1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm hà nội

107 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Sinh Trưởng Phát Triển, Năng Suất Của Một Số Dòng Lúa Thuần Và Ảnh Hưởng Của Đạm Bón Đến Giống Lúa Hương Thơm Số 1, Bắc Thơm 7 Vụ Xuân 2016 Tại Gia Lâm - Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Lĩnh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Phú
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Khoa học cây trồng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 2,4 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (0)
    • 1.1. Đặt vấn đề (12)
    • 1.2 Mục tiêu (13)
    • 1.3. Yêu cầu (13)
    • 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (13)
      • 1.4.1. Ý nghĩa khoa học (13)
      • 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn (14)
  • Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu (15)
    • 2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam (15)
      • 2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới (15)
      • 2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam (18)
    • 2.2. Tình hình chọn tạo giống lúa trên thế giới và ở Việt Nam (21)
      • 2.2.1. Tình hình chọn tạo giống lúa trên thế giới (21)
      • 2.2.2. Tình hình chọn tạo giống lúa ở Việt Nam (22)
    • 2.3. Các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của đạm đến cây lúa trên thế giới và ở Việt Nam (24)
      • 2.3.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của đạm cho lúa trên thế giới (24)
      • 2.3.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của đạm đến cây lúa ở Việt Nam (27)
  • Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu (35)
    • 3.1 Địa điểm nghiên cứu (35)
    • 3.2 Thời gian nghiên cứu (35)
    • 3.3 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu (35)
      • 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu (35)
      • 3.3.2 Vật liệu nghiên cứu (35)
    • 3.4 Nội dung nghiên cứu (35)
    • 3.5. Phương pháp nghiên cứu (36)
      • 3.5.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm bón đến sinh trưởng, năng suất của hai giống lúa Hương thơm 1, Bắc thơm 7 (36)
      • 3.5.3. Các biện pháp kỹ thuật (37)
      • 3.5.4. Các chỉ tiêu và phương pháp xác định (39)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu (43)
    • 4.1. Đánh giá đặc điểm sinh trưởng của 35 dòng lúa được chọn từ hai giống lúa thuần (43)
      • 4.1.1. Thời gian qua các giai đoạn của một số dòng lúa thuần (43)
      • 4.1.2 Khả năng tăng trưởng chiều cao của các dòng lúa thuần (44)
      • 4.1.3. Động thái đẻ nhánh của các dòng lúa (46)
      • 4.1.4 Khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng lúa thuần (50)
      • 4.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa thuần (52)
    • 4.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thuần (56)
      • 4.2.1 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm 43 (56)
      • 4.2.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số nhánh của các giống lúa thí nghiệm 45 (58)
    • 4.3 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá các giống lúa 47 (60)
    • 4.4 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diệp lục lá (spad) của hai giống lúa (63)
    • 4.5 Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa (64)
    • 4.6 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa (65)
    • 4.7 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất (66)
      • 4.7.1 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa (66)
      • 4.7.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất thực thu và hệ số kinh tế của các giống lúa (69)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (73)
    • 5.1. Kết luận (73)
    • 5.2. Đề nghị (0)
  • Tài liệu tham khảo ...........................................................................................................................61 (74)

Nội dung

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng, tại khu sản xuất của trại giống cây trồng Yên Khê (Yên Khê – Yên Thường – Gia Lâm - Hà Nội).

Thời gian nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành vào vụ xuân 2016, từ tháng

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

- 35 dòng lúa được tạo ra từ hai giống lúa thuần Hương thơm số 1 (19 dòng), Bắc thơm số 7 (16 dòng) của vụ mùa 2015(Bảng phụ lục 1,2 – Tr67, 68)

- Giống lúa thuần Hương thơm số 1 là giống lúa cảm ôn ngắn ngày được nhập nội từ Trung Quốc và được công nhận giống quốc gia năm 2004 Dạng hạt nhỏ thon, màu vàng sẫm, hạt gạo trong.

Giống lúa Bắc thơm 7 được nhập nội từ năm 1993, là giống lúa thơm ngắn ngày Đặc điểm của giống lúa này là cây gọn, có mùi thơm, đẻ nhánh khá, chống đổ trung bình và trỗ tập trung.

Sử dụng 3 loại phân bón:

- Kali Mop (công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh) (60% K 2 O)

Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng của 35 dòng lúa được chọn từ hai giống thuần.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm bón đến sinh trưởng, năng suất của hai giống lúa Hương thơm 1, Bắc thơm 7

Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng của 35 dòng lúa được chọn từ hai giống thuần

* Phương pháp bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm gồm 35 dòng và 2 giống Hương thơm số 1, Bắc thơm 7 làm đối chứng, mỗi công thức là một dòng và được bố trí tuần tự không nhắc lại với mật dộ 42 khóm /m 2 , cấy 1 dảnh Diện tích mỗi công thức là 10m 2

Hương thơm số 1 Bắc thơm 7 ĐC: Hương thơm số 1 ĐC: Bắc thơm 7

H17 H18 H19 3.5.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm bón đến sinh trưởng, năng suất của hai giống lúa Hương thơm 1, Bắc thơm 7

*Phương pháp bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm gồm 2 nhân tố

Nhân tố chính: 2 giống lúa: G1: Hương thơm số 1

Nhân tố phụ: 4 mức đạm bón khác nhau: N 1 : 0kg N/ha

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split- plot (ô lớn ô nhỏ) với 3 lần nhắc lại Mỗi khối nhắc lại được chia làm 2 ô tương ứng với 2 giống lúa Mỗi ô lớn được chia làm 4 ô nhỏ tương ứng với 4 mức đạm Diện tích mỗi ô nhỏ là

10m 2 , tổng diện tích thí nghiệm là 10x2x4x3 = 240m 2 ( chưa kể dải bảo vệ).

*Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

N4 N2 N1 N3 N2 N4 N3 N1 3.5.3 Các biện pháp kỹ thuật.

3.5.3.1 Làm đất, làm mạ cấy Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, bón lót phân trước khi cấy Bón lót toàn bộ lân + 1/5N + 1/5K 2 O.

Làm mạ theo phương pháp mạ dược.

3.5.3.2 Thời vụ và mật độ cấy

- Mật độ: 42 khóm/ m 2 , mỗi khóm 1 dảnh.

Lượng bón cho 1 ha: 90 kg N + 60 kg P 2 O 5 + 60 kg K 2 O

+ Bón thúc chia làm hai đợt: Đợt 1: 40% N + 50% K 2 O khi lúa bén rễ hồi xanh. Đợt 2: 30% N + 50% K 2 O trước trỗ khoảng 15 ngày.

Nền phân bón: Lân + Kali.

Quy trình bón phân cho lúa theo trại GCT Yên Khê được chia thành 3 giai đoạn Giai đoạn bón lót được thực hiện trước khi cấy, bao gồm toàn bộ phân lân cùng với 1/5 lượng đạm và kali Giai đoạn bón thúc lần 1 diễn ra khi lúa bén rễ hồi xanh, với lượng phân bón là 1/2 lượng đạm và kali Cuối cùng, giai đoạn bón thúc lần 2 tiến hành trước khi lúa trỗ 15 ngày, bổ sung toàn bộ lượng phân còn lại.

Trong giai đoạn mạ cần chủ động tưới tiêu để tạo điều kiện tốt nhất để cho mạ có thể phát triển tốt nhất.

3.5.4 Các chỉ tiêu và phương pháp xác định

3.5.4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng

Phương pháp đánh giá bằng mắt thực hiện bằng cách quan sát toàn bộ thí nghiệm, từng cây hoặc bộ phận của cây và cho điểm Các chỉ tiêu định lượng được đo đếm trên cây mẫu hoặc toàn bộ thí nghiệm, qua các mẫu ngẫu nhiên, trừ cây ở rìa ngoài Những chỉ tiêu này được theo dõi tại các giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây lúa.

Quan sát và đánh giá các chỉ tiêu theo thang điểm đánh giá của IRRI (Standard Evaluation Sytem For – Rice 1996) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa QCVN 01-55:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Thời gian sinh trưởng (ngày):

- Từ gieo đến nhổ cấy

- Từ trỗ 50% - chín hoàn toàn.

- Từ gieo – chín hoàn toàn.

- Đo chiều cao cây: Bắt đầu đo từ sau cấy 1 tuần với tần suất là

7 ngày /1 lần Đo chiều cao từ mặt đất đến vuốt lá cao nhất.

- Số nhánh hữu hiệu: Theo dõi 7 ngày một lần, tiến hành theo dõi 5 cây/ ô thí nghiệm.

3.5.4.2 Theo dõi tình hình sâu bệnh hại

Theo dõi một số loại sâu bệnh hại chính trên cây lúa như:

* Bệnh khô vằn lúa (IRRI, 2002): Phân cấp dựa trên chiều cao phát triển của vết bệnh.

1 Vết bệnh giới hạn tới < 20% chiều cao cây

3 Vết bệnh giới hạn tới 20 – 30% chiều cao cây

5 Vết bệnh giới hạn tới 31 – 45% chiều cao cây

7 Vết bệnh giới hạn tới 46 – 65% chiều cao cây

9 Vết bệnh giới hạn tới > 65% chiều cao cây

CSB có thể được tính = trung bình cấp bệnh của các cây điều tra.

1 1-10% số dảnh chết hoặc bông bạc

3 Gây hại từ 11 – 20% thân cây

5 Gây hại từ 21 – 30% thân cây

7 Gây hại từ 31 – 60% thân cây

9 Gây hại trên 60% thân cây

1 Hơi biến vàng trên 1 số cây

3 Lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rầy lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn

5 Một nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn

7 Một nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại bị lùn nặng

9 Tất cả các cây bị chết

3.5.4.3 Các chỉ tiêu sinh lý

Diện tích lá (LAI): Theo dõi ở 3 thời kỳ: thời kỳ đẻ nhánh rộ, khi trỗ và chín sáp Tính chỉ số diện tích lá theo phương pháp cân trực tiếp Lấy 3 khóm lúa, cắt lá dải trên 1dm 2 , cân 1dm 2 đó (P 1 ) sau đó cân toàn bộ phiến lá (P 2 ), từ đó tính diện tích lá của mỗi khóm lúa (P 2 /P 1 /100) rồi nhân với mật độ ta có LAI = số m 2 lá/m 2 đất.

* Chỉ số SPAD: Theo dõi ở 3 thời kỳ: thời kỳ đẻ nhánh rộ, khi trỗ và chín sáp Lấy 3 cây và dùng máy đo chỉ số SPAD – 502 của Nhật đo trên 3 vị trí lá khác nhau của lá cây hoàn thiện trên cùng và lấy giá trị trung bình.

Khảo sát khả năng tích lũy chất khô của cây mía theo các thời kỳ sinh trưởng: thời kỳ đẻ nhánh, thời kỳ trỗ bông và thời kỳ thu hoạch Thu hoạch phần trên mặt đất, sau đó phơi khô dưới nắng và sấy ở 80 độ C trong 48 giờ đến khi khối lượng không đổi sau ba lần cân.

3.5.4.4 Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Vào thời điểm thu hoạch tiến hành lấy mẫu 5 khóm/ ô thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu về năng suất:

- Số bông/ khóm: Đếm tổng số bông hữu hiệu trên khóm.

- Số hạt/ bông và tỷ lệ hạt chắc: Số bông trên khóm chia làm 3 lớp: lớp bông to, lớp bông trung bình, lớp bông nhỏ, lấy ngẫu nhiên mỗi lớp một bông đếm tổng số hạt, số hạt chắc, tính tỷ lệ hạt chắc.

- Khối lượng 1000 hạt: Trộn đều hạt chắc của 5 khóm trong ô, đếm 2 lần 500 hạt, nếu chênh lệch giữa hai lần cân không quá 5% thì khối lượng 1000 hạt bằng tổng hai lần cân đó, nếu chênh lệch hơn 5% thì làm lại.

NSLT = Số bông/ khóm x số khóm/ m 2 x số hạt/ bông x tỷ lệ hạt chắc x khối lượng 1000 hạt x 10 -4 ( tạ/ ha).

- Năng suất thực thu: Thu hoạch toàn bộ diện tích ô thí nghiệm, tuốt hạt, phơi khô, loại bỏ hạt lép, hạt lửng, tính năng suất hạt ( độ ẩm 13%).

- Năng suất sinh vật học ( NSSVH): Cắt sát mặt đất dem phơi khô ngoài nắng 72h sau đó xác định khối lượng (NSSVH), sau đó tách hạt tính năng suất kinh tế.

- Hệ số kinh tế ( HSKT):

Năng suất kinh tế HSKT =

Năng suất sinh vật học

- Hiệu suất sử dụng đạm = Năng suất thực thu (kg) / lượng N sử dụng (kg)

3.5.4.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được trong quá trình thực hiện thí nghiệm được tổng hợp, xử lý thống kê và phân tích phương sai ANOVA trên chương trình EXCEL và IRRISTAT 5.0.

Kết quả nghiên cứu

Đánh giá đặc điểm sinh trưởng của 35 dòng lúa được chọn từ hai giống lúa thuần

CHỌN TỪ HAI GIỐNG LÚA THUẦN.

4.1.1 Thời gian qua các giai đoạn của một số dòng lúa thuần.

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi gieo hạt đến khi chín hoàn toàn Thời gian sinh trưởng là đặc tính của giống nhưng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, thời vụ.

Thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu thời vụ, là điều kiện cần thiết để chúng ta bố trí thâm canh tăng vụ, xây dựng chế độ luân cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Qua quá trình theo dõi về thời gian sinh trưởng của các dòng tham gia thí nghiệm, kết quả được trình bày qua bảng 4.1, 4.2.

Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng của các dòng lúa Hương thơm số 1 (ngày)

KH dòng Gieo- cấy Cấy - trỗ Trỗ - chín Tổng TGST Đ/C 40 84 29 153

Bảng 4.2 Thời gian sinh trưởng của các dòng lúa Bắc thơm 7 (ngày)

KH dòng Gieo- cấy Cấy - trỗ Trỗ - chín Tổng TGST Đ/C 40 77 26 143

Qua bảng 4.1 cho thấy các dòng lúa có thời gian sinh trưởng đồng đều và tương đương với công thức Đ/C (Hương thơm số 1) là:

Với các dòng Bắc thơm 7: B2, B3, B4, B5, B10, B13, B14, B16 có thời gian sinh trưởng đồng đều và bằng với thời gian sinh trưởng của công thức Đ/C (Bắc thơm 7).

4.1.2 Khả năng tăng trưởng chiều cao của các dòng lúa thuần

Chiều cao cây là một tính trạng được quyết định bởi kiểu gen và thể hiện ra ngoài bằng kiểu hình Đồng thời, chịu tác động rất lớn bởi điều kiện chăm sóc, ngoại cảnh ở các mùa vụ, vùng sinh thái Đây là một chỉ tiêu quan trọng nó phản ánh khá trung thực về tình hình sinh trưởng và phát triển của cây lúa Chiều cao của cây thể hiện khả năng chống đỡ với các điều kiện ngoại cảnh, chiều cao quá cao cây dễ bị gẫy đổ, khả năng chịu phân kém.

Ngược lại chiều cao cây thấp khả năng chống đổ tốt, chịu phân cao. a) Chiều cao các dòng lúa Hương thơm số 1

Chiều cao các dòng lúa Hương thơm số 1 được thể hiện qua bảng:

Bảng 4.3 Chiều cao cây của các dòng lúa Hương thơm số 1 (cm)

KH dòng 1TSC 2TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC CCCC Đ/C 21,4 32,9 41,4 51,4 73,8 83,3 103,3

Qua bảng 4.3 cho thấy chiều cao các dòng lúa Hương thơm số

1 tăng dần qua các tuần theo dõi.

Từ 1TSC – 4TSC cây lúa đang ở giai đoạn bén rễ hồi xanh nên chiều cao các dòng lúa hương thơm số 1 tăng chậm. Ở giai đoạn từ 5TSC – 7TSC: Khi bộ rễ lúa đã phát triển cộng thêm việc chăm sóc lúa bằng cách bón phân thì chiều cao lúa tăng nhanh.

Các dòng lúa Hương thơm số 1 đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao và chiều cao cây cuối cùng thấp hơn so với công thức Đ/C Riêng chỉ có H3 là có chiều cao cây cuối cùng cao hơn Đ/C (103,8cm). b) Chiều cao các dòng lúa Bắc thơm 7

Bảng 4.4 chiều cao cây của các dòng lúa Bắc thơm 7 (cm)

KH 1TSC 2TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC CCCC dòng Đ/C 18,3 26,8 32,4 40,5 57,3 70,2 94,3

Qua bảng 4.4 ở giai đoạn từ 1TSC – 5TSC chiều cao các dòng lúa Bắc thơm 7 tăng chậm.

Chiều cao tăng nhanh ở giai đoạn từ 6TSC – 7TSC So với công thức Đ/C thì chiều cao cây cuối cùng của các dòng lúa Bắc thơm 7 đều cao hơn trừ B9 là có chiều cao cây thấp hơn (93,5cm).

4.1.3 Động thái đẻ nhánh của các dòng lúa Đẻ nhánh là một đặc điểm nông sinh học của cây lúa có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất lúa sau này Khà năng đẻ nhánh của lúa phụ thộc nhiều vào nhiều yếu tố như: giống, phân bón, đất đai, các yếu tố khí hậu, chế độ thâm canh…Những giống lúa đẻ nhánh sớm, đẻ nhánh tập trung sẽ cho tỷ lệ bông hữu hiệu cao Ngược lại những giống lúa đẻ nhánh muộn, đẻ nhánh lai rai thì tỷ lệ bông hữu hiệu thấp dẫn đến khả năng cho năng suất thấp. Động thái đẻ nhánh của các dòng lúa thuần được thể hiện qua bảng 4.5, 4.6 Bảng 4.5 Động thái đẻ nhánh của các dòng lúa Hương thơm số 1

Bảng 4.6 Động thái đẻ nhánh của các dòng lúa Bắc thơm 7

4TSC 5TSC 6TSC 7TSC 8TSC SNHH Đ/C 1,0 1,2 3,4 8,6 6,6 5,3

Qua các bảng trên trên ta thấy ở tất cả các dòng lúa của hai giống lúa đều bắt đầu đẻ nhánh ở tuần thứ 4 sau cấy vì ở giai đoạn này đã qua gia đoạn bén rễ hồi xanh Rễ lúa đã phát triển đầy đủ nên khi có các biện pháp kỹ thuật chăm sóc như bón phân thì cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Ở tuần thứ 6 sau cấy đến tuần thứ 7 sau cấy là giai đoạn đẻ nhánh nhanh nhất Sau tuần thứ 7 trở đi, số nhánh ở tất cả các dòng có xu hướng giảm dần, thời kỳ này cây lúa đang trong quá trình làm đòng các chất dinh dưỡng được tập trung cho quá trình nuôi đòng, một số nhánh trong thời kỳ này đã bắt đầu lụi đi do không còn đủ chất dinh dưỡng Những nhánh còn lại không bị lụi đi chính là số nhánh hữu hiệu của cây.

Qua bảng 4.5 cho thấy, so với công thức Đ/C thì số nhánh hữu hiệu của các dòng H4, H9, H12, H17 có số nhánh hữu hiệu thấp hơn Các dòng còn lại đều có

SNHH cao hơn so với công thức Đ/C (4,7 nhánh) Ở bảng 4.6 thì các dòng B2,

B3, B5, B10, B14 có SNHH cao hơn so với công thức Đ/C (5,3 nhánh) Các dòng còn lại đều có SNHH thấp hơn.

4.1.4 Khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng lúa thuần

Sâu bệnh là một trong những đối ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của cây lúa Trên cùng một giống thì sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu, điều kiện dinh dưỡng, mật độ cấy…

Qua theo tình hình sâu bệnh hại của các dòng thuần cho thấy các loại sâu bệnh chủ yếu trong vụ xuân đối với các dòng lúa thuần là: khô vằn, bạc lá (BT7), sâu cuốn lá, sâu đục thân.

Kết quả theo dõi được trình bày tại Bảng 4.7, 4.8

Bảng 4.7 Tình hình sâu bệnh hại các dòng lúa Hương thơm số 1

Bệnh hại (điểm) Sâu hại (điểm)

Khô vằn Bạc lá Sâu đục

Sâu cuốn lá Rầy nâu thân Đ/C 3 0 0 0 0

Bảng 4.8 Tình hình sâu bệnh hại các dòng lúa Bắc thơm 7

KH dòng Bệnh hại (điểm) Sâu hại (điểm)

Khô vằn Bạc lá Sâu đục thân Sâu cuốn lá Rầy nâu Đ/C 0 0 0 0 0

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở giai đoạn đẻ nhánh điều kiện thời tiết thường là mưa phùn, nồm ẩm, trời âm u thuận lợi cho đối tượng gây bệnh chính gây hại ở giai đoạn này bệnh khô vằn Cụ thể là với các dòng của giống Hương thơm số 1 và Bắc thơm 7 đều không thấy biểu hiện hại của rầy nâu Các dòng Hương thơm số 1 không bị bệnh bạc lá gây hại Bệnh bạc lá chỉ thấy gây hại trên các dòng lúa Bắc thơm 7 Cụ thể dòng B1 và dòng B8 bị gây hại nặng nhất (dòng B1 điểm 5, dòng B8 điểm 7). Ở giai đoạn lúa làm đòng – trỗ: điều kiện thời tiết nắng nóng xen lẫn mưa tạo điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá và sâu đục thân phát triển ở mức độ nhẹ Cụ thể ở các dòng lúa Hương thơm số 1 và Bắc thơm 7 đều chỉ bị hại ở điểm 0-1.

Như vậy nhìn chung ở vụ xuân các dòng lúa thuần bị các loại sâu bệnh hại chính là sâu cuốn lá, sâu đục thân giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng – trỗ, khô vằn giai đoạn đẻ nhánh, và bạc lá chỉ bị hại trên các dòng lúa Bắc thơm 7

4.1.5 Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa thuần

4.1.5.1 Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa Hương thơm số 1

Bảng 4.9 các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa Hương thơm số 1

KH dòng dài Số bông bông /khóm (cm) ĐC 23,0 4,7

Tỷ lệ hạt P1000h NSLT NSTT Màu

/bông chắc/bôn sắc gạo chắc(%) ạt (g) (tạ/ha) (tạ/ha) thơm

4.1.5.2 Các yếu tố cấu thành năng suất của cá dòng lúa Bắc thơm 7

Bảng 4.10 các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa Bắc thơm 7

KH u dài Số bông dòng bông /khóm

Tỷ lệ hạt chắc/ P1000hạ NSLT NSTT Màu sắc Hương

/bông bông chắc t (g) (tạ/ha) (tạ/ha) gạo lật thơm

Số bông trên mỗi khóm lúa là yếu tố then chốt quyết định năng suất Nó phụ thuộc vào mật độ gieo cấy, khả năng đẻ nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu, chế độ bón phân và nước tưới Thời kỳ đẻ nhánh, đặc biệt là giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành số bông Các biện pháp canh tác hợp lý trong giai đoạn này như bón phân hợp lý, cung cấp đủ nước tưới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đẻ nhánh và hình thành số bông.

Các giống lúa có đặc tính đẻ nhánh sớm, đẻ nhánh tập trung, kiểu đẻ nhánh chụm, diện tích lá và góc độ lá đòng phù hợp sẽ cho nhánh hữu hiệu cao Các giống lúa thấp cây, chịu thâm canh có thể cấy dầy, ngược lại các giống lúa cao cây chịu thâm canh kém thì nên cấy thưa hơn để tránh hiện tượng bị lốp đổ

Qua các bảng theo dõi về yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thuần trên ta thấy số bông/ khóm của các dòng lúa thuần khác nhau là hoàn toàn khác nhau trong cùng một điều kiện thâm canh Đối với các dòng lúa Hương thơm số 1 (Bảng 4.9) số bông/ khóm dao động từ 4-6 bông/khóm Dòng có số bông/khóm cao nhất là dòng H3 (6 bông/khóm). Dòng H4 có số bông/ khóm thấp nhất là 4 bông/khóm Các dòng có số bông/khóm thấp hơn Đ/C là H4, H9, H12, H14

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thuần

4.2.1 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm Động thái tăng trưởng chiều cao cây là một chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng và phát triển của cây lúa Sự tăng trưởng chiều cao cây nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phân đạm có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa Sự tăng trưởng chiều cao cây mạnh ngay từ ban đầu sẽ thuận lợi cho sinh trưởng về sau vì cây sớm đạt độ đồng hóa và duy trì hệ số đó trong thời gian dài Đây là cơ sở cho việc tăng năng suất cây trồng.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây được trình bày tại bảng

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm Đơn vị: cm

Thời điểm theo dõi Công thức

1TSC 2TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC CCCC

N1(0kg N/ha) 17,9 28,2 35,7 44,4 62,9 75,1 95,1 N2 (60kg N/ha) 19,4 29,2 35,9 45,4 64,8 75,7 97,4 N3 (90kg N/ha) 19,8 29,8 36,9 45,9 65,5 76,8 98,8 N4 (120kg N/ha) 21,3 31,2 38,7 46,8 67,4 77,8 98,7

Qua bảng 4.11 cho thấy, hai công thức không bón đạm (G1N1, G2N1) có chiều cao cây thấp nhất ở tất cả các giai đoạn.

Chiều cao cuối cùng của lúa ở các mức đạm dao động 95,1cm -98,8 cm

Thấp nhất là mức không bón đạm, mức 90 kg N/ha và 120 kg N/ha cho chiều cao cuối cùng cao nhất Điều đó chứng tỏ trong một giới hạn nhất định khi tăng lượng đạm bón thì chiều cao cây tăng, nhưng khi đã đáp ứng đủ nhu cầu của cây thì chiều cao cuối cùng không tăng nữa mặc dù tăng thêm lượng đạm bón

Chiều cao cây lúa phụ thuộc vào giống và lượng đạm bón, dao động từ 90,5 cm đến 106,0 cm Trong giai đoạn 4-5 tuần sau cấy, chiều cao cây tăng mạnh, nhưng sau 6 tuần thì tăng chậm lại khi cây chuyển sang thời kỳ làm đòng Trên cùng một giống, khi tăng lượng đạm từ N1 lên N2, chiều cao cây tăng đáng kể; tuy nhiên, tăng thêm lượng đạm sẽ làm mức tăng chiều cao giảm dần Sự chênh lệch chiều cao cuối cùng giữa N1, N2 và các mức đạm cao hơn là có ý nghĩa, nhưng sự khác biệt giữa N3 và N4 là không đáng kể ở độ tin cậy 95%.

Trên cùng một mức đạm, ở các giống khác nhau sự sai khác về chiều cao cuối cùng là có ý nghĩa Điều đó chứng tỏ giống khác nhau có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao cũng như CCCC của cây.

Như vậy, trong hai yếu tố thí nghiệm, lượng đạm bón và giống đã ảnh hưởng đến CCCC rõ dệt Kết quả tương tác giữa giống và lượng đạm bón cho thấy CT G1N1, G2N1 cho CCCC thấp nhất, cao nhất là các CT G1N3, G1N4, G2N3, G2N4.

4.2.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số nhánh của các giống lúa thí nghiệm Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, số nhánh đẻ liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất sau này Song khả năng đẻ nhánh của cây lúa lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: điều kiện thời tiết, chế dộ dinh dưỡng, mật độ, nguồn nước cũng như điều kiện kỹ thuật canh tác Ở giai đoạn đầu, do bộ rễ phát triển chưa hoàn chỉnh nên khả năng đẻ nhánh còn thấp, sau cấy 4 tuần lúc này bộ rễ đã phát triển hoàn chỉnh, phát huy khả năng hút đạm để thúc đẻ nhánh Khả năng đẻ nhánh tăng dần ở những tuần sau đó, số nhánh ở tất cả các công thức đạt tối đa vào giai đoạn 4-6 tuần sau cấy Từ tuần thứ 8 sau cấy những nhánh vô hiệu bắt đầu lụi đi và số nhánh ổn định vào giai đoạn hình thành bông hữu hiệu Kết quả theo dõi động thái đẻ nhánh của hai giống lúa được thể hiện qua bảng:

Bảng 4.12 Ảnh h hưởng của lượng đạm bón đến số nhánh của các giống lúa thí nghiệm

Công thức Thời điểm theo dõi

1TSC 2TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC SNHH

Khảo sát từ Bảng 4.12 cho thấy khả năng đẻ nhánh của các công thức khác nhau không đáng kể do quá trình cấy diễn ra trong điều kiện thời tiết lạnh, sử dụng mạ già có tuổi đời 35 ngày.

Qua theo dõi khả năng đẻ nhánh của lúa ở các công thức cho thấy số nhánh đẻ tối đa của các giống dao động từ 5,8 – 6,7 nhánh, trong đó công thức có số nhánh tối đa cao nhất là G2N2 (6,7 nhánh), tiếp theo là công thức G2N3 (6,6 nhánh). Ở giống Hương thơm số 1 số nhánh tối đa cao nhất ở công thức bón đạm N3 (90kg/ha) là 6,3 nhánh.

Khả năng đẻ nhánh của lúa ở các công thức tăng cao nhất ở giai đoạn từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 5 sau cấy, trong đó khả năng đẻ nhánh tăng cao nhất là ở giai đoạn từ tuần thứ 5 sau cấy Các nhánh đẻ trong thời kì này hầu hết sau này đều trở thành nhánh hữu hiệu, khả năng đẻ nhánh chậm nhất là ở thời kỳ từ tuần thứ 6 sau cấy trở đi, thời kỳ này cây lúa đang trong quá trình làm đòng các chất dinh dưỡng được tập trung cho quá trình nuôi đòng, một số nhánh trong thời kỳ này đã bắt đầu lụi đi do không còn đủ chất dinh dưỡng.

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá các giống lúa 47

Chỉ số diện tích lá (LAI) là thước đo khả năng quang hợp của hệ thống lá Tăng diện tích lá đến một ngưỡng nhất định sẽ thuận lợi cho quang hợp Tuy nhiên, vượt quá ngưỡng này, hô hấp sẽ tăng tỷ lệ thuận với diện tích lá, dẫn đến giảm sản lượng chất khô LAI biến đổi tùy theo giống, phân bón và mật độ cấy Do đó, cần điều hòa các yếu tố này để LAI đạt giá trị tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng của lúa, tạo điều kiện tối đa cho quang hợp và hình thành chất hữu cơ.

Chỉ số diện tích lá của các giống lúa tăng dần trong quá trình sinh trưởng phát triển từ khi bén rễ hồi xanh đến thời kỳ trỗ LAI tăng mạnh trong giai đoạn từ đẻ nhánh đến trỗ, sau giai đoạn trỗ cây lúa bước vào thời kỳ chín sự phát triển về thân lá bắt đầu giảm dần Kết quả theo dõi chỉ số diện tích lá ở hai giống lúa thí nghiệm cũng thể hiện cũng thể hiện quy luật như trên (bảng 4.12), điều này cho thấy đạm có tác dụng mạnh trong thời gian đầu sinh trưởng làm tăng nhanh hệ số diện tích lá của cây lúa.

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá của các giống lúa (m 2 lá/m 2 đất) Đơn vị: m 2 lá/m 2 đất

Thời điểm theo dõi Công thức Đẻ nhánh Trỗ Chín sáp

Qua bảng 4.13 cho thấy: chỉ số diện tích lá đạt cao nhất vào thời kỳ trỗ Giai đoạn chín sáp chỉ số diện tích lá giảm vì giai đoạn này dinh dưỡng chủ yếu tập trung để nuôi hạt, nhiều lá bị vàng và héo.

Xét về giống thì giống lúa Bắc thơm 7 có diện tích lá đạt tối đa tại giai đoạn trỗ là 4,5 m2 lá/m2 đất và thấp hơn ở mức ý nghĩa so với giống lúa Hương thơm số 1 đạt 5,7 m2 lá/m2 đất Về lượng đạm bón, khi tăng mức đạm từ 0N lên mức 120N ở giai đoạn đẻ nhánh LAI tăng từ 2,4 m 2 lá/m 2 đất – 3 m 2 lá/m 2 đất Ở giai đoạn trỗ dao động từ 4,5 m 2 lá/m 2 đất – 5,6 m 2 lá/m 2 đất, giai đoạn chín sáp LAI giảm xuống và dao động từ 3,0 – 3,6 m 2 lá/m 2 đất Sự sai khác này chỉ có ý nghĩa ở giai đoạn trỗ Các giai đoạn đẻ nhánh và chín sáp có sự sai khác không đáng tin cậy. Ở thời kỳ đẻ nhánh rộ, chỉ số diện tích lá đạt cao nhất ở mức bón 120kg

N (N4) là 3,2 ở giống lúa Hương thơm số 1 và 2,8 ở giống lúa Bắc thơm 7 LAI thấp nhất ở mức 0kg N chỉ số diện tích lá chỉ đạt 3,0 (Hương thơm số 1), 1,9 (Bắc thơm

7) Ở thời kỳ này chỉ số diện tích lá ở mức bón 90 - 120N không có sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% Mức bón 120kg N có LAI cao hơn mức đối chứng (0kg N) có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Giai đoạn trỗ, đây là thời kỳ chỉ số diện tích lá đạt cao nhất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa LAI có sự chênh lệch ở công thức thấp nhất G2N1 và công thức cao nhất G1N4 là 2,3 m 2 lá/m 2 đất Khi tăng lượng đạm bón từ 0N lên 120N thì LAI ở các công thức bón đạm đều cao hơn ở mức ý nghĩa so với công thức không bón đạm.

Giai đoạn chín sáp chỉ số diện tích lá ở tất cả các công thức đều giảm Chỉ số diện tích lá của các công thức dao động từ 2,9 đến 4,1 và công thức G1N4 có LAI đạt cao nhất (4,1 m 2 lá/m 2 đất) Ở giai đoạn này ở các công thức có lượng phân bón cao ở cả hai giống lúa LAI vẫn duy trì ở mức cao hơn so với các công thức khác, điều này cho thấy khi liều lượng phân bón cao đã làm duy trì bộ lá lâu hơn dẫn đến quá trình quang hợp sẽ kéo dài hơn nên có thể việc tích lũy sau trỗ sẽ thuận lợi hơn.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan, (2005), trong cùng một giai đoạn theo dõi khi mức bón đạm tăng: LAI tăng ở giai đoạn đẻ nhánh, ở các giai đoạn sau tăng, sau đó giảm khi mức bón đạm vượt quá 150kgN/ha (giai đoạn trỗ) và 100kg N/ha (giai đoạn chín sữa) Kết quả của bảng 4.13 cho thấy trong cùng một giai đoạn theo dõi khi mức đạm bón tăng: LAI ở cả ba giai đoạn đều tăng, nhưng tăng không nhiều.

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diệp lục lá (spad) của hai giống lúa

LÁ (SPAD) CỦA HAI GIỐNG LÚA

Chỉ số diệp lục lá được tiến hành đo vào 3 giai đoạn: đẻ nhánh, trỗ và chín sáp, kết quả được trình bày qua bảng 4.13 như sau:

Bảng 4.14 Chỉ số SPAD của các giống lúa ở các giai đoạn sinh trưởng

Công thức Thời điểm theo dõi Đẻ nhánh Trỗ Chín sáp

Kết quả bảng 4.14 cho thấy chỉ số SPAD của các giống đều giảm dần từ giai đoạn đẻ nhánh rộ đến giai đoạn trỗ giai đoạn chín sáp.

Giai đoạn đẻ nhánh rộ chỉ số diệp lục lá của các giống có sự sai khác, tuy nhiên sự sai khác này không khác nhau ở mức ý nghĩa.

Giai đoạn trỗ các công thức có chỉ số SPAD dao động từ 39,4 – 48,8, trong đó công thức G1N4 (41,3), G2N4 (48,8) có chỉ số SPAD cao nhất.

Giai đoạn chín sáp chỉ số SPAD của các công thức giảm dần, các công thức G1N4 , G2N2 có chỉ số SPAD cao nhất lần lượt là 39 (G1N4) và 45,4 (G2N2)

Như vậy qua theo dõi nhận thấy chỉ số diệp lục lá qua các giai đoạn sinh trưởng của công thức G1N1, G2N4 đạt cao nhất (trừ giai đoạn chín sáp).

Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa

Chất khô là chất hữu cơ tạo ra được từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp của cây lúa, trong đó 80-90% chất khô trong cây được tạo thành do quá trình quang hợp Tốc độ tích lũy chất khô ở các giống khác nhau, các thời vụ khác nhau là khác nhau Tốc độ tích lũy chất khô phụ thuộc lớn vào giống, điều kiện ngoại cảnh và điều kiện thâm canh Đối với lúa, ở thời kì sinh trưởng sinh dưỡng, hoạt động quang hợp tạo ra vật chất chủ yếu ở các lá giữa, lượng vật chất này chủ yếu được vận chuyển lên nuôi các lá non phía trên, một phần vận chuyển xuống rễ, chỉ một phần rất nhỏ được dự trữ trong lá Cây lúa chỉ bắt đầu tích luỹ mạnh vào khoảng 2 tuần trước trỗ và đạt mức cực đại trong các bộ phận của cây, chủ yếu là trong bẹ và thân vào lúc trỗ Lúc chín được vận chuyển chủ yếu về hạt Khả năng tích luỹ chất khô và sự vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan sinh trưởng về cơ quan sinh sản là cơ sở cho việc tạo ra năng suất hạt Chính vì vậy, khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa càng cao thì tiềm năng năng suất lúa càng lớn Kết quả nghiên cứu chất khô tích lũy của các giống lúa thí nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng được thể hiện ở bảng 4 1 4

Bảng 4.15 Khối lượng chất khô tích lũy của các giống lúa ở các giai đoạn sinh trưởng (gam/khóm) Đơn vị: g/khóm

Công thức Thời điểm theo dõi Đẻ nhánh Trỗ Chín sáp

Qua bảng 4.14 chúng tôi nhận thấy: ba thời kì theo dõi trong thí nghiệm đều là các thời kì có khả năng tích luỹ chất khô mạnh Khả năng tích luỹ chất khô tăng từ thời kì đẻ nhánh đến thời kì trỗ và thời kì chín sáp.

Khối lượng chất khô trung bình của giống lúa Bắc thơm 7 thấp hơn so với giống Hương thơm số 1 ở tất cả các thời kỳ Tuy nhiên chỉ có thời kỳ chín sáp thì sự sai khác mới có ý nghĩa Ở giai đoạn chín sáp thì khối lượng chất khô của Bắc thơm

Khối lượng chất khô của Bắc thơm 7 và Hương thơm số 1 có sự khác biệt khi bón đạm ở mức khác nhau Khi bón 0kg đạm/ha, khối lượng chất khô của Bắc thơm 7 là 23,1g/khóm, trong khi của Hương thơm số 1 là 27,7g/khóm Bón từ 0kg đến 120kg đạm/ha, khối lượng chất khô của Bắc thơm 7 tăng từ 5,0-5,8g/khóm, còn của Hương thơm số 1 tăng từ 5,5-6,2g/khóm Sự gia tăng này có ý nghĩa thống kê ở cả hai giống.

Giai đoạn trỗ: Khối lượng chất khô thời kỳ này tăng khá nhanh so với thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu và có sự sai khác ý nghĩa ở Bắc thơm 7 khi tăng từ lượng đạm N1 (0kg/ha) lên lượng đạm N4 (120kg/ha) Ở giống Hương thơm số 1 thì sự sai khác giữa hai mức đạm bón này là không có ý nghĩa. Giai đoạn chín sáp: Kết quả phân tích khối lượng chất khô của cả hai giống Hương thơm số 1 và Bắc thơm 7 cho thấy giống lúa Hương thơm số 1 có khối lượng chất khô là 27,7g/khóm cao hơn ở mức ý nghĩa so với giống Bắc thơm 7 là 23,1g/khóm Xét ảnh hưởng của nhân tố đạm trên hai giống cho thấy khi tăng mức đạm từ N1 lên N4 ở giống Hương thơm số 1 khối lượng chất khô tăng có ý nghĩa (từ 25,3 đến 30,0g/khóm), điều này cũng xảy ra tương tự đối với giống lúa Bắc thơm 7 (từ 19,6 lên 24,7g/khóm).

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất và phẩm chất lúa Khả năng chống chịu với sâu bệnh là một chỉ tiêu quan trọng góp phần tăng năng suất cây trồng Nước ta nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều), đây là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển mạnh, vì thế cần phải có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại sao cho có hiệu quả nhất

Tình hình sâu bệnh hại của các giống ở các công thức bón đạm khác nhau được thể hiện qua bảng 4.16

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa Đơn vị: Điểm

Giống Công Khô vằn Sâu cuốn lá Sâu đục thân Bạc lá Rầy nâu thức bón (điểm) (điểm) (điểm) (điểm) (điểm)

Qua bảng 4.16 cho thấy về bệnh hại: Do đặc điểm thời tiết vào cuối vụ xuân năm 2016 nền nhiệt có xu hướng tăng cao nên xuất hiện một số bệnh như khô vằn, bạc lá tuy nhiên ở mức độ nhiễm nhẹ Bệnh bạc lá chỉ xuất hiện trên giống Bắc thơm 7 ở công thức bón đạm N2 ở mức 1 điểm. Ở giai đoạn lúa làm đòng – trỗ bông thì thời tiết tại địa phương có xuất hiện những ngày nắng nóng xen lẫn mưa tạo điều kiện thuận lợi cho sâu đục thân và sâu cuốn lá phát triền Tuy nhiên cũng bị nhiễm ở mức độ nhẹ (từ 0-1 điểm) ở tất cả các công thức.

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

4.7.1 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tác động tổng hợp của các biện pháp kỹ thuật và điều kiện canh tác trong đó có phân bón Giống có năng suất cao phụ thuộc vào hai yếu tố chính: Yếu tố bên trong là bản chất di truyền của giống, yếu tố bên ngoài bao gồm điều kiện ngoại cảnh: khí hậu, thời tiết, đất đai, nước tưới, sâu bệnh, các biện pháp kỹ thuật thâm canh Năng suất là tính trạng tổng hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố: số bông/khóm, số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt Vì vậy, bên cạnh yếu tố giống để tăng năng suất cho lúa phải có biện pháp kỹ thuật phù hợp để cho các yếu tố cấu thành năng suất phát huy hết tiềm năng.

Bảng 4.17 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa

Tỷ lệ hạt P Công thức Số bông/m 2 Số hạt/bông 1000 hạt NSLT(tạ/ha) chắc (%)

Số bông/m 2 : Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số bông là yếu tố có tính chất quyết định nhất và sớm nhất Số bông của mỗi công thức chính bằng số nhánh hữu hiệu của công thức đó, giống lúa Hương thơm số 1(249,2 bông/m2) có số bông cao hơn so với giống lúa Bắc thơm 7 (239,8 bông/m 2 ) ở mức có ý nghĩa.

Số hạt/bông: Số hạt/bông là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lúa Xét về giống, số hạt trên bông của giống Hương thơm số 1 đạt 158,5cao hơn so với giống Bắc thơm 7 (147,8 hạt) Khi có sự thay đổi mức đạm bón thì số hạt trên bông cũng có sự thay đổi rõ rệt Cụ thể là khi tăng mức đạm từ 0kg đến 90kg/ha số hạt trên bông có sự tăng lên nhưng tiếp tục tăng lên mức 120kg/ha thì số hạt/ bông có xu hướng giảm xuống Giống Hương thơm số 1 có số hạt/bông cao nhất ở công thức G1N3 đạt 171,6 hạt nhưng sự sai khác không ở mức ý nghĩa so với công thức cao thứ 2 là G1N4 (166,6 hạt)

Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo năng suất lúa So với các yếu tố khác thì P1000 hạt tương đối ít biến động, chủ yếu phụ thuộc vào giống Giống lúa Hương thơm số 1 có P1000 trung bình là 23,4g, giống lúa Bắc thơm 7 có P1000 hạt thấp hơn là 19,3g.

Năng suất lý thuyết của giống được xác định dựa vào tổng hợp các yếu tố cấu thành, phản ánh tiềm năng năng suất của giống Các chỉ số này là cơ sở để xây dựng biện pháp kỹ thuật nông học phù hợp Trong nghiên cứu này, năng suất lý thuyết của giống Hương thơm số 1 cao hơn giống Bắc thơm 7 Về lượng đạm bón, mức 120kg/ha cho kết quả tốt nhất đối với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của cả hai giống.

4.7.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất thực thu và hệ số kinh tế của các giống lúa

Bảng 4.18 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất thực thu và hệ số kinh tế của các giống lúa Đơn vị: tạ/ha

Công thức NSTT NSSVH HSKT

Ghi chú: Chữ cái giống nhau trong cùng một cột phản ánh sai khác không ý nghĩa ở độ tin cậy 95%

Năng suất thực thu là lượng sản phẩm thực tế thu được, là một yếu tố tổng hợp các yếu tố trong quá trình sinh trưởng, phát triển ở cả hai thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực Đây là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tác động của các biện pháp kỹ thuật lên các giống lúa Kết quả cho thấy năng suất thực thu của Hương thơm số 1 cao hơn so với giống lúa Bắc thơm 7

Xét về ảnh hưởng của mức đạm cho thấy: Khi tăng mức đạm từ 0N lên 90N thì NSTT có xu hướng tăng dần (từ 53,8 lên 61,4 tạ/ha) Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng mức đạm bón lên 120N thì năng suất thực thu lại giảm ở mức không có ý nghĩa (59,9 tạ/ha) Điều này phù hợp với nghiên cứu của Lưu Ngọc Quyến và cs (2014) công thức bón (80-100kg N + 90kg K 2 O)/ha trên nền

8 tấn phân chuồng + 90kg P 2 O 5 /ha cho năng suất thực thu cao nhất.

Giống lúa Hương thơm số 1khi tăng mức đạm bón từ 0kg lên 90N năng suất tăng có ý nghĩa từ 52,5 lên 62 tạ/ha, tiếp tục tăng mức đạm lên 120N năng suất giảm ở mức không có ý nghĩa là 60,0 tạ/ha Giống lúa Bắc thơm 7 năng suất đạt cao nhất ở mức đạm bón 90N (G2N3) là 60,8 tạ/ha và cao hơn các công thức bón đạm thấp hơn Khi tiếp tục tăng lên 120N thì năng suất có giảm (59,8) nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Tuy nhiên, ở lượng đạm bón N2 có NSTT tương đối cao và sự sai khác về NSTT ở lượng đạm bón N3, N2 là không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% Do vậy cần xét thêm về hiệu quả sử dụng đạm để đưa ra công thức cho hiệu quả cao

Biểu đồ 4.1 Năng suất thực thu của các công thức bón đạm ở hai giống Hương thơm số 1 và Bắc thơm 7

Năng suất sinh vật học: Năng suất sinh vật học là khối lượng của toàn bộ cây bao gồm cả khối lượng rơm rạ và khối lượng thóc Năng suất sinh vật học thể hiện tiềm năng năng suất và khả năng tích lũy chất khô của lúa Kết quả thể hiện ở bảng trên cho thấy: Năng suất sinh vật học của các công thức dao động từ 121,5 – 131,9 tạ/ha Như vậy đạm có vai trò rất quan trọng trong quá trình tích lũy chất khô của lúa Khi tăng mức đạm bón thì năng suất sinh vật học cũng tăng lên đáng kể và đạt cao nhất ở mức đạm 120kg/ha.

Hệ số kinh tế: Hệ số kinh tế của mỗi giống thể hiện khả năng tích lũy chất khô vào các cơ quan kinh tế của cây trồng, ở cây lúa chính là khả năng tích lũy chất khô vào hạt, hệ số kinh tế càng cao thể hiện khả năng tích lũy chất khô càng mạnh Hệ số kinh tế là một chỉ tiêu phản ánh đặc tính của giống nhưng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết ngoại cảnh, phân bón, đất đai đặc biệt trong thời kỳ sau trỗ của cây lúa Từ năng suất thực thu và năng suất sinh vật học cho biết hệ số kinh tế của các công thức thí nghiệm Kết quả ở bảng 4.17 cho thấy hệ số kinh tế của giống Hương thơm số 1 dao động từ 0,42 -0,47 (thấp nhất ở công thức không bón đạm, cao nhất ở công thức bón đạm với mức 90kgN/ha) Với giống lúa Bắc thơm 7 công thức không bón đạm có hệ số kinh tế thấp hơn các công thức khác và đạt 0,44, cao nhất ở công thức bón đạm G2N3 (0,50) Sự sai khác về hệ số kinh tế của cả hai giống là không đáng kể

4.7.3 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hiệu suất sử dụng đạm của các giống lúa

Hiệu suất phân đạm (kg thóc/kgN) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân đạm trong sản suất Nhìn vào bảng 4.19 cho thấy hiệu suất bón đạm giao động từ 10,76 kg thóc/kg N (CT G2N4) đến 21,49 (CT G2N2)

Theo chiều tăng của lượng đạm bón, hiệu suất phân đạm có xu hướng giảm xuống Như vậy, khi tăng lượng đạm đã làm giảm năng suất thực thu của giống lúa.

Bảng 4.19 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hiệu suất sử dụng đạm của các giống lúa. Đơn vị: kg thóc/ kg N

Giống N NSTT Hiệu suất sử dụng đạm

(tạ/ha) (kg thóc/kg N)

120 59,8 10,76 Ở cùng một giống hiệu suất sử dụng đạm bắt đầu giảm khi tăng lượng đạm bón từ công thức N2 lên công thức N3 Tiếp tục tăng lượng đạm bón lên công thức N4 hiệu suất bón đạm giảm mạnh ở tất cả các giống.

Ngày đăng: 22/11/2023, 15:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam từ năm 2005 - 2015 - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam từ năm 2005 - 2015 (Trang 18)
Bảng 2.4. Sản lượng lúa 7 vùng của nước ta - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 2.4. Sản lượng lúa 7 vùng của nước ta (Trang 20)
Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng của các dòng lúa Hương thơm số 1 (ngày) - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng của các dòng lúa Hương thơm số 1 (ngày) (Trang 43)
Bảng 4.3. Chiều cao cây của các dòng lúa Hương thơm số 1 (cm) - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.3. Chiều cao cây của các dòng lúa Hương thơm số 1 (cm) (Trang 45)
Bảng 4.4. chiều cao cây của các dòng lúa Bắc thơm 7 (cm) - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.4. chiều cao cây của các dòng lúa Bắc thơm 7 (cm) (Trang 46)
Bảng 4.6. Động thái đẻ nhánh của các dòng lúa Bắc thơm 7 - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.6. Động thái đẻ nhánh của các dòng lúa Bắc thơm 7 (Trang 49)
Bảng 4.7. Tình hình sâu bệnh hại các dòng lúa Hương thơm số 1 Bệnh hại (điểm) Sâu hại (điểm) KH dòng - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.7. Tình hình sâu bệnh hại các dòng lúa Hương thơm số 1 Bệnh hại (điểm) Sâu hại (điểm) KH dòng (Trang 50)
Bảng 4.8. Tình hình sâu bệnh hại các dòng lúa Bắc thơm 7 - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.8. Tình hình sâu bệnh hại các dòng lúa Bắc thơm 7 (Trang 51)
Bảng 4.9. các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa Hương thơm số 1 Chiều - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.9. các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa Hương thơm số 1 Chiều (Trang 52)
Bảng 4.10. các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa Bắc thơm 7 Chiề - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.10. các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa Bắc thơm 7 Chiề (Trang 53)
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm (Trang 57)
Bảng 4.12. Ảnh h hưởng của lượng đạm bón đến số nhánh của các giống lúa thí nghiệm - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.12. Ảnh h hưởng của lượng đạm bón đến số nhánh của các giống lúa thí nghiệm (Trang 59)
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá của các giống lúa (m 2 lá/m 2  đất) - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá của các giống lúa (m 2 lá/m 2 đất) (Trang 61)
Bảng 4.15. Khối lượng chất khô tích lũy của các giống lúa ở các giai đoạn sinh trưởng (gam/khóm) - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.15. Khối lượng chất khô tích lũy của các giống lúa ở các giai đoạn sinh trưởng (gam/khóm) (Trang 64)
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa (Trang 66)
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa (Trang 67)
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hiệu suất sử dụng đạm của các giống lúa. - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hiệu suất sử dụng đạm của các giống lúa (Trang 72)
PHỤ LỤC 1. BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC DềNG Ở VỤ  MÙA 2015 - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
1. BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC DềNG Ở VỤ MÙA 2015 (Trang 80)
Bảng 3. Mô tả một số tính trạng đặc trưng của giống lúa Tên giống - (Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm   hà nội
Bảng 3. Mô tả một số tính trạng đặc trưng của giống lúa Tên giống (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w