TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TE & QUẢN TRỊ KINH DOANH
CẠNH TRANH TRONG VIỆC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ
CẢM XÚC HA LONG”
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SÓ : 401 Ae
Giáo viên hướng dẫn :Ths.Bùi Thị Minh Nguyệt Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Phương Thảo
Khóa học : 2006 - 2010
Trang 2
LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề t
này, bản thân tơi cịn rất nhiều hạn chế về mặt kiến thức nhưng với sự hướng dẫn tận tình chỉ bảo của cô giáo Th.s Bùi Thị Minh Nguyệt đã giúp tôi bổ sung về kiến thức chuyên môn Đồng thời với sự
giúp đỡ rất nhiệt tình của các phịng ban đặc biệt là văn phòng kinh doanh tại Hà Nội của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long đã tạo điều kiện cho tôi
nâng cao vốn kiến thức xã hội còn nghèo nàn của mình Chính những sự giúp đỡ
đó đã để lại trong tôi một tình cảm chân thành cao đẹp
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Bùi Thị Minh Nguyệt
và các cô chú, anh chị trong công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long cùng toàn thể gia đình và bạn bè đã ln có những chỉ bảo, đóng góp ý kiến kịp thời để tôi thực hiện đề tài này đạt kết quả tốt
Tôi xin chân thành cẩm ơn !
Hà Nội, 13 tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIỆT TÁT Viết tắt BGĐ CCDC cL cP DN DNDL DH GTCL HN NG TB TĐPTBQ TDPTLH THPT TNHH TT TSCD XH Viết đầy đú Ban giám đốc Công cụ dụng cụ Chất lượng, Cổ phần Doanh nghiệp Đoanh nghiệp du lịch Đại học Giả trị còn lại Hà Nội Hạ Long Nguyên giá Trung bình Tốc độ phát triển bình quân Tốc độ phát triển liên hồn Trung học phơ thơng
Trách nhiệm hữu hạn Thị trường
Tài sản có định
Trang 4MỤC LỤC ĐẶT VAN DE
1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát 2.2 Mục tiêu cụ thể
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2211 cty 21 1xx
3.1 Đi tượng nghiên cứu
352) PAG Vi RHE CWO: csccmusissnmmermnanannmieang sence nen Reanen been venesaamans
4 Phương pháp nghiên cứu
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG
TĨNH VỤGDUIHIGH-GososniooOOEBBSÀ2 00 0o
1.1.Du lịch và kinh doanh du lịch - c2 22221112 xey
1.1.1.Khái niệm du lịch và các loại hình du lịch <+ 8
1.1.3.0anh nghiệp du HH acc HH“ NG G06 0882110 8066800808666
1.1.3 Các loại hình kinh doanh du lịch các
1.2 Lý luận về khả năng cạnh tranh óc c2 v2 22x re
1:2.1,KHii HÌỆHH con 4c UTẨ:ccc(IÁNGG 002100005203 10563 020296 SG 00g X4
1.2.1.1 Cạnh tranh
1.2.1.2 Khả năng cạnh tranh
1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp du
1ãi1/G%HE LG bionenovbiraootipnootoernauoa 1.3.1.1 Môi trường Vĩ ĐÔ cv v22 221 211 211211 zEErcrre :
1.3.1.2 Đối tác
1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
N25 CO SOV MCHE tiesto maser mernceornnemaunennse ane aeercentens H
Trang 513/22 :KHIẾN WAN oansixsnsgg24531640241341515134508551.2144414804165108601181 46 1.3.2.3 Yếu tố giá cả
1.3.2.4.Các hoạt động chiêu thị c2 xe
1.3.2.5 Chất lượng dịch VỤ .- như 1.3.2.6 Nguồn nhân lực 1.4.1 Phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh 1.4.2 Phương pháp ma trận SWOT
Chương 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG VIỆC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ CẢM XÚC HẠ LONG
2.1 Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Du lịch và
Cảm xúc Hạ Long
2.1.2 Đặc điểm co cau tổ chức bộ máy quản trị của cơng ty
2.1.3 Tình hình sử dụng vốn của cơn§ ty c ào cà
2.2 Đặc điểm sản phẩm và thị trường của công ty - +
2.2.1 Đặc điểm sản phẩm
2.2.2 Tổ chức các dịch vụ của công ty
2.2.3 Đặc điểm thị trường của công ty
2.3 Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc
2.3.1 Cơ sở vật chât
29D Vi TB KHAEH HBÏ EbssvstneHgt gay tà on ghEn HE 5X 600061181051604/8403109 35.3, Cáo hoạt động chiều Thị seosscgbnd6206ã840I2S@2G 0ugtNG
2.3.4 Thương hiệu và uy tín của cơng ty cà etter e nee eee
15 1Š 17
Trang 633.5 Nguồn nhân lực
2.3.6 Trinh 4 quản lý
2.4 Đánh giá ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài đến khả năng cạnh tranh của
công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long 2c c2
2:4.1, Môi Nướng VÍ HỖ seecessesreeeindenesknrriioenioriei Co coroee
2.4.2 Đối tác
2.4.3 Các đối thủ cạnh tranh
2.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long trong 3 năm 2007 — 2009
2.5.1 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu hiện 2.5.2 Đánh giá kêt quả hoạt động sản xuất kinh doanh băng chỉ tiêu giá trị 2.6 Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Ha Long với các đối thủ bằng phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh 2.7 Tìm hiểu chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long bằng ma trận SWỚNN, ỐY .02 2.000 co 2.7.1 Ma trận SWOT
2.7.2 Phân tích các chiên lược trong ma trận SWOT saison Chuong 3: CAC GIAI PHAP PHAT HUY THE MANH NANG CAO KHA NANG CANH TRANH THU HUT KHACH DU LICH CUA CONG TY TNHH DU LICH VÀ CẢM XÚC HẠ LONG
3.1 Tăng cường thông tin, quảng bá về sản phẩm phục vụ du lịch của công 3.2 Thực hiện chính sách Maketing phù hợp .- . .-
3.3, Day mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
3.4 Xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của công ty
3.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cơng ty - -::-«:
3.6 Nâng cao khả năng cạnh tranh về tải chính của cơng ty
3.7 Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch
Trang 764
TÀI LIỆU THAM KHẢO KẾT LUẬN
Trang 8SƠ ĐÒ DANH MỤC, BẢNG BIEU Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ câu bộ máy quản trị của công ty
Biểu 2.1: Tình hình vốn sản xuất của công
Biểu 2.2: Cơ cấu tài sản của công ty năm 2
ÑWlamraamia
009
Biểu 2.3: Cơ cấu khách của công ty TNHH Du lịch và Cảm
xúc Hạ Long Biểu 2.4: Thống kê
Biểu 2.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh
tiêu giá trị
lượng và chất lượng cán bộ của công
doanh bằng chỉ
Biểu 2.7: Qui mô của công ty và các đối thủ cạnh tranh Biểu 2.8 : Tình hình nhân lực của Công ty TNHH dư lịch và
cảm xúc Hạ Long và các đối thủ cạnh tranh năm 2009
Biểu 2.9: Giá phòng nghỉ của công ty TNHH Du lịch và
Cảm xúc Hạ Long và các đối thủ cạnh tranh năm 2009 Biểu 2.10: Cơ cấu thị phần của các doanh nghiệp kinh doanh địch vụ ngủ đêm trên vịnh Hạ Long
Biểu 2.11: Ma trận hình ảnh cạnh tranh Biểu 2.12: M6 hinh ma tran SWOT
Trang 9DAT VAN DE 1 Tính cấp thiết của vấn để nghiên cứu
Trong xu thế hội nhập hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thể giới WTO, bước vào một sân chơi mới với nhiều
cơ hội cũng khơng ít những khó khăn, thách thức đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt
giữa các doanh nghiệp
Muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải không ngừng đối mới và nâng cao khả năng cạnh tranh, nhằm thỏa mãn và đáp ứng tới mức cao nhất nhu cầu của khách hàng, Bởi khách hàng là “thượng đế", họ có quyền lựa chọn trong hàng trăm sản phẩm để mua một sản phẩm tốt nhất Vậy muốn khẳng định được
mình, muốn len chân và trụ vững trên thị trường du lịch thì du lịch Việt Nam phải chấp nhận cạnh tranh và buộc phải cạnh tranh, xác định mạnh được, yếu thua, doanh nghiệp nào thích ứng với thị trường sẽ tồn tại và phát triển, doanh nghiệp nào không đủ sức và kém hiệu quả sẽ lụi bại vả bị thị trường đào thải Tất cả phụ thuộc vào sức cạnh tranh, nên có thê nói nâng cao khả năng cạnh tranh là khâu
then chốt và có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch vượt qua những khó khăn chung của ngành, công ty đã
và đang từng bước phát triển để có một vị thế vững chắc trên thị trường
Xuất phát từ những vấn đề trên, sau khi hoàn thành xong chương trình các mơn học, được sự đồng ý của khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh cùng cô giáo hướng dẫn nên tôi quyết dịnh lựa chọn đề tải “Một số giải pháp góp phần nâng
cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình kinh doanh và tiềm nang thé mạnh cua cong
ty từ đó đề xuất ra các giải pháp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc
Trang 10thu hút khách du lịch của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa được các vấn dé lý luận về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch
Đánh giá được thực trạng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long
Đề
thu hút khách du lịch của công ty
ất một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc
3 Đối tượng và phạm ví nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long so với các đối thủ cạnh tranh 3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long trong ba năm 2007 — 2009
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Kê thừa các tài liệu và kết quả nghiên cứu
của công ty, các bài viết trên phương tiện thông tin đại chúng như: internet, tạp chí, khóa luận tốt nghiệp của những năm trước
Phương pháp khảo sát thực tiễn: Khảo sát thực tiễn về tình hình kinh doanh
cuả cơng ty, khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty "Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của ban lãnh đạo, các nhân viên phịng ban cuả cơng ty và cô giáo hướng dẫn
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp tong hop, thống kê, so sánh để phân tích, phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh, phương pháp phân tích SWOT
5 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch - Nghiên cứu thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long
ột số giải pháp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công, ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG LINH VUC DU LICH
1.1, Du lich va kinh doanh du lich
1.1.1 Khái niệm du lịch và các loại hình du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế xã hội phổ biến không chỉ
ở các nước phát triển mà ở cả các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Tuy
nhiên, cho đến nay nhận thức về du lịch vẫn chưa thống nhất
Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu du lịch khác nhau Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bay nhiéu dinh nghia
Kaspar cho rằng “du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyên của cư dân ma phải là tất cả những gì liên quan đến sự di chuyên đó” Chúng ta cũng thấy ý tưởng
này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi làm việc thường xuyên của họ”
Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới thì “du lịch là đi đến một nơi
khác xa nơi thường trú để giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian rỗi”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Theo các chuyên gia nảy, nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh [heo định nghĩa thứ hai du lịch được coi là một ngành kinh
doanh tổng hợp có hiệu quá cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu
quê hương đất nước, đối với người nước ngồi là tình hữu nghị
ới dân tộc mình Về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khâu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ
Trang 12khác nhau tùy theo tiêu chí đưa ra Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt
Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây: ~ Phân loại theo môi trường tài nguyên
+ Du lịch thiên nhiên + Du lịch văn hóa
- Phan loai theo muc đích chuyên đi
+ Du lich tham quan + Du lich giai tri + Du lịch nghỉ dưỡng + Du lịch khám phá + Du lich thé thao + Du lịch lễ hội + Du lịch tôn giáo + Du lịch nghiên cứu + Du lịch hội nghị + Du lịch thẻ thao kết hợp + Du lịch khám bệnh + Du lịch thăm thân + Du lịch kinh doanh
- _ Phân loại theo lãnh thổ hoạt động, + Du lịch quốc tế
+ Du lịch nội địa + Du lịch quốc gia
~_ Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch
+ Du lịch miền biển + Du lịch miền núi
+ Du lịch đô thị + Du lịch thôn quê
Trang 131.1.2
là một tổ chức có tên riêng, có tải sản, có trụ sở giao dịch ồn định được đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích hoạt động kinh doanh du lịch”
+ Du lịch ô tô
+ Du lịch bằng tàu hoả + Du lịch bằng tàu thuỷ
+ Du lich may bay
Phân loại theo loại hình lưu trú + Khách sạn
+ Nha tro +Lang du lich + Ngủ đêm trên tàu
Phân loại theo lứa tuổi du lịch + Du lịch thiếu niên
+ Du lịch thanh niên + Du lịch trung niên
+ Du lịch người cao tuôi
Phân loại theo độ dải chuyến đi + Du lịch ngắn ngày
+ Du lịch dài ngày
Phân loại theo hình thức tổ chức + Du lịch tập thể
+Du lịch cá thể
+ Du lịch gia đình
Phân loại theo phương thức hợp đồng,
+ Du lịch trọn gói
+ Du lịch từng phần
Doanh nghiệp du lịch
Theo luật doanh nghiệp nước cộng hoà-xã hội chủ nghĩa Việt Nam *DNDL
Trang 14lịch, là một đơn vị kinh tế cơ sở của ngành du lịch, sản xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch trên thị trường vả tạo ra thu nhập quốc dân
1.1.3 Các loại hình kinh doanh du lịch
Ngày nay các công ty du lịch hoặc tập đoản lớn thường hoạt động rất nhiều lĩnh vực có liên quan đến du lịch Họ không những là người bán, người mua các sản phẩm địch vụ của nhà cung cấp du lịch mà họ còn là người trực tiếp sản xuất ra
các sản phẩm du lịch
Các loại hình kinh doanh du lịch bao gồm: ~ Kinh doanh khách sạn nhà hàng
- Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải tri
~ Kinh doanh vận chuyển du lịch
- Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch
Như vậy, hệ thống sản phẩm của công ty du lịch rất phong phú và đa dạng Trong tương lai nó còn phong phú và đa dạng hơn do sự phát triên mạnh mẽ:
của nhụ cầu du lịch khi đời sóng kinh tế xã hội ngày cảng cao hơn 1.2 Lý luận về khả năng cạnh tranh
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Cạnh tranh
Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải thừa nhận trong mọi
hoạt động kinh tế đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường, động lực của sự phát triển Nó thúc đẩy sản xuất kinh doanh mục đích tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp mà còn là yếu tố quan trọng làm lành
mạnh hố các mơi quan hệ xã hội
Hiện nay dang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về cạnh tranh theo phạm vi và mục tiêu nghiên cứu
Theo Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự dau tranh gay gat giữa các nhà
từ bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”
Theo khái niệm cạnh tranh trong lý thuyết quản trị kinh doanh của trường đại học kinh tế quốc dân: “Cạnh tranh là việc DN chào bán sản phẩm với giá thấp
Trang 15hơn so với đối thủ cạnh tranh cho sản phẩm có cùng chất lượng hoặc bản sản phâm có chất lượng cao hơn với mức giá ngang bằng của đối thủ cạnh tranh”
Khi xác định tính cạnh tranh của một công ty du lịch chỉ cần xét đến tiềm
năng thu hút khách du lịch ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phô biến mà không phải có trợ cấp
Cạnh tranh là một điều tắt yếu khách quan của nền kinh tế thị trường Các
doanh nghiệp bắt buộc phải chấp nhận cạnh tranh, ganh đua với nhau và luôn không ngừng tiền bộ đễ giành được ưu thế tương đối so với đối thủ
1.2.1.2 Khả năng cạnh tranh
Thuật ngữ khả năng cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên sách báo chuyên môn, trong giao tiếp hàng ngày của các chuyên gia kinh tế, các nhà kinh doanh Trong thực tế, mỗi DN có khả năng cạnh tranh khác nhau, có DN có khả năng cạnh tranh mạnh nhưng cũng có ĐN có khả năng cạnh tranh yếu
Khi bàn về khái niệm khả năng cạnh tranh cúa doanh nghiệp có rất nhiều tác
giả đưa ra các quan điểm khác nhau nhưng đều có xu hướng gắn khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh hoặc
vị thế của một doanh nghiệp hoặc đơn giản hơn là khả năng vượt qua các đối thủ cạnh tranh dé duy trì và phát triển bản thân của doanh nghiệp
Có quan niệm cho rằng “Khả năng cạnh tranh của DN thể hiện thực lực và
lợi thế của DN so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hoi của khách hàng để thu lợi ngày cảng cao hơn”.Cũng có ý kiến cho rằng: “Khả năng cạnh tranh của DN được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của DN”
Trong, du lịch cũng vậy, khi nói đến khả năng cạnh tranh nên hiểu đó là vị thế
so sánh của ngành: đu lịch một quốc gia, của hệ thống DN du lịch và sản phẩm du lịch đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường du lịch khu vực và thế giới
1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
*Vai trò: Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, khái niệm cạnh tranh hẳu như không tồn tại song từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi vận động theo cơ chế thị
Trang 16trường thì cũng là lúc cạnh tranh và qui luật cạnh tranh được thừa nhận, vai trò của cạnh tranh được thẻ hiện rõ nét hơn:
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
Cạnh tranh là một điều bất khả kháng trong nên kinh tế thị trường Các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh dịch vụ khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự cạnh tranh Cạnh tranh có thẻ coi là cuộc chạy đua khóc liệt mà các doanh
nghiệp không thể lẫn tránh và phải tìm mọi cách để vươn lên, chiếm ưu thế Như
vậy cạnh tranh buộc các nhà dịch vụ phải ln tìm tòi, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng, của thị trường
Đối với người tiêu dùng
Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng nhận được các dịch vụ ngày cảng đa dạng, ngày cảng phong phú hơn Chất lượng dịch vụ được nâng cao trong khi đó chỉ phí bỏ ra ngày càng thấp hơn Cạnh tranh cũng làm quyên lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và quan tâm nhiều hơn
Đối với nền kinh tế - xã hội
Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế, nang cao chat lượng dịch vụ xã hội Cạnh tranh tạo ra sự đổi mới, mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn, giúp xoá
bỏ các độc quyền bắt hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh
Cạnh tranh giúp tăng tính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp, tạo ra được các doanh nghiệp mạnh hơn, một doanh nghiệp mạnh phái có những người
có bể dày kinh nghiệm, tay nghề giỏi, có lịng say mê nghề nghiệp
Tuy nhiên cạnh tranh khơng chỉ tồn là những ưu điểm mà nó cịn có cả những khuyết diém có hữu mang đặc trưng của nẻn kinh tế thị trường Cơ chế thị trường bắt buộc các doanh nghiệp phải thực sự tham gia vào cạnh tranh đề tổn tại và phát triển Chính điều này địi hỏi cần phải có sự quản lý của nhà nước đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tự do cạnh tranh một cách lành mạnh có hiệu quả
* Ý nghĩa: Cạnh tranh nói chung và cạnh tranh giữa các DNDL nói riêng đều
có vai trò và ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với DN mà còn đối với khách hàng
Trang 17Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh tạo ra môi trường, động lực thúc đấy sự
phát triển của DN, thúc đây mỗi DN phải tự nghiên cứu, áp dụng các biện pháp để
nâng cao hiệu quá sản xuất kinh doanh DN phải quan tâm tới việc áp dụng các tiến
bộ khoa học, kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, Cạnh tranh thúc đây doanh nghiệp phải đầu tư thích đáng cho nguồn nhân lực và không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ, đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dang
Đối với nên kinh tế quốc dân: Cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát
triển lực lượng sản xuất, cơng nghiệp hố - hiện đại hóa nền kinh tế và trình độ sản
xuất của xã hội
Cạnh tranh giúp xoá bỏ những độc quyền bát hợp lý đồng thời đảo thải
những DN kém cỏi là nguyên nhân gây nên sự trì trệ cho việc phát triển kinh tế Cạnh tranh tạo ra các nhà kinh doanh giỏi chân chính, dám nghĩ dám làm nhờ đó XH sé có được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo và người lao động tốt cho XH
Đối với khách hàng: Cạnh tranh làm cho việc cung cấp các dịch vụ có chất
lượng cao, giá cả phù hợp, đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch 1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.1.1 Môi trường vĩ mô
* Nhân tô kinh tế
Đây là nhân tố quan trọng nhất của môi trường hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp Khi một nền kinh tế phát triển với tóc độ cao sẽ kéo theo sự tăng thu nhập như khả năng thanh toán cuả người dân cũng tăng lên do vậy nhu cầu hay sức mua của nhân dân cũng sẽ tăng lên Do đó mà khơng tránh khỏi lạm phát, sự leo thang của giá cả không chỉ khiến cho người dân và doanh nghiệp phái đau đầu
Mặt khác nên kinh tế phát triển mạnh có nghĩa là khả năng tích tụ và tập trung tư
bản lớn như vậy tốc đô dầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tăng lên Đây chính là
cơ hội tốt cho các doanh nghiệp phát triển Doanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt được những cơ hội nảy thì chắc chắn sẽ thành công và năng lực cạnh tranh cũng sẽ
tăng lên Đặc biệt khi đất nước chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tạo ra những cơ hội mới giúp nền kinh tế phát triển
Trang 18Đối với kinh doanh du lịch thì chúng có tác động rất lớn, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến DNDL, là tốc độ tăng trưởng kinh tế kéo theo thu nhập dân cư tác động đến nhu cầu du lịch vì tiêu dùng trong du lịch trước hết là tằng lớp có thu
nhập cao
* Nhân tổ tự nhiên, văn hoá, xã hội
Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên việc phân bó vị trí địa
lý của DN kinh doanh.Vị trí thuận lợi sẽ tạo cho việc khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường, giảm các chỉ phí thương mại phục vụ cho các hoạt động kinh đoanh Với nhân tố là tài nguyên thiên nhiên, nếu tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN và tăng khả năng cạnh tranh của DN
Văn hóa và các vấn đề xã hội bây giờ đã trở thành một trong mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị DN
* Nhân tố chính trị -pháp ly
Nhân tổ chính trị, pháp lý là nền tảng cho phát triển kinh tế cũng như là cơ sở
đề các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả Mặt khác chúng cũng có thé dem lai những trở ngại, khó khăn thậm chí là rủi ro cho các doanh nghiệp
Hệ thống pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của DNDL Nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến mỗi khách du lịch vì vậy yếu tố pháp luật chỉ phối rất lớn đến việc phát triển du lịch
Nhân tố chính trị tuy là gián tiếp nhưng nó chỉ phối tổng thể và toàn diện đến khách du lịch như sự én định của mỗi quốc gia, là cơ hội thuận lợi đẻ đảm bảo
an toàn cho du khách
1.3.1.2 Đối tác
Trong kinh doanh không một doanh nghiệp nao có thể hoạt động một cách
đơn lẻ mà không cần đến những đối tác kinh tế Một doanh nghiệp không chi đánh giá là mạnh về vốn, về qui mô mà phải xét đến mối quan hệ kinh tế như thế nào
Không thể tưởng tượng được một doanh nghiệp biệt lập có thẻ tồn tại trong vịng xốy của nền kinh tế thị trường như hiện nay, đặc biệt là đối với các công ty du lịch chuyên
Trang 19có sản phẩm là những chiếc tàu cho khách ngủ đêm trên vịnh
Họ phải có nhiều đối tác thì mới có thể đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng, các đối tác của họ là những công ty lữ hành, các công ty đó sẽ là cầu nối đưa
khách đến với tàu Emotion, khách hang dén đặt tour ở các công ty lữ hành, họ có
nhu cầu nghỉ đêm trên vịnh mà không biết sẽ ngủ trên chiếc tàu nảo để có được
những ngày nghỉ thoải mái nhất lại có được sự phục vụ tận tình chu đáo của các nhân viên trên tàu, do đó nhân viên ở văn phòng kinh doanh có nhiệm vụ đến gap
đối tác và cho họ biết đến các dịch vụ trên tàu của mình
1.3.1.3 Đối thủ cạnh tranh
Các công ty cạnh tranh vốn đã có vị trí vững vàng trên thị trường trong cùng
một ngành nghẻ kinh doanh Trong thực tế tổn tại rat nhiều các đối thủ cạnh tranh, có thể là các đổi thủ cạnh tranh hiện tại, tiềm ẩn và ngẫu nhiên Chính điều này đã tạo ra
sức ép cho mỗi doanh nghiệp buộc họ phải xây dựng các chính sách, hướng đi cho
riêng mình như chính sách về sản phẩm, chính sách về giá, marketing Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác
Các DNDL mới, khi xâm nhập vào thị trường sẽ trở thành đối thủ của các DN dang hoạt động Sự cạnh tranh diễn ra hầu hết trên các lĩnh vực từ phân chia
thị trường tới nguồn cung cấp các hoạt động khuyến mại Họ thành lập sau nên đón
nhận được công nghệ hiện đại Họ nắm bắt được lợi thế, điểm yếu của mình sẽ gây
được ảnh hưởng đáng kế đến hoạt động kinh doanh của DN
1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.3.2.1 Cơ sở vật chất kĩ thuật
Một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật khang trang cùng với đội ngũ cán bộ,
công nhân viên có bè dày kinh nghiệm phù hợp với qui mô của DN chắc chắn sẽ
làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty lên rất nhiều Với một cơ sở vật chất tốt thì chất lượng dịch vụ được đảm bảo Chất lượng dịch vụ hợp lý giúp cho DN tận
dụng được công suất tối đa sẽ làm cho khả năng chiến thăng trong cạnh tranh là rất
lớn
Ngược lại khơng có một DN nào lại có khả năng cạnh tranh cao khi mà cơ sở vật chất kém, đội ngũ cán bộ nhân viên kém,chất lượng địch vụ không đảm bảo,
Trang 201.3.2.2 Khách hàng
Khách hàng là những người mua hàng hóa và dịch vụ của DN, khách hang
thực hiện sự trao đồi
Như vậy khách hàng đóng vai trị quan trọng trong việc phát triên thị trường Tuy nhiên mỗi quan hệ tốt đẹp này chỉ có thể tồn tại và thực hiện nếu nó đảm bảo
lợi ích kinh tế và sự thoả mãn của cả hai bên
Trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt thì
người được hưởng lợi nhiều nhất sẽ là khách hàng Nhờ có cạnh tranh, khách hàng
nhận được các dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú hơn Cạnh tranh cũng làm
quyền lợi của khách hàng được tôn trọng và quan tâm nhiễu hơn Đề tổn tại được thi
mỗi doanh nghiệp phải có một số lượng khách hàng vững mạnh vì chính khách hàng cũng giúp cho doanh nghiệp có thêm chỗ đứng trên thị trường
Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản quí báu đối với doanh nghiệp DN
cần thiết phải duy trì, tạo dựng và phát huy bằng cách thỏa mãn tối đa nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng so với các đối thủ cạnh tranh của mình
Khách hàng có thể có nhiều loại, một cá nhân hay tổ chức, khách hàng tiềm năng, hiện thực hay truyền thống, Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng khác nhau
mà DN có các hành vi ứng xử cũng như các phương thức mua bán thích hợp
Mỗi DN du lịch không chi chú trọng duy trì thị trường khách hàng hiện tại
ma còn phải không ngừng mở rộng thị trường khách hàng tiềm nang dé chiếm lĩnh
thị phần khách hàng và tối ưu hóa mục tiêu cuối cùng của DN
tố rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển, hướng đến chiến lược l‹inh doanh của DN, giá cá phải chăng phủ hợp với qui cách vả chất lượng sản phẩm sẽ dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận Giá cả nhiều khi không tương xứng với chất lượng sản phẩm mà địch vụ thì khó xác định chất lượng Nó phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý và đặc điểm của khách hàng
Giá cả đóng vai trò quan trọng trong quyết định sức mua cua khách hàng
Khách hàng là những người đưa ra quyền lựa chọn những gì mà họ cho là tốt nhất,
Trang 21chọn mức giá bán thấp hơn khi đó sản lượng tiêu thụ sẽ tăng
Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp đẻ chiếm lĩnh được ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại sán phẩm, từng giai đoạn hay tùy thuộc vào đặc điêm của từng vùng thị trường
1.3.2.4, Các hoạt động chiêu thị
Marketing là thực hiện các công việc bao gồm: việc định giá, xúc tiến bán
hàng, quảng cáo và phân phối giúp cho DN bán được hàng hóa và giữ được vị trí
trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh Đặc biệt các DN du lịch cần phải
quảng bá sản phẩm của mình để thị trường trong nước và quốc tế biết đến sản phẩm của cơng ty mình Các doanh nghiệp có thê chủ động tìm kiếm khách hàng qua các biện pháp xúc tiến như: Internet, hội chợ, triển lãm, đại lý Việc định ra được các chính sách marketing thích hợp sẽ giúp cho các DN cạnh tranh với các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường
Các DN sản xuất kinh doanh có sản phẩm chất lượng tốt, giá rẻ nhưng
khơng có hệ thống kênh phân phối thích hợp và được quảng bá rộng rãi thì cũng khơng được người tiêu dùng biết đến Vì thế, mỗi DN nên xây dựng một hệ thống
kênh phân phối và chính sách marketing cho riêng mình, khách hàng sẽ dễ dàng,
nhận biết được sản phẩm của DN Nếu làm tốt được cơng tác này thì DN cũng sẽ tạo cho mình được lợi thế cạnh tranh tốt
Quảng cáo có tác dụng định vị được sản phẩm của mình trên thị trường khơi
dậy trong người tiêu dùng một thói quen và ấn tượng về sản phẩm Quảng cáo giúp cho người tiêu dùng tìm đến sản phẩm một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, Vì
vậy cạnh tranh ngày cảng gay gắt trong lĩnh vực này
Từ khi xuất hiện nền sản xuất hàng hóa đến nay, khuyến mại trơ thành thứ
vũ khí sắc bén đê móc túi người tiêu dùng tạo lòng trung thành với nhãn hiệu sản
phẩm của họ Khuyến khích mua hàng nhiều lần hoặc với số lượng lớn Đối với
kinh doanh du lịch họ áp dụng hình thức giảm giá cho đoàn có số lượng lớn
1.3.2.5 Chất lượng dịch vụ
Trang 22tranh thì ngày nay nó đã phải nhường chỗ cho chỉ tiêu chất lượng dịch vụ và sản
phẩm nhất là khi đời sống ngày càng được nâng cao
Trên thực tế, cạnh tranh bằng giá là biện pháp "nghèo nàn” nhất vì nó làm
giảm lợi nhuận thu được mà ngược lại cùng một loại sản phẩm chất lượng dịch vụ nào tốt đáp ứng được yêu cầu thì người tiêu dùng cũng sẵn sang mua với một mức giá cao hơn một chút cũng không sao, nhất là trong thời đại ngày nay khi mà khoa học kĩ thuật phát triển mạnh, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhiều so với trước thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải được đưa lên hàng đầu Đây là nhân tố quan trọng giúp ĐN nâng cao khả năng cạnh tranh vì nếu DN có chất lượng dịch vụ tốt thì mới tạo được sự tin dùng của khách hàng và thu hút được một lực lượng lớn khách hàng trung thành với sản phẩm của DN, từ đó giúp DN ngảy càng có chỗ đứng trên thị trường Một khi chất lượng sản phẩm và dịch vụ không được đảm bảo nghĩa là doanh nghiệp khơng cịn tin cậy sẽ bị mắt khách hàng, mắt thị trường nhanh chóng đi tới chỗ suy yếu và bị phá sản
1.3.2.6 Nguồn nhân lực
Trong bất kì một tổ chức nào thì yếu tố con người cũng đóng vai trò quyết
định đến sự thành bại của tô chức Nguồn nhân lực bao gồm các cán bộ quán lý và
đội ngũ lao động, nêu nguồn nhân lực được dao tao qua trường lớp, có năng lực thì
sẽ phát triển tốt sẽ kích thích được khả năng sáng tạo và lòng nhiệt huyết của mỗi
người, góp phần làm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.3.2.7 Thị phần của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp = Doanh thu của DN / toàn bộ doanh thu của các doanh nghiệp cùng ngành trên toàn thị trường,
Chỉ tiêu này thường để đánh giá khả năng cạnh tranh của DN Khi xem xét chỉ tiêu này người ta thường nghiên cứu mức độ thị phần của công ty so với toản bộ thị trường, Dó là tỷ lệ % giữa doanh số của DN so với doanh số của toàn bộ các
DN khác Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này ma DN biét minh dang ở đâu trong các DN cùng ngành, thị trường của mình nhiều hay ít, xu hướng về phát triển
thị trường của DN mình diễn ra như thé nào Từ đó DN có cái nhìn chính xác và đặt ra các mục tiêu cũng như chiến lược phù hợp
Trang 231.3.2.8 Thương hiệu và vị thế của doanh nghiệp
Nếu một doanh nghiệp đã có thương hiệu và có chỗ đứng trong lòng khách
hàng tức là doanh nghiệp đó đã có lợi thể cạnh tranh hơn các doanh nghiệp khác Tuy vậy, việc mỗi DN muốn tạo được thương hiệu cho riêng mình thì phải qua q trình tích lũy lâu dài
1.4, Các phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch 1.4.1 Phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh
Thiết lập ma trận này nhằm đưa ra những đánh giá so sánh DN với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN du lịch Qua đó, cho nhà quản trị nhìn nhận được
những điểm mạnh và điểm yếu của DN với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế
cạnh tranh cho DN và những điểm yếu cần được khắc phục Để xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 5 bước sau:
+ Bước 1: Xác định tầm quan trọng của từng yếu tổ cấu thành sức cạnh tranh của DNDL bằng các số có tổng bang |
+ Bước 2: Mỗi yếu tố cầu thành sức cạnh tranh của DN được đánh giá cho điểm bới các đại diện có liên quan Việc đánh giá dựa trên việc cho điềm của các
đại diện nói trên đối với từng yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của DNDL, điểm đánh giá theo thang điểm 5, trong đó 5 là tốt, 4 là khá, 3 là trung bình, 2 là yếu, I là
kém
+ Bước 3: Sức cạnh tranh của DNDL được xác định bằng cách nhân hệ số của từng yếu tổ với số điểm đạt được của mỗi yêu tô tương ứng
+ Bước 4: Cộng tổng điềm tất cả các yếu tố này đề xác định tông số điềm của ma trận
Đánh giá: Nếu tổng điềm từ 1 đến 2 thì sức cạnh tranh của DN thấp
ụ tông điềm từ 2,1 đến 2,9 thì sức cạnh tranh của DN trung bình
Nếu tổng điểm từ 3,0 đến 3,9 thì sức cạnh tranh của DN khá
Nếu tông điểm từ 4 đến 5 thì sức cạnh tranh của DN mạnh 1.4.2 Phương pháp phân tích SWOT
Trang 24Chương 2
THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ CẢM XÚC HẠ LONG
2.1 Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long
Vịnh Hạ Long nơi hai lần được UNESCO công nhận là di sản thể giới, được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến nhiều và du lịch nghỉ đêm trên khách sạn thì rất phổ biển Vịnh Hạ Long được thiên nhiên ban tặng cho các hòn đảo đẹp đến mê
lòng người, một cách đi chơi vịnh mà không phải ngủ ở khách sạn mà ngủ đêm ngay trên vịnh
Đây chính là một tour mới thu hút được rất nhiều khách du lịch, có thẻ ngắm
hồng hơn xuống, đón ánh bình minh giữa trời nước mênh mông hoặc tận hưởng cảm giác tĩnh lặng, ngắm sao đêm trên boong tàu
Tuy nhiên, số lượng về tàu ngủ trên vịnh không đáp ứng đủ nhu cầu của
khách du lịch, trước tình hình đó sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh đã cấp phép cho ông Dương Khắc Kim và ơng Phan Văn Hịa theo quyết định số 2202001671 ngày 20/8/2006 với số vốn điều lệ là 9.800.000.000 đồng để thành lập công ty
Công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long là một doanh nghiệp tư nhân có trụ
sở giao dịch tại lô 7 ô 4 khu Đông Hùng Thắng -Cái Dam - Bãi Cháy - TP Hạ
Long - Tỉnh Quảng Ninh
Tên tiếng việt: Công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long
Tên giao dich: Ha Long Emotion Cruise
Văn phòng tại Hà Nội: 1A Trang Tién — Hoan Kiém — Hà Nội
Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh: 156/1/10 - Céng Hoa ~ Tan Binh - Thành Phố Hồ Chí Minh
Website: www.halong-emotion.com Email: info@halong-emotion.com
Ngành nghề kinh doanh:
Trang 25+ Lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ khách du lịch
+ Kinh doanh địch vụ khách sạn, nha hang, ăn uống, giải khát + Tổ chức dịch vụ bằng tau thuỷ và nghỉ lưu trú trên vịnh Hạ Long,
+ Đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hoá
Trong lĩnh vực hoạt động của mình, cơng ty có chức năng:
Kinh doanh lữ hành: Công ty chuyên tô chức và khai thác các tour du lịch bằng tàu thủy trên vịnh Hạ Long đưa khách đi tham quan những hang động nỗi
tiếng, du khách sẽ đi từ bất ngờ này đến bắt ngờ khác bởi vẻ đẹp kì lạ của những
hon dao đã được hình thành cách đây năm trăm triệu năm như: hòn Đỉnh Hương toát lên ý nghĩa tâm linh, hòn Gà Chọi với chiều sâu triết học, hịn Con Cóc vẫn
hàng năm đứng đó kiện ơng trời Với chức năng này công ty là cầu nối giữa cung
và cầu du lịch, giữa khách du lịch và các đối tác
Kinh doanh vận chuyển: Với hệ thông tàu hiện đại, được nâng cấp thường,
xuyên, đáp ứng nhu cầu của khách hàng với tên gọi Hạ Long Emotion sẽ phục vụ bắt cứ khi nào khách yêu cầu
Kinh doanh ăn uống, thư giãn: Hiện nay, công ty đã tổ chức các nhà hàng ăn
uống, nghỉ ngơi, thư giãn ngay trên tàu, chuyên tổ chức các bữa tiệc cho các đoàn
khách du lịch Các chương trình du lịch này sẽ xóa bỏ khoảng cách giữa khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch, xóa bỏ những khó khăn lo ngại của khách du lịch đồng thời tạo cho họ sự an tâm, tỉn tưởng vào sự thành công của chuyến đi
Văn phòng kinh doanh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thay mặt công ty giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước, tham vân cho công ty về vẫn dé
đảm phán kí kết hợp đồng đối nội, đối ngoại
Văn phòng chuyên tổ chức các tour du lịch, nhận các hợp đồng với các đối tác để đưa khách từ Hà Nội xuống Hạ Long tham quan và khám phá Vịnh Hạ Long
bing tau Ha Long Emotion
Tiếp thị, quảng cáo để khách hàng có thể biết đến tàu Emotion
Từ khi hoạt động đến nay công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long có nhiệm vụ sau:
Trang 26nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác
nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ được giao Ký kết và thực hiện hợp đồng đã ký
Thực hiện nhiệm vụ đối với người lao động theo qui định của bộ
it lao động
Có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các qui định về kế toán hạch toán, chế độ kiêm toán và các chế độ khác
Thực hiện các qui định của nhà nước về bảo vệ môi trường, quốc phòng và
bảo vệ an ninh quốc gia
2.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty
Sơ đồ cơ cấu tô chức bộ máy quản trị của công ty thể hiện trên sơ đỏ 2 I Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản trị của công ty
Giám đốc
_ em „
Quán lý đội tàu
/ Bộ Bộ - Bộ
Lái xe phận phận Hướng, Lai phan
điêu kế dân viên tau phuc
hanh toan vu =—— > Quanhệ trực tuyến
«—>_ Quan hệ tham mưu, giúp việc
Đây là sơ đồ cơ cầu bộ máy quản lý kiểu trực tuyến chức năng, giảm đốc doanh nghiệp được sự tham mưu giúp việc, tư vấn của bộ phận chức năng trong các vấn đề cụ thể Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp, các bộ phận trong công ty:
Giám đốc công ty: Là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh
Trang 27doanh của công ty, là người đại diện cho công ty trong mối quan hệ kinh tế, pháp
lý Trong công ty, giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất và phải chịu
trách nhiệm về các hoạt động đó Chịu trách nhiệm về mọi mặt của công ty Phụ
trách quyết định chiến lược kinh doanh cho công ty Phụ trách công tác đối nội, đối
ngoại và ủy quyền cho các phó giám đốc khi cần thiết
Phó giám đốc kinh doanh: Một trong những thành viên nằm trong ban giám đốc phụ trách việc bán hàng cho toàn công ty, quản lý hai văn phòng đặt tại Hà Nội
và Thành Phó Hồ Chí Minh Tham gia đóng góp ý kiến cùng đưa ra các chỉ thị,
giám sát toàn bộ các hoạt động của công ty
Cùng ban giám đốc đưa ra các quyết sách như sau:
~ Chiến lược Marketing, quảng cáo xây dựng thương hiệu
- Quyét sách về nhân sự: lương, thưởng, tuyên nhân viên, xa thải nhân viên
- Cơ chế hoạt động về dịch vụ đề đảm bảo dịch vụ tốt
- Quyết định mua sắm mới vật liệu trang thiết bị cho tàu
Quan lý đội tàu: Chịu trách nhiệm với giám đốc về quản lý các công việc dưới tàu, tham mưu cho giám đốc về việc sắp xếp các nhân sự dưới tàu
Tất cả mọi hoạt động trong công ty, BGĐ đều có quyền được biết và truy
vấn các nhân viên nghiệp vụ liên quan (thảnh viên BGD cũng là một trong những nhân viên nghiệp vụ liên quan) và chí đạo giám sát công việc gián tiếp thông qua các bộ phận nghiệp vụ
Kế tốn: Nằm trong phịng kinh doanh, thống kê về tài chính và chịu trách
nhiệm trước BGĐ về những công việc thuộc phạm vi quán lý về mặt tài chính Lập
kế hoạch về tài chính, quản lý và kiểm soát các nguồn vốn, tài sản, theo dõi và ghi
chép báo cáo số liệu, trực tiếp quản lý quĩ tiền mặt của văn phòng Tham mưu cho trưởng phòng trong việc quản lý hành chính văn phòng đề hạn chế tối đa mức chỉ
phí, tránh được những thất thoát hoặc thâm hụt vốn
Kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng có thể là khách hàng trực
tiếp hoặc khách hàng gián tiếp (các công ty du lịch, các tổ chức, các khách sạn, đặt tour cho khách), tạo mới quan hệ với các đối tác
Trang 28xếp các dịch vụ: xe ô tô, hướng dẫn viên, nhà hàng một cách khoa học, hợp lý đề
chuyển khách xuống tàu Hạ Long Emotion, báo cáo cho bộ phận ở dưới tàu để
phục vụ đồ ăn và vé tham quan cho khách
Tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng, báo cáo lại cho ban giám đốc để
từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trong khả năng cạnh tranh
Hướng dẫn viên du lịch: Là đội ngũ trẻ, khỏe, vui tính và am hiểu biết, nhanh nhẹn và nhạy bén trong công việc.Chịu sự quản lý của đội tàu, có nhiệm vụ hướng
dẫn khách và đáp ứng mọi nhu cầu của khách, trả lời những câu hỏi khi khách hỏi về chuyến đi Thuyết minh cho khách biết lịch sử hình thành và nguồn gốc của những địa điểm đến thăm quan
Lái tàu: Chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo của đội tàu, có kể hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ thuyền viên trên tàu Phối hợp với các phòng ban khác và các bộ phận để nâng cao chất lượng phục vụ Ngoài ra lập các phương án sửa chữa, bảo dưỡng tàu cho phù hợp với quá trình hoạt động
Bộ phận phục vụ: Chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo của đội tàu, nhận thơng tỉn từ phịng kinh doanh, làm nhiệm vụ phục vụ Ho là những người trực tiếp quyết định đến chất lượng dịch vụ và thay mặt công ty trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và cung cấp những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu, giúp cho khách hàng có ấn tượng tốt về dịch vụ
Lái xe: Chịu trách nhiệm quản lý của phòng kinh doanh, lái xe đưa đón khách từ Hà Nội xuống Hạ Long và ngược lại theo yêu cầu của khách
2.1.3.Tình hình sử dụng vốn của cơng ty
Tình hình sử dụng vốn của công ty được thể hiện qua biểu 2
Nhìn vào số liệu tổng hợp biểu 2.1 ta thấy, xét về phía tổng vốn sản xuất
kinh doanh có su hướng giảm dan trong ba năm với TĐPTBQ đạt 93,81
Trang 30Vốn có định của công ty trong vòng 3 năm qua cũng liên tục giảm với TĐPTBQ đạt 95,45% Do tài sản cô định của công ty bị hao mịn, cơng ty lại không đầu tư dài hạn nên số vốn giảm
Vốn lưu động có TĐPTBQ là 89,25% do các khoản tiền phải thu của khách hàng giảm mặc dù chất lượng dịch vụ có tăng nhưng các khoản giảm trừ cũng tăng lên
Nợ phải trả biến động, qua các năm với TĐPTBQ là 89,57% Năm 2008 nợ phải trả tăng là do công ty đầu tư mở rộng thêm qui mô kinh doanh hai văn
phòng ở Hà Nội và Thành Phó Hồ Chí Minh
2.2 Đặc điểm sản phẩm và thị trường của công ty 2.2.1 Đặc điểm sản phẩm
Nhằm đa dạng hóa sản phẩm, để thu hút được nhiều khách du lịch trong và
ngoài nước Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh đã cho ra đời một loại hình dịch vụ mới đó là loại hình du lịch ngủ đêm trên tàu tại vịnh Hạ Long Ngủ đêm trên tàu là loại hình du lịch mới đưa vào khai thác, có khả năng hấp dẫn khách du lịch vừa ngủ đêm trên tàu vừa khám phá vịnh Hạ Long về đêm
Du khách có thể tận hưởng được bầu khơng khí trong lành trên biến, vừa
hịa mình với thiên nhiên khi tham gia dịch vụ này Vì vậy, dù mới đưa vào khai thác nhưng loại hình du lịch này thu hút nhiều khách tham gia và đặc biệt thích hợp với người ưa khám phá
Hạ Long Emotion là một chiếc tàu lớn đem lại sự đầy đủ, tiện nghỉ, sang
trọng và thoải mái, đây là cách tốt nhất để khám phá vịnh Hạ Long Tàu Hạ
Long Emotiori có 28 phịng, tất cả đều được trang bị tiện dụng như những khách sạn trên cạn với cách bài trí ấm áp, một quán bar nguy nga, tráng lệ và một phòng ăn nhìn ra biển với các món ăn đặc sản hiếm có ở Việt Nam được các nhân viên tận tình phục vụ và một sân tắm nắng,
Số lượng phòng: 28 phịng trong đó có 26 phòng sang trọng, một phòng thượng hạng và một phòng cao cấp
Phòng sang trọng rộng 18m” có hai loại với giường đôi (160 cm x 200 6 ig rong Ig
Trang 31em) hoặc 2 giường đơn có thẻ ghép lại thành một giường đôi (110 cm x 200 cm) Với chăn phủ và gối được làm từ chất liệu linen và cotton cao cấp
Phòng được trang bị đầy đủ tiện nghỉ như phòng nghỉ của một khách sạn
bốn sao có: điều hịa, tủ lạnh mini, hoa tươi, tranh ảnh treo tường, tủ quần áo,
điện thoại nội bộ và phịng tắm nóng lạnh
Phịng thượng hạng rộng 25 m° được bố trí ở boong trên phía đầu mũi tàu Mỗi phòng thượng hạng được bố trí các trang thiết bị như phòng sang trọng
với một giường đôi rộng, ghế sofa ở trong phòng và phịng tắm có bồn tắm riêng Điều đặc biệt nhất ở phòng này là mỗi phòng, đều có ban cơng riêng rất rộng ở đầu mũi tàu, nơi q khách có thê ngắm nhìn tồn cảnh vịnh Hạ Long ở vị trí thuận tiện nhất
Phòng cao cắp là phịng có đầy đủ tiện nghĩ nhất, là phịng có sự lựa chọn tốt nhất trên tàu, du khách sẽ có được một sự phục vụ chuyên nghiệp tại phịng này
Phịng ăn: Có khơng khí ấm cúng và lãng mạn, tạo cho du khách có một
cảm giác thật thoải mái, khi ngôi trong phịng ăn có thể ngắm nhìn được cảnh biển Tất cả các món ăn được làm từ nguyên liệu tươi sống ở biển Du khách sẽ
có cơ hội đê thưởng thức những món ăn đặc sản của biên do các dau bép có trình độ tay nghề cao nấu nướng
Quán bar: Có nhiều hương vị rượu và đồ uống để cho du khách chọn lựa
cùng thưởng thức những bản nhạc trữ tình làm tăng thêm trong lòng du khách lòng yêu quê hương đất nước và con người Việt Nam
Sân tắm nắng: với diện tích khoảng 500m” trên boong tàu rộng rãi, du khách có thê lắm nắng, xem hoàng hơn xuống hoặc có những giây phút yên tĩnh
để đón ánh bình mình, ngắm sao đêm trên boong tàu
Tàu Hạ Long Emotion cung cấp rất nhiều các dịch vụ khác nhau -_ Massage — spa, các dịch vụ làm đẹp
- Âm nhạc cổ truyền: thưởng thức nền văn hóa Việt bằng âm nhạc dân
gian
- Ty minh khám phá các hòn đảo bằng thuyén Kayak
Trang 32- _ Lăn biển để khám phá vịnh Bái Tử Long -_ Ngồi trên đò chèo tay đi thăm làng chải
- Tender dua du khach di tim bién tại bãi biển Cổng Trời
- Các lớp học nâu ăn: Một cơ hội đề tìm hiểu thêm về phong cách nấu ăn Việt -_ Lớp học thái cực quyền: một cách tuyệt vời để đón chao một ngày mới - Tha diéu, xem phim, chơi cờ
Câu cá mực về đêm
Đối với các đoàn khách thuê cả tàu thì có các trang thiết bị phục vụ hội họp, các chương trình du ngoạn với các chú đề đặc biệt, các hoạt động thư giãn đặc biệt
Vậy dịch vụ là một trong các yếu tố quan trọng nhất làm cho kì nghĩ của du khách thành công và ấn tượng Đội ngũ nhân viên phục vụ rất nhiệt tình, chu đáo và cởi mở
Các thành viên trong phi hành đoàn cũng được tuyến chọn một cach kĩ
lưỡng Trước khi vào làm trên tàu, các thành viên phải học hỏi rất nhiều, học hỏi sự giúp đỡ khách hàng và phải hiếu khách, có những kiến thức cụ thể về tàu
thông qua đào tạo và những kinh nghiệm được đúc kết 2.2.2 Tổ chức các dịch vụ của công ty
Hiện nay công ty hoạt động với hai chương trình chủ yếu, đó là tham quan các hang động và một số làng chài nỗi tiếng ở vịnh Hạ Long với chương trình hai ngày một đêm và chương trình ba ngày hai đêm, cụ thể như sau:
Chương trình hai ngày một đêm
Ngày 1: Xe ơ tơ đón q khách tại trung tâm thành phố Hà Nội Khởi hành đi Hạ Long
Xe tới bến thuyền, các thủy thủ giúp bạn làm thủ tục nhận phòng trên tàu
Emotion Khi lên tàu hướng dẫn viên sẽ hướng dẫn cho quí khách sơ dé tau va chương trình chỉ tiết cũng như các hoạt động trong chương trình Q khách nhận phịng, nghỉ ngơi chuẩn bị ăn trưa
Trang 33phòng ăn của tàu trong khi tàu bắt đầu cuộc hảnh trình đưa q khách khám phá
một trong những kì quan thiên nhiên của thế giới được Unesco cơng nhận
Tàu đưa q khách qua hịn Cóc, hon Cap Dé, hịn Vơng Viêng Tảu đến làng chài Vông Viêng — một trong những làng chải nhỏ, xinh đẹp và yên bình trên vịnh Bái Tử Long Khu vực này còn nguyên vẻ hoang sơ, hau như chưa bị ảnh
hưởng và khai thác bởi các tour du lịch, dân làng chải sống bằng nghề đánh bắt và
nuôi trồng hải sản Quí khách tự do tham gia các hoạt động trong chương trình của
cơng ty Đến tối tàu nhỏ neo về khu Hang Trồng / Hỗ Động Tiên ngủ đêm
Ở đây quí khách được thưởng thức bữa tối với nhiều hải sản tươi sống được
cung cấp bởi ngư dân làng chài Vông Viêng Ăn tối xong quí khách tự do vui
chơi thưởng thức cảnh đẹp về đêm của vịnh Hạ Long, tham gia đốt pháo bông, xem biểu diễn nhạc dân tộc
Ngày 2: Budi sáng các chuyên gia trên tàu hướng dẫn du khách tập thê dục dưỡng sinh với các động tác chuyên thể từ thái cực quyền, một môn võ cổ
truyền tại Việt Nam Sau đó ăn sáng và cuộc hành trình lại bắt đầu với những hang động nỗi tiếng như: hang Sửng Sốt, hang Đầu Gỗ Du khách được tự do
vui chơi các hoạt động trong chương trình của cơng ty Kết thúc chuyến đi du khách được thưởng thức một bữa trưa tại nhà hàng của cơng ty,
Chương trình ba ngày hai đêm
Chương trình ba ngày hai đêm phong phú hơn chương trình hai ngày một đêm vì thời gian dài hơn nên du khách được khám phá nhiều địa điểm hơn như
khám phá hang Luôn, đảo Yên Ngựa, ngắm vịnh Bái Tử Long, tắm biển ở bãi
tắm Titop, khám phá Vịnh Lan Hạ Tàu đưa quí khách đi tham quan hon Dinh Hương, hòn Gà Chọi, đảo Chó Đá đến thăm làng chài nổi Ba Hang, q khách có cơ hội tham quan những ngôi nhà, những trang trại cá, trường học và nói chuyện, chia sẻ với người đân ở nơi đây
2.2.3 Đặc điểm thị trường của công ty
Hiện nay, Việt Nam là nước duy nhất có loại hình kinh doanh dịch vụ ngủ đêm trên vịnh, chỉ có Quảng Ninh mới có dịch vụ đặc biệt này nên ngành du lịch
Trang 34xác định đây là đặc sản để thu hút khách du lịch Trong số các DN kinh doanh dịch vụ tàu ngủ thì cơng ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long là đơn vị mới
đi vào hoạt động nhưng cũng đã thu hút được rất nhiều lượng khách quốc tế Âu,
Mỹ khi tới Hạ Long Do công ty biết đầu tư vào nghiên cứu thị trường, tìm hiệu thị hiếu của khách hàng, tàu ngủ sang trọng, sạch sẽ vả các dịch vụ cũng như cung cách phục vụ chuyên nghiệp, phòng khách sạn day đủ, tiện nghỉ
Nghiên cứu thị trường là hoạt động quan trọng để xây dựng một chương,
trình du lịch Vì thể cơng ty đã có đầu tư kinh phí và nhân lực cho việc nghiên cứu này nhằm tạo ra những chương trình du lịch hấp dẫn, độc đáo đề thu hút
khách và tăng khả năng cạnh tranh Vì tàu Emotion phục vụ các du khách có nhu cầu đi thăm vịnh Hạ Long và nghỉ đêm trên tàu nên văn phòng kinh doanh của công ty phải tiến hành khảo sát, và tìm kiếm khách hang trong vả ngoài
nước Để khách hàng biết đến tên tuôi sản phẩm của mình thì các nhân viên
trong công ty giới thiệu sản phẩm thông qua trang web của công ty, thông qua các tài liệu, các ấn phẩm về du lịch, các tập quảng cáo của nhà cung ứng sản
phẩm, các thống kê của cơ quan nhà nước như tổng cục du lịch, sở du lịch để
dựa vào đó xây dựng chương trình du lịch hợp lý
Ngoài ra, cơng ty cịn khảo sát trực tiếp ý kiến của du khách sau mỗi chuyến đi về chất lượng phục vụ của mình Các ý kiến đóng góp của du khách sẽ giúp cho công ty phục vụ tốt hơn trong các chuyến đi khác
Tuy nhiên, công ty lại bỏ ngỏ thị trường khách nội địa, phương châm của công ty đặt ra là không phân biệt đối tượng khách nhưng lại không mở rộng và
tạo điều kiện cho khách nội địa biết nhiều đến sản phẩm và chất lượng dịch vụ của công ty, Vì thế doanh thu từ khách hàng nội địa chỉ chiếm một phần rất nhỏ
Có rất nhiều nguyên nhân đó là do giá cả chất lượng dịch vụ của tàu hơi cao so với mức thu nhập của ¡igười dân, các trang web ko có tiếng việt nên nhiều người dân
không biết đến sản phẩm của công ty Do vậy, công ty cần phải nghiên cứu thị trường khách nội địa hơn nữa đề có thê nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước
Trang 352.3 Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty TNHH du lịch và cảm xúc Hạ Long
2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt dộng kinh doanh đều
phải có hệ thơng máy móc trang thiết bị đầy đủ bởi vì nó là phương tiện làm việc của các cán bộ công nhân viên Hệ thống này càng đầy đủ bao nhiêu, cảng đồng bộ bao nhiêu thì càng thuận lợi bấy nhiêu cho quá trình làm việc của doanh nghiệp
Nhận thức được vấn đề này công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long,
đã chủ động đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất, tiên tiến nhất đám bao
cho tất cả mọi người làm việc trong cơng ty có một môi trường làm việc tốt
nhất Số liệu đã được thể hiện trên biểu 2.2
Biểu 2.2: Cơ cấu tài sản của công ty năm 2009
Đơn vị tính: Đồng | | Tp |
TT Nhóm TSCĐ Nguyên giá GTCL GTCLING(%) |
|
neni 5.690.391.120 | 4.783.601.657 84,06
2 | Phương tiện vận tải | 18.994.946.830 | 17.808.510.710 93,75
3 | Dụng cụ quấn lý 796.824.630 | 625.145.763 | — 78.45 |
—_ — Ả_—_ —- | |
4 'TSCĐ khác 74.832.500 65.785.654 87,91 |
| ar _ |
Ị ‘Tong 25.556.995.080 | 23.283.043.783 a |
aD (Nguén: van phong kinh doanh)
Mỗi một người làm việc trong công ty được sử dụng một máy vi tính nói mạng internet, một máy điện thoại cố định tạo nên một hệ thống thông tin tương
đối
én đại Điều này phục vụ đắc lực cho việc kinh doanh của công ty tạo ra năng lực cạnh tranh cao so với các công ty du lịch khác
Qua biểu 2.2 ta thấy nhóm phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng cao nhất
Trang 36trong tổng số tài sản cố định vì cơng ty có một phương tiện quan trọng đó là
chiếc tàu Emotion, là tài sản đề làm tăng doanh thu của công ty do ban lãnh đạo công ty sớm nhận biết được tầm quan trọng của việc tạo ân tượng, tạo cảm giác
ban đầu cho du khách cả về thâm mỹ và chất lượng
Ngồi ra, cơng ty còn đầu tư thêm một chỉ
ô tô đê chuyên chở khách hàng đi đến địa điểm du lịch với tỷ lệ GTCL/NG là 93,75%, do công ty mới mua
sắm nên phương tiện còn rất mới
Nhóm nhà cửa vật kiến trúc bao gồm: khu văn phòng và nhà hàng ăn tại
Quang Ninh là phần đất của giám đốc
Hai văn phòng tại Hà Nội và TPHCM là phần đất công ty thuê đề thuận
tiện cho việc giao dịch với khách hàng cũng chiếm tỷ trọng lớn với tỷ lệ GTCLNG đạt 84,06%, con số này thẻ hiện công ty đã sử dụng và bảo quản tốt
2.3.2 Yếu tô khách hàng
Ké từ khi nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư kinh doanh ớ Việt Nam, thì đã có rất nhiều người nước ngoài đến Việt Nam để làm ăn, tham quan du lịch và nghỉ ngơi Đây là nguồn khách lớn của công ty Mức thu nhập của người nước ngoài cao hơn mức thu nhập của người dân Việt Nam nên mức chỉ tiêu của họ rất lớn
Đối với công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long thì khách hiện tại chủ yếu là khách quốc tế ở các thị trường châu Âu, Hàn Quốc, Mỹ
Cơ cấu khách của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long được thê hiện trên biểu 2.3
Nhìn vào số liệu biều 2.3 ta thầy:
* Thị 0tồng khách Pháp
Đây là thị trường, chính của công ty, doanh thu từ thị trường khách Pháp luôn chiếm một ty trọng, lớn trong toàn bộ doanh thu của công ty trong thời gian qua
Người Pháp trong lịch sử có mơi quan hệ gần gũi với Việt Nam
Nước ta đã phải chịu đô hộ của thực dân Pháp gần 100 nam (1858-1954) Do đó, người Pháp đã đề lại cho nước ta nhiều nét văn hoá độc đáo Các cơng
Trang 37trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng, đường xá đều có sự giao thoa giữa hai nền văn hoá phương Tây và phương Đông
Biểu 2.3: Cơ cấu khách của công ty TNHH Du lịch và Cám xúc Hạ Long Don vị tính: Lượt người
_ (Nguồn: Phịng kinh doanh) -
Những cơng trình tiêu biểu như: Nhà hát Lớn Hà Nội, cầu Long Biên, nhà
thờ đá Phát Diệm, cầu Tràng Tiền-Huế Đây là những công trình văn hố có sức là khách du lịch
Pháp Năm 2009, tau Emotion don lượng khách Pháp tương đối lớn tăng !7,24% so thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế mạnh mẽ, đặc
với năm 2008 Đặc điêm tiêu dùng của thị trường khách này là thích đi theo đoàn, thường đi thăm những điểm du lịch giàu tài nguyên nhân văn
Như vậy, thị trường khách Pháp có một tiềm năng đáng kể, Công ty TNHH
Du lich và Cảm xúc Hạ Long cần tích cực đây mạnh khai thác nguồn khách nảy
* Thị trường khách Châu Âu
Đây cũng là một trong những thị trường truyền thống của Công ty
Khách du lịch là người Châu Âu trong những nam gan đây vào Việt Nam ngày càng đông Họ đã biết đến Việt Nam qua báo chí và các phương tiện thông
tin đại chúng trong thời kỳ hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và dé quốc Mỹ Ngày nay, khi Việt Nam sống trong cánh hoà bình, mở cửa giao lưu,
làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, họ mới có dịp đến Việt Nam du lịch Trong năm 2009 lượng khách Châu Âu đến tau Emotion giảm 20,71% so với
30
TT khách | Năm | Nam | Nam [| 2008/2007 [| 2009/2008 [®BQ
Trang 38năm 2008.Với TĐPTBQ đạt 106,959,
Khách du lịch là người Châu Âu thường đi du lịch vào khoảng thời gian
vào tháng 1-3 và từ tháng 8-12, thời gian đi du lịch của họ thường kéo dài khoảng 3-7 ngày hoặc từ 8-13 ngày Khi phục vụ đối tượng khách là người Châu
Âu cần chú ý đến các yếu tố vệ sinh, họ thích những nơi yên tĩnh Khách du lịch Châu Âu khi di du lịch họ có nhu cầu về dịch vụ uống rất cao, thích thưởng thức
những món ăn đặc sản, cô truyền của Việt Nam, *Thị trường Bắc Mỹ
Đây là thị trường tương đối mới của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long Trong tương lai thị trường khách này có xu hướng tăng lên mạnh mẽ Nhưng công ty vẫn chưa thực sự tập trung khai thác triệt đề thị trường nảy
Thị trường Bắc Mỹ chủ yếu là khách Mỹ thường rất năng động, đam mê hành động, phiêu lưu mạo hiểm, thực dụng, thoải mái tự nhiên Họ không cầu kỳ
trong ăn uống Khách Mỹ thường quan tâm đặc biệt về vấn đề an ninh nơi họ đến Bởi vì, hiện nay nhiều tổ chức khủng bế, tôn giáo thường nhằm vào những công dân Mỹ trên thể giới
Chương trình du lịch dành cho thị trường này thường phải cần nhiều điểm
tham quan trong một chuyến đi, tốc độ thực hiện cao Các loại hình du lịch văn
hố lịch sử, lễ hội cổ truyền thường được nhiều khách này ưa chuộng
Kế từ khi Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Mỹ cả về chính trị và kinh tế Số lượng khách Mỹ vào Việt Nam rất đông Năm 2009 lượng khách Mỹ
đến tàu Emotion tăng 16,25% so với năm 2008,
Như vậy khách Mỹ là thị trường rất lớn vả nhiều tiềm năng đối với công ty
Công ty càn chú trọng, vào việc khai thác đối tượng khách nay
* Thị trường khách Chau A
Trong những năm gần đây số lượng khách du lịch là người Châu Á vảo Việt Nam ngày càng đông Đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức ASEAN, số lượng khách từ những nước trong khu vực đi du lịch vào Việt Nam ngày càng nhiều và ngược lại khách du lịch Việt Nam đi
Trang 39du lich sang những nước trong khu vực cũng ngày một tăng lên Năm 2009 số lượng khách du lịch vào Việt Nam là người Châu Á chiếm tỷ trọng cao trong,
toàn bộ số lượt khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong đó Trung Quốc chiếm
27.2%, Nhật Bản chiếm 10,5%, Đài Loan chiếm 8%, Hàn Quốc chiếm 3,9%,
Đây là thị trường tương đối gần gũi với Công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long về nguồn khách cũng như về vị trí địa lý Tiềm năng của thị trường
này trong tương lai sẽ rất lớn Công ty nên đẩy mạnh khai thác thị trường này Khách du lịch là người Nhật Bản, Hàn Quốc va một số nước ASEAN có thu nhập tương đối cao Đối tượng khách này thường thích mua săm trong thời gian đi du lịch, độ tôi của họ thường thấp, họ thích thăm quan những địa danh thiên nhiên đẹp, thích tiêu dùng những dịch vụ mang tính giải trí, vui chơi sôi nỗi
Công ty cần nắm bắt được những đặc điểm tâm lý này để có những biện
pháp kinh doanh hợp lý đề thu hút ngày càng nhiều đối tượng khách nay hơn * Thi trường khách du lịch nội địa
Đây không phải là thị trường mục tiêu của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long Công ty chỉ thực sự khai thác mảng thị trường này khi mà mùa du lịch quốc tế đã hết Tuy nhiên trong tương lai công ty cần chú trọng hơn đến mảng thị trường này để đảm bảo cho quá trình kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục
Nhân xét: Như vậy thị trường khách hàng chính của công ty TNHH Du lịch và Cảm xúc Hạ Long tập trung chủ yếu vào thị trường khách du lịch quốc tế 'Việc tập trung vào thị trường này nó có tính hai mặt:
Thứ nhát: Đôi tượng khách du lịch quốc tế thông thường họ đi du lịch dài
ngày, khả năng chỉ tiêu lớn Điều này làm cho doanh thu của công ty tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong tông doanh thu của công ty
Thứ hai: Khi phục vụ các đối tượng khách quốc tế đòi hỏi cơng ty phải có một số điều kiện nhát định như là: phải có đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên có
trình độ ngoại ngữ và nghiệp vụ cao, công ty phải có mối quan hệ tốt với các đối tác để phục vụ khách hàng và đáp ứng những nhu cầu cao cấp của họ Ngoài ra
Trang 40đối với thị trường khách du lịch quốc tế thì ln nhạy cảm với những biến động
của tình hình thế giới Chẳng hạn sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 làm cho ngành du lịch tồn thất nặng nề đặc biệt là các công ty du lịch
Điều đáng chú ý ở đây, công ty luôn quan tâm đến chất lượng nên bất kì
loại khách hàng nào cũng được công ty phục vụ chu đáo nên khả năng mất thị
phần là rất khó xảy ra Do vậy trong tương lai công ty có cơ hội khai thác tối đa
khách du lịch đến Hạ Long
Theo số liệu biểu 2.2, ta thấy hoạt động trong ba năm qua của cơng ty có chiều hướng tăng lên nhưng trong năm 2007 thì số lượng khách tham quan giảm
đáng kể so với hai năm tiếp theo vì năm 2007 có nhiều biến động xảy ra kế cả
tình hình kinh tế lẫn thiên tai và dịch bệnh, lạm phát tăng cao, sự cố sập cầu Cần Thơ, rồi hạn hán gay gắt diễn ra ở miền Trung và miền Bac, dich I mém long móng, dịch lợn tai xanh bùng phát, đặc biệt là dịch tiêu chảy cáp bùng phát vảo
năm này dẫn đến số lượng khách du lịch giảm đáng kể Năm 2007 là năm đầu tiên tàu Emotion hoạt động nên số lượng khách biết đến tàu chưa nhiều Đến năm 2008 thì tình hình có chuyển biến hơn, nhà nước đã kiểm chế được tình
trạng lạm phát nên số lượng khách đã tăng năm 2008 tăng so với năm 2007 là
1947lượt khách tương ứng với mức tăng là 27,95% với TĐPTBQ đạt 118,33% cả khách nội địa lẫn khách quốc tế Ngân hàng thể giới nhìn nhận về kinh tế Việt
Nam năm 2009 với những đánh giá khá lac quan như “Nguy cơ khủng hoảng tài chính Việt Nam là thấp, nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán cũng thấp, thâm hụt thương mại giảm chuyên dần sang thặng dư nhỏ, lạm phát giảm đáng
kể vào giữa năm 2008” đó là những lý do vì sao số lượng khách quốc tế đến
Việt Nam năm 2009 lại tăng khi trên thế giới tình trạng khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, cụ thê năm 2009 tăng 841 lượt khách tương ứng với tăng 9,44% Trong năm này số lượng khách quốc tế tăng còn khách nội đia lại giam vì ngủ đêm trên tàu là hình thức dịch vụ mới và vịnh Hạ Long là một di sản được UNESCO hai lần công nhận nên đó là nguyên nhân thu hút được khách quốc tế nhiều hơn Tàu Emotion là một chiếc tàu mới, được trang bị các thiết bị tiện