Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn lợn thịt theo mô hình liên kết
Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến nghiên cứu a Phát triển
Tăng trưởng là tăng về số lượng, còn phát triển không những tăng về số lượng mà còn phong phú hơn về chủng loại, chất lượng và phù hợp hơn về cơ cấu, phân bố của cải Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội,tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ (Đặng Trung Thuận và Trương Quang Hải, 1999).
Cũng theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển: Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người… thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế – xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật vào phát triển kinh tế – xã hội Với nội hàm rộng lớn trên đây, về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội… Tuy nhiên như đã biết, trong khoảng hơn hai thập niên vừa qua, do xu hứớng hội nhập, khu vực hoá, toàn cầu hoá phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nên đã nảy sinh nhiều vấn đề dù là ở phạm vi từng quốc gia, lãnh thổ riêng biệt, song lại có ảnh hưởng chung đến sự phát triển của cả khu vực và toàn thế giới, trong đó có những vấn đề cực kỳ phức tạp, nan giải đòi hỏi phải có sự chung sức của cả cộng đồng nhân loại, ví dụ như: môi trường sống, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khủng bố… Từ đó đòi hỏi sự phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ và cả thế giới phải được nâng lên tầm cao mới cả về chiều rộng và chiều sâu của sự hợp tác, phát triển (Trần Anh Phương 2008). b Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai Phát triển bền vững đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia Mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hoá…riêng của mình để hoạch định chiến lược phù hợp nhất. Ngày nay khái niệm bền vững phải nhằm hướng tới: bền vững về kinh tế, bền vững về chính trị, xã hội và bền vững về môi trường Nó phản ánh xu thế của thời đại và định hướng tương lai của loài người Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về sự phát triển bền vững, trong đó định nghĩa được nhắc đến nhiều nhất là định nghĩa của Uỷ ban Thế giới (WCED - World Commission on the Environment and Development, 1987) về Môi trường & Phát triển đưa ra năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai” (Nguyễn Văn Song và Vũ Thị Phương Thụy, 2006).
- Khái niệm của Herman Daly, 1973 (World Bank):
Một thế giới bền vững là một thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo như nước, thổ nhưỡng, sinh vật nhanh hơn sự tái tạo của chúng Một xã hội bền vững cũng không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo như nhiên liệu hoá thạch, khoáng sản…nhanh hơn quá trình tìm ra loại thay thế chúng và không thải ra môi trường các chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và vô hiệu hoá chúng” (Nguyễn Văn Song và Vũ Thị Phương Thụy, 2006).
“Phát triển bền vững là một loại phát triển lành mạnh vừa dáp ứng nhu cầu hiện tại đồng thời không xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai” (Nguyễn Văn Song và Vũ Thị Phương Thụy, 2006).
- Khái niệm của Pearce và Turner:
“Sự phát triển bền vững được xem như là sự tối đa hoá lợi ích của việc phát triển kinh tế trên cơ sở rang buộc việc duy trì chất lượng của nguồn lực tự nhiên theo thời gian và tuân thủ các quy luật trong sử dụng từng loại tài nguyên tái tạo hoặc không tái tạo” (Nguyễn Văn Song và Vũ Thị Phương Thụy, 2006).
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, sửa đổi năm 2005:
“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kếp hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” (Nguyễn Thị Phương Loan, 2008).
Như vậy, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển về 3 mục tiêu: Kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ Vì vậy để đạt được sự phát triển bền vững cho đất nước nói chung và thế giới nói riêng đòi hỏi các nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. c Phát triển chăn nuôi lợn
Phát triển chăn nuôi lợn là việc phát triển đàn lợn trên cả hai phương diện là số lượng (tổng đàn và quy mô) và chất lượng đàn lợn (chất lượng giống, chất lượng thịt, thời gian nuôi, khả năng chống chịu bênh tật, tỉ lệ tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng, tỉ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, số con đẻ lúc sơ sinh, số con cai sữa/ổ, tổng khối lượng xuất bán/ổ, thời gian cai sữa, ).
Như vậy có thể nói việc phát triển chăn nuôi lợn nói chung không phải chỉ là tăng về số lượng tổng đàn hay quy mô đàn mà còn phải chú ý đến các chỉ tiêu về chất lượng Do vậy để phát triển chăn nuôi lợn thì chúng ta phải chú ý và quan tâm đến rất nhiều khía cạnh, đó là công nghệ áp dụng cho chăn nuôi, cải tiến chất lượng giống, chất lượng thức ăn chăn nuôi, … từ đó có được sản phẩm đầu ra là thịt lợn với chất lượng cao hơn và có lợi thế cạnh tranh.
2.1.2 Lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết
2.1.2.1 Khái niệm phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết a Khái niệm mô hình
Mô hình là công cụ giúp ta thể hiện một sự vật, hiện tượng, quá trình… nào đó, phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu, sản xuất và các sinh hoạt tinh thần của con người (Ngô Thế Bính, 2011). b Khái niệm mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt
Mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ và trạng trại với các doanh nghiệp được thực hiện trong điều kiện các doanh nghiệp cung ứng con giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật, thuốc thú y và bao tiêu toàn bộ sản phẩm; người chăn nuôi xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải theo yêu cầu kỹ thuật của doanh nghiệp, tổ chức sản xuất và nhận tiền công theo hợp đồng ký kết Các doanh nghiệp điển hình triển khai mô hình này là: Công ty C.P Việt Nam, Công ty
CP Tập đoàn DABACO, Công ty TNHH Thái Dương, Công ty Emivest, Tổng công ty Khoáng sản Thương mại Hà Tĩnh.
Hiện tại, có hai hình thức liên kết đặc trưng trong chăn nuôi hiện nay, đó là liên kết theo đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng (gọi là liên kết dọc) và liên kết các đối tượng cùng tham gia trong quá trình sản xuất kinh doanh (gọi là liên kết ngang).
- Đối với mô hình liên kết dọc: doanh nghiệp đóng vai trò nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo thị trường tiêu thụ Còn người chăn nuôi nhận khoán theo định mức chi phí và được hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cơ bản ban đầu, chi phí lao động và sản xuất trên đất đai của họ.
- Đối với mô hình liên kết ngang: người sản xuất và đơn vị kinh doanh (điển hình là các hợp tác xã, tổ hợp tác…) liên kết lại nhằm hỗ trợ nhau đưa hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ gia đình xã viên phát triển Trong mô hình liên kết này, các đơn vị kinh doanh đảm nhận cung cấp các dịch vụ sản xuất bao gồm ở cả đầu vào, đầu ra cho các hộ xã viên như vật tư, thức ăn chăn nuôi… đồng thời đóng vai trò là “cầu nối” giữa bà con xã viên với các doanh nghiệp giết mổ, chế biến, xuất khẩu. c Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Tác giả Trần Anh Tuấn đã hệ thống hóa vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuỗi giá trị thịt lợn, đánh giá được được các nhân tố tác động đến việc phát triển của chuỗi và đề xuất được một số giải pháp để phát triển chuỗi thịt lợn trên địa bàn huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên Tuy nhiên đề tài còn một số hạn chế sau: (i) trong phần các cơ chế chính sách của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tác giả chưa cập nhật các văn bản mới thay thế văn bản cũ mà tác giả tham khảo; (ii) trong phần giải pháp cho hộ chăn nuôi tấc giả lại đưa nhiệm vụ quy hoạch cho người chăn nuôi là không thể thực hiện được vì đây là chức năng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức lớp bồi dưỡng để tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ chức năng của trung tâm Khuyên nông, bản thân người chăn nuôi không thể tự thực hiện được;
(iii) giải pháp cho các tác nhân kinh doanh trong chuỗi tác giả đề xuất xây dựng “lò mổ” là không phù hợp với văn bản chuyên ngành, đó phải là cơ sở giết mổ tập trung, hơn nữa việc đóng dầu thú y để nhận biết thực phẩm đảm bảo phải do cơ quan thú y thực hiện chứ không phải do cơ sở giết mổ đó thực hiện.
Tác giả Nguyễn Tuấn Sơn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến sự liên kết từ đó đề xuất các gải pháp để thúc sự liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ nông sản tại Hòa Bình Tuy nhiên đề tài còn một hạn chế đó là trong phần giải pháp về quy hoạch vùng chăn nuôi hàng hóa tác giả lại đề xuất thành lập trung tâm giống (thủy sản, rau, …) đây không phải là đối tượng của ngành chăn nuôi.
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội với toạ độ địa lý
210 vĩ bắc và 1050 kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây bắc, tiếp giáp với các huyện Ba Vìphía Tây, Thạch Thấtphía Nam, Phúc Thọ phía Đông, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) phía Bắc Sơn Tây nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả vùng, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối với trung tâm của Thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc như: Sông Hồng, Sông Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413… Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 117,43 km2, dân số khoảng 18 vạn người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 06 xã; có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn.
Khí hậu Sơn Tây tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn vào nửa cuối mùa.
Vị trí trên tạo cho Sơn Tây những thuận lợi để phát triển lợn thịt:
- Là thị xã có các huyện phụ cận, đặc biệt là các quận nội thành Hà Nội là thị trường tiêu thụ các sản phẩm về thịt lợn.
- Vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hang hoá với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam Là điều kiện cung cấp tốt về giống cũng như nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn thịt.
3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết, thủy văn
Sơn Tây nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điển hình của khí hậu miền Bắc và được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa (đầu mùa thời tiết khô hanh, cuối mùa ẩm ướt do mưa phùn kéo dài).
Nhiệt độ không khí trung bình: 23,2-23,7 o C, độ ẩm tương đối trung bình:81-85% và chỉ số nhiệt ẩm trung bình (THI): 72, nằm trong ngưỡng thích hợp cao.Nếu xét theo từng tháng trong năm thì:
- Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (5 tháng): Nhiệt độ: 15,7-21,5 o C, độ ẩm: 77-
90% và chỉ số nhiệt ẩm (THI) < 64, rất thích hợp với đàn lợn thịt.
- Tháng 4-5 và tháng 9-19 (4 tháng): Nhiệt độ: 23,4-27,7 o C, độ ẩm: 80-89% và chỉ số nhiệt ẩm (THI): 73-79, nằm ở ngưỡng thích hợp.
- Đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 8 (3 tháng): Nhiệt độ: 28,0-29,2 o C, độ ẩm: 80-
86% và chỉ số nhiệt ẩm (THI): 80-81, nằm ở ngưỡng ít thích hợp, môi trường sống bị ảnh hưởng, đàn lợn thịt bị stress nhiệt, năng suất giảm đáng kể Vì vậy, cần phải có các biện pháp tích cực khắc phục thời tiết nóng ẩm trong quãng thời gian này.
Thị xã Sơn Tây có độ ẩm không khí trung bình83%, cao nhất vào cuối mùa đông (tháng 2-4) lên đến 90% nên thường gây ra dịch bệnh cho đàn lợn thịt.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 47% tổng diện tích tự nhiên nên việc phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển chăn nuôi còn nhiều tiềm năng vì định hướng phát triển nông nghiệp của Sơn Tây là giảm dần trồng trọt và tăng dần chăn nuôi, do vậy có thể nói với quỹ đất trên 5,5 nghìn ha thì việc bố trí quỹ đất để phát triển sản xuất chăn nuôi là rất tiềm năng.
Bảng 3.1 Sự biến động số lượng đất đai qua các năm của thị xã Sơn Tây ĐVT: Ha
Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Sơn Tây
Theo Quy định của pháp luật hiện hành thì muốn quy hoạch khu chăn nuôi tập trung thì trước tiên phải có quỹ đất, đồng thời quỹ đất này phải nằm xa khu dân cư Qua bảng 3.1 cho thấy, đất ở của Sơn Tây chỉ có 938,7 ha tương đương với 8,2% tổng diện tích đất tự nhiên, điều này có nghĩa là mật độ dân cư khá thấp, do vậy sẽ có những quỹ đất nằm xa khu dân cư và có thể quy hoạch để phát triển chăn nuôi lợn thịt.
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Sơn Tây là thị xã với cơ cấu dân số (nam – nữ) tương đối ổn định, tổng dân số của Sơn Tây (năm 2015) là 141.379 người và chiếm khoảng 3,4 dân số của thành phố Hà Nội Toàn thị xã có 9 phường ở trung tâm của thị xã và 6 xã với mật độ dân số thưa hơn nhưng lại có quỹ đất rộng nên tiềm năng mở rộng và phát triển chăn nuôi còn rất lớn.
Bảng 3.2 Sự biến động về tình hình dân số và lao động của thị xã Sơn Tây ĐVT: Người
- Tổng dân số là Nam 69.068 69.515 70.522 100,65 101,45 101,05
- Tổng dân số là Nữ 69.223 70.201 70.857 101,41 100,93 101,17
II Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên 1,03 1,19 1,11 - -
III Lao động 15 tuổi trở lên 102.335 104.088 106.034 101,71 101,87 101,79
- % Lao động có việc làm 95,1 96,0 96,6 100,95 100,62 100,78
- % LĐ có việc làm đã qua đào tạo 30,6 35,3 36,2 115.4 102.5 108.8
Nguồn: Phòng Lao động và thương binh xã hội Sơn Tây
Qua bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên (năm 2015) chiếm
74,9% tổng dân số và tăng bình quân qua các năm là 1,79%, có thể nói đây là cơ cấu dân số thuận lợi, với nguồn lao động dồi dào sẽ là cơ hội nếu như Sơn Tây sử dụng hiệu quả nguồn lao động này.
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có xu hướng tăng lên qua 3 năm từ 30,6% năm
2013 lên 36,2% năm 2015, tuy nhiên đây vẫn là con số thấp Do vậy, để phát triển sản xuất nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng thì Sơn Tây cần có chính sách hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động Đối với ngành chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết thì việc hỗ trợ kiến thức về chăn nuôi trang trại, công nghiệp là rất quan trọng vì nếu chủ hộ-người chăn nuôi không có kiến thức này thì không thể tham gia liên kết để phát triển chăn nuôi lợn thịt được.
3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng thị xã Sơn Tây
Về giao thông, Sơn Tây là đầu mối giao thông của các huyện phía Tây của thủ đô Hà Nội, có đường quốc lộ 32, 21A, 2C, đường tỉnh lộ 413,414,414B, 416,
417, 418 đi qua, hơn nữa Sơn Tây còn có hệ thống giao thông đường thuỷ rất thuận tiện (cảng Sơn Tây), bên cạnh đó cầu Vĩnh Thịnh nối Sơn Tây với các tỉnh
Vĩnh Phúc, Phú Thọ và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã hoàn thành.
Về quy hoạch, theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn 2050 Sơn Tây là 1 trong 5 khu đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, do vậy hệ thống hạ tầng của toàn thị xã đã và đang được nâng cấp Hiện tại ở 6 xã của Sơn Tây đều đang tích cực thực hiện các tiêu chí để đạt xã nông thôn mới theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, do đó cơ sở hạ tầng rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng.
Về giáo dục, Sơn Tây có mạng lưới các trường mầm non, tiểu học, trung học phổ thông ở tất cả các xã/phường, và thị xã có 03 trường trung học phổ thông với chất lượng đào tạo cao, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp luôn ở mức trên 98% và thi vào các trường đại học, cao đẳng đạt trên 80%.
3.1.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của thị xã Sơn Tây
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Đề tài này chúng tôi áp dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu có định hướng Cụ thể chúng tôi chọn 3 xã: Cổ Đông, Sơn Đông và Kim Sơn vì đây là 03 xã thuộc 03 vùng chăn nuôi tập trung của Sơn Tây Tại Xã Cổ Đông có mô hình Hợp tác xã chăn nuôi Cổ Đông khá điển hình của Hà Nội, được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi lợn thịt nhiều năm nay Sơn Đông là xã liền kề Cổ Đông và có nhiều hộ chăn nuôi lợn thịt và có quy mô khá đa dạng Kim Sơn là xã bán sơn địa, có diện tích rộng và cũng có nhiều hộ chăn nuôi lợn thịt nhưng chưa phát triển mạnh như Cổ Đông Có thể nói đây là 3 xã khá điển hình về chăn nuôi lợn thịt của Sơn Tây với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau nên điều kiện để tham gia và phát triển chăn nuôi cũng có những sự khác biệt giữa các hộ chăn nuôi, đặc biệt là HTX chăn nuôi Cổ Đông là mô hình HTX kiểu mới, hoạt động khá hiệu quả nhiều năm nay, vì vậy chúng tôi lựa chọn Sơn Tây để nghiên cứu thực hiện đề tài này.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo kết quả sản xuất chăn nuôi, số liệu thống kê của TP Hà Nội và thị xã Sơn Tây; sổ ghi chép của các hộ chăn nuôi, đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; báo cáo của môt số công ty cung cấp giống, vật tư đầu vào cho ngành chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã; bài báo, tạp chí khoa học, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực.
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp
- Đối tượng chọn mẫu: Hộ chăn nuôi lợn thịt, HTX chăn nuôivà Doanh nghiệp có liên quan đếnliên kết chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã Sơn Tây.
+ 65 hộ chăn nuôi, trong đó chăn nuôi có quy mô >600 con/lứa 25 hộ; quy mô từ 200-600con/lứa 25 hộ và 15 hộ có quy mô từ