BỆNH DO VI KHUẨN Mycobacterium TRÊN THỦY SẢN Hình : Các dấu hiệu bên ngoài cá bị bệnh do vi khuẩn Mycobacterium Cá lóc Ophiocephalus sp bị bệnh do vi khuẩn Mycobacterium fortuitum Tác
Trang 1BỆNH DO VI KHUẨN Mycobacterium
TRÊN THỦY SẢN
Hình : Các dấu hiệu bên ngoài cá bị bệnh do vi khuẩn
Mycobacterium
Cá lóc (Ophiocephalus sp) bị bệnh do vi khuẩn Mycobacterium fortuitum
Tác nhân gây bệnh
Giống Mycobacterium thuộc họ Mycobacteriaceae là vi khuẩn hiếu khí, không di động, không sinh bào tử, có dạng hình que
Đa số loài thuốc Mycobacterium là vi khuẩn gram dương yếu Kích thước tế bào 0,2-0,6 x 1,0-10,0 micromet
Hầu hết chúng sống tự do trong đất, nước và có một số là tác nhân gây bệnh cho người và động vật thủy sản Người ta đã
phân lập được vi khuẩn này ở 151 loài nước ngọt và nước mặn phân bố ở các vùng nước nhiệt đới Thường gặp 3 loài: M
marinum gây bệnh ở cá nước lợ mặn; M fortuitum, M chelonae gây bệnh ở cá nước ngọt
Vi khuẩn M marinum sinh trưởng chậm, nuôi cấy trên môi
trường thạch sau 2-3 tuần, ở nhiệt độ 25oC khuẩn lạc mới xuất hiện và phát triển Khuẩn lạc nhẵn và ướt, xù xì và khô, bằng phẳng hoặc nhô cao, độc lập trên môi trường nuôi cấy và kéo dài theo đường cấy Khuẩn lạc sinh trưởng trong bóng tối, không
Trang 2sinh sắc tố, nhưng nếu sinh trưởng trong ánh sáng thì có sắc tố màu vàng chanh đến màu vàng cam M fortuitum, M chelonae sinh trưởng nhanh hơn, hình thành khuẩn lạc dưới 7 ngày nuôi cấy ở 25oC M fortuitum sinh trưởng ở 37oC, cả hai loài không sinh sắc tố, khuẩn lạc màu kem
Dấu hiệu bệnh lý
Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium là một bệnh nhiễm khuẩn hệ thống Cá bị bệnh có dấu hiệu bệnh thay đổi theo loài cá
Thường có một số đặc điểm chung: Mắt cá bị lồi, trên da có hiện tượng mất dần sắc tố, hoại tử, loét, trên bề mặt cơ thể có thể xuất hiện các đốm trắng nhỏ, vây cá bị xơ, mòn cụt Khi cá bị bệnh nặng, trong mội quan như gan, thận, tụy xuất hiện các đốm trắng nhỏ thưa hoặc mau, tại đó mô của các nội quan bị hoại tử Bệnh
có thể gây chất rải rác cá trong các ao, lồng bị bệnh
Phân bố và lan truyền bệnh
Mycobacterium gây bệnh ở cá nước ngọt, nước lợ và nước mặn Những loài cá thường gặp như: cá quả lóc (Ophiocephalus
striatus), cá trác (Seriola), họ cá hồi Thái Bình Dương Những loài M marinum, M fortuitum, M chelonae chúng còn có thể gây bệnh cho động vật máu nóng và người Một số loài tôm biển cũng bị nhiễm bệnh đốm nhỏ, tại các mô bị nhiễm vi khuẩn xuất hiện màu đen, nâu của sắc tố melanin ở trong cơ, tim, mang…
Vi khuẩn Mycobacterium spp có nhiệt độ thích hợp từ 15-370C, nhưng trong nuôi cấy, thường tiến hành ở nhiệt độ 28-300C
Chẩn đoán bệnh
Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý của bệnh như đã mô tả ở phần trên
Trang 3để chẩn đoán sơ bộ Để chẩn đoán chính xác, cần phân lập vi khuẩn trên môi trường Lowenstein- Jensen, khuẩn lạc phát triển trong vòng 3-5 ngày ở nhiệt độ 280C Trên môi trường Ogawa, khuẩn lạc xuất hiện mịn như kem trong màu vàng chói khi đưa
ra ánh sáng Cũng có thể phân lập trên các môi trường sinh học bình thường như: BHIA, TSA, Macconkey ở nhiệt độ thích hợp 20-300C, nuôi cấy từ 2-30 ngày
Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh: Nước trước khi dùng nuôi tôm, cá cần phải khử trùng bằng Chloramin T hoặc B liều lượng 10 ppm thời gian 24 giờ
Nên tránh dùng các loại thức ăn đã bị hỏng như ôi, thiu, mốc, vón cục Các thức ăn có nguồn gốc là tôm, cá đã nhiễm
Mycobacterium, cần phải nấu chín kỹ để phòng mầm bệnh xâm nhập theo con đường tiêu hóa
- Trị bệnh: Có thể dùng kháng sinh trộn vào thức ăn cho cá theo các liều chỉ dẫn như các bệnh nhiễm khuẩn đã giới thiệu ở trên