Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo
2.1.1 Khái niệm về đào tạo và đào tạo nghề
Theo từ điển tiếng Việt “Đào tạo” là “việc làm cho người học trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” (1) Theo định nghĩa này, có thể hiểu động từ “đào tạo” là một hoạt động trang bị cho người học năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) theo một tiêu chuẩn định trước, để có năng lực và trở nên hữu ích trong công việc cụ thể hoặc hoạt động xã hội nào đó.
TS Bùi Tôn Hiến, cho rằng, đào tạo thường đi liền với giáo dục và thành một cặp đôi là giáo dục - đào tạo (2) Theo ông, giáo dục được hiểu là các hoạt động và tác động hướng vào sự phát triển và rèn luyện năng lực (bao gồm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…) và phẩm chất (niềm tin, tư cách, đạo đức…) con người để có thể phát triển nhân cách và trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội.
- Các nhà giáo dục và đào tạo Việt Nam sử dụng khái niệm đào tạo sau:
“Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đạt được các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động xã hội (nghề nghiệp) cần thiết”.
- KS Đặng Ngọc Lâm, cho rằng “Đào tạo là quá trình tác động đến con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… một cách có hệ thống, nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh nhân loại” (3) Đào tạo lao động kỹ thuật: “là quá trình hoạt động đào tạo có mục đích, có tổ chức và có kế hoạch trong hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành nhằm hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ cho mỗi cá nhân người lao động ở các cấp trình độ để có thể hành nghề, làm công việc phức tạp với năng suất và hiệu quả
1 : Từ điển tiếng Việt [50,tr279]
2 : Luận án Tiến sĩ - MS62.31.11.01, năm 2009 [29] “Đề tài nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam”
3 : Đặng Ngọc Lâm (2007), “Nghiên cứu xây dựng Bộ Tiêu chuẩn cấp bậc CNKT các nghề trong các Công ty điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam”, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Tập đoàn cao, đồng thời có năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ trong thực tế”.
Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập gắn liền với giáo dục đạo đức, nhân cách; đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng, kỹ xảo tay nghề Kết quả đạt được là một trình độ học vấn nghiệp vụ, chuyên môn nhất định, như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, kỹ sư, Trung cấp, Công nhân kỹ thuật… Đào tạo có nhiều hình thức (nhiều dạng) như đào tạo chính quy, tại chức, đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu, đào tạo từ xa, đào tạo ngắn hạn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ (nâng bậc lương đối với công nhân kỹ thuật), bồi huấn nghiệp vụ hàng năm (bồi huấn giữ bậc hàng năm). 2.1.1.2 Đào tạo nghề
Khái niệm nghề theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau nhất định Cho đến nay thuật ngữ “nghề” được hiểu là định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Dưới đây là một số khái niệm về nghề.
- Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa: Là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn.
- Khái niệm nghề ở Pháp được định nghĩa: Là một loại lao động có thói quen về kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống.
- Khái niệm nghề ở Anh được định nghĩa: Là công việc chuyên môn đòi hỏi một sự đào tạo trong khoa học nghệ thuật.
- Khái niệm nghề ở Đức được định nghĩa: Là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó.
Như vậy, nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn chặt với sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại Bởi vậy được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Ở Việt Nam, nhiều định nghĩa nghề được đưa ra song chưa được thống nhất, chẳng hạn có định nghĩa được nêu: Nghề là một tập hợp lao động do sự phân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được Nghề mang tính tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất và nhu cầu xã hội.
Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, song chúng tôi thấy đều thống nhất ở một số nét đặc trưng nhất định như sau:
- Đó là hoạt động, là công việc về lao động của con người được lặp đi lặp lại
- Là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội.
- Là phương tiện để sinh sống.
- Là lao động kỹ thuật, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội đòi hỏi phải có một quá trình đạo tạo nhất định.
- Hiện nay xu thế phát triển của nghề chịu tác động mạnh mẽ của tác động khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại nói chung và về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói riêng Bởi vậy, phạm trù “nghề” biến đổi mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đào tạo là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và trong tương lai. Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là:
- Dạy nghề: Là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp.
- Học nghề: Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định. Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm đào tạo nghề mới, đào tạo lại nghề, đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề:
+ Đào tạo nghề mới: Là đào tạo những người chưa có nghề, gồm những người đến tuổi lao động chưa được học nghề, hoặc những người trong độ tuổi lao động nhưng trước đó chưa được học nghề Đào tạo mới nhằm đáp ứng tăng thêm lao động đào tạo nghề cho xã hội.
Chất lượng đào tạo nghề và các tiêu chí đo chất lượng đào tạo
2.2.1 Chất lượng đào tạo nghề
Thuận ngữ “chất lượng” đã được sử dụng từ lâu để mô tả các thuộc tính như đẹp, tốt, tươi và trên hết là có giá trị và giá trị sử dụng cao Vì thế, chất lượng dường như là một khái niệm rất khó hiểu và không thể quản lý.
Chất lượng chủ yếu thuộc về nhận thức của từng người, bởi vì chất lượng là một vấn đề của nhận thức riêng Một sản phẩm có thể được đánh giá là có chất lượng đối với một người hoặc một nhóm người, thì có thể lại là không có chất lượng đối với một người hoặc một nhóm người khác Mọi người có những nhu cầu và yêu cầu khác nhau về sản phẩm, các quá trình và tổ chức Do đó, quan niệm của họ về chất lượng là
“vấn đề của việc các nhu cầu của họ được thỏa mãn đến mức nào”
Có những quan điểm cho rằng chất lượng là sự đáp ứng được hệ thống các tiêu chuẩn được đề ra Nếu yêu cầu không được đáp ứng, bạn không thể bán sản phẩm, vì đây là yêu cầu pháp lý Bởi vậy, thật dễ dàng để tưởng tượng có bao nhiêu tiêu chuẩn, bộ luật và các công cụ pháp lý bắt buộc phải tuân thủ.
Sự tuân thủ các quy định này là cần thiết để tiếp tục kinh doanh và cũng thiết yếu để đảm bảo sản phẩm có giá trị sử dụng Thực sự, đây là nhu cầu của khách hàng - rằng sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn, quy định, nguyên tắc có thể áp dụng Ngoài ra, đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan khác cũng có thể được xem như một phần của chất lượng Rất nhiều sản phẩm bị khách hàng từ chối vì những lý do môi trường hoặc đạo đức.
Do vậy ta có thể hiểu: Chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của người và sự vật” Chất lượng không chỉ là một đặc tính đơn lẻ mà là toàn bộ các đặc tính quyết định mức độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 định nghĩa chất lượng là: “Tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn 4 ”.
Chất lượng có đặc điểm là: a) Mang tính chủ quan; b) Không có chuẩn mực cụ thể; c) Thay đổi theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng; d) Không đồng nghĩa với “sự hoàn hảo”.
Chất lượng gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì vậy nên sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng, cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có thể hiện địa đến đâu đi nữa
Khái niệm “chất lượng” đã trừu tượng và phức tạp thì khái niệm về “chất lượng đào tạo nghề ” càng phức tạp hơn bởi liên quan đến sản phẩm là giá trị của con người, một sự vật, sự việc Như vậy có thể hiểu chất lượng là để chỉ sự hoàn hảo, phù hợp, tốt đẹp.
Chất lượng đào tạo nghề là chất lượng của dịch vụ đào tạo nghề và là khái niệm đa chiều, không thể trực tiếp đo đếm được và cảm nhận được Chất lượng đào tạo nghề phản ánh trạng thái đào tạo nghề nhất định và trạng thái đó thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó.
Sẽ không thể biết được chất lượng đào tạo nếu chúng ta không đánh giá thông qua một hệ thống các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng.
Khái niệm chất lượng đào tạo nghề là để chỉ chất lượng các công nhân kỹ thuật được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu và chương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu hiện một cách tổng hợp nhất ở mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của xã hội đối với kết quả đào tạo.
Chất lượng đào tạo nghề còn phản ánh kết quả đào tạo của các cơ sở dạy nghề, của cả hệ thống đào tạo nghề Chất lượng đào tạo nghề biến đổi theo thời gian và theo không gian dưới tác động của các yếu tố.
Nâng cao chất lượng đào tạo là kết quả của một quá trình tác động làm cho quá trình chất lượng đào tạo được nâng lên, đạt hiệu quả; hướng đến người học được nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, hoặc có khả năng làm việc tốt hơn so với trước đó (trước khi được đào tạo).
4 TCVN 9001:2008, “Hệ thống quản lý chất lượng”, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ
Nâng cao chất lượng đào tạo được gắn với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, nhằm đạt mục tiêu chiến lược về sự phát triển của doanh nghiệp Nâng cao chất lượng đào tạo sẽ rút ngắn được thời gian đạt mục tiêu về chất lượng nhân lực, là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, của một quốc gia Để có cơ sở nâng cao chất lượng thì cần đánh giá chất lượng đào tạo. Đây là việc nhận xét, bình phẩm về chất lượng đào tạo đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng Đánh giá chất lượng là quá trình kiểm tra chất lượng dựa trên việc đưa ra các chứng cứ đối chiếu với các tiêu chuẩn, tiêu chí được đặt ra và đưa ra kết luận về giá trị chất lượng của một sự vật, sản phẩm hay con người. Đánh giá năng lực thực hiện là một quá trình thu thập chứng cứ và đưa ra kết luận về một người đã đạt tiêu chuẩn kỹ năng nghề hay chưa. Đánh giá chất lượng đào tạo là xem xét, kiểm tra thu thập chứng cứ quá trình đào tạo, chương trình đào tạo, cơ sở dạy nghề, dựa trên những tiêu chí về chất lượng cần thiết để đối chiếu xem xét, tính điểm và đưa ra kết luận Đánh giá chất lượng đào tạo là quá trình liên tục có trình tự; đánh giá bao gồm các thủ tục đo lường có khoa học và kỹ thuật phân tích, diễn giải sự thực hiện của chương trình đào tạo, cơ sở dạy nghề được đánh giá so với các tiêu chuẩn đã có
Việc đánh giá chất lượng đào tạo vô cùng quan trọng đối với các trường, cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp Từ đó giúp nhà quản lý nhận biết được quá trình đào tạo có chất lượng hay không, có đạt hiệu quả hay không? Nhằm giúp nhà quản lý ra quyết định đầu tư (kinh phí, thời gian, sức lực ) để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng nhân lực của tổ chức Đánh giá chất lượng đào tạo nghề dựa trên các tiêu chí chung và cụ thể hóa cho từng quốc gía, từng ngành nghề. 2.2.2 Các tiêu chí đo chất lượng đào tạo
Tiêu chí 1: Sự vượt trội về kiến thức, kỹ năng hay “giá trị gia tăng” mà sinh viên nhận được sau quá trình đào tạo.
Cơ sở thực tiễn
2.3.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới
2.3.1.1 Một số kinh nghiệm của Mỹ
Trong hệ thống giáo dục, dạy nghề của Mỹ, dạy nghề được bắt đầu từ bậc trung học hoặc sau tốt nghiệp trung học mang tính hướng nghiệp; giáo dục dạy nghề tại Mỹ đã tiến hành được một chặng đường dài, trong thời gian đầu, chủ yếu tập trung vào các ngành ô tô, cơ khí, thợ hàn…; mất một thời gian dài để loại bỏ sự kỳ thị nghề nghiệp cho rằng, công nhân là tầng lớp thấp hơn trong xã hội
Nền kinh tế toàn cầu nói chung đã dẫn đến cạnh tranh hơn trên diện rộng, nhu cầu các nhân viên có tay nghề cao, thị trường là lao động kỹ thuật đã trở lên chuyên biệt hơn; điều đó đã tác động đến chính sách của chính phủ Mỹ, đầu tư thêm tiền vào các tổ chức giáo dục dạy nghề; các trường và cơ sở dạy nghề được khuyến khích phát triển Hầu hết các trường cao đẳng cộng đồng tại Hoa kỳ đều tham gia đào tạo nghề cung cấp công nhân kỹ thuật, một số tiểu bang còn có viện công nghệ đào tạo giáo viên dạy nghề 5 2.3.1.2 Một số kinh nghiệm của Trung Quốc
Từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã trải qua một quá trình điều chỉnh sửa đổi, cải cách, hoàn thiện và phát triển vững chắc Từ khi Trung Quốc bước vào kỷ nguyên lịch sử mới của cải cách và mở cửa với thế giới bên ngoài vào năm 1978, GDNN rất được coi trọng để phát triển NNL đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đạt hoá đất nước Năm 1991, Hội đồng Nhà nước đưa ra “Quyết định về phát triển nghề và giáo dục kỹ thuật một cách mạnh mẽ” xác định nhiệm vụ và mục tiêu để phát triển dạy nghề “Đề cương về cải cách và phát triển giáo dục tại Trung Quốc” do
5 Đặng Ngọc Lâm (2007), “Nghiên cứu xây dựng Bộ Tiêu chuẩn cấp bậc CNKT các nghề trong các Công ty điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam”, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Tập đoàn
Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản và Hội đồng Nhà nước đồng soạn thảo năm
1993 yêu cầu chính quyền địa phương các cấp nhận thức tầm quan trọng to lớn của GDNN, đề ra những kế hoạch tổng quát và phát triển GDNN một cách mạng mẽ nhằm động viên mọi sáng kiến của tất cả các ngành, xí nghiệp, cơ sở và mọi thành phần xã hội cung cấp dạy nghề dưới các hình thức và trình độ khác nhau Năm
1996, “Luật dạy nghề” đầu tiên được chính thức thực hiện, đưa ra cơ sở pháp lý để bảo vệ phát triển và hoàn chỉnh dạy nghề “Quyết định tăng cải cách giáo dục và quảng bá chất lượng giáo dục” của Hội đồng Nhà nước năm 1999 nhấn mạnh hệ thống giáo dục áp dụng trong nền KTTT định hướng XHCN Ngoài ra, kinh phí cho GDNN được bố trí thông qua nhiều nguồn khác nhau: phân phối ngân sách của chính phủ, quĩ tự lập của các xí nghiệp, quĩ tài trợ, tiền quyên góp, vốn vay không lãi, phí tự nguyên do học viên đóng góp Nhà nước quy định bắt buộc dùng 1,5% số tiền phải trả cho công nhân trong xí nghiệp vào việc huấn luyện công nhân
“Nhân lực là nguồn lực chủ yếu của Trung Quốc và đất nước Trung Quốc phải biến dân số hùng mạnh của mình thành một nguồn lực lớn với nguồn nhân tài phong phú” - Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào nói Với chiến lược này Trung Quốc đã đạt những thành tựu đáng kể Đó là:
- Triển khai nhanh chóng mô hình dạy nghề: trong 15 năm, từ năm
1986 đến năm 2001, tỉ lệ học sinh chính qui cấp 3, trong số học sinh trung học giảm từ 81%xuống còn 54,7%, trong khi tỉ lệ học sinh trung học nghề tăng từ 19% lên 45,3%; các cơ sở dạy nghề cấp 2 đã cho tốt nghiệp 50 triệu học sinh, bồi dưỡng hàng triệu CNKT, nhà quản lý và các lao động khác có trình độ cấp hai và sơ cấp với tay nghề và kỹ thuật cao;
- Có bước tiến lớn trong cấu trúc đội ngũ giáo viên dạy nghề, về cơ bản đáp ứngnhu cầu dạy nghề nhiều dạng khác nhau với trình độ khu vực và quốc tế;
+ Tăng chất lượng dạy nghề;
+ Phát triển nhanh chóng dạy nghề tại vùng nông thôn;
+ Hợp tác và trao đổi quốc tế về dạy nghề được đẩy mạnh.
Thành tựu sau 20 năm đổi mới, năm 1998, kinh tế phát triển nhanh chóng và bền vững, GDP trong năm 1998 là 7,9553 ngàn tỉ Nhân dân tệ, gấp 2,07 lần GDP năm 1991 nếu so về giá cả Từ năm 1991 đến
1997, GDP tăng trưởng hàng năm với tỉ lệ bình quân 10,8%.
2.3.1.3 Một số kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản coi NNL là yếu tố quyết định tương lai của đất nước Từ đầu thập niên1980, Nhật Bản đã đề ra mục tiêu: đào tạo những thế hệ mới có tính năng động, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng suy nghĩ và làm việc độc lập, khả năng giao tiếp quốc tế để đáp ứng những đòi hỏi của thế giới, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và xu thế cạnh tranh - hợp tác toàn cầu Luật Dạy nghề (Vocational Tranining Law) được ban hành năm 1958, được chỉnh sửa vào năm
1978, hướng vào thiết lập và duy trì hệ thống huấn luyện nghề nghiệp, bao gồm hệ thống “dạy nghề công” mang tính hướng nghiệp và “dạy nghề được cấp phép” là giáo dục và huấn luyện nghề cho từng nhóm công nhân trong hãng xưởng do các công ty đảm nhiệm và được chính quyền công nhận là dạy nghề Các hình thức huấn luyện nghề gồm: “dạy nghề cơ bản” cho giới trẻ mới ra trường; “dạy tái phát triển khả năng nghề nghiệp” chủ yếu cho những công nhân không có việc làm; và
“nâng cao tay nghề” cho công nhân đang làm việc trong các hãng xưởng Những thay đổi về cấu trúc KT-XH, sự tiến bộ nhanh chóng của KHCN đã tác động đến nhiều lĩnh vực và nội dung huấn luyện làm mở rộng khung dạy nghề truyền thống Kết quả là đến năm 1985, Luật Dạy nghề được chỉnh sửa và đổi tên thành Luật Khuyến khích Phát triển Nguồn nhân lực (Human Resource Development Promotion Law) và cụm từ “phát triển nguồn nhân lực” được dùng để chỉ quan niệm mới về dạy nghề Hiện nay, Nhật Bản thực hiện phát triển NNL theo một hệ thống huấn luyện suốt đời
2.3.1.4 Một số kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc là một nước có hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt nhưng đã biết vươn mình từ một nước rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên, GDP/đầu người 90,9 đô-la năm 1962 trở thành một quốc gia có nền kinh tế hùng hậu đứng thứ 11 trên thế giới với GDP/đầu người đạt 22.029 đô la năm 2005 Bí quyết của Hàn quốc là dựa vào phát triển nguồn nhân lực trong một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế Giáo dục là nhân tố chủ yếu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chính sách về giáo dục luôn được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế Chính phủ Hàn Quốc đưa ra một chiến lược tham gia toàn diện vào quá trình toàn cầu hoá vào giữa thập kỷ 1990, mà quan trọng nhất là hệ thống giáo dục phải được cải thiện triệt để, để đào tạo một số lượng đủ những công dân trẻ, sáng tạo và dám làm, những nhà lãnh đạo tương lai của đất nước Trong bản báo cáo của Chính phủ về giáo dục mang tên “Hình ảnh Hàn Quốc trong Thế kỷ 21” đã khẳng định: “Giáo dục và Đào tạo phải hướng tới mục tiêu bồi dưỡng tính sáng tạo, tinh thần kỷ luật tự giác, tính cạnh tranh, phát triển khả năng và nhân cách bảo vệ, phát huy sức mạnh, ý chí dân tộc, năng lực trí tuệ của người Hàn Quốc lên những trình độ cao nhất, đưa Hàn Quốc trở thành một quốc gia có vai trò chủ chốt trong các vấn đề của thế giới” Trong những năm gần đây, tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo ở Hàn Quốc luôn ở mức 18 – 20% Hướng tới tương lai đó là mục tiêu của nền giáo dục Hàn Quốc hiện đại Cùng với sự phát triển kinh tế, người dân Hàn Quốc đang cố gắng tạo ra những điều kiện tốt nhất có thể cho việc đào tạo thế hệ trẻ 6 2.3.1.5 Một số kinh nghiệm của Singapore
Ngay từ khi mới thành lập, Singapore đã đề ra chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và chủ trương là xây dựng nền giáo dục mang nét đặc trưng của dân tộc Chính phủ Singapore luôn coi việc khai thác và sử dụng nguồn lực là nội dung quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế Nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu đã nói: “Biến tài năng trời phú của một dân tộc thành kỹ năng chuyên môn là nhân tố trọng đại quyết định thành tựu phát triển đất nước” Vào thập kỷ 1980, ngân sách dành cho giáo dục của Singapore mỗi năm tăng trung bình khoảng 30% Mức chi cho giáo dục và đào tạo chỉ đứng thứ hai sau ngân sách quốc phòng, đã vượt các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản v.v… vào thập niên 1990 Việc không ngừng tăng cường đầu tư cho con người, tích cực thúc đẩy cải cách và điều chỉnh giáo dục chính là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Singapore phát triển nhanh chóng.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Bắc Ninh là tỉnh có từ lâu đời, bao gồm cả quận Long Biên, huyện Đông Anh (Hà Nội), huyện Văn Giang (Hưng Yên) ngày nay Sau năm 1963 do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Bắc Ninh được hợp nhất với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc Để phù hợp với tình hình mới, Quốc hội khóa IX – Kỳ họp thứ 10 (10/1996) đã có Nghị quyết chia tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang Ngày 01/01/1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập và đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong vùng châu thổ sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Bắc Ninh có vị trí địa lý nằm giữa 21 0 và 21 0 5’’ vĩ độ Bắc, 105 0 45’’ Kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp thủ đô Hà Nội Với vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không, các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước Bắc Ninh cũng có vị trí nằm gần các nguồn năng lượng lớn như thủy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí và mỏ than Quảng Ninh Với trị trí thuận lợi của tỉnh Bắc Ninh như một trung điểm giao tiếp giữa các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc với Hà Nội đã tạo cho Bắc Ninh thành một địa bàn mở thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác kinh tế, mở rộng thị trường để phát triển kinh tế - xã hội.
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ hẹp, tổng diện tích đất tự nhiên trên 822 km 2 Hiện trạng sử dụng đất đai phần lớn là đất nông nghiệp chiếm 59,7%, còn lại là đất lâm nghiệp, đất ở v.v… (xem biểu 3.1) Vì vậy, đòi hỏi địa phương cần phải có chính sách, kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đai hiệu quả, đồng thời với việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn để giải quyết việc làm, đời sống dân cư
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Bắc Ninh STT Các loại đất sử dụng Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)
2 Đất nuôi trồng thủy sản 5.078 6,2
Nguồn: Niên giám Thống kê Bắc Ninh (2015)
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Về dân số là lao động: Theo kết quả điều tra dân số và được công bố tại
Niêm giám Thống kê Bắc Ninh năm 2015, tổng dân số tỉnh Bắc Ninh là 1.154.660 người, trong đó nam là 568.055 người, nữ là 586.605 người Phân theo khu vực thì ở thành thị là 330.219 người, ở nông thôn là 824.441 người Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,26 0 / 0 Mật độ dân số trung bình là 1.403 người/km 2 là rất cao, thách thức đối với việc giải quyết việc làm và quản lý kinh tế - xã hội Hiện nay số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 648.510 người chiếm 56% dân số (xem biểu 3.2).
Bảng 3.2 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tỉnh Bắc Ninh 2015
STT Các ngành kinh tế Số người Tỷ trọng
1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 145.859 22,49
3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 253.779 39,13
4 Phân phối điện… điều hòa không khí 1.593 0,25
5 Cung cấp nước, quản lý, xử lý rác thải 2.785 0,43
7 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô xe máy và 107.781 16,62 xe có động cơ khác
9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 17.191 2,65
10 Thông tin và Truyền thông 2.251 0,35
11 Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… 4.026 0,62
12 Hoạt động kinh doanh bất động sản 5.713 0,88
13 Hoạt động chuyên môn, KHCN 2.192 0,34
14 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 4.772 0,74
15 Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - 7.631 1,18 xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc
16 Giáo dục và Đào tạo 18.544 2,86
17 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 5.120 0,79
18 Hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí 937 0,14
19 Hoạt động dịch vụ khác 5.426 0,84
Nguồn: Niên giám Thống kê Bắc Ninh (2015)
- Về kinh tế: Cùng với sự chuyển mình của đất nước, tỉnh Bắc Ninh đã và đang thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế mạnh đang tiềm năng, tận dụng tối đa nguồn lực để phát triển kinh tế chính trị - xã hội Năm 2015, Bắc Ninh có GRDP đứng thứ 6 (gấp 60 lần so với 1997); thu nhập bình quân đầu người đạt 4.955 USD (gấp 50 lần so với 1997) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt 94,7%; nông nghiệp còn 5,3% (năm 1997 là 45%) Giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 2 toàn quốc (gấp 1.096 lần so với 1997) Kim ngạch xuất khẩu đạt 23,4 tỷ USD, đứng thứ 2 toàn quốc (gấp 1.171 lần so với 1997) Thu ngân sách đạt 15.174 tỷ (gấp 87 lần so với 1997), là 1 trong 13 tỉnh có cân đối về Trung ương.
Bắc Ninh đã đạt 13/15 tiêu chí tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh nằm trong tốp dẫn đầu cả nước như: tổng sản phẩm xã hội; giá trị sản xuất công nghiệp; kim ngạch xuất khẩu; thu hút vốn đầu tư nước ngoài; GRDP bình quân đầu người; xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ trường học được kiên cố hóa, tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, tỷ lệ phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học; tỷ lệ giảm nghèo… Các mặt văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng, an ninh được giữ vững; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh
Như vậy, xem xét động thái tốc độ phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trên đã phản ánh tính quy luật trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế đất nước và các địa phương.
- Về cơ sở hạ tầng: Bắc Ninh có hệ thống giao thông thuận tiện gồm 4 tuyến quốc lộ, 2 tuyến quốc lộ 1A, 1B, tuyến quốc lộ 18 và quốc lộ 38 với chiều dài 135km Đường tỉnh lộ gồm 12 tuyến, chiều dài 255km, trong đó đã được dải nhựa chiếm 90%, đường huyện và đường đô thị dài 295km, trong đó được dải nhựa chiếm 55%, đường xã và đường thôn dài 3.147km, trong đó được cứng hóa 80% Đường sông có 3 sông lớn là sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình và 3 cảng lớn trên sông Cầu Đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua 20km với 4 nhà ga Hệ thống điện và bưu chính viễn thông tương đối hoàn chỉnh, 100% thôn xã có điện lưới, số thuê bao điện thoại và Internet năm 2012 là 1.154.900 thuê bao Các điều kiện về hạ tầng là khá thuận lợi cho phát triển các cơ sở dạy nghề Các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao đều khá phát triển, đáng chú ý là các cơ sở dạy nghề cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề phát triển mạnh Trên địa bàn có 3 trường đại học, 5 trường cao đẳng và 4 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Ngoài ra, trên các địa bàn huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều có các trung tâm dạy nghề thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Bắc Ninh có môi trường chính trị xã hội khá ổn định Đảng bộ và chính quyền địa phương đều hết sức quan tâm đến phát triển công nghiệp, nông nghiệp và nông thôn nói chung và các cơ sở dạy nghề nói riêng Bộ máy nhà nước của tỉnh cũng được củng cố và đang trong quá trình cải cách hành chính mạnh mẽ từ các thiết chế phân cấp, phân quyền, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, tạo điều kiện thuận lợi cho chỉ đạo thực thi chính sách Nhà nước cũng như hoạch định, xây dựng các chính sách của địa phương.
Về văn hóa, truyền thống: Bắc Ninh là tỉnh có nền văn hiến lâu đời. Mật độ phân bố các di tích lịch sử, văn hóa khá dày đặc, chỉ đứng sau thủ đô Hà Nội Đến nay có tới 518 di tích lịch sử văn hóa được cấp bằng công nhận di tích cấp quốc gia và địa phương Trong đó có những di tích, có những giá trị lịch sử, văn hóa có ý nghĩa quốc gia và quốc tế như các di tích Đền Đô, chùa Dâu, Bút Tháp, Phật Tích, Văn Miếu …
Bắc Ninh cũng là tỉnh có nhiều lễ hội truyền thống có những nét văn hóa đặc sắc Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì Trong đó, có những lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hưởng lớn như: Hội Lim, hội Chùa Dâu, hội Đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho v.v…
Như vậy, các điều kiện và nguồn lực kinh tế - văn hóa và xã hội của tỉnh Bắc Ninh về cơ bản có nhiều tiềm năng và lợi thế cho sự phát triển các cơ sở dạy nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương Thực tế cho thấy những hạn chế về đất chật, người đông, điểm xuất phát kinh tế thấp, hạ tầng còn chưa đáp ứng cũng phần nào ảnh hưởng tới quá trình phát triển các cơ sở dạy nghề Tuy nhiên sự phát triển của các cơ sở dạy nghề chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố chính sách Vấn đề đặt ra là cần có những chính sách phù hợp để thúc đẩy các cơ sở dạy nghề phát triển nhanh chóng, bền vững theo mục tiêu và yêu cầu của tình hình mới ở địa phương và cả nước hiện nay
Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh đang phát triển mạnh công nghiệp nên trong những năm gần đây, tỉnh đã thu hồi đất nông nghiệp xây dựng nhiều khu công nghiệp dẫn tới dư thừa lao động nông nghiệp và cầu về lao động có tay nghề cao làm việc trong khu công nghiệp là rất lớn.Việc đào tạo nghề cho những lao động trên địa bàn tỉnh cần được ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Tính đến năm 2015, toàn tỉnh có 49 cơ sở dạy nghề, trong đó: + Trường cao đẳng nghề: 7 trường.
+ Trường trung cấp nghề: 12 trường.
+ Trung tâm dạy nghề: 20 trung tâm
+ Cơ sở khác có hoạt động dạy nghề: 10 cơ sở Các cơ sở dạy nghề được chọn khảo sát gồm:
1) Trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh
2) Trường Trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật Băc Ninh
3) Trung tâm dạy nghề thành phố Bắc Ninh
Lý do chọn các cơ sở dạy nghề này là:
- Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh có bề dày hơn
40 năm xây dựng và trưởng thành Trường đã trải qua nhiều thời kì phát triển với nhiều tên gọi khác nhau: Trường Công nghiệp Hà Bắc, trường Công nhân kỹ thuật Hà Bắc, trường Trung cấp nghề Bắc Ninh, trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh (tên của trường hiện nay).
Trường đào tạo nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ với các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện để họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
- Trường Trung cấp nghề Kinh tế -Kỹ thuật Bắc Ninh đào tạo 3 cấp độ: Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên Với đội ngũ giáo viên dầy kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết với nghề luôn áp dụng phương pháp dạy học hiện đại, bên cạnh đó cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư đồng bộ phù hợp với tình hình thực tế hiện nay Trường là nơi cung cấp lao động có tay nghề cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận
- Trung tâm dạy nghề thành phố Bắc Ninh tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động
3.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Thông tin thứ cấp được thu thập từ các số liệu thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê… từ các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài.
Thông tin sơ cấp được thu thập từ điều tra theo phiếu thiết kế đối với người lao động, cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và tiến hành điều tra thu thập thông tin theo nội dung của mẫu điều tra.
Nội dung phiếu điều tra được chia thành các nội dung nhỏ tương ứng với mục đích nghiên cứu về xây dựng, triển khai thực hiện và đánh giá nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề.
Số lượng phiếu điều tra: 200 (lãnh đạo các cơ sở đào tạo nghề, cán bộ quản lý, giáo viên và học viên).
Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra được sử dụng để thu thập ý kiến của các đối tượng nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng chất lượng đào tạo ở các cơ sở dạy nghề.
Các số liệu thu thập được đưa vào máy vi tính với phần mềm Excel để tổng hợp và hệ thống hóa lại những tiêu thức cần thiết, thể hiện bằng bảng biểu
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp này trong việc thống kê cơ cấu lao động tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh, thống kê trình độ, độ tuổi, giới tính của lao động trong các cơ sở dạy nghề và kết quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây
- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để so sánh số lượng học sinh đầu vào của năm sau với năm trước, so sánh kết quả tốt nghiệp của học sinh giữa các năm, so sánh tỷ lệ học sinh khá giỏi của các năm học để thấy được chất lượng đào tạo giữa các khóa học.
- Phương pháp điều tra giáo dục: Sử dụng phương pháp này trong việc điều tra, để có số liệu từ các giáo viên, cán bộ quản lý, các cơ sở sản xuất về tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh Tác giả cũng dùng để điều tra về trình độ tay nghề của học sinh có đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.
3.2.4 Chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phân tích
3.2.4.1 Các chỉ tiêu ảnh hưởng chất lượng đào tạo
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ra trường: TL TN = TSTN/ TSHS (%)
Trong đó: - TL TN : Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
- TSTN: Tổng số tốt nghiệp
- TSHS: Tổng số học sinh của trường
Tỷ lệ này phản ánh chất lượng đầu ra của học sinh Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phản ánh học lực của học sinh, là con số để đánh giá mức độ uy tín của Nhà trường đối với các doanh nghiệp và xã hội trong công tác đào tạo nghề.
- Tỷ lệ học sinh khá giỏi của mỗi khóa TL kg = TSKG/ TSTN (%) Trong đó: - TL kg: Tỷ lệ học sinh khá giỏi mỗi khóa
- TSKG: Tổng số học sinh tốt nghiệp loại khá giỏi
- TSTN: Tổng số học sinh tốt nghiệp
Tỷ lệ học sinh khá giỏi của mỗi khóa càng cao phản ánh khả năng học tập của học sinh của Nhà trường, thể hiện năng lực của học sinh khi ra trường Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường
3.2.4.2 Các chỉ tiêu thể hiện năng lực của các cơ sở dạy nghề
- Chỉ tiêu thể hiện năng lực của đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề theo quy định về chuẩn giáo viên dạy nghề, trong đó:
- Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên
TL hs/gv = TSHS/ TSGV
Trong đó: TL hs/gv Tỷ lệ số học sinh trên 1 giáo viên
TSHS : Tổng số học sinh TSGV: Tổng số giáo viên
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Hệ thống các cơ sở dạy nghề và kết quả đào tạo nghề của tỉnh Bắc Ninh 39
4.1.1 Thực trạng hệ thống đào tạo
Trong những năm gần đây, công tác dạy nghề luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và xã hội đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh có tốc độ phát triển cao, thu hút đầu tư nước ngoài lớn Nhu cầu về lao động đặc biệt là lao động đã qua đào tạo rất lớn Đây là một trong những địa phương đang khai thác tốt các lợi thế, đồng thời tích cực đầu tư phát triển hệ thống các trường, trung tâm đào tạo nghề từ mặt bằng, trang thiết bị dạy và học, đội ngũ giáo viên giảng dạy được quan tâm bồi dưỡng toàn diện, bởi đây là yếu tố then chốt trong nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cung cấp cho các doanh nghiệp đầu tư tại địa phương và các vùng lân cận
Tính đến năm 2015, tổng số cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh là 49 cơ sở dạy nghề trong đó 7 trường cao đẳng nghề, 12 trường trung cấp nghề, 20 trung tâm dạy nghề và 10 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề (Phụ lục 1).
Cơ sở thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý có 11 cơ sở: 06 trường Cao đẳng nghề, 03 trường Trung cấp nghề, 02 trung tâm dạy nghề), gồm: Trường Cao đẳng nghề cơ điện và xây dựng Bắc Ninh, trường Cao đẳng nghề Viglacera, trường Cao đẳng nghề quản lý và công vụ, trường Cao đẳng công nghiệp Hưng Yên (cơ sở II, Từ Sơn), trường Cao đẳng Thủy Sản, trường Cao đẳng công nghệ Bắc Hà; trường Trung cấp Y dược Thăng Long, trường trung cấp kỹ thuật cao; Trung tâm dạy nghề và đào tạo lái xe – Trường Đại học kỹ thuật Hậu Cần, trung tâm dạy nghề và ứng dụng công nghệ CTA.
- Cơ sở do tỉnh quản lý có 38 cơ sở dạy nghề trong đó 01 trường cao đẳng nghề, 9 trường trung cấp nghề, 18 trung tâm dạy nghề và 10 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề.
Như vậy, hệ thống đào tạo nghề của tỉnh Bắc Ninh phát triển khá mạnh, năng lực đào tạo lớn Tỉnh đã thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động
Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 26.000 lao động. Trong 5 năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 130.500 lao động.
Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở dạy nghề này mới ở cấp độ dạy nghề sơ cấp, trung cấp, nghề thường xuyên Ở cấp độ nghề cao như cao đằng nghề mới có 7 trường, số học sinh chiếm tỷ lệ thấp (10% tổng số học sinh học nghề) Phần lớn các nghề đào tạo như may công nghiệp, tin học văn phòng, điện dân dụng, xây dựng, cơ khí, là những nghề có hàm lượng kỹ thuật thấp mang tính chất giải quyết việc làm cấp bách, chưa phải là những ngành nghề có hàm lượng chuyên môn, kỹ thuật cao
Bên cạnh đó, quy mô của các cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh còn nhỏ, năng lực không cao Chất lượng đào tạo đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa theo kịp với tình hình thực tiễn Một số học viên học nghề sau khi được đào tạo qua các trường lớp vẫn không thể đáp ứng yêu cầu làm việc công nghiệp tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Xã hội hóa công tác dạy nghề được nhân rộng và phát triển nhanh trong vài năm gần đây đã đem lại nhiều cơ hội học nghề hơn cho người lao động, nhưng mặt khác cũng thấy được hệ thống cơ sở dạy nghề công lập chưa đáp ứng được vai trò chủ đạo trong việc đào tạo nghề cho lao động tỉnh Bắc Ninh. 4.1.2 Kết quả đào tạo nghề của tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua
Hằng năm các cơ sở dạy nghề với lưu lượng từ 30.000 đến 33.000 lao động cung cấp cho thị trường ở địa phương, trong đó đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề là 15.000 đến 16.000; đào tạo sơ cấp nghề và dưới 3 tháng là 16.000 đến 17.000 lao động với các ngành nghề chủ yếu là nghề truyền thống, các nghề dịch vụ và các nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động và các cụm, khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần theo các năm: Năm 2010 là 45%, năm 2014 là 57%, năm 2015 là 60%; Đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề có chất lượng đảm bảo, tỷ lệ tốt nghiệp ra trường có việc làm đạt 80% Hiện toàn tỉnh có 49 cơ sở dạy nghề Trong 5 năm, toàn tỉnh đã đào tạo cho 141.365 lao động, tăng 54.509 người so với giai đoạn 2006-2010. Kết quả đào tạo nghề: Đến năm 2015, toàn tỉnh có 661.656 người, trong đó không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 46,97%; lao động đào tạo dạy nghề ngắn hạn: 31,26%; trung cấp nghề: 2,36%; trung cấp chuyên nghiệp:4,54%; cao đẳng: 2,45 %; cao đẳng nghề: 3,24; đại học trở lên: 9,18%.
Bảng 4.1 Lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật Đơn vị tính: người
1 Không có trình độ chuyên môn KT 380.031 389.623 388.427 380.884 355.342 343.983 335.582 310.793 Dạy nghề ngắn hạn: 106.277 126.695 140.556 133.673 170.499 189.147 195.565 206.828
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh
Bảng 4.2 Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật Đơn vị tính: %
1 Không có trình độ chuyên môn KT 70,83 67,70 64,10 62,32 56,83 53,57 50,99 46,97
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh
Thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại các sở sở dạy nghề của tỉnh Bắc
4.2.1 Đánh giá chất lượng theo kết quả xếp loại học sinh
Thống kê mới đây cho thấy, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đào tạo nghề tại Bắc Ninh ở các hệ cũng tăng đáng kể năm 2015: hệ sơ cấp và phổ cập nghề: số học sinh đạt tốt nghiệp là 100%, trung cấp là 96,1% và cao đẳng là 95,3% So với mặt bằng chung của cả nước, tỷ lệ này tương đối là cao (tính chung cả nước, tỷ lệ tốt nghiệp học nghề đạt 95%).
Kết quả học tập của các sinh viên là cơ sở để đánh giá năng lực của sinh viên sau khi ra trường Kết quả đào tạo nghề được tính bằng bảng điểm bình quân chung của các môn học trong suốt quá trình học của học sinh Trong những năm gần đây, số học sinh đạt loại khá giỏi đều chiếm trên 50%, tỷ lệ này ngày càng tăng lên theo từng năm Theo nhận xét sơ bộ của hiệu trưởng một số trường trong tỉnh cho biết, kết quả học tập của học sinh nghề trong năm học vừa qua có những tiến bộ đáng kể so với những khóa học trước Điều đó là đáng mừng, kết quả đó đánh giá sự cố gắng phấn đấu dạy và học của giáo viên cũng như của học sinh trong toàn trường Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số học sinh có ý thức học tập chưa tốt, kết quả học tập kém, làm giảm thành tích thi đua của nhà trường và ảnh hưởng đến phong trào học tập trong học sinh, sinh viên Đánh giá chất lượng đào tạo nghề thông qua ý kiến của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý của các cơ sở dạy với mẫu 100 học viên, 20 cán bộ quản lý, 30 giáo viên.
Bảng 4.3 Đánh giá chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh
Chất lượng đào tạo Học viên Cán bộ Giáo viên
2.Còn thấp so với yêu cầu 12,5 15,0 17,6
3.Đáp ứng yêu cầu, có hướng phát triển 53,9 50,0 56,4
Nguồn: Điều tra của tác giả Để thấy rõ hơn chất lượng đào tạo nghề thì ngoài kết quả xếp loại học sinh điều quan trọng nhất là năng lực của học sinh Việc đánh giá năng lực được khảo sát với cả bên đào tạo và bên sử dụng, với cả cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề và giáo viên.Với thang điểm 4 mức như sau:
+ Mức 1: Rất phù hợp; Rất tốt; Rất đầy đủ; Rất hài lòng; Rất quan trọng; + Mức 2: Phù hợp; Tốt; Đầy đủ; Hài lòng; Quan trọng;
+ Mức 3: Chưa phù hợp; Chưa tốt; Chưa đủ; Chưa hài lòng; Ít quan trọng;
+ Mức 4: Không phù hợp; Không tốt; Không đầy đủ; Không hài lòng; Không quan trọng.
Bảng 4.4 Năng lực học viên tốt nghiệp ĐVT: %
Các yếu tố và đối tượng đánh giá Mức đánh giá
Mức 1Mức 2Mức 3 Mức 4 Mức độ đáp ứng về kiến thức, kĩ năng nghề của
HV theo yêu cầu của doanh nghiệp
Mức độ đáp ứng về tính kỉ luật và tác phong của
HV theo yêu cầu của doanh nghiệp
Khả năng áp dụng được kiến thức, kĩ năng của HV để nâng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
Khả năng tự mở cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ của HV tốt nghiệp
Khả năng học tiếp để nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề của HV tốt nghiệp
Lãnh đạo TTDN Cán bộ quản lý Giáo viên
Cán bộ doanh nghiệp Lãnh đạo TTDN Cán bộ quản lý Giáo viên Cán bộ doanh nghiệp Lãnh đạo TTDN Cán bộ quản lý Giáo viên Cán bộ địa phương
Lãnh đạo TTDN Cán bộ quản lý Giáo viên Cán bộ địa phương Lãnh đạo TTDN Cán bộ quản lý Giáo viên Cán bộ doanh nghiệp
Nguồn: Điều tra của tác giả
Từ bảng 4.4 cho thấy đa số lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ địa phương đánh giá HV tốt nghiệp có khả năng áp dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để nâng cao được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; Nhiều lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ doanh nghiệp đánh giá HV tốt nghiệp có khả năng học tiếp để nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề Tuy nhiên, cũng có nhiều lãnh đạo, CBQL,
GV và cán bộ địa phương đánh giá HV tốt nghiệp ít có khả năng tự mở được cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Tuy vậy cũng từ bảng 4.4 cho thấy chưa có sự nhất quán trong đánh giá về kiến thức, kĩ năng, tính kỉ luật và tác phong của HV tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất Nhiều lãnh đạo, CBQL và GV cho rằng kiến thức, kĩ năng của HV đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất Trong khi đó nhiều cán bộ doanh nghiệp cho rằng chưa đáp ứng.
Sự khác biệt đánh giá này có thể xuất phát từ chuẩn đầu ra của các cơ sở ĐTN và chuẩn đầu vào của doanh nghiệp chưa gặp nhau nên nhận xét có khác nhau Các cơ sở ĐTN xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo dưa trên ý kiến các chuyên gia nghề, trên cơ sở đó đề ra chuẩn kiến thức và kĩ năng nghề mà họ cho rằng sẽ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nên việc đánh giá của các cơ sở ĐTN theo tỉ lệ nêu trên là phù hợp Nhưng theo quan điểm của ĐBCL thì chất lượng sản phẩm đầu ra của các cơ sở ĐTN chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng các cơ sở ĐTN cần phải nghiêm túc nhìn nhận rằng: Khi tiến hành kiểm tra thi tốt nghiệp, các cơ sở ĐTN chỉ căn cứ vào các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ đã đề ra để đánh giá Qua kết quả thi tốt nghiệp cho thấy hầu hết
HV dự thi đều đạt kết quả từ trung bình trở lên, nên lãnh đạo, CBQL, GV cho rằng kiến thức, kĩ năng của HV đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp Nhưng thực tế theo đánh giá của doanh nghiệp thì ngược lại, do việc tổ chức kiểm tra thi tốt nghiệp còn qua loa đại khái nên chưa đánh giá đúng chất lượng đầu ra của HV. Đa số lãnh đạo các cơ sở ĐTN cho rằng tính kỉ luật và tác phong của HV đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Trong khi đó nhiều CBQL, GV và cán bộ doanh nghiệp không đồng ý với đánh giá này Sự khác biệt ở đây là do nhận xét chủ quan của lãnh đạo của các cơ sở ĐTN mang tính kì vọng về lực lượng lao động do mình đào tạo ra Nhận xét này dựa trên cơ sở quan sát trật tự của lớp học hoặc thông qua báo cáo của bộ phận đào tạo Còn thực trạng như chúng ta đã biết khá rõ về sự phàn nàn của các doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng về tính kỉ luật và tác phong công nghiệp của người lao động.
Kết quả khảo sát cho thấy kể cả người học, người dạy và người quản lý đều thấy rằng mức độ hài lòng của giáo viên về chất lượng đào tạo nghề cao hơn học viên và cán bộ quản lý Các ý kiến đánh giá về chất lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu hiện nay là do chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp nghề của tỉnh thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu của người học, người dạy Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, nội dung chương trình đào tạo chưa phù hợp với yếu cầu thực tiễn
4.2.2 Đánh giá chất lượng theo mức độ đáp ứng yêu cầu xã hội
Sản phẩm đào tạo của các cơ sở dạy nghề là hàng hóa cung cấp cho thị trường lao động Sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu của bên sử dụng lao động sẽ thể hiện chất lượng do xã hội công nhận Trong nghiên cứu cũng đã khảo sát theo 4 mức độ đáp ứng yêu cầu xã hội như đã trình bày ở phần trên Kết quả thể hiện ở bảng 4.5.
Bảng 4.5 Mức độ đáp ứng yêu cầu xã hội ĐVT:%
Các yêu cầu và đối tượng đánh giá Mức đánh giá
Nghề đào tạo đáp ứng nhu Giáo viên 17,4 53,2 35,1 4,3
Cán bộ doanh nghiệp 26,3 41,4 26,3 6,0 cầu học nghề của người lao
Cán bộ địa phương 5,8 40,7 45,4 8,1 động ở địa phương
Học viên đang học 4,3 38,6 37,1 20,0 Học viên tốt nghiệp 10,3 35,9 59,0 12,8
Khả năng ổn định việc làm Cán bộ quản lý 10,7 42,9 37,5 8,9
Giáo viên 15,2 42,4 37,0 5,4 của HV sau tốt nghiệp
Cán bộ doanh nghiệp 8,1 39,5 38,4 14,0 Cán bộ địa phương 21,4 58,6 17,1 2,9
Góp phần chuyển dịch cơ Lãnh đạo CSĐTN 7,7 42,9 32,7 16,7
Cán bộ quản lý 40,0 50,0 10,0 0 cấu lao động và phát triển
Giáo viên 35,7 51,8 10,7 1,8 nhân lực ở địa phương
Thu hút ngày càng nhiều Lãnh đạo CSĐTN 41,0 43,6 15,4 0
CBQL, GV vào làm việc tại
Giáo viên 1,8 34,6 48,2 15,4 các cơ sở ĐTN
Cán bộ địa phương 0 37,0 58,7 4,3 Đáp ứng nhu cầu tuyển dụng Lãnh đạo CSĐTN 0 41,0 58,6 17,1
Cán bộ quản lý 10,0 20,0 70,0 0 nhân lực có chất lượng cho
Giáo viên 1,8 32,9 56,0 8,9 các doanh nghiệp
Nguồn: Điều tra của tác giả Kết quả thu được từ bảng 4.5 cho thấy đa số lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ địa phương đánh giá công tác ĐTN ở các cơ sở ĐTN đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động và phát triển nhân lực ở địa phương Tuy nhiên, cho các doanh nghiệp; nhiều lãnh đạo, CBQL và GV cũng đã công nhận rằng các cơ sở ĐTN chưa thật sự trở thành nơi thu hút CBQL, GV vào làm việc.
Qua bảng 4.5 cũng cho thấy chưa có sự nhất quán trong đánh giá về sự phù hợp của nghề đào tạo đối với nhu cầu học nghề của người lao động ở địa phương và khả năng ổn định việc làm của HV sau tốt nghiệp. Đa số lãnh đạo các cơ sở dạy nghề, CBQL, GV và HV đang học cho rằng nghề đào tạo của họ là phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động ở địa phương Trong khi đó nhiều HV tốt nghiệp, cán bộ doanh nghiệp và cán bộ địa phương không đồng ý với đánh giá này.
Sự chênh lệch này có thể xuất phát từ nhận thức về nghề đào tạo cho lao động ở địa phương chưa đồng nhất: Lãnh đạo, CBQL, GV các cơ sở dạy nghề dựa vào định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và năng lực hiện có của các cơ sở dạy nghề để lựa chọn ngành nghề; Cán bộ doanh nghiệp thì xuất phát từ sản phẩm, dịch vụ sản xuất của mình để đánh giá; Cán bộ địa phương thì căn cứ vào tình hình dân trí và đặc điểm kinh tế đặc thù của địa phương để đánh giá; HV thì theo cảm tính hoặc là không đăng kí học nghề hoặc có thì lựa chọn ngành nghề học chưa phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của mình Điều này chúng tỏ các cơ sở dạy nghề vẫn chưa thật đổi mới tiếp cận dạy nghề theo định hướng nhu cầu thị trường lao động
Mặt khác, một số nghề hiện nay đã phù hợp nhưng chưa thu hút được
HV vì thời gian đào tạo quá ngắn, chưa đủ kiến thức nên sau khi học xong khóa học HV chưa có thu nhập cao và ổn định Một số nghề nếu áp dụng tại địa phương này là phù hợp, nhưng đem áp dụng cho địa phương khác lại không phù hợp và nhu cầu học nghề và thị trường lao động sẽ thay đổi theo thời gian.
Nếu theo quan điểm tuyệt đối: chất lượng là đáp ứng mục tiêu đào tạo của các cơ sở dạy nghề đề ra thì lãnh đạo và CBQL đúng Nhưng theo quan điểm tương đối: chất lượng "là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng" thì với tỉ lệ 90% lãnh đạo, CBQL,
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh
CƠ SỞ DẠY NGHỀ CỦA TỈNH BẮC NINH
4.3.1 Căn cứ và quan điểm đề xuất giải pháp
4.3.1.1 Căn cứ Đào tạo nghề nhằm cung cấp lao động nghề cho thị trường lao động của tỉnh nên trước hết phải căn cứ vào định hướng phát triên kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; phát huy lợi thế so sánh, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, thực hiện phát triển bền vững; tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển dịch vụ; ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; chú trọng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị; tạo chuyển biến về kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, giải quyết tốt vấn đề môi trường; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát huy nhân tố con người phù hợp với trình độ của giai đoạn phát triển mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nền tảng để phấn đấu đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của Thế kỷ 21 theo hướng văn minh, hiện đại.
Một số chỉ tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020: 10,5%
- 11,5%; trong đó công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 11,3% - 12,6%, dịch vụ tăng 9,0% - 9,5%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,8%.
- Đến năm 2020, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,6%, công nghiệp và xây dựng 75,3%, dịch vụ 22,1%.
- GDP bình quân đầu người năm 2020: 9.000 USD (giá thực tế).
- Năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp: 1.110.000 tỷ đồng (Giá so sánh 2010)
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 32 tỷ USD; nhập khẩu đạt 26 tỷ USD.
- Tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2016-2020 là 363,4 nghìn tỷ đồng, bình quân hàng năm đạt 35%-40% GDP.
- Thu ngân sách trên địa bàn năm 2020 đạt 26.790 tỷ đồng, tăng bình quân 13,38%/năm; chi ngân sách địa phương đến năm 2020 đạt 14.731 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 2,53%/năm.
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020: 80 - 85%.
Ngoài ra đề xuất giải pháp còn phải dựa vào nhũng kết quả đã đạt được trong đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề như đã thể hiện ở các phần trên
4.3.1.2 Quan điểm phát triển dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh
Quan điểm 1, đào tạo nghề phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh vì nguồn nhân lực là phục vụ cho phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ của địa phương Đào tạo nghề phải gắn với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Sản phẩm của đào tạo nghề phải đáp ứng được nhu cầu nhân lực của phát triển.
Quan điểm 2, nhìn dưới góc độ quyết tâm chính trị thì giáo dục và đào tạo, trong đó có đào tạo nghề phải là quốc sách hàng đầu Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ kinh tế, giáo dục và đào tạo, trong đó có đào tạo nghề là một sự đầu tư Đầu tư cho đào tạo nghề phải có chất lượng và hiệu quả Quá chú trọng về quy mô, không chú trọng đến chất lượng sẽ là lãng phí Do vậy, phát triển đào tạo nghề cần có lộ trình chiến lược phù hợp Trước mắt, do nhu cầu nhân lực qua đào tạo cao và năng lực đào tạo cung ứng còn thấp trên địa bàn tỉnh thì mở rộng quy mô đào tạo là phù hợp; nhưng đến một thời điểm thích hợp, cần chuyển dần từ quy mô sang chú trọng chất lượng.
Quan điểm 3, chất lượng đào tạo nghề chịu tác động chi phối của nhiều yếu tố và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cần dựa trên phân tích khoa học và các bằng chứng thực tế để xây dựng giải pháp và lộ trình phù hợp, có các can thiệp cần thiết để từng bước giải quyết các yếu kém, hạn chế của công tác đào tạo nghề hiện nay
Quan điểm 4, đào tạo nghề là sự nghiệp chung của đất nước, do vậy cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của cấp ủy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp, gia đình và người dân Cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về dạy nghề và học nghề, trong chất lượng dạy nghề, trong việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.
4.3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh
4.3.2.1 Giải pháp về phát triển hệ thống dạy nghề Để đảm bảo chất lượng dạy nghề trước hết cần phát triển một hệ thống cơ sở dạy nghề có chất lượng đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội địa phương Cung cấp thừa hay thiếu, đáp ứng quá mức hay thiếu hụt về số lượng, chất lượng đều không phải là tối ưu Các giải pháp về phát triển hệ thống liên quan chủ yếu đến cơ chế và chính sách Trong giải pháp này, cần chú trọng các nội dung chính sau: a) Tạo cơ chế chính sách thu hút các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục đào tạo nghề, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Xây dựng cơ chế phù hợp giữa ba bên: các cơ sở dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm và doanh nghiệp Từng bước xây dựng và ban hành những quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lao động. b) Quy hoạch, sắp xếp các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, hệ thống cơ sở dạy nghề này bao gồm các cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập. Quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề cần căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương Tất nhiên, trong quá trình phát triển, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nhân lực có thể được điều chỉnh và quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề cũng cần được điều chỉnh tương ứng.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề, cần xây dựng các chính sách về khuyến khích đầu tư, ưu đãi về giao đất đai, ưu đãi về thuế, vay vốn, hỗ trợ nâng cao năng lực,… để các tổ chức và cá nhân tham gia vào sự nghiệp đào tạo nghề Trong phát triển đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, các cơ sở công lập và ngoài công lập không chỉ cạnh tranh lành mạnh và cần sự hợp tác, phối hợp để đảm bảo hiệu quả. c) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dạy nghề, tham gia vào sự nghiệp dạy nghề có nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân Đảm bảo nguyên tắc
“chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” đòi hỏi năng lực quản lý nhà nước cần được nâng tầm đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác dạy nghề cần:
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của bộ phận quản lý dạy nghề tại cơ sở và cán bộ quản lý dạy nghề tại các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;
- Có chương trình phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương để tránh trùng lắp hoặc bỏ trống các mảng, các hoạt động dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng của dạy nghề. d) Xây dựng chính sách phát triển dạy nghề trong các làng nghề, dạy nghề và tạo cơ hội học nghề và việc làm cho lao động nông thôn và chính sách hỗ trợ cho giáo viên, người học nghề là người nghèo, bộ đội xuất ngũ,… Việc xây dựng các chính sách này cũng giúp cho các cơ sở dạy nghề định hình được không gian phát triển, khả năng mở rộng hoạt động, đưa vào các hình thức dạy nghề linh hoạt, di động, tiết kiệm chi phí cho cơ sở và người học, nâng cao hiệu quả dạy nghề, vì thế hệ thống dạy nghề của địa phương cũng có tiềm năng phát triển mạnh hơn, đáp ứng nhu cầu của tỉnh.
4.3.2.2 Giải pháp về vốn, đất đai và nhân lực cho phát triển hệ thống dạy nghề
Các giải pháp về vốn, đất đai và nhân lực cho phát triển hệ thống dạy nghề có thể nằm trong các giải pháp về cơ chế, chính sách phát triển hệ thống Tuy nhiên, do tầm quan trọng của ba yếu tố này cần cụ thể hóa các giải pháp để tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển hệ thống. a) Giải pháp về vốn
Với mục tiêu tăng cường đầu tư để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn lực và cụ thể đào tạo nghề cho lao động cũng cần nhận được mức đầu tư thích đáng Từ sau năm 2015, căn cứ vào hiệu quả hoạt động và kết quả tiến trình xã hội hóa dạy nghề, nguồn kinh phí đầu tư cho dạy nghề không phụ thuộc nhiều vào ngân sách của trung ương và địa phương Dự báo nhu cầu vốn khoảng 3.127 tỷ đồng để phát triển nhân lực của tỉnh từ nay đến năm 2020. Việc huy động các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu trên là nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của các cấp chính quyền và của toàn xã hội, trong đó tập trung vào một số giải pháp sau: