Và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty

Một phần của tài liệu Đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không (Trang 35 - 39)

2.1.3. Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 2

Đại hội cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội cổ

đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần. Đại hội cổ đông họp thường niên trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Hội đồng quản trị: tổ chức triệu tập họp Đại hội cổ đông thường niên và lựa

chọn địa điểm phù hợp. Đại hội cổ đông thường niên quyết định những vấn đề theo qui định của pháp luật và Điều lệ công ty, đặc biệt thông qua các báo cáo tài chính

hàng năm và ngân sách tài chính cho năm tài chính kế tiếp. Các kiểm toán viên độc lập có thể được mời tham dự đại hội để tư vấn cho việc thông qua các báo cáo tài chính hàng năm.

Ban giám đốc: trực tiếp quản lí, điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả

thực hiện hoạt động kinh doanh.

Phòng KHĐT-LĐTL: có nhiệm vụ tín toán tiền lương, lập kế hoạch đầu tư

vào các công trình, hạng mục xây dựng, sửa chữa, mua sắm các trang thiết bị cần thiết, xây dựng các phương án kinh doanh.

Phòng hành chính quản trị: thực hiện việc xin các Giấy phép kinh doanh,

Giấy phép xuất nhập khẩu và các thủ tục liên quan đến quá trình hoạt động của Công ty.

Ban quản lí công trình: có nhiệm vụ giám sát, theo dõi, quản lí các công

trình đang thi công.

Văn phòng đại diện tại Nga: thực hiện công tác tìm kiếm thị trường xuất

nhập khầu các loại hàng hóa thuộc lĩnh vực hoạt động của Công ty.

Tổ bán vé máy bay: thực hiện chức năng quản lí các Đại lí bán vé máy bay

trong và ngoài nước… Hiện nay, công ty chỉ thực hiện chức năng làm đại lí bán vé máy bay cho Vietnam Airlines.

Phòng xuất nhập khẩu 1: thực hiện kinh doanh các mặt hàng trong và ngoài

ngành Hàng không như việc cung cấp các trang thiết bị cho nhà máy sản xuất xi măng, xe chuyên dụng trong ngành Hàng không.

Phòng xuất nhập khẩu 2: tập trung chủ yếu vào việc thực hiện các Hợp

đồng nhập khẩu ủy thác các thiết bị phục vụ cho ngành Hàng không.

Phòng xuất nhập khẩu 3: thực hiện kinh doanh trong và ngoài ngành Hàng

không, đối tác chủ yếu là Vietsopetro, văn phòng khu vực miền Nam (Vietnam Airlines)

Phòng kinh doanh tổng hợp: mới được thành lập gần đây, kinh doanh các

mặt hàng thuộc lĩnh vực hoạt động của Công ty.

Chi nhánh phía Nam: đặt tại phòng 408, số 49 Trường Sơn, Quận Tân

Bình, Tp. HCM, thực hiện chức năng ủy thác nhập khẩu cho Vietnam Airlines, đồng thời được phép kinh doanh các mặt hàng ngoài ngành Hàng không như cung cấp trang thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện phía Nam, công ty môi trường đô thị, cầu phà…

Trung tâm DV-TM-DL: đây là bộ phận mới thành lập nhằm hỗ trợ cho hoạt

động kinh doanh của Công ty trong lĩnh vực du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban kiểm soát: kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính

của Công ty; giám sát việc chấp hành chế độ chính sách, định mức, chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ Công ty. Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính… Báo cáo đại hội cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán.

Đối với một công ty có tầm cỡ và qui mô lớn như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không thì sơ đồ tổ chức này nhìn chung là gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình làm việc và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.

2.1.4 Ngành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 18/05/2006, trên cơ sở cổ phần hóa Công ty xuất nhập khẩu Hàng Không, một đơn vị thành viên thuộc khối hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam.

Theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103012269 do Sở kế hoạch đầu tư Tp. Hà Nội cấp ngày 18/05/2006, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không có các ngành nghề kinh doanh sau:

Một phần của tài liệu Đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không (Trang 35 - 39)