Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được nghiên cứu tại xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ hè thu và vụ đông năm 2015.
Vật liệu nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trên 7 giống đậu tương: DT84, D140, Đ2101, Đ8, ĐT20, ĐT26 và ĐVN5.
- Giống DT84 (đối chứng) do Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam chọn tạo, công nhận là giống quốc gia năm 1995.
- Giống D140 do Bộ môn Cây công nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo từ tổ hợp lai DL02 x ĐH4 (trong đó dòng mẹ DL02 là dòng lai giữa V73 x V74, còn giống ĐH4 có nguồn gốc Trung Quốc) được công nhận giống quốc gia năm 2003.
- Giống Đ2101 do Viện Cây lương thực và thực phẩm lai tạo từ tổ hợp lai Đ95 x Đ9037 Được công nhận giống cho sản xuất thử theo Quyết định số 111/QĐ-TT-CCN ngày 03 tháng 06 năm 2008 và được công nhận chính thức theo Quyết định số 614/ QĐ-TT-CCN ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
- Giống Đ8 do Viện Cây lương thực và thực phẩm lai tạo từ tổ hợp lai: AK03 X M103 bằng phương pháp lai hữu tính từ vụ Xuân 2004 Được công nhận giống cho sản xuất thử theo Quyết định số 614/QĐ-TT-CCN ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Cục Trồng trọt.
- Giống ĐT20 do Trung tâm Đậu đỗ - Viện KHKTNN Việt Nam chọn tạo, thích hợp trồng ba vụ và năng suất cao.
- Giống ĐT26 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ - Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn tạo từ tổ hợp lai giữa ĐT2000 x ĐT12, được công nhận giống sản xuất thử năm 2008, thích hợp trồng ba vụ.
- Giống ĐVN5 do Viện nghiên cứu Ngô chọn tạo.
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá các chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu và vụ đông.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng chống đổ của một số giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu và vụ đông.
- Đánh giá một số chỉ tiêu cấu thành năng suất của một số giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu và vụ đông.
Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm 1: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
- Giống tham gia thí nghiệm
G1: Giống DT84 (đối chứng) G5: Giống ĐT20
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại Mỗi ô thí nghiệm có chiều dài 5m và chiều rộng 2m Diện tích 1 ô là 5m x 2m = 10m 2
- Diện tích cả khu thí nghiệm là: (10m 2 x 7) x 3 = 210 m 2 chưa kể dải bảo vệ.
- Thí nghiệm 2: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trong điều kiện vụ đông tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
- Giống tham gia thí nghiệm
G1: Giống DT84 (đối chứng) G5: Giống ĐT20
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại Mỗi ô thí nghiệm có chiều dài 5m và chiều rộng 2m Diện tích 1 ô là 5m x 2m = 10m 2
- Diện tích cả khu thí nghiệm là: (10m 2 x 7) x 3 = 210 m 2 chưa kể dải bảo vệ.
3.5.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định (Theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-58:2011/BNNPTNT)
3.5.2.1 Các ch ỉ tiêu sinh tr ưở ng, phát tri ể n
- Quan sát các cây/ô thí nghiệm để theo dõi các chỉ tiêu:
+ Thời gian mọc đến ra hoa (ngày): Là thời gian từ khi mọc đến khi có khoảng
50% số cây có ít nhất 1 hoa nở.
+ Thời gian ra hoa (ngày): Từ khi bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa.
+ Thời gian từ gieo đến thu hoạch (ngày): Thu hoạch khi 95% số quả trên cây chín vàng.
- Tiến hành lấy 5 cây mẫu trên mỗi ô công thức với 3 lần nhắc lại và đo đếm các chỉ tiêu sau:
+ Tổng số hoa (hoa): Đếm tổng số hoa trên cây.
+ Chiều cao thân chính (cm): Đo từ vị trí đốt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng ngọn Đo bắt đầu từ khi cây có 2 - 3 lá thật, sau đó cứ 7 ngày đo một lần, tiến hành cho đến khi chiều cao cây ổn định.
+ Diện tích lá 1 cây (dm 2 /cây): Tiến hành bằng phương pháp cân trực tiếp ở 3 thời kỳ (bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ, quả mẩy) Sau đó tính chỉ số diện tích lá (LAI).
Khối lượng toàn bộ lá tươi Diện tích lá (dm 2 /cây) Khối lượng 1 dm 2 lá tươi
LAI (m 2 lá/m 2 đất) = diện tích lá 1 cây (dm 2 /cây) x mật độ trồng (cây/m 2 đất)
+ Số lượng và khối lượng nốt sần: Đếm tổng số nốt sần trên rễ cây, số nốt sần hữu hiệu, số nốt sần vô hiệu và cân khối lượng nốt sần, theo dõi ở 3 thời kỳ.
Phương pháp tiến hành: Tưới đẫm đất trước khi nhổ cây, khoảng 15 phút sau tưới lại lần hai, sau đó nhổ cây Phải lấy cả phần đất xung quanh rễ cho vào chậu nước để lọc lấy những nốt sần bị đứt trong quá trình nhổ.
+ Khả năng tích lũy chất khô (g chất khô/cây): Cân khối lượng cây tươi sau khi nhổ sau đó cho cây mẫu vào tủ sấy khô rồi đem cân lần 1, sau 30 phút cân lần 2 cho đến khi khối lượng không đổi là đạt Tiến hành lấy mẫu xác định ở 3 thời kỳ.
3.2.5.2 Các ch ỉ tiêu v ề kh ả n ă ng ch ố ng ch ị u
- Tính chống đổ: Được đánh giá trước thu hoạch Đếm số cây đổ, tính tỷ lệ %, đánh giá theo thang điểm từ 1 - 5 như sau:
+ Điểm 1: các cây đều đứng thẳng.
+ Điểm 2: ≤ 25% Cây bị đổ hẳn.
+ Điểm 3: 26 - 50% cây bị đổ hẳn.
+ Điểm 4: 51 - 75% Cây bị đổ hẳn.
+ Điểm 5: > 75 cây bị đổ hẳn.
- Mức độ nhiễm sâu hại:
+ Sâu cuốn lá (%): Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.
Tỷ lệ lá bị hại (%) = x100
Tổng số lá điều tra
+ Sâu đục quả (%): Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc vào thời kỳ làm quả.
Tỷ lệ quả bị hại (%) = x100
Tổng số quả điều tra
- Mức độ nhiễm bệnh hại:
+ Bệnh lở cổ rễ (%): Điều tra toàn bộ các cây trên ô vào giai đoạn cây con (sau mọc khoảng 7 ngày).
Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = x100
Tổng số cây điều tra
+ Bệnh sương mai (điểm): Đánh giá theo thang điểm, điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.
Rất nhẹ: Điểm 1 (< 1% diện tích lá bị hại).
Trung bình: Điểm 5 (> 5% đến 25% diện tích lá bị hại).
Nặng: Điểm 7 (> 25 đến 50% diện tích lá bị hại).
Rất nặng: Điểm 9 (> 50% diện tích lá bị hại).
+ Bệnh đốm nâu vi khuẩn (điểm): Đánh giá theo thang điểm của bệnh sương mai.
3.5.2.3 Các y ế u t ố c ấ u thành n ă ng su ấ t và n ă ng su ấ t
Trước khi thu hoạch, mỗi ô thu 10 cây mẫu với 3 lần nhắc để đo đếm các chỉ tiêu sau:
- Tổng số cành cấp 1 trên cây (cành) Đếm tổng số cành mọc ra từ thân chính của
10 cây mẫu/ô với 3 lần nhắc Tính trung bình số cành cấp 1/cây.
- Đường kính thân (mm): Đo cách cổ rễ 5 cm khi thu hoạch.
- Tổng số đốt mang quả trên thân chính (đốt): Đếm tổng số đốt mang quả trên thân chính của 10 cây mẫu/ô với 3 lần nhắc Tính trung bình số đốt mang quả/ thân chính.
- Tổng số quả trên cây (quả): Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô với 3 lần nhắc
Tính trung bình số quả/ cây.
- Tính tỉ lệ quả chắc trên cây (quả): Đếm số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô với 3 lần nhắc Tính trung bình số quả chắc/ cây Tính tỉ lệ quả chắc.
Tổng số quả trên/cây Tổng số quả 1 hạt (2 hạt, 3 hạt)/ cây
Tổng số quả chắc/ cây
- Khối lượng 1.000 hạt (g): Cân 3 mẫu/giống, mỗi mẫu 1000 hạt ở độ ẩm 12%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy.
- Năng suất cá thể (g/cây): Cân khối lượng quả của 10 cây/ô Tính khối lượng trung bình quả của 1 cây.
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha): Năng suất cá thể x mật độ x 10.000m 2
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Năng suất 1ô thí nghiệm x 10.000m 2
3.5.3 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm
- Thời vụ:+ Vụ hè thu gieo 23/6/2015
- Mật độ: 35 cây/m 2 , khoảng cách 35cm (hàng) x 8 cm (1 cây)
3.5.3.2 Ph ươ ng pháp bón phân
- Các loại phân sử dụng: phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, đạm ure, supe lân, kaliclorua.
- Lượng phân bón 1ha: 30kg N + 90kg P2O5 + 60kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh.
+ Bón lót toàn bộ phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + Phân lân.
+ Bón thúc khi cây có 2 – 3 lá thật, bón toàn bộ lượng đạm, kali.
- Làm cỏ, xới xáo 2 lần:
+ Lần 1: Khi cây có 2 – 3 lá thật kết hợp với bón thúc.
+ Lần 2: Sau lần 1 từ 12 – 15 ngày (khi cây có 5 – 6 lá thật) - Tưới nước: Nếu khô hạn thì tưới nước bổ sung.
- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi diễn biến tình hình sâu, bệnh hại ở các thời kỳ để có biện pháp phòng trừ kịp thời đặc biệt là các loại sâu, bệnh hại chính: sâu cuốn lá, sâu ăn lá, sâu đục quả, bệnh lở cổ rễ, bệnh sương mai, bệnh gỉ sắt…
Số liệu, kết quả thí nghiệm sau khi được tổng hợp được xử lý dựa trên chương trình Excel và phần mềm IRRISTAT 5.0.