Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Địa điểm, thời gian và vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Khu thí nghiệm đồng ruộng khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Thời gian: Vụ Xuân và vụ Thu - Đông năm 2015
TT Kí hiệu Tên dòng Nguồn gốc
1 NS1N8 BRAZ BAO 39 CIMMYT (Chọn lọc từ năm 2009)
2 S11B(2) BRAZ 2812 CIMMYT (Chọn lọc từ năm 2009)
3 S11B(3) BRAZ 2812 CIMMYT (Chọn lọc từ năm 2009)
4 S11C(3) VE 1-1-1-1-1311 CIMMYT (Chọn lọc từ năm 2009)
5 S11C(4) BRAZ 2810 CIMMYT (Chọn lọc từ năm 2009)
6 N17(2) BRAZ SEO 04 CIMMYT (Chọn lọc từ năm 2009)
7 N2(1) CMS 42 PONTUD CIMMYT (Chọn lọc từ năm 2009)
8 N1(2)a D213D6 Học viện NNVN (Chọn lọc từ năm 2009)
9 N1(2)b S221D15 Học viện NNVN (Chọn lọc từ năm 2009)
10 N3A(1) N21-1111-1311 Học viện NNVN (Chọn lọc từ năm 2009)
11 D231D6 BRAZ 2799 Học viện NNVN (Chọn lọc từ năm 2009)
12 N17(1)b CMS 42 REDOND CIMMYT (Chọn lọc từ năm 2009)
Vật liệu bao gồm 10 dòng ngô: NS1N8, S11B(2), S11B(3), S11C(3), S11C(4), N17(2), N2(1), N1(2)a, N1(2)b, N3A(1) và 2 dòng D231D6, N17(1)b được sử dụng làm cây thử và 20 THL được tạo ra từ 10 dòng trên với 2 dòng thử. Đời tự phối của 10 dòng và 02 dòng thử là đời S5, cách tạo dòng thuần bằng phương pháp tự thụ phấn.
Dòng thử thứ nhất D231D6 được rút ra từ dòng BRAZ 2799 do Học việnNông nghiệp Việt Nam thực hiện từ đời S5 có đặc điểm: dạng hạt màu trắng, đầu tròn Dòng thử thứ hai N17(1)b là được rút ra từ dòng CMS 42 REDOND có nguồn gốc nhập nội từ CIMMYT, tự phối đời S5, có đặc điểm dạng hạt nhỏ, màu vàng, đầu tròn.
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các dòng ngô nổ.
- Đánh giá khả năng kết hợp bằng phương pháp lai đỉnh.
Phương pháp nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học và năng suất các dòng, các THL ngô nổ.
- Lai đỉnh để thu nhận các tổ hợp lai (Topcross):
- Đánh giá khả năng kết hợp bằng phương pháp lai đỉnh thông qua con lai ở các tính trạng, khả năng tạo hạt, thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số lá, khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, khả năng nổ.
- Thí nghi ệ m 1: Đ ánh giá đặ c đ i ể m nông sinh h ọ c c ủ a các dòng và thu nh ậ n các THL a Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các dòng được bố trí theo phương pháp đánh giá tập đoàn giống Các công thức thí nghiệm được bố trí tuần tự không nhắc lại.
+ Mỗi công thức gieo 02 hàng, mỗi hàng dài 5 m.
+ Khoảng cách gieo: Hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 cm.
+ Mật độ: 5,7 vạn cây/ha.
- Thời vụ gieo: Gieo hạt từ ngày 11/2/2015 và thu hoạch từ 20/5/2015 b Lai đỉnh và và thu nhận các THL
Lai đỉnh là phương pháp thử chủ yếu để xác định các khả năng kết hợp (KNKH) của vật liệu giống do Davis đề xuất năm 1972 Theo ông, KNKH chung của quần thể gốc và các thế hệ có nguồn gốc từ chúng là cực kỳ quan trọng đối với quá trình tạo giống ngô lai.
Theo phương pháp này, các dòng giống cần xác định KNKH được lai với cùng một dạng gọi là cây thử (Tester) để tạo ra các tổ hợp lai thử Qua đánh giá tổ hợp lai sẽ xác định được KNKH của dòng Phương pháp này có ý nghĩa ở giai
23 đoạn đầu của quá trình chọn lọc khi khối lượng dòng quá lớn không thể đánh giá bằng phương pháp luân giao (Ngô Hữu Tình, 1997) Phương pháp lai đỉnh đã trở thành một kỹ thuật chuẩn, được sử dụng rộng rãi để đánh giá KNKH chung của vật liệu giống, đặc biệt rất có hiệu quả trong công tác tạo dòng là giống ngô lai.
Số dòng tham gia 10 dòng, gồm các dòng NS1N8, N17(2), N23(3), N21(3), N2(1), N3B(1), N17(1), N1(2), N3A(1), N2(2), số dòng thử (tester) 02 dòng, tên dòng thử S11B(1), D213D6.
Sơ đồ lai đỉnh và các tổ hợp lai
TT Tên dòng Tổ hợp lai với Tổ hợp lai với
Ký hiệu cây thử 1 cây thử 2
- Thí nghi ệ m 2: Đánh giá các THL được bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại Đối chứng là giá trị trung bình của các tổ hợp
(do chưa có giống ngô nổ được công nhận chính thức) Quy trình Kỹ thuật (Mật độ và chăm sóc ) và đánh giá các chỉ tiêu cơ bản theo theo QCVN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT và QCVN 01-66: 2011/BNNPTNT.
+ Trồng hàng bảo vệ xung quanh.
+ Khoảng cách gieo Hàng cách hàng 60 cm, cây cách cây 25 cm.
+ Mật độ 6,67 vạn cây/ha.
- Kỹ thuật chăm sóc (theo kỹ thuật đang được sử dụng tại Khoa Nông học Học viện Nông nghiệp Việt Nam):
Gồm các biện pháp: làm đất, gieo hạt, làm cỏ, trồng dặm, tưới nước, vun gốc, xới xáo, phòng trừ sâu bệnh…
Làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại…
Gieo hạt sâu từ 2 – 3 cm theo khoảng cách 70cm x 25 cm.
Trồng dặm bổ sung cho những cây bị chết hoặc không phát triển được và tỉa cây để mỗi hốc 1 cây phát triền tốt.
Tưới nước đầy đủ và hợp lý: chú ý ở 2 thời kỳ thời kỳ trỗ cờ độ ẩm 80 % và thời kỳ chín sữa đạt 70 – 80%.
Xới xáo, phá váng hợp lý.
+ Bón phân: lượng phân bón cho 1 ha như sau:
Phân đạm: 120 kg N (260.87 kg ure) Phân lân: 100 kg P2O5 (625 kg supe lân) Phân kali: 80 kg K2O (133,33 kg kaliclorua) Cách bón:
Bón lót: phân lân và phân vi sinh (thay phân chuồng).
Bón thúc: phân đạm và kali được chia đều làm 3 đợt. Đợt 1: 1/3 N (86,67 kg ure) + 1/2 kg K2O (66,67 kg kali), bón khi ngô được 3–5 lá, kết hợp với làm cỏ, vun gốc cho cây. Đợt 2: 1/3 N (86,67 kg ure) + 1/2kg K2O (66,67 kg kali), bón khi ngô được 7–9 lá, kết hợp với làm cỏ, vun gốc cho cây Đợt 3: còn lại, bón trước trỗ cờ 10 - 15 ngày (giai đoạn xoắn nõn), kết hợp làm cỏ vun cao chống đổ cho cây.
- Thời vụ gieo: Gieo hạt từ ngày 29/8/2015 và thu hoạch từ 20/12/2015
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi
- Thời gian sinh trưởng (ngày): từ khi gieo đến:
Ngày mọc: từ khi gieo hạt đến khi có 50 % cây nhú lên khỏi mặt đất.
Ngày trỗ cờ: Khi có ≥ 70 % số cây trỗ cờ.
Ngày tung phấn: ngày có ≥ 70% số cây có hoa nở được 1/3 trục chính.
Ngày phun râu: ngày có ≥ 70% số cây phun râu.
Ngày chín sinh lý: ngày có 100% cây có lả bị khô hoặc chân hạt có điểm đen.
- Các chỉ tiêu hình thái:
Chiều cao cây cây (cm): đo từ mặt đất đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên. Độ cao đóng bắp (cm): đo từ mặt đất tới đốt đóng bắp trên cùng.
Số lá: Bôi sơn để đánh dấu lá thứ 3, 5 và thứ 10. Động thái tăng trưởng chiều cao cây, 7 ngày đo một lần, đo từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhất. Động thái tăng trưởng số lá, 7 ngày đếm 1 lần.
Màu sắc, hình dạng thân.
Số nhánh bông cờ, lượng hạt phấn.
- Chỉ số diện tích lá (LAI - Leaf Area Index): đo diện tích lá ở 3 thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây là 7 – 9 lá, xoắn nõn và chín sữa. Đo 5 cây/ hàng với mỗi dòng trong thí nghiệm 1 và 3 cây/ hàng ở từng công thức với 3 lần nhắc lại Đo chiều dài từ gốc lá đến đỉnh lá, chiều rộng đo phần rộng nhất của phiến lá Đo tất cả các lá còn xanh trên cây.
Trong đó: S là diện tích lá (m 2 ):
D, R là chiều dài và chiều rộng lá (cm).
0,7 là hệ số điều chỉnh
Chỉ số diện tích lá (LAI) = Diện tích lá x số cây/m 2 (m 2 lá/m 2 đất)
- Các yếu tố cấu thành năng suất:
Chiều dài bắp: đo khoảng cách giữa hai đầu mút của hàng hạt dài nhất.
Chiều dài đuôi chuột: chiều dài phần đầu bắp không có hạt. Đường kính bắp (cm): đo ở giữa bắp.
Số hàng hạt/bắp: Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất.
Số hạt/hàng: Được đếm theo hàng hạt ở bắp có chiều dài trung bình.
Khối lượng 1000 hạt (gram) ở ẩm độ 14%. Ẩm độ khi thu hoạch (%): Lấy mẫu như khi tính tỷ lệ hạt/bắp, đo bằng máy Kett–Grainer.
Năng suất lý thuyết (tạ/ha) được tính theo công thức:
100000 Trong đó: RE: là số hàng hạt/bắp
KR: là số hạt/hàng EP: là số bắp/cây D: là mật độ cây/ha P1000 : là khối lượng 1000 hạt (gram) ở độ ẩm 14%
Năng suất hạt thực thu (tạ/ha) ở ẩm độ 14%:
FW: Khối lượng bắp tươi của ô thí nghiệm khi thu hoạch SH: Tỷ lệ hạt tươi/bắp tươi (%)
MC: Ẩm độ hạt lúc thu hoạch (%)
- Khả năng chống chịu (theo CIMMYT.2006): + Sâu đục thân: cho điểm từ 1–5 Điểm 1: < 5% số cây Điểm 2: 5–15 % số cây Điểm 3: 15–25 % số cây Điểm 4: 25–35 % số cây
27 Điểm 5: 35–50 % số cây + Bệnh khô vằn: cho điểm từ 1–5 Điểm 1: không có vết bệnh Điểm 2: có vết bệnh ở sát gốc Điểm 3: vết bệnh lan đén những đốt sát gốc Điểm 4: vết bệnh lan đến bắp ( lá bi) Điểm 5: vết bệnh lan toàn cây.
+ Bệnh đốm lá: (cho điểm từ 1 đến 5 tương tự như với bệnh khô vằn)
* Đổ gẫy thân: đếm các cây bị gãy ở đoạn thân phía dưới gốc trước khi thu hoạch Điểm 1: Tốt: 30 o so với phương thẳng đứng. Đổ gẫy (%) được tính khi cây gãy ngay dưới bắp hữu hiệu.
- Độ nổ: Dụng cụ thí nghiệm: máy nổ, dầu, đồng hồ bấm giờ, ống thí đong hình trụ có đường kính 3cm có chia vạch.
+ Tiến hành: dùng ống đong hình trụ đo thể tích 50ml hạt trước khi nổ Đun sôi dầu cho lần lượt từng công thức ngô nổ vào Bấm giờ từ khi bắt đầu hạt ngô đầu tiên đến khi hạt nổ cuối cùng Để nguội đo thể tích sau nổ bằng ống trụ thí nghiệm theo công thức V = Π.R 2 h (h – chiều cao ống trụ, R = 1,5 cm là bán kính đáy)
3.3.3 Một số chỉ tiêu cảm quan
- Vận dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô (QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống ngô (QCVN 01-66: 2011/BNNPTNT) Do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa ban hành quy chuẩn đánh giá các chỉ tiêu về ngô nổ nên chất lượng được đánh giá bằng thử nếm: Đánh giá bằng cách cho nổ Quan sát bỏng ngô và ăn thử sau đó cho điểm.
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các dòng ngô nổ thí nghiệm vụ xuân 2015 30 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng ngô nổ thí nghiệm
NỔ THÍ NGHIỆM VỤ XUÂN 2015 Điều kiện thời tiết vụ Xuân 2015 khá thuận lợi cho việc gieo trồng, đầu vụ nhiệt độ tăng dần trong suốt thời kỳ cây sinh trưởng, cây ngô giai đoạn trỗ cờ, phun râu ít mưa, độ ẩm không khí thấp thuận lợi cho việc thụ phấn.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô gồm hai giai đoạn chính: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (từ khi gieo đến lúc trỗ cờ) và giai đoạn sinh trưởng sinh thực (từ khi cây trỗ cờ đến chín hoàn toàn) Mỗi giai đoạn thì cây ngô có nhu cầu về dinh dưỡng cũng như yêu cầu về kỹ thuật chăm sóc khác nhau, do đó chúng ta cần bố trí thời vụ trồng hợp lý để cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi nâng cao năng suất, chất lượng của ngô.
Kết quả theo dõi ở bảng 4.1, chúng tôi nhận thấy các dòng ngô nổ thí nghiệm trồng trong vụ Xuân năm 2015 có thời gian sinh trưởng dao động từ 98 – 119 ngày, chín sớm nhất là dòng N17(2) (98 ngày), muộn nhất là dòng S11C(4) (119 ngày).
Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng của các dòng ngô nổ vụ Xuân 2015
Tỷ lệ Thời gian sinh trưởng của các dòng ngô nổ (ngày)
G – M G–TC G–TP G–PR TP-PR G –
MM: mọc mầm; G: Gieo; M: mọc; TP: Tung phấn; PR: Phun râu; CSL: Chín sinh lý
* T ỷ l ệ m ọ c m ầ m: Tỷ lệ mọc mầm của các dòng được xác định bằng cách đếm tổng số hạt nảy mầm trên tổng số hạt gieo Các dòng ngô thí nghiệm được gieo vào ngày 11/2/2015 trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho quá trình nảy mầm của hạt, quá trình nảy mầm của hạt diễn ra khá nhanh Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy các dòng ngô nổ có tỷ lệ mọc mầm dao động trong khoảng từ 89,5-100%, các dòng có tỷ lệ nảy mầm cao lên đến 100% là các dòng N2(1), N1(2)b, N3A(1), D231D6 Dòng có tỷ lệ mọc mầm thấp nhất là NS1N8 (89,5%).
Giai đoạn từ gieo đến mọc mầm là giai đoạn đầu tiên của quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô Ở giai đoạn này, hạt ngô hút nước và xảy ra quá trình oxy hóa các chất dự trữ trong hạt cung cấp các chất cần thiết cho sự xuất hiện của cây con Giai đoạn này chịu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại như trọng lượng hạt, tính nguyên vẹn, độ chín, yếu tố di truyền và các yếu tố ngoại cảnh.
Bảng 4.1 cho thấy, thời gian nảy mầm trung bình của các dòng ngô nổ thí nghiệm dao động từ 5 – 6 ngày.
* Giai đ o ạ n t ừ gieo đế n tr ổ c ờ Đây là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây ngô Thời kỳ đầu, từ gieo đến 2-3 lá thật, cây con chủ yếu sử dung chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt nên cây con sinh trưởng và phát triển chậm, chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện ngoại cảnh, cây dễ bị chết do bị thối hạt hoặc sâu bọ cắn phá (sâu xám, chuột, kiến…) khi được 3 - 4 lá thật cây ngô chuyển từ dinh dưỡng hạt (dị dưỡng) sang dinh dưỡng đất (tự dưỡng), cây hút dinh dưỡng trực tiếp từ đất để nuôi cơ thể Cây ngô sinh trưởng, phát triển nhanh dần, nhất là giai đoạn khi cây đạt 7 - 9 lá Bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu và rộng, hút nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho thân, lá phát triển Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng kết thúc khi cây trỗ cờ.
Qua bảng 4.1 cho thấy, các dòng ngô nổ thí ngiệm có thời gian trỗ cờ biến động từ 61 - 66 ngày Dòng N17(1)b có thời gian từ gieo đến trỗ cờ ngắn nhất với
61 ngày, dài nhất là dòng N2(1) với 66 ngày.
* Giai đ o ạ n t ừ tr ổ c ờ đế n tung ph ấ n, phun râu, k ế t h ạ t Đây là giai đoạn mẫn cảm của cây ngô, là giai đoạn quyết định đến khả năng kết hạt, tạo năng suất của ngô Yêu cầu ngoại cảnh trong giai đoạn này hết sức khắt khe, nhiệt độ thích hợp của cây ngô vào khoảng 22 - 25 o C, nhiệt độ thấp ảnh hưởng xấu đến quá trình tung phấn, phun râu, thụ tinh Nhiệt độ trên 35 o C
31 hạt phấn dễ bị chết Giai đoạn này cây ngô cần nhiều nước, độ ẩm thích hợp 75 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng, độ ẩm không khí khoảng 80%.
Vụ xuân năm 2015 tại Gia Lâm-Hà Nội thời tiết thuận lợi, giai đoạn tung phấn, phun râu của các dòng ngô vào các ngày nắng thích hợp cho quá trình thụ tinh tạo hạt Kết quả theo dõi ở bảng 4.1 cho thấy, dòng N17(1)b có thời gian tung phấn và phun râu sớm nhất Thời gian từ gieo đến tung phấn của dòng N17(1)b là
62 ngày và từ gieo đến phun râu là 64 ngày Dòng có thời gian gieo đến tung phấn, phun râu dài nhất là N2(1) (từ gieo đến tung phấn là 68 ngày và phun râu là 70 ngày).
Sự chênh lệch giữa tung phấn và phun râu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kết hạt của các dòng ngô nổ Thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của dòng, giống và điều kiện ngoại cảnh. Dòng ngô nào có thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu nhỏ thì thì quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra nhanh và tập trung, khả năng kết hạt cao.
Qua bảng 4.1 cho thấy, thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu của các dòng ngô thí nghiệm dao động từ 1 – 2 ngày.
* Giai đ o ạ n t ừ khi gieo đế n chín sinh lý Đây là giai đoạn hạt dần dần chín thuần thục hoàn toàn về phương diện sinh lý, hạt đã khô, quá trình tích lũy vật chất đạt tới mức cao nhất.
Kết quả theo dõi ở bảng 4.1 cho thấy, các dòng ngô nổ tham gia thí nghiệm chín khá sớm, dao động trong khoảng từ 98-119 ngày Dòng chín sớm nhất là dòng N17(2) (98 ngày), dòng chín muộn nhất là dòng S11C(4) (119 ngày).
4.2 ĐỘNG THÁI TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO CÂY CỦA CÁC DÒNG NGÔ NỔ THÍ NGHIỆM Động thái tăng trưởng chiều cao cây trực tiếp phản ánh sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô ở từng thời kỳ khác nhau Nó không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của mỗi dòng mà nó còn chịu sự chi phối của điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật canh tác Do đó, khi theo dõi chỉ tiêu động thái tăng trưởng chiều cao cây giúp ta biết được khả năng sinh trưởng và phát triển của từng dòng để từ đó có thể chọn ra các dòng tốt, nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu chọn tạo sau này.
Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng ngô nổ
Dòng Chiều cao cây từ khi gieo đến tuần thứ… (cm)
12 N17(1)b 69,3 93,7 123,8 158,6 183,8 Động thái tăng trưởng chiều cao cây
Hình 4.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng ngô nổ
Kết quả thu được ở bảng 4.2, chiều cao cây của các dòng ngô nổ tăng dần qua các tuần theo dõi Trong tuần thứ 4 thì dòng N17(1)b đạt chiều cao cây là lớn nhất (69,3cm), dòng D231D6 có chiều cao cây thấp nhất (48,7cm) Qua các tuần theo dõi tiếp theo thì các dòng đã có tốc độ tăng trưởng mạnh, ở tuần theo dõi cuối cùng thì dòng N17(1)b là dòng có chiều cao cây lớn nhất (183,8 cm), dòng
Động thái tăng trưởng số lá của các dòng ngô nổ thí nghiệm
Tốc độ tăng trưởng số lá cũng là chỉ tiêu thể hiện sự sinh trưởng, phát triển của các dòng ngô Các dòng ngô khác nhau sẽ có sự khác biệt về kích thước, và độ bền của lá Dòng nào có tốc độ ra lá nhanh và sớm đạt cực đại thì khả năng tích lũy chất khô sớm đạt ở mức cao Việc đánh giá tốc độ tăng trưởng số lá của các dòng ngô nổ trong thí nghiệm sẽ giúp chọn ra các dòng có phiến lá to, dày, và độ bền lá lâu nhằm phục vụ cho chường trình chọn tạo các giống ngô năng suất cao. Động thái tăng trưởng số lá của các dòng ngô nếp của thí nghiệm vụ Xuân năm 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội được thể hiện trong bảng 4.4.
Bảng 4.4 Động thái tăng trưởng số lá của các dòng ngô nổ Đơn vị : lá
Số lá ở tuần thứ…… sau gieo
Qua bảng 4.4, cho thấy tuần 4 các dòng ngô nổ tham gia thí nghiệm có số lá dao động từ 3 - 5 lá, 02 dòng có số lá thấp nhất là dòng D231D6 và dòng N17(1)b (3,1 lá), dòng có số lá cao nhất là dòng N1(2)b (4,5 lá) Các tuần tiếp theo số lá của các dòng đều tăng dần, trong tuần cuối cùng dòng N17(1)b đạt số lá lớn nhất (12,7 lá), dòng có số lá thấp nhất là dòng S11B(3) (11,1 lá). Động thái tăng trưởng số lá của các dòng ngô nổ
Bảng 4.5 Tốc độ ra lá của các dòng ngô nổ
TT Dòng Đơn vị : lá/tuần
Tốc độ ra lá ở mỗi lần đo (tuần) kể từ ngày thứ 30 sau gieo
Qua bảng 4.5 chúng ta nhận thấy tốc độ ra lá của các dòng ngô nổ thường tăng qua các tuần theo dõi Tuần đầu tiên, tốc độ ra lá của các dòng khá là chậm, dòng có tốc độ ra lá cao nhất là NS1N8 (1,9 lá/tuần), dòng có tốc độ ra lá chậm nhất là D231D6 (1,4 lá/tuần) Các tuần tiếp theo tốc độ ra lá đều tăng, tuần cuối cùng dòng có tốc độ ra lá cao nhất là dòng D231D(6) với 3,1 lá/tuần Nhìn chung thì tốc độ ra lá của các dòng ngô qua các tuần theo dõi là khá đòng đều, ở tuần theo dõi cuối cùng do điều kiện thời tiết trời mưa to kèm theo gió lâu ngày làm cho tốc độ ra lá của các dòng ngô nổ bị ảnh hưởng đáng kể.
Đặc trưng hình thái của các dòng ngô nổ
4.4.1 Chiều cao cây cuối cùng
Chiều cao thân chính cây được tính từ mặt đất đến đốt phân nhánh đầu tiên của bông cờ Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh trung thực quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Chiều cao cây có liên quan mật thiết đến khả năng chống đổ và bố trí mật độ gieo trồng hợp lý.
Bảng 4.6 Chiều cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp của các dòng
Chiều cao đóng bắp Tỷ lệ cuối cùng
TB(cm) CV(%) TB(cm) CV(%) (%)
Ghi chú: ĐCM: Đầu có mấu; ĐT: Đầu tròn
Kết quả theo dõi ở bảng 4.6 cho thấy, sự không đồng đều về chiều cao cây cuối cùng của các dòng ngô nổ tham gia thí nghiệm, dao động từ 111,5 cm (dòng
Xét về độ biến động của các dòng ngô nổ tham gia thí ngiệm thì dòng có độ biến động thấp nhất là dòng N17(1)b với 2,6% và dòng có độ biến động cao nhất là dòng N2(1) với 9,8% Độ biến động về chiều cao cây của các dòng càng nhỏ thì độ đồng đều về chiều cao cây càng cao Do đó, các dòng có độ đồng đều về chiều cao cây cuối cùng cao thì sẽ thuận lợi cho bố trí mật độ trồng cũng như khả năng chống đổ tốt hơn các dòng khác.
Chiều cao đóng bắp được xác định bằng khoảng cách tính từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào tính di truyền và trình độ thâm canh Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, trong điều kiện nhiệt độ cao dinh dưỡng đầy đủ, cây sinh trưởng tốt đóng bắp thường cao hơn.
Kết quả theo dõi thí nghiệm ở bảng 4.6 cho thấy chiều cao đóng bắp của các giống ngô nổ tham gia thí nghiệm dao động từ 60,2-81,7cm Nhìn chung các giống ngô nổ có chiều cao đóng bắp tương đối thấp, dòng có chiều cao đóng bắp thấp nhất là dòng D231D6 (60,2cm), dòng cao nhất là dòng N1(2)a (81,7cm) Xét độ biến động về chiều cao đóng bắp thì dòng N17(2) có độ biến động về chiều cao đóng bắp là cao nhất với 9,9%, và dòng N3A(1) có độ biến động về chiều cao đóng bắp là thấp nhất với độ biến động là 4,1%.
4.4.3 Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây
Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây là một đặc tính quan trọng tạo nên sự cân bằng của cây, giúp cây chống chịu tốt với các yếu tố môi trường bất thuận.
Theo các nhà nghiên cứu thì tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây của ngô thích hợp là 50% Nếu tỷ lệ này thấp, cây ngô có khả năng chống đổ, gãy tốt hơn nhưng dễ bị các loài địch hại tấn công, dễ bị nhiễm nấm mốc và ngược lại Bảng 4.6 cho thấy dòng S11B(3) có tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây là cao nhất với
66,0% dòng có tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây thấp nhất là dòng D231D6
4.4.4 Màu sắc thân, hình dạng thân và một số đặc trưng khác
Bảng 4.7 Các đặc điểm hình thái của các dòng ngô nổ
TT Dòng Hình dạng Màu sắc
Góc lá Số nhánh thân thân lá
1 NS1N8 Dẹt Tím xanh Rộng 0
Ghi chú: Góc lá