1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh bắc ninh

132 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 286,45 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (14)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp (17)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (17)
      • 2.1.1. Cạnh tranh (17)
      • 2.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (25)
      • 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (31)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (39)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trên thế giới (39)
      • 2.2.2. Kinh nghiệm của công ty xăng dầu phú thọ (42)
      • 2.2.3. Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh rút ra cho công ty xăng dầu (43)
    • 2.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan (44)
  • Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu (46)
    • 3.1. Đặc điểm công ty xăng dầu khu vực i – chi nhánh bắc ninh (46)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (46)
      • 3.1.2. Bộ máy tổ chức và quản lý (49)
      • 3.1.3. Tình hình lao động (51)
      • 3.1.4. Tình hình vốn và tài sản (54)
      • 3.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (58)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (61)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (61)
      • 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu (64)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu (64)
    • 3.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu (65)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (68)
    • 4.1. Thực trạng năng lực canh tranh của công ty xăng dầu khu vực i – chi nhánh bắc (68)
      • 4.1.1. Năng lực tài chính (68)
      • 4.1.2. Nguồn nhân lực và quản trị nhân lực (0)
      • 4.1.3. Công nghệ và hệ thống thông tin (75)
      • 4.1.4. Năng lực marketing (77)
      • 4.1.5. Thương hiệu, hình ảnh của petrolimex và công ty xăng dầu khu vực i – chi nhánh bắc ninh (82)
      • 4.1.6. Thị phần của chi nhánh (84)
      • 4.1.7. Đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của petrolimex bắc ninh so với các đối thủ cạnh tranh (86)
    • 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i – chi nhánh bắc ninh (89)
      • 4.2.1. Yếu tố chủ quan (89)
      • 4.2.2. Các yếu tố khách quan (94)
    • 4.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty xăng dầu khu vực i – chi nhánh bắc ninh những năm tới (98)
      • 4.3.1. Cơ sở khoa học (98)
      • 4.3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty xăng dầu khu vực i – chi nhánh bắc ninh những năm tới (106)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (119)
    • 5.1. Kết luận (119)
    • 5.2. Kiến nghị (119)
      • 5.2.1. Kiến nghị với nhà nước (119)
      • 5.2.2. Kiến nghị với tập đoàn xăng dầu việt nam (120)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp

Cơ sở lý luận

Nước ta đang trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới Chúng ta sẽ phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị trường trong nước và quốc tế, mặt khác phải duy trì phát triển ổn định, bền vững Trước yêu cầu phát triển kinh tế với nhịp độ cao và bền vững của quá trình chủ động hội nhập, đã đến lúc các doanh nghiệp trong nước phải sẵn sàng đối mặt với cạnh tranh của các đối thủ.

Học thuyết kinh tế cho rằng, cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi cung – cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản tạo nên cơ chế hoạt động thị trường Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và do cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh, đặc biệt là phạm vi của thuật ngữ.

- Theo Karl Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà Tư bản giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch”[12, tr.63].

- Theo P.A Samuelson và W.D Nordhaus là hai nhà kinh tế học Mỹ trong cuốn kinh tế học (xuất bản lần thứ 12), nêu: Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường.

- Theo cuốn “các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh”, “cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể”.

- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất" [21, tr.58].

- Theo nhà kinh tế học người Mỹ Michael Porter: “Cạnh tranh là sự tranh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành giật thị trường hoặc khách hàng” [17, tr.110].

Có thể định nghĩa: cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.

Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, là năng lực phát triển của kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh, các tín hiệu giá cả, lợi nhuận tạo ra sự kích thích để các doanh nghiệp chuyển nguồn lực từ nơi tạo ra giá trị thấp hơn sang nơi tạo ra giá trị cao hơn.

Xét rộng hơn thì trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh, không có cạnh tranh sẽ không có sinh tồn và phát triển Cạnh tranh sẽ tạo ra sản phẩm tốt hơn và có lợi cho người tiêu dùng Đó là quy luật tồn tại của muôn loài Trong kinh tế, cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa/dịch vụ bằng các phương pháp và biện pháp khác nhau như kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, tâm lý xã hội Biện pháp kỹ thuật là áp dụng công nghệ hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến, công nhân có trình độ lành nghề cao; biện pháp kinh tế như trợ cấp tài chính, bảo hộ, cho vay ưu đãi, bán phá giá, v.v…; biện pháp chính trị - kinh tế là dùng áp lực chính trị để buộc đối phương phải nhượng bộ một hoặc một số điều kiện thương mại nào đó có lợi cho mình; biện pháp quân sự là một số nước lớn gây chiến tranh cục bộ, thậm chí chiến tranh thế giới, để gây ảnh hưởng và chiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vì nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết để thu được nhiều lãi Cạnh tranh buộc những nhà sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, tổ chức quản lý để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, giảm giá thành, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá để đạt được lợi nhuận cao nhất Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp được chủ động đưa ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phương thức sản xuất, phân phối và tự định giá cho sản phẩm hay dịch vụ, cũng do vậy mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên quyết liệt hơn.

Cạnh tranh trong kinh tế có thể chia ra 3 cấp độ khác khác nhau: cạnh tranh giữa các quốc gia, địa phương và vùng lãnh thổ; cạnh tranh giữa các ngành và cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp trong cùng một ngành.

- Cạnh tranh giữa các quốc gia, địa phương và vùng lãnh thổ: Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, ngược lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô phải rõ ràng, có thể dự báo được, nền kinh tế phải ổn định; bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt động có hiệu quả, có tính chuyên nghiệp Mặt khác, tính năng động, nhạy bén trong quản lý doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng, vì trong cùng một môi trường kinh doanh có doanh nghiệp rất thành công trong khi doanh nghiệp khác lại thất bại Tương tự như năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, cạnh tranh cấp địa phương hoặc vùng lãnh thổ ở mức độ hẹp hơn và năng lực cạnh tranh của nó chịu ảnh hưởng gián tiếp từ năng lực cạnh tranh quốc gia Năng lực cạnh tranh của địa phương được hiểu là năng lực của một khu vực kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân.

- Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, hay đồng minh các doanh nghiệp giữa các ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này, các doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận.

- Cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp trong một ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trên thế giới

2.2.1.1 Kinh nghiệm quốc tế hóa để tranh thủ thị trường của Tập đoàn dầu mỏ Anh – Hà Lan British Dutch Shell

Bài học thành công nhất của British Dutch Shell là quốc tế hóa hoạt động của công ty và liên kết với doanh nghiệp khác để chiến thắng trong cạnh tranh. Những ngày đầu tiên khi mới thành lập Công ty vận tải dầu mỏ để tiêu thụ ở Viễn Đông, British Dutch Shell đã gặp các đối thủ cạnh tranh nặng ký là tập đoàn dầu mỏ của Rockefeller ở Mỹ và Xanhđica dầu lửa của Thụy Điển và Pháp Tuy nhiên, nhờ sự khôn khéo của Marcos Samuel, người sáng lập công ty, Shell đã thành công trong việc khéo léo mua dầu của Nga, vận chuyển qua kênh đào Xuyê để bán kiếm lời ở thị trường Viễn Đông Do gặp phải sức ép cạnh tranh dữ dội của tập đoàn Rockefeller, nên năm 1897, Shell liên kết với các doanh nghiệp chở dầu hạng trung để thành lập hãng vận tải và mậu dịch Shell nhằm duy trì thị trường của mình ở châu á.Năm 1903, Shell liên kết với Công ty dầu mỏ Hoàng gia Hà Lan để thành lập Công ty dầu mỏ Asia Mặc dù các điều kiện liên doanh khá thiệt thòi cho Shell,nhưng công ty thấy rằng, đây là phương thức để tồn tại qua lúc khó khăn, nên đã không từ nan Nhờ liên kết này mà Shell thoát khỏi thế cạnh tranh dữ dội do Standrad tạo ra Lúc đầu Shell chỉ chú trọng quốc tế hóa khâu buôn bán, càng về sau Shell càng chú trọng hơn quốc tế hóa khâu sản xuất Năm

1908, Công ty mua được mỏ dầu ở Ai Cập, sau đó mua nhiều mỏ dầu ở nhiều nơi khác trên thế giới Đến năm 1929 thì Shell đã có nhiều công ty con ở Mỹ, Canada, Iraq, và Malaysia Về sau, Công ty Shell còn phát triển sản xuất các loại sản phẩm gốc từ dầu mỏ, khí đốt, chế biến kim loại bằng năng lượng hạt nhân, tổng hợp than đá…Ngày nay, British Dutch Shell là tập đoàn dầu mỏ đứng thứ 2 thế giới Ngoài dầu mỏ, tập đoàn còn cung cấp các sản phẩm hóa học công nghiệp, nguyên liệu không thuộc kim loại Năm 1994, tập đoàn đạt doanh số 94,881 tỷ USD, đứng thứ tư trong số các tập đoàn lớn nhất thế giới với tổng tiền vốn là 108,3 tỷ USD Tập đoàn có hơn 100 công ty con nằm khắp nơi trên thế giới, có quan hệ đối tác với hơn 500 công ty khác, có 900.000 cổ đông thuộc các quốc tịch Anh, Mỹ, Hà Lan… Người làm trong tập đoàn cũng thuộc nhiều quốc tịch khác nhau Tập đoàn đảm đương nhiều khâu trong quy trình công nghệ dầu mỏ như khai thác, vận chuyển, phân phối…

Ngoài kinh nghiệm quốc tế hóa để tăng sức mạnh trong cạnh tranh, Shell còn lớn mạnh nhờ đã trọng dụng được nhân tài Ngoài Marcos Samuel, một “thiên tài” trong ngoại giao, trong chiến lược kinh doanh, nhất là trong chiếm lĩnh thị trường, cán bộ quản lý trong British Dutch Shell đều là những sinh viên giỏi của các trường đại học nổi tiếng của Anh Ngay từ năm 1910, Shell đã hỗ trợ để xây dựng một ủy ban chọn lựa và đề bạt những sinh viên ở trường đại học Cambridge nhằm chọn nhân tài cho hãng Shell cũng chú trọng tuyên truyền, quảng bá danh tiếng cho doanh nghiệp như tặng cho khách hàng sách về hãng, tuyên truyển biểu tượng, khẩu hiệu về uy tín của hãng, tuyên truyền, tạo dựng niềm tin của cổ đông vào hãng, tranh thủ hải quân Anh để tìm kiếm thị trường tiêu thụ…

2.1.1.2 Kinh nghiệm của công ty Chevron Corporation – Mỹ

Công ty Pacific Coast Oil (PCO), tiền thân đầu tiên của ChevronCorporation (thường được gọi là Chevron) sở hữu lại CSOW năm 1879 là một tập đoàn năng lượng đa quốc gia có trụ sở tại San Ramon, California, Mỹ Hoạt động của Chevron bao gồm thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu thô và khí tự nhiên, lọc dầu, tiếp thị, phân phối nhiên liệu cho giao thông vận tải và các sản phẩm năng lượng khác, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hóa dầu, sản xuất điện năng và năng lượng địa nhiệt, cung cấp các giải pháp tiết kiệm năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng cho tương lai như khí vi sinh và các dạng năng lượng tái sinh khác, với địa bàn hoạt động tại hơn 180 quốc gia Các sản phẩm của Chevron được cung cấp dưới 3 thương hiệu là Chevron, Texaco và Caltex.

Là công ty năng lượng lớn thứ nhì tại Mỹ và lớn thứ năm trên thế giới

- nhãn hiệu Chevron có thể được tìm thấy tại hơn 8.000 đơn vị bán lẻ trong 29 tiểu bang của Mỹ, chủ yếu là khu vực Tây, Nam, Tây Nam và Tây Canada Phụ chất galoline độc quyền của Chevron, Techron, được biết đến nhiều qua các ngành công nghiệp như cung cấp công nghệ làm sạch cho hệ thống lấy nước trên các phần động cơ quan trọng, giúp cải thiện hệ thống điều khiển xe có động cơ, một nền kinh tế nhiên liệu tối ưu, và giảm sự phát nhiệt Mạng lưới bán lẻ của công ty, máy bơm tự động hoàn hảo với công nghệ FastPay, các thiết bị đầu cuối, các điểm bán được vi tính hóa, và mạng lưới giao dịch vệ tinh giúp Chevron có được vị trí trong 3 thị trường dầu mỏ đứng đầu tại Mỹ.

Sản phẩm chất lượng của Chevron được thiết kế để vận chuyển một cách hiệu quả, bao gồm Chevron với dầu lửa Techron và chất đốt diesel Chevron, thêm vào đó là chất lỏng làm nguội, chất dẫn lưu, và hàng loạt các loại dầu bôi trơn động cơ cho xe khách và dầu diesel Từ năm 1973, ba nhà máy ô tô của Mỹ đã sử dụng dầu lửa Chevron cho động cơ của họ, nhờ vậy mà họ đã đậu kỳ kiểm tra về độ bền máy phát suốt 50,000 và 100,000 dặm của cơ quan bảo vệ môi trường Và với sự ra đời của Techron năm 1995, dầu lửa Chevron tiếp tục mang lại cho người tiêu dùng sự tiết kiệm năng lượng mức thấp nhất với giá cả hợp lý.

Công Ty TNHH Dầu Nhờn Chevron Việt nam chính thức khai trương nhà máy sản xuất dầu nhờn tại Đình Vũ, Hải Phòng vào ngày 14/10/1999 Đầu năm

2017, dự án mở rộng Nhà máy Dầu nhờn Chevron Việt Nam được khởi công, có tổng diện tích 29.972 m2; công suất thiết kế ban đầu của nhà máy này là 15 triệu lít/năm Là một công ty trực thuộc tập đoàn Chevron, sản xuất, tiếp thị, phân phối dầu nhờn và các sản phẩm đặc biệt mang nhãn hiệu Caltex cho chủ xe cá nhân,công nghiệp và hàng hải thông qua 12.000 cửa hàng bán lẻ khắp đất nước Việt nam Công ty cũng bán trực tiếp cho các khách hàng công nghiệp và hàng hải.

2.2.2 Kinh nghiệm của Công ty xăng dầu Phú Thọ

Công ty xăng dầu Phú Thọ Tên giao dịch: Petrolimex Phú Thọ; Địa chỉ: Số

2470 đại lộ Hùng Vương, phường Vân Cơ, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Là Công ty thành viên của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, tiền thân của Công ty xăng dầu Phú Thọ là trạm bán buôn, bán lẻ xăng, dầu, mỡ Việt Trì Được thành lập theo quyết định số 203/BTN-TCCB ngày 12/6/1956 của Bộ Thương nghiệp với nhiệm vụ khi đó là cung ứng xăng dầu cho các tỉnh Vĩnh Phú, Hoàng Liên Sơn, Tuyên Quang…phục vụ chiến đấu, đáp ứng nhu cầu sản xuất, xây dựng và phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn theo chỉ tiêu kế hoạch và pháp lệnh của Nhà nước Qua từng giai đoạn cách mạng và nhiệm vụ được giao, tên gọi của công ty được thay đổi nhiều lần, từ năm 2001 đến nay công ty có tên gọi là Công ty xăng dầu Phú Thọ Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của địa phương, bảo toàn và phát triển vốn, nộp ngân sách Nhà nước, tạo ra lợi nhuận, cải thiện đời sống người lao động, góp phần bình ổn thị trường theo chỉ đạo của Nhà nước.

Quá trình thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều thay đổi, đã và tiếp tục khẳng định được giá trị thương hiệu Petrolimex, chiếm được lòng tin của khách hàng Chuyển sang phương thức kinh doanh theo cơ chế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thực hiện định hướng phát triển của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, sự nỗ lực của tập thể CBCNV, các CHXD lần lượt được mở rộng ra các huyện Từ 50 CBCNV ngày đầu thành lập, đến nay công ty có trên 382 CBCNV Hệ thống mạng lưới phân phối được công ty định hình thiết kế để có kế hoạch thực hiện sớm, nhờ đó hệ thống cửa hàng đều được bố trí tại các vị trí có lợi thế thương mại cao tại trung tâm thành phố, các thị trấn và thị tứ trên toàn tỉnh đã tạo thế cạnh tranh mạnh của Petrolimex Phú Thọ tại địa bàn tỉnh nhà; nhằm thực hiện chiến lược phát triển bền vững, lâu dài, phương hướng hoạt động của Công ty là tập trung xây dựng uy tín, thương hiệu đạt được qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Bên cạnh thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ điều tiết thị trường, công ty đã đổi mới phương thức kinh doanh, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực quản lý để hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động thích ứng với xu thế hội nhập, nhằm mục tiêu thỏa mãn tốt nhất cho khách hàng và không ngừng phát triển thêm khách hàng mới Xây dựng thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp đã được Công ty xăng dầu Phú Thọ hết sức quan tâm và giữ vững vị thế đứng đầu trên địa bàn Từ đó doanh thu bán hàng tăng trưởng bình quân 14,3%/năm, năm 2010 của công ty là 1.225 tỷ đồng, đến năm 2016 tăng lên 2.680 tỷ đồng; lợi nhuận năm 2010 đạt 1,8 tỷ đồng, đến năm 2016 là 2,705 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 16,4%/năm; Thu nhập người lao động năm 2010 đạt hơn 4,7 triệu đồng/người/tháng, đến năm 2016 đạt hơn 8,1 triệu đồng/người/tháng, tăng trưởng bình quân 8,9%/năm Tổng giá trị đầu tư XDCB và mua sắm tài sản cố định đạt 176,069 tỷ đồng.

2.2.3 Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh rút ra cho Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh

Qua kinh nghiệm về nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong, ngoài nước nêu trên, cho thấy nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xăng dầu trong nước là yêu cầu hàng đầu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngành công nghiệp hóa dầu và thị trường xăng dầu Việt Nam nói chung và Petrolimex Bắc Ninh nói riêng.

Bài học thứ nhất là phải biết tự liên kết với nhau theo hướng quốc tế hóa để nhanh chóng có sức mạnh cạnh tranh Trong liên kết nên chú trọng lợi ích dài hạn hơn lợi ích ngắn hạn.

Bài học thứ hai là phải có ý chí tiến công, khai phá và liên tục mở rộng thị trường bằng cách khai thác tối đa lợi thế so sánh, ứng dụng khoa học công nghệ tiến tiến vào sản phẩm, tạo ra sự khác biệt và mang lại sự tiện ích cho người tiêu dùng.

Bài học thứ ba là bên cạnh thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ điều tiết thị trường, công ty đã đổi mới phương thức kinh doanh, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực quản lý để hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động thích ứng với xu thế hội nhập, nhằm mục tiêu thỏa mãn tốt nhất cho khách hàng và không ngừng phát triển thêm khách hàng mới.

Tóm lại, để làm được điều đó Petrolimex Bắc Ninh cần nắm chắc định hướng của Nhà nước và tập đoàn từ đó xây dựng chiến lược, định hướng phát triển trong dài hạn phù hợp với điều kiện phát triển thị trường của Đơn vị.

Một số công trình nghiên cứu liên quan

Hiện nay, tại Việt Nam và trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, cụ thể:

Trần Phi Cường (2012), đã nghiên cứu đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty xăng dầu Hà Sơn Bình giai đoạn 2011-2016”, Luận văn thạc sĩ, trường đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn đã vận dụng các vấn đề lý luận và phương pháp luận về hoạch định chiến lược kinh doanh trên cơ sở phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp và thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, để từ đó đề ra chiến lược choCông ty đến năm 2016.

Bùi Ngọc Lâm (2009), đã nghiên cứu đề tài “Chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đến năm 2020”, Luận văn thạc sĩ.

Luận văn đi sâu nghiên cứu chiến lược kinh doanh đối với mặt hàng xăng dầu, kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu trong thời gian qua, từ đó đưa ra những giải pháp để xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đến năm 2020.

Túm lại, những cụng trỡnh nờu trờn đó cú nội dung nghiên cứu về nhiều gúc độ khác nhau trên cơ sở lý luận và chỉ rõ những vướng mắc trong thực tiễn, từ đó các tác giả đã đưa ra nhiều lý giải khoa học có giá trị Tuy nhiên, nếu nhìn một cách hệ thống ở các công trình nghiên cứu vừa kể trên, mỗi tác giả chỉ tiếp cận về một góc độ và khía cạnh nào đó của công tác quản lý và phát triển doanh nghiệp nói chung và chính sách kinh doanh xăng dầu nói riêng, cụ thể hoá về nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh các mặt hàng khác nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh một cách đầy đủ, cụ thể và chi tiết.

Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm công ty xăng dầu khu vực i – chi nhánh bắc ninh

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh là doanh nghiệp hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, trực thuộc Công ty xăng dầu khu vực I.

- Tên gọi đầy đủ của công ty: Chi nhánh xăng dầu Bắc Ninh

- Tên tiếng Anh: Bacninh Petroleum Brand

- Địa chỉ: Khu Xuân Ổ B – Phường Võ Cường – TP Bắc Ninh – Tỉnh Bắc

Tiền thân của Chi nhánh xăng dầu Bắc Ninh là Công ty xăng dầu Hà Bắc.Được thành lập theo quyết định số 37/XD-QĐ ngày 14/1/1997 của Tổng công tyXăng dầu Việt Nam (nay là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam- Petrolimex) Sau một thời gian hoạt động, để hợp lý hóa và đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng xăng dầu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, ngày 12/4/2001 Tổng công ty Xăng dầu

Việt Nam đã ban hành quyết định số 325/QĐ-HĐQT chuyển Chi nhánh xăng dầu Bắc Ninh về trực thuộc Công ty xăng dầu khu vực I.

Từ một đơn vị ngày đầu thành lập với 7 cửa hàng xăng dầu, cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc thô sơ, lạc hậu, lực lượng lao động ít ỏi, sản lượng bán chỉ đạt 13.700 m3,tấn/năm, doanh thu 52,4 tỷ đồng, sau nhiều năm đầu tư phát triển cửa hàng mới, đồng thời đầu tư nâng cấp cửa hàng cũ Đến nay, chi nhánh đã có 1 kho dầu gồm 3 kho nhỏ, 23 cửa hàng xăng dầu được trang bị cột bơm và công nghệ hiện đại, hơn 200 lao động Việc đầu tư cơ sở vật chất đã tạo sức mạnh cho chi nhánh phát triển bền vững, tăng sản lượng xăng dầu bán ra Đến nay, sản lượng bán ra của chi nhánh đạt trên 150.000 m3,tấn/năm, chiếm trên 60% thị phần trên địa bàn; doanh thu gần 2.500 tỷ đồng/năm; nộp ngân sách nhà nước của Chi nhánh thuộc top 10 tại tỉnh Bắc Ninh với trên 300 tỷ đồng.

Một trong những điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh là tập trung đầu tư cho hệ thống mạng lưới cửa hàng bán lẻ đã mang lại hiệu quả lớn. Trong thời gian qua, Petrolimex Bắc Ninh đã tạo ra sự gia tăng nhanh về sản lượng bán hàng qua kênh bán lẻ trực tiếp và đẩy năng suất lao động bán lẻ tăng hàng năm So với năm 2001, sản lượng xuất bán lẻ năm 2017 đã tăng hơn 7 lần, năng suất lao động bán lẻ tăng gần 4 lần Petrolimex Bắc Ninh đã khẳng định thương hiệu và vị thế của Petrolimex trên địa bàn; được người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng, số lượng cũng như thái độ phục vụ Đây chính là hướng phát triển bền vững của Chi nhánh trong thời gian tới.

 Chức năng và nhiệm vụ

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Petrolimex Bắc Ninh cũng luôn xác định: Phải phục vụ tốt, đầy đủ kịp thời nhu cầu xăng dầu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đồng thời tổ chức kinh doanh có hiệu quả theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước CBCNV Chi nhánh qua các thế hệ, các thời kỳ và hiện nay vẫn cần mẫn phục vụ nhu cầu của nhân dân Đây vừa là trách nhiệm là niềm tự hào và hạnh phúc của CBCNV Chi nhánh, vinh dự được làm người phục vụ, giữ cho dòng xăng dầu luôn chảy, khởi nguồn cho mọi chuyển động, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Bắc Ninh.

Hầu hết 23 cửa hàng bán lẻ xăng dầu của chi nhánh đều có vị trí thương mại thuận lợi trên các trục quốc lộ, có mặt tại trung tâm thành phố, huyện thị Hệ thống cửa hàng đều được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến đáp ứng theo quy chuẩn và quy định của Petrolimex về nhận diện thương hiệu; hệ thống thu hồi hơi trong quá trình nhập hàng đảm bảo an toàn; bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Petrolimex Bắc Ninh luôn hướng tới phục vụ khách hàng thuận lợi nhất, chất lượng dịch vụ tốt nhất thông qua việc mở rộng, hoàn thiện, hiện đại hóa và quản lý hiệu quả hệ thống kênh phân phối Những năm qua, Petrolimex Bắc Ninh luôn tập trung đầu tư, cải tạo, xây mới các kho tàng, các cửa hàng khang trang, sạch đẹp… Chi nhánh xác định mở rộng, phát triển mạng lưới và đầu tư hiện đại hóa hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu là tiền đề để doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững, là nhiệm vụ quan trọng, cần quan tâm đặc biệt.

Petrolimex Bắc Ninh là một trong những đơn vị sớm đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc quản lý cùng với các thiết bị công nghệ hiện đại; khai thác hiệu quả hạ tầng truyền thông internet, tổ chức tốt các dịch vụ thẻ Flexicard; triển khai các chương trình phần mềm hiện đại như SAP-ERP, Egas,…

Nhiều năm liền, Petrolimex Bắc Ninh được tỉnh Bắc Ninh ghi nhận là điểm sáng trong công tác an toàn PCCC Đặc biệt, năm 2011, Chi nhánh đã đạt giải nhất toàn đoàn hội thao PCCC của tỉnh Bắc Ninh, đồng thời Chi nhánh vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thực hiện tốt công tác an toàn PCCC.

Thành công của doanh nghiệp không thể không nhắc tới đội ngũ nhân lực. Petrolimex Bắc Ninh hiện có đội ngũ nhân lực với tuổi đời khá trẻ, nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, được đào tạo chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm và năng động Trong số hơn 200 CBCNV hiện nay, có hơn 60 người trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng Đảng bộ Chi nhánh luôn quan tâm và không ngừng củng cố xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, rèn luyện và nâng cao chất lượng đảng viên; nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đưa nghị quyết của Đảng bộ vào thực tiễn hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Petrolimex Bắc Ninh đã trở thành một doanh nghiệp có tiếng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Hiện nay, Petrolimex BắcNinh đang kinh doanh các mặt hàng xăng dầu, cụ thể là: kinh doanh xăng dầu chính (xăng 92, xăng 95, Xăng sinh học E5, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu mazut); các sản phẩm hoá dầu (dầu nhờn, mỡ nhờn ), khí hoá lỏng (khí gas); Sơn Petrolimex; nước giặt Petrolimex (nhãn hiệu Jana); bảo hiểm Petrolimex (Pjico).

 Các lĩnh vực kinh doanh chính

Theo đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 5, ngày 07 tháng 11 năm 2017, Petrolimex Bắc Ninh hoạt động trong các lĩnh vực sau:

- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan.

- Giáo dục mầm non: doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định pháp luật.

- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác.

- Sửa chữa thiết bị điện.

- Sửa chữa máy móc, thiết bị.

- Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn.

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê Chi tiết: kinh doanh bất động sản.

- Đại lý, môi giới, đấu giá Chi tiết: hoạt động của đại lý bảo hiểm.

- Bốc xếp hàng hóa, trừ: bốc xếp hàng hóa cảng hàng không.

- Kho bãi và lưu trữ hàng hóa, trừ: cho thuê kho bãi.

- Xây dựng nhà các loại.

- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử viễn thông.

- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.

- Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng máy khác.

- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính, và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh.

- Bán lẻ nhiên liệu đông cơ trong các cửa hàng chuyên doanh.

- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình Chi tiết: bán buôn nước giặt.

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

- Công tác thu thập phân tích thông tin phục vụ cho kinh doanh.

3.1.2 Bộ máy tổ chức và quản lý

Chi tiết cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánhBắc Ninh được thể hiện theo sơ đồ sau:

Kinh doanh Kế toán TC

Quản lý KT Tổ chức HC

Kinh doanh HHK Cửa hàng BL

Hình 3.1 Mô hình tổ chức Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh

Nguồn : Phòng TCHC –Petrolimex Bắc Ninh

Cơ cấu tổ chức của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh thuộc cơ cấu tổ chức trực tuyến, chức năng Các phòng chức năng không ra quyết định trực tiếp cho các đơn vị cấp dưới mà tham mưu cho ban giám đốc công ty trong việc chuẩn bị ban hành và thực hiện các quy định thuộc phạm vi chuyên môn của mình.

- Giám đốc Chi nhánh: là người đại diện pháp nhân của Chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty xăng dầu khu vực I và pháp luật về điều hành hoạt động của Chi nhánh, là người có thẩm quyền cao nhất trong Chi nhánh.

- Phó giám đốc Chi nhánh (01 người): tham mưu, giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công phụ trách lĩnh vực kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực được phân công.

- Phòng kế toán tài chính: quản lý về mặt thu, chi tài chính của Chi nhánh; xây dựng, đề xuất các phương án tài chính, chi tiêu; xây dựng các định mức chi phí; bảo toàn và phát triển vốn; hạch toán kế toán đúng với chế độ về quản lý tài chính, vốn của Nhŕ nước; thu nộp đầy đủ các khoản nghĩa vụ với Nhà nước.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Các số liệu và thông tin về hoạt động kinh doanh xăng dầu được thu thập từ các báo cáo qua các năm của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh bao gồm: Báo cáo tổng kết; báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo quyết toán qua các năm 2015-2017 cũng như các tư liệu hiện có về khả năng cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu đã được đăng tải trên các báo, tạp chí, internet…

 Điều tra trực tiếp doanh nghiệp

Tính đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 29 doanh nghiệp đầu mối và

155 thương nhân phân phối xăng dầu Petrolimex là doanh nghiệp đầu mối chiếm trên 60% thị phần xăng dầu trên cả nước Petrolimex là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, Petrolimex luôn phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu đáp ứng nhu cầu và sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước Những năm qua Petrolimex tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Hình 3.2 Đầu mối phân phối xăng dầu và thị phần của Petrolimex

Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có các doanh nghiệp phân phối xăng dầu nhưTổng công ty dầu Việt Nam (PVOIL), công ty xăng dầu quân đội (MIPEC), Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư – CTCP (PETEC), Công ty TNHH một thành viên Hải Linh Bắc Ninh, Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh chính của Petrolimex Bắc Ninh là Công ty TNHH một thành viên Hải Linh Bắc Ninh và Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương.

+ Công ty TNHH một thành viên Hải Linh Bắc Ninh: Địa chỉ: Thôn Tri Hồ, Xã Tân Chi, Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Hình thức sở hữu: Công ty TNHH một thành viên.

Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh các sản phẩm xăng dầu.

+ Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương Địa chỉ: Số 677, đại lộ Lê Thanh Nghị, Phường Hải Tân, Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh các sản phẩm xăng dầu.

Tiến hành điều tra sâu qua bảng câu hỏi ở phụ lục 1 về quy mô kinh doanh, tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý các phòng ban của Petrolimex Bắc Ninh, Công ty TNHH một thành viên Hải Linh Bắc Ninh, Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương.

 Điều tra trực tiếp, phỏng vấn khách hàng

Chúng tôi tiến hành điều tra mẫu trên những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của petrolimex Bắc Ninh, Công ty TNHH MTV Hải Linh Bắc Ninh, Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương. Đối tượng khảo sát bao gồm 3 nhóm khách hàng chính là: khách hàng đại lý/tổng đại lý, khách hàng mua lẻ và khách hàng công nghiệp (mua buôn) Chủ thể nghiên cứu không phải toàn bộ mà chỉ là một bộ phận mang tính đại diện Nghiên cứu tiến hành điều tra trực tiếp chủ doanh doanh nghiệp của 30 khách hàng đại lý/tổng đại lý và chủ doanh nghiệp của 20 khách hàng công nghiệp, phỏng vấn ngẫu nhiên 50 khách hàng cá nhân là khách hàng mua lẻ tại cửa hàng xăng dầu.

- Điều tra khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Petrolimex Bắc Ninh: Tiến hành điều tra trực tiếp chủ doanh doanh nghiệp của 30 khách hàng đại lý/tổng đại lý

(điều tra 8 huyện mỗi huyện 3-4 khách hàng), điều tra trực tiếp chủ doanh doanh nghiệp của 20 khách hàng công nghiệp (điều tra 8 huyện mỗi huyện 2-3 khách hàng), phỏng vấn ngẫu nhiên 50 khách hàng cá nhân mua lẻ tại cửa hàng xăng dầu (2 cửa hàng mỗi cửa hàng 20-30 khách hàng) để thu thập một số thông tin chung cung cấp cho nghiên cứu: chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, chất lượng dịch vụ (chi tiết theo phiếu điều tra ở phụ lục 2).

- Điều tra khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Công ty TNHH một thành viên Hải Linh Bắc Ninh: Tiến hành điều tra trực tiếp chủ doanh doanh nghiệp của 30 khách hàng đại lý/tổng đại lý (điều tra 8 huyện mỗi huyện 3-4 khách hàng), điều tra trực tiếp chủ doanh doanh nghiệp của 20 khách hàng công nghiệp (điều tra 8 huyện mỗi huyện 2-3 khách hàng), phỏng vấn ngẫu nhiên 50 khách hàng cá nhân mua lẻ tại cửa hàng xăng dầu (2 cửa hàng mỗi cửa hàng 20-30 khách hàng) để thu thập một số thông tin chung cung cấp cho nghiên cứu: chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, chất lượng dịch vụ (chi tiết theo phiếu điều tra ở phụ lục 2).

- Điều tra khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương: Tiến hành điều tra trực tiếp chủ doanh doanh nghiệp của 30 khách hàng đại lý/tổng đại lý (điều tra 8 huyện mỗi huyện 3-4 khách hàng), điều tra trực tiếp chủ doanh doanh nghiệp của

20 khách hàng công nghiệp (điều tra 8 huyện mỗi huyện 2-3 khách hàng), phỏng vấn ngẫu nhiên

50 khách hàng cá nhân mua lẻ tại cửa hàng xăng dầu (2 cửa hàng mỗi cửa hàng 20-30 khách hàng) để thu thập một số thông tin chung cung cấp cho nghiên cứu: chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, chất lượng dịch vụ (chi tiết theo phiếu điều tra ở phụ lục 2).

- Phương pháp tiến hành khảo sát: Tiếp cận trực tiếp khách hàng, nhờ nhân viên phòng kinh doanh mang đến trực tiếp cho khách hàng và gửi Email cho một số khách hàng. Sau khi thu thập, bảng câu hỏi sẽ được lọc nhằm loại bỏ những bảng trả lời thiếu thông tin, không phù hợp với yêu cầu phân tích.

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên phần mềm Excel.

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả thành các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị các số liệu thu thập được Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích phân tích, đánh giá các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của

Petrolimex Bắc Ninh qua các giai đoạn.

Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng các nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét chính xác về năng lực cạnh tranh của Petrolimex Bắc Ninh.

Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập thông tin một cách có chọn lọc từ những ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

Tài chính là tiêu chí lớn và tổng quát để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp Năng lực tài chính mạnh, hoạt động hiệu quả và linh hoạt tạo điều kiện cho doanh nghiệp thiết lập và cũng cố vị thế cạnh tranh của mình Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng cần đánh giá là:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).

- Lợi nhuận ròng = doanh thu – các khoản chi phí - thuế thu nhập

- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

+ Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu

+ Tỷ suất sinh lời/tổng tài sản

Tổng tài sản + Tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế

Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.

+ Thị phần = doanh thu bán hàng của doanh nghiệp/Tổng doanh thu của thị trường. hay Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.

Bên cạnh đó, còn xem xét tới thị phần tương đối (Relative market share)

+ Thị phần tương đối = Phần doanh số của doanh nghiệp/Phần doanh số của đối thủ cạnh tranh. hay Thị phần tương đối = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/Số sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh.

Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp.

Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ

Nếu thị phần tương đối bằng 1, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của đối thủ như nhau.

 Chỉ tiêu đánh giá của khách hàng - Chất lượng sản phẩm

- Số lượng hàng hóa theo đúng yêu cầu

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ bán hàng

- Nguồn hàng cung cấp ổn định, kịp thời

- Thời gian đáp ứng hàng hóa

- Giao dịch mua hàng thuận lợi

- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng(trước, trong và sau bán)

- Xử lý và phản hồi ý kiến của khách hàng kịp thời

- Thái độ phục vụ của nhân viên chuyên nghiệp

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng năng lực canh tranh của công ty xăng dầu khu vực i – chi nhánh bắc

DẦU KHU VỰC I – CHI NHÁNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2015-2017

Theo quy chế tài chính được Công ty xăng dầu khu vực I phê duyệt thì Petrolimex Bắc Ninh có các quyền và nghĩa vụ sau đây :

+ Quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn và tài sản do Công ty giao.

+ Tự quyết định và chịu trách nhiệm trước Công ty xăng dầu khu vực I và pháp luật của Nhà nước về các khoản chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình.

+ Nộp thuế và các nghĩa vụ với Nhà nước và Công ty xăng dầu khu vực I.

+ Được huy động vốn dưới mọi hình thức để đầu tư xây dựng và phát triển sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

 Khả năng huy động vốn

Là một doanh nghiệp lớn của tỉnh Bắc Ninh, có uy tín lâu năm với tổng tài sản lớn, Petrolimex Bắc Ninh hoàn toàn có khả năng huy động vốn dài hạn của các tổ chức tín dụng để đầu tư các dự án lớn Thêm vào đó đối với các dự án trọng điểm có giá trị đầu tư rất lớn Chi nhánh được Công ty xăng dầu khu vực I đứng ra bảo lãnh để vay tín dụng.

 Các chỉ tiêu tài chính

Bảng 4.1 cho thấy tỷ suất sinh lợi ROA của đơn vị là khá cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả Tỷ suất ROA bình quân 3 năm đạt 111.13%.Ngược lại, chỉ số ROS của đơn vịqua các năm 2015, 2016, 2017là tương đối thấp, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do Chính phủ thay đổi chủ trương không bù lỗ cho mặt hàng xăng dầu Trong khi đó giá cả xăng dầu thế giới biến động tăng đột biến do những bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi, ngược lại xăng dầu trong nước lại có mức tăng không đáng kể do chính sách kiểm soát giá, kiềm chế lạm phát của Chính phủ Có thể nói năm 2017 là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung và Công ty xăng dầu khu vực

I - Chi nhánh Bắc Ninh nói riêng.

Bảng 4.1 Các chỉ tiêu tài chính của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017

Các chỉ tiêu tài 2015 2016 2017 So sánh (%) chính (Tr.

Nguồn: Phòng KTTC – Petrolimex Bắc Ninh Nhìn chung năng lực tài chính của Chi nhánh là khá tốt, tuy nhiên Chi nhánh vẫn cần phải tích cực cải thiện nhiều hơn nữa chỉ tiêu khả năng sinh lời, để có thể đảm bảo phát triển một cách ổn định và bền vững.

Bảng 4.2 So Sánh các chỉ tiêu tài chính của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh với các đối thủ cạnh tranh năm 2017 ĐVT:Tr.đồng

Các chỉ tiêu tài Petrolimex Bắc Ninh Công ty TNHH Công ty CP VTXD chính Hải Linh Hải Dương

Nguồn: số liệu điều tra Bảng 4.2 cho thấy chỉ số ROA và ROS của Petrolimex Bắc Ninh nhỏ hơn hai đối thủ còn lại, điều đó chứng tỏ các Công ty đối thủ kinh doanh hiệu quả hơn và quản lý nguồn vốn tốt hơn.

Yếu tố con người là khâu then chốt, quyết định đến chất lượng bán hàng, chất lượng an toàn phòng cháy chữa cháy, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh Nếu ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong Chi nhánh không cao, trình độ kém sẽ dẫn tới chất lượng phục vụ kém, mất an toàn phòng cháy chữa cháy, làm mất uy tín với khách hàng, làm mất thị trường, giảm năng lực cạnh tranh Vì vậy, Chi nhánh đã xây dựng được cho mình một tập thể, đội ngũ lao động có trình độ, lành nghề đáp ứng được yêu cầu công việc và có ý thức trách nhiệm cao. Đánh giá về những ưu điểm trong công tác quản trị nhân lực ở Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh có thể liệt kê ra như sau:

+ Xây dựng được một cơ cấu tổ chức hợp lý, bố trí lao động với sự phân cấp quản lý và các chức danh rõ ràng.

+ Có các biện pháp quản lý và đánh giá thực hiện công việc của người lao động khác nhau cho phép có thông tin đầy đủ và nhiều chiều phục vụ cho công tác quản trị nhân lực của Chi nhánh.

+ Thường xuyên có các chương trình đào tạo phát triển nhân viên Đồng thời gắn liền lợi ích của người lao động với việc học tập nâng cao trình độ của họ.

+ Hệ thống trả lương của Chi nhánh đã gắn với kết quả công việc của người lao động, có tác dụng tạo động lực và kích thích người lao động hoàn thành công việc thông qua việc giao đơn giá tiền lương cho một số đơn vị trực tiếp sản xuất như khối các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trung tâm kinh doanh hàng hóa khác.

+ Có các chính sách tạo động lực khuyến khích người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần Quan tâm đầy đủ tới công tác động viên tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh bằng nhiều hình thức khác nhau: thăm hỏi động viên cán bộ công nhân viên nhân các dịp lễ, tết, ốm đau; hàng năm đã tổ chức nghỉ mát, tham quan các danh lam thắng cảnh trong và ngoài nước cho cán bộ công nhân viên, tạo cho người lao động sự thoải mái để tiếp tục công việc có hiệu quả.

+ Thiết lập được môi trường làm việc với kỷ luật làm việc rõ ràng tạo cho nhân viên tác phong làm việc công nghiệp, nhanh, chính xác, hiệu quả và phát huy được các năng lực của mình.

+ Thực hiện các chế độ bảo hiểm, thời gian lao động và nghỉ ngơi, trợ cấp nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho người lao động.

- Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh vẫn còn một số bất cập trong công tác quản trị nhân lực, cụ thể như sau:

+ Phân tích công việc chưa được thực hiện chuyên sâu, chưa có cán bộ chuyên trách đảm nhận và chưa được tiến hành một cách khoa học chính vì vậy mà chưa bảo đảm thành công hơn trong việc sắp xếp, thuyên chuyển và thăng thưởng nhân viên Chưa loại bỏ nhiều bất bình đẳng về mức lương qua việc xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc Chưa khuyến khích được lao động nhiều hơn qua việc sắp xếp các mức thăng thưởng Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số cán bộ trong Chi nhánh có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn non kém, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của công việc, và vẫn xảy ra tình trạng một số cán bộ, chuyên môn nghiệp vụ có năng lực nghỉ việc chuyển sang các doanh nghiệp khác.

+ Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh là một đơn vị trực thuộc Công ty xăng dầu khu vực I, biên chế lao động của đơn vị vẫn chịu sự điều phối, phê duyệt và đồng ý của Công ty xăng dầu khu vực I, vì vậy phần nào hạn chế sự chủ động của Chi nhánh trong việc tuyển dụng mới lao động cho phù hợp với nhu cầu thực tế của sản xuất kinh doanh. Mặt khác tạo ra những khó khăn cho Chi nhánh trong việc đưa ra các chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút và giữ chân những lao động có chất lượng, trình độ chuyên môn cao.

+ Chiến lược phát triển con người chưa được quan tâm đúng mức, chính sách tuyển dụng đào tạo mới chỉ đáp ứng nhu cầu bức thiết trước mắt, chưa được quy hoạch và đầu tư tương xứng với yêu cầu phát triển lâu dài Đào tạo chưa theo yêu cầu của sản xuất và nội dung công việc, thường theo chính sách xã hội hoặc mối quan hệ dẫn đến giảm năng suất lao động, dư thừa lao động so với yêu cầu, thế nhưng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi vẫn còn thiếu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i – chi nhánh bắc ninh

4.2.1.1 Các đặc thù của ngành xăng dầu

Ngành xăng dầu có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhiều ngành nghề trong xã hội Xăng dầu là nhiên liệu chất đốt mà nhiều ngành cần dùng đến như ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải…Là một yếu tố trong giá thành nên khi giá xăng dầu thay đổi sẽ kéo theo sự sự thay đổi giá của các sản phẩm mặt hàng có liên quan Vì vậy, sự phát triển của ngành xăng dầu có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế.

Xăng dầu là hàng hóa đặc biệt, có tính cháy nổ cao được xếp vào danh mục hàng hóa độc hại Do tính chất hóa học, vật lý học xăng, dầu ở thể lỏng lại dễ cháy nổ nên việc vận chuyển, tàng trữ không dễ dàng như các hàng hóa khác, cần đảm bảo an toàn tuyệt đối Do đó, vận chuyển xăng dầu đòi hỏi những phương tiện chuyên dụng được thiết kế cấu tạo phù hợp đảm bảo an toàn chống cháy nổ Hiện nay, việc vận chuyển xăng dầu thông qua đường bộ, đường sắt, đường thủy Vận chuyển đường bộ bằng xe ô tô xi-téc, vận chuyển đường sắt bằng P-toa tàu, vận chuyển đường thủy bằng xà lan, tàu thủy Điểm chung của những phương tiện vận chuyển này là xăng dầu được chứa đựng trong các téc kín, có van khóa chặt đảm bảo an toàn chống cháy nổ cao. Đặc tính hóa học, lý học của xăng dầu là rất dễ cháy nổ nên việc dự trữ xăng dầu cũng đòi hỏi an toàn cao Bên cạnh những thiết bị công nghệ, bể chứa, đường ống của ngành chuyên dụng thì công nghệ phòng cháy chữa cháy cũng được trang bị, lắp đặt song song.

Kinh doanh xăng dầu chịu tác động trực tiếp của thị trường xăng dầu thế giới. Hiện nay, sự biến động của giá xăng dầu đã trở thành vấn đề nhạy cảm của tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là đối với các nước phải nhập khẩu xăng dầu như Việt Nam.

Kinh doanh xăng dầu ở nước ta có một đặc điểm quan trọng đó là chịu sự điều tiết mạnh về chính sách của Nhà nước Xăng dầu là mặt hàng chiến lược quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh năng lượng của Việt Nam Vì vậy, trong bất cứ thời điểm nào Chính phủ cũng luôn có các can thiệp về giá, chính sách thuế, chính sách kinh doanh để bình ổn giá cả thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì sự điều tiết phi thị trường này cũng phần nào hạn chế năng lực kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong đó có Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh.

Trong thời gian qua và trong tương lai, Chi nhánh đã và sẽ thực hiện chính sách tập trung vào kinh doanh xăng dầu, dầu mỡ nhờn, gas, đa dạng hóa đối tượng khách hàng bên cạnh việc chăm sóc tốt các khách hàng truyền thống Mỗi giai đoạn biến động của thị trường tác động ảnh hưởng tới các đối tượng khách hàng khác nhau là hoàn toàn khác nhau Chính sự đa dạng hóa này đã làm thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng và doanh thu hàng năm, và đây được coi là một chủ trương đúng đắn, thành công của Chi nhánh Trong những thời điểm khó khăn nhất định như giai đoạn khủng hoảng kinh tế, thị trường có dấu hiệu giảm phát thì việc xác định được tầm ảnh hưởng, áp lực của mỗi đối tượng khách hàng đã không làm cho Chi nhánh rơi vào tình trạng suy thoái Quyền lực khách hàng được giảm bớt, Chi nhánh hoàn toàn trụ vững, vượt qua, ổn định và phát triển Có thể phân tích quyền lực của khách hàng đối với Chi nhánh theo từng nhóm khách hàng như sau:

 Nhóm khách hàng mua buôn

Khách mua buôn chiếm 13,7%(theo số liệu năm 2017) trong tổng sản lượng xuất bán xăng dầu chính của Chi nhánh Những khách hàng này chủ yếu là mua xăng dầu chính về làm nhiên liệu chất đốt đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Nhiên liệu đốt là yếu tố đầu vào quan trọng, không thể thiếu của quá trình sản xuất tại những doanh nghiệp này Mỗi dây chuyền công nghệ sử dụng một loại nhiên liệu cố định, nếu muốn thay đổi loại nhiên liệu khác thì phải thay đổi hoặc nâng cấp dây chuyền công nghệ sản xuất, mà vấn đề thay đổi hay nâng cấp dây chuyền sản xuất là khó thực hiện và đòi hỏi chi phí cao Do đó các doanh nghiệp sử dụng xăng dầu làm chất đốt khó có thể chuyển sang dùng các loại nhiên liệu khác rẻ hơn như điện, than, củi , điều này giới hạn sự lựa chọn nhà cung cấp của họ Khách bán buôn chỉ việc đăng ký mua hàng và Chi nhánh sẽ điều động xe vận chuyển hàng hóa giao tận kho cho khách hàng Do đặc thù đó mà chi phí nhân công, chi phí quản lý thấp Nhưng bù lại, Chi nhánh chủ động thỏa thuận giá bán buôn với từng đối tượng cụ thể, do đó cơ chế giá linh hoạt hơn Do vậy, đối tượng khách hàng bán buôn không gây nhiều áp lực cho Chi nhánh.

 Nhóm khách hàng bán lẻ Nhóm khách hàng này chiếm 39,1% tổng sản lượng bán ra Đây là những khách hàng trực tiếp mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu chủ yếu là các phương tiện vận chuyển như ô tô, xe máy, các nhân viên tại các cửa hàng của Chi nhánh trực tiếp bán hàng cho khách qua cột bơm Chi nhánh luôn chú trọng tới vấn đề đào tạo văn hóa bán hàng chuyên nghiệp cho các CBCNV nhằm tạo được sự tin tưởng, nhanh chóng và thoải mái cho khách hàng khi đến các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của Chi nhánh để mua hàng, với mong muốn sẽ có ngày càng nhiều các khách hàng truyền thống tại mỗi cửa hàng bán lẻ Có thể đánh giá, đây là nhóm khách hàng đông đảo nhất và gây nhiều áp lực cho Chi nhánh, do đó cần phải quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa tới nhóm khách hàng này.

 Nhóm khách hàng tổng đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ Nhóm khách hàng Tổng đại lý/thương nhân nhận quyền bán lẻ chiếm 47,2% tổng sản lượng bán ra Đặc điểm của nhóm khách hàng này là mua đi bán lại để kinh doanh Họ tìm những nhà cung cấp để mua hàng với giá thấp và bán ra với giá trên thị trường, hưởng hoa hồng đại lý Vì vậy, nhóm khách hàng này dễ thay đổi nhà cung cấp, đối với mỗi thời điểm, doanh nghiệp đầu mối nào có mức thù lao cao họ sẽ lấy hàng tại doanh nghiệp đó Nhóm khách hàng này là một kênh phân phối quan trọng của Chi nhánh, họ là khách hàng nhưng cũng là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Chi nhánh Đây là đối tượng khách hàng phức tạp và có quyền lực lớn trong vấn đề kinh doanh của Chi nhánh Do đó, cần phải có những biện pháp, chính sách mềm dẻo, linh hoạt để áp dụng trong quan hệ với bạn hàng này.

Các nhà cung cấp hàng hoá cho Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh đều là các công ty trực thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, và đây có thể coi là một lợi thế lớn trong cạnh tranh của công ty Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh nhập xăng dầu chính từ hai công ty xăng dầu đầu mối đó là: Công ty xăng dầu Khu vực I (Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội); Công ty xăng dầu B12 ( Hạ Long, Quảng Ninh).

- Công ty xăng dầu Khu vực I được tập đoàn giao nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà nội và các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, đồng thời đảm bảo nguồn hàng cung cấp, điều động cho các công ty tuyến sau trên địa bàn 11 tỉnh phía bắc Ngoài trụ sở chính, Công ty xăng dầu Khu vực I còn có 1 tổng kho, 01 xí nghiệp, 02 chi nhánh trực thuộc với hơn

100 cửa hàng bán lẻ Tổng sức chứa của kho Đức Giang khoảng 56.000 m3.

- Công ty xăng dầu B12 có cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: 5 kho chứa xăng dầu với tổng sức chứa là 255.000 m3; gần 500 km tuyến đường ống vận chuyển xăng dầu và hơn 90 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; 01 cảng biển có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 30 000 m3; 06 bến xuất trong đó 02 bến xuất đường thủy và 04 bến xuất đường bộ.

- Chi nhánh nhập dầu mỡ nhờn từ Tổngcông ty hóa dầu Petrolimex (229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội), nhập gas từ Tổng công ty Gas Petrolimex (229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội).

Những nhà cung cấp trên đều là những công ty trực thuộc tập đoàn, luôn đáp ứng đủ cho nhu cầu hàng hóa của Chi nhánh Việc mua hàng được thực hiện theo đơn đặt hàng và báo nợ về tập đoàn Do đó, Chi nhánh có thể yên tâm hơn về số lượng, chất lượng hàng hóa, giảm bớt được áp lực về nguồn cung và những áp lực về tài chính khi mua hàng Tuy nhiên cũng vẫn có những thời điểm hàng hóa khan hiếm do giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, tập đoàn và các công ty xăng dầu đầu mối cũng không đủ nguồn cung để có thể phân phối hết theo yêu cầu của các công ty xăng dầu thành viên, trong đó có Bắc Ninh Nhưng nhìn chung vẫn có thể đánh giá các nhà cung cấp trên không tạo nhiều áp lực cho Chi nhánh.

Sản phẩm thay thế là một trong những yếu tố của môi trường vi mô làm cho tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ hơn, nhất là trong thời đại hiện nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật.

Các sản phẩm có thể thay thế được cho xăng dầu bao gồm:

- Than đá: Dùng để làm nhiên liệu đốt, nung Than đá có nhược điểm là ô nhiễm môi trường hơn, hiệu suất đốt kém nhưng giá thành lại rẻ hơn.

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty xăng dầu khu vực i – chi nhánh bắc ninh những năm tới

Những năm gần đây giá xăng dầu biến động và tăng cao, lãi suất ngân hàng tăng không ngừng trong thời gian qua đã tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Để công tác kinh doanh có hiệu quả Chi nhánh phải cần một lượng vốn lớn cho kinh doanh và đầu tư Mặt khác, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu buộc Chi nhánh phải có những giải pháp thiết thực và hữu ích để cải tổ lại công tác quản lý kinh doanh, cắt giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận.

4.3.1.1 Định hướng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh những năm tới

 Triển vọng của ngành kinh doanh xăng dầu

Trên bình diện thế giới, động thái chủ đạo nổi bật và xuyên suốt của thị trường dầu thô thế giới vẫn là tình trạng cung vượt cầu; Thời gian gần đây, các nước trong khối OPEC đã quyết định giảm sản lượng, khi nguồn cung giảm chắc chắn giá xăng dầu sẽ phục hồi, từ đó nhiều dự báo cho rằng trong những năm tới, giá xăng dầu thế giới sẽ tăng nhẹ.

Dầu thô giảm giá mang lại lợi ích cho người nhập khẩu và tiêu thụ xăng dầu; đồng thời, gây áp lực tài chính ngày càng nặng lên các quốc gia và công ty khai thác, xuất khẩu dầu thô; kéo theo đà đi xuống của cổ phiếu các công ty xăng dầu thế giới và tình trạng quá tải các kho dự trữ dầu thô thế giới Giá dầu tăng giảm trong biên độ gắn với triển vọng tích cực từ kinh tế Mỹ và kỳ vọng tăng giá trở lại của đồng USD Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), giá dầu sẽ ở quanh mức khoảng 50 USD/thùng cho đến cuối thập kỷ này và cho đến tận năm 2040 vẫn chưa đạt mốc 85 USD/thùng do khí hậu toàn cầu ấm lên; sự gia tăng nguồn năng lượng sạch được sản xuất ra và tăng sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng; nhu cầu tiêu thụ giảm xuống do kinh tế Trung Quốc và nhiều nước mới nổi đang chững lại… Đến năm 2040, nhu cầu dầu của nhóm nước công nghiệp có trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật và nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu sẽ giảm khoảng

10 triệu thùng/ngày; tức nhu cầu thấp hơn so với mức cần thiết để đẩy giá dầu hồi phục nhanh…Tuy nhiên, với góc nhìn chi phí sản xuất trung bình hợp lý và sức chịu đựng thiệt hại khách quan do giá dầu giảm từ các bên liên quan, có thể sẽ phục hồi khi kết thúc các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và EU đối với Nga.

Về tổng thể, thị trường xăng dầu toàn cầu năm 2017 sẽ cân bằng hơn, giá cả sẽ ổn định và tăng nhẹ chung quanh mức giá trên dưới 50 USD/thùng Như vậy, thị trường xăng dầu thế giới sẽ có nhiều diễn biến khó lường. Đổi mới đang trở thành cơ sở quan trọng cho sự phát triển hơn nữa của nước ta trong thời gian tới Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay đang được đẩy nhanh và trở nên sâu rộng hơn bao giờ hết Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển thị trường xăng dầu nói riêng.

Biến động thị trường xăng dầu trong nước gắn liền với biến động của thị trường thế giới, những biến động của giá dầu thô luôn có ảnh hưởng trực tiếp và hai chiều tới đời sống kinh tế-xã hội trong nước Khai thác tốt nhất các mặt thuận lợi của giá xăng dầu dù xuống hay lên, nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thực hiện các chỉ tiêu về tăng trưởng, lạm phát, sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu theo mục tiêu đề ra.

Dầu mỏ Việt Nam có chất lượng tốt và trữ lượng khoảng 4,4 tỷ thùng, chiếm 0,3% trữ lượng dầu mỏ được phát hiện của thế giới, cao thứ nhì Đông Á, thứ ba châu Á, thứ 28 trên thế giới, mở cửa, hội nhập thị trường xăng dầu Việt Nam sẽ được kết nối với thị trường xăng dầu thế giới, cơ hội tiếp cận với công nghệ khai thác và chế biến dầu để phát triển công nghiệp dầu mỏ, góp phần sử dụng xăng dầu tiết kiệm, hiệu quả hơn và tăng cung cho thị trường nội địa.

Trước năm 2009, toàn bộ xăng dầu tiêu thụ của Việt Nam đều phải nhập khẩu Tuy nhiên, hiện nay nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đáp ứng được khoảng 30% - 35% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa với công suất thiết kế của nhà máy đạt 6.5 triệu tấn/năm, kế hoạch sẽ nâng lên 10 triệu tấn/năm Dự kiến trong vòng

10 – 15 năm tới, Việt Nam sẽ có ít nhất 3 nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động, trong đó nhà máy lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa (nhà máy lọc dầu số 2) dự kiến đi vào hoạt động quý 4 năm 2017 với công suất 10 triệu tấn/năm, các dự án nhà máy dầu còn lại đang trong kế hoạch bao gồm nhà máy lọc dầu ở Long Sơn, Vũng Tàu (nhà máy lọc dầu số 3), nhà máy lọc dầu Cần Thơ Ngoài ra, dự án nhà máy lọc dầu Nam Vân Phong do PETROLIMEX làm chủ đầu tư đang trong quá trình triển khai…Dự kiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước sẽ được đáp ứng đầy đủ từ các nhà máy này.

Theo thống kê từ Bộ Công Thương, sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong những năm gần đây khoảng 16 triệu tấn, trong đó có 12 triệu tấn xăng dầu nhập khẩu Như vậy, tiềm năng phát triển ngành xăng dầu là rất lớn, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong đó có Petrolimex gia tăng thị phần, đảm bảo cung ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Đối với lĩnh vực xăng dầu, Bộ Công thương đã đưa ra chính sách năng lượng quốc gia đến năm

2025, tầm nhìn đến 2050 đã tính toán nhu cầu xăng dầu năm 2025 vào khoảng 20 –

25 triệu tấn/năm, cụ thể:

Bảng 4.14 Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025

Năm Sản lượng tiêu thụ (triệu tấn) Mức tăng trưởng (%)

 Định hướng phát triển của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Định hướng chiến lược phát triển của Petrolimex Vietnam là trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước kinh doanh sản phẩm hóa dầu ở khâu hạ nguồn, lấy kinh doanh xăng dầu làm trục, đa dạng hóa có chọn lọc các mặt hàng và loại hình kinh doanh, đa dạng hóa hình thức sở hữu, đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa, nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Theo đó, Petrolimex Vietnam tập trung nỗ lực đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng toàn diện đối với doanh nghiệp Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh là đơn vị thành viên của Tập đoàn xăng dầu Việt nam, do đó định hướng phát triển của công ty phải nằm trong định hướng phát triển chung của Tập đoàn Để hoàn thành được các mục tiêu đó tập đoàn đã có những định hướng sau:

- Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu tập đoàn đãđược Thủ tướng phê duyệt, tập trung thực hiện kế hoạch tái cấu trúc giai đoạn đến năm 2020, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có tiềm lực, có kinh nghiệm để trở thành cổ đông chiến lược; thực hiện thoái vốn và cơ cấu lại sở hữu của tập đoàn và các đơn vị thành viên.

- Chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hướng tới 3 mục tiêu : đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế đất nước, bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi tình huống ; để giá bán xăng dầu thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ; hài hòa ba lợi ích Nhà nước ổn định nguồn thu – người tiêu dùng được mua với mức giá hợp lý – doanh nghiệp kinh doanh có tích lũy cho đầu tư phát triển.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, tham gia thị trường từ khâu thượng đến hạ nguồn theo đúng chủ trương của Chính phủ tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng, dịch vụ, văn minh thương mại.

- Tiếp tục ưu tiên vốn đầu tư cho chương trình hiện đại hoá và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh Đồng thời nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kiểm soát chặt theo thẩm quyền để tránh lãng phí xã hội, giảm chi phí lưu thông, tăng hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình phân tích cạnh tranh theo đó một ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi năm lực lượng cơ bản và được gọi là mô hình năm lực lượng cạnh tranh [17,tr 98]. - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Hình ph ân tích cạnh tranh theo đó một ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi năm lực lượng cơ bản và được gọi là mô hình năm lực lượng cạnh tranh [17,tr 98] (Trang 34)
Hình 3.1. Mô hình tổ chức Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Hình 3.1. Mô hình tổ chức Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 50)
Bảng 3.1.Tình hình lao động của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 3.1. Tình hình lao động của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh năm 2017 (Trang 52)
Bảng 3.2. Tài sản và nguồn vốn của Công ty xăng dầu khu vực – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 3.2. Tài sản và nguồn vốn của Công ty xăng dầu khu vực – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 (Trang 55)
Bảng 3.3. Sản lượng xăng dầu xuất bán giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 3.3. Sản lượng xăng dầu xuất bán giai đoạn 2015-2017 (Trang 58)
Bảng 3.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 3.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 (Trang 59)
Hình 3.2. Đầu mối phân phối xăng dầu và thị phần của Petrolimex - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Hình 3.2. Đầu mối phân phối xăng dầu và thị phần của Petrolimex (Trang 62)
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu tài chính của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu tài chính của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 (Trang 69)
Bảng 4.2. So Sánh các chỉ tiêu tài chính của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh với các đối thủ cạnh tranh năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 4.2. So Sánh các chỉ tiêu tài chính của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh với các đối thủ cạnh tranh năm 2017 (Trang 69)
Bảng 4.3. Trình độ học vấn của CBCNV Petrolimex Bắc Ninh, Công ty TNHH MTV Hải Linh Bắc Ninh, Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 4.3. Trình độ học vấn của CBCNV Petrolimex Bắc Ninh, Công ty TNHH MTV Hải Linh Bắc Ninh, Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương năm 2017 (Trang 73)
Bảng 4.5. So sánh cơ sở hạ tầng công nghệ - thiết bị của các Công ty - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 4.5. So sánh cơ sở hạ tầng công nghệ - thiết bị của các Công ty (Trang 75)
Bảng 4.4. Đánh giá năng lực, trình độ, kinh nghiệm của Petrolimex Bắc Ninh và các đối thủ - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 4.4. Đánh giá năng lực, trình độ, kinh nghiệm của Petrolimex Bắc Ninh và các đối thủ (Trang 75)
Bảng 4.6. So sánh về chất lượng và số lượng sản phẩm của các Công ty - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 4.6. So sánh về chất lượng và số lượng sản phẩm của các Công ty (Trang 78)
Bảng 4.7. So sánh về giá bán của các Công ty - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 4.7. So sánh về giá bán của các Công ty (Trang 79)
Bảng 4.8. So sánh về hệ thống phân phối của các Công ty - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 4.8. So sánh về hệ thống phân phối của các Công ty (Trang 81)
Bảng 4.9. So sánh về xúc tiến bán hàng của các Công ty - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 4.9. So sánh về xúc tiến bán hàng của các Công ty (Trang 82)
Bảng 4.11. Thị phần của các công ty xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 4.11. Thị phần của các công ty xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 (Trang 84)
Bảng 4.12. Sản lượng tiêu thụ của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh và các đối thủ cạnh tranh - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 4.12. Sản lượng tiêu thụ của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh và các đối thủ cạnh tranh (Trang 86)
Hình thức thanh toán 46,67 25,00 28,33 85,00 10,00 5,00 83,33 10,00 6,67 Chính sách bán hàng 66,67 25,00 8,33 61,67 30,00 8,33 58,33 21,67 20,00 Thời gian đáp ứng hàng 80,00 11,67 8,33 71,67 15,00 13,33 68,33 18,33 13,33 - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Hình th ức thanh toán 46,67 25,00 28,33 85,00 10,00 5,00 83,33 10,00 6,67 Chính sách bán hàng 66,67 25,00 8,33 61,67 30,00 8,33 58,33 21,67 20,00 Thời gian đáp ứng hàng 80,00 11,67 8,33 71,67 15,00 13,33 68,33 18,33 13,33 (Trang 87)
Bảng 4.14. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025 - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 4.14. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025 (Trang 101)
Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu tài chính của Chi Nhánh đến năm 2020 - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu tài chính của Chi Nhánh đến năm 2020 (Trang 103)
Hình thức khác:……………. - (Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i   chi nhánh bắc ninh
Hình th ức khác:…………… (Trang 128)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w