơ cao và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung. Nấm thường phát triển đầu tiên các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khỏe và gây chết hàng loạt. Phương pháp chẩn đoán Khi cá nhiễm nấm, các dấu hiệu bên ngoài thể hiện khá rõ ràng. Tuy vậy, để chẩn đoán chính xác cần lấy bệnh phẩm từ cá bệnh, kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện các sợi nấm dài 5-6mm, phân nhánh nhiều. Nếu muốn xác định tên giống loài của nấm, cần nuôi cấy trên các môi trường nấm và quan sát quá trình hình thành cơ quan sinh sản và và tạo bào tử của nấm để phân loại. . BỆNH NẤM THỦY MI Ở THỦY SẢN NƯỚC NGỌT Tác nhân gây bệnh Gây bệnh là một số loài thuộc các giống: Leptolegnia, Saprolegnia và Achlya; Họ Saprolegniaceae; Bộ Saprolegniales. Đây là các nấm. và lan truyền bệnh Bệnh nấm thủy my xảy ra ở nhiều loài cá ngọt và trứng cá, bệnh có thể gặp ở khắp mọi nơi trên thế giới và trứng của chúng. Trong các loài cá nuôi phổ biến ở Việt Nam, như. trôi và một số đối tượng nuôi đặc sản khác như baba, ếch, đều có thể bị nhiễm bệnh nấm thủy my. Nấm thủy my còn ký sinh gây chết trứng của các loài cá nước ngọt, đặc biệt là trứng của cá chép

Ngày đăng: 21/06/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan