MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA
2.1.1 Các khái niệm cơ bản của công tác quản lý Nhà nước về đất đai 2.1.1.1 Quản lý
Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, có quan niệm cho rằng quản lý là cai trị; cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy (Học viện Hành chính quốc gia, 2000) Quan niệm chung nhất về quản lý được nhiều người hấp nhận do điều khiển học đưa ra như sau: Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định Quan niệm này không những phù hợp với hệ thống máy móc thiết bị, cơ thể sống, mà còn phù hợp với một tập thể người, một tổ chức hay một cơ quan nhà nước (Hoàng Anh Đức, 1995).
Sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội đối ngoại của nhà nước chủ quan của quản lý nhà nước là tổ chức hay mang quyền lực nhà nước trong quá trình hoạt động tới đối tượng quản lý.Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
2.1.1.3 Quản lý Nhà nước về đất đai
Trên cơ sở phân tích các hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai như trên, có thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về đất đai như sau:
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)
2.1.2 Vai trò của quản lý Nhà nước về đất đai trong bối cảnh đô thị hóa
Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm: quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có
Bộ luật Dân sự quy định "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật ".
Từ khi Luật Đất đai thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân sự đặc biệt
(1993) thì quyền sở hữu đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu một loại tài sản dân sự đặc biệt Vì vậy khi nghiên cứu về quan hệ đất đai, ta thấy có các quyền năng của sở hữu nhà nước về đất đai bao gồm: quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai Các quyền năng này được Nhà nước thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai Nhà nước không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do Nhà nước thành lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước.
Vai trò của quản lý Nhà nước về đất đai trong bối cảnh đô thị hóa được thể hiện rõ trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp tại địa bàn điều tra:
+ Công tác quản lý đối với người có đất bị thu hồi;
+ Công tác quản lý đất bị thu hồi;
+ Công tác quản lý các khu đô thị trên diện tích đất bị thu hồi tại địa bàn điều tra
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
- Sự vận dụng các văn bản, chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương trong bối cảnh đô thị hóa
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai và các luật có liên quan, đưa quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa; tiếp tục mở rộng dân chủ, tạo cơ chế thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý và cán bộ quản lý; tạo cơ chế để người dân được tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước, để tổ chức và cá nhân thực hiện quyền giám sát của mình
Nhìn chung hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ngày càng được nâng lên rõ rệt Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành khá đầy đủ; các quyết định, quy định của Nhà nước liên quan đến đất đai được thực hiện trên thực tế ngày càng cao hơn Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai ngày càng được nâng lên Nhà đầu tư nước ngoài từng bước được mở rộng cơ hội trong việc tiếp cận đất đai; những bất cập về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất từng bước được khắc phục Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Đất đai được thực hiện thường xuyên, đã kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai Việc lập, xét duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp đã dần đi vào nề nếp.
Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị được mở rộng Diện tích đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện có gần 100 nghìn ha giai đoạn 2006 - 2010, bình quân mỗi năm tăng 9,4 nghìn ha đáp ứng được yêu cầu thu hút nhà đầu tư Diện tích đất chưa sử dụng của cả nước từng bước được khai thác đưa vào trồng rừng một cách hợp lý, đảm bảo yêu cầu cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường.
2.1.3 Đặc điểm của quản lý nhà nước về đất đai trong bối cảnh đô thị hóa
Hoạt động quản lý Nhà nước về đất rất phong phú, đa dạng bao gồm: Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân loại đất, lập bản đồ địa chính, quản lý các hoạt động sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất; Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai (Học viện Hành chính quốc gia, 2000)
Quản lý hành chính nhà nước đối với các đô thị được coi là một phạm trù rộng lớn và phức tạp, trong đó, quản lý sử dụng đất nhất là trong bối cảnh đô thị hóa là một phần quan trọng của nội dung quản lý đô thị, bởi lẽ, nó có liên quan đến cơ chế, chính sách ở nhiều cấp, nhiều ngành, từ trung ương đến địa phương (Lê Đình Thắng , 2000).
Từ đó có thể nêu ra một số đặc điểm của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trong bối cảnh đô thị hóa như sau:
- Nhà nước là chủ thể tổ chức và quản lý các hoạt động về đất đai trong bối cảnh đô thị hóa Xuất phát từ tính phức tạp và nhạy cảm của quá trình đô thị hóa như hiện nay đòi hỏi mang tính quyền lực của nhà nước để có thể tổ chức và điều hành các hoạt động về quản lý nhà nước về đất đô thị mà cụ thể hơn là các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý về đất trên cả nước nói chung Để có thể làm tốt công tác quản lý của mình đối với đất đai nói chung và đất đai trong bối cảnh đô thị hóa nói riêng nhà nước phải xây dựng, tổ chức và quản lý các hoạt động liên quan đến đất đai.
- Pháp luật chính là công cụ và là cơ sở không thể thiếu do xuất phát từ nhu cầu khách quan để nhà nước tổ chức và quản lý các hoạt động về đất đai nói chung và hoạt động về đất đô thị nói riêng
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN
Thanh Oai là một huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của Thành Phố Hà Nội, có vị trí địa lý liền kề với quận Hà Đông, với trung tâm kinh tế - chính trị là thị trấn Kim Bài cách quận Hà Đông khoảng 14 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km về phía Bắc
Huyện có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông giáp huyện Thường Tín, huyện Thanh Trì;
+ Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ;
+ Phía Nam giáp huyện Ứng Hoà và huyện Phú Xuyên;
+ Phía Bắc giáp quận Hà Đông
Do có độ chênh lệch của đồng đất nên đặc điểm đất nông nghiệp của Thanh Oai là hình thành 03 vùng
Vùng 1: Đất bãi ven sông Đáy có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi, có diện tích khoảng 32,4 km 2
Vùng 2: Đất nằm ven quốc lộ 21B thuộc đất đồng vàn thuận lợi cho cả cấy lúa và trồng hoa màu
Vùng 3: Đồng chiêm trũng chiếm phần lớn diện tích canh tác chỉ gieo cấy lúa trong hai vụ và nay có điều kiện phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản Nhìn chung đồng đất Thanh Oai có nhiều khả năng phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng cao, hiệu quả, bền vững, phù hợp quy hoạch xây dựng vành đại xanh của Thủ đô Hà Nội trong những năm tới 3.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Thanh Oai có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng đồng bằng sông Nhuệ và vùng bãi sông Đáy, có độ dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam Điểm cao nhất là xã Thanh Mai với độ cao 7,50 m so với mực nước biển và điểm thấp nhất là xã Liên Châu có độ cao 1,50 m so với mực nước biển
Thanh Oai nằm trong huyện đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng của lưu khí quyển cơ bản nhiệt đới gió mùa của miền Bắc với 2 mùa rõ rệt, đó là mùa mưa nắng nóng, mưa nhiều, mùa khô lạnh rét mưa ít với số giờ nắng trong năm từ 1.600 - 1.700 giờ
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tài nguyên đất Đất đai trên địa bàn huyện Thanh Oai được hình thành chủ yếu do quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, thông qua sông Đáy
Theo quy hoạch, tổng diện tích huyện Thanh Oai vào khoảng 13.227,2 ha, quy mô dân số đến năm 2020 vào khoảng 250.000 người Thanh Oai là huyện ngoại thành phía Tây Nam, trong hành lang xanh của Thành Phố Hà Nội với tính chất cơ bản là nông nghiệp sinh thái kết hợp các làng nghề và cụm đổi mới gắn liền với phát triển công nghiệp và dịch vụ, du lịch và bảo vệ giá trị cảnh quan, môi trường sinh thái chất lượng cao, phát triển kinh tế tổng hợp.
Huyện Thanh Oai có phía Bắc và phía Tây Bắc giáp quận Hà Đông (với Sông Nhuệ chảy ở rìa phía Đông Bắc huyện, là ranh giới tự nhiên), phía Tây giáp huyện Chương Mỹ (với Sông Đáy là ranh giới tự nhiên), phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa, phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên, phía Đông giáp huyện Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì. Đất tự nhiên đô thị khoảng 1.152ha (chiếm 9,3% diện tích đất tự nhiên), trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 856ha, chỉ tiêu khoảng 131,8m2/người, đất ngoài phạm vi xây dựng đô thị khoảng hơn 295ha Đất tự nhiên nông thôn khoảng 11.233ha, trong đó, đất phục vụ đô thị khoảng 773,8ha, đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 1.372ha, chỉ tiêu khoảng 70,38m 2 /người, đất khác khoảng 9.087ha
Dự báo dân số tối đa đến năm 2030, khoảng 260.000 người, trong đó, dân số đô thị khoảng 65.000 người (thị trấn Kim Bài, khu đô thị Thanh Hà, Mỹ Hưng và khu vực thuộc quy hoạch phân khu đô thị GS), dân số nông thôn khoảng 195.000 người
Theo đó, huyện Thanh Oai được phân bố thành 5 khu vực phát triển kinh tế với các định hướng phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng nơi.
Khu vực 1 (gồm 7 xã: Xuân Dương, Cao Dương, Phương Trung, Dân Hòa, Kim Thư, Kim An và Hồng Dương) sẽ phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp tập trung chủ yếu là cây hoa, cây cảnh, rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi và lúa hàng hóa chất lượng cao Sản xuất chủ yếu là chế biến nông sản và nghề thủ công truyền thống Trung tâm tiểu vùng đặt tại xã Dân Hòa, là hạt nhân phát triển kinh tế và hỗ trợ khu vực nông thôn phát triển.
Khu vực 2 (gồm 3 xã: Liên Châu, Tân Ước, Đỗ Động) phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp tập trung, chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi; trung tâm tiểu vùng tại xã Tân Ước, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, chuyển giao công nghệ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
Khu vực 3 (gồm 3 xã: Thanh Văn, Thanh Thùy và Tam Hưng) có định hướng phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp tập trung chủ yếu là lúa, chăn nuôi.
Khu vực 4 (gồm 5 xã: Thanh Mai, Thanh Cao, Cao Viên, Bích Hòa và Bình Minh) phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp, với hạt nhân phát triển kinh tế là trung tâm tiểu vùng tại xã Bích Hòa, Bình Minh, Cao Viên
Cuối cùng, khu vực 5 sôi động nhất là thị trấn Kim Bài, các xã Mỹ Hưng,
Cự Khê và một phần của 2 xã Thanh Thùy, Tam Hưng sẽ phát triển kinh tế theo hướng đô thị - dịch vụ - công nghiệp, cân đối với phát triển nông nghiệp Thị trấn Kim Bài là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện, đảm nhận vai trò đầu mối về hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công cộng, sản xuất.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu Đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu là huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà
Nội, do quá trình đô thị hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ tại huyện, song song với nó là những vấn đề liên quan đến quản lý Nhà nước về đất đai trong bối cảnh đô thị hóa
3.2.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Điều tra, thu thập thông tin số liệu thứ cấp: Điều tra, khảo sát các xã tại các địa bàn điều tra phục vụ cho việc đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quản lý, sử dụng đất Kiểm tra độ chính xác của số liệu, chỉnh lý và bổ sung các nguồn thông tin thông qua dã ngoại, khảo sát thực địa để bổ sung các thông tin mới về hiện trạng sử dụng đất
- Điều tra, thu thập thông tin số liệu sơ cấp: Xin ý kiến tại các cơ quan quản lý đất đai Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng ban có liên quan dến công tác quản lý nhà nước về đất đai, UBND xã, thị trấn, UBND huyện Thanh Oai
(30 phiếu): tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến về công tác đo đạc, cập nhật bản đồ, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, tài chính, giá đất, giải quyết các tranh chấp, khiếu nai, khiếu kiện, bồi thường, qua số liệu điều tra phân tích để nhận thấy rõ sự thay đổi trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa bàn điều tra trong bối cảnh đô thị hóa.
Bảng 3.3 Phân bổ số lượng mẫu phiếu điều tra Đối tượng điều tra Số mẫu
Hộ gia đình có diện tích đất nằm trong quy hoạch phục vụ 10 phát triển cơ sở hạ tầng
Hộ gia đình có diện tích đất nằm trong quy hoạch phục vụ xây 10 dựng các dự án khu đô thị
Hộ gia đình có diện tích đất nằm trong quy hoạch phục vụ 10 phát triển khu công nghiệp
2 Tổ chức, doanh nghiệp, chủ sử dụng đất 60
Tổ chức xã hội (hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…) 20 Doanh nghiệp (các doanh nghiệp sản xuất, làng nghề truyền 20 thống trên địa bàn các xã, thị trấn)
Chủ sử dụng đất (chủ sử dụng đất cũ và chủ sử dụng đất mới 20 sau khi đô thị hóa)
3 Cơ quan quản lý (cán bộ) 30
Cán bộ các phòng ban trực thuộc huyện và các xã 10
- Điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn các xã (30 phiếu): Lựa chọn phỏng vấn khoảng 30 hộ dân có diện tích đất bị thu hồi để phục vụ phát triển hạ tầng, khu đô thị, khu công nghiệp qua đó phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến cuộc sống của các hộ dân, những người trực tiếp chịu ảnh hưởng
- Điều tra, phỏng vấn 60 doanh nghiệp, tổ chức, các chủ sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Oai - thành phố Hà Nội Điều tra lấy ý kiến các tổ chức, doanh nghiệp, chủ sử dụng đất trên địa bàn của huyện để có cái nhìn khách quan và tổng thể về công tác quản lý nhà nước về đất đai trong bối cảnh đô thị hóa tại huyện Thanh Oai
- Điều tra, phỏng vấn 30 cán bộ quản lý tại địa bàn các x xa, thị trấn và huyện tại địa bàn nghiên cứu để đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện trong thời gian hiện nay
3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
* Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng cách tiếp cận từ tổng quan đến chi tiết; từ lý luận tới thực tiễn; từ những chính sách, quy định của pháp luật hiện hành đến thực tế triển khai. Trên cơ sở cách tiếp cận này tiến hành nghiên cứu, phân tích tổng hợp các thông tin, tài liệu thu thập tại địa bàn nghiên cứu và tổng hợp rút ra các nhận xét, đánh giá việc quản lý Nhà nước về sử dụng đất trong bối cảnh đô thị hóa.
Sau khi thu thập xong dữ liệu, toàn bộ những dữ liệu này được kiểm tra chỉnh sửa, sắp xếp theo một trình tự, nội dung quản lý nhà nước về đất đai Các tài liệu thu được bằng phiếu xin ý kiến được xử lý bằng công thức toán học thống kê và máy tính hay bằng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh … theo những biến số độc lập để rút ra những thuộc tính chung của các tập hợp mẫu nhằm hình thành luận cứ cho các giả thuyết nghiên cứu.
* Phương pháp thống kê mô tả
Thông qua số liệu từ các báo cáo để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ngoài ra để phân tích tốc độ biến động của diện tích các loại đất nhằm mục đích làm rõ sự thay đổi của diện tích đất đặc biệt diện tích đất phi nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa đang diễn biến hết sức nhanh chóng như hiện nay
Là phương pháp so sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy thay đổi về số lượng, diện tích,…qua đó đánh giá một cách chính xác sự cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục So sánh giữa số thực hiện so với số kế hoạch để thấy sự biến động của các đối tượng, chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Số lượng bản đồ bị thay đổi sau khi đô thị hóa diễn ra;
- Số lượng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ được thực hiện sau khi đô thị hóa;
- Số lượng hồ sơ đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đổi lại hoặc thay đổi sau khi đô thị hóa;
- Tỷ lệ cấp GCNQSDĐ trước và sau đô thị hóa
- Sự thay đổi về giá đất sau quá trình đô thị hóa diễn ra;
- Số vụ tranh chấp về đất đai;
- Số lượng khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
- Kết quả thực hiện giải quyết tranh chấp, khiếu nại;
- Số lượng cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai: số lượng cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về đất đai, trình độ của các cán bộ
- Trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác chuyên môn về đất đai ;
- Đánh giá về thực trạng trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác chuyên môn về đất đai
- Mức độ tuân thủ quy hoạch của các cấp ngành địa phương;
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; công tác tuyên truyền, tăng cường nhận thức về quy định của pháp luật đất đai trong nhân dân.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Thanh Oai trước khi quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh tại địa bàn huyện còn khá nhiều các vướng mắc cần được tháo gỡ Tuy nhiên, đến cuối năm 2008, đầu những năm 2009, việc sát nhập tỉnh Hà Tây vào Hà Nội trong đó có huyện Thanh
Oai cũng đã có những tác động không nhỏ đển công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa bàn huyện và các xã, đặc biệt là sự biến động về diện tích các loại đất nằm trong quy hoạch đô thị tại huyện
Theo số liệu kiểm kê đất đai đến năm 2015 huyện Thanh Oai có tổng diện tích tự nhiên 13.227,2 ha được phân bố như sau:
Bảng 4.1 Diện tích các loại đất huyện Thanh Oai năm 2015
Loại đất Tổng diện tích tự nhiên (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 13.227,2 100,0 Đất nông nghiệp 8.571,93 64,8 Đất phi nông nghiệp 4.518,58 34,2 Đất chưa sử dụng 136,65 1,0
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai (2017)
Biến động về đất đai của huyện Thanh Oai qua các năm 2010 –
2015 được thể hiện qua bảng 4.2 như sau:
Bảng 4.2 Biến động diện tích đất đai huyện Thanh Oai năm 2015 so với năm 2014, năm 2012 và 2010 Đơn vị tính: ha Năm So với năm 2014 So với năm 2012 So với năm 2010
TT Loại đất Năm Tăng (+) Tăng(+) Tăng(+)
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai (2017)
Nhìn chung sự biến động đất đai theo hướng thuận, giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm dần là dấu hiệu tốt cuả huyện trong quá trình khai thác sử dụng đất Tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất trong thời gian qua còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện Trong thời gian tới cần điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp thúc đẩy quá trình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.
Kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2015 trên địa bàn 21 xã, thị trấn của huyện cho thấy: tổng DTTN của huyện là 13.227,2 ha bao gồm 8.571,93 ha đất nông nghiệp; 4.518,58 ha đất phi nông nghiệp và 136,65 ha đất chưa sử dụng Cụ thể như sau:
* Đất nông nghiệp: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Oai thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Oai năm 2015
STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) So với tổng DTTN (%)
Tổng diện tích 13.227,2 100,00 Đất nông nghiệp 8.571,93 100,00
1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.308,49 96,90
1.1 Đất trồng cây hàng năm 7.217,31 86,87
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 407,08 4,90
1.3 Đất trồng cây lâu năm 684,10 8,23
Nguồn: Số liệu tổng kiểm kê đất đai 2015 huyện Thanh Oai (2017)
- Đất sản xuất nông nghiệp tòan huyện là 8.308,49 ha chiếm 96,90% quỹ đất nông nghiệp và bằng 62,81% so với tổng DTTN của huyện Trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm: 7.217,31 ha
+ Đất trồng cây hàng năm khác: 407,08 ha chủ yếu là hoa màu như ngô, đỗ tương, khoai, lạc, vừng…và thường trồng xen các loại trên một số diện tích.
+ Đất trồng cây lâu năm: 684,10 ha chiếm 8,20% đất SXNN với các loại cây ăn quả như: na, cam, quýt, nhãn, vải… cho hiệu quả kinh tế cao và một phần là diện tích cây lâu năm khác ở trong khuôn viên của các hộ gia đình.
- Đất NTTS: 261,98 ha chiếm 3,06% diện tích đất nông nghiệp được dùng để nuôi thả cá ở các hồ do hộ gia đình hoặc nhóm hộ đấu thầu hoặc nằm rải rác ở các ao của các hộ gia đình trong huyện
- Đất nông nghiệp khác: 1,46 ha, chiếm diện tích nhỏ nhất trong quỹ đất nông nghiệp (0,02%)
* Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp là 4.518,58 ha chiếm 34,2% DTTN của tòan huyện được phân bố như sau:
- Đất ở: diện tích đất ở 841,6 ha chiếm 18,6% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 6,36% DTTN
- Đất chuyên dùng 1.724,76 ha chiếm 38,2% so với quỹ đất tự nhiên, bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất quốc phòng an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích công cộng…được phân theo bảng sau:
Bảng 4.4 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Thanh Oai năm 2015
STT Loại đất Diện tích (ha)
3 Truyền dẫn, năng lượng truyền thông 4,66
6 Cơ sở giáo dục – đào tạo 46,91
9 Bãi thải, xử lý chất thải 2,24
Nguồn: Số liệu tổng kiểm kê 2015 đất đai huyện Thanh Oai (2017)
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 369,37 ha chiếm 8,2% diện tích đất phi nông nghiệp (bao gồm các loại đất cho khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng).
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 238,56 ha chiếm 5,3% đất phi nông nghiệp, tập trung rải rác ở hầu hết các xã, thị trấn
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 249,83 ha chiếm 5,5% nhóm đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất nghĩa địa
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 721,22 ha chiếm
16% quỹ đất phi nông nghiệp
- Đất phi nông nghiệp khác: 373,24 ha chiếm 8,3% quỹ đất phi nông nghiệp.
* Đất chưa sử dụng: Ngoài diện tích đã được bố trí sử dụng cho các mục đích, huyện còn 136,65 ha đất bằng chưa sử dụng chiếm 1% DTTN tập trung chính ở các xã như Thanh Mai (35,77 ha); Kim An (41,26 ha); Đỗ Động (39,91 ha) … và một số diện tích nhỏ lẻ ở các xã khác
Nhìn chung, trong những năm qua sau ngày 01/8/2008, khi hợp nhất
Hà Tây về Hà Nội, công tác quản lý Nhà nước về đất đai của Huyện Thanh Oai đi vào ổn định Việc quản lý sử dụng đất chặt chẽ hơn, tình trạng giao đất trái thẩm quyền được phát hiện và xử lý nghiêm Số vụ việc vi phạm về trật tự xây dựng đất đai giảm rõ rệt… Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của Huyện,đất đai luôn có nhiều diễn biến phức tạp khó khăn trong công tác quản lý,tình trạng mua bán, chuyển nhượng bất động sản không qua đăng ký với cơ quan nhà nước vẫn diễn ra, đặc biệt khi giao thông được chú trọng đầu tư thì việc lấn chiếm chuyển mục đích sử dụng đất tăng lên Đây cũng chính là những khó khăn, bất cập nhất đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai của Huyện Thanh Oai trong thời điểm hiện nay.
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.2.1 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Những năm trước đây, do nhiều nguyên nhân trên địa bàn huyện chưa tiến hành công tác lập quy hoạch sử dụng đất, chỉ thực hiện công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và kế hoạch sử dụng đất 5 năm làm cơ sở cho công tác giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất Tuy nhiên, các kế hoạch sử dụng đất này mới dựa vào danh mục đầu tư công trình do UBND Thành Phố Hà Nội giao đầu năm hoặc HĐND cấp huyện thông qua và nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, cá nhân trên địa bàn, do đó thiếu tính thống nhất và cơ sở khoa học trong việc quản lý Nhà nước về đất đai.
Trong quá trình đô thị hóa việc phát triển các khu đô thị, các khu, cụm công nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cho thấy diện tích các loại đất đạt được đều thấp hơn kế hoạch đề ra Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất nên từ năm 2010 đến nay các địa phương ở huyện đã được UBND huyện và UBND thành phố bố trí kinh phí triển khai công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng loạt ở các địa bàn cấp xã với kỳ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Chính nhờ thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà UBND huyện đã thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phân bổ quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực đúng quy định của pháp luật UBND Huyện Thanh Oai (2014)
Cơ cấu sử dụng đất huyện Thanh Oai được quy hoạch cụ thể như sau: Đất đô thị có tổng diện tích 1.152,51 ha gồm: Khu đô thị Thanh Hà, Mỹ Hưng có diện tích 720,26 ha, đất thị trấn Kim Bài có diện tích 432,25 ha; Đất tự nhiên nông thôn có tổng diện tích 11.233,05ha, gồm: đất phục vụ đô thị khoảng 773,83 ha, đất xây đựng điểm dân cư nông thôn khoảng 1.372,41 ha và đất khác khoảng 9.086,81 ha
Hệ thống đô thị tại địa bàn huyện Thanh Oai bao gồm: Thị trấn Kim Bài, Khu đô thị Thanh Hà, Mỹ Hưng (thuộc quy hoạch phân khu đô thị S4) và khu vực thuộc quy hoạch phân khu đô thị GS (thuộc các xã Mỹ Hưng và Thanh Thùy)
Khu đô thị Thanh Hà, Mỹ Hưng (thuộc quy hoạch phân khu đô thị S4) và khu vực thuộc quy hoạch phân khu đô thị GS (thuộc các xã Mỹ Hưng và Thanh Thùy): thực hiện theo quy hoạch phân khu đô thị S4, GS đã được UBND Thành Phố Hà Nội phê duyệt
Bảng 4.5 Tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội
TT Nhóm dự án, Số Diện Đã đi Đang tổ BT xong Đang công trình lượng tích (ha) vào chức đầu đang san thực hiện hoạt tư xây lấp mặt BT, động dựng bằng GPMB
Các dự án khu đô thị,
1 dịch vụ và du lịch 15 1.415,18 1 2 2 10 sinh thái
Các dự án KCN, cụm
2 công nghiệp, đất sản 64 321,23 18 12 11 23 xuất kinh doanh
3 Cơ sở hạ tầng phục vụ 28 157,10 7 8 6 7 phát triển đô thị
4 Các dự án đất xây 6 26,33 5 1 dựng trụ sở cơ quan
Nguồn: Phòng TNMT huyện Thanh Oai(2017)
Do vị trí chỉ cách trung tâm Hà Nội không xa nên Thanh Oai sẽ tiếp tục phát triển Hiện nay thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện: trục đường phát triển phía Nam với các khu đô thị như Mỹ Hưng, Thanh Hà A, Thanh Hà B ; dự án đường vành đai 4, cụm công nghiệp Cao Viên - Bình Đà Huyện Thanh Oai đang triển khai thực hiện khoảng 113 dự án, với tổng diện tích là 1.919,84 ha (ngoài ra còn một số dự án mới phê duyệt quy hoạch chưa đi vào triển khai thực hiện) chi tiết tại bảng 4.5.
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 13.227,2 ha Huyện Thanh Oai sát nhập vào thủ đô Hà Nội vào năm 2008, tuy nhiên những biến động về đất đai cũng như công tác quản lý nhà nước về đất đai bắt đầu có nhiều thay đổi từ khoảng tời gian cuối năm 2008 bắt đầu sang năm 2009, 2010, trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ thì công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Oai cũng có nhiều sự thay đổi trong giai đoạn 2010 – 2015:
Bảng 4.6 Biến động diện tích các loại đất nằm trong quy hoạch huyện Thanh Oai giai đoạn 2010-2015 Đơn vị tính: ha
So với năm 2014 So với năm 2012 So với năm 2010
Năm Tăng(+) Năm Tăng(+) Năm Tăng(+) 2015
1 Đất nông nghiệp 8.571,93 9.090,35 -518,42 9.208,93 -637 9.264,73 -692,8 1.1 Đất sản xuất NN 8.308,49 8.790,18 -481,69 8.893,56 -585,07 8.999,73 -691,24 1.2 Đất NTTS 261,98 296,71 -34,73 312,28 -50,30 260,82 +1,16 1.3 Đất nông nghiệp khác 1,46 3,46 -2 3,09 -1,63 4,18 -2,72
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai (2017) Nhìn vảo bảng nhận thấy rõ sự biến động của diện tích các loại đất, cụ thể:
Diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có xu hướng giảm, theo từng năm và trong cả giai đoạn 2010 - 2015, nguyên nhân của việc biến động diện tích của 2 loại đất trên giảm phần lớn là do tác động của đô thị hóa dẫn đến thay đổi mục đích sử dụng 2 loại đất trên
Song song với việc giảm diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng thì diện tích của các loại đất phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng, tăng mạnh nhất là diện tích các loại đất ở, đất chuyên dùng và đất sản xuất kinh doanh Cùng một nguyên nhân với việc biến động diện tích của 2 loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm, thì diện tích của đất phi nông nghiệp tăng phần cũng do tác động của đô thị hóa dẫn đến thay đổi mục đích sử dụng đất cũng thay đổi.
Bảng 4.7 Ý kiến Hộ gia đình, cá nhân về việc thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện Thanh Oai
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)
Việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện tốt 25 83,3 Việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện chưa tốt 5 16,7
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
- Biến động sử dụng đất nông nghiệp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội
Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn huyện trong thời gian qua nên việc sử dụng đất có nhiều biến động Trong giai đoạn 2010 - 2015, diện tích đất nông nghiệp của huyện Thanh Oai giảm 692,8 ha, bình quân giảm 115,5 ha/năm, trong đó giảm nhiều nhất là đất sản xuất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp giảm nhiều nhất tập trung ở các khu trung tâm huyện như thị trấn Kim Bài các xã Bích Hòa, Dân Hòa, Mỹ Hưng và một số xã khác.
Giai đoạn 2010 - 2015, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 691,24 ha, bình quân giảm 115,21 ha/năm trong đó: đất trồng cây hàng năm khác giảm 541,24 ha do thu hồi chuyển mục đích sang các dự án khu đô thị và khu công nghiệp; đất trồng cây lâu năm tăng và đất trồng cây hàng năm khác có xu hướng giảm nhẹ hơn tương ứng là 98,3 ha và 51,70 ha; đất nuôi trồng thủy sản tăng 1,16 ha do chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang và đất nông nghiệp khác giảm 2,72 ha Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp giảm chủ yếu là do chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp.
Bảng 4.8 Biến động diện tích đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai giai đoạn 2010-2015 Đơn vị tính: ha Năm So với năm 2014 So với năm 2012 So với năm 2010
Loại đất Năm Tăng(+) Năm Tăng(+) Năm Tăng(+)
1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.308,49 8.790,18 -481,69 8.893,56 -585,07 8.999,73 -691,24 1.1 Đất trồng cây hàng năm 7.217,31 7.599,02 -381,71 7.717,38 -500,07 7.758,55 -541,24 1.2 Đất trồng CHN khác 407,08 489,32 -82,24 444,03 -36,95 458,78 -51,70 1.3 Đất trồng cây lâu năm 684,10 701,84 -17,74 732,15 -48,05 782,4 -98,3
2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 261,98 296,71 -34,73 312,28 -50,30 260,82 +1,16
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai (2017)
- Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội Để đáp ứng mục tiêu đô thị hóa của huyện thì diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 đã tăng lên 292,23 ha, bình quân tăng 48,7 ha/năm. Trong đất phi nông nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng là 2 loại là hai loại đất tăng nhiều nhất tương ứng tắng trong giai đoạn 2010-2015 là 77,23 ha và 176,23 ha, nguyên nhân tăng là do thực hiện dự án các khu đô thị trong đó tăng nhiều nhất ở thị trấn Kim Bài, các xã Bích Hòa, Dân Hòa, Mỹ Hưng và một số xã khác ở khu trung tâm huyện.; Hầu như tất cả các diện tích đất thuộc đất phi nông nghiệp đều có xu hướng tăng, tuy nhiên chỉ có nhóm đất Đất sông suối và MNCD và đất phi nông nghiệp khác có chiều hướng giảm Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu là do chuyển từ đất trồng cây hàng năm.
Bảng 4.9 Biến động diện tích đất phi nông nghiệp nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai giai đoạn 2010-2015 Đơn vị tính: ha
So với năm 2014 So với năm 2012 So với năm 2010
TT Loại đất Năm 2015 Năm Tăng(+) Năm Tăng(+) Năm Tăng(+)
1.2 Đất chuyên dùng 1.724,76 1.684,71 +40,35 1.439,48 +285,28 1.548,53 +176,23 1.3 Đất SXKD phi NN 369,37 340,41 +28,96 325,56 +43,81 299,65 +69,72 1.4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 238,56 237,2 +1,36 243,89 -5,33 237,11 +1,45 1.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 249,83 247,85 +1,98 246,41 +3,42 245,39 +4,44 1.6 Đất sông suối và MNCD 721,22 691,05 +30,17 736,85 -15,63 744,23 -23,01 1.7 Đất phi nông nghiệp khác 373,24 367,33 +5,91 367,39 +5,85 387,07 -13,83
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai (2017)
- Biến động đất chưa sử dụng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội
Trong giai đoạn 2010 - 2015, đất chưa sử dụng giảm 91,02 ha, bình quân giảm 15,17 ha/năm Diện tích đất chưa sử dụng giảm chủ yếu do khai hoang chuyển sang đất nông nghiệp
Bảng 4.10 Tổng hợp diện tích đất nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phát triển đô thị đến năm 2020 của huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội
1 Khu vực thuộc quy hoạch phân khu đô thị GS
2 Khu đô thị Thanh Hà A
3 Khu đô thị Thanh Hà B
4 Khu đô thị Mỹ Hưng
5 Dự án đường vành đai 4
6 Cụm công nghiệp Cao Viên - Bình Đà
7 Dự án án khu du lịch sinh thái; khu di tích; nhà lưu niệm…
Tổng cộng Đơn vị tính: ha
Tổng số Loại đất Đất NN Đất PNN
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai (2017)
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA
4.4.1 Giải pháp về đo đạc, lập bản đồ địa chính Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đất đai sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công việc, nhất là đo đạc, thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ địa chính Khi có số liệu đo đạc ngoài thực địa, cán bộ đo đạc sử dụng các phần mềm ứng dụng để xây dựng bản đồ theo hệ tọa độ chuẩn Do đó, số liệu đo đạc có độ chính xác cao hơn so với cách làm thủ công trước đây đặc biệt là tại các xã Phương Trung, Dân Hòa
Trong quá trình thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật có liên quan đến công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tới từng địa phương, từng thôn (bản) và từng người dân sử dụng đất trên địa bàn triển khai dự án để người dân phối hợp thực hiện.
4.4.2 Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thực hiện tốt quy định về công bố, công khai rộng rãi các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện; đồng thời,làm căn cứ để kêu gọi đầu tư xây dựng đô thị Chú trọng các nội dung quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Đối với khu vực hiện tại và trong quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt rà soát quy hoạch sử dụng đất cụ thể đối với từng loại đất; quản lý việc sử dụng, tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn theo hướng bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa theo hướng kiên quyết giữ các vùng đất nông nghiệp tốt, nếu sử dụng diện tích này vào mục đích kinh tế phải tính tới hiệu quả xã hội và môi trường.
Quy định cụ thể nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện để làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất gắn với nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp khắc phục lãng phí trong việc giao đất cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư
4.4.3 Giải pháp về đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Để đẩy nhanh tiến độ việc lập hồ sơ đăng ký, xét duyệt và trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phòng Tài nguyên Môi trường huyện, UBND các xã cũng cần tập trung nhân lực, cử cán bộ trực tiếp phụ trách các xã tham gia, đôn đốc, cùng với đơn vị tư vấn tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; tập trung xét duyệt, thẩm định và đôn đốc đối với việc đẩy nhanh tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận đối với các xã đang thực hiện dự án Trung tâm cần chủ động tập trung nhân lực, công nghệ, phối hợp chặt chẽ với UBND các xã đang thực hiện dự án để đẩy mạnh công tác kê khai đăng ký ,lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận Chuyển hồ sơ sau khi xét duyệt ở cấp xã kịp thời cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất để thẩm định trình cấp giấy chứng nhận.
4.4.4 Giải pháp về quản lý giá đất
Làm tốt công tác theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất tới từng thửa đất Có cơ chế giám sát các cơ quan chức năng và tổ chức định giá đất độc lập trong việc định giá đất Khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn định giá đất độc lập.
Với đất đai bị thu hồi: Nhà nước thực hiện việc BT, HT cho người dân theo quy định của pháp luật về đất đai nhằm tạo được cơ sở kinh tế mới, đảm bảo vị thế làm chủ của họ
Với tài sản hình thành trên đất bị thu hồi: Chủ đầu tư dự án được nhận đất bị thu hồi có trách nhiệm thỏa thuận để trưng mua hoặc mua lại của người dân bị mất tài sản trên đất Với những tài sản thuộc quyền sở hữu của người dân, chúng ta không được phép thu hồi bằng một quyết định hành chính. Địa phương nên hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp thu hồi đất bằng các quyết định hành chính, chỉ áp dụng việc thu hồi đất bằng các quyết định hành chính trong những trường hợp Nhà nước cần lấy đất cho những công trình, dự án phục vụ lợi ích công cộng và nguồn vốn đầu tư là từ ngân sách Nhà nước Với những công trình, dự án khác do các chủ đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện với mục đích kinh doanh, Nhà nước chỉ hỗ trợ ban hành các quyết định thu hồi đất sau khi đã thỏa thuận xong việc BT với những người bị thu hồi đất.
Quy định chế tài mạnh để xử lý đối với trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng Đưa ra các quy định cụ thể trong Luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và thực hiện cưỡng chế quyết định thu hồi đất nhằm tạo điều kiện cho các địa phương triển khai thực hiện thống nhất.
Giá đất bồi thường không nên áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất Cần quy định cụ thể hơn về quyền tham gia của người dân trong quá trình lập và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
4.4.5 Giải pháp về thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
Tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự; công bố công khai kết quả giải quyết
Cần phải đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp khiếu nại hành chính về đất đai để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính, phù hợp với xu hướn cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế trong tiến trình hội nhập của nước ta hiện nay
Tiếp tục tập trung giải quyết và xử lý dứt điểm các đơn thư tồn đọng, trên cơ sở bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo nhất là về thẩm quyền và thời hạn giải quyết
Hạn chế phát sinh đơn thư mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần phải đặt ra của công tác quản lý đất đai Muốn làm được như vậy, địa phương cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo chỉ đạo của công tác quản lý và sử dụng đất, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm
Thực hiện tốt công tác tiếp dân, không ngừng tăng cường công tác tiếp dân cả về thời gian và địa điểm, nhất là chú ý đến hiệu quả của công tác này Cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ tiếp dân về kiến thức pháp luật, xã hội, tinh thần nhiệt tình và tính trách nhiệm