1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan hệ việt nga (1954 1965)

26 636 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 42,89 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI QUAN HỆ SONG PHƯƠNG 1954 – 1965. 1.1. Bối cảnh thế giới. Đây là giai đoạn bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Giai đoạn này cuộc chạy đua vũ trang và đặc biệt là cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đang trong giai đoạn nóng nhất. Cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ vẫn chưa có hồi kết, và hệ quả của chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô là những cuộc chiến tranh nóng diễn ra trên thế giới như cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975),… Đặc biệt là trong giai đoạn những năm 60 khi mà chiến tranh lạnh đang đến hồi gay cấn khiến nó có thể trở thành một cuộc chiến tranh nóng, một cuộc chiến tranh hạt nhân, trong thời gian này sự kiện “Vịnh Con Lợn” và đặc biệt là “cuộc khủng hoảng tên lửa” ở Cuba đã làm cho mâu thuẫn giữa Liên Xô và mỹ lên tới đỉnh điểm có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân. Trong cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, Liên Xô đã xây dựng trên đất Cuba các căn cứ tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân có thể bắn tới bất kì địa điểm nào trên đất nước Mỹ, điều đó khiến cho Mỹ có động thái đáp trả khi cho xây dựng hàng loạt các căn cứ phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân tại các nước: Anh, Thổ Nhỹ Kì và Ý để răn đe và có thể đáp trả Liên Xô nếu Liên Xô có những hành động thái quá đối với Mỹ. Tại cuộc khủng hoảng này đã có lúc tưởng chừng như chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra bất cứ lúc nào do các động thái của những bên liên quan đã làm cho mâu thuẫn càng lên cao và tưởng chừng như nó không thể giải quyết bằng biện pháp thương lượng hòa bình được nữa và thế giới phải đối mặt với một cuộc chiến tranh hạt nhân mà trong cuộc chiến này Liên Xô và Mỹ là hai thế lực đứng đầu. Tuy nhiên, cả phía Mỹ và Liên Xô đều nhận thấy rằng không nên duy trì tình trạng như thế và cần phải có một giải pháp để giải quyết tình hình tại Cuba. Sau nhiều cuộc hội đàm bí mật giữa Kennedy và Khrushev cuộc khủng hoảng tên lửa đã được giải quyết khi mà cả hai phía Mỹ và Liên Xô đều đồng ý gỡ bỏ các cơ sở phóng tên lửa đạn đạo của mình ở những nơi đã xây dựng. Động thái này từ cả hai phía đã tạo ra một bước ngoặt, kết quả của cuộc thương lượng này là Mỹ và Liên Xô đã xây dựng một đường dây nối giữa Moscow và Washington để hai phía có thể hội đàm giải quyết các mâu thuẫn một cách trực tiếp. Sau khi cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba kết thúc cả hai phía đều có dấu hiệu xuống thang và có xu hướng hòa hoãn. Trong giai đoạn này mâu thuẫn vấn đề mâu thuẫn trong phe xã hội chủ nghĩa cũng là vấn đề khá phức tạp. mối quan hệ Xô – Trung mâu thuẫn đã dẫn đến đối đầu nhau. Ngay từ khi mới ra đời, liên minh Xô - Trung đã có những chia rẽ, tác động đến hệ tư tưởng, chính sách và chiến lược của cả hai nước trong chiến tranh lạnh. Lợi ích và an ninh quốc gia bị định hình bởi quan niệm của lãnh đạo hai nước về cách thức tồn tại của quốc gia mình trong hoàn cảnh ấy. Sự chia rẽ bắt đầu vào cuối thập niên 50 thế kỷ 20, lên đến đỉnh điểm vào năm 1969 và diễn tiến theo nhiều hướng khác nhau cho đến cuối những năm 80. Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, cả Liên Xô và Trung Quốc đều giúp đỡ Bắc Việt Nam chống lại kẻ thù chung là Mỹ nhưng lại có mâu thuẫn sâu sắc với nhau. Thông qua cuộc chiến tranh ở Việt Nam, cả Liên Xô và Trung Quốc đều muốn tranh thủ Bắc Việt Nam nhằm khẳng định đường lối và vị trí của mình. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách đối ngoại của Bắc Việt Nam trong giai đoạn này. Một trong những lí do chính để Trung Quốc và Liên Xô giúp đỡ Bắc Việt Nam là muốn chứng tỏ mình là nước Xã hội chủ nghĩa đích thực, mong muốn chứng tỏ vị trí tiên phong và lãnh đạo của mình trong phong trào giải phóng dân tộc của các nước thế giới thứ ba, lôi kéo Việt Nam về phe mình. Mặc dù nhận thức được mâu thuẫn này từ rất sớm nhưng vì muốn tranh thủ được sự ủng hộ của cả Liên Xô và Trung Quốc Việt Nam đã tránh không công khai đề cập đến vấn đề này. Đến năm 1963, mâu thuẫn này tác động sâu sắc đến khối đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong giai đoạn này, Liên Xô luôn cố gắng duy trì quan hệ ngoại giao với các nước như: 2 – 6 – 1955 bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Nam Tư tại Bêôgrat (Nam Tư); ngày 19 – 10 – 1956 bình thường hóa quan hệ với Nhật, hai bên đã thỏa thuận chấm dứt chiến tranh, thiết lập quan hệ ngoại giao giải quyết vấn đề xung đột bằng biện pháp hòa bình. Bước vào thập niên 50, liên xô tiếp tục triển khai những “ kế hoạch 5 năm” xây dựng kinh tế xã hội ở đất nước xô viết. từ kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1956- 1960) Liên Xô đã bước vào vị trí cường quốc công nghiệp. trước đó trên lĩnh vực được ưu tiên là quân sự, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, bom kinh khí(1953) ngoài ra giai đoạn này Liên Xô giành được nhiều thành tựu to lớn như : Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo “xputnic_1” vào ngày 4 – 10 – 1957,mở ra kỷ nguyên con người chinh phục vũ trụ, 2/1/1959 Liên Xô phóng thành công tên lửa vũ trụ mang tên “lunik 1” để nghiên cứu mặt trăng và không gian vũ trụ, 11 – 8 – 1962 phóng liên tiếp hai tàu vũ trụ…, có thể thấy giai đoạn này liên xô đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật. Về hệ thống xã hội chủ nghĩa giai đoạn này mà Liên Xô là một hình mẫu lớn, đã xuất hiện thêm nhiều nước chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội, điển hình như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba là những ngọ cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc. 11 – 1957 tại Maxcova, hội nghị quốc tế 64 đảng cộng sản và công nhân đã tổng kết kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước. Hội nghị cũng ra tuyên bố hòa bình, củng cố phong trào cộng sản quốc tế theo chủ trương của đảng cộng sản liên xô đề xướng: cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau. Với sáng kiến sớm này của phong trào cộng sản quốc tế đã trở thành chỗ dựa cho nhân loại tiến bộ và cách mạng khi bước vào thế kỷ XX. 2.2. Bối cảnh trong nước. Tháng 7/1954 Sau Hiệp định Giơnevơ đất nước ta bị chia làm hai miền, vĩ tuyến 17 làm giới quân sự tạm thời nhưng kẻ thù coi biên giới chính trị này là để thực hiện âm ưu của chúng. Ttrong giai đoạn này Mĩ hất cẳng pháp và bắt đầu nhảy vào cuộc chiến ở Việt Nam. lực lượng cách mạng Việt Nam vừa có những thuận lợi mới, vừa đứng trước nhiều khó khăn, phức tạp . Thuận lợi: Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật, nhất là của Liên Xô, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ La Tinh, phong trào hoà bình dân chủ lên cao ở các nước tư bản, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, làm căn cứ địa chung cho cả nước; thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau chín năm kháng chiến, có ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam. Khó khăn: Đế quốc Mĩ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm bá chủ thế giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng, thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc; đất nước ta bị chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ và đế quốc Mĩ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta. Từ cuối những năm 1954, những công cụ để thực hiện chiến lược của Mĩ tại miền nam Việt Nam được xây dựng và củng cố: về chính trị, bộ máy ngụy quyền được xây dựng lên do Ngô Đình Diệm đứng đầu là cơ sở để Mỹ áp đặt một chế độ thực dân dấu mặt trá hình ở miền nam Việt Nam. Về quân sự, ngụy quân được xây dựng với hệ thống chỉ huy và thiết bị chiến trường đầy đủ hiện đại, về kinh tế Mĩ giúp miền nam phát triển theo con đường tư bản. về văn hóa Mĩ cho phát triển ở miền nam nền văn hóa thực dân mới trên tất cả các lĩnh vực. Tại HNTƯ lần thứ bảy (3 – 1955) và lần thứ tám (8 – 1955) trung ương Đảng nhận định: muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. Tháng 12 – 1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng được xác định: "Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng của toàn đảng, toàn dân ta hiện nay là: củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hoà bình Tháng 1 – 1959 Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam. Sau nhiều lần họp và thảo luận, Ban chấp hành trung ương đã ra nghị quyết về cách mạng miền Nam. Hội nghị xác định tính chất xã hội miền Nam sau 1954 là xã hội thuộc địa kiểu mới và nửa phong kiến, Mâu thuẫn cơ bản của xã hội miền Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta ở miền Nam với đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai của chúng. Nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược: Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước Miền bắc thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội (1961 – 1965), cách mạng về nhiệm vụ cách mạng chung của cả nước, tại đại hội toàn quốc lần III xác định cách mạng việt nam có hai nhiệm vụ khác nhau: cách mạng XHCN ở miền bắc và cách mạng DTDCND ở miền nam. Hai nhiệm vụ dó đều quan trọng và có quan hệ mật thiết với nhau. Về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, đại hội vạch ra đường lối chung của cách mạng miền bắc trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội là: đoàn kết toàn dân phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn, truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em để đưa miền bắc tiến nhanh, tiến mạnh,tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền bắc và củng cố miền bắc thành cở sở vững chắc cho công cuộc đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”. CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ VIỆT XÔ. 2.1. Đặc điểm quan hệ Việt Xô từ 1954 – 1960. Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời và sẽ tiến hành tổng tuyển cử sau 2 năm. Nhân dân miền Nam liên tiếp đấu tranh đòi thực thi hiệp định Giơ-ne-vơ nhằm thống nhất nước nhà. Trong khi đó, miền Bắc bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với một nền tảng kinh tế không ổn định và bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề, công việc đầu tiên là phải khắc phục lại hậu quả của chiến tranh. Vì thế việc tìm một ‘đồng minh” có thể giúp ta có thể khắc phục hậu quả chiến tranh và là một điểm tựa vững chắc thì rõ ràng hơn cả là Liên Xô, thành trì của phe Xã hội Chủ nghĩa. Liên Xô khá ủng hộ Việt Nam trên trường quốc tế. Nhờ lập trường kiên định của Liên Xô mà lần đầu tiên Việt Nam được tham gia một hội nghị quốc tế lớn, tuy chưa được các nước Anh, Pháp, và Mỹ công nhận về mặt ngoại giao. Ngày 4 – 5 – 1954 phái đoàn Việt Nam đến hội nghị Giơ-ne-vơ với tư cách thành viên chính thức. 8 – 5 – 1954 hội nghi Giơ-ne-vơ họp công khai. Phái đoàn chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu với tư thế người chiến thắng. Sau một thời gian đàm phán và thương lượng, đêm 20 rạng ngày 21 – 7 – 1954 , hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được kí kết. Các bản hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Lào, CamPuChia được kí kết. Hội nghị thông qua tuyên bố chung thừa nhận quyền độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia, quyết định đình chỉ chiến sự trên toàn Đông Dương, quân đội Pháp rút khỏi các nước Đông Dương, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, sau 2 năm sẽ tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Hội nghị Giơ-ne-vơ được kí kết “tạm thời” thành công cũng có phần đóng góp của Liên Xô, và tất nhiên phần “đóng góp” của Liên Xô thì không thể sánh với Trung Quốc. Ngay sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, chính phủ Liên Xô đã gửi điện mừng tới chủ tịch kiêm thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Hồ Chí Minh . Trong giai đoạn này quan hệ giữa Bắc Việt Nam và Liên Xô khá tốt, các chuyến thăm các cấp và đặc biệt là các chuyến thăm của chủ tịch Hồ Chí Minh sang Liên Xô đã giúp cho mối quan hệ giữa hai quốc gia vẫn nồng ấm. Tuy nhiên, trong thái độ của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, Liên Xô giữ nguyên trạng ở miền Nam Việt Nam. Liên Xô muốn Việt Nam phấn đấu giành thắng lợi trong xây dựng miền Bắc để vận động và thúc đẩy đấu tranh chính trị ở miền Nam, giải quyết các vấn để ở miền Nam Việt Nam bằng thương lượng, bằng con đường hòa bình. Các phương tiện truyền thông đại chúng của Liên Xô cũng rất ít đưa tin về chiến tranh Việt Nam, về thắng lợi quân sự của nhân dân miền Nam và lên án rất cầm chừng các hành động can thiệp quân sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Trong giai đoạn này các cơ quan ngôn luận của Liên Xô liên tục đưa tin về giải pháp Giơ-ne-vơ cho Việt Nam, thúc đẩy các nước có liên quan giải quyết các vấn đề của Việt Nam bằng hòa bình thông qua hình thức hiệp thương. 6 – 4 – 1956 Bộ ngoại giao Liên Xô đã gửi thư cho bộ ngoại giao Anh về vấn đề thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ ở Việt Nam. Trong bản thông điệp nêu rõ: “Chính phủ Liên Xô vẫn cho rằng hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt cuộc chiến tranh đẫm máu ở Đông Dương cần phải được thi hành đầy đủ. Chính phủ Liên Xô đặc biệt chú ý đến ý nghĩa lớn lao của việc thi hành điều khoản căn bản trong hiệp định Giơ-ne-vơ nói về việc thống nhất nước Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát của ủy ban quốc tế ở Việt Nam”. Lý do khiến Liên Xô có những thái độ trên đối với Bắc Việt Nam là do sau khi Stalin mất, Khrushev lên thay đã đi vào còn đường xét lại mà các nước sau này gọi là “chủ nghĩa xét lại”. Năm 1956, tại Đại hội lần thứ XX, Đảng Cộng Sản Liên Xô đã đưa ra đường lối “cùng tồn tại hòa bình”, “quá độ hòa bình”, “thi đua hòa bình” và chương trình đầy tham vọng “đuổi kịp và vượt Mỹ” về sản phẩm tính theo đầu người trong thời gian ngắn nhất. Vì mục tiêu và lợi ích của mình, Liên Xô chủ trương hòa hoãn với chủ nghĩa đế quốc nhất là đế quốc Mỹ, coi đó là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu, nhằm tranh thủ vốn và kĩ thuật của Mỹ và Tây phương và giữ nguyên hiên trạng của châu Âu để tạo ra điều kiện quốc tế thuận lợi cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Liên Xô e ngại phong trào giải phóng dân tộc sẽ như “đốm lửa cháy rừng”, cản trở hòa hoãn, ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược của Liên Xô. Chính vì thế, trong thời gian này Liên Xô chủ trương hòa bình tại Việt Nam và giải pháp Giơ-ne-vơ cho việc thống nhất hai miền Nam – Bắc. Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Liên Xô khá tích cực trong việc giúp miền Bắc xây dựng lại cơ sở kinh tế. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, miền Bắc từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh. Biểu hiện cụ thể là Liên Xô đã giúp Việt Nam thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế 1955 – 1957 và 3 năm phát triển kinh tế và văn hóa 1958 – 1960. Tháng 3 – 1959 Liên Xô cho Việt Nam vay 100 triệu Rúp để thực hiện kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế nói trên. Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết Liên Xô đã cử hàng loạt các chuyên gia sang Việt Nam, giúp Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh. Công việc đầu tiên mà cần phải khắc phục đó là trong lĩnh vực nông nghiệp, khi mà nông nghiệp đã bị tàn phá rất nặng nề trong chiến tranh khiến cho diện tích đất bị bỏ hoang rất lớn. Nắm bắt được tình hình đó, trong năm 1954 chính phủ Liên Xô đã cử sang Việt Nam những chuyên gia nông nghiệp giàu kinh nghiệm giúp xây dựng giáo trình và hệ thống ngành, nghề đào tạo, đồng thời giúp Việt Nam thành lập Trường đại học đầu tiên tại miền Bắc. Liên Xô cung cấp toàn bộ các thiết bị và cử một số đội ngũ cán bộ giảng dạy với nhiều chuyên ngành để đào tạo công nhân cơ khí nông nghiệp tại trường công nhân cơ khí Việt – Xô, giúp Bắc Việt Nam xây dựng các chương trình tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong nông nghiệp, xác định và tập trung giải quyết các vấn đề khoa học - kĩ thuật trọng điểm của nông nghiệp Việt Nam. Chính phủ Liên Xô còn giúp Việt Nam trang bị các phòng phân tích nông nghiệp và cử chuyên gia sang giúp Việt Nam xây dựng bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc giúp đánh giá đúng tài nguyên đất của Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra những chủ trương đúng đắn trong việc xác định các phương án phát triển nông – lâm nghiệp của Việt Nam. Sau khi giúp Bắc Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh và đào tạo cho Việt Nam hàng loạt các chuyên gia trên lĩnh vực nông nghiệp Liên Xô còn giúp Việt Nam mở rộng và phát triển thêm trên lĩnh vực này. Trong những năm sau đó, Liên Xô giúp Việt Nam kĩ thuật để mở rộng sản xuất cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm, tổ chức các nông trường quốc doanh, các trạm sửa chữa, xây dựng nhà máy chè và các xí nghiệp để bước đầu chế biến cà phê, nước quả và quả hộp. Ngoài ra trong năm 1960 Liên Xô còn cho Việt Nam vay dài hạn 350 triệu Rúp với điều kiện ưu đãi để chi phí về thiết bị máy móc nông nghiệp, vật tư, công tác khảo sát thiết kế và các chi phí khác liên quan đến việc tổ chức các nông trường quốc doanh và xây dựng những xí nghiệp do Liên Xô giúp Việt Nam về kỹ thật. Đối với ngành khai thác mỏ thì nó đóng một vai trò hết sức quan trọng, do đặc thù về địa hình nên Việt Nam có một trữ lượng mỏ cũng khá lớn. Cho nên, ngay sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Liên Xô đã giúp khôi phục các cơ sở khai thác chế biến than ở vùng Hòn Gai – Cẩm Phà, giúp cải tạo, mở rộng các mỏ than lộ thiên. Ngoài ra nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô mà tại Tĩnh Túc (Cao Bằng) đã khánh thành mỏ thiếc Tĩnh Túc, đây là mỏ thiếc được Pháp khai thác từ năm 1902 [...]... Thế thì một nước cách xử sự của một nước nhỏ ra sao trong các mối quan hệ song phương với các nước lớn Đối với mối quan hệ song phương Việt Nam và Liên Xô thì Việt Nam luôn trong tư thế của một nước nhỏ quan hệ với một nước lớn Tất nhiên trong mối quan hệ giữa nước nhỏ và một nước lớn thì khó có thể có một quan hệ cân bằng và ngang hàng, Việt Nam vẫn phải nhận viện trợ từ Liên Xô, và trong một số thời... bằng cách tấn công vào Bắc Việt Nam Và Việt Nam dường cuộc thử lửa cho những mưu toán cá nhân giữa Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT Có thể nói mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô là một mối quan hệ phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau và quan hệ Việt Nam – Liên Xô luôn được duy trì một cách tốt đẹp, chính vì duy trì được mối quan hệ tốt đẹp này mà Việt Nam chiến thắng trong... cho miền Bắc Việt Nam đứng vững qua giai đoạn khó khăn 2.2 Đặc điểm quan hệ Việt Nam – Liên Xô từ 1960 – 1965 Giai đoạn 1960 tới 1965 là một giai đoạn đầy biến động trong mối quan hệ giữa hai nước, các giai đoạn thăng trầm khác nhau Quan hệ giữa hai nước diễn ra trong bối cảnh mới Đây là giai đoạn đường lối cách mạng Việt Nam có sự thay đổi Trong thời gian này, cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tăng... qua vấn đề Việt Nam, tránh gây căng thẳng với Mỹ Tuy nhiên trong giai đoạn này, mâu thuẫn Xô – Trung chưa bộc lộ công khai và chưa thực sự cao trào, nên quan hệ giữa hai nhà nước Việt – Xô vẫn giữ ở mức bình thường Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chỉ có mối quan hệ đặc biệt với Liên Xô mà còn cả đối với Trung Quốc Nhưng kể từ khi Trung Quốc thống nhất lãnh thổ vào năm 1949 thì mối quan hệ này bắt đầu... nói xấu ai ", không gây tổn thương cho quan hệ quốc tế của Việt Nam với cả hai người bạn lớn Cũng cần nói thêm rằng, quan điểm đó không đồng nhất với thái độ “dĩ hòa vi quý” hoặc thủ tiêu đấu tranh Đây là biểu hiện ở mức cao nhất sự tôn trọng đối với hai nước lớn anh em, là sự tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc bang giao quốc tế điều kiện quan trọng đảm bảo cho quan hệ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Liên Xô... nước bé thì Việt Nam vẫn luôn giữ được cho mình tiếng nói riêng, không hoàn toàn nghe theo và chấp nhận nó một cách tuyệt đối Thực tế đã chứng minh, trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trong một thời gian dài, chúng ta vẫn có tiếng nói riêng khi xử sự một cách khéo léo trong các vấn đề liên quan, không bị lệ thuộc vào Liên Xô Việt Nam đã có một cách ứng xử khôn khéo trong mối quan hệ Liên Xô... xảy ra và Mỹ đổ quan vào miền Nam Việt Nam thì quan điểm của Liên Xô về việc giải quyết tình hình ở Việt Nam vẫn như giai đoạn trước, vẫn là giải pháp qua thương lượng hòa bình, vẫn muốn Việt Nam giải quyết tình hình bằng giải pháp Giơ-ne-vơ Khi cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công chủ động, phía Liên Xô đã khuyên Việt Nam không nên giải quyết tình hình ở Việt Nam bằng... phép những công dân xô viết có nguyện vọng đến Việt Nam theo tinh thần quốc tế vô sản để chiến đấu vì sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, bảo vệ những thành quả xã hội chủ nghĩa của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.” Một nguyên nhân quan trọng khác là Liên Xô đã thay đổi cách nhìn về Việt Nam, coi Việt Nam là trung tâm trong nền chính trị quốc tế, có liên quan trực tiếp tới đối thủ chính của Liên Xô... tranh của Việt Nam Sau sự kiện “Vịnh Bắc bộ” trong tháng 8 - 1964và đặc biệt là việc Mỹ tiến hành leo thang chiến tranh ở Việt Nam và tiến hành đổ bộ quan viễn chinh Mỹ vào chiến trường miền Nam Việt Nam, quan trọng nhất là sự thay đổi trong ban lãnh đạo của Liên Xô Liên Xô nhận ra rằng việc giải quyết vấn đề Việt Nam thông qua biện pháp hòa bình là không khả thi và việc đối đầu quân sự giữa Việt Nam... Giơ-ne-vơ tại miền Nam Việt Nam Trong khi đó, Liên Xô vẫn khăng khăng giữ vững quan điểm của họ là hai miền Nam – Bắc nên giải quyết bằng biện pháp hòa bình, ngay cả khi phong trào “Đồng Khởi” nổ ra vào năm 1960 Liên Xô vẫn không đồng tính với chủ trương của Việt Nam Chủ trương của Liên Xô là như vậy cho nên việc viện trợ vũ khí cho Việt Nam là rất hạn chế, trong 29996 tấn viện trợ cho Việt Nam thì phần . bình thống nhất nước nhà”. CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ VIỆT – XÔ. 2.1. Đặc điểm quan hệ Việt Xô từ 1954 – 1960. Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền,. Đặc điểm quan hệ Việt Nam – Liên Xô từ 1960 – 1965. Giai đoạn 1960 tới 1965 là một giai đoạn đầy biến động trong mối quan hệ giữa hai nước, các giai đoạn thăng trầm khác nhau. Quan hệ giữa hai. Ngày 4 – 5 – 1954 phái đoàn Việt Nam đến hội nghị Giơ-ne-vơ với tư cách thành viên chính thức. 8 – 5 – 1954 hội nghi Giơ-ne-vơ họp công khai. Phái đoàn chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

Ngày đăng: 21/06/2014, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w