Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Vật liệu nghiên cứu: Giống bưởi đường La Tinh
- Địa điểm nghiên cứu: thôn La Tinh, Đông La, Hoài Đức, Hà Nội
Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng sản xuất giống bưởi đường La Tinh
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học giống bưởi đường La Tinh
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống bưởi Đường La Tinh
Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi
3.3.1 Điều tra hiện trạng sản xuất
3.3.1.1 Điều tra hiện trạng sản xuất
- Thu thập thông tin thứ cấp, các kết quả nghiên cứu của các cơ quan quản lý, sản xuất, khoa học (Phòng kinh tế huyện Hoài Đức, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội…) Tài liệu, dữ liệu được thu thập và phân tích dựa trên các mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của các hộ nông dân (PRA) trồng cây bưởi và cây có múi bằng phiếu điều tra.
- Điều tra chi tiết: Biên soạn phiếu điều tra với nội dung định sẵn để thu thập thông tin sơ cấp, phỏng vấn các hộ nông dân trong xã.
Chỉ tiêu theo dõi, điều tra
- Diện tích đất nông nghiệp, cây ăn quả, cây bưởi La Tinh
- Năng suất của giống bưởi đường La Tinh
- Các loại phân bón hộ nông dân sử dụng
- Liều lượng bón (kg/ha)
- Số lần bón/ năm (lần)
- Điều tra tình hình phát sinh, phát triển thành phần sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
- Điều tra hiệu quả kinh tế của hộ trồng bưởi
3.3.2 Đánh giá đặc điểm nông sinh học giống bưởi đường La Tinh 3.3.2.1 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng Phiếu mô tả, đánh giá của Trung tâm Tài nguyên thực vật dựa trên bản mô tả của Viện Tài nguyên Di truyền thực vật quốc tế (nay là Bioversity International) để mô tả đánh giá các thời kỳ vật hậu của các giống bưởi, bao gồm các thời kỳ: phát sinh phát triển các đợt lộc, thời kỳ nở hoa, thời kỳ quả lớn, thời kỳ thu hoạch. Đánh giá trên cây bưởi đường La Tinh, bưởi Diễn và bưởi Chua tại địa phương trên 10 năm tuổi với cùng điều kiện chăm sóc cụ thể như sau: Lượng bón cho 1 cây:
50 kg phân hữu cơ hoai mục + 800g N + 400g P 2 O 5 +
600g K 2 O Thời điểm bón: Chia làm 4 lần.
- Lần 1: Bón sau khi thu quả (cuối tháng 12): Bón toàn bộ phân hữu cơ và lân
- Lần 2: Bón thúc hoa (giữa tháng 1): 30% lượng đạm + 30% lượng kali.
- Lần 3: Bón dưỡng hoa, quả non (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 30% lượng đạm + 30% lượng kali.
- Lần 4: Bón thúc quả (cuối tháng 5): Bón hết lượng phân còn lại.
Tưới nước, làm cỏ cho cây:
Cung cấp đủ nước vào các thời kỳ chính là: Lúc cây chuẩn bị ra hoa và thời kỳ quả phát triển Làm rãnh thoát nước trong mùa mưa bão.
Thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh hại xâm nhập. Cắt tỉa:
Tập trung chủ yếu vào thời kỳ sau thu hoạch, tỉa bỏ các cành yếu, cành khô, cành vượt, cành bị sâu bệnh hại và các cành mọc quá dày. Phòng trừ sâu bệnh:
Sử dụng các loại thuốc hóa học thông dụng trên thị trường để phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm như sâu nhớt, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nhện trắng, bệnh loét, bệnh chảy gôm.
- Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đỉnh ngọn chính
- Đường kính tán: Đo theo 2 hướng Đông – Tây, Nam - Bắc, lấy số liệu trung bình.
- Đường kính gốc: Đo trên cành tại điểm cách mặt đất 20cm
- Thời gian ra hoa, số hoa trên chùm, hình thái, cấu tạo các loại hoa;
- Đặc điểm quá trình ra hoa, đậu quả, kích thước quả (Chiều rộng, cao quả), trọng lượng quả, số múi trên quả, số hạt/quả, tỷ lệ phần ăn được, thời gian thu hoạch;
+ Thời kỳ ra hoa, nở hoa và kết thúc nở hoa được đánh giá như sau: + Thời kỳ xuất hiện hoa: 10% số hoa nở/cây
+ Thời kỳ nở rộ: 50% số hoa nở/cây
+ Thời kỳ tàn hoa: 80% số hoa/cây tàn
- Phân tích và đánh giá so sánh với một số giống bưởi trong vùng nghiên cứu.
3.3.3 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống bưởi Đường La Tinh
Sử dụng phương pháp thí nghiệm đồng ruộng đối với cây lâu năm, đo đếm các chỉ tiêu nông sinh học trên đồng ruộng (chọn từ vườn có sẵn trong dân) Các vườn trồng sẵn được chọn các cây có độ tuổi từ trên 10 năm để bố trí các thí nghiệm về kỹ thuật có chung một nền chăm sóc như nhau cụ thể: Lượng bón cho 1 cây:
50 kg phân hữu cơ hoai mục + 800g N + 400g P 2 O 5 +
600g K 2 O Thời điểm bón: Chia làm 4 lần.
- Lần 1: Bón sau khi thu quả (cuối tháng 12): Bón toàn bộ phân hữu cơ và lân
- Lần 2: Bón thúc hoa (giữa tháng 1): 30% lượng đạm + 30% lượng kali.
- Lần 3: Bón dưỡng hoa, quả non (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 30% lượng đạm + 30% lượng kali.
- Lần 4: Bón thúc quả (cuối tháng 5): Bón hết lượng phân còn lại.
Tưới nước, làm cỏ cho cây:
Cung cấp đủ nước vào các thời kỳ chính là: Lúc cây chuẩn bị ra hoa và thời kỳ quả phát triển Làm rãnh thoát nước trong mùa mưa bão.
Thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh hại xâm nhập.Cắt tỉa:
Tập trung chủ yếu vào thời kỳ sau thu hoạch, tỉa bỏ các cành yếu, cành khô, cành vượt, cành bị sâu bệnh hại và các cành mọc quá dày.
Sử dụng các loại thuốc hóa học thông dụng trên thị trường để phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm như sâu nhớt, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nhện trắng, bệnh loét, bệnh chảy gôm.
3.3.3.1 Nghiên cứu xác định chế độ bón phân cho giống bưởi đường La Tinh a, Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 4 công thức (CT) với 3 CT thí nghiệm và 1 Đ/C, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần nhắc, mỗi lần nhắc 1 cây, chọn từ các vườn hộ trồng sẵn trên 10 năm tuổi (Bảng 3.1)
+ Bón sau khi thu hoạch quả bón 100% phân chuồng + Lân + 10% Đạm
- Bón thúc lần 1: Vào tháng 1 tháng 2: 30% Đạm + 30% Kali.
- Bón thúc lần 2: Vào tháng 4: 25% Đạm + 25% Kali.
- Bón thúc lần 3: Vào tháng 6: Toàn bộ lượng phân còn lại.
Bảng 3.1 Các công thức bón phân gốc cho giống bưởi La Tinh ĐVT: kg/cây Công thức Phân chuồng Đạm ure Lân super Kali
- Bón lót: Đào rãnh quanh tán gốc (rộng, sâu 25 - 30cm), trộn và rải đều phân quanh rãnh, lấp đất kín.
- Phân vô cơ: Có thể vãi quanh tán, dùng cào lấp phân, nếu khô hạn sau khi bón phân thì tưới nước hoặc hoà phân vào nước để tưới. b, Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
- Kích thước (chiều dài, đường kính) và số lượng các đợt lộc: + Mỗi công thức ở mỗi lần nhắc lại theo dõi 4 cành/cây phân bố đều theo 4 hướng khác nhau, tiến hành đo khi lộc ổn định.
- Chiều dài cành lộc đo từ điểm xuất phát đến mút cành lộc - Đường kính lộc đo tại vị trí cách gốc cành lộc 2 cm
- Thời kỳ ra hoa, nở hoa và kết thúc nở hoa được đánh giá như sau: + Thời kỳ xuất hiện hoa: 10% số hoa nở/cây
+ Thời kỳ nở rộ: 50% số hoa nở/cây
+ Thời kỳ tàn hoa: 50% số hoa/cây tàn
- Tỷ lệ đậu quả qua các thời kỳ:
+ Mỗi công thức theo dõi 1 cây/1 lần nhắc lại: Mỗi cây theo dõi 4 cành phân bố đều các hướng, đếm tổng số hoa/cành Tính tỷ lệ đậu quả theo công thức:
- Một số chỉ tiêu quả: Chiều cao, đường kính, tỷ lệ chiều cao/đường kính, trọng lượng quả, màu sắc vỏ quả, tỷ lệ phần ăn được, số hạt/quả.
+ Chiều cao quả: Đo ở vị trí dài nhất của quả theo chiều song song với trục quả.
+ Chiều rộng quả (đường kính quả): Đo ở vị trí rộng nhất của quả.
+ Trọng lượng trung bình quả: Là trọng lượng trung bình của 3 quả/lần nhắc
+ Màu sắc vỏ quả, cùi và tép quả khi chín: Mô tả theo cảm quan.
+ Tỷ lệ phần ăn được (%): Là tỷ lệ % tép quả = T i x 100
Trong đó: T i là trọng lượng tép quả của 10 quả
N t là trọng lượng của 10 quả
+ Số hạt/quả: Là số lượng hạt có trong quả (theo dõi 10 quả).
Kết quả nghiên cứu
Điều tra hiện trạng sản xuất bưởi đường La Tinh
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
4.1.1.1 Huyện Hoài Đức a, Vị trí địa lý
Hoài Đức là một huyện đồng bằng nằm phía tây trung tâm thành phố
Hà Nội, vị trí trong khoảng 20 0 40’-21 0 05’ vĩ độ bắc và 105 0 38’ - 105 0 45’ độ kinh đông Về ranh giới địa lý, phía Bắc giáp với huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ; phía Nam giáp với quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ; phía Tây giáp với huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ; phía Đông giáp với huyện Từ Liêm, quận Hà Đông Huyện Hoài Đức có 19 xã và 1 thị trấn. Huyện Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy có độ cao trung bình 5- 20m so với mực nước biển; địa hình bằng phẳng, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được phân làm 2 vùng tự nhiên rõ rệt là vùng Bãi ven sông Đáy và vùng đồng được phân định bởi đê Tả sông Đáy b, Về điều kiện khí hậu
Nhiệt độ không khí trung bình 23,5 0 C, nhiệt độ thấp nhất 9,5 0 C, nhiệt độ cao nhất 32,9 0 C Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên dao động nhiệt độ trong năm của Hoài Đức khá lớn với biên đô giao động từ 11- 12 0 C.
Mùa nóng từ tháng 5- 10 với nhiệt độ nóng nhất trung bình trên 28 0 C, mùa lạnh kéo dài khoảng 3 tháng (từ tháng 12- tháng 2) tháng 12 lạnh nhất nhiệt độ xuống thấp dưới 18 0 C, thấp nhất là 12,3 0 C, giữa mùa nóng và mùa lạnh có thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Hoài Đức thời tiết 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Độ ẩm không khí trung bình trong năm 86%, ngày ẩm độ thấp nhất là ngày 30 tháng 1 với độ ẩm 57%, tháng có ẩm độ cao nhất là tháng 4 với ẩm độ lên tới 98% Số giờ nắng trung bình 3,65h/ngày, tháng ít nắng nhât là tháng 1 với 1,4 h/ngày; tháng 4 với 1,6h/ngày; tháng 3 với 1,7h/ngày Lượng mưa thấp nhất là tháng 11 là 2,7mm và tháng 3 là 3,3mm Lượng mưa ngày
25 tháng 7 lớn nhất là 146,4mm Tổng lượng mưa trong năm 1506 mm. c, Về điều kiện kinh tế xã hội
Với diện tích đất tự nhiên khoảng 95 km 2 Hoài Đức có dân số khoảng 190 nghìn người, với mật độ dân số khoảng 23,3 người/ha, cao hơn mật độ của Hà Nội (19,7 người/ha) và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 9,3 người/ha) và cả nước (2,59 người/ha)
Hoài Đức là huyện có nhiều làng nghề thủ công truyền thống Đây là cơ sở để thu hút những lực lượng lao động trong huyện và các vùng phụ cận Tuy nhiên hiện nay do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh nên diện tích đât nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp Lao động trẻ trong huyện hiện nay có nhu cầu thoát ly ngày càng cao Lực lượng lao động nông nghiệp và làm nghề thủ công chính chỉ còn là người già và phụ nữ hạn chế về chuyên môn và kỹ thuật Đây cũng là vấn đề nan giải làm hạn chế việc phát triển nông nghiệp hàng hóa d, Về giao thông
Huyện Hoài Đức nằm sát cạnh nội thành Hà Nội (Theo quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050 đang trình Chính phủ phê duyệt thì huyện Hoài Đức sẽ là đô thị trung tâm) Thuận lợi về giao thông khi có Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, tỉnh lộ 72 chạy qua, Đường Đê Tả Đáy được bê tông hóa với 2 làn đường riêng biệt, nhiều đường đô thị trong toàn thể hệ thống, đã đem lại cho Hoài Đức khả năng mới trong phát triển kinh tế Với lợi thế là nằm trong khu tam giác trọng điểm phía Bắc, lại có hệ thống đường giao thông thuận lợi và hiện đại nối với vùng trung tâm Hà Nội cũng như tỏa đi các tỉnh phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung Từ đó, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hình thành vùng trồng cây ăn quả ven sông Đáy và dọc theo các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ; vùng trồng rau sạch ở Vân Côn, Song Phương, trồng Bưởi ở Cát Quế, trồng cam Canh ở xã Vân Canh… Tuy vậy, hệ thống giao thông nội đồng chủ yếu là hệ thống đường đất, hẹp gây khó khăn cho việc vận chuyển vật tư sản xuất, vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ e,Về thủy lợi
Nguồn nước tưới cho cây trồng ngoài nguồn nước mưa hàng năm, thì lượng nước tưới được cung cấp từ hai con sông gồm sông Hồng và sông Đáy Ngoài ra trong toàn huyện còn có các ao hồ lớn nhỏ đây là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên do hệ thống kênh dẫn nước nội đồng chủ yếu là kênh đất nên việc cung cấp nước và tiêu nước chưa cao Hơn nữa hiện nay do các làng nghề truyền thống phát triển đồng hành cùng với sả thái nước bẩn ra các kênh dẫn nước làm ô nhiễm nguồn nước tưới cho nông nghiệp Hiện nay một số vùng chuyên canh đã và đang nghiên cứu sử dụng mạch nước ngầm để tưới cho cây trồng.
Vị trí địa lý: Đông La nằm ở phía Nam huyện Hoài Đức nằm bên sông Đáy
+ Phía Bắc giáp xã An Khánh,
+ Phía Tây giáp xã An Thượng và huyện Quốc Oai
+ Phía Nam giáp huyện Quốc Oai và Hà Đông
+ Phía Đông giáp xã La Phù và quận Hà Đông Tổng diện tích 4,52 km² tổng dân số trên 9000 người
4.1.2 Tình hình sản xuất Nông nghiệp tại Đông La 2015
Trong 2015 tổng thu nhập xã Đông La ước đạt 345,5 tỷ đồng trong đó từ sản xuất Nông nghiệp đạt 80 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 23% Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của xã 60% đến từ trồng trọt với tổng diện tích gieo trồng trong năm 751,85ha trong đó diện tích 2 vụ lúa 323,36ha ; diện tích cây rau màu 2 vụ 248,64 ha; diện tích cây vụ đông năm 2014-2015 là 179, 85 ha.
Bảng 4.1 Tổng diện tích gieo trồng tại Đông La năm 2015
Cơ cấu gieo Tổng diện tích
Lúa Rau màu Cây vụ đông trồng gieo trồng
Nguồn: Báo cáo 74/BC – UBND xã Đông La năm (2015) Như vậy phát triển trồng trọt tại Đông La tập trung chủ yếu cho cây lúa và rau màu Cây ăn quả tại địa phương diện tích còn rất hạn chế và chưa được tập trung
4.1.2.1 Sự đa dạng các giống bưởi tại Đông La năm 2015
Qua điều tra sản xuất bưởi tại Đông La năm 2015 phương hiện nay tổng diện tích trồng bưởi đạt xấp xỉ 5ha trong đó trong đó bưởi La Tinh chiếm diện tích hơn 1ha và diện tích bưởi đang cho thu hoạch chỉ tập trung tại thông La
Tinh, các vùng lân cận mới mở rộng diện tích trong những năm gần đây nhưng không đáng kể Diện tích này đa phần là chưa cho thu hoạch Ngoài bưởi La Tinh tại Đông La cũng có một số loại bưởi khác nhưng diện tích rất ít
Bảng 4.2 Sự đa dạng các giống bưởi tại Đông La 2015
TT Tên giống/loài Nơi trồng Số Lượng
1 Bưởi đường La Tinh La Tinh, Đông Lao, Đồng Nhân ++
2 Bưởi Đoan Hùng La Tinh, Đồng Nhân +
3 Bưởi chua La Tinh, Đồng Nhân, Đông Lao +
4 Bưởi chua Mỹ La Tinh, Đông Lao, Đồng Nhân +
5 Bưởi đào chua La Tinh +
6 Bưởi diễn La Tinh, Đồng Nhân, Đông Lao ++
7 Bưởi diễn quả dài La Tinh, Đồng Nhân, Đông Lao +
8 Bưởi Quế Dương Đồng Nhân, La Tinh, Đông Lao +
(Nguồn: Điều tra tại Đông La năm 2015) Ghi chú: +++ Số lượng nhiều, ++ Số lượng trung bình, + Số lượng ít
- Đặc điểm của một số giống bưởi đang được trồng tại Đông La Bưởi đường La Tinh được trồng tại thôn La Tinh, xã Đông La, huyện Hoài Đức Đây là giống bưởi địa phương được trồng từ lâu đời, thời gian cho thu hoạch từ cuối tháng 11 đến tháng 12 dương lịch, có chất lượng tốt, tôm dáo, ăn giòn tôm, có thể để lâu ra ngoài tết đến tháng 3,4 âm lịch ăn vẫn rất ngon Cây có tán thưa hơn bưởi Quế Dương, trọng lượng quả trung bình 600-900 gram, độ Brix từ 13-14%, số múi trung bình 14-15 múi/quả, chống chịu sâu bệnh tốt Tuy nhiên nhược điểm của bưởi đường
La Tinh nhiều hạt, tỷ lệ phần ăn được khoảng 50-55% và rất kén đất.
Bưởi đường Quế Dương có nguồn gốc ở thôn Tháp Thượng, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức Theo những người có tuổi trong thôn thì giống này có nguồn gốc từ hạt trong vườn nhà cụ Trần Văn Thảo cách đây khoảng 100 năm (hiện nay cây bưởi tổ đã chết) Mọi người trong thôn đã chiết cành về trồng, hiện nay còn có cây khoảng 70 năm tuổi của nhà anh Nguyễn Duy Đắc, cây 55 tuổi trong vườn nhà anh Nguyễn Bách Chiến và vẫn khá xanh tốt, cho quả hàng năm Bưởi Quế Dương có tán lá xanh đậm khá rậm rạp vì thế quả ít bị cháy xém, tuy vậy lại hay bị các loại rệp, đặc biệt rệp sáp đến cư trú hút đường của cây làm cho quả bị nhạt bưởi Quế Dương có ưu điểm sau: Năng suất ổn định hơn bưởi Diễn (ít ra quả cách năm); Cây phát triển mạnh và cần ít phân bón hơn; Chịu úng, chịu hạn khá hơn bưởi Diễn; Chống chịu sâu bệnh khá hơn bưởi Diễn; Không kén đất (cả làng và bãi đều trồng được); Tốn ít công chăm sóc; Chín sớm vào lúc còn nắng nóng do vậy dễ bán Tuy nhiên nhược điểm của bưởi Quế Dương là nhạt hơn bưởi Diễn, quả để lâu tôm bị nát, cành hay bị chẽ dẫn đến gãy khi sai quả.
Bưởi Diễn có nguồn gốc ở Làng Phú Diễn, huyện Từ Liêm được người dân huyện Hoài Đức bắt đầu trồng khoảng hơn 10 năm nay, với hai dòng lòng vàng nhạt và lòng xanh trong Bưởi diễn được trồng cả ở trong vườn và ngoài ruộng bao gồm trên làng và vùng bãi Bưởi diễn có ưu điểm ngọt hơn, mùi vỏ rất thơm, nếu thâm canh tốt có thể cho thu nhập cao hơn bưởi Quế Dương Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây bưởi Diễn cho thu nhập rất thấp
4.1.2.2 Điều kiện sản xuất bưởi đường La Tinh tại các hộ điều tra
Diện tích trồng bưởi đường La Tinh tại ở mỗi hộ điều tra là rất khác nhau, biến động trong khoảng từ 48m 2 -2.300 m 2 Tuổi vườn bưởi cũng có sự khác nhau tuổi vườn cao nhất tại La Tinh là 40 năm tuổi (hộ ông Nguyễn Khắc Dư 6 cây tại xóm 3 và hộ ông Lê Đức Thiếu 2 cây xóm 2 thông La Tinh) Tuổi vườn thấp nhất vườn 1 năm tuổi tại xóm 3 thông La Tinh (hộ ông Nguyễn Khắc Kiên)
Bảng 4.3 Một số thông tin về các vườn hộ điều tra tại thôn La Tinh
Tổng diện Tỷ lệ (%) nguồn
Số hộ tích dất diện tích
TT Xóm điều (bình trồng bưởi vườn (bình quân) bình tra 2 quân) so với diện quân
(m ) (m 2 ) tích đất của một vườn
Đánh giá đặc điểm nông sinh học giống bưởi La Tinh
4.2.1 Một số đặc điểm hình thái giống bưởi đường La Tinh và một số giống bưởi tại Đông La, Hoài Đức Hà Nội 2015
Bảng 4.7 Đặc điểm hình thái giống bưởi đường La Tinh và một số giống bưởi tại La Tinh 2015
TT Đặc điểm Bưởi đường
1 Dạng tán Hình dù Dạng bán cầu Hình cầu
2 Hình dạng lá Ô van ngược Elip Ô van
3 Màu sắc lá Xanh sáng Xanh sáng Xanh
(Nguồn: Theo dõi trên cây trên 10 năm tuổi, Đông La, Hoài Đức, 03/2015)
- Bưởi đường La Tinh là đặc trưng cho những giống bưởi địa phương lưu vực sông Đáy như bưởi đường Hiệp Thuận hay bưởi Quế Dương cây bưởi đường La Tinh sinh trưởng và phát triển rất mạnh, chiều cao cây trung bình đạt 5,3m; đường kính tán trung bình đạt 5,9m và đường kính gốc trung bình đạt 18,4cm, tương đương với cây bưởi chua tại địa phương và diện tích sinh trưởng chiếm gấp đôi so với bưởi Diễn Cây bưởi đường La Tinh phát triển dạng tán phổ thông hình dù, lá dạng ô van ngược và màu sắc lá màu xanh sáng, bản lá to, mỏng vừa
- Một số đặc điểm hình thái về hoa và quả bưởi đường La Tinh có hình dạng và màu sắc tương tự như hai giống bưởi theo dõi đối chứng và dạng hoa cũng là dạng phổ biến hiện nay ở Việt Nam là hoa dạng chùm Về màu vỏ quả khi chin bưởi Diễn có màu vàng tươi còn bưởi La Tinh và bưởi chua có màu vàng chanh (Bảng 4.8).
Bảng 4.8 Đặc điểm hình thái hoa, quả các giống bưởi tại La Tinh, Hoài Đức, Hà Nội 2015
TT Đặc điểm Bưởi đường
1 Dạng chùm hoa Dạng chùm Dạng chùm Dạng chùm
2 Màu hoa Trắng Trắng Trắng
3 Dạng quả Hình cầu Hình cầu Hình cầu
4 Màu vỏ quả Vàng chanh Vàng tươi Vàng chanh
5 Vách múi Giòn, dễ tách Giòn, dễ tách Giòn, dễ tách
6 Màu tôm Vàng nhạt Vàng nhạt Hồng nhạt
(Nguồn: Theo dõi trên cây trên 10 năm tuổi tại Đông La, Hoài Đức 2015)
4.2.2 Thời gian ra hoa, quả chín của bưởi đường La Tinh so với một số giống bưởi tại Đông La, Hoài Đức, Hà Nội năm 2015
Thời gian ra hoa của giống bưởi chua sớm nhất vào đầu tháng 2,thời gian ra hoa của bưởi La Tinh muộn hơn so với vườn bưởi chua 7-10 ngày và sớm hơn bưởi Diễn 7-10 ngày Thời gian ra hoa trên bưởi La Tinh kéo dài nhất trên 30 ngày, tương đương với bưởi chua và dài hơn so với bưởi Diễn Thời gian thu hoạch thì bưởi chua cho thu hoạch sớm nhất vào gần rằm Trung Thu (nửa cuối tháng 9) Bưởi đường La Tinh thu hoạch sớm hơn bưởi Diễn khoảng 1 tháng (Bảng 4.9).
Bảng 4.9 Thời gian ra hoa, thu hoạch của các giống bưởi tại La Tinh, Hoài Đức, Hà Nội, 2015
Tên Giống Thời gian ra hoa Thời gian quả chín
(Nguồn: Theo dõi trên cây trên 10 năm tuổi tại Đông La, Hoài Đức 2015)
4.2.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất bưởi đường La
Tinh và một số giống bưởi tại Đông La, Hoài Đức, Hà Nội 2015
Kết quả nghiên cứu cho thấy số quả/cây của bưởi La Tinh cao hơn bưởi
Diễn, bưởi chua Số quả/cây bưởi La Tinh năm 2015 trung bình đạt 301,80 quả cao hơn so với bưởi Diễn và bưởi chua (63-205 quả) Về khối lượng quả: Bưởi
La Tinh có khối lượng quả tương đương với bưởi Diễn, bưởi chua có khối lượng quả cao nhất (1,25 kg/quả) Do số quả/cây của bưởi Diễn thấp nên năng suất thực thu/cây là thấp nhất (57,78 kg/cây), năng suất bưởi La Tinh đạt 271,60 kg và năng suất bưởi chua đạt với 256,35kg/cây Về năng suất lý thuyết: bưởi La
Tinh và bưởi chua có tiềm năng năng suất khá cao từ 51,45- 53,72 tấn/ha Trong khi đó, năng suất láy thuyết bưởi Diễn chỉ đạt 23,11 tấn/ha (Bảng 4.10)
Bảng 4.10 Các yếu tố cấu thành năng suất giống bưởi đường La Tinh và một số giống bưởi tại Đông La, Hoài Đức, Hà Nội 2015
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Bưởi đường Bưởi
2 Khối lượng quả Kg/quả 0,89 0,92 1,25
3 Năng suất cá thể Kg/cây 271,60 57,78 256,35
(Nguồn: Theo dõi cây trên 10 năm tuổi tại Đông La, Hoài Đức năm 2015)
4.2.4 Một số chỉ tiêu cơ giới, chất lượng quả và thời gian bảo quản của các giống bưởi
Qua theo dõi có thể thấy bưởi đường La Tinh có kích thước tương đương so với bưởi Diễn, riêng bưởi chua quả lớn hơn, số múi/quả cũng cao hơn so với bưởi đường La Tinh và bưởi Diễn Một trong những đặc trưng của bưởi đường
La Tinh được đánh giá cao đó là thời gian bảo quản và độ Brix, độ Brix đo được trên bưởi đường La Tinh sau 1 tháng thu hoạch trung bình đạt 12-13 cá biệt có những cá thể đạt 14 đến 15, tương đương hoặc cao hơn bưởi Diễn và thời gian bảo quản sau thu hoạch cũng rất dài mà chất lượng không giảm (Bảng 4.11)
Bảng 4.11 Một số chỉ tiêu cơ giới quả các giống bưởi tại Đông La, Hoài Đức, Hà Nội 2015
4 Số hạt/quả Độ Brix (đo sau thu
7 Thời gian bảo quản Đơn vị tính Bưởi đường
La Tinh Chua cm 11,25 11,60 13,20 cm 11,67 12,10 14,10 múi 12,67 12,67 15,67
(Nguồn: Theo dõi trên cây trên 10 năm tuổi, 9/2015; 12/2015)
4.3 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC CHO
GIỐNG BƯỞI ĐƯỜNG LA TINH
4.3.1 Nghiên cứu xác định chế độ bón phân cho giống bưởi La Tinh
4.3.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng và phát triển các đợt lộc a) Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian xuất hiện lộc trên giống bưởi đường La Tinh
Trên cây các đợt cành lộc thường có chức năng riêng và có quan hệ mật thiết với nhau: Lộc thu thường là cành mẹ sinh ra cành quả; lộc hè thường là cành sinh dưỡng có chức năng quang hợp lấy dinh dưỡng nuôi quả và lộc xuân là cành mang quả Do vậy muốn có sự ra hoa đậu quả tốt thì cành xuân phải tốt, đồng nghĩa với những cành thu cũng phải tốt và có chế độ dinh dưỡng đủ để cho cành xuân có thể phân hóa mầm hoa và ra hoa đậu quả tốt Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ trên công thức phân bón khác nhau đến thời gian xuất hiện cũng như khả năng sinh trưởng của các đợt lộc (đặc biệt là lộc Xuân) thực tế là nghiên cứu sự tác động đến đối tượng chính hình thành nên hoa, quả và mang quả của cây, đã được tác động thông qua sự sinh trưởng của lộc thu trước đó
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến thời gian ra lộc của giống bưởi đường La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội năm 2016
CT Thời gian xuất hiên Lộc xuân Lộc hè Lộc thu
Kết thúc 18-19/04/2016 11-13/06/2016 17-19/09/2016 Bắt đầu 02-05/02/2016 03-05/05/2016 05-06/08/2016 III Rộ 14-15/03/2016 15-16/05/2016 17-18/08/2016 Kết thúc 15-16/04/2016 13-15/06/2016 17-19/09/2016
- Kết quả nghiên cứu cho thấy lộc Xuân xuất hiện vào đầu tháng 2, rộ vào giữa tháng 3 và kết thúc nửa giữa tháng 4 Lộc Xuân năm 2016 tuy ra sớm hơn nhưng lại kết thúc muộn Lộc hè ở giống bưởi đường La Tinh xuất hiện vào đầu tháng 5, ra rộ vào giữa tháng 5 và kết thúc vào nửa đầu đến giữa tháng 6 Lộc thu xuất hiện vào nửa đầu tháng 8, rộ vào 16-19/8, kết thúc vào nửa cuối tháng 9 Nhìn chung các công thức bón phân không có nhiều khác biệt về thời gian xuất hiện lộc, khi bón theo công thức 3 lộc xuất hiện sớm hơn nhưng không đáng kể so với đối chứng và so với các công thức thí nghiệm. b) Ảnh hưởng của phân bón đến kích thước các đợt lộc:
Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân tới kích thước các đợt lộc cho thấy khi bón phân ở các công thức thí nghiệm khác nhau thì sinh trưởng lộc ở các công thức cũng có sự thay đổi
- Về chiều dài cành lộc: Chiều dài lộc hè cao nhất đạt 15,22-20,79 cm; thấp nhất là lộc xuân dao động 14,68-17,31 cm Khi bón phân theo công thức 3 cho kích thước cành lộc cai hơn các công thức khác và đối chứng nhưng cũng không có nhiều sự khác biệt đáng kể
- Về đường kính các đợt lộc thì lộc xuân lại lớn nhất dao động: 0,42-0,44 cm, lộc hè và lộc thu dao động: 0,38-0,42 cm.
- Như vậy khi bón phân theo công thức 3 đã làm tăng kích thước các đợt lộc so với đối chứng đặc biệt là sự thay đổi ở lộc xuân và lộc hè, đây là tiền đề cho cây ra hoa, phát triển tốt và mang quả sau này.
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng các đợt lộc của giống bưởi La Tinh tại Hoài Đức,
Lộc xuân Lộc hè Lộc thu
CT C/D lộc Đ/K lộc C/D lộc Đ/K lộc C/D lộc Đ/K lộc
(cm) (cm) (cm) (cm) (cm) (cm)
4.3.1.2 Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả trên giống bưởi đường La Tinh a) Thời gian ra hoa
Thông thường thời gian ra hoa trên cây bưởi La Tinh bắt đầu vào đầu tháng 2
50 tháng) và là một trong những điều bất thuận khi gặp phải điều kiện độ ẩm cao trong quá trình nở hoa sau này đặc biệt giai đoạn nửa đầu tháng 3 trong vòng 3 năm trở lại đây Qua theo dõi thời gian nở hoa tại các công thức thí nghiệm thu được kết quả như bảng 4.14.
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến thời gian ra hoa của giống bưởi La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016
CT Bắt đầu Nở rộ Tắt hoa
- Như vậy các công thức bón ảnh hưởng không nhiều đến quá trình nở hoa trên cây bưởi Đường La Tinh Khi bón phân với công thức
3 thời gian nở rộ hoa tập trung hơn và sớm hơn nhưng không nhiều so với các công thức thí nghiệm và so với đối chứng. b) Tỷ lệ đậu quả
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến tỷ lệ đậu quả giống bưởi La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016
CT Tổng số hoa theo dõi Tổng số quả đậu Tỷ lệ đậu quả (%)
- Năm 2016 là một năm thời tiết khắc nghiệt cả trước, trong và sau khi cây bưởi nở hoa và đậu quả Đặc biệt giai đoạn cây bưởi đường La Tinh nở hoa lại rơi vào thời điểm mưa phùn kéo dài 10 ngày (14-24/03/2016) và là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ đậu quả trên cây bưởi đường La Tinh giảm đáng kể và chỉ đạt mức chưa tròn 1% số hoa bưởi đậu quả thành công.