1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

K300351_Thân Thị Hồng Ngát.docx

107 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 185,01 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Lịch sử vấn đề (7)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (14)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 6. Đóng góp của luận văn (16)
  • 7. Cấu trúc luận văn (16)
  • Chương 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ NHÂN VẬT “THẦN” (16)
    • 1.1. Về truyện truyền kì trung đại Việt Nam (17)
      • 1.1.1. Khái niệm truyện truyền kì (17)
      • 1.1.2. Đặc trưng thể loại truyện truyền kì (19)
      • 1.1.3. Diễn tiến của truyện truyền kì Việt Nam (21)
    • 1.2. Về nhân vật “thần” (25)
      • 1.2.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học (25)
      • 1.2.2. Nhân vật “thần” (27)
    • 1.3. Tiền đề cho sự xuất hiện của nhân vật thần trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam (33)
      • 1.3.1. Tiền đề lịch sử, xã hội (33)
      • 1.3.2. Tiền đề văn hóa, văn học (34)
  • Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT THẦN TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (17)
    • 2.1. Thống kê, phân loại nhân vật “thần” trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam (42)
      • 2.1.1. Thống kê (42)
    • 2.2. Chân dung nhân vật thần trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam (50)
      • 2.2.1. Ngoại hình (52)
      • 2.2.2. Quyền năng, phép thuật (54)
      • 2.2.3. Cuộc sống, số phận nhân vật (58)
    • 2.3. Không gian hiện diện của nhân vật “thần” trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam (59)
      • 2.3.1. Nhân vật “thần” chỉ xuất hiện trong không gian kì ảo (59)
      • 2.3.2. Nhân vật “thần” chỉ xuất hiện trong không gian trần thế (62)
      • 2.3.3. Nhân vật “thần” dịch chuyển giữa không gian kì ảo và không gian trần thế (62)
  • Chương 3: CHỨC NĂNG CỦA NHÂN VẬT THẦN TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (42)
    • 3.1. Chức năng trong tổ chức cốt truyện (66)
      • 3.1.1. Nhân vật trung tâm của truyện kể (67)
      • 3.1.2. Nhân vật thúc đẩy diễn tiến của truyện kể (69)
      • 3.1.3. Nhân vật hóa giải mâu thuẫn trong truyện kể (73)
    • 3.2. Chức năng biểu đạt chủ đề tư tưởng tác phẩm (75)
      • 3.2.1. Niềm tin vào sự tồn tại, sự song hành của thế giới siêu nhiên bên cạnh cõi trần (75)
      • 3.2.2. Nỗi bất an trước thực tại đổ vỡ, nhiều bất ổn (0)
      • 3.2.3. Sự cảm thông, trân trọng những ước mơ, khát vọng chính đáng của (79)
  • KẾT LUẬN (87)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI THÂN THỊ HỒNG NGÁT NHÂN VẬT “THẦN” TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI, 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠ[.]

Lịch sử vấn đề

Thần linh là nhân vật vô cùng quan trọng trong đời sống người Việt mà văn học lại phản ánh đời sống vì vậy thần linh xuất hiện trong văn học là điều dễ hiểu Ngay từ khi chưa có chữ viết, nhân vật thần đã xuất hiện trong văn học dân gian, văn học truyền miệng Nhờ đó, nghiên cứu nhân vật thần linh trong văn học là mảnh đất màu mỡ để các nhà nghiên cứu, nhà phê bình khai thác Nhân vật thần linh được nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau như nghiên cứu nhân vật thần trong truyện kể dân gian Việt Nam, nghiên cứu nhân vật thần trong văn học trung đại Việt Nam và nghiên cứu nhân vật thần trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam Các hướng nghiên cứu đã gợi mở cho người viết các vấn đề cần khai thác khi nghiên cứu nhân vật “thần” trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam.

Nghiên cứu nhân vật thần trong truyện kể dân gian Việt Nam

Luận án tiến sĩ “ Thế giới nhân vật kì ảo trong truyện cổ tích thần kì các dân tộc Việt Nam” (2011) của tác giả Nguyễn Thị Dung đã đề cập đến nhân vật “thần” trong hệ thống các nhân vật kì ảo xuất hiện của truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam Luận án chỉ ra vai trò của các nhân vật kì ảo, trong đó có nhân vật “thần” Theo đó, các nhân vật “thần” trong truyện cổ tích thần kì xuất hiện để giải quyết xung đột mâu thuẫn của truyện Thần thánh có hai vai trò chính là: trợ giúp nhân vật tuyến thiện, trừng phạt nhân vật tuyến ác. Thông qua nhân vật này, con người muốn gửi gắm ước mơ, khát khao, niềm tin, hi vọng vào xã hội công bằng.

Nhân vật “thần” cũng được đề cập đến trong “Tổng quan tình hình nghiên cứu nhân vật thần linh trong truyền thuyết Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc qua nguồn tài liệu tiếng Việt” (2021) của tác giả

Nguyễn Hữu Kim Duyên Qua việc sưu tầm và tập hợp, hệ thống hóa tư liệu, tác giả chỉ ra các công trình nghiên cứu nhân vật thần linh trong các truyện truyền kì và rút ra kết luận “nhân vật thần chiếm một vị thế quan trọng trong hệ thống nhân vật truyền thuyết của các nước Nhân vật thần linh từ trang sách ấy thấm nhuần vào đời sống cư dân và tâm thức các dân tộc này một cách tự nhiên và mạnh mẽ Và cũng có khi theo chiều ngược lại, những câu truyện dân gian về các vị thần trong văn học truyền miệng lại được ghi chép lại, trở thành truyền thuyết, thậm chí trở thành nguồn sử liệu quan trọng trong quốc sử, nhất là giai đoạn đầu dựng nước và giữ nước của mỗi quốc gia dân tộc” [7;13] Có thể thấy thần linh xuất hiện trong truyền thuyết như một lẽ tất yếu bởi vị trí quan trọng của họ trong đời sống cư dân Việt Các vị thần đi từ văn học dân gian truyền miệng vào văn học viết rồi trở thành nguồn sử liệu chính thống được lưu truyền Ở đây, tác giả Nguyễn Hữu Kim Duyên tập trung vào việc liệt kê các công trình nghiên cứu nhân vật thần linh trong truyền thuyết của bốn nước: Nhật, Trung, Hàn và Việt Nam qua các thời gian và đưa ra những nhận định khái quát về quan điểm về thần linh, thời đại cũng như thái độ của con người đối với thần linh trong truyền thuyết.

Trong bài nghiên cứu “Yếu tố lực lượng thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt”, (2021) tác giả Hoàng Thị Phương Loan đã đưa ra nhận định về lực lượng thần kì “là một trong yếu tố quan trọng nhất làm nên đặc trưng và sắc hấp dẫn của truyện truyền kì cổ tích” Bài viết đưa ra bảng khảo sát và phân loại các lực lượng thần kì rồi tìm hiểu ý nghĩa của lực lượng này trong truyện cổ tích cũng như đối với cuộc sống và quan niệm của người Việt.

Nhân vật thần linh cũng được nhắc đến trong cuốn sách “Nhân vật phù trợ trong truyện cổ tích thần kì người Việt Nam” (2018) của tác giả Hà Đan.

Cuốn sách này không chỉ giúp người đọc hình dung về đặc trưng của truyện cổ tích thần kì mà còn biết được ý nghĩa của kiểu loại nhân vật này trong truyện cổ tích cũng như trong văn hóa và đời sống của người dân Việt Trong đó, tác giả có viết “ Nhân vật phù trợ trong truyện cổ tích thần kì người Việt là sự tái hiện khát vọng chân - thiện - mỹ của người bình dân Việt Nam quanh năm chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối nhưng yêu đạo lý, trọng tình người, khát khao chính nghĩa” [9;5].

Nhân vật thần trong truyện cổ tích qua các nghiên cứu hiện lên với chức năng chính là phù trợ, cứu giúp, xuất hiện để giải quyết mâu thuẫn của truyện Đây là nhân vật được các tác giả dân gian gửi gắm những ước mơ, khát vọng và niềm tin công lý cũng như giúp người đọc hiểu được “nếp cảm, nếp nghĩ” của người Việt xưa.

Nghiên cứu nhân vật thần trong văn học trung đại Việt Nam

Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường trong cuốn “Thần, Người và Đất Việt” có đề cập đến nhân vật thần linh Việt trong các truyện kể như “Việt điện u linh”, “Lĩnh Nam chích quái” Tác giả chỉ rõ: “Việt điện u linh tập là sách viết về tập hợp thần linh được chính quyền công nhận, do đó ta thấy có sự đồng lòng chấp thuận phụng thờ các thần linh ấy giữa chính quyền và địa phương có thần, mà chính quyền là đem lại tính cách định hình chính thức cho nội dung thần linh của dân chúng cung cấp Lĩnh Nam chích quái vì là truyện dân gian nên chỉ cần có các dấu vết niên đại đủ làm khung truyện, còn nội dung thì dàn trải ra trong sự phô diễn phần ý thức xã hội tác động vào việc sáng tạo những thần linh mới” [46;4] Thay vì xây dựng đất nước theo quan điểm duy lí của Khổng giáo, các ông vua thời kì Lý Trần khéo léo quan tâm đến đời sống của nhân dân, chú ý hơn đến thần linh, thờ phụng các tín ngưỡng và các nhà Nho cũng thu nhặt các chuyện truyền kì trong dân gian và ghi chép lại Các tập truyện “Việt điện u linh” và “Lĩnh Nam chích quái” đã được hình thành trong khung cảnh thời đại cần đến một cõi thiêng liêng, sức mạnh của các vị thần che chở, chống lại quân xâm lăng Càng trở về sau, các tác giả ghi chép dồi dào và sáng tạo hơn và dần dần hình thành thể loại truyền kì cùng hệ thống nhân vật thần linh hết sức phong phú Tác giả cũng chỉ ra

“Việt điện u linh” là tác phẩm ghi chép lại các vị thần được chính quyền công nhận và được thờ phụng một cách rộng rãi còn những vị thần trong “Lĩnh Nam chích quái” vì là truyện dân gian nên có sự sáng tạo ra những thần mới.

Với “Sự phát triển truyện văn xuôi Hán- Việt từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ

Nghiên cứu "Hành trình 18 thế kỷ qua một số tác phẩm tiêu biểu" của Nguyễn Đăng Na đã đề cập đến nhân vật thần trong các truyện văn xuôi Hán - Việt Tương tự, tác giả cũng khẳng định thời đại Lý - Trần đã đặt nền móng cho nền văn học trung đại Việt Nam.

“văn học hóa truyền thuyết” “văn học hóa truyện dân gian”, từ đó các nhân vật thần linh xuất hiện trong “Việt điện u linh” và “Lĩnh Nam chích quái” có những đặc điểm riêng Phần nhiều, các nhân vật thần linh xuất hiện trong các câu chuyện truyền thuyết về các vị thần che chở cho con người, giải thích về sự xuất hiện cũng như thần tích của họ như thành hoàng, thần núi, thần sông Trong nghiên cứu cũng đưa ra nhận định về việc xây dựng đặc điểm khác nhau của nhân vật này của hai tập truyện: “Nếu Lý Tế Xuyên thiên về lược thuật theo công thức: dương phù âm trợ thì Trần Thế Pháp chú ý hơn việc tổ chức cốt truyện, chọn lọc sự kiện mang tính xung đột căng thẳng, phần nào tạo dựng hoàn cảnh để nhân vật hành động và tăng cường miêu tả” [21;11].

Tác giả Trần Thị An trong Tạp chí văn học có bài viết “Quan niệm về thần và việc văn bản hóa truyền thuyết trong truyện văn xuôi trung đại” Tác giả đã đưa ra những cái nhìn khái quát và quan niệm về thần linh trong cả tiến trình văn xuôi trung đại Không chỉ đưa ra những khía cạnh chủ yếu của nhân vật thần là quyền năng và phép thuật, tác giả còn mạnh mẽ chỉ ra loại “thần nhảm” vào giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX Điều này cho thấy nhân vật thần không chỉ còn thực hiện chức năng đơn giản cứu giúp, độ thế, bảo vệ dân lành mà thay vào đó là hệ thống nhân vật mới mẻ, gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc và đặc biệt nó phản ánh những góc tối, góc khuất trong tín ngưỡng thần linh của người Việt.

Trong luận án “Tìm hiểu nhân vật thần linh trong truyện truyền thuyết người Việt qua văn xuôi trung đại”, tác giả Nguyễn Hữu Kim Duyên cũng đưa ra nghiên cứu về nguồn gốc, loại hình cũng như đặc điểm của các nhân vật thần linh trong truyền thuyết ngưởi Việt qua văn xuôi trung đại như thần phả, chí quái, truyền kì, kí lục và các bộ quốc sử, Luận án còn chỉ ra quá trình hình thành, hành trạng, ý nghĩa của loại hình nhân vật thần linh có trong văn xuôi trung đại.

Trong “Truyện kì ảo trung đại Việt Nam” – đề tài khoa học cấp bộ của tác giả Vũ Thanh, tác giả đã nghiên cứu truyện kì ảo Việt Nam qua các giai đoạn Nhân vật “thần” được nghiên cứu theo thứ bậc, thần linh được“lựa chọn và phân loại nghiêm ngặt, có trật tự phẩm ngạch trước sau” [39;38].

Các vị thần được xem như những nhân vật lịch sử được tìm hiểu về cuộc đời, hành trạng và công tích của họ khi còn sống Sau khi mất, họ được tôn vinh và được cho là có khả năng hiển linh phù hộ cho con người, theo nguyên lý "dương trợ, âm phù".

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp loại hình chính là chìa khóa quan trọng cho phép người nghiên cứu có thể nhận diện nhân vật “thần” với tư cách loại hình nhân vật từ đó rút ra những đặc điểm chung cho kiểu loại nhân vật “thần”

5.2 Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa

Phương pháp tiếp cận văn học theo góc nhìn văn hóa đóng vai trò thiết yếu do mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa và văn học Văn học phản ánh và biểu hiện văn hóa, là một phần không thể thiếu của văn hóa Góc nhìn văn hóa cho phép chúng ta đưa ra những lý giải, phân tích về sự xuất hiện, nguồn gốc và hành động kỳ lạ của các nhân vật trong tác phẩm truyền kỳ Nhân vật "thần" bắt nguồn từ tín ngưỡng văn hóa và gắn liền với bối cảnh văn hóa đặc thù thời trung đại Do đó, muốn tiếp cận kiểu nhân vật này, cần đi từ văn hóa Người viết sử dụng góc nhìn văn hóa để giải thích nguồn gốc hình thành nhân vật cũng như tìm hiểu vai trò của nhân vật trong tác phẩm.

5.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phương pháp phân tích – tổng hợp là phương pháp cần thiết để nghiên cứu về các khái niệm xoay quanh đề tài cũng như đặc điểm của kiểu loại nhân vật “thần” Người viết phân tích các ý kiến, nhận định rồi từ đó tổng hợp và khái quát đưa ra quan điểm cá nhân về các khái niệm về truyện truyền kì, nhân vật “thần” Ngoài ra bằng việc phân tích nguồn gốc, đặc điểm của nhân vật, người viết có thể tổng hợp đưa ra các nhận định về nhân vật từ đó rút ra được những tư tưởng cũng như quan điểm sáng tác của các tác giả của truyện truyền kì.

Trong quá trình phát triển của mình, truyện truyền kì trung đại nói chung và nhân vật “thần” nói riêng đều có những biến đổi Phương pháp so sánh giúp người viết có thể tìm hiểu sự vận động và biến đổi của nhân vật

“thần” trong diễn tiến của thể loại truyện truyền kì Dựa vào so sánh, đối chiếu các nhân vật “thần” có trong các tác phẩm trong các giai đoạn, ta có thể đánh giá sự thay đổi, vận động và phát triển của kiểu loại nhân vật này.

Đóng góp của luận văn

6.1 Luận văn đã khảo sát, hệ thống hóa các nhân vật “thần” trong 6 tập truyện truyền kì.

6.2 Luận văn tìm hiểu đặc điểm kiểu loại nhân vật “thần” trong đặc trưng thể loại

6.3 Luận văn chỉ ra vai trò, ý nghĩa của nhân vật “thần” trong truyện truyền kì cũng như trong đời sống văn hóa của người Việt.

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm có 3 chương:

TÌM HIỂU CHUNG VỀ TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ NHÂN VẬT “THẦN”

Về truyện truyền kì trung đại Việt Nam

1.1.1 Khái niệm truyện truyền kì

Truyện truyền kì (傳奇) là một thể loại thuộc văn học trung đại Việt Nam. Theo chiết tự chữ Hán 傳 (truyền) là từ chỗ này sang chỗ kia, từ đời trước để lại cho đời sau 奇 (kì) là lạ, khôn lường Dựa vào giải nghĩa chữ Hán ta có thể hiểu đơn giản truyện truyền kì là những câu chuyện lạ được lưu truyền.

Truyện truyền kỳ Việt Nam chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc và xuất hiện từ khá sớm Ban đầu, tác giả Bùi Hình gọi truyện văn xuôi là truyện truyền kỳ với nghĩa là hoang đường nhưng phản ánh đời sống thực Qua các thời Tống, Nguyễn, Minh, Thanh, phạm vi truyện truyền kỳ được mở rộng hơn Ví dụ, đời Tống truyện truyền kỳ được dùng để gọi chung tiểu thuyết đời Đường, còn đến cuối thời Nguyên thì dùng thêm cho hý kịch lãng mạn Hiện vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về thời kỳ xuất hiện của thể loại này do khái niệm không rõ ràng và ranh giới còn lẫn lộn Một số ý kiến cho rằng truyền kỳ đã có từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, nhưng có người lại cho rằng phải đến tận đời Đường mới xuất hiện.

Truyện truyền kì của văn học Việt Nam cũng vậy, có rất nhiều ý kiến xoay quanh chủ đề đâu là tác phẩm đầu tiên của thể loại truyền kì? Tên gọi truyền kì xuất hiện trong văn học viết đầu tiên trong tập truyện: “Truyền kì mạn lục” Tuy nhiên có ý kiến cho rằng nếu xét về đặc điểm truyện truyền kì thì thể loại này phải xuất hiện từ giai đoạn đầu của nền văn học viết là “Viện điện u linh” và “Lĩnh Nam chích quái” Nhưng có bài viết nhận định rằng phải tới “Thánh Tông di thảo” mới là sự đánh dấu điểm bắt đầu cho thể loại truyện truyền kì.Quan niệm về truyện truyền kì vẫn còn có nhiều điểm chưa thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, vì vậy, việc xác định tác phẩm truyền kì đầu tiên cũng như nhận diện hệ thống tác phẩm truyền kì trong văn học trung đại Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau Tuy nhiên, về cơ bản, tất cả các công trình, bài viết đều gặp nhau ở điểm nhấn mạnh vai trò của cái “kì” trong nội dung phản ánh cũng như đặc trưng nghệ thuật của thể loại.

Theo các nhà nghiên cứu như Vũ Ngọc Khánh và Nguyễn Quang Ân, truyền kỳ là thuật ngữ chỉ những câu chuyện kể về những sự lạ, có thể liên quan đến thần thánh, ma quỷ hay những thông tin dị biệt với đời thường Truyền kỳ có tính chất huyền ảo, mơ hồ, nhưng khác với thần thoại và gần hơn với cổ tích thần kỳ.

Theo “Từ điển văn học” (2004) do nhóm bốn tác giả gồm Nguyễn Huệ Chi, Đỗ Đức Hiểu, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên Tài liệu cho rằng:

“Truyện truyền kì là hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học sử dụng những mô típ kì quái hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế nhằm gợi hứng cho người đọc.” [14;447]

Trong cuốn “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam” của Trần Đình Sử, tác giả có nêu về hai chữ “truyền kì” có vài ý nghĩa Một là có ý chuộng lạ, hai la chứa đựng nhiều thể: sử, thơ, nghị luận, …

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na định nghĩa truyền kì là "một thể tài truyện ngắn trung đại có các nhân vật, tình tiết, kết cấu mang yếu tố lạ kì đặc biệt" Ông cho rằng chính đặc điểm khác biệt này đã tạo nên tên gọi "truyền kì" cho thể loại truyện này.

Tiến sĩ Đỗ Thị Mỹ Phương trong luận án tiến sĩ “Truyện truyền kì Việt

Nam thời trung đại (nhìn từ phương diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật” có đề xuất khái niệm truyện truyền kì như sau: “Truyện truyền kỳ là loại hình văn xuôi tự sự thời trung đại, có quy mô nhỏ hoặc trung bình (xét về dung lượng số trang), có cốt truyện hoàn chỉnh và nhân vật với tạo hình, dấu ấn riêng Truyện truyền kỳ phản ánh những vấn đề của hiện thực cuộc sống con người bằng phương thức kỳ ảo, tạo nên thế giới nghệ thuật đặc thù với sự tham gia của những motip, tình tiết khác thường, nghịch dị, sự có mặt của những kiểu loại nhân vật hỗn dung hư - thực, sự hiện diện của những cõi không gian siêu thực, hoang đường Truyện truyền kỳ gắn liền với hư cấu và tưởng tượng, khẳng định ý thức tự chủ, tự giác trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trung đại.” [32;31]

Có thể nói, truyện truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự bằng chữ Hán và có nguồn gốc từ Trung Quốc Truyện truyền kì gắn liền với sự hiện diện của yếu tố “kì” có thể là cái hoang đường, không có thật, có thể là cái khác thường, dị biệt Cái “kì” gắn liền với phạm vi hiện thực được phản ánh trong truyện kể, đồng thời liên quan mật thiết với phương thức phản ánh – thủ pháp “lạ hóa”.

1.1.2 Đặc trưng thể loại truyện truyền kì

Truyện truyền kì là một trong những thể loại lớn và có những đặc trưng cơ bản để phân biệt với các thể loại tự sự nói riêng và văn học trung đại nói chung.

Thứ nhất, một trong những đặc tính quan trọng nhất của thể loại này chính là gắn liền với yếu tố “kì” trong motip, cốt truyện, nhân vật hay không gian Những motip quen thuộc như người nằm mơ xuống âm phủ, người hóa thần, ma quỷ đội lốt người, thần hóa thành người, xuất hiện nhiều trong các truyện truyền kì Các nhân vật ma quái, quỷ thần, diêm vương, thượng đế, hay những nhân vật là người thường nhưng có khả năng đối chất, phản kháng với thần thánh, ma quỷ,… hoặc có thể trở về nhân gian sau khi chết đi Không chỉ có nhân vật “kì” mà ngay cả không gian cũng đầy chất “kì” Ta có thể bắt gặp không gian như âm phủ, thiên đình hay thủy cung trong các sáng tác truyện truyền kì Có thể nói, yếu “kì” là một phần không thể thiếu của truyện truyền kì Cái “kì” được tiếp thu từ thụ động từ văn học dân gian cho đến tự ý thức thành một thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của truyện truyền kì Nếu truyện truyền kì mà mất cái “kì” thì lại biến thành truyện kí vì vậy cái “kì” như một bút pháp nghệ thuật không thể thiếu của các nhà văn truyện truyền kì.

Thứ hai, truyện truyền kì hướng đến phản ánh hiện thực, lấy con người làm trung tâm, dùng yếu tố kì làm phương thức nghệ thuật phản ánh cuộc sống của những con ngườu đời, thường trần thế Hiện thực đó có thể là một xã hội đầy loạn lạc, là những cuộc chiến tranh phi nghĩa nổ ra để người vợ tảo tần chịu thương chịu khó như nhân vật Vũ Nương bị nghi oan trong “Truyền kì mạn lục” hay một thời kì “giặc cướp nổi lên như ong, lại thêm mất mùa, dịch bệnh” Hay những thói hư tật xấu của quan lại phong kiến thông qua hình ảnh quỷ thần, loài vật Trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, hình ảnh “các đền miếu gần quanh đều ăn đút lót” của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi để hắn tác oai, tác quái chiếm lấy chỗ ở của Thổ công Không chỉ phản ánh hiện thực đời sống, truyện truyền kì còn mang giá trị nhân đạo, đầy chất nhân văn Truyện truyền kì quan tâm hơn đến số phận những người phụ nữ Ở đây các tác giả ca ngợi phẩm chất, nhân cách cao thượng, tiết hạnh của họ cùng sự cảm thương, đồng cảm sâu sắc với cuộc đời với bi kịch như nàng Nhị Khanh trong “Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu”), Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”,

Truyền kỳ là thể loại đánh dấu sự phát triển của văn xuôi trung đại với cốt truyện đa dạng, nhân vật có đời sống và tính cách riêng, ngôn ngữ phong phú và giàu giá trị văn chương Trong xây dựng nhân vật, truyện truyền kỳ kết hợp thực - ảo để tạo hình tượng nhân vật, tiếp cận nhân vật từ nhiều quan điểm, góc độ, tạo tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách, số phận Về cốt truyện, các tác giả truyền kỳ sử dụng các phương pháp từ tuyến tính, lồng ghép, lắp ghép đến hồi cố Thêm vào đó, thể loại này còn kết hợp nhiều thể loại khác như thơ, phú, văn tế, câu đối.

1.1.3 Diễn tiến của truyện truyền kì Việt Nam

Truyện truyền kì đi qua một chặng đường dài với vô vàn đóng góp cho nền văn học dân tộc Như bao mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống thì truyện truyền kì cũng trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ hình thành, cực thịnh đến suy thoái và kết thúc Trên mỗi chặng đường nó để lại những dấu ấn và đặc điểm riêng.

*Giai đoạn hình thành (Trước thế kỉ XV)

Trước thế kỉ XV, văn xuôi tự sự vẫn còn mập mờ danh giới với văn học dân gian và văn học chức năng Giai đoạn này đa số là ghi chép lại những truyện dân gian, lịch sử, tôn giáo Hầu hết các tác phẩm đều phản ánh về việc hình thành, phát triển của nước Đại Việt cũng như khẳng định chủ quyền Cái kì ảo trong truyện ở đây vẫn mang tính chất của văn hóa sùng bái tự nhiên, tôn giáo chứ không phải là phương thức nghệ thuật để truyền tải cuộc sống nhân sinh Ở giai đoạn này, tuy mới hình thành và chưa rõ hình hài hoàn thiện của truyện truyền kì nhưng yếu tố truyền kì bắt đầu manh nha trong tập “Việt điện u linh tập” của Lý Tế Xuyên Đến cuối thế kỉ XIV, sự ra đời của “Lĩnh Nam chích quái lục, Tam tổ thực lục” đã có những truyện mang đặc điểm của truyện truyền kì rõ nét Ta có thể nhắc đến truyện “Hà Ô Lôi” trong “Lĩnh

Nam chích quái lục” – tác phẩm mở đầu cho thể loại truyền kì Việt Nam.

Về nhân vật “thần”

1.2.1 Nhân vật trong tác phẩm văn học

*Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học

Nhân vật là phần không thể thiếu trong các tác phẩm văn học Mỗi thể loại sẽ có những nhân vật riêng của mình Có những nhân vật được gọi tên riêng (Vũ Nương, Thúy Kiều,…), có nhân vật không có tên mà chỉ dùng đặc điểm để gọi (thằng bán tơ, tên trộm,…) hay là các nhân vật giấu tên chỉ xưng

“tôi” hoặc nhân vật dấu mình cần người đọc tìm kiếm và suy ngẫm Có rất nhiều khái niệm về nhân vật trong tác phẩm văn học được đưa ra nhưng ở đây chúng tôi chọn khái niệm trong Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người”

[12,16] Theo như quan điểm trên, nhân vật văn học có thể là bất kì sự vật nào có đặc điểm giống với con người Thông qua nhân vật văn học, các tác giả có thể thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình.

*Đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học

Nhân vật văn học khác với các nhân vật của các loại hình nghệ thuật khác, nhân vật trong các tác phẩm văn học được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ Điều này đòi hỏi khả năng tưởng tượng và tư duy của người đọc, mỗi một người đọc lại có một cách hình dung khác nhau về nhân vật văn học. Ngoài ra, nhân vật văn học có thể có tên gọi hoặc không có tên gọi chỉ dựa vào những đặc điểm riêng hoặc đôi nét về nghề nghiệp để gọi tên nhân vật. Đôi khi nhân vật còn ẩn mình và người đọc phải tự dự đoán Chính vì vậy, nhân vật văn học được coi là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ.

*Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học

Nhân vật trong tác phẩm văn học chính là công cụ để các nhà văn thể hiện quan điểm của mình về một vấn đề, hiện tượng hay rộng hơn là về thời đại, cuộc đời Phân tích nhân vật trong tác phẩm cũng chính là đi tìm tư tưởng và thông điệp của nhà văn muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình.

*Phân loại nhân vật văn học

Phân loại nhân vật văn học theo phẩm chất, ta có hai loại: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Nhân vật chính diện đại diện cho những phẩm chất tích cực, trong khi nhân vật phản diện đại diện cho những phẩm chất tiêu cực Sự đối đầu giữa hai loại nhân vật này là một đặc điểm cơ bản trong văn học, trong đó nhân vật phản diện đóng vai trò là đòn bẩy để làm nổi bật tính tích cực và lý tưởng của nhân vật chính diện.

Phân loại nhân vật trong cấu trúc cốt truyện gồm ba loại: nhân vật chính, trung tâm và phụ Nhân vật chính là tuyến nhân vật thường xuyên xuất hiện, đóng vai trò quan trọng trong diễn biến cốt truyện Trong một tác phẩm có nhiều nhân vật chính, sẽ có một nhân vật quan trọng nhất được gọi là nhân vật trung tâm Mọi tình tiết sẽ xoay quanh nhân vật này, trong khi các nhân vật khác đóng vai trò hỗ trợ Nhân vật ít được nhắc đến là nhân vật phụ, chỉ xuất hiện với tần suất thấp trong tác phẩm.

Khái niệm “thần” (神) không còn xa lại đối với người Việt Đây là nhân vật có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Thần thường gắn liền với sự sợ hãi và lòng thành kính.

Trước hết, dựa vào chiết tự tiếng Hán, thần (神) là lực lượng siêu nhiên, đấng linh thiêng, có sức mạnh và phép lại phi thường Thần thường được kết hợp cùng với thần tiên, thần thánh và thần Phật để chỉ chung các lực lượng siêu nhiên có năng lực siêu phàm, quyền năng thế thượng, khiến con người nể phục và tôn kính Tuy nhiên theo chiết tự chữ Hán, thần(神), tiên (仙), thánh (聖), Phật (佛) là những khái niệm khác nhau Tiên (仙) là khái niệm để chỉ những người siêu phàm, đã tu luyện sống lâu, không già, siêu thoát trần tục Thánh (聖) để chỉ những người có đức hạnh cao và thông hiểu sự lí, sáng suốt, tu dưỡng nhân cách đến cõi cùng cực Phật (佛) để chỉ đức Phật hay những bậc tu đã giác ngộ hoàn toàn và giáo hóa cho người khác được hoàn toàn giác ngộ Có thể thấy điểm chung của các khái niệm này đó chính là sự siêu phàm, hơn người Chính vì vậy ta có thể ghép thần với thần tiên, thần thánh hay thần Phật một phần để chỉ nguồn gốc của các loại thần này “Thần thánh” (thần và thánh) được định nghĩa là lực lượng siêu nhiên, có tính chất linh thiêng và vĩ đại “Thần tiên” thuộc về thế giới của thần và tiên, thường chỉ những người tu chân đắc đạo, thần thông quảng đại, trường sinh bất lão Ở đây, thần chỉ giới linh thiêng, địa vị cao, có sức mạnh và phép lạ còn tiên chỉ là do người tu luyện mà thành trường sinh bất tử Tuy nhiên trên thực tế, sự phân biệt giữa thần và tiên không phải lúc nào cũng có danh giới rõ ràng Hai khái niệm khu biệt nhưng đôi khi bị dùng lẫn và gọi chung là

“thần tiên” để chỉ chung “Thần Phật” được hiểu là thần và Phật có năng lực siêu nhiên, là nhân vật bảo vệ, che chở, cứu độ chúng sinh Đây là khái niệm có liên quan và bắt nguồn từ Phật giáo, nghĩa là bậc Giác ngộ, có trí tuệ vĩ đại và lòng từ bi vô hạn, không chỉ tự mình xóa bỏ vô minh mà còn giúp chúng sinh được hoàn toàn giác ngộ Trong tâm thức dân gian, Phật (thường được gọi là Bụt) là người có quyền phép vô biên, thường cứu nhân độ thế Bởi vậy, Phật thực sự giống như một vị thần Trong luận văn “thần” với nội hàm rộng, chỉ thế lực siêu nhân, có quyền phép, có thể can thiệp vào cõi nhân thế, ban thưởng hoặc trừng phạt con người, sắp đặt lại trật tự thế giới Như vậy khái niệm thần bao chứa cả khái niệm thần thánh, thần tiên, thần Phật Trong nhiều trường hợp, thánh - tiên - Phật hiện diện trong tác phẩm mà mang những đặc tính như thần, luận văn đều xếp vào kiểu nhân vật thần.

Trong tương quan với thần, còn có các nhân vật có năng lực siêu nhiên và tồn tại trong tiềm thức của con người như yêu, ma, quỷ, Yêu, ma, quỷ là cụm từ để chỉ những thế lực có phép biến hóa, hình thù kì dị, dữ tợn, quấy phá và làm hại con người Dưới góc độ khái niệm có thể thấy “thần” hay “ma quỷ” đều là nhân vật kì ảo Đây là những thế lực siêu nhiên, có quyền năng phép thuật Trong tư duy của người Việt khi nhắc về ma quỷ luôn đi cùng cái xấu xa, xuất hiện nhằm phá hoại cuộc sống con người Ma quỷ không đứng trên con người mà đại diện cho thế lực xuất bị con người xa lánh và tìm cách chế ngự bằng nhiều phương pháp tâm linh Còn “thần” luôn là hiện thân của quyền năng thế thượng, được con người thờ cúng, cầu khấn, tin tưởng và trông cậy, luôn giữ thái độ tôn kính, trân trọng Trong tương quan với con người, về vị thế “thần” luôn đứng trên con người, con người phải kính nể và lo sợ Khác với người, thần là nhân vật có quyền năng, có khả năng biến hóa, có thể can thiệp, quyết định các vấn đề nhân sinh Về đặc tính đây là nhân vật nghiêng về tác động mang tính tích cực, hỗ trợ cho con người Có thể thấy khái niệm “thần” có thể sử dụng tương thông với các khái niệm thần tiên, thần thánh và thần Phật.

Từ nguồn gốc, “thần” có thể chia thành hai nhóm: những vị thần có nguồn gốc siêu nhiên, quá khứ không có mối liên hệ với cõi trần; những vị thần vốn thuộc về nhân thế (mang thân phận con người), bởi nhiều lý do, họ chủ động hóa thân hoặc gia nhập bị động vào thế giới kỳ ảo và có mặt ở tác phẩm với từ cách hiện thân của thế giới ảo Những vị nhiên thần xuất hiện dưới hình dạng như con người, con vật hoặc một hình hài nào đó Còn nhân thần mang hình dáng con người, xuất thân là con người Trong quan niệm của người Việt, những nhiên thần xuất hiện nhằm giải thích những hiện tượng trong tự nhiên còn những nhân thần là những người có công với đất nước, dân chúng hay làng xã được nhân dân tưởng nhớ, tôn thờ và phong làm thần. Nhiên thần hay nhân thần cũng đều quan trọng trong đời sống con người.

Cách phân loại thứ hai, ta dựa trên tiêu chí là lĩnh vực cai quản của các vị thần Mỗi vị thần lại cai quản một lĩnh vực hay một vùng khác nhau như sơn thần (những vị thần ở vùng núi), thủy thần (những vị thần ở miền sông nước),thiên thần (những vị thần ở trên trời), thổ thần (những vị thần ở dưới đất), Theo tư duy nông nghiệp của người Việt thì các vị thần cai quản theo các lĩnh vực có vị trí quan trọng Mỗi một vùng khác nhau lại có những vị thần cai quản khác nhau, như ở những miền sông nước, người dân sống nhiều vào nghề chài lưới họ sẽ rất quan tâm đến những vị thần ở sông nước Hay những cư dân sống bằng nghề trồng trọt họ lại dành niềm kính trọng của mình đối với thần mây, mưa, sấm, chớp và cả vị thổ thần Điều này cho thấy người Việt luôn quan niệm: họ sống dựa vào đâu, họ sẽ đặt vị thần đó ở vị trí quan trọng nhất.

Theo tính chất mối quan hệ nhân sinh, có thể chia ‘thần” thành hai loại là phúc thần (thiện thần) – những vị thần giúp đỡ, cứu nhân độ thế, linh thiêng, chở che cho con người, hoàn thành bổn phận của mình Còn loại thứ hai là ác thần – những vị thần làm hại, đe dọa đến đời sống của người dân. Với phúc thần và ác thần, người Việt đều có thái độ kính nể Tuy nhiên, với phúc thần người Việt thờ cúng với ước mong được che chở, yêu thương, bằng niềm ngưỡng vọng, biết ơn Còn với ác thần, người Việt thờ cúng trong sự sợ hãi nếu không đáp ứng nhu cầu của các ác thần, sẽ bị trừng trị, gây cản chở trong cuộc sống Khi khoa học chưa phát triển, số lượng ác thần khá nhiều tuy nhiên ngày nay, khi sự có mặt của các lí giải khoa học thì số lượng ác thần giảm đi đáng kể và đa số còn lại những vị phúc thần Con người có xu hướng tìm đến những vị phúc thần để kêu cầu và che chở cho bản thân mình và gia đình.

Thần linh trong hình dung của người Việt còn chia theo giới là nam thần và nữ thần Khác với tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo, quan niệm người Việt xưa lại rất coi trọng các nữ thần bởi địa vị của người phụ nữ.Như đã trình bày ở trên thiên nhiên luôn đóng vai trò quan trọng như một người mẹ đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam Đó là lí do mà các mẫu: mẫu tam phủ, tứ phủ, tứ pháp xuất hiện để chỉ sự bao bọc, chở che của thiên nhiên như một người mẹ dành cho đứa con của mình Người phụ nữ không chỉ đóng vai trò bảo vệ, nuôi lớn mà còn có vai trò duy trì và phát triển giống nòi Bên cạnh các vị thần tự nhiên còn có những nhân vật nữ có công lớn trong lịch sử như nguyên phi Ỷ Lan, công chúa Phù Anh, công chúaQuỳnh Hoa, Hay các dấu ấn tín ngưỡng thờ nữ thần trong các tôn giáo như Đạo Phật thờ Phật bà quan âm, Quan âm thị kính, Phật bà chùa Hương, ; đạo

ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT THẦN TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Thống kê, phân loại nhân vật “thần” trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam

“Thần” là kiểu nhân vật quan trọng trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam Tuy nhiên, sự có mặt của nhân vật thần không đồng đều trong các tập truyện và trong mỗi thời kì.

T Tập tác phẩm Số lượng nhân vật

Số lượng nhân vật thần

Số lượng truyện kể có nhân vật thần

5 Lan Trì kiến văn lục 104 9 9/33

Dựa vào bảng thống kê ta thấy, số lượng nhân vật thần đều xuất hiện ở các tập truyện truyền kì, chiếm 24% trên tổng số nhân vật Nhân vật này xuất hiện nhiều nhất trong tập “Thánh Tông di thảo” với tỉ lệ 26/58 (45%) còn tập truyện có tỉ lệ xuất hiện thấp nhất là “Lan Trì kiến văn lục” chỉ 9% (9/104). Xét về số lượng truyện kể có nhân vật “thần” trên tổng số các tác phẩm khảo sát trong các tập truyện có tỉ lệ không đồng đều Có thể kể đến như “Truyền kì tân phả”, nhân vật “thần” xuất hiện 4/4 tác phẩm, tuy nhiên tập tác phẩm

“Lan Trì kiến văn lục” lại chỉ có 9 truyện có nhân vật “thần” trên 33 truyện.

Số lượng truyện kể có nhân vật thần ở giai đoạn đầu của truyện truyền kì khá nhiều và dày đặc như “Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả” và có xu hướng giảm dần vào giai đoạn về sau khi chỉ có số ít tác phẩm có nhân vật này “Vân nang tiểu sử” chỉ có 3 trên 18 truyện có nhân vật

“thần” – dù không được khảo sát trong luận văn vì số lượng nhân vật “thần” quá ít Điều này cũng cho thấy sự thay đổi trong xu hướng cũng như phong cách sáng tác theo các giai đoạn của truyện truyền kì.

2.1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc

STT Tập tác phẩm Kiểu loại thần

Nhiên thần Nhân thần Không xác định

5 Lan Trì kiến văn lục 3 5 1

Nhân vật thần trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam thường được miêu tả với nguồn gốc, lai lịch rõ ràng Số lượng nhân vật xuất thân từ thế giới tự nhiên và số lượng nhân vật có gốc gác từ nhân thế có vị trí tương đương nhau (nhiên thần: 57 và nhân thần: 46) Số nhân vật không xác định được nguồn gốc chỉ chiếm 8% trên tổng số các nhân vật thần Xét trên từng tập truyện ta thấy chỉ có “Truyền kì mạn lục” và “Thánh Tông di thảo” có số lượng nhiên thần cao hơn nhân thần còn các tập truyện còn lại số lượng nhân thần cao hơn Có thể thấy, càng về giai đoạn sau, con người giảm sút niềm tin vào lực lượng thần thánh có nguồn gốc siêu nhiên mà chú trọng hơn đến những vị thần có nguồn gốc là con người Điều đó cho thấy sự thay đổi trong quan niệm và tư duy sáng tác của các tác giả truyền kì giai đoạn sau tập trung vào yếu tố thực hơn yếu tố ảo mà trong diễn tiến của thể loại truyện truyền kì của luận văn có chỉ rõ.

Nhiên thần trong truyện truyền kì là những vị thần có nguồn gốc từ tự nhiên như “Diêm Vương, Thượng đế, Thủy thần, Phật đất, Phật gỗ, thần Rết,

Giáng Tiên, Cường bạo đại vương, Táo thần, Thần sét, Thiên Lôi ” Kiểu nhân vật này chiếm đại đa số bởi như đã nói ở trên người Việt tin vào những tín ngưỡng bản địa gắn liền với nền văn minh lúa nước của mình Các nhiên thần có thể là các nhân vật đã được xác định như Diêm Vương – nắm giữ âm ti, Ngọc Hoàng, Thượng đế – đứng đầu, nắm giữ thiên đình hay Long Vương – người nắm giữ vùng sông nước, biển cả Ngoài ra còn những nhiên thần thể hiện ngay ở tên gọi như “Sơn thần, Thủy thần, Phật đất, Phật gỗ, Thần

Thuồng Luồng” Bên cạnh đó còn có những tên gọi như lấy đại từ xưng hô kèm với nhân vật thần để chỉ về nguồn gốc của mình như: cháu dâu Long vương, vợ sơn thần Đông Ngu Xác định nguồn gốc của nhiên thần ta cũng dựa vào các tình tiết, cách miêu tả nhân vật trong truyện như nhân vật Ngọa

Vân, cha của Ngọa Vân có xuất thân từ biển cả trong truyện “Chuyện lạ nhà thuyền chài” Hay nhân vật Cường bạo đại vương được giới thiệu thần trên núi Nhạc giáng xuống Có thể thấy các nhiên thần có tên gọi từ tự nhiên dần dần được thay thế có cách gọi như con người Các nhiên thần có sự chuyển dịch không gian sống, thay vì sống trên trời, sống dưới nước thì các vị thần có cuộc sống hòa hợp với trần thế đôi khi còn hóa thành con người sống một cuộc đời bình thường Để cho thấy các tác giả truyện truyền kì đã có những thay đổi về nhận thức, họ không còn đưa các vị thần dời xa dân chúng mà đưa họ gần hơn với cõi nhân thế So với truyện kể dân gian, các nhân vật nhiên thần truyện truyền kì cũng có nguồn gốc xuất thân từ tự nhiên Tuy nhiên trong truyện dân gian, thế giới của nhiên thần cách xa con người, thần luôn là đấng tối cao, có nhiều quyền năng, phép thuật và định đoạt số phận con người, con người phụ thuộc nhiều vào các nhiên thần Nhiên thần trong truyện truyền kì có đời sống hòa hợp hơn với con người, tham gia nhiều hơn vào đời sống, con người cũng chủ động hơn trong việc giao tiếp với nhiên thần, đôi khi còn kết hôn, đối chất với nhiên thần Điều này cho thấy con người đã dần dần làm chủ được thiên nhiên, không còn bị chi phối và lo sợ quá nhiều Các nhiên thần có số lượng giảm qua các tập truyện Điều đó cho thấy sự thay đổi trong tư duy sáng tác của các nhà viết truyện truyền kì qua các giai đoạn khi con người mới là mối bận tâm chính Xét lại với các nhiên thần – xuất hiện trong cõi này như một lẽ đương nhiên sẽ thực hiện những trọng trách và nghĩa vụ của nó, sinh ra đã được làm thần.

Khác với nhiên thần, nhân thần là những thần có nguồn gốc là con người, nhân vật này thường là những người trải qua quá trình “phong thần”, là những người có công, làm việc tốt đã được hóa thành thần Không dễ nhận biết như nhiên thần, các nhân thần phải tìm hiểu hành trình trở thành thần Có thể thấy như nhân vật Đinh Hoàn của truyện “Người liệt nữ ở An Ấp” hiện lên là một tiến sĩ, lên đường sang sứ phục vụ đất nước Chính vì vậy mà ông được lên Thiên đình và cai quản việc bút nghiên Hay nhân vật Ngô Tử Văn trong

Các nhân thần được miêu tả trong truyện truyền kỳ có xuất phát điểm là con người phàm trần, trải qua quá trình "thần hóa" rõ ràng Họ được phong thần nhờ những đức tính cao đẹp, công lao to lớn, sự oan khuất được giải oan hoặc nhờ tranh giành quyền thế, công trạng của người khác Sự gia tăng số lượng nhân thần theo thời gian phản ánh sự thay đổi trong tư duy của tác giả Người ta chuyển từ việc tôn vinh tự nhiên sang chú trọng khắc họa những con người có công trạng được dân chúng biết ơn Điều này cũng giải thích nguồn gốc thần thánh tại các đền thờ và quá trình hình thành các vị thần trong văn hóa Việt Nam Những nhân vật thần có nguồn gốc từ trần thế thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa thế lực siêu nhiên và con người, đồng thời phản ánh quan niệm về cõi thần tiên - thế giới lý tưởng mà con người có thể đạt tới nếu đáp ứng được các điều kiện nhất định.

2.1.2.2 Phân loại theo phẩm chất, tính cách

Phẩm chất là tính chất tốt, xấu của nhân vật Phẩm chất của nhân vật thần trong truyện truyền kì được xác định trong mối quan hệ giữa thần với con người Theo tính chất mối quan hệ với nhân sinh có thể chia nhân vật thần trong truyện truyền kì thành hai kiểu: phúc thần (thiện thần) và ác thần. Ngoài ra, có những nhân vật thần mà sự can thiệp vào cuộc sống con người không có hoặc không rõ ràng, chúng tôi xếp vào nhóm không xác định phẩm chất Dựa vào phẩm chất của nhân vật thần trong tương quan với con người ta có bảng thống kê sau:

Phúc thần Ác thần Không xác định

5 Lan Trì kiến văn lục 4 0 5

Số lượng nhân vật thần chiếm số lượng nhiều nhất dựa trên tiêu chí phân loại theo phẩm chất là chính là nhóm thần không xác định chiếm đến 65% trên tổng số nhân vật thần Dựa trên tương quan nhân vật thần không xác định được phẩm chất so với tổng số lượng nhân vật thần trong mỗi tập truyện khá lớn và cao nhất ở “Tang thương ngẫu lục” là 83% Điều này cho thấy sự có mặt của kiểu nhân vật thần thánh không xác định phẩm chất thể hiện sự thiếu niềm tin của con người vào vai trò khuyến thiện trừng ác của các nhân vật thần ở những chặng đường sau Có thể thấy nhân vật phúc thần nhiều hơn so với ác thần như trong “Thánh Tông di thảo” số lượng phúc thần là tám và không hề có ác thần hay trong “Công dư tiệp ký” chỉ có một ác thần nhưng lại có đến năm phúc thần Điều này cho thấy các tác giả truyện truyền kì vẫn đề cao tính thiện của các vị thần.

Các nhân vật phúc thần thường là những nhân vật hướng thiện có thể là nhiên thần và cũng là thân thần Những phúc thần thường có vai trò thử thách con người, ban thưởng cho người tốt và trừng phạt những kẻ xấu Ta có kể tới như nhân vật Đổng Thiên Vương trong truyện “Yêu tinh chuột” (Thánh Tông di thảo) đã giúp sức để triều đình tìm ra và tiêu diệt con yêu tinh chuột giả dạng người chồng, trả lại sự trong sạch cho người vợ tảo tần Hay là nhân vật cụ già đã giúp Nguyễn Lộc tìm được đường thoát khỏi khu rừng trong truyện

Truyện truyền kỳ chịu ảnh hưởng từ lối tư duy truyện dân gian trong việc xây dựng các phúc thần Tuy nhiên, các phúc thần trong truyện truyền kỳ được xây dựng đa dạng hơn về tên gọi và cách thức thực hiện vai trò Các phúc thần này không chỉ giới hạn ở các motip quen thuộc như ông Bụt, bà Tiên hay thần Trụ trời, thần Đất như trong truyện dân gian.

Ngược lại với các phúc thần là ác thần, những nhân vật gây hại cho con người Trong Phật giáo, hai hộ pháp Thiện và Ác bảo vệ con người: Thiện giúp làm điều thiện, Ác trừng phạt kẻ ác Còn trong truyện truyền kỳ, ác thần cản trở con người, chia cắt cõi nhân sinh Tuy nhiên, đôi khi ác thần trở thành đòn bẩy cho nhân vật chính chiến thắng, như Thủy thần trong "Truyện thủy thần sông Kim Tung" hay Đô đốc vùng Nam Hải trong "Nam Hải dị nhân".

“Đền thiêng cửa bể (Truyền kì tân phả)”, thần thuồng luồng trong “Truyện đối tụng ở Long Cung (Truyền kì mạn lục)”, thần Rết trong truyện “Núi Rết

Chân dung nhân vật thần trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam

Nhân vật thần là một nhân vật kì ảo, không có thật và được xây dựng tố kì ảo, các tác giả trung đại đã tạo nên các nhân vật thần có những đặc điểm vừa lạ, vừa quen đối với người đọc Nhân vật thần ít được khai thác ở đời sống nội tâm, suy nghĩ và cảm xúc Chân dung nhân vật này thường được khắc họa trên các phương diện: ngoại hình; quyền năng và phép thuật (thể hiện qua lời nói, hành động).

So với các kiểu loại nhân vật khác trong truyện truyền kì như nhân vật ma quái, người phàm, nhân vật “thần” trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam ít được chú ý về phương diện ngoại hình hơn Hình dung, diện mạo của các nhân vật thường không được miêu tả một cách chi tiết và cụ thể Nhân vật

“thần” thường được tạo tác với hai đặc điểm ngoại hình đối lập nhau.

*Nhân vật với diện mạo khác thường

Với những nhân vật này, ngoại hình chính là một dấu hiệu đánh dấu sự khác biệt Nhân vật thần là nhân vật kì ảo chính vì vậy cũng sẽ có những đặc điểm khác thường về mặt ngoại hình Trong “Truyện Người nông phu ở An

Mô (Tang thương ngẫu lục)” của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án đã miêu tả nhân vật thần “giống pho tượng ở đình làng” [13;152] Nhân vật hai thiếu niên (thủy thần) trong truyện “Ông Chu Văn Trinh” được miêu tả “dung mạo kì vì” Hay vị thần trong truyện “Tượng già lam ở ngôi chùa Đồng” được miêu tả “Một người đàn ông to lớn, cao hơn một trượng, mặt đỏ như gấc, trong ngôi chùa giữa đồng đi[…], pho tượng già Lam thì sắc mặt bỗng biến đổi” [13;212] Trong truyện “Dốc đầu sấm (Lan Trì kiến văn lục)” miêu tả người chồng của phu nhân “một người cao lớn, đội mũ cao, áo bào đỏ từ trong kiệu bước ra” [45;27], Gắn với nhân vật “thần” ta thường thấy các nhân vật hiện lên có vóc dáng cao lớn, kì vĩ hơn người.

Trong thần thoại Việt, các vị thần thường hiện thân trước con người với diện mạo vốn có Ví dụ nổi bật như Cá thần trong "Cá thần (Lan Trì kiến văn lục)" dưới hình hài một con cá khổng lồ "dài trừng hơn trăm trượng" [45;75] Tương tự, thần Rết trong "Núi Rết (Tang thương ngẫu lục)" được miêu tả là "một con rết cực lớn" [13;205] Điểm chung của những miêu tả này là các vị thần mang diện mạo của các loài vật nhưng với kích thước to lớn vượt bậc.

Có thể thấy thông qua các chi tiết miêu tả của các tác giả truyện truyền kì thể hiện quan niệm của người Việt về hình dung, diện mạo thánh thần Vì là “thần” nên cũng có tướng mạo khác thường, cao lớn, kì vĩ hơn người hoặc xuất hiện với diện mạo vốn có của mình (loài vật) Tuy không được miêu tả nhiều, chi tiết nhưng các tác giả truyền kì cũng cho ta hình dung được phần nào diện mạo của nhân vật thần Đây là nhân vật không có quá nhiều điểm kì dị, có ngoại hình xấu như ma, quỷ nhưng đều có tầm vóc hơn người hoặc khác người Điều đó cho thấy các tác giả truyện truyền kì muốn phân biệt những vị thần cới con người thông qua diện mạo.

*Nhân vật mang diện mạo của con người

Nhằm “tiếp cận nhân thế”, nhân vật thần đã được các tác giả trung đại miêu tả có diện mạo gần gũi với con người Các thế lực siêu nhiên đóng vai người, trong hình dáng của con người chiếm ưu thế Để hòa nhập vào thế giới của con người, các nhân vật thần thường “hóa trang” giống như con người.Điều này cho thấy, khoảng cách giữa con người và thần được thu hẹp lại, con người bình thường cũng có khả năng trở thành thần và ngược lại những vị thần cũng có thể gia nhập trần phàm, sống cuộc sống như một con người.Cách hình dung về thần nhân trong diện mạo con người cho thấy quan điểm lấy con người là trung tâm của các tác giả trung đại Thần không còn là đối tượng xa lạ, kì quái hay có ngoại hình khác thường nữa mà trở nên gần gũi hơn cho thấy bút pháp “thực hóa” cái kì của các nhà văn truyền kì được sử dụng Dù không được miêu tả quá chi tiết nhưng những nhân vật thần là nhân thần đều có diện mạo giống người bình thường Bên cạnh đó vào giai đoạn sau, tác giả cũng quan tâm hơn đến việc miêu tả ngoại hình một cách chi tiết hơn Trong “Truyền kì tân phả”, tác giả Đoàn Thị Điểm đã miêu tả kĩ lưỡng nhân vật “da trắng như sáp đọng, tóc sáng như gương soi, lông mày cong như mặt trăng mới mọc, mắt long lanh như sóng mùa thu”.

Ngoại hình nhân vật thần trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết, thường không được miêu tả cặn kẽ, đầy đủ Về ngoại hình trong truyện kể dân gian miêu tả ngoại hình của vị thần chi tiết hơn và đa phần nghiêng về ngoại hình không giống người Như truyện về thần Sét được miêu tả "mặt mũi nanh ác, mình mảy đen thui, chỉ vận một cái khố, lưng đep trống, tay cầm một búa đá” hay thần Gió được miêu tả “một vị thần không đầu có một cái quạt thần”, Ta có thể thấy, trong văn học dân gian con người chưa có hình dung nào về các vị thần nên việc miêu tả ngoại hình được chú trọng Các nhà văn truyền kì trung đại không còn quá tập trung vào việc miêu tả ngoại hình bởi đa số thần trong truyện truyền kì có ngoại hình và diện mạo giống con người Truyện truyền kì cũng có sự thay đổi qua các giai đoạn khi càng về sau ngoại hình của các nhân vật thần đều mang hình dáng con người. Đó dường như là những ấn tượng chung, những tưởng tượng mang tính bao quát về kiểu loại nhân vật mà các nhà nho “kính nhi viễn chi” Hầu hết những nhân vật thần đều không được mô tả kĩ về mặt ngoại hình bởi nhân vật này chỉ xuất hiện với chi tiết về sự hiển linh, công trạng, phép thuật, hành động của nhân vật Đôi khi các tác giả không miêu tả ngoại hình của nhân vật

“thần” để tăng trí tưởng tượng cho người đọc, để người đọc tự hình dung.

Phương diện chủ yếu được miêu tả của “thần” trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam là lời nói và đặc biệt là hành động của nhân vật Qua hành động, các nhân vật thể hiện tài phép và khẳng định quyền năng của mình Đây cũng chính là dấu hiệu quan trọng nhận diện kiểu nhân vật này Một trong những đặc điểm quan trọng để nhận diện nhân vật thần đó chính là quyền năng và phép thuật của họ Như đã trình bày khái niệm về nhân vật thần ở phần đầu, ta thấy nhân vật này có năng lực siêu nhiên và có khả năng can thiệp vào các hoạt động của con người Khác với ma quỷ luôn làm hại con người, thần – phúc thần dùng quyền năng của mình để bảo vệ, che chở con người Bằng lòng tôn kính, sự lo sợ thần tức giận, nhân dân tôn thờ các vị thần.

Nhân vật thần trong truyện truyền kì một kế thừa về quan niệm thần trong dân gian Theo quan niệm xưa, thần có nhiều phép thần thông, có khả năng trừng trị các thế lực ma quái khác để bảo vệ người dân Những vị thần như cán cân công lý, giúp đỡ con người, trừng trị thích đáng những tên tham lam, gian ác cũng như ban phần thưởng cho những nhân vật tài năng, đức độ. Các vị thần trong truyện truyền kì sở hữu phép thuật như làm cho sóng to gió lớn như nhân vật Đô đốc vùng Nam Hải khi xuất hiện có thuật làm cho “gió bão nổi lên, sóng bể gào thét” trong “Hải Khẩu linh từ lục (Truyền kì Tân Phả”) Nhân vật Thiên Lôi, thần Sét trong “Truyện Cường bạo đại vương” có tài “cưỡi mây”, tạo mưa gió, sấm chớp Hay có các quyền năng như thử thách con người, phân xử, ban thưởng hoặc trừng phạt Như nhân vật Diêm Vương xử lí tên tướng giặc họ Thôi, trả lại sự trong sạch cho Ngô Tử Văn và còn phong cho chàng làm thần trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. Hay trong truyện “Tiên ăn mày”, thần đã cải trang thành ăn mày thử thách con người Đây là một tư tưởng gần với văn học dân gian đặc biệt là các truyện cổ tích Ngoài ra còn những vị thần thử thách con người như vị thần đội lốt người ăn mày để thử lòng anh nông dân trong truyện “Tiên ăn mày

(Lan Trì kiến văn lục)”.

Truyện truyền truyền kì cũng cho người đọc thấy được sự giải thiêng thần thánh, sự đổ vỡ của mô hình thần thánh – giá trị thiêng liêng, cao quý. Trong “Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục” thậm chí cả “Truyền kì tân phả”, nhân vật ác thần phản ánh mặt trái của xã hội, những bất ổn của thực tại, những mối hiểm nguy rình rập, đe dọa con người Hay nói cách khác,

Trong văn học truyền kì từ nửa sau thế kỉ XVIII, hình ảnh "thần" xuất hiện như một ẩn dụ về những bất cập trong đời sống thực Sự suy đồi và biến chất của các vị "thần" trong các tác phẩm này thể hiện xu hướng giải thiêng hóa thần thánh Xu hướng này phản ánh sự mất niềm tin của con người vào thế lực siêu nhiên, một hệ quả của tư tưởng coi trọng thực chứng盛行 trong thời đại đó.

Từ “Thánh Thông di thảo, Truyền kì mạn lục” đã xuất hiện hàng loạt bức chân dung những vị thần bất minh, hoang dâm, tham tàn, độc ác Trong

“Truyện cái chùa hoang ở Đông Triều”, nhân vật Thủy thần và Hai Hộ Pháp dù được thờ cúng nhưng làm lơ trước khó khăn của nhân dân dù được cúng tế Hay nhân vật rắn thần trong truyện “Rắn thiêng” tự tung tự tác, nhất quyết không chịu nhường đường mà con dọa dẫm con người mặc dù đã thành khẩn, lễ phép thưa gửi Ngoài ra thần linh còn dùng quyền năng của mình để khiêu chiến với con người và hãm hại con người Truyện thủy thần sông Kim Tung là một minh chứng khi dùng năm chiếc thuyền khiêu chiến, một con cáu lớn xuất hiện Những phép thuật không được dùng vào việc thiện mà dùng để chiến đấu với con người Có thể kể đến một vị thần nổi tiếng linh thiêng trong

Đền Thiêng Thanh Hóa được dân chúng sùng kính, đồ vật dâng lên không ai dám lấy trộm Nhưng vị thần đền phải khuất phục trước tài lọc lõi của một tên trộm gian xảo Tên trộm cải trang đào hát, bôi bùn vào chân để "biến dạng không ai nhận ra" [10;547], lẻn vào đền lấy cắp lễ vật khiến cả thần cũng bó tay Tác giả sau cùng phải thốt lên than thở: "Trộm cắp mà hóa ra lại thánh thần".

“Ôi! Một đứa trèo tường khoét vách còn có thể lấy chút trí khôn lừa dối được thần linh” Thần linh mà cũng bị thói lọc lõi của người trần bình thường lừa một cách tâm phục khẩu phục Đến thần linh cũng phải chấp nhận chịu thua con người, không còn khả năng, quyền năng để nhận ra thật hay giả Điều này cho ta thấy những nhân vật thần trong giai đoạn sau càng mất “thiêng”, mất đi năng lực cũng như khả năng vốn dĩ ở trong suy nghĩ của con người

CHỨC NĂNG CỦA NHÂN VẬT THẦN TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Chức năng trong tổ chức cốt truyện

Tổ chức cốt truyện có thể hiểu đơn giản là hình thức tự sự và “liên quan mật thiết với các thủ pháp sắp đặt của nhà văn để tái hiện câu chuyện”. Nghiên cứu chức năng của nhân vật “thần” trong việc tổ chức cốt truyện là chúng tôi đang đi tìm hiểu các tác giả đã sắp đặt nhân vật “thần” như thế nào để kiến tạo nên truyện kể Tìm hiểu nhân vật “thần” từ phương diện tổ chức cốt truyện luận văn tập trung nghiên cứu nhân vật có vai trò nhân vật chính và nhân vật phụ Từ đấy, chúng tôi đưa ra cái nhìn khái quát về nhân vật với những vai trò chính trong cốt truyện như sau: nhân vật có vai trò trung tâm của truyện kể, nhân vật có vai trò thúc đẩy diễn tiến truyện và nhân vật có vai trò hóa giải mâu thuẫn truyện Ở mỗi vai trò, ta đều thấy rõ ý đồ cũng như sự thay đổi trong tư duy sáng tác của các nhà văn truyện truyền kì trung đại qua các giai đoạn cũng như quan điểm của nhân dân về các nhân vật “thần”.

Vai trò của nhân vật “thần” trong tổ chức cốt truyện

Nhân vật chính Nhân vật phụ

5 Lan Trì kiến văn lục 8 1

Trong tổ chức cốt truyện truyền kì, nhân vật thần có thể đóng vai nhân vật chính hoặc nhân vật phụ Có thể thấy số lượng nhân vật đảm nhiệm vai chính và nhân vật đảm nhiệm vai phụ không có sự chênh lệch lớn (nhân vật chính: 52, nhân vật phụ: 61) Xét ở mỗi tập truyện cũng không có quá nhiều sự chênh lệch Các tập truyện có sự cân bằng như tập “Thánh Tông di thảo,

Công dư tiệp kí, Tang thương ngẫu lục” Chênh lệch nhiều nhất phải kể đến Lan Trì kiến văn lục khi chỉ có một nhân vật phụ và 8 nhân vật chính Các truyện có nhân vật chính là nhân vật thần sẽ được thông báo ở nhan đề như truyện “Đế Thích, Truyện thủy thần sông Kim Tung (Công dư tiệp kí)”; “Cá thần, Rắn thiêng, Thần giữ của, Thần đền Chiêu Trưng (Lan Trì kiến văn lục)”; “Tiên quận chúa (Tang thương ngẫu lục)” Trong vai trò nhân vật chính, thần là nhân vật trung tâm của truyện kể, cốt truyện truyền kì xoay quanh cuộc đời, số phận nhân vật kì ảo này Ở vị trí nhân vật phụ, “thần” có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau: là nhân vật khai mở mâu thuẫn trong truyện kể; là nhân vật thúc đẩy diễn tiến của truyện kể; là nhân vật hoá giải mâu thuẫn trong truyện kể.

3.1.1 Nhân vật trung tâm của truyện kể

Những truyện kể lấy nhân vật thần làm trung tâm thường hướng đến mục đích khuyến thiện, trừng trị cái ác.Thần là nhân vật trung tâm của truyện kể nghĩa là câu chuyện được kể xoay quanh hành trạng, cuộc đời, số phận của nhân vật “thần” Trong “Thánh Tông di thảo” truyện kể về nhân vật “thần” khá phong phú, nhiều vị thần đóng vai trò là nhân vật chính Ta có thể kể đến như truyện “Ngọc nữ về tay chân chủ” khi Ngọc Hoàng, Sơn thần, Thủy thần, Ngọc nữ đều là nhân vật chính Câu chuyện xoay quanh các vị thần, bối cảnh kén rể để tìm được chồng cho nàng Ngọc nữ Hay “Chuyện hai thần nữ” kể về hai nữ thần là cháu dâu Long Vương và vợ của Sơn thần Đông ngu hành trình đi tìm chồng và tìm con Trong “Truyền kì mạn lục” thần ít giữ vai trò trung tâm trong truyện hơn khi số lượng thần là nhân vật phụ áp đảo Các tập truyện “Truyền kì tân phả, Công dư tiệp kí, Tang thương ngẫu lục, Lan Trì kiến văn lục” có những truyện kể về các vị thần lại quay trở lại Như truyện

“Truyện cường bạo đại vương” (Công dư tiệp kí) hầu hết tất cả nhân vật đều là thần trong đó nhân vật trung tâm là Cường Bạo đại vương So với thần thoại, truyện truyền kì kể về nhân vật thần không còn nhằm mục đích lí giải tự nhiên nữa mà nhằm phản ánh hiện thực xã hội cũng như thể hiện tư tưởng của các tác giả truyện truyền kì.

Truyện về nhân vật thần thường mô tả hành trình trải nghiệm, số phận hoặc sự can thiệp của thần vào thế giới loài người Các vị thần hòa nhập với phàm trần, yêu quý cuộc sống trần thế và giúp đỡ con người, thể hiện sự xóa nhòa khoảng cách giữa thần và người Trong truyện "Truyện nữ thần ở", nữ thần được miêu tả như một người phụ nữ trần tục, sống giữa loài người, phản ánh sự gần gũi giữa cõi thần linh và thế gian phàm trần.

Nàng Giáng Tiên (Vân Cát) trải qua ba lần giáng trần, hai lần là chủ động tìm về nhân gian, kết hôn với người phàm và gắn bó sâu nặng với dương thế Liễu Hạnh (tên sau khi giáng trần lần thứ 2) lựa chọn ở lại hạ giới cứu giúp con người Lần giáng trần cuối, nàng quy y cửa Phật và được tôn làm Thánh Mẫu Cường Bạo Đại Vương, một nhân vật thần khác, xuống hạ giới nhưng lại ngỗ ngược, quên ngày giỗ cha mẹ Bị Thiên Lôi và thủy thần trừng phạt, nhưng nhờ lòng thành với Táo thần nên được giúp đỡ thoát nạn Tuy nhiên, hắn vô ơn với Táo thần nên bị trừng trị thích đáng Sau khi chết, Cường Bạo Đại Vương báo cho nhân dân lập đền thờ, trở thành vị phúc thần trợ giúp dân lành Cả hai nhân vật thần khi làm nhân vật trung tâm đều trải qua hành trình trải nghiệm với cả công lẫn tội, nhưng cuối cùng đều trở thành vị phúc thần phù trợ nhân dân.

Nhân vật trung tâm là nhân vật chính giúp tác giả trung đại thể hiện tư tưởng của mình, phản ánh hiện thực xã hội Những nhân vật “thần” làm nhân vật trung tâm thường tập trung vào việc khuyến thiện trừ ác.

3.1.2 Nhân vật thúc đẩy diễn tiến của truyện kể

Ngoài việc đảm nhận vai trò là nhân vật trung tâm thì nhân vật thần còn đảm nhận vai trò là các nhân vật có chức năng thúc đẩy diễn tiến của truyện kể Vai trò cụ thể của nhân vật “thần” trong truyện truyền kì có thể kể đến như khai mở các bí mật, đưa ra lời chỉ dẫn hay đồng hành cùng nhân vật chính hoặc tạo lập mâu thuẫn,…

Nhân vật tạo lập mâu thuẫn

Có thể nói đây là nhân vật thần là nhân vật tạo ra biến cố, tác động tiêu cực vào nhân sinh hoặc là đặt ra các thử thách để thử lòng, thử tài con người, để nhân vật chính bộc lộ phẩm chất và tài năng của mình Các mâu thuẫn chính là các nút thắt đẩy câu chuyện lên cao trào, tạo nét kịch tính và cuốn hút cho câu chuyện Những nhân vật này thường xuất hiện với vai phản diện làm đòn bẩy để cho những nhân vật chính diện được tỏa sáng Có thể kể đến như Đô đốc vùng Nam Hải trong “Đền thiêng cửa bể” vì muốn có người chăm lo việc bếp núc mà nổi gió, gây sóng lớn cản trở đường đi của Vua Nàng Nguyên Cơ đã chấp nhận hi sinh thân mình vì Vua và việc nước Hay như nhân vật thần Thần thuồng luồng trong truyện “Truyện đối tụng ở Long Cung

(Truyền kì mạn lục)” bắt nàng Dương Thị của quan thái thú họ Trịnh Nhân vật tượng già Lam là thần được nhân dân cúng tế nhưng ham mê sắc dục kéo người đàn bà vào dở trò đồi bại trong truyện “Tượng già lam ở ngôi chùa Đồng (Tang thương ngẫu lục)” Thường những vị thần tạo lập mâu thuẫn là những ác thần, họ xuất hiện tô đậm hơn cho hành trạng hoặc chiến công của nhân vật chính như hồn ma tên tướng giặc họ Thôi trong truyện “Chuyện chức phán sự đến Tản Viên” tạo ra thử thách nhân vật chính là Ngô Tử Văn để chàng có thể bộc lộ tinh thần khảng khái của bản thân. Đây là kiểu nhân vật tạo ra nút thắt hoặc đẩy các mâu thuẫn truyện kể lên cao trào, vừa góp phần xây dựng cốt chuyện lại vừa tạo sự hấp dẫn cho truyện kể Trong diễn tiến của truyện, nhân vật này là nhân vật đẩy câu chuyện lên cao trào, tạo tình huống truyện để bắt nhân vật chính phải hành động, bộc lộ phẩm chất của mình Ngoài ra, việc lựa chọn nhân vật thần làm nhân vật tạo lập mâu thuẫn cho thấy con người không còn tin yêu và tôn sùng các vị thần nữa, các vị thần đã trở thành những trở ngại để con người chinh phục và chiến thắng.

*Nhân vật khai mở bí mật

Nhân vật thần còn đóng vai trò là người khai mở bí mật, hỗ trợ nhân vật chính thực hiện nhiệm vụ của mình Nhân vật có chức năng khai mở các bí mật thường là các nhân vật đóng vai trò là môi giới như thầy bói, thầy pháp, đạo sĩ, thầy tăng, thực hiện Nhưng đôi lúc chính nhân vật thần – người đại diện cho thế giới kì ảo, thế giới mà người trung đại tin nhưng lại mơ hồ về sự tồn tại của nó lại chính là người vén tấm màn bí ẩn bằng cách cung cấp những thông tin cho con người Nhân vật Thổ thần trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Truyền kì mạn lục)” đã khai mở bí mật về tên tướng giặc họ Thôi chiếm chỗ Thổ thần, tai oai tác quái với Ngô Tử Văn Hay nhân vật hai vị thần hiển linh trong truyện “Mộng lạ (Lan Trì kiến văn lục)” hiện lên ngâm thơ, gợi mở ra đề thi năm ấy cho hai ông cử Hay nhân vật Đổng Thiên Vương trong truyện “Yêu tinh chuột (Thánh Tông di thảo)” đã khai mở bí mật về con yêu tinh chuột thành tinh giả dạng người chồng Nhân vật Vợ chồng phu nhân của truyện “Dốc đầu sấm (Lan Trì kiến văn lục)” đã cho vợ chồng người bán vàng mã biết trước được tương lai.

Những nhân vật này xuất hiện để mở ra các bí mật, mở ra nhiều tình tiết thú vị cho truyện và cũng giúp nhân vật chính có thể tìm ra chân tướng sự việc Những nhân vật này dù chỉ là nhân vật phụ, tham gia ít vào truyện nhưng lại đóng một vai trò không thể thiếu Nhờ có những nhân vật này mà nhiều câu chuyện như mở nút thắt Nếu nhân vật thần tạo lập mâu thuẫn tạo ra những chi tiết thắt nút thì cũng có những nhân vật đảm nhiệm vai trò mở nút thắt đưa nhân vật chính biết được bí mật Nếu tạo lập mâu thuẫn đẩy câu chuyện lên cao trào thì khai mở bí mật giúp đưa câu chuyện về thoái trào Các tác giả đã tài tình khi lồng những chi tiết nhỏ vào trong truyện để câu chuyện thêm phần thú vị cũng như các nhân vật chính tìm được bí mật và tìm cách giải quyết mâu thuẫn. Đưa ra lời chỉ dẫn và đồng hành cùng nhân vật chính Đây là kiểu nhân vật đưa ra các chỉ dẫn và hướng dẫn cho nhân vật chính như chỉ đường, dạy phép thuật, đưa ra lời khuyên, Nhân vật đưa ra lời chỉ dẫn có thể kể đến như Bà phu nhân của quan tướng quân họ Lý đã báo mộng cho Lê phu nhân (vợ của ông Lê Anh Tuấn) để xin nhà mới vì nhà cũ đã nát trong truyện “Ông Lê Anh Tuấn (Lan Trì kiến văn lục)” Cụ già trong truyện “Nội đạo tràng (Tang thương ngẫu lục)” đã dạy phép thuật cho Trần

Nhân vật Lão bộc trong "Một dòng chữ lấy được gái thần" thể hiện phẩm chất trung thực, nhân hậu Với vai trò là người hướng dẫn, ông đã giúp nhân vật anh đồ tìm được Thiên Thai, nơi ở của Tôn Thần và các cô con gái Dù đất diễn không nhiều, nhân vật Lão bộc lại có vai trò quan trọng trong việc giúp anh đồ vượt qua khó khăn, tìm được người vợ của mình Trong truyện truyền kỳ, nhân vật thần thường đóng vai trò trợ giúp, hỗ trợ nhân vật chính, và Lão bộc cũng không phải ngoại lệ.

Nhân vật đồng hành là thần nhân tham gia cùng con người trong quá trình đối mặt và vượt qua các thử thách, đóng vai trò người trợ lực Nhân vật này tuy xuất hiện không nhiều trong các tác phẩm truyện truyền kì nhưng phần nào ta cũng thấy được vai trò của họ Ta có thể kể đến hân vật thổ thần trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đồng hành cũng Ngô Tử Văn từ khi gặp Tử Văn cho đến khi Diêm Vương phán quyết xong và làm nhân chứng , nhân vật Táo thần trong “Cường bạo đại vương”,… Nhân vật thần với vài trò là nhân vật đồng hành giúp đỡ cho nhân vật chính, đóng vai trò không thể thiếu trên chặng đường của nhân vật chính Có thể nói đây là nhân vật xuất hiện song hành, hỗ trợ cho nhân vật chính cho thấy thấy sự hòa hợp, thu hẹp khoảng cách giữa người và thần Đa số tần suất xuất hiện của nhân vật này khá nhiều bởi vì đi đôi cùng nhân vật chính, có thể gọi nhân vật này là nhân vật thứ chính trong truyện truyền kì.

Chức năng biểu đạt chủ đề tư tưởng tác phẩm

Nhân vật nào được tác giả xây dựng cũng đều muốn biểu đạt ý đồ nào đó của tác phẩm và các tác giả và nhân vật “thần” cũng vậy Ngoài chức năng tổ chức cốt chuyện, nhân vật “thần” còn đóng vai trò là nhân vật biểu đạt chủ đề tư tưởng của tác phẩm Trong xã hội biến động đầy rối ren của xã hội phong kiến nên việc nói lên tiếng lòng của người dân là điều không thể. Chính vì vậy các tác giả truyện truyền kì đã gửi gắm nhiều thông điệp thông qua các nhân vật nói chung và nhân vật “thần” nói riêng Đó là tiếng nói của niềm tin, khát vọng, tiếng nói của sự đổ vỡ và bất an, tiếng nói của sự cảm thông và lòng đồng cảm sâu sắc.

3.2.1 Niềm tin vào sự tồn tại, sự song hành của thế giới siêu nhiên bên cạnh cõi trần

Mỗi một nhân vật được xây dựng đều thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Các tác giả của truyện truyền kì trung đại đã khéo léo xây dựng nhân vật

“thần” nhằm phản ánh văn hóa “tâm linh” của người Việt Như đã lí giải về cơ sở hình thành nhân vật “thần” xuất phát từ văn hóa của người Việt, chính vì vậy thần linh là một tín ngưỡng là một phần không thể thiếu đời sống của con người Nhân vật “thần” là hiện thân của thế giới kì ảo, sự hiện diện, can thiệp của họ vào các vấn đề cõi nhân sinh cho thấy ý niệm của con người trung đại về sự song hành của hai thế giới siêu nhiên – trần thế Trong quan niệm của người Việt thời trung đại khi chưa có khoa học phát triển, họ có một niềm tin mạnh mẽ vào thế giới tâm linh Biên độ không gian được nới rộng ra ngoài phạm vi cái nhìn thấy vươn tới cái tưởng tượng Con người sống trong thế giới hỗn dung giữa thực và ảo Nhân vật “thần” chính là đại diện tiêu biểu của văn hóa tâm linh, nơi con người dành niềm tin vào sự song hành của thế giới siêu nhiên Thế giới ấy do con người tạo dựng lên trong trí tưởng tượng của mình rồi truyền từ đời này sang đời khác như một truyền thống của dân tộc Người Việt quan trọng thần linh và luôn quan niệm thần linh luôn chứng kiến mọi việc họ làm, thần linh sẽ ban phước cho những ai làm điều thiện còn trừng trị những kẻ ác Tâm linh là thế giới cao cả, đầy thiêng liêng mà con người luôn hướng tới, niềm tin chính là thứ duy trì sự linh thiêng ấy trong thế giới của con người Dù tồn tại song hành những thần luôn ở vị trí cao hơn con người trong quan niệm tâm linh nên họ có quyền can thiệp vào đời sống của con người một cách rất chủ động Sự song hành của hai thế giới đã xuất hiện từ truyện kể dân gian nhưng phải thực sự đến truyện truyền kì thì hai thế giới này mới thực sự hòa vào là cuộc sống chung chứ không phân tách riêng lẻ Trong truyện truyền kì, thần xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi không gian, có cả phúc thần và ác thần Con người thể hiện nhiều thái độ khác nhau với thần chứ không chỉ một thái độ tôn kính như các vị thần trong truyện kể dân gian Có thể thấy, niềm tin của con người vào sự song hành của thế giới siêu nhiên vừa bắt nguồn từ tín ngưỡng truyền thống dân tộc nhưng cũng tự bắt nguồn trong chính niềm tin của họ về sự tồn tại của một thế giới siêu nhiên, chia sẻ không gian sống cùng họ, tham gia, quan sát, chứng kiến những điều mà con người làm rồi phân định một cách thật công tâm Từ niềm tin đó, các tác giả truyện truyền kì đã xây dựng nhân vật thần hiện lên với những nét vừa thực vừa ảo để nhân vật thần hiện lên chân thực hơn nhưng vẫn không xa rời cái kì ảo vốn có của thể loại này.

2.2 Nỗi bất an trước thực tại đổ vỡ, nhiều bất ổn

Trước xã hội đầy biến động rối ren, nhân dân rơi vào khổ cực, con người tìm đến cõi tâm linh như một liều thuốc để chữa lành mọi khổ hạnh.

Nhân vật thần linh cũng xuất hiện trong bối cảnh lịch sử như vậy Nhân vật

“thần” đã có sự tha hóa như tham lam, hiếu sắc, nhũng nhiễu làm hại nhân dân thể hiện những khó khăn mà con người gặp phải khi đấng tối cao trong mắt họ đã bị “tha hóa” Khi con người rơi vào hiện thực khốc liệt, bất trắc đó, họ tìm đến thần linh để được nương tựa và che chở. Đầu tiên là hiện thực bất trắc, con người trông đợi, mong chờ sự can thiệp, sắp xếp lại của thần nhân Đó là sự xuất hiện của hàng loạt các vị thần với chức năng giúp đỡ, phát xử, ban thưởng và trừng trị như Đế Thích, Diêm Vương, Khi không tìm thấy sự công bằng nơi trần thế, con người tìm lại công bằng nơi các vị thần với mong ước có một nơi sẽ giúp họ lấy lại sự trong sạch nhưng tên tham quan, tham ô sẽ trừng trị Con người mong đợi sự can thiệp, sắp xếp của đấng tối cao khi chính những vị vua, vị quan ở hiện thực không có khả năng làm được điều đó Các nhân vật thần thông qua ngòi bút của các tác giả truyền kì để phán ánh hiện thực bất trắc, con người có nhu cầu tìm đến cõi ảo để lấy lại lẽ công bằng.

Hiện thực bất ổn thể hiện trong chính hình tượng những vị thần bất minh, tham tàn, nhũng nhiễu nhân dân Nhân vật ác thần, dâm thần,… chính là ẩn dụ cho những hiểm họa mà con người phải đối mặt trong đời thực Ta có thể nói tới hiện tượng thần nhảm như tượng Già Lam (Tượng già lam ở ngôi chùa đồng), thần Rết (Núi Rết), Phật đất, Phật gỗ (Truyện hai phật cãi nhau), Giữa hiện thực bất ổn, con người bị nhầm lẫn, thờ những thần nhảm nhí, tràn lan, hoang đường Khi xã hội rối ren, bất ổn, kỉ cương phép nước không còn nghiêm minh, các hệ giá trị bị thay đổi nên việc xuất hiện các ác thần, dâm thần, ngày càng nhiều nhất là truyện truyền kì ở giai đoạn sau Nó thể hiện sự tha hóa, xuống cấp trầm trọng về đạo đức xã hội Những bị ác thần ẩn dụ cho những hiểm nguy mà con người phải đối mặt trong cuộc sống, nơi mà con người tự đứng lên để giành lại chiến thắng cho mình mà không hề có sự bảo trợ nào của nhà nước, của các vị vua Sự xuất hiện của các ác thần, thần nhảm càng cho thấy các nhà văn truyện truyền kì đang mất dần niềm tin vào tính bền vững, trật tự của xã hội Nơi mà những giá trị truyền thống về sự linh thiêng, tôn nghiêm của các vị thần đã dần bị tha hóa, xuống cấp trầm trọng Họ đã từng là tín ngưỡng, tôn thờ, kính trọng giờ lại được ghi lại với những hành động phàm phu, xấu xa, độc ác Các tác giả truyền kì trung đại đã sử dụng bút pháp lấy cái ảo để nói sự thực một cách tài tình Trong bối cảnh, nhân dân lầm than, chế độ phong kiến khắt khe thì việc sử dụng văn chương để nói lên hiện thực là điều dễ hiểu Thông qua bút pháp ấy ta thấy một xã hội đầy bất ổn, đầy rẫy những khó khăn mà người dân phải đối diện.

Nỗi lo lắng về thực tại thể hiện rõ trong sự đổ vỡ niềm tin của con người vào thần linh Nhân vật thần xuất hiện mờ nhạt và bất lực, minh chứng cho sự sụp đổ niềm tin vào thần thánh Hiện tượng giải thiêng thần thánh cho thấy con người sẵn sàng phủ nhận thần linh, khẳng định sức mạnh của chính mình Niềm tin bị sụp đổ buộc con người phải tin vào bản thân, đối diện và thách thức thần thánh Đây là sự khẳng định về quyền làm chủ cuộc sống, tự tìm kiếm công lý mà không cần sự giúp đỡ siêu nhiên.

Bức tranh hiện thực xã hội được khắc họa một cách ý tứ và có chủ đích của các nhà văn truyền kì trung đại Họ tìm đến thế giới ảo để miêu tả hiện thực xã hội Từ đặc trưng của nhân vật, người đọc có thể liên tưởng và hình dung ra giai cấp thống trị Đó là những sự suy đồi về đạo đức của các vua chúa, các quan đại thần, những nho sĩ của Khổng sân Trình đôi khi ta còn bắt gặp hình ảnh gian lận trường thi thông qua việc mơ gặp thần Xã hội đầy bất an, bất an từ những vị ác thần hay những vị thần nhảm khiến cho cuộc sống của người dân rơi vào những khổ cực Những vị thần hiện lên như những khó khăn, thử thách khiến con người cần chinh phục cũng như một xã hội đầy biến động, rối ren, nơi dân chúng sống trong những bất ổn, lo sợ.

3.2.3 Sự cảm thông, trân trọng những ước mơ, khát vọng chính đáng của con người

Trước những sợ hãi về cuộc sống đầy biến động, con người luôn có những khao khát chính đáng Trong các tác phẩm truyện truyền kì, thông qua việc xây dựng nhân vật thần, các tác giả còn muốn thể hiện giá trị nhân đạo. Đó chính là sự cảm thông, trân trọng với những ước mơ, khát vọng chính đáng của con người Có rất nhiều khát vọng mà các tác giả truyện truyền kì muốn gửi gắm thông qua thân vật “thần” Chúng tôi xin phép khái quát thành bốn khát vọng lớn của con người trần thế là khát vọng tình yêu, khát vọng bảo vệ hôn nhân gia đình, khát vọng của sự công bằng và khát vọng của sự tự do. Khát vọng nào cũng đều là khát vọng chính đáng của con người vì vậy người đọc có thể cảm nhận, cảm thông sâu sắc với các khao khát đó.

Khát vọng tình yêu từ xưa đến nay vẫn là khát vọng không thể không kể đến dù ở thể loại nào Trong truyện truyền kì, đây cũng là khát vọng lớn nhưng chỉ riêng nhân vật “thần” thì không nhiều chỉ có một vài nhân vật. Khát vọng tình yêu đôi lứa vẫn là một khát vọng chân chính của con người.

Ta bắt gặp nàng Giáng Tiên trong truyện “Truyện nữ thần ở Vân Cát (Truyền kì Tân phả)” vì tình yêu với trần thế, tình yêu cùng Đào Lang và những người con của mình, nàng đã bất chấp giáng trần đến lần thứ hai để lo cho những người mình yêu một cách chu toàn nhất có thể Bắt đầu bằng một hình phạt nhưng lại là một cơ hội cho người con gái dòng giống thần tiên đem lòng yêu và kết hôn cùng người phàm, đê nàng biết đến tình yêu và trân trọng tình yêu đó Nhân vật Gái thần trong truyện “Một dòng chữ lấy được gái thần (Thánh

Tông di thảo)” kể về người con gái có dòng giống thần ở trên núi, đem lòng kết duyên cùng anh Đồ nghèo Nàng theo chân chàng xuống núi, sống một cuộc sống bình thường, hạnh phúc và sinh được cho chàng ba người con trai. Nàng đã rất lưu luyến tình yêu với trần thế nhưng vì xuất thân không giống nhau nên nàng phải trở về bỏ lại người chồng đang thương xót Hay như nhân vật Giáng Hương trong “Truyện Từ Thức lấy vợ tiên”, nàng đã chủ động sắp đặt để dẫn Từ Thức vào cõi tiên, và thông báo với mọi người chàng chính là đức lang quân của mình Khát khao tình yêu khiến những vị thần chủ động tìm đến tình yêu, tự tạo hạnh phúc cho riêng mình Vì khao khát hạnh phúc, tình yêu nơi trần thế mà những vị thần giáng trần đều lưu luyến, bịn rịn cõi trần thế Dù có quay trở lại cõi tiên – cái cõi mà con người phàm trần tha thiết muốn gia nhập, các nhân vật vẫn đau đáu khôn nguôi với mối tình sâu nặng.

Dù có là thần nhưng họ vẫn có trái tim giống con người, vẫn khao khát tình yêu, khao khát hạnh phúc như những người bình thường khác Có thể nói rằng, các nhà văn của truyện truyền kì đã thổi vào nhân vật thần của mình hình dáng của con người, đưa những nét đẹp tâm hồn của con người Khát vọng tình yêu trong xã hội phong kiến là điều hết sức tế nhị và kín đáo đặc biệt là những nhân vật nữ Chọn một nhân vật kì ảo như nhân vật thần để thể hiện điều này cho thấy các tác giả đã rất tinh tế, vừa tế nhị lại vừa là tiếng nói của những người phụ nữ đang khao khát tình yêu nhưng lại luôn bị lễ giáo phong kiến kìm kẹp Khát vọng tình yêu là khát vọng luôn chính đáng dù đó có là con người hay là thần linh

*Khát vọng bảo vệ hôn nhân gia đình

Bên cạnh khát vọng tình yêu lứa đôi, nam nữ, các tác giả trung đại nâng lên thành khát vọng bảo vệ hôn nhân gia đình Giữa hiện thực rối ren, những cuộc chiến tranh phi nghĩa diễn ra, có biết bao nhiêu gia đình bị li tán, biết bao người vợ mất chồng, biết bao gia đình không còn hạnh phúc Trước thực trạng đau đớn đó, các tác giả truyện truyền kì đã khéo léo lồng ghép khát vọng bảo vệ gia đình trong đó thông qua nhân vật thần Như khát vọng tình yêu, không chỉ mỗi con người có gia đình, khát khao bảo vệ nó mà những vị thần cũng vậy Ta có thể kể đến như truyện “Truyện đối tụng ở Long Cung”.

Vì muốn giành lại vợ của mình mà vị quan đã nhất quyết đi tìm gặp Long Vương để cứu vợ mình khi thần Thuồng Luồng bắt và người vợ mạnh mẽ bảo vệ người chồng của mình Mặc dù sợ hãi trước thần Thuồng luồng nhưng bà khẳng định rõ ràng đâu mới là người chồng của mình trước mặt Long Vương thể hiện khát vọng bảo vệ hôn nhân gia đình, ước mơ đoàn tụ gia đình Ta có thể nhắc đến nàng Giáng Tiên trong truyện “Nữ thần ở Vân Cát” Vì khát khao bảo vệ hạnh phúc gia đình, nỗi lo âu đau đáu trong lòng về gia đình của mình, người chồng lúc nào cũng ngày đêm nhớ thương cùng những đứa con thơ dại Không đành lòng, nàng đã giáng trần đến hai lần để lo chu toàn cho người chồng và người con ở trần thế của mình Sau khi chu toàn mọi việc, nàng mới đi bôn ba khắp nơi để giúp đỡ mọi người Những vị thần nữ đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam truyền thống luôn khao khát hạnh phúc gia đình, luôn muốn bảo vệ hạnh phúc đó Đây là một trong những khát vọng chính đáng của con người đặc biệt là đối với những người phụ nữ, nó không chỉ là khát khao tình yêu đôi lứa đơn thuần mà nó nâng lên thành tình mẫu tử, tình phu thê của những người vợ, người mẹ

Ngày đăng: 22/11/2023, 11:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI NHÂN VẬT THẦN  THEO CÁC TIÊU CHÍ - K300351_Thân Thị Hồng Ngát.docx
BẢNG THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI NHÂN VẬT THẦN THEO CÁC TIÊU CHÍ (Trang 95)
BẢNG THỐNG KÊ CÁC TRUYỆN TRUYỀN KÌ ĐƯỢC KHẢO SÁT - K300351_Thân Thị Hồng Ngát.docx
BẢNG THỐNG KÊ CÁC TRUYỆN TRUYỀN KÌ ĐƯỢC KHẢO SÁT (Trang 102)
w