1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy

117 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Vốn Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH Giấy Cozy
Tác giả Vũ Thị Linh Chi
Người hướng dẫn Th.S. Hồ Quỳnh Anh
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 2,09 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (13)
    • 1.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN KINH DOANH (13)
      • 1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh và đặc điểm của vốn kinh doanh (13)
      • 1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh của DN (16)
      • 1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp (20)
    • 1.2. QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (23)
      • 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp (23)
      • 1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp (24)
      • 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của DN (37)
      • 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của DN (41)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY COZY THỜI GIAN QUA (46)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GIẤY COZY (46)
      • 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển công ty TNHH giấy COZY (46)
      • 2.1.2. Tổ chức của công ty (48)
      • 2.1.3. Khái quát tình hình tài chính của Công ty TNHH Giấy Cozy (55)
    • 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY (60)
      • 2.2.1. Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh của công ty (60)
      • 2.2.2. Thực trạng việc sử dụng vốn kinh doanh (67)
    • 2.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIẤY COZY (93)
      • 2.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty (93)
      • 2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty (95)
      • 2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty (96)
    • 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN KINH (98)
      • 2.4.1. Những thành tựu đạt được (98)
      • 2.4.2. Những hạn chế cần khắc phục (99)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIẤY COZY (101)
    • 3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY (101)
      • 3.1.1. Bối cảnh kinh tế – xã hội (101)
      • 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty TNHH giấy Cozy 92 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY COZY (102)
      • 3.2.1. Một số giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của công ty (104)
    • 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP (110)
      • 3.3.1. Đối với các ngân hàng (110)
      • 3.3.2. Đối với nhà nước (110)
      • 3.3.3. Đối với bản thân doanh nghiệp (111)

Nội dung

Phân tích tình hình quản trị vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Giấy Cozy Bắc Ninh. Trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vốn kinh doanh chia thành vốn lưu động và vốn cố định. Nếu như vốn cố định được ví như bộ xương sống của doanh nghiệp thì vốn lưu động được coi là huyết mạch của doanh nghiệp đó. Tùy vào hoạt động kinh doanh cụ thể mà cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định có sự khác biệt ở một mức độ nào đó.

TỔNG QUAN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

KHÁI QUÁT VỀ VỐN KINH DOANH

1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh và đặc điểm của vốn kinh doanh 1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều với mục đích là sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ để trao đổi với các đơn vị kinh doanh khác nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận Nhưng để tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần có vốn Vậy vốn là gì?

Từ trước đến nay có rất nhiều khái niệm về vốn được đưa ra Mỗi khái niệm đều có các ưu điểm khác nhau, tùy điều kiện và mục đích nghiên cứu mà người ta có thể tiếp cận khái niệm về vốn dưới giác độ nào

Theo các nhà kinh tế học tiếp cận vốn dưới góc độ hiện vật, vốn được định nghĩa là "yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh" Mặc dù cách hiểu này đơn giản và dễ tiếp cận, phù hợp với trình độ quản lý sơ khai, nhưng nó còn thiếu sót khi chưa đầy đủ phản ánh bản chất giá trị của vốn.

Theo quan điểm của Mác dưới góc độ các yếu tố sản xuất, “Vốn là giá trị mang lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất” Định nghĩa của C.Mác có tầm khái quát lớn hơn, tuy nhiên trong bối cảnh lúc đó khi mà nền kinh tế chưa phát triển, ông quan niệm chỉ có khu vực sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế Và tiền chỉ được coi là vốn khi nó được dùng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với mục đích là lợi nhuận Quan điểm này đã chỉ rõ mục tiêu của quản trị và sử dụng vốn, nhưng quan điểm này lại mang tính trừu tượng, do đó hạn chế về ý nghĩa nhất là đối với các vấn đề như hạch toán, phân tích tình hình quản trị vốn của DN

Theo một số nhà tài chính thì “Vốn là tổng số tiền do những người có cổ phần trong công ty đóng góp và họ nhận được phần thu nhập chia cho các cổ phần của công ty” Quan điểm này đã đề cập đến mặt tài chính của vốn, khuyến khích các nhà đầu tư tăng cường đầu tư, mở rộng và phát triển kinh doanh Song, nó có hạn chế là không nói rõ nội dung, hình thái của vốn trong quá trình phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một định nghĩa rộng hơn coi vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế phục vụ sản xuất hàng hóa và dịch vụ, cụ thể là tài sản hữu hình, vô hình, kiến thức kinh tế kỹ thuật tích lũy của doanh nghiệp, trình độ quản lý, chất lượng đội ngũ nhân viên, lợi thế cạnh tranh như vị trí và danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường Quan điểm này giúp khai thác đầy đủ mọi hình thức vốn trong nền kinh tế thị trường, song cũng làm phức tạp việc xác định và quản trị vốn.

Như vậy các quan điểm về vốn ở trên một mặt đã thể hiện được vai trò của vốn trong những điều kiện lịch sử cụ thể với những yêu cầu, mục đích nghiên cứu cụ thể Từ những quan điểm trên, có thể định nghĩa “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là số tiền ứng trước về toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình phục vụ cho sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời”

1.1.1.2 Đặc điểm của vốn kinh doanh Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, DN cần phải có tư liệu lao động, đối tượng lao động, và sức lao động Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm, lao vụ, dịch vụ Để tạo ra các yếu tố phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các DN phải có một lượng vốn nhất định ban đầu để xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị hay thuê lao động, mua sắm nguyên vật liệu,… Có vốn tiền tệ,

DN mới tiến hành sản xuất kinh doanh Sau khi tiêu thụ sản phẩm, DN dành một phần thu nhập của mình để bù đắp lại những chi phí đã bỏ ra như TSCĐ bị hao mòn, chi phí vật tư, tiền lương, tiền công,…và một phần để tạo lập quỹ dự trữ cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo Như vậy có thể thấy, các tư liệu lao động và đối tượng lao động mà DN phải đầu tư để sản xuất và tái sản xuất mở rộng là hình thái hiện vật của vốn SXKD của DN Do vậy, nhận thức đúng đắn những đặc điểm sau đây của vốn kinh doanh là rất quan trọng để các DN huy động, quản lý sử dụng vốn kinh doanh cảu mình một cách tiết kiệm, hiệu quả:

- Vốn kinh doanh là một loại hàng hóa đặc biệt, là biểu hiện bằng tiền của các tài sản nhất định (TSHH và TSVH) mà doanh nghiệp huy động và sử dụng vào kinh doanh.

- Vốn kinh doanh trong DN là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt Mục tiêu của quỹ là để phục vụ cho sản xuất - kinh doanh, tức là mục đích tích lũy, không phải mục tiêu tiêu dung như một số loại quỹ khác của DN.

- Vốn kinh doanh của DN có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất – kinh doanh.

- Vốn kinh doanh của DN sau khi ứng ra được sử dụng vào kinh doanh và sau mỗi chu kỳ hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho kỳ hoạt động sau

- Vốn kinh doanh không thể mất đi Đối với DN, mất vốn đồng nghĩa với nguy cơ phá sản.

- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định và phải được quản lý chặt chẽ Trong nền kinh tế thị trường không có những đồng vốn vô chủ Mà nếu có tồn tại những đồng vốn vô chủ thì cũng đồng nghĩa với việc sử dụng lãng phí và kém hiệu quả vốn Khi đồng vốn gắn liền với chủ sở hữu nhất đinh thì nó mới là động lực để vốn được sử dụng hợp lý, tiết kiệm Các doanh nghiệp không thể mua bán quyển sở hữu vốn mà chỉ có thể mua bán quyền sử dụng vốn kinh doanh trên thị trường tài chính Giá cả của quyền sử dụng vốn kinh doanh được gọi là chi phí cơ hội trong việc sử dụng vốn kinh doanh của DN.

Vốn đầu tư cần mang giá trị thời gian Điều này có nghĩa là khi quyết định đầu tư vào một dự án kinh doanh, cần cân nhắc yếu tố thời gian của vốn Bởi vì trong nền kinh tế thị trường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lạm phát, giá cả nên sức mua của đồng tiền sẽ khác nhau tại các thời điểm khác nhau.

Cảm thấy rằng cần có sự phân biệt giưa tiền và vốn Thông thường có tiền sẽ làm nên vốn, nhưng tiền chưa hẳn là vốn Tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn Còn để trở thành vốn sản xuất kinh doanh thì vốn phải được vận động đầu tư vào SXKD nhằm kiếm được lợi nhuận Khi tham gia vào quá trình SXKD thì vốn luôn biến động và chuyển hóa hình thái vật chất theo thời gian và không gian Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư, hàng hóa và cuối cùng lại trở lại hình thái vốn tiền tệ Quá trình này được diễn ra liên tục, thường xuyên lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên quá trình này lại diễn ra nhanh hay chậm lại phụ thuộc rất lớn vào các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng ngành kinh doanh, vào trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.

QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1.1 Khái niệm quản trị vốn kinh doanh

Trên cơ sở định hướng kết hợp giữa nền tảng lý luận về quản trị tài chính doanh nghiệp được đặt trong mối tương quan với đặc điểm và tính chất của vốn kinh doanh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta có thể đưa ra khái niệm quản trị vốn kinh doanh như sau:

“ Quản trị vốn kinh doanh là việc sử dụng tổng hợp các biện pháp để tổ chức, quản lý, kiểm soát quá trình sử dụng vốn (bao gồm VLĐ và VCĐ) của DN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD trong quá trình hoạt động sản xuất của DN”

1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Quản trị vốn kinh doanh liên quan mật thiết đến quyết định tài chính, nhằm đảm bảo huy động và sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạn chế rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh Các mục tiêu quản trị vốn kinh doanh bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau Từ quan điểm kinh tế học, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu của doanh nghiệp Tuy nhiên, khi xét trên góc độ tài chính, mục tiêu này được điều chỉnh theo yếu tố thời gian sinh lời, chuyển thành tối ưu hóa khả năng sinh lời Kết hợp với mục tiêu giảm thiểu rủi ro trong môi trường kinh doanh biến động, nhà quản lý sẽ đạt được mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp và chủ sở hữu.

1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2.1 Quản trị vốn lưu động a) Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ

Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục và có thể xác định nhu cầu vốn lưu động theo công thức:

Nhu cầu VLĐ = HTK + Nợ phải thu – Nợ phải trả (1.3)

Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp A1) Phương pháp trực tiếp

Nội dung phương pháp là xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

- Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho: Bao gồm vốn hàng tồn kho trong các khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông.

+ Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế. Phương pháp chung để xác định nhu cầu vốn lưu động đối với từng loại vật tư dự trữ là căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn bình quân một ngày và số ngày dự trữ đối với từng loại để xác định rồi tổng hợp lại.Công thức tổng quát như sau:

VHTK: Nhu cầu vốn hàng tồn kho

Mij: Chi phí sử dụng bình quân 1 ngày của hàng tồn kho i

Nij: Số ngày dự trữ của hàng tồn kho i n: Số loại hàng tồn kho cần dự trữ m: Số khâu (giai đoạn) cần dự trữ hàng tồn kho. Đối với loại nguyên vật liệu chính có thể xác định theo công thức:

Vnvlc: Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính

Mnvlc: Chi phí nguyên vật liệu chính sử dụng bình quân 1 ngày

Nnvlc: Số ngày dự trữ nguyên vật liệu chính Đối với các loại nguyên vật liệu phụ, do có nhiều loại và nhiều mức tiêu hao cũng khác nhau nên nếu loại nào sử dụng nhiều và thường xuyên thì áp dụng công thức như đối với nguyên vật liệu chính Còn đối với loại nào dùng ít, không thường xuyên thì có thể xác định theo tỷ lệ (%) so với nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính hoặc so với tổng mức luân chuyển loại vật liệu đó.

+ Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu để hình thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí sản xuất bình quân 1 ngày, độ dài chu kì sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước Nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân một ngày, độ dài chu kì sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở, bán thành phẩm.

Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được xác định như sau:

Vsx: Nhu cầu vốn lưu động sản xuất

Pn: Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân 1 ngày

CKsx: Độ dài chu kì sản xuất (ngày)

Hsd: Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm (%)

Nhu cầu chi phí trả trước được xác định như sau:

Vtt: Nhu cầu chi phí trả trước

Pđk: Số dư chi phí trả trước đầu kỳ

Pps: Chi phí trả trước phát sinh trong kì

Ppb: Chi phí trả trước phân bổ trong kì

+ Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông: Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm vốn dự trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả.

- Nhu cầu vốn thành phẩm: Là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượng dự trữ thànhphẩm tồn kho, chờ tiêu thụ Đối với vốn dự trữ thành phẩm đượcxác định theo công thức:

Vtp: Nhu cầu vốn thành phẩm

Zsx: Giá thành sản xuất sản phẩm bình quân 1 ngày kì kế hoạch

Ntp: Số ngày dự trữ thành phẩm

- Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu:Nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóa cho khách hàng Do vốn đã bị khách hàng chiếm dụng nên để hoạt động sản xuất kinh doanh được bình thường doanh nghiệp phải bỏ thêm vốn lưu động vào sản xuất Công thức tính khoản phải thu như sau:

Vpt: Vốn nợ phải thu

Dtn: Doanh thu bán hàng bình quân 1 ngày

Npt: Kỳ thu tiền trung bình (ngày)

- Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả là khoản vốn doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng Các khoản nợ phải trả được coi như khoản tín dụng bổ sung từ khách hàng nên doanh nghiệp có thể rút bớt ra khỏi kinh doanh 1 phần vốn lưu động của mình để dùng vào việc khác Doanh nghiệp có thể xác định khoản nợ phải trả theo công thức:

Vpt: Nợ phải trả kì kế hoạch

Dmc: Doanh số mua chịu bình quân ngày kì kế hoạch

Nmc: Kì trả tiền trung bình cho nhà cung cấp

Phương pháp này có ưu điểm là tính toán gần chính xác nhu cầu vốn lưu động.Tuy nhiên việc tính toán lại khá phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và tốn thời gian.

Phương pháp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về qui mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu vốn lưu động theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp năm kế hoạch.Gồm có các phương pháp sau:

Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo:

Vkh: Vốn lưu động năm kế hoạch

Mkh: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

Mbc: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo t%: Tỷ lệ rút ngắn kì luân chuyển VLĐ năm báo cáo

+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch

Mkh: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (Doanh thu thuần)

Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch

+ Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY COZY THỜI GIAN QUA

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GIẤY COZY

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển công ty TNHH giấy COZY 2.1.1.1 Sơ lược về công ty a) Tên công ty:

Công ty TNHH Giấy COZY b) Đại diện pháp lý:

Giám đốc: Nguyễn Tiến Bền c) Trụ sở công ty:

- Phố Thượng, Phường Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.

Công ty TNHH Giấy Cozy được thành lập theo giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 25/12/2008 và chính thức hoạt động từ 01/01/2009 Tổng số vốn điều lệ của công ty tính đến năm 2018 là 24.455.000.000 đồng.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên. g) Ngành nghề kinh doanh;

- Sản xuất các sản phẩm từ plastic Cụ thể: màng bọc nilong, màng bọc nhựa,…

- Sản xuất các sản phẩm khác chưa được phân vào đâu Cụ thể: sản xuất giấy ăn, giấy viết, giấy in, giấy tráng phấn, sản xuất gia công giấy,…

- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình: giấy tráng phấn vệ sinh, giấy và bìa carton,…

- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu Cụ thể: phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại, nguyên liệu giấy,…

- Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ, và vật liệu tết bện.

2.1.1.2 Lịch sử phát triển của công ty qua các thời kỳ.

Công ty TNHH Giấy Cozy được thành lập từ năm 2009, ban đầu chỉ hoạt động với số vốn là 7.000.000.000 đồng, công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất các loại sản phẩm từ giấy và bao bì Nhận thấy thị trường bao bì trong nước tương lai là một thị trường sôi động, đầy tiềm năng, sẽ là tiền đề tốt cho chiến lược kinh doanh và phát triển của công ty trong thời gian tới Do đó công ty hết sức chú trọng phát triển về chiều sâu, cải tạo nâng cấp máy móc nhà xưởng, mở rộng sản xuất kinh doanh qua các năm Cụ thể:

Công ty TNHH Giấy Cozy được thành lập với số vốn ban đầu là 7.000.000.000 đồng, chuyên cung cấp các loại giấy ăn, giấy in, Sản phẩm của công ty luôn được đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng Nhờ đó, công ty đã từng bước khẳng định uy tín, gặt hái được thành công lớn và chiếm được lòng tin của đông đảo khách hàng.

Ban lãnh đạo công ty nhận thấy thị trường trong nước là thị trường có tiềm năng, chính vì vậy năm 2015 công ty TNHH Giấy Cozy quyết định tăng vốn đầu tư, phát triển mở rộng sản xuất, mở rộng lĩnh vực kinh doanh Lúc đó vốn điều lệ của công ty được nâng lên 12.465.000.000 đồng.

Với mặt bằng là 10000m 2 , công ty đầu tư xây dựng xây dựng nhà xưởng và mua dây chuyền dàn máy in và một số máy móc thiết bị khác.

Thời điểm này công ty quyết định tăng số vốn đầu tư lên20.600.000.000 đồng và tập trung đẩy mạnh sản xuất và mở rộng thị trường hơn nữa Công ty hướng đến phân khúc thị trường không chỉ là bình dân mà còn thêm vào đó là thị trường giấy bao bì cao cấp, chất lượng cao.

● Thời gian từ 2016 cho đến nay

Vào năm 2016, với khoản đầu tư 20.600.000.000 đồng, công ty đã nâng cấp hệ thống, mở rộng sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, trong đó có thêm mảng sản xuất màng bọc nilong, màng bọc nhựa cho các đối tác sản xuất cửa nhôm kính, inox Công ty cũng chú trọng đảm bảo việc làm, thu nhập cho công nhân, nâng cao trình độ nhân viên và mở rộng thị trường liên tục Song song đó, ban lãnh đạo còn quan tâm đến đời sống công nhân, góp phần tăng hiệu quả đầu tư, củng cố vị thế trên thị trường.

Tính đến năm 2018, số vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 24.455.000.000 đồng và tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư, mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực cuộn màng dính hơn nữa Trong tương lai, công ty đang có kế hoạch cho thuê phần khu đất còn trống trong khuôn viên nhà máy Dự kiến kế hoạch này còn mang lại nguồn thu cho công ty rất lớn về lâu dài.

2.1.2 Tổ chức của công ty

2.1.2.1 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

1 Chức năng của công ty:

作为造纸行业的代表性企业之一,公司始终注重革新经营方式、提升客户服务水平、深入研究开发现有潜力,以拓展市场、寻找并建立与国内外合作伙伴的长期合作关系。这里的合作伙伴不仅包括客户,还包括向公司提供原材料的供应商。凭借稳定的生产基地、先进且协调的机械设备以及经验丰富、专业的员工队伍,公司将成为客户获得最佳服务的目的地之一。

2 Nhiệm vụ của công ty

+ Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở tự chủ và tuân thủ pháp luật trong nước và quốc tế hiện hành.

+ Tuân thủ pháp luật của nhà nước về quản lý tài chính, quản lý tình hình xuất – nhập khẩu.

+ Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất và kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường.

+ Quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên môn.

+ Quan tâm chăm lo đến đời sống của công nhân cả về mặt vật chất cũng như tinh thần.

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.

2.1.2.2 Đặc điểm về bộ máy quản lý, bộ máy kế toán tài chính và tổ chức sản xuất của công ty

Đặc điểm về bộ máy quản lý

Cơ cấu quản lý của công ty TNHH Giấy COZY:

● Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có một có một cơ cấu quản lý thích hợp với điều kiện và đặc điểm của mình, cơ cấu tổ chức đó có đặc điểm chung và đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp Vì vậy để phù hợp với tính chất, quy mô hoạt động, công ty TNHH Giấy Cozy đã tổ chức bộ máy quản lý gồm các phòng ban sau:

Hình 2.1: Mô hình tổ chức quản lý của công ty

● Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Giám đốc: Là người phụ trách toàn công ty, lập kế hoạch tổng thể dài hạn cũng như ngắn hạn, chịu trách nhiệm với nhà nước, trước cơ quan pháp luật, cơ quan đối tác về mọi lĩnh vực sản xuất và kinh doanh theo quy định của pháp luật, là người có quyền quyết định cao nhất trong các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, sản xuất kinh doanh, mua bán tài sản, thiết bị và đầu tư.

- Phó giám đốc: là người tham mưu cho giám đốc công ty theo từng lĩnh vực được phân công.

- Phòng hành chính – nhân sự: Làm trung tâm thông tin giữa các phòng, truyền mệnh lệnh của lãnh đạo đến nơi cần thiết một cách kịp thời, chính xác Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ, văn phòng phẩm theo phân cấp.

Phòng Tài chính Kế toán giữ vai trò tham mưu giúp giám đốc định hướng, quản lý hoạt động kinh tế tài chính và hạch toán kế toán trong doanh nghiệp Ngoài ra, phòng còn thực hiện và theo dõi các chính sách, quy định về kế toán, tài chính; quản lý tài sản, tiền mặt, vật tư; xây dựng hệ thống quản lý chi phí, doanh thu; kiểm soát nội bộ và báo cáo tài chính.

Phó giám đốc (phụ trách tài chính kế toán)

Phó giám đốc ( phụ trách sản xuất kinh doanh)

Xưởng sản xuất giấy dõi công tác kế toán tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong công ty Thanh toán, quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh.

Phòng Kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và triển khai kinh doanh Họ thiết lập và duy trì hệ thống khách hàng và nhà phân phối, đóng vai trò cầu nối trực tiếp với thị trường.

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY

TY TNHH GIẤY COZY TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1 Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh của công ty

2.2.1.1 Kết cấu vốn của công ty TNHH giấy Cozy Để nghiên cứu được kết cấu vốn của công ty TNHH giấy Cozy, ta dựa vào bảng sau đây:

Bảng 2.2 Phân tích kết cấu vốn của công ty giai đoạn 2017-2018 Đvt: Triệu đồng

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng

Vốn cố định 17.221,33 33,48 15.568,18 35,07 1.653,15 10,62 Vốn lưu động 34.215,22 66,52 28.825,84 64,93 5.389,38 18,69

(Nguồn: Tổng hợp từ BCĐKT năm 2017,2018 của công ty TNHH giấy Cozy)

Nhìn vào bảng trên ta thấy cơ cấu vốn của công ty có sự chênh lệch rất lớn giữa VLĐ và VCĐ Điều này cũng là hợp lý Do nguồn vốn tăng nên vốn của công ty theo xu hướng tăng cả VLĐ và VCĐ Trong đó:

Năm 2018, giá trị Công cụ, dụng cụ (VCĐ) tăng 1.653,15 triệu đồng (tăng 10,62% so với năm 2017), chiếm 33,48% tổng tài sản, cho thấy công ty đã mua sắm thêm nhiều máy móc thiết bị trong năm Tuy nhiên, việc bổ sung máy móc thiết bị cũng đặt ra yêu cầu công ty phải chú trọng đến các khía cạnh khác, chẳng hạn như chi phí vận hành, bảo trì và khấu hao.

MMTB cũ, xem còn dùng được hay có dùng đến nữa hay không để tính đến phương án thanh lý nhượng bán sản phẩm

- VLĐ tăng lên 5.389,38 triệu đồng tương ứng với 18,69% so với năm

2017, chiếm tỉ trọng 66,52% Nhu cầu VLĐ tăng lên chứng tỏ năm qua công ty đã trúng thầu được nhiều dự án, phương pháp sản xuất Điều này chứng tỏ hình ảnh và uy tín của công ty trên thị trường càng cao

- Quy mô vốn tăng nhẹ là để thích ứng và là biện pháp an toàn đối với công ty trong tình hình nền kinh tế 2018 Nâng cao quy mô sản xuất kinh doanh nhưng ở mức vừa phải vừa đảm bảo cho công ty duy trì năng lực sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời duy trì khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trong việc chiếm lĩnh thị trường nhưng cũng đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.2.1.2 Sự biến động của nguồn vốn kinh doanh giai đoạn 2016-

Nguồn vốn của công ty giai đoạn 2016-2018 có xu hướng tăng Năm

2017, nguồn vốn của công ty TNHH giấy Cozy tăng 4.437,64 triệu đồng tương ứng với 11,10% Sang đến năm 2018, nguồn vốn của công ty tiếp tục tăng mạnh thêm 7.042,52 triệu đồng, tương ứng với tăng 15,86% Cụ thể:

Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH giấy Cozy

Bảng 2.3: Phân tích tình hình biến động nguồn vốn giai đoạn 2016-2018 Đvt: Triệu đồng

Số tiền Chênh lệch Tỉ lệ Số tiền Chênh lệch Tỉ lệ NGUỒN VỐN

3 Người mua trả tiền trước

4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 605,81 707,15 101,34 16,73 1.056,23 349,08 49,40

5 Phải trả người lao động 285,32 309,45 24,13 8,45 459,69 150,24 48,60

7 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 148,91 152,54 3,63 2,44 167,23 14,69 9,62

8 Dự phòng phải trả ngắn hạn

1 Vay và nợ dài hạn

2 Qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm

3 Phải trả, phải nộp dài hạn khác

4 Dự phòng phải trả dài hạn

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 23.378,34 26.189,34 2.811,00 12,02 28.555,87 2.366,53 9,04

2 Thặng dư vốn cổ phần

3 Vốn khác của chủ sở hữu

5 Chênh lệch tỷ giá hối đoái

6 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 1.220,45 1.922,44 701,99 57,52 2.483,35 560,91 29,17

8 Lợi nhuận chưa phân phối 4.012,26 4.348,79 336,53 8,38 7.641,96 3.293,17 75,72

II Quỹ khen thưởng và phúc lợi

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2017 và 2018 của công ty TNHH giấy Cozy)

Từ bảng và biểu đồ trên ta thấy sự biến động về nguồn vốn kinh doanh qua ba năm 2016-2018 như sau Nhìn về tổng thể nguồn vốn ta thấy đều tăng qua các năm Cụ thể:

Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm 2016-2018 có thể thấy nợ phải trả chiếm tỉ trọng khá nhỏ (chưa đến 30%) trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 2016-2018 Năm 2016, nợ phải trả của công ty là 11.345,34 triệu đồng, sang đến năm 2017 chỉ tiêu này tăng lên 11.933,47 triệu đồng tương ứng tăng khoảng 588,13 triệu đồng (5,18%) Và đến năm 2018 nợ phải trả của công ty tăng lên 12.755,37 triệu đồng tức là tăng lên 821,9 triệu đồng (6,89%) so với năm 2017 Tuy nhiên nhìn vào biểu đồ ta thấy, nợ phải trả tăng nhẹ qua các năm nhưng tỉ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn lại giảm dần trong giai đoạn này Đây là một tín hiệu khả quan cho thấy mức độ về tự chủ tài chính của công ty rất cao và ổn định. Trong cả 3 năm thì doanh nghiệp chỉ có nợ ngắn hạn, không có nợ dài hạn, chính vì vậy công ty có tình hình tài chính rất lành mạnh, khả năng thanh toán luôn đảm bảo ở mức cao Công ty có nợ phải trả bằng với nợ ngắn hạn Năm

2017, chỉ tiêu phải trả người bán tăng 459,02 triệu đồng (4,45%) và phải trả người lao động tăng 24,13 triệu đồng (8,45%) so với năm 2016 Sang đến năm 2018, hai chỉ tiêu này tiếp tục tăng Cụ thể là phải trả người bán tăng 307,90 triệu đồng (2,86%) và phải trả người lao động tăng 150,24 triệu đồng (48,60%) Nguyên nhân là do công ty cần gia tăng các khoản chịu người bán để đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu và nhân công phục vụ cho việc phát triển, mở rộng thị trường, tung ra thị trường các sản phẩm mới Ngoài sự gia tăng của hai chỉ tiêu trên thì sự gia tăng của nợ ngắn hạn còn chịu ảnh hưởng của thuế và các khoản phải nộp nhà nước, các khoản phải trả ngắn hạn khác.

Tổng số thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2018 đã tăng 49,40% so với năm 2017, tương đương mức tăng 349,08 triệu đồng Nguyên nhân gia tăng này chủ yếu đến từ sự tăng trưởng của thuế GTGT hàng hóa, thuế thu nhập doanh nghiệp năm trước và thuế thu nhập cá nhân tính trên tiền lương của cán bộ công nhân viên.

Trong giai đoạn 2016-2018, cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi đáng kể, với vốn chủ sở hữu (VCSH) chiếm tỉ trọng lớn trên 80% Sự gia tăng của VCSH chủ yếu đến từ lợi nhuận chưa phân phối và vốn đầu tư của chủ sở hữu Tỉ trọng VCSH cao cho thấy tính tự chủ về tài chính của công ty, hạn chế rủi ro thanh toán nợ ngắn hạn Tuy nhiên, theo đuổi chính sách tài chính cân bằng có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh Để đảm bảo sự phát triển bền vững, công ty nên cân nhắc giảm tỉ trọng VCSH, tăng khoản nợ phải trả để huy động vốn, mở rộng sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

2.2.2 Thực trạng việc sử dụng vốn kinh doanh:

2.2.2.1 Tình hình sử dụng vốn cố định của công ty:

Vốn cố định là một phần quan trọng cấu thành lên vốn kinh doanh của công ty Để phân tích rõ thực trạng quản trị vốn cố định, ta chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, liên hệ giữa các số liệu có sẵn để tìm ra sự thay đổi, biến động, xác định xu hướng phát triển của vốn cố định thông qua các năm từ đó nhìn nhận được những vấn đề tổng quan nhất về thực trạng quản trị vón cố định của công ty Công ty TNHH giấy Cozy là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giấy in, giấy ăn vì vậy tỉ trọng TSCĐ của công ty so với cơ cấu tài sản là rất lớn Do công ty không phải thực hiện các dự án kéo dài, tu sửa TSCĐ lớn nên chi phí xây dựng cơ bản dở dang của các năm tính đến cuối năm đều bằng 0.

Trong tổng vốn cố định của công ty thì phần chiếm tỉ trọng lớn nhất là tài sản cố định (đầu năm 2018 tỉ trọng là 65,65%, cuối năm là 78,39%) Đó cũng là nguyên nhân làm cho vốn cố định năm 2018 tăng lên do TSCĐ tăng lên Tại thời điểm cuối năm 2018, TSCĐ của công ty là 13.501,32 triệu đồng, tăng 3.279 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ là 32,078% và để tìm hiểu kĩ hơn lí do TSCĐ của công ty tăng lên ta nghiên cứu kết cấu TSCĐ trong BCĐKT:

- Như đã nói ở trên, thông thường trong phần TSCĐ, TSCĐ hữu hình thường chiếm tỉ trọng lớn nhất đặc biệt là các công ty sản xuất, và công ty TNHH giấy Cozy cũng không phải ngoại lệ khi mà ngành in là ngành đòi hỏi rất khắt khe về máy móc thiết bị.

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của các năm tính đến cuối năm đều bằng 0.

Tóm lại dựa vào cơ cấu VCĐ của công ty TNHH giấy Cozy, trọng tâm quản lý VCĐ của công ty hầu như chỉ cần chú trọng đến TSCĐ hữu hình, đặc biệt là quản lý máy móc, thiết bị sản xuất Ta có bảng nghiên cứu đánh giá sự biến động của chỉ tiêu TSCĐ như sau:

Bảng 2.4: Nghiên cứu đánh giá sự biến động TSCĐ giai đoạn 2016-2018 ĐVT: triệu đồng

Số tiền Số tiền Chênh lệch Tỉ lệ Số tiền Chênh lệch Tỉ lệ NGTSCĐ 13.732,37 16.441,42 2.709,05 19,72 20.223,59 3.782,17 23,00

(Nguồn: Bảng Cân đối kế toán năm 2018 của công ty TNHH giấy Cozy) Dựa vào bảng ta thấy, năm 2016-2018 do công ty có đầu tư máy móc thiết bị nên chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ đã tăng Cụ thể năm 2017, nguyên giá TSCĐ tăng 2.709,05 triệu đồng lên mức 16.441,42 triệu đồng tương ứng với tăng 19,72% Sang đến năm 2018, nguyên giá TSCĐ tăng lên 20.223,59 triệu đồng, tức là tăng thêm 3.782,17 triệu đồng tương ứng với tăng 23,00% so với năm 2017 Khi nguyên giá TSCĐ tăng lên thì giá trị hao mòn lũy kế của công ty cũng tăng lên một cách đáng kể Cụ thể, năm 2017 giá trị hao mòn lũy kế tăng 2.201 triệu đồng tương ứng với 54,778% so với năm 2016 Và sang năm

2018 thi chỉ tiêu này lại tăng lên 6.722,27 triệu đồng, tăng thêm 502,50 triệu đồng tương ứng với 8,088% so với năm 2017 Giá trị hao mòn lũy kế năm

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIẤY COZY

2.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

2.3.1.1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán (đã phân tích ở mục 2.2.2.2) 2.3.1.2 Chỉ tiêu về quản trị vốn lưu động

* Để thấy rõ hiệu quả trong quản trị hàng tồn kho, ta xem xét thêm một số chỉ tiêu về hiệu suất quản trị hàng tồn kho:

Bảng 2.12: Các hệ số phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty và trung bình ngành Nhựa – Bao bì năm 2018

STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017

(Nguồn: Tổng hợp từ BCĐKT và BCKQKD năm 2017 và 2018 của công ty TNHH giấy Cozy)

Số liệu ngành : http://www.cophieu68.vn/statistic_index.php?id=^nhua

Theo bảng ta thấy: Vòng quay hàng tồn kho năm 2018 tăng so với năm 2017 kéo theo kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm đi Cụ thể: năm 2017, số vòng quay hàng tồn kho là 22,08 vòng, kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 16,31 ngày; sang năm 2018, số vòng quay hàng tồn kho là 27,55 vòng và kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 13,07 ngày Tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân nhỏ hơn hẳn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán đã làm cho tốc độ quay của hàng tồn kho giảm đi

Nhận xét chi tiết hơn về sự thay đổi tốc độ luân chuyển hàng tồn kho:

- Về hàng tồn kho bình quân: Trị giá hàng tồn kho bình quân năm 2018 tăng làm giảm tốc độ luân chuyển hàng tồn kho Dù làm giảm tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhưng nếu lượng hàng tồn kho tăng phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh thì việc tăng hàng tồn kho vẫn được đánh giá là hợp lý. Để tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho không phải trong mọi trường hợp doanh nghiệp đều nên giảm dự trữ hàng tồn kho mà biện pháp cơ bản là doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ, phù hợp để giảm chi phí bảo quản, chi phí lãi vay …

- Về giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán năm 2018 tăng làm tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp Giá vốn hàng bán tăng do sự tăng giá của nguyên vật liệu đầu vào, do nhu cầu tăng sản lượng sản phẩm đối với mục tiêu mở rộng kinh doanh và đáp ứng đầy đủ kịp thời với nhu cầu của thị trường, những nỗ lực của công ty trong việc cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm Giá vốn hàng bán xuất kho là biểu hiện của giá thành sản xuất 1 sản phẩm, là một phần trong chi phí sản xuất tiêu thụ nên cần chú ý kết hợp giữa tăng giá vốn với việc thay đổi mẫu mã, tăng chất lượng sản phẩm thì việc tăng giá vốn hàng bán mới được đánh giá là hợp lý.

2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty

Bảng 2.13: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định giai đoạn 2017-2018

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2017 Chênh lệch

2.LN từ HĐSXKD Trđ 7.988,79 4.459,98 426,81 9,57 3.VCĐ bình quân Trđ 16.394,75 15.044,38 3.245,62 17.70 4.NGTSCĐBQ Trđ 18.332,51 15.086,89 1.350,37 8,95 5.Hiệu suất sd TSCĐ (1)/(4) Lần 6,75 6,41 0,34 5,30

6.Hệ số sinh lời VCĐ (2)/(3) Lần 0,2981 0,2964 0,0017 0.57

(Nguồn: BCTC của công ty TNHH giấy Cozy năm 2017 và năm 2018)

Dựa vào bảng trên, ta có thể đưa ra những nhận xét về hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty TNHH giấy Cozy như sau:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2017 cứ một đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra 6,41 đồng doanh thu Năm 2018 cứ một đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra 6,75 đồng doanh thu Điều này có nghĩa là năm 2018 công ty đã sử dụng có hiệu quả TSCĐ Đồng thời năm 2018, công ty cũng đầu tư một sô máy móc cho mục đích kinh doanh và xây dựng, cũng như việc năm 2018 doanh thu và lợi nhuận lớn hơn năm 2017, cụ thể năm 2018 hiệu suất sử dụng TSCĐ đã tăng 0,34 lần với tỉ lệ tăng là 5,30% Năm 2018, công ty tiến hành đầu từ thêm máy ép để sản xuất màng co, đồng thời bổ sung thêm máy Slitting phục vụ cho việc sản xuất Điều này rất tốt cho việc kinh doanh của công ty, vì vậy công ty cần phát huy khả năng này.

Hệ số sinh lời của VCĐ năm 2017 cứ một đồng VCĐ tạo ra 0,2964 đồng lợi nhuận Năm 2018 cứ một đồng VCĐ tạo ra 0,2981 đồng lợi nhuận.

Do LN từ hđsxkd tăng lên nên hệ số sinh lời cũng tăng lên là 0,0017 lần với tỉ lệ 0,57% so với năm 2017 Hệ số sinh lời tăng lên một phần do năm 2018 doanh thu thuần của công ty tăng lên một cách đáng kể Nói chung năm 2018 công ty TNHH giấy Cozy tăng lợi nhuận chủ yếu là do tăng về doanh thu và tăng TSCĐ.

2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Để đánh giá được VKD của công ty TNHH giấy Cozy, ta cần nghiên cứu bảng sau:

Bảng 2.14: Nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH giấy Cozy ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2017

(Nguồn: BCTC các năm 2017 và năm 2018 của công ty TNHH giấy Cozy)

Dựa vào bảng trên ta có:

Năm 2017, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) là 0,045, tức cứ 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,045 đồng lợi nhuận Đến năm 2018, ROS đã tăng lên 0,060, tương ứng với mức tăng 0,015 và tỷ lệ 33,33% Điều này cho thấy khả năng tiết kiệm chi phí của công ty là khá tốt, thể hiện qua việc tỷ suất lợi nhuận có sự cải thiện đáng kể.

+ Lợi nhuận sau thuế: trong giai đoạn 2017-2018, lợi nhuận sau thuế có sự biến động qua từng năm, so với năm 2017 thì lợi nhuận sau thuế năm 2018 đã tăng lên 3293,16 triệu đồng tương ứng với 75,73%

+ Doanh thu thuần: trong giai đoạn này doanh thu thuần cũng có sự biến động Năm 2018, doanh thu thuần tăng 27.059,05 triệu đồng tương ứng với 27,97% Đây là điều khá tốt đối với doanh nghiệp khi mà nền kinh tế đang ngày càng cạnh tranh gay gắt và có ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh.

Trong giai đoạn 2017-2018, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng đáng kể Năm 2018, với mỗi đồng vốn sử dụng, công ty tạo ra 0,16 đồng LNST, tăng 0,05 đồng so với năm 2017 Tỷ suất LNST/VKD tăng 45,45% Sự gia tăng này phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được cải thiện.

+ Công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, lượng vốn kinh doanh được tăng thêm đáng kể

+ Vốn kinh doanh tăng mạnh, doanh thu thuần của công ty cũng tăng cho thấy VKD đã được sử dụng hiệu quả trong năm qua Tốc độ tăng của cả LNTT và LNST đều cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu Như vậy công tác quản lý các khoản chi phí của công ty đã được khắc phục hơn, cần tiếp tục phát huy để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công ty.

Tỷ suất LN vốn chủ sở hữu năm 2017 cứ 1 đồng VCSH thì tạo ra được 0,14 đồng LNST Năm 2018 cứ 1 đồng VCSH thì tạo ra được 0,22 đồng LNST Như vậy, năm 2018 tỷ suất này đã có chuyển biến tích cưc, tăng 0,08 lần so với năm 2017 tương ứng với tỉ lệ 57,14% Đây là chỉ tiêu các nhà đầu tư rất quan tâm Để đạt được điều này thì chủ yếu là do nguồn VCSH tăng lên năm 2018 tăng 5441 triệu đồng đồng thời LNST cũng tăng lên trong năm

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN KINH

2.4.1 Những thành tựu đạt được

Trong những năm gần đây, Công ty TNHH Giấy Cozy đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác quản lý và sử dụng vốn Nhờ đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả và phát triển bền vững hơn Những kết quả ấn tượng này đã giúp Cozy khẳng định được vị thế vững chắc của mình trên thị trường.

Hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả đã giúp tăng doanh thu và lợi nhuận, dẫn đến gia tăng tổng nguồn vốn của công ty Công ty đã điều chỉnh chiến lược, chú trọng tiết kiệm và giảm trừ chi phí để đạt được hiệu suất cao hơn Tuy nhiên, những khó khăn của nền kinh tế vẫn ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất của công ty.

Tiền và các khoản tương đương tiền có sự tăng lên, làm cho khả năng thanh toán bằng tiền cũng tăng lên, giúp cho công ty có sự chủ động trong việc chi trả các khoản chi phí cũng như khoản nợ đến hạn.

Mặc dù hàng tồn kho chiếm tỉ trọng trung bình trong cơ cấu vốn lưu động, nhưng ta thấy hệ số vòng quay hàng tồn kho năm sau có xu hướng nhanh hơn năm trước Điều này cho thấy công ty đã chú trọng hơn trong công tác quản lý hàng tồn kho, hàng tồn kho được giải phóng ngày càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao.

Cơ cấu tổ chức hành chính của công ty khá gọn nhẹ, hợp lý phối hợp lẫn nhau, không có sự chồng chéo chức năng giữa các phòng ban, đã tạo nên một bộ máy làm việc hiệu quả và tương đối khoa học Ngoài ra công ty cần chú ý duy trì lương thưởng, chăm lo cho đời sống CBCNV, giúp mọi người yên tâm cống hiến, làm việc hăng say.

2.4.2 Những hạn chế cần khắc phục

Các khoản phải thu khách hàng có xu hướng tăng nhẹ, điều này dẫn đến việc thu hồi nợ từ khách hàng còn khá khó khăn, một phần cũng do tác động khách quan từ nên kinh tế trong nước cũng như thế giới Nếu công ty không giảm được các khoản nợ phải thu thì dễ dẫn đến xảy ra nợ khó đòi

Ngoài ra, lượng tiền và tương đương tiền tăng cao vào năm 2018 dễ dẫn đến ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động Điều này đồng nghĩa với việc công ty mất đi một lượng lớn thu nhập từ tiền mặt do không được đem đi đầu tư.

Kết cấu vốn chưa cân đối Vốn lưu động vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn so với vốn cố định.

Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề còn tồn tại như sau: NPT và các khoản vay còn nhiều, công tác tiền lương chưa rõ ràng và còn nợ công nhân dài hơn dự kiến, các khoản nợ phải thu ngắn hạn còn nhiều, phương pháp huy động vốn nhanh của công ty còn chưa kịp thời và đáp ứng được xác định một cơ cấu TSLĐ chưa hợp lý

Trong giai đoạn 2016-2018, hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giấy Cozy đạt nhiều thành công đáng kể Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để cải thiện hiệu quả hoạt động trong tương lai.

Vì vậy, chương 3 sẽ đưa ra những giải pháp giúp công ty khắc phục những hạn chế đó, đồng thời giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn của công ty, đưa công ty ngày một phát triển hơn nữa.

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIẤY COZY

MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

TY TNHH GIẤY COZY THỜI GIAN TỚI

3.1.1 Bối cảnh kinh tế – xã hội

Do giới hạn về mặt thời lượng nên tôi xin phép được trình bày trực tiếp về tình hình chung của ngành sản xuất giấy hiện nay

* Ngành công nghiệp bao bì: Cơ hội tăng trưởng tốt

Bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 do nhu cầu đóng gói thực phẩm mà cái tên thùng carton đến thời điểm hiện tại đã trở nên quen thuộc trong đời sống Hầu như trong tất cả các ngành từ chế biến thực phẩm, dược phẩm đến mỹ nghệ, điện tử,… đều cần đến thùng giấy nilong, carton, giấy ăn để phục vụ nhu cầu đóng gói và vận chuyển hàng hóa cũng như mang đến khách hàng hình ảnh và thông điệp mà doanh nghiệp mong muốn gửi gắm như một chiến lược marketing chuyên nghiệp cực kỳ hiệu quả.Có liên hệ mật thiết với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, các ngành sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng và nhiều nhóm ngành khác, ngành công nghiệp bao bì, giấy đang trên đà tăng trưởng ổn định khi nhiều ngành sản xuất tăng trưởng tốt

Ngày nay hầu hết giấy in, giấy ăn tại Việt Nam là thùng vật liệu giấy được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu giấy khác nhau: Trong nước gồm: giấyBãi Bằng (nhà máy giấy Việt Trì), giấy bao bì Hà Nội, giấy Hải Phòng,…Nhập khẩu gồm: giấy Thái Lan, giấy Hàn Quốc, giấy Indonesia,… Mỗi loại giấy sẽ đem lại những ưu và nhược điểm khác nhau về độ nén, độ chịu lực,tác dụng thẩm thấu, bề mặt in ấn,…

Năng lực tái chế làm thùng carton hiện nay của các doanh nghiệp: Tuy nguồn nguyên liệu để làm thùng carton gần gũi với thiên nhiên: gỗ, bột gỗ, rơm,… nhưng để đảm bảo nguyên tắc tái chế sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, các doanh nghiệp quyết định sử dụng thùng giấy carton cũ để tái chế Việc này giúp cho nguồn phế thải được giảm đi đáng kể, đồng thời với những kết cấu có sẵn, việc tái chế lại thùng giấy carton để làm mới dễ dàng và tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên.

Lĩnh vực bao bì, giấy, màng nilong là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, được thúc đẩy phát triển do nhu cầu ngày càng cao đối với hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm… Ngoài ra, cơ hội phát triển của ngành bao bì còn là việc các hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết như TPP, Việt Nam – EU… kỳ vọng số lượng đơn hàng xuất khẩu tăng vọt, đặc biệt là nhóm hàng thủy sản, dệt may… kéo theo sự tăng trưởng mạnh trong nhu cầu các mặt hàng bao bì.

Với dân số đông và sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đóng gói, ngành sản xuất bao bì sẽ có thị trường rất rộng lớn. Theo các chuyên gia kinh tế, loại bao bì đóng hộp, túi xách hay giấy ăn và giấy in, màng co nilong vẫn tiếp tục được sản xuất và tiêu thụ mạnh trong thời gian tới do mức độ thông dụng và có lợi thế về chi phí sản xuất bởi sử dụng ít năng lượng, trọng lượng nhẹ, tiết kiệm được chi phí vận chuyển, giảm không gian lưu trữ… và nhất là thu lợi nhuận nhanh

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty TNHH giấy Cozy a) Mục tiêu phát triển của công ty

Trong những năm gần đây, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn được Nhà nước quan tâm vì nó đem lại hiệu quả lớn cho nền kinh tế đất nước Vì thế với vai trò là nhà cung cấp các sản phẩm giấy công ty có điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là khi bước sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới.

Trong thời gian tới, công ty TNHH giấy Cozy tiếp tục quán triệt các mục tiêu hoạt động: Hoàn thiện bộ máy quản lý, tăng cường quản trị vốn, không ngừng nâng cao năng suất- chất lượng- hiệu quả kinh doanh, tập trung nâng cao tay nghề người lao động, chú trọng đến việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty, từ đó tăng cường hơn nữa vị thế của mình trên thị trường.

Trong giai đoạn 2019 – 2024, công ty TNHH giấy Cozy phấn đấu trở thành một trong các doanh nghiệp lớn nhất thuộc lĩnh vực sản xuất bao bì ở Bắc Ninh và sẽ có thể còn tiến xa hơn Dưới đây là một số định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới:

Mục tiêu của công ty trong kế hoạch trong năm tới là:

Doanh thu Trên150 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế Trên 8 tỷ đồng.

Thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/ 1 người/ 1 tháng b) Định hướng phát triển của công ty.

- Đối với thị trường: Công ty luôn ý thức được nhiệm vụ then chốt của mình là cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao cùng với những ưu đãi tốt nhất đối với khách hàng, đề cao tính sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh, coi đó chính là đòn bẩy cho sự phát triển.

- Đối với các đối tác: Công ty đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển, xây dựng quan hệ tốt đẹp, giữ uy tín với các đối tác, tiếp tục củng cố quan hệ với đối tác chiến lược, đi tìm thêm các khách hàng mới và khách hàng tiềm năng; nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường.

- Đối với nhân viên: Công ty đánh giá yếu tố con người là yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị doanh nghiệp Công ty luôn luôn xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn; tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên.

Để mở rộng sản xuất, công ty tiếp tục phát triển quy mô, tập trung vào lĩnh vực màng co mới, hướng đến xuất khẩu sang các thị trường lân cận Qua đó, công ty hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và cân bằng Đồng thời, công ty tích cực nghiên cứu thị trường để thâm nhập vào các nước ngoài.

- Về vấn đề quan hệ với các bên cho vay: Tiếp tục củng cố quan hệ với ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng Công Thương Việt Nam, ngân hàng Techcombank, Vietcombank và các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện để công ty huy động vốn và gia hạn trả nợ khi tình hình tài chính gặp khó khăn.

3.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY COZY

3.2.1 Một số giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của công ty

3.2.1.1 Lập kế hoạch tài chính về vốn kinh doanh Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

- Công ty cần có bảng theo dõi lập kế hoạch cho chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và cụ thể là vốn lưu động; định kỳ đánh giá các chỉ tiêu này(có thể là hàng tháng hoặc hàng quý); so sánh với kế hoạch; phân tích, đánh giá tình hình, tìm hiểu nguyên nhân Nếu kết quả đạt được như có kế hoạch hoặc vượt kế hoạch thì cần khen thưởng kịp thời, khuyến khích người lao động Để thực hiện được những biện pháp này, bộ phận tài chính phải phát huy vai trò chủ đạo trong công tác lập kế hoạch, dự báo, tham mưu cho Ban giám đốc, thường xuyên cập nhật, thống kê, phân tích số liệu theo từng kỳ để tổng hợp, so sánh giữa các kỳ và làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch.

- Công ty cần có kế hoạch sắp xếp lại cơ cấu nguồn vốn kinh doanh, vốn cố định, vốn lưu động sao cho hợp lý hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý vốn kinh doanh.

3.2.1.2 Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Để tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đã nêu em xin kiến nghị một số ý kiến với các cấp có liên quan và một số kiến nghị với doanh nghiệp như sau:

3.3.1 Đối với các ngân hàng

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi, cho vay và thực hiện các chức năng thanh toán khác Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, thanh toán của các doanh nghiệp.Chính vì vậy, các ngân hàng cần được tăng cường hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, luôn coi doanh nghiệp là khách hàng, là đối tượng quan tâm của ngân hàng Để làm được điều này, các ngân hàng cần lưu ý:

+ Tăng cường năng lực của cán bộ ngân hàng trong việc xem xét và đưa ra các quyết định một cách khoa học, dựa trên đặc thù của ngân hàng.

Hiện đại hóa công nghệ và tăng cường các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ giúp tăng tốc độ giao dịch mà còn góp phần nâng cao khả năng kiểm soát của pháp luật đối với các hoạt động kinh tế.

Tạo lập mối quan hệ bền chặt với khách hàng đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng một mạng lưới khách hàng ổn định, đảm bảo hiệu quả trong việc kiểm soát tín dụng Điều này giúp DN có thể gia tăng mức độ an toàn trong hạn mức tín dụng, giúp DN tránh được các rủi ro tài chính tiềm ẩn và duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh.

+ Đối với những khách hàng thường xuyên và hoạt động có hiệu quả, ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi về lãi suất, về thời hạn và những điều kiện thủ tục khi cấp tín dụng tạo niềm tin cho khách hàng về sự đảm bảo của ngân hàng từ đó phát triển quan hệ gắn bó và lâu dài hơn.

+ Nhà nước cần bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế tài chính để khắc phục tình trạng thiếu, yếu và không đồng bộ hiện nay

+ Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình cho từng ngành hàng để công ty có cơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế của mình, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có biện pháp thích hợp

Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh bằng cách giảm bớt các thủ tục xin phép đầu tư rườm rà, không cần thiết nhằm thúc đẩy và mở rộng sản xuất, kinh doanh.

+ Bộ Tài chính cần có chính sách hoàn thuế kịp thời, trả vốn kinh doanh cho các khoản phải thu của các doanh nghiệp Về thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: tuy chiếm tỷ trọng không cao trong các khoản phải thu của công ty nhưng nếu không được hoàn thuế kịp thời thì gây ra sự lãng phí trong khi công ty phải đi vay từ bên ngoài với lãi suất cao

+ Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển trị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn Với một thị trường tiền tệ phát triển, các công ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết Một thị trường tài chính hoàn chỉnh còn giúp doanh nghiệp có thể thực hiện quản lý tài chính tốt hơn như quản lý tiền và quản lý rủi ro.

3.3.3 Đối với bản thân doanh nghiệp

+ Xây dựng cơ chế phối hợp chuyên môn giữa bộ phận kế toán - tài chính và bộ phận nghiên cứu thị trường để trên cơ sở thực tế để có thể dự báo được nhu cầu vốn lưu động hợp lý cũng như đánh giá chính xác khối lượng vốn huy động nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể khi nguồn vốn huy động thiếu hụt.

+ Thiết lập chương trình điều phối hoạt động tổng thể trong toàn doanh nghiệp mà trên cơ sở phân cấp công việc khoa học và phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận kế toán - tài chính với các phòng ban chức năng để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, chủ động theo dõi thường xuyên chi tiết tình hình thu chi tiền mặt, các khoản phải thu và quản lý hàng tồn kho và có các biện pháp điều chỉnh kịp thời và phù hợp

+ Công ty cần tăng cường hoạt động phân tích, nghiên cứu tổng hợp cho cả thị trường đầu vào và đầu ra song song với việc thu thập số liệu chỉ tiêu trung bình chung của ngành sản xuất kinh doanh, để từ đó có cơ sở chính xác trong việc đánh giá vị thế của doanh nghiệp, xác định các mặt mạnh mặt yếu và đưa ra những định hướng phát triển hiệu quả

+ Công ty cần đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu và phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh đã đề ra đặc biệt là cần tập trung đầu tư mở rộng nhà xưởng, xây dựng cơ sở sản xuất và mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại trên dây chuyền công nghệ tiên tiến mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.

Ngày đăng: 21/11/2023, 10:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mô hình tài trợ thứ nhất của doanh nghiệp - Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy
Hình 1.1 Mô hình tài trợ thứ nhất của doanh nghiệp (Trang 30)
Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ hai của doanh nghiệp - Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy
Hình 1.2 Mô hình tài trợ thứ hai của doanh nghiệp (Trang 31)
Hình 2.1: Mô hình tổ chức quản lý của công ty - Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy
Hình 2.1 Mô hình tổ chức quản lý của công ty (Trang 50)
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (Trang 56)
Hình 2.2: Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận - Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy
Hình 2.2 Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận (Trang 57)
Bảng 2.2. Phân tích kết cấu vốn của công ty giai đoạn 2017-2018 Đvt: Triệu đồng - Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy
Bảng 2.2. Phân tích kết cấu vốn của công ty giai đoạn 2017-2018 Đvt: Triệu đồng (Trang 60)
Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH giấy Cozy - Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy
Hình 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH giấy Cozy (Trang 62)
Bảng 2.3: Phân tích tình hình biến động nguồn vốn giai đoạn 2016-2018 - Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy
Bảng 2.3 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn giai đoạn 2016-2018 (Trang 63)
Bảng 2.4: Nghiên cứu đánh giá sự biến động TSCĐ giai đoạn 2016-2018 - Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy
Bảng 2.4 Nghiên cứu đánh giá sự biến động TSCĐ giai đoạn 2016-2018 (Trang 68)
Bảng 2.5: Sự biến dộng của vốn lưu động - Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy
Bảng 2.5 Sự biến dộng của vốn lưu động (Trang 70)
Hình 2.4 Kết cấu vốn lưu động của công ty năm 2018 - Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy
Hình 2.4 Kết cấu vốn lưu động của công ty năm 2018 (Trang 72)
Bảng 2.6: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty - Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy
Bảng 2.6 Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty (Trang 74)
Bảng 2.7: Phân tích cơ cấu và biến động của vốn bằng tiền - Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy
Bảng 2.7 Phân tích cơ cấu và biến động của vốn bằng tiền (Trang 77)
Bảng 2.9: Các hệ số khả năng thanh toán - Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy
Bảng 2.9 Các hệ số khả năng thanh toán (Trang 81)
Bảng 2.10: Cơ cấu và sự biến động của các khoản phải thu - Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy
Bảng 2.10 Cơ cấu và sự biến động của các khoản phải thu (Trang 85)
Bảng 2.12: Các hệ số phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty và trung bình ngành Nhựa – Bao bì năm 2018 - Quản trị vốn kinh doanh tại công ty tnhh giấy cozy
Bảng 2.12 Các hệ số phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty và trung bình ngành Nhựa – Bao bì năm 2018 (Trang 94)
w