1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương

139 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Hùng Vương
Tác giả Bạch Thị Thúy
Người hướng dẫn PGS.TS Mai Thanh Cúc
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 638,34 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài (16)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.4. Những đóng góp mới của luận văn (16)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn (18)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (18)
      • 2.1.1. Các khái niệm liên quan (18)
      • 2.1.2. Đặc điểm và vai trò của quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (25)
      • 2.1.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng của NHTM (27)
      • 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng (33)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (37)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế giới (37)
      • 2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong công tác quản lý rủi ro tín dụng (39)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (41)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn (41)
      • 3.1.1. Đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ (41)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (49)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu (49)
      • 3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin (51)
      • 3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (53)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (56)
    • 4.1. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh Hùng Vương 40 1. Khái quát hoạt động tín dụng của BIDV chi nhánh Hùng Vương (56)
      • 4.1.2. Tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành công tác quản lý rủi ro tín dụng (68)
      • 4.1.3. Nhận diện rủi ro tín dụng tại BIDV Hùng Vương (70)
      • 4.1.4. Đánh giá rủi ro của BIDV Hùng Vương (71)
      • 4.1.5. Xử lý rủi ro của BIDV Hùng Vương (73)
      • 4.1.6. Kết quả Quản lý rủi ro tín dụng của BIDV Hùng Vương trong thời gian qua (85)
    • 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Hùng Vương 75 1. Các yếu tố môi trường bên ngoài (97)
      • 4.2.2. Các yếu tố từ phía khách hàng (100)
      • 4.2.3. Các yếu tố từ phía BIDV Chi nhánh Hùng Vương (105)
    • 4.3. Định hướng và các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV (112)
      • 4.3.2. Giải pháp (117)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (127)
    • 5.1. Kết luận (127)
    • 5.2. Kiến nghị (128)
      • 5.2.1. Kiến nghị với ban quản lý khách hàng BIDV (128)
      • 5.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (129)
  • Tài liệu tham khảo (130)
  • Phụ lục (132)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm liên quan

Tín dụng xuất hiện từ khi xã hội có phân công lao động, sản xuất và trao đổi hàng hoá Tín dụng ngân hàng góp phần điều tiết các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế không bị gián đoạn, sử dụng hợp lý hơn trong nền kinh tế Lý luận và thực tiễn cho thấy, tín dụng là hoạt động chủ yếu tại NHTM Có nhiều khái niệm về tín dụng như:

Tín dụng là quan hệ xã hội, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa chủ thể kinh tế này với chủ thể kinh tế khác trên nguyên tắc có hoàn trả (Lê Thị Mận, 2014).

Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại qua các hình thái xã hội khác nhau. Hiểu một cách thông thường nhất, tín dụng là vay mượn Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định (Trần Huy Hoàng, 2010).

Tín dụng là một giao dịch về tài sản, (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các tổ chức tín dụng khác) trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán (Huỳnh Kim Trí, 2012).

Như vậy, tín dụng chính là việc chuyển giao quyền sử dụng chứ không thay đổi quyền sở hữu, việc chuyển giao này có thời hạn nhất định và có tính hoàn trả cả gốc và lãi Phần lãi chính là một phần thu nhập của người sở hữu vốn tín dụng.

Như vậy, bản chất của tín dụng ngân hàng đó là việc cấp một khoản tiền cho khách hàng sử dụng và có nguyên tắc hoàn trả (Nguyễn Văn Tiến, 2009).

2.1.1.2 Khái niệm về rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách hàng vay nợ không đủ khả năng chi trả cho ngân hàng (Lê Thị Mận, 2014).

Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn. Rủi ro tín dụng được hiểu là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ khôngđúng hạn cho ngân hàng theo hợp đồng (Trần Huy Hoàng, 2010).

Tại Việt nam, rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Thống đốc NHNN, “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” (Ngân hàng Nhà nước, 2013).

Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tựu trung lại chúng ta có thể rút ra các nội dụng cơ bản của rủi ro tín dụng như sau:

Là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng có thể không trả một phần hoặc hoàn toàn không trả được nợ hoặc chậm trả nợ.

Là sự tổn thất hoặc giảm sút chất lượng hoạt động của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Cũng có thể rủi ro tín dụng xảy ra khi xuất hiện các biến cố bất thường khiến khách hàng không thực hiện được các cam kết với ngân hàng.

Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng, việc phân loại rủi ro tín dụng tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu và phân tích Đối với hệ thống NHTM thì việc phân loại rủi ro tín dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thiết lập chính sách, qui trình, thủ tục và cả mô hình tổ chức quản lý và điều hành nhằm bảo đảm nhận biết đầy đủ các yếu tố gây ra rủi ro và phân biệt trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, giữa các khâu trong toàn bộ quá trình tác nghiệp thẩm định, cấp tín dụng giám sát thu hồi nợ và xử lý khoản nợ nếu nó có dấu hiệu không bình thường Thực tế cho thấy sự phân chia trách nhiệm càng rõ ràng, càng cụ thể, sẽ giúp cho quá trình quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả (Nguyễn Đức Tú, 2011).

- Theo nguyên nhân phát sinh:

Rủi ro tín dụng được chia thành hai loại là rủi ro giao dịch (transaction risk) và rủi ro danh mục (Portfolio risk) (Trần Huy Hoàng, 2010).

Rủi ro Rủi ro Rủi ro lựa chọn bảo đảm nghiệp vụ

Rủi ro Rủi ro tập nội tại trung

Sơ đồ 2.1 Phân loại rủi ro tín dụng

Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận:

+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.

+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.

+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế giới a Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng

Trích lập dự phòng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro do tổn thất tín dụng Việc trích lập dự phòng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khả năng trả nợ trong quá khứ của khách hàng Các nước chia sẻ kinh nghiệm rằng họ áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở mức độ khác nhau.

- Hồng Kông: xếp loại rủi ro cho khách hàng và trích lập dự phòng tương ứng.

- Hàn Quốc: các nguyên tắc dự phòng phân lập theo loại tín dụng.

- Singapore: dự phòng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vay được áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng.

- Thái Lan: phân loại khoản vay được đưa vào luật Các cơ quan giám sát ngân hàng có quyền yêu cầu trích lập dự phòng cho các khoản vay cần chú ý.

- Columbia: dự phòng cho tín dụng tiêu dùng, thương mại, cầm cố thế chấp và tín dụng nhỏ theo thời hạn khoản vay từ 1-18 tháng (Bùi Thị Lan, 2010). b Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng

- Hồng Kông: giới hạn cho vay các đối tác ở mức 5% giá trị ròng doanh nghiệp Tổng dư nợ vay cho các đối tác không vượt quá 10% vốn tự có Ngân hàng.

- Hàn Quốc: giới hạn cho vay cổ đông ở mức 25% vốn tự có Ngân hàng hoặc tỷ lệ mà họ sở hữu Giới hạn cho vay các đối tác liên quan ở mức 10% vốn tự có Ngân hàng.

- Singapore: Ngân hàng không được phép tham gia vào các hoạt động phi tài chính Cũng không được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các công ty hoạt động phi tài chính Mức đầu tư vốn vào một công ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự có Ngân hàng. Tổng vốn đầu tư giới hạn ở 10% vốn tự có Ngân hàng.

- Thái Lan: giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn củaNgân hàng Giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng ở mức 5% vốn ngân hàng, 50% giá trị ròng của doanh nghiệp và 25% giá trị nợ.

- Columbia: giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng liên quan 10% vốn tự có Mở rộng tới 25% nếu có tài sản đảm bảo tốt (Bùi Thị Lan, 2010). c Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp đặt ra hạn mức cho vay

Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là hoạt động được xem là thường xuyên của Ngân hàng các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình. Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của Ngân hàng đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay:

- Hồng Kông: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của Ngân hàng.

- Hàn Quốc: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 20% vốn tự có của Ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng.

- Singapore: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của Ngân hàng.

- Thái Lan: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của Ngân hàng.

- Columbia: giới hạn vay ở mức 40% giá trị ròng của khách hàng vay (Bùi Thị Lan, 2010). d Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp kiểm tra, giám sát

Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay:

- Hồng Kông: sử dụng mô hình CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản) để đánh giá.

- Hàn Quốc: sử dụng mô hình CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm) (Capital, Assets, Management, Earnings, Liquidity and Stress testing).

- Singapore: kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng và hàng quý.

- Thái Lan: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay Giám sát hệ số đủ vốn dự báo Có hệ thống báo cáo định kỳ.

- Columbia: kiểm tra trong quá trình phát vay, kiểm tra bởi Ủy ban giám sát Ngân hàng (Huỳnh Kim Trí, 2012). đ Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp quản trị hệ thống thông tin tín dụng

Tổ chức tốt hệ thống thông tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay:

- Singapore: Hiệp hội Ngân hàng tổ chưc và quản lý thông tin tín dụng từ các thành viên Hỗ trợ thông tin về các khoản tín dụng lớn.

- Thái Lan: Cục thông tin tín dụng được quản lý bởi công ty tư nhân, tất cả các Ngân hàng báo cáo thông tin về Cục, sau đó Cục thông tin kết xuất báo cáo về khách hàng vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng, không cung cấp thông tin hẩm định tín dụng.

- Columbia: Ngân hàng báo cáo các khoản vay cho cơ quan giám sát theo định kỳ hàng tháng Sau đó thông tin về giá trị khoản vay, lãi suất vay, chất lượng khoản vay và tư cách khách hàng vay sẽ được tập hợp lại (Huỳnh Kim Trí, 2012).

2.2.2 Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong công tác quản lý rủi ro tín dụng

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn

3.1.1 Đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ a Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Phú Thọ thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc.Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình; Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thành phố Hà Nội; Phía Tây giáp tỉnh Sơn La và tỉnh Yên Bái;

Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng trung du miền núi phía bắc và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng –

Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), liền kề vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km và Trung tâm thành phố Hà Nội 80 km, có đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô Phú Thọ là địa bàn mở gắn liền với sự phát triển của Thủ đô

Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh. Địa hình tỉnh Phú Thọ có đặc điểm là chia cắt tương đối mạnh do nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Phú Thọ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, khoáng sản, là tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2016). b Điều kiện kinh tế xã hội

Giai đoạn 2011-2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm so với giai đoạn trước, bình quân đạt 5,75 %/năm (thấp hơn nhiều so với mục tiêu kế hoạch đề ra giai đoạn 2011 – 2015 là 12-13%/năm), trong đó: nông lâm thủy sản tăng 5,14%/ năm, công nghiệp – xây dựng tăng 6,27%/năm và thương mại dịch vụ tăng 5,26% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm.

Thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 20,5 triệu đồng năm 2011 lên 25,6 triệu đồng năm 2014 Mặc dù thu nhập tăng nhưng đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn, do chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh Ngoài ra, tại một số huyện và nhiều xã, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với bình quân chung của tỉnh.

Năm 2016 dân số tỉnh Phú Thọ có 1.381 nghìn người tăng 24,2 nghìn người so với năm 2014 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 là 1,27%.

Sự phân bố dân cư ở Phú Thọ không đều giữa các vùng, các khu vực Hầu hết dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, chiếm 80,4% năm 2016, dân số thành thị chiếm 19,6%, thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước (trung bình cả nước là 31,7%) Điều đó cho thấy mức độ đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Phú Thọ trong những năm qua còn thấp (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2016). c Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

- Phú Thọ là tỉnh có vị trí địa lý trung tâm của vùng trung du miền núi phía bắc, với vị trí ngã ba sông, trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến giao thông huyết mạch của vùng chạy qua tạo cơ hội cho tỉnh trong thu hút đầu tư, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lưu thông thương với bên ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển Nông – Lâm – Thủy sản nói riêng.

- Đặc điểm địa hình đa dạng, có các vùng địa hình khác nhau (đồng bằng, trung du miền núi); thời tiết khí hậu vừa có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa Do đó, Phú Thọ được chia thành nhiều tiểu vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới Tài nguyên đất đai phong phú Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú.

- Lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là 840,4 nghìn người, chiếm 61,8% dân số, đang trong thời kỳ dân số trẻ.

- Phú Thọ là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, do đó phát triển sản xuất nông nghiệp sinh thái, an toàn là một trong những điều kiện để thu hút khách du lịch đến địa bàn tỉnh và tiêu thụ nông sản, thực phẩm và quảng bá sản phẩm.

- Hàng nông sản (chủ yếu là chè, bưởi) Phú Thọ trong những năm qua đã tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2016).

- Tình hình thời tiết, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, biến đổi bất thường ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp.

- Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, bình quân đất sản xuất nông nghiệp đầu người thấp, lại phân bố phân tán, manh mún, gây khó khăn cho công tác chuyển đổi sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Có sự chênh lệch lớn đầu tư giữa ngành nông nghiệp với các ngành kinh tế khác, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước Cơ cấu đầu tư không hợp lý, trong nông nghiệp tỷ trọng đầu tư cho chăn nuôi, thủy sản thấp.

- Phú Thọ hiện nay đang đứng trước xu thế đô thị hoá, công nghiệp hóa mạnh, sự phát triển nhanh của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu a Thu thập số liệu thứ cấp Để thu thập số liệu thứ cấp tôi đã sử dụng phương pháp kế thừa tư liệu, các nguồn thu thập số liệu thứ cấp bao gồm:

+ Nguồn số liệu công bố từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

+ Nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí sách báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website.

+ Tài liệu công bố tại BIDV Hùng Vương và NHNN tỉnh Phú Thọ.

+ Những thông tin tư liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương qua các tài liệu thống kê của Phòng Thống kê Tỉnh Phú Thọ.

+ Thông tin tư liệu về sản xuất nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, thị trường tiêu thụ và thương mại dịch vụ, sản xuất hàng hóa, các tài liệu về chính sách nông nghiệp, chính sách kinh doanh thương mại dịch vụ và quy định về tín dụng ngân hàng, vấn đề rủi ro và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng…Được lấy từ sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, báo cáo khoa học và của các cơ quan chuyên môn … b Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua một số phương pháp sau:

+ Phỏng vấn trực tiếp: Lãnh đạo Chi nhánh, các cán bộ phụ trách, cán bộ phòng về nguyên tắc cho vay, điều kiện cho vay, phương pháp quản lý tín dụng, phương pháp thẩm định, phương pháp xử lý nợ.

+ Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách của một số doanh nghiệp, đại diện hộ kinh doanh cá thể và hộ gia đình có vay vốn tại Chi nhánh.

* Phương pháp điều tra chọn mẫu:

Trên cơ sở đặc điểm cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Hùng Vương, đặc điểm các khách hàng của BIDV chi nhánh Hùng Vương chúng tôi tiến hành điều tra 182 mẫu, trong đó: khách hàng vay vốn tại BIDV chi nhánh Hùng Vương (bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp) và cán bộ BIDV chi nhánh Hùng Vương, cụ thể trên bảng 3.1

Bảng 3.1 Số lượng mẫu điều tra

Chỉ tiêu Mẫu Tỷ lệ (%)

2 Hộ gia đình, cá thể 97 53,30

3 Tổng 182 100 Đối với 65 doanh nghiệp được điều tra, chúng tôi tiến hành lấy mẫu theo quy mô, ngành nghề được, các mẫu điều tra bao gồm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, thuộc các ngành nghề: sản xuất xi măng, kinh doanh thiết bị điện, xây dựng, may mặc, sản xuất téc nước,… và một số loại hình kinh doanh khác Đối với khách hàng cá nhân, chúng tôi tiến hành lấy mẫu được phân chia đều tại 9 đầu mối kinh doanh (trung tâm và 08 phòng giao dịch) bao gồm mục đích kinh doanh, tiêu dùng, xây dựng nhà, mua ô tô, được chia ra theo kỳ hạn vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Đối với các cán bộ quản lý khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro của ngân hàng, chúng tôi điều tra toàn bộ phòng quản lý rủi ro, 01 lãnh đạo chi nhánh và 01 trường phòng khách hàng cùng các các cán bộ tại chi nhánh và 08 phòng giao dịch.

Nội dung điều tra bao gồm các đánh giá, nhận định về rủi ro tín dụng do tác động của các yếu tố bên ngoài, yếu tố từ khách hàng và các yếu tố từ ngân hàng.

3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin a Phương pháp xử lý dữ liệu

- Xử lý dữ liệu sơ cấp: Sau khi tiến hành phỏng vấn chúng tôi phân loại các thông tin thu được theo từng mục nội dung, kiểm chứng độ tin cậy của thông tin và xem xét độ hợp lệ của thông tin đối với nghiên cứu.

- Xử lý dữ liệu thứ cấp: Sau khi thu thập các tài liệu thứ cấp chúng tôi tiến hành phân loại theo các dạng: tài liệu cung cấp các cơ sở lý thuyết, tài liệu báo cáo kế hoạch, tài liệu tham khảo, các báo cáo thường niên của ngân hàng.

Các số liệu thu thập được chúng tôi đưa vào máy tính với phần mềm Excel để tổng hợp và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, các số liệu điều tra sẽ được mã hoá trong quá trình xử lý. b Phương pháp phân tích thông tin:

Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng tình hình Quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Hùng Vương. Nhằm mô tả đánh giá dựa vào các chỉ tiêu tính toán, số liệu, tài liêu, báo cáo Sau đó phân tích đánh giá nguyên nhân và các vấn đề phát sinh, các biện pháp nâng cao hiệu quả đưa ra.

Phân tích dãy số thời gian: Cho phép thống kê nghiên cứu xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian, dãy số thời gian gồm hai bộ phận: thời gian và trị số của chỉ tiêu, các phương pháp phân tích dãy số thời gian được dùng trong nghiên cứu này gồm: Dãy số tuyệt đối, dãy số tương đối và dãy số bình quân.

Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc.

+ Y t : Số liệu kỳ phân tích.

+ ∆ y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu qua các giai đoạn hoạt động kinh doanh của BIDV Hùng Vương từ năm 2015 đến năm 2017 để từ đó tìm ra nguyên nhân của sự tăng/giảm của các chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến hoạt động kinh doanh của BIDV Hùng Vương, để có cơ sở đưa ra các đánh giá, giải pháp và định hướng cho hoạt động ngân hàng trong các năm tiếp theo.

So sánh số tương đối:

- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp.

+ R k (%): Tỷ trọng của Y k so với Y.

Phương pháp này để chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần như: thị phần cho vay của BIDV Hùng Vương trong thị phần cho vay của cácNHTM trên địa bàn, mức độ tỷ lệ rủi ro của các lĩnh vực cho vay theo ngành nghề, lĩnh vực,…trong tổng thể nợ xấu của BIDVHùng Vương Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu qua các năm đối với BIDV Hùng Vương, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ.

3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ đảm bảo tiền vay (A1)

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh Hùng Vương 40 1 Khái quát hoạt động tín dụng của BIDV chi nhánh Hùng Vương

4.1.1 Khái quát hoạt động tín dụng của BIDV chi nhánh Hùng Vương

Kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ duy trì ổn định và phát triển; GDP tăng trưởng khá, trên 8%/năm (Đức Hoàng, 2017) Các cấp, các ngành chủ động và phối hợp đồng bộ để triển khai thực hiện nhiều Nghị quyết, Quyết định, kế hoạch của Chính phủ, UBND tỉnh như: Nghị quyết số 11 của Chính Phủ, kế hoạch số 515 của UBND tỉnh về các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội … Nhìn chung, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đảm bảo ổn định Bên cạnh những kết quả đã đạt được, kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp khó khăn, thách thức, do chịu tác động sâu sắc của biến động kinh tế trong nước và thế giới; lạm phát tăng cao và thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp Mặt khác, nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa vững chắc, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu nội bộ ngành và cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm đã tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Hoạt động Ngành ngân hàng trong giai đoạn vừa quan tập trung vào việc thực hiện một số chính sách, chỉ thị của Chính Phủ, NHNN như: chính sách Hỗ trợ lãi suất theo các Quyết định như QĐ số 131/QĐ-TTg, QĐ số 443/QĐ-TTg;

QĐ số 497/QĐ-TTg của Chính Phủ; Nghị Quyết 01 của Ban chấp hạnh TW Đảng về ổn định hoạt động của thống Ngân hàng, Đề án tái cơ cấu 01 của Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2011 -2015, góp phần thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ, của Tỉnh về bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội

Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương từ khi sát nhập đến nay thì các hoạt động dịch vụ phát triển một cách mạnh mẽ từ huy động vốn từ dân cư, đến các dịch vụ như: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối… từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ các dịch vụ.

Dưới những tác động rất lớn của tình hình kinh tế xã hội, ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh ngày càng cao Tuy nhiên thời gian vừa qua BIDV chi nhánh Hùng Vương đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận sau đây

4.1.1.1 Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2015-2017

Dư nợ tín dụng có sự tăng trưởng tốt, đến 31/12/2017 dư nợ tín dụng đạt 3.023 tỷ đồng, tăng 29,5% so với năm 2016 và đạt 99,8% kế hoạch năm Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh cao hơn mức 12% tăng trưởng bình quân các NHTM trên địa bàn Số lượng khách hàng vay vốn là 2.333 khách hàng, tăng 25,2% so với năm 2016; trong đó có 241 khách hàng doanh nghiệp và 2.092 khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

Bảng 4.1 Kết quả tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng dư nợ Tỷ đồng 2.054 2.334 3.023

Nguồn: Phòng Quản lý Nội Bộ BIDV Hùng Vương (2015,2016,2017) Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro Trong 3 năm gần đây, hoạt động tín dụng của BIDV Hùng Vương được cơ cấu lại theo nguyên tắc thị trường và điều chỉnh cơ cấu cho vay hợp lý, đặc biệt mở rộng cho vay các DNV&N, tư nhân cá thể làm ăn hiệu quả, chất lượng hoạt động cho vay được cải thiện hơn.

Bảng 4.2 Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng tại BIDV

Chỉ tiêu Giá trị Tốc độ Giá trị Tốc độ Giá trị Tốc độ

(Tỷ tăng (Tỷ tăng (Tỷ tăng đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%)

Tổng doanh số cho vay 5.698 18,00 6.724 18,00 8.136 21,00

Nguồn: Phòng Quản lý Nội Bộ BIDV Hùng Vương (2015,2016,2017) Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đến 31/12/2017 là 3.023 tỷ đồng tăng

689 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 30% so với năm 2015 Năm 2017, sau khi ổn định sau sát nhập, ngân hàng đã hoạt động trên quy định mới theo quy chế của BIDV, nên

Chi nhánh đã tập trung tăng trưởng hoạt động cho vay vào nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh thương mại và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn để tăng trưởng ổn định, bền vững

Dư nợ (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%)

Hình 4.1 Tăng trưởng hoạt động tín dụng của BIDV Hùng Vương giai đoạn

Nguồn: Phòng Quản lý Nội Bộ BIDV Hùng Vương (2015,2016,2017)

4.1.1.2 Quy mô, cơ cấu tín dụng

BIDV Hùng Vương thực hiện tăng trưởng tín dụng gắn liền với kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập trung tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể nâng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay bán lẻ, cho vay có tài sản bảo đảm và giảm dần dư nợ cho vay trung dài hạn Do vậy, dư nợ ngoài quốc doanh và dư nợ ngắn hạn đều tăng, trong khi đó dư nợ quốc doanh và dư nợ trung, dài hạn giảm dần trong 3 năm qua Năm 2017, trong tổng dư nợ của Chi nhánh dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 75% và dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 25% Từ năm 2015 mặc dù tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn của Chi nhánh giảm xuống nhưng số tuyệt đối lại tăng lên do Chi nhánh cho vay dự án lớn như cho vay đồng tài trợ dự án gạch siêu nhẹ của công ty cổ phần An Thái, đầu tư dự án nhà máy xi măng lò quay của công ty cổ phần xi măng Phú Thọ, Nhà máy chế biến quặng của công ty cổ phần Hợp kim sắt Phú Thọ … Cơ cấu dư nợ theo tiền tệ duy trì ở mức ổn định, cơ cấu ngoại tệ chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 20% trong tổng dư nợ của Chi nhánh qua các năm.

*Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay

Bảng 4.3 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay tại BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 – 2017

STT Chỉ tiêu giảm giảm

(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng)

Nguồn: Phòng Quản lý Nội Bộ BIDV Hùng Vương (2015,2016,2017)

Như vậy, năm 2017 dư nợ ngắn hạn chiếm 75,09% trong tổng dư nợ của

BIDV Hùng Vương Về cơ bản thì dư nợ những món vay ngắn hạn với thời gian ngắn rủi ro sẽ ít hơn, và ngân hàng cũng nhanh thu hồi vốn, quay vòng vốn nhanh hơn Nhìn vào tỷ lệ dư nợ như trên là tương đối hợp lý.

Hình 4.2 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay của BIDV chi nhánh Hùng Vương năm 2017

Nguồn: Phòng Quản lý Nội Bộ BIDV Hùng Vương (2017)

* Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng

Năm 2015, 2016, 2017 thực hiện chủ trương đẩy mạnh mảng dịch vụ ngân

43 cho vay mua ô tô, vay mua nhà dự án, và mở rộng mạng lưới các Phòng Giao dịch, quy mô của hoạt động cho vay tư nhân cá thể tăng đáng kể, từ mức 390 tỷ đồng vào năm 2015 thì đến năm 2017 đã tăng lên được 735 tỷ đồng (tăng41,3%). Việc phát triển tín dụng bán lẻ là việc làm cần thiết vì để giảm thiểu rủi ro tín dụng Những món tín dụng bán lẻ là những món nhỏ với lãi suất cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp Hơn nữa đây là biện pháp để giảm rủi ro tín dụng tránh tập trung hết dư nợ vào một vài khách hàng lớn

Bảng 4.4 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng tại BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 – 2017

STT Chỉ tiêu giảm giảm

(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng)

Nguồn: Phòng Quản lý Nội Bộ BIDV Hùng Vương (2015,2016,2017)

* Cơ cấu dư nợ theo loại tiền

Bảng 4.5 Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tại BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 – 2017

STT Chỉ tiêu giảm giảm

(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng)

Cơ cấu theo tiền tệ

Nguồn: Phòng Quản lý Nội Bộ BIDV Hùng Vương (2015,2016,2017) Trong những năm gần đây, tỷ trọng cho vay giữa VND và ngoại tệ thay đổi thường xuyên, điều này phản ánh sự linh hoạt trong cơ cấu cho vay Tuy năm

2017 là năm thị trường ngoại tệ căng thẳng, nguồn ngoại tệ không dồi dào nên tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ tăng ít hơn so với các năm trước (năm 2017 chỉ tăng3,3%) Cơ cấu cho vay bằng ngoại tệ như trên là hợp lý để đảm bảo khả năng thanh khoản trong điều kiện nguồn ngoại tệ khó khăn như hiện nay.

* Cơ cấu dư nợ theo tình trạng nợ

Bảng 4.6 Cơ cấu dư nợ theo tình trạng nợ tại BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 – 2017

STT Chỉ tiêu giảm giảm

(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng)

Nguồn: Phòng Quản lý Nội Bộ BIDV Hùng Vương (2015,2016,2017) Với những nỗ lực của ngân hàng trong công tác xử lý nợ, năm 2017số nợ quá hạn đã giảm xuống đáng kể, từ 119 tỷ năm 2016 xuống còn 38 tỷ, tương ứng với tỷ lệ 68,1%.

* Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ

Bảng 4.7 Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ tại BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 – 2017

STT Chỉ tiêu trọng trọng trọng

Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Hùng Vương 75 1 Các yếu tố môi trường bên ngoài

4.2.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài

Qua kết quả điều tra cho thấy sự thay đổi của môi trường tự nhiên gây tổn thất cho khách hang vay vốn kinh doanh là nguyên nhân phổ biến dẫn đến rủi ro tín dụng các nguyên nhân rủi ro tín dụng vay vốn nói chung từ các nguyên nhân khách quan là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Vì cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt nên việc thu thập thông tin bị hạn chế, thiếu sự hợp tác giữa các ngân hàng

Tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đếnkhông ít trường hợp các chi nhánh sử dụng nhiều biện pháp như: có một số khách hàng khả năng tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh doanh cầm chừng, kết quả kinh doanh có lãi thấp hoặc lỗ, vốn lưu động ròng âm, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu nhưng BIDV

Chi nhánh Hùng Vương vẫn cho vay, thậm chí có nhiều chi nhánh buông lỏng trong khâu xét duyệt cho vay như đánh giá sơ sài về hiệu quả dự án, phương án sản xuất kinh doanh, không thường xuyên giám sát vốn vay, đặc biệt là những khách hàng có trụ sở giao dịch ngoài địa bàn hoạt động và có quan hệ với nhiều ngân hàng Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Một vài chi nhánh trong hệ thống BIDV Việt Nam sau một thời gian thành lập đã bộc lộ tỷ lệ nợ quá hạn cao trong toàn hệ thống Đây cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Hùng Vương.

Do cạnh tranh nên nhiều khi phải giữ khách hàng bằng cách nâng hạn mức cho vay, giảm tỷ lệ Tài sản bảo đảm/Dư nợ vay, hạ lãi suất cho vay, yêu cầu công tác thẩm định phải diễn ra càng nhanh càng tốt…

Hoạt động tín dụng chịu sự chi phối của pháp luật và các văn bản dưới luật vẫn còn nhiều chồng chéo, không rõ ràng Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

Tại BIDV Chi nhánh Hùng Vương, bộ phận xử lý nợ hiện đang thụ lý nhiều hồ sơ nợ quá hạn cần xử lý, phát mãi tài sản đảm bảo nhưng tiến độ thực hiện đang gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.

Do nền kinh tế suy thoái có nhiều biến động: như lạm phát giá vàng, xăng dầu, vật liệu, biến động tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Do sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh.Cụ thể những rủi ro này được tổng hợp điều tra thực tế qua bảng 4.19 như sau:

Bảng 4.19 Những yếu tố tác động của môi trường bên ngoài

Cán bộ BIDV Tổng số

Số lượng Tỷ lệ (hộ) (%) (DN) (%) (CB) (%)

1 Tác động của môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến kinh doanh 54 55,67 27 41,54 2 10,00 83 45,60 của khách hàng

2 Sự biến động của thị trường 34 35,05 32 49,23 10 50,00 76 41,76

3 Luật và văn bản luật chồng chéo khó thực hiện 9 9,28 6 9,23 8 40,00 23 12,64

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017)

Với kết quả của bảng 4.19 ta thấy mức độ rủi ro môi trường bên ngoài tác động ảnh hưởng sâu sắc nhất tới hoạt động kinh doanh của khách hàng chủ yếu là do: Tác động của môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến kinh doanh của khách hàng (mưa, bão lũ và dịch bệnh, thiên tai,…), ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ gia đình cao nhất với tỷ lệ 55,67% Tiếp đó sự biến động của thị trường (giá cả các yếu tố đầu vào cao) làm cho hoạt động kinh doanh bị thua lỗ nhất là các DN, 49,23% các DN và theo cán bộ BIDV Hùng Vương thì chiếm đến 50% đánh giá sự biến động của thị trường ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của DN. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp khó trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn do vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng.

Mặt khác, các văn bản pháp lý còn nhiều bất cập, thiếu chi tiết rõ ràng, dẫn đến quá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, làm cho việc xử lý nợ đặc biệt là xử lý tài sản đảm bảo gặp rất nhiều khó khăn.

+ Do một số Phường, Xã thiếu trách nhiệm trong việc công chứng Hợp đồng mua bán đất làm cho giá trên Hợp đồng mua bán đất có công chứng thấp hơn rất nhiều so với giá mua bán thực tế, từ đó rất khó khăn cho Ngân hàng trong việc xác định chính xác giá mua bán đất để xác định mức cho vay đối với khách hàng.

+ Thói quen giao dịch mua bán qua giấy viết tay không có hóa đơn hoặc không có công chứng, chứng thực của một số khách hàng dẫn đến khó khăn cho Ngân hàng trong việc xác định nhu cầu vay, mục đích vay thực tế của khách hàng.

Mặc dù trong những năm qua Nhà nước ta cố gắng tập trung vào ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tuy nhiên kinh tế còn phụ thuộc thị trường bên ngoài quá nhiều, sức sản xuất của nền kinh tế yếu, không chủ động được nguyên liệu chất lượng cao Sản xuất trong nước xuất thô là chủ yếu, dẫn đến nhiều mặt hàng bị thao túng và thị trường thiếu tính ổn định.

Định hướng và các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV

RO TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG

2018-2020, tổng tài sản năm 2020 phấn đấu đạt 4.220 tỷ đồng tăng 21,61% so với năm 2018, dư nợ tín dụng cuối kỳ có tốc độ tăng trưởng từ 11-12%, trong đó tập trung tăng trưởng dư nợ bán lẻ; huy động vốn phấn đấu đến 2020 đạt 4.010 tỷ đồng Chất lượng hoạt động cho vay thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ nhóm 2 được kiểm soát và trong giới hạn cho phép của NHNN Phấn đấu đến năm 2020 chênh lệch thu chi đạt 120 tỷ đồng.

Bảng 4.26 Các chỉ tiêu kinh doanh chính BIDV Hùng Vương, giai đoạn 2018 – 2020

Tên chỉ tiêu ĐVT Năm Năm

Dư nợ tín dụng cuối kỳ

Dư nợ tín dụng bán lẻ

Huy động vốn cuối kỳ

Chỉ tiêu chất lượng – hiệu quả Tỷ lệ nợ xấu (%)

Tỷ đồng 90,00 100,00 120,00 Nguồn: Phòng Quản lý Nội Bộ BIDV Hùng Vương (2017) b Định hướng quản lý rủi ro hoạt động tín dụng.

BIDV đã có những định hướng và chỉ đạo cụ thể đối với hoạt động cho vay, gắn với thực tế BIDV Hùng Vương, mục tiêu trong ngắn hạn là xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, cơ cấu lại nền khách hàng, tăng trưởng dư nợ cho vay gắn với đảm bảo nâng cao chất lượng và quản lý rủi ro hoạt động cho vay. Để thực hiện được mục tiêu này, BIDV Hùng Vương cần có một Chương trình hành động cụ thể, xác định rõ từng mục tiêu trọng tâm, lượng hóa mục tiêu bằng các chỉ tiêu định lượng, định tính; gắn với đó là biện pháp thực hiện, bộ phận thực hiện, lãnh đạo chỉ đạo, kiểm soát; tiến độ thực hiện; định kỳ báo cáo, đánh giá, đề xuất khó khăn vướng mắc để giải quyết, tháo gỡ và có chỉ đạo linh hoạt, kịp thời.

Mục đích của việc xây dựng Chương trình hành động này nhằm xác định cụ thể công việc phải thực hiện, mục tiêu đạt được về kết quả, thời gian, trên cơ sở đó có phân bổ nguồn lực một cách phù hợp từ việc giao kế hoạch kinh doanh, phân công thành viên ban lãnh đạo chỉ đạo, sắp xếp, bố trí nhân lực, nguồn lực hợp lý cho từng Phòng, đảm bảo mỗi cấu phần của chương trình phải được thực hiện đạt kết quả cao nhất, tổng hợp các cấu phần là sự hoàn thành các mục tiêu đề ra và quan trọng hơn là hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao Cụ thể:

- Quán triệt và thực hiện theo định hướng, mục tiêu, trọng tâm và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị BIDV, tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả những nội dung chỉ đạo của BIDV về thực hiện kế hoạch kinh doanh; tiếp tục tập trung khắc phục các tồn tại, yếu kém trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả và chất lượng hoạt động.

- Nhiệm vụ trọng tâm quan trọng nhất trong chỉ đạo điều hành và thực hiện kế hoạch kinh doanh là quản lý, thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, xử lý nợ có nguy cơ chuyển nhóm nợ xấu Đây là nội dung trọng yếu, quan trọng trong việc thực hiện và hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2018 và các năm tiếp theo. Đồng thời, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nợ xấu, nợ nhóm 2, nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý rủi ro các khoản vay và khách hàng vay vốn Tiếp tục cơ cấu lại nền khách hàng vay vốn, giảm dần dư nợ tại các lĩnh vực có mức độ tập trung tín dụng quá cao Kiên quyết, triệt để trong việc thu hồi nợ xấu, lãi treo, nợ quá hạn, nợ hạch toán ngoại bảng.

- Tập trung đẩy mạnh tăng trưởng cho vay gắn với nâng cao hiệu quả, gia tăng thu nhập từ hoạt động cho vay Mở rộng phát triển khách hàng vay vốn trên cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại nền khách hàng ổn định, bền vững Ưu tiên phát triển mở rộng khách hàng mới, tình hình tài chính tốt.

- Tiếp tục gia tăng tỷ trọng hoạt động bán lẻ trong kết quả hoạt động của Chi nhánh Mục tiêu trước mắt năm 2018, tỷ trọng hoạt động bán lẻ phải đóng góp ít nhất 50% kết quả hoạt động của Chi nhánh Đẩy mạnh tăng trưởng huy động vốn bán lẻ nhằm giảm dần phụ thuộc vào nguồn vốn từ các định chế tài chính Nâng cao hiệu quả huy động vốn, giữ vững và gia tăng thị phần huy động vốn trên địa bàn.

- Hoàn thiện cơ chế động lực, gắn thu nhập của cán bộ nhân viên vào kết quả công việc nhằm động viên, khuyến khích cán bộ hoàn thành tốt công việc được giao góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tạo sự gắn bó lâu dài với BIDV.

- Duy trì và phát triển hình ảnh, vị thế của BIDV trên địa bàn, nỗ lực giữ vững thị phần hoạt động Chú trọng công tác phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động mạng lưới và kênh phân phối.

4.3.2.1 Nâng cao hiệu quả thực hiện, vận dụng quy trình cho vay

Hệ thống quy trình của BIDV được đánh giá tương đối hoàn chỉnh, đầy đủ, cụ thể theo từng nghiệp vụ; tuy nhiên vấn đề rất quan trọng đặt ra là việc thực hiện, vận dụng quy trình đó như thế nào vừa đảm bảo đúng quy định, nhưng mặt khác phù hợp với địa bàn, đối tượng khách hàng,… nhằm nhận diện, kiểm soát được rủi ro Để thực hiện được mục tiêu đó BIDV Hùng Vương cần quy định những nội dung cụ thể mà cán bộ tín dụng phải thực hiện trong quá trình cho vay, cụ thể:

- Nâng cao chất lượng thẩm định: Khâu đề xuất cần tăng cường khả năng thu thập thông tin khách hàng, khoản vay trong suốt quá trình quan hệ vay vốn, gồm cả quá trình trước, trong và sau khi cho vay Với khó khăn về tính minh bạch, nhất quán, kịp thời của thông tin trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, cán bộ quản lý khách hàng là đầu mối thu thập thông tin phải có phương pháp và kỹ năng tốt trong thu thập, phân tích, xử lý và đánh giá thông tin; các kênh thông tin phải đa dạng, nhiều góc độ, có tính lịch sử để đảm bảo phản ánh đúng thực trạng khách hàng, khoản vay Tăng cường thu thập thông tin từ các kênh như Sở kế hoạch đầu tư, Cục thuế, Chi cục hải quan, Chi cục quản lý thị trường, Chi cục thống kê, Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn, thông tin tín dụng CIC,… Bên cạnh đó phải có kỹ năng thu thập thông tin về lĩnh vực, ngành nghề, chính sách vĩ mô liên quan như điều tiết lãi suất, tỷ giá, chính sách đầu tư công,… để đánh giá các tác động đến khách hàng, khoản vay của mình.

Nhóm khách hàng doanh nghiệp quy mô nhỏ, hệ thống thông tin, sổ sách kế toán chưa thực sự chuẩn mực, do vậy cần có sự quản lý, giám sát của lãnh đạo phòng, những cán bộ có kinh nghiệm; để đánh giá chỉ ra được những bất hợp lý,thiếu logic trong cung cấp thông tin của khách hàng để yêu cầu chấn chỉnh, xác định việc chấp hành nghiêm túc chế độ kế toán, tài chính và cung cấp minh bạch đầy đủ thông tin là nghĩa vụ, trách nhiệm của khách hàng, đồng thời là điều kiện quan trọng trong điều kiện xem xét cho vay.

Bên cạnh đó, một trong những giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cần tập trung hơn trong thời gian tới là bộ phận quản lý rủi ro cần nâng cao kỹ năng nhận diện, đánh giá và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các tình huống cụ thể để lường đón và chủ động xử lý nếu rủi ro xảy ra trong quá trình xem xét cho vay; các dấu hiệu rủi ro chính cần nhận biết và lưu ý trong quá trình thẩm định là rủi ro về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, vận hành của khách hàng, khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào, thị trường đầu ra, các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng, khả năng tự chủ tài chính, sức cạnh tranh trên thị trường, các biện pháp bảo đảm tiền vay,…

- Tăng cường kiểm soát sau cho vay, giải ngân: Đây là một trong những giải pháp quan trọng khắc phục tồn tại trong hoạt động cho vay của BIDV Hùng Vương. Ở một số bộ phận dường như đang tồn tại thực trạng chưa thực sự hợp lý trong việc phân bổ thời gian, nguồn lực cho đánh giá, thẩm định trước cho vay nhiều, còn quá trình kiểm soát sau cho vay có tỷ trọng thời gian và nguồn lực ít hơn; điều này cần có sự điều chỉnh, đảm bảo nguồn lực và chú trọng xuyên suốt cả quá trình trước, trong và sau khi cho vay Mặt khác, việc quản lý, đánh giá dòng tiền của khách hàng là chưa thường xuyên, chưa sát thực tế, là nguyên nhân cơ bản của việc phát sinh nợ quá hạn do định kỳ hạn trả nợ cho một số khoản vay chưa phù hợp.

Do vậy, giải pháp đề xuất ở đây là tập trung kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, trong đó phải thường xuyên nắm bắt được kế hoạch dòng tiền trong tương lai của khách hàng; một mặt quản lý chặt chẽ nguồn doanh thu là kết quả của khoản vay ngân hàng để thu hồi nợ những khoản đã cho vay, thời gian cho vay phù hợp với vòng quay vốn của khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ, tránh phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra ............................................................................... - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra (Trang 7)
Sơ đồ 2.1. Phân loại rủi ro tín dụng - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Sơ đồ 2.1. Phân loại rủi ro tín dụng (Trang 20)
Sơ đồ 2.2. Các hình thức rủi ro tín dụng - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Sơ đồ 2.2. Các hình thức rủi ro tín dụng (Trang 21)
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức các Phòng ban của BIDV Chi nhánh Hùng Vương - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức các Phòng ban của BIDV Chi nhánh Hùng Vương (Trang 46)
Hình 4.1. Tăng trưởng hoạt động tín dụng của BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Hình 4.1. Tăng trưởng hoạt động tín dụng của BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 - 2017 (Trang 58)
Hình 4.2. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay của BIDV chi nhánh Hùng Vương năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Hình 4.2. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay của BIDV chi nhánh Hùng Vương năm 2017 (Trang 59)
Bảng 4.7. Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ tại BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.7. Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ tại BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 62)
Hình 4.3. Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế tại BIDV Hùng Vương năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Hình 4.3. Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế tại BIDV Hùng Vương năm 2017 (Trang 63)
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 64)
Bảng 4.9. Tình hình huy động vốn tại CN Hùng Vương - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.9. Tình hình huy động vốn tại CN Hùng Vương (Trang 66)
Bảng 4.10. Tình hình lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 -2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.10. Tình hình lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 -2017 (Trang 66)
Hình 4.4. Thị phần cho vay của các NHTM trên địa bàn năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Hình 4.4. Thị phần cho vay của các NHTM trên địa bàn năm 2017 (Trang 68)
Hình hoạt động) - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Hình ho ạt động) (Trang 74)
Sơ đồ 4.2. Mô hình phê duyệt rủi ro tín dụng của BIDV - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Sơ đồ 4.2. Mô hình phê duyệt rủi ro tín dụng của BIDV (Trang 78)
Bảng 4.13. Chính sách cấp tín dụng theo nhóm đối với khách hàng đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.13. Chính sách cấp tín dụng theo nhóm đối với khách hàng đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ (Trang 82)
Bảng 4.14. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.14. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 2015 – 2017 (Trang 84)
Bảng 4.15. Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.15. Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian (Trang 86)
Bảng 4.17. Tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ tại BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.17. Tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ tại BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 88)
Hình 4.6. Cơ cấu cho vay theo ngành trong tổng nợ nhóm 2 năm 2017 tại BIDV Hùng Vương - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Hình 4.6. Cơ cấu cho vay theo ngành trong tổng nợ nhóm 2 năm 2017 tại BIDV Hùng Vương (Trang 89)
Hình 4.7. Cơ cấu nợ xấu cho vay theo ngành kinh tế năm 2017 tại BIDV Hùng Vương - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Hình 4.7. Cơ cấu nợ xấu cho vay theo ngành kinh tế năm 2017 tại BIDV Hùng Vương (Trang 90)
Bảng 4.18. Tình hình NQH theo nhóm nợ của BIDV chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2015 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.18. Tình hình NQH theo nhóm nợ của BIDV chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2015 - 2017 (Trang 91)
Bảng 4.19. Những yếu tố tác động của môi trường bên ngoài - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.19. Những yếu tố tác động của môi trường bên ngoài (Trang 99)
Bảng 4.20. Tác động từ ý thức của khách hàng vay vốn - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.20. Tác động từ ý thức của khách hàng vay vốn (Trang 101)
Bảng 4.21. Quản lý tài chính của khách hàng - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.21. Quản lý tài chính của khách hàng (Trang 104)
Bảng 4.22. Những nguyên nhân rủi ro do ngân hàng - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.22. Những nguyên nhân rủi ro do ngân hàng (Trang 105)
Bảng 4.23. Những nguyên nhân rủi ro do kiểm soát các khoản vay của BIDV Chi nhánh Hùng Vương - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.23. Những nguyên nhân rủi ro do kiểm soát các khoản vay của BIDV Chi nhánh Hùng Vương (Trang 106)
Bảng 4.24. Những nguyên nhân rủi ro do cán bộ làm sai - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.24. Những nguyên nhân rủi ro do cán bộ làm sai (Trang 110)
Bảng 4.25. Những nguyên nhân rủi ro do không thực hiện đúng quy chế quy trình tín dụng - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.25. Những nguyên nhân rủi ro do không thực hiện đúng quy chế quy trình tín dụng (Trang 112)
Bảng 4.26. Các chỉ tiêu kinh doanh chính BIDV Hùng Vương, giai đoạn 2018 – 2020 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương
Bảng 4.26. Các chỉ tiêu kinh doanh chính BIDV Hùng Vương, giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 114)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w