Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 91 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
91
Dung lượng
1,2 MB
Nội dung
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thạc sĩ ĐINH TIÊN MINH Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Một số vấn đề về Hợpđồng mua bán hàng hóa ngoại thương: 1.1.1. Khái niệm Để hiểu rõ hơn về Hợpđồng mua bán hàng hóa ngoại thương (gọi tắt là Hợpđồng ngoại thương) trước hết ta hãy xem các khái niệm sau: - Hợpđồng kinh tế: là văn bản được kí kết giữa các bên tham gia, nhằm sản xuất, mua bán, lưu thông hàng hóa hoặc trao đổi dịch vụ, nghiên cứu, liên doanh, liên kết sản xuất hoặc nhằm bất kì mục đích kinh doanh nào, để thựchiện tốt kế hoạch của bản thân các bên kí kết nhằm thu về lợi nhuận. - Hợpđồng thương mại: là một dạng Hợpđồng kinh tế trong đó có cả hai bên hoặc ít nhất một trong hai bên là thương nhân (người tiến hành các hoạt động kinh tế mang tính chất kinh doanh thu lợi nhuận), và mục đích kí Hợpđồng là thu về lợi nhuận. - Hợpđồng mua bán hàng hóa: là một dạng Hợpđồng thương mại, thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên đối tác – có đầy đủ năng lực và hành vi pháp lí – trong đó (một bên gọi là người bán) cam kết chuyển vào quyền sở hữu của bên kia một tài sản nhất định (hàng hóa), bên kia (người mua) cam kết nhận hàngvà trả số tiền ngang bằng giá trị hàng hóa đã nhận. - Hợpđồng ngoại thương hay còn gọi là Hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế: là sự thỏa thuận ý chí của các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại SVTH: TRƯƠNG THỊ XUÂN TÂM 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thạc sĩ ĐINH TIÊN MINH các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là Bên xuấtkhẩucó nghĩa vụ giao hàngvà chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho một bên khác gọi là Bên nhậpkhẩuvà được thanh toán. Và Bên nhậpkhẩucó nghĩa vụ thanh toán cho Bên xuất khẩu, nhận hàngvà quyền sở hữu hàng hóa đó theo thỏa thuận. 1.1.2. Điều kiện để một hợpđồng ngoại thương có hiệu lực Một Hợpđồng ngoại thương muốn có hiệu lực phải thỏa mãn 4 điều kiện sau đây. Nếu thiếu một điều kiện thì xem như Hợpđồng đó khôngcó hiệu lực. Chủ thể Hợpđồng là những tự nhiên nhân và pháp nhân hợp pháp, cụ thể: - Về phía nước ngoài: Là những thương nhân và pháp nhân nước ngoài có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lí. Muốn xem xét năng lực hành vi và năng lực pháp lí của các thương nhân và pháp nhân, trước hết phải tìm hiểu xem họ mang quốc tịch nước nào. Sau đó căn cứ vào luật nước đó và xét năng lực pháp lí của họ. - Về phía Việt Nam: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam: theo luật Công ty, luật Doanh nghiệp… cócơ sở sản xuấtvà cung ứng hàngxuấtkhẩu ổn định, có thị trường tiêu thụ ổn định ở nước ngoài, đội ngũ cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương… - Người kýHợp đồng: phải là người đại diện hợp pháp của côngty o Nếu Hợpđồng ngoại thương được kýkết giữa các cá nhân hoặc thương nhân cá thể hoặc các doanh ngiệp tư nhân với nhau thì chủ doanh nghiệp là người kýHợp đồng. o Nếu Hợpđồng được kýkết giữa các tổ chức thì người kí Hợpđồng phải là người được pháp luật thừa nhận, có quyền đại diện cho Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật quốc gia và luật SVTH: TRƯƠNG THỊ XUÂN TÂM 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thạc sĩ ĐINH TIÊN MINH pháp quốc tế về những hành vi mua, bán vàhàng hóa được mua, bán. Hình thứcHợpđồng phải hợp pháp - Điều 11, Điều 13 và Điều 96 của công ước Vienna 1980 (Công ước của liên hiệp quốc về mua bán Hợpđồnghàng hóa quốc tế), chấp nhận Hợpđồng ngoại thương có những hình thức: o Hợpđồng thỏa thuận bằng miệng o Hợpđồng bằng văn bản o Hợpđồng theo hình thức điện báo, telex - Điều 24 Luật thương mại Việt Nam năm 2005 ghi rõ: Hợp đồng mua bán hàng hóa được thựchiện bằng lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại Hợpđồng mua bán hàng hóa mà pháp luật qui định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản. Như vậy Hợpđồng ngoại thương được thành lập bằng những văn bản hợp pháp, hoặc những chứng từ tương đương văn bản (như các loại thư thương mại) cũng được xem như hình thứchợp pháp của Hợpđồng nếu như đủ chữ ký của các bên và sau đó có văn bản Hợpđồng kèm theo. Hợpđồng ngoại thương được thành lập dưới dạng thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác, có chữ ký điện tử của các bên tham gia cũng được coi là hình thứchợp pháp của Hợpđồng ngoại thương Nội dung Hợpđồng phải hợp pháp SVTH: TRƯƠNG THỊ XUÂN TÂM 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thạc sĩ ĐINH TIÊN MINH Trong Hợpđồng ngoại thương không chứa bất kì nội dung gì trái với pháp luật hiện hành của các bên. Vì vậy trước khi kýkếtHợp đồng, các bên phải nghiên cứu kỹ luật pháp của hai nước. Điều 50 Luật thương mại Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/1998 quy định: Hợpđồng mua bán hàng hóa (nội thương/ngoại thương) muốn có hiệu lực, ngoài việc giới thiệu các bên đối tác, bắt buộc phải có đủ 06 nội dung chính sau đây - Tên hàng: phải được ghi đúng tên hàngvà nhãn hiệu của nó - Số lượng: được xác định bằng đơn vị đo lường theo tập quán thương mại quốc tế. - Quy cách, phẩm chất, chất lượng hàng hóa: ghi rõ những yếu tố chủ yếu của hàng hóa và phương pháp xác định quy cách phẩm chất của nó. - Giá cả và điều kiện giao hàng: căn cứ theo giá quốc tế, nhưng phải phù hợp với qui định về giá cả của Việt Nam, đồng thời thích ứng với từng điều kiện cơ sở giao hàng của Incoterms. - Thanh toán: ghi rõ đồng tiền thanh toán và phương thức thanh toán được lựa chọn. - Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng hóa. Ngoài những nội dung chủ yếu được qui định trên đây, các bên có thể thỏa thuận thêm nội dung khác trong Hợpđồng tùy theo tính chất và đặc điểm của từng thương vụ nhằm ràng buộc nghĩa vụ của các bên một cách chặt chẽ hơn và bảo đảm quyền lợi của cả người mua và người bán. Dựa trên sự tự nguyện của các bên Việc kí kếtHợpđồng phải do sự thỏa thuận tự nguyện của các bên tham gia. Nói cách khác, khi kí kếtHợp đồng, các bên phải tuân thủ nguyên tắc “tự do kết ước”. Và vì vậy, trên Hợpđồng phải có chữ kí viết tay của các bên tham gia. Chữ kí bằng đóng dấu, hoặc chữ kí qua giấy than đều khôngcó giá trị hiệu lực. SVTH: TRƯƠNG THỊ XUÂN TÂM 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thạc sĩ ĐINH TIÊN MINH Nguyên tắc này sẽ loại bỏ tất cả những Hợpđồng được kí kết do dùng bạo lực, đe dọa, bị lừa bịp hoặc do nhầm lẫn. 1.1.3. Một số điều khoản quan trọng của Hợpđồng ngoại thương Một Hợpđồng ngoại thương được công nhận là có hiệu lực, ngoài các điều khoản được nêu dưới đây, nó còn có những phần chung như sau: - Số hiệu Hợp đồng: thường được ghi ở góc trên, bên phải của trang giấy - Ngày, tháng, năm kí Hợp đồng: được ghi phía dưới số hiệu Hợp đồng. - Giới thiệu các bên đối tác: tên và địa chỉ, số điện thoại, fax, người đại diện… của các bên tham gia phải được ghi rõ ràng, chính xác bao gồm cả tên giao dịch, tên viết tắt… nhằm giúp cho việc xác định đối tượng và nơi giao dịch một cách nhanh chóng, thuận lợi khi gửi các chứng từ hoặc dễ dàng xử lí hơn khi có tranh chấp. Các điều khoản quan trọng trong Hợpđồng ngoại thương: 1.1.3.1 Điều khoản tên hàng Tên hàng là đối tượng mua bán của Hợp đồng, có tác dụng hướng dẫn các bên dựa vào đó xác định mặt hàng cần mua bán – trao đổi. Vì vậy, đây là điều khoản quan trọng không thể thiếu, giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp sau này. Đồng thời để dễ dàng phân biệt nó với những sản phẩm khác cùng loại. Người ta thường ghi tên hàng trên Hợpđồng theo những cách: - Tên hàng kèm theo tên khoa học - Tên hàng kèm theo tên thương mại - Tên hàng kèm theo công dụng của nó - Tên hàng kèm theo tên cơ sở sản xuất, năm sản xuất. SVTH: TRƯƠNG THỊ XUÂN TÂM 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thạc sĩ ĐINH TIÊN MINH 1.1.3.2 Điều khoản số lượng / khối lượng Trong Hợpđồng phải thể hiện rõ số lượng / khối lượng hàng hóa được mua, bán, trao đổi. Vì vậy, các bên phải chú ý thống nhất với nhau về đơn vị tính, số lượng và cách ghi số lượng / khối lượng trong Hợp dồng. Trong thực tế, mỗi nước có một hệ thống đo lường khác nhau. Do đó, muốn cho mọi việc thuận lợi, người mua mua đủ, người bán bán đúng với số lượng / khối lượng hàng hóa mình cần thì hai bên phải thống nhất với nhau sử dụng hệ thống đo lường của nước nào, hoặc sử dụng hệ thống đo lường quốc tế. 1.1.3.3 Điều khoản chất lượng / phẩm chất Điều khoản này cho biết chi tiết về chất lượng hàng hóa. Nói cách khác, điều khoản này mô tả về quy cách, kích thước, công suất, các thông số kỹ thuật…của hàng hóa được mua, bán. Mô tả đúng chi tiết và chất lượng hàng hóa là cơ sở xác định chính xác giá cả của nó. Đồng thời buộc người bán phải giao hàng đúng theo yêu cầu của Hợp đồng. Nếu mô tả không kỹ, thiếu chi tiết sẽ có thể dẫn đến thiệt hại cho một trong hai bên. Các bên cần phải thỏa thuận với nhau về phương pháp mô tả chất lượng hàng hóa. Một số phương pháp thường được sử dụng: - Chất lượng giao như hàng mẫu (as the sample): phương pháp này được dùng khi mua bán những loại hàng hóa mà chất lượng, phẩm chất của nó khó mô tả bằng lời hay hình ảnh. Ví dụ các sản phẩm về thời trang, đồ trang sức… - Chất lượng dựa vào hàm lượng chất chủ yếu chứa đựng trong hàng hóa: phương pháp này thường được dùng trong Hợpđồng mua bán hàng nông SVTH: TRƯƠNG THỊ XUÂN TÂM 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thạc sĩ ĐINH TIÊN MINH sản, hàng rời như: xi măng, gạo, hóa chất, phân bón, khoáng sản. Sử dụng cách mô tả này phải đáp ứng hai yêu cầu sau: o Chất hữu ích (chỉ tiêu chính): qui định ở mức tối thiểu đạt được o Chất vô ích (chỉ tiêu phụ): qui định mức tối đa cho phép - Chất lượng hàng hóa theo hiện trạng thực tế của hàng hóa: nghĩa là hàng hóa có chất lượng thế nào thì bán như vậy. Theo phương pháp này thì người bán hoàn toàn không chịu trách nhiệm về hàng hóa được giao. Thường áp dụng trong việc mua bán đồ cũ, phế liệu, phế phẩm… - Chất lượng hàng hóa dựa vào bảng thiết kế kỹ thuật hoặc catalogue: thường áp dụng trong trường hợp mua bán máy móc thiết bị có nhiều chi tiết lắp ráp. - Chất lượng dựa theo tiêu chuẩn có sẵn trong thực tế: có thể ghi “theo tiêu chuẩn quốc tế” hoặc “theo tiêu chuẩn nước người mua/ người bán” hoặc ghi theo kí hiệu đã được đăng kí theo tiêu chuẩn quốc tế. - Chất lượng dựa theo việc đã xem hàngvà đã đồng ý: được áp dụng trong trường hợp kí kết các Hợpđồng mua bán các loại hàng hóa sau khi được trưng bày tại các hội chợ, triển lãm hoặc một số loại hóa chất, hợp chất. 1.1.3.4 Điều khoản giá cả Trong điều khoản này các bên tham gia Hợpđồng phải thống nhất những nội dung sau: - Đồng tiền tính giá (Currency Code): trong mua bán hàng hóa ngoại thương, giá cả hàng hóa có thể được tính bằng tiền của nước người bán, người mua hoặc tiền của nước thứ ba, nhưng đồng tiền này phải có khả SVTH: TRƯƠNG THỊ XUÂN TÂM 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thạc sĩ ĐINH TIÊN MINH năng chuyển đổi mạnh. Trong thực tế, người ta vẫn quen dùng đồng đô la Mỹ (USD) hoặc một số đồng tiền mạnh khác như đồng yên Nhật (JPY), bảng Anh (GPB), …làm đồng tiền tính giá. - Phương pháp tính giá (mức giá): có nhiều cách xác định giá cả hàng hóa. Các bên cần thống nhất phương pháp tính giá ngay từ khi đàmphán để không thể xảy ra tình trạng tranh chấp trong quá trình thựchiệnHợp đồng. Các bên có thể chọn một trong những cách tính đơn giá và tổng giá trị như sau: o Giá xác định ngay (giá cố định): trong lúc đàmphán để kýkếtHợp đồng, các bên đã thỏa thuận và thống nhất ngay giá cả. Giá này không thay đổi trong suốt thời gian thựchiện cho đến khi thanh lí Hợp đồng. Có thể chấp nhận phương pháp này đối với những lô hàngcó giá trị nhỏ, thời gian thựchiệnHợpđồng ngắn, giá cả hàng hóa ít biến độngvà ngược lại. o Giá quy định sau: các bên thoả thuận vàcó ghi vào Hợpđồng “Giá tính sau, tại thời điểm giao hàng” hoặc “Giá cả hàng hóa sẽ được xác định tại thời điểm thanh toán”. Áp dụng phương pháp này giảm bớt rủi ro cho các bên khi giá cả biến động mạnh hoặc trong trường hợp lạm phát với tốc độ cao. o Giá xét lại: các bên thỏa thuận và ghi rõ trong Hợpđồng điều kiện “Đơn giá được xác định tại thời điểm kí kếtHợpđồng nhưng sẽ được xét lại nếu tại thời điểm giao hàng hoặc thời điểm thanh toán, giá cả biến động trong khảng (…) %” - Giảm giá: trong thực tế, khi thỏa thuận, kí kếtHợpđồng mua bán, các bên thường dành cho nhau những ưu đãi như người bán thưởng khuyến khích cho người mua, hoặc người mua ứng tiền trước cho người bán… Thông thường người bán dành nhiều ưu đãi cho người mua như: giảm giá SVTH: TRƯƠNG THỊ XUÂN TÂM 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thạc sĩ ĐINH TIÊN MINH khi người mua trả tiền sớm, giảm giá do mua thử hoặc mua với số lượng lớn, giảm giá nếu trên thị trường có đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ… Trong điều khoản này, ngoài việc xác định giá cả, các bên cần thống nhất thỏa thuận về đơn giá và điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng (theo Incoterms 1990 hoặc Incoterms 2000) 1.1.3.5 Điều khoản giao hàng Đây là điều khoản rất quan trọng của Hợpđồng vì nó sẽ quyết định nghĩa vụ cụ thể của người bán. Đồng thời cũng là ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm của mình với đối phương. Chỉ khi nào người bán giao hàng xong mới có thể nhận được tiền và người mua mới cócơ sở để nhận hàng như mong muốn. Nếu khôngcó điều khoản này, Hợpđồng mua bán hàng hóa coi như khôngcó hiệu lực. Trong điều khoản giao hàng, các bên phải thống nhất với nhau những nội dung cơ bản sau: - Thời hạn giao hàng – Time of shipment / Shipment time: có thể chọn một trong các cách sau: o Giao hàng vào một ngày chính xác: người bán phải giao hàng đúng vào ngày được quy định trong Hợp đồng. Điều này sẽ gây bất lợi cho người bán vì trong quá trình thựchiệnHợpđồngcó thể xảy ra những trường hợp bất khả kháng làm cho người bán khó có thể thựchiện được. Vì vậy thời hạn giao hàng ít khi được quy định là một ngày cụ thể, trừ trường hợphàng thuộc loại khẩn cấp, có giá trị nhỏ và khách thường mua một loại hàng quen thuộc nào đó. o Giao hàng trong một khoảng thời gian nào đó: cách này thường được áp dụng trong Hợpđồng mua bán hàng hóa ngoại thương vì nó thuận lợi hơn cho người bán mà người mua cũng không bị thiệt hại gì. SVTH: TRƯƠNG THỊ XUÂN TÂM 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thạc sĩ ĐINH TIÊN MINH o Giao hàng theo một mốc qui định nào đó: thường được thể hiện trên Hợpđồng như sau: No later than…; to be effected latest to… - Xác định thời điểm giao hàng – Place of shipment: các bên phải thống nhất qui định địa điểm giao hàng (cho người vận tải / người mua) theo một trong những cách sau: o Địa điểm giao hàng được ghi rõ trong Hợp đồng. o Ghi địa điểm giao hàng theo Incoterms, kèm theo điều kiện về giá cả hàng hóa. - Phương thức giao hàng: gồm những nội dung sau: o Có cho phép chuyển tải hay không (Transhipment). Nếu từ cảng bốc hàng đầu tiên đến cảng dở cuối cùng có ít nhất 2 phương tiện vận tải được sử dụng thì trong trường hợp này được gọi là chuyển tải. Trên Hợpđồng sẽ được ghi chú Allowed (được phép chuyển tải) hoặc Not allowed (không được phép chuyển tải). Căn cứ vào hải trình của tàu và lượng hàng hóa chuyên chở để chấp nhận hàngcó được phép chuyển tải hay không. o Giao hàng toàn bộ hay từng phần (Partial shipment): trên Hợpđồng sẽ ghi là Allowed (được phép) hoặc Not allowed (không cho phép). Việc giao hàng nhiều lần hay nột lần phải được cân nhắc sao cho phù hợp với khả năng cung cấp hàng của người bán. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận hàng của người mua. Mặt khác còn phải xem điều kiện cảng biển có cho phép hay không. Đặc biệt chi phí cho việc giao nhận hàng hóa phải được đặt trong điều kiện tiết kiệm nhất. SVTH: TRƯƠNG THỊ XUÂN TÂM 10 [...]... của khách hàng là mục tiêu hàng đầu của CôngtycổphầnxuấtnhậpkhẩuHàngKhông 2.1.2 Quá trình phát triển Theo xu thế phát triển của ngành Hàngkhông dân dụng Việt Nam, Côngtycổphầnxuấtnhậpkhẩu chuyên ngành và dịch vụ HàngKhông (nay là CôngtycổphầnxuấtnhậpkhẩuHàng Không) được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 197/TCHK ngày 21/03/1989 của Tổng côngtyHàngKhông dân dụng... ĐỘNG CỦA CÔNGTYCỔPHẦN XNK HÀNGKHÔNG 2.1 Sơ lược về côngtycổphầnxuấtnhậpkhẩuHàngKhông 2.1.1 Giới thiệu chung Tên côngty (tiếng Việt) : CôngtycổphầnxuấtnhậpkhẩuHàngKhông Tên côngty (tiếng Anh) : General Aviation Import – Export Joint Stock Company Tên viết tắt : AIRIMEX Là côngtycổphầncó tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam Trụ sở đăng kí của côngty là:... 372/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cổphần hóa các đơn vị trực thuộc Tổng côngtyHàngKhông Việt Nam (trong đó cócôngty XNK Hàng Không) và Quyết định 3892/QĐBGTVT ngày 17/10/2005 của Bộ Giao Thông Vận Tải, phê duyệt phương án cổphần hóa Côngty XNK HàngKhôngCôngtycổphầnxuấtnhậpkhẩuHàngKhông đã chính thức đi vào hoạt động theo cơ chế mới (Công tycổ phần) từ ngày 18/05/2006, theo Giấy... thừa và phát huy gần 20 năm kinh nghiệm (kể từ ngày 21/03/1989, ngày thành lập côngty đến nay) của một Côngtyxuấtnhậpkhẩu chuyên ngành HàngKhông đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong lĩnh vực xuấtnhậpkhẩu máy bay, động cơ, phụ tùng, vật tư máy bay; trang thiết bị cho ngành hàngkhôngCôngtycổphầnxuấtnhậpkhẩuHàngKhông cam kếtphấn đấu trở thành một doanh nghiệp kinh doanh xuấtnhập khẩu. .. Côngtycổphần XNK HàngKhông được thành lập trên cơ sở quyết định số: 3892/QĐ-BGTVT ngày 17/10/2005 của Bộ Giao Thông Vận Tải, phê duyệt phương SVTH: TRƯƠNG THỊ XUÂN TÂM 32 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thạc sĩ ĐINH TIÊN MINH án cổphần hóa Côngty XNK HàngKhông ( một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng CôngtyHàngKhông Việt Nam) Côngtycổphần XNK HàngKhông chính thức đi vào... với nhiệm vụ xuấtnhậpkhẩu các trang thiết bị, khí tàivà phụ tùng thay thế cần thiết cho ngành Hàngkhông dân dụng Việt Nam vànhậpkhẩu một số mặt hàng phi mậu dịch để bán táixuất ở các nhà ga quốc tế; tận dụng trọng tải thừa của hàngkhông Việt Nam và các hãnghàngkhông nước ngoài, xuấtkhẩu những mặt hàng do Bộ kinh tế đối ngoại (nay là Bộ Công Thương) ủy quyền Ở giai đoạn đầu, côngty hoạt động... kí Hợp đồng, nhà nhậpkhẩu phải rà soát lại toàn bộ các điều khoản của Hợpđồng Hai bên sẽ gạch bỏ hoặc bổ sung những điều khoản đã thỏa thuận cho phù hợp Vì thuê tàu chuyến, Hợpđồng mẫu chỉ nêu những nét chung Bước 6: Thực hiệnHợpđồng Nhà nhậpkhẩu sau khi kí Hợpđồng thuê tàu sẽ thông báo chi tiết cho người xuấtkhẩu như: tên tàu, số hiệu, thời gian tàu đến… Bởi vì tuy là người nhậpkhẩu kí Hợp. .. được mở sau khi nhà nhậpkhẩu đã thựchiện việc kí quĩ Mức kí quỹ tùy thuộc loại L/C và tùy thuộc mối quan hệ giữa ngân hàngvà nhà nhập khẩu, có thể dao động từ 0% - 100% trị giá Hợpđồng o Nếu trong tài khoản tại ngân hàng mà nhà nhậpkhẩu muốn mở L/C không đủ số tiền so với mức kí quĩ thì nhà nhậpkhẩu phải vay tiền của ngân hàng để chuyển vào tài khoản kí quĩ Đơn xin vay tiền ngân hàng phải kèm theo... mặt hàngnhậpkhẩu phải xin giấy phép của Bộ Công Thương Căn cứ theo Quyết định số 24/2008/QĐ-BCT về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhậpkhẩu tự động đối với một số mặt hàngHiện nay có 03 hình thức quản lí hàngnhập khẩu, đó là: Giấy phép nhập khẩu, Hạn ngạch, Giấy phép nhậpkhẩu tự động Tùy theo mặt hàngnhậpkhẩu thuộc loại nào, các doanh nghiệp phải làm đúng thủ tục mới có thể nhậpkhẩu hàng. .. giao hàng, thanh toán… nhằm đi đến ý kiến thống nhất và kí được Hợp đồng mua bán hàng hóa Hay nói cách khác, trong giai đoạn này, hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận các điều khoản trong Hợpđồng Các điều khoản qui định như thế nào? Gồm bao nhiêu điều khoản? Đó là những điều khoản nào? d) Giai đoạn kết thúc, kí kếtHợp đồng: đàmphán thành công, các bên sẽ tiến hành ký kếtHợpđồng Khi soạn thảo, kýkếtHợp . đoạn kết thúc, kí kết Hợp đồng: đàm phán thành công, các bên sẽ tiến hành ký kết Hợp đồng. Khi soạn thảo, ký kết Hợp đồng cần lưu ý những điểm sau: thống nhất các điều khoản trong Hợp đồng; . Bên xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho một bên khác gọi là Bên nhập khẩu và được thanh toán. Và Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho Bên xuất khẩu, nhận hàng. phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng. Hiện nay có 03 hình thức quản lí hàng nhập khẩu, đó là: Giấy phép nhập khẩu, Hạn ngạch, Giấy phép nhập khẩu tự động. Tùy theo mặt hàng nhập khẩu