Tính toán thiết kế hệ thông nước thải thủy sản doanh nghiệp tư nhân Thương Thảo, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với công suất 30m3 ngày.đêm
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 86 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
86
Dung lượng
0,93 MB
Nội dung
THIẾTKẾ HTXLNT THỦYSẢN DNTN THƯƠNG THẢO GVHD: Th.S. Lâm Vĩnh Sơn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾTKẾHỆTHỐNG XLNT THỦYSẢNDOANHNGHIỆPTƯNHÂNTHƯƠNG THẢO- BÀ RỊAVŨNGTÀU CÔNG SUẤT: 30 M 3 /NGÀY.ĐÊM Ngành học : Môi Trường Mã ngành học : 108 GVHD: ThS. Lâm Vĩnh Sơn SVTT : Lê Vũ Trường Sơn MSSV: 207108031 TP. HỒ CHÍ MINH – tháng 6 năm 2010. SVTH: Lê Vũ Trường Sơn MSSV : 207108031 Trang 1 THIẾTKẾ HTXLNT THỦYSẢN DNTN THƯƠNG THẢO GVHD: Th.S. Lâm Vĩnh Sơn LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trong những thập niên gần đây, ô nhiễm môi trường nói chung và nướcthải nói riêng đang trở thành mối lo của nhân loại. Vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo vệ sự trong sạch cho các thủy vực hiện nay đang là những vấn đề cấp bách trong quá trình phát triển xã hội khi nền kinh tế và khoa học kỹ thuật đang tiến lên những bước dài. Để phát triển bền vững chúng ta cần có những biện pháp kỹ thuật hạn chế, loại bỏ các chất ô nhiễm do hoạt động sống và sản xuất thải ra môi trường. Một trong những biện pháp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm nguồn nước là tổ chức thoát nước và xử lý nướcthải trước khỉ đổ vào nguồn tiếp nhận. Chế biến thủysản ở nước ta là ngành côngnghiệp có mạng lưới sản xuất rộng với nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại và gần đây có tốc đọ tăng trưởng kinh tế rất cao. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho sự phát triển, vì sản xuất càng phát triển thì lượng chất thải càng lớn. Các chất thải có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất chứa Cacbon, Nito, Photpho Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, chúng nhanh chóng bị phân hủy gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Ví dụ, nồng độ COD trong các công ty chế biến thủysản các loại khoảng 3000 : 6000 mg/l vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép (QCVN 11:2008 /BTNMT) Trong những năm gần đây, có rất nhiều khiếu kiện và ý kiến phản ứng của nhân dân về ô nhiễm môi trường do các ngành chế biến thủysản gây ra. Điều này cho thấy ngành chế biến thủysản đang đứng trước nguy cơ làm suy thoái môi trường, ảnh hưởng không những cuộc sống hiện tại mà cả cho thế hệ tương lai. Chính vì vậy, trong phạm vi hẹp của đồ án em chọn đề tài “ Thiết kếhệthốngnướcthải thủy sảndoanhnghiệptưnhânThương Thảo” BÀRỊAVŨNG TÀU. 1.2. Mục tiêu của đồ án Thiếtkếhệthống xử lý nướcthảithủysảndoanhnghiệptưnhânThương Thảo để lý chất thải, giảm thiểu tác hại lên môi trường trong điều kiện phù hợp vóicông ty. SVTH: Lê Vũ Trường Sơn MSSV : 207108031 Trang 2 THIẾTKẾ HTXLNT THỦYSẢN DNTN THƯƠNG THẢO GVHD: Th.S. Lâm Vĩnh Sơn 1.3. Nội dung của đồ án Thu thập số liệu, tài liệu, đánh giá tổng quan về khả năng gây ô nhiễm môi trường và xử lý nướcthải trong ngành chế biến thủy sản. Khảo sát, phân tích, đo đạc,thu thập số liệu về DNTN Thương Thảo. Lựa chọn thiếtkếcông nghệ và thiết bị xử lý nướcthải nhằm tiết kiệm kinh phí phù hợp với điều kiện của công ty. 1.4. Phương pháp thực hiện Tổng hợp số liệu Phân tích khả thi Tínhtoán kinh tế SVTH: Lê Vũ Trường Sơn MSSV : 207108031 Trang 3 THIẾTKẾ HTXLNT THỦYSẢN DNTN THƯƠNG THẢO GVHD: Th.S. Lâm Vĩnh Sơn CH CH ƯƠNG I ƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NƯỚCTHẢITHUỶSẢN TỔNG QUAN VỀ NƯỚCTHẢITHUỶSẢN I. TỔNG QUAN VỀ NƯỚCTHẢITHUỶSẢN I. TỔNG QUAN VỀ NƯỚCTHẢITHUỶSẢN Nướcthải trong công ty máy chế biến thuỷsản phần lớn là nướcthải trong quá trình sản xuất bao gồm nước rửa nguyên liệu, bán thành phẩm, nước sử dụng cho vệ sinh và nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến, nước vệ sinh cho công nhân. Lượng nướcthải và nguồn gây ô nhiễm chính là do nướcthải trong sản xuất. Nướcthải chế biến thuỷsản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Đối vớinước ngầm tầng nông, nướcthải chế biến thuỷsản có thể thấm xuống đất và gây ô nhiễm nước ngầm. Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi trùng rất khó xử lý thành nước sạch cung cấp cho sinh hoạt. Đối với các nguồn nước mặt, các chất ô nhiễm có trong nướcthải chế biến thuỷsản sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật, cụ thể như sau: 1. Các chất hữu cơ 1. Các chất hữu cơ Các chất hữu cơ chứa trong nướcthải chế biến thuỷsản chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nướcthải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủysản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. 2. Chất rắn lơ lửng 2. Chất rắn lơ lửng Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thôngnước và tàu bè… SVTH: Lê Vũ Trường Sơn MSSV : 207108031 Trang 4 THIẾTKẾ HTXLNT THỦYSẢN DNTN THƯƠNG THẢO GVHD: Th.S. Lâm Vĩnh Sơn 3. Chất dinh dưỡng (N, P) 3. Chất dinh dưỡng (N, P) Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệthuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp nước. Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ 1,2 ÷ 3 mg/l. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủysản của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l. 4. Vi sinh vật 4. Vi sinh vật Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính. II. TỔNG QUAN VỀ CƠNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚCTHẢI TỔNG QUAN VỀ CƠNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚCTHẢI II.1 Phương pháp cơ học: II.1 Phương pháp cơ học: Phương pháp xử lý cơ học (hay còn gọi là xử lý vật lý – xử lý bậc một) là một trong những phương pháp xử lý nướcthải khá phổ biến đối với hầu hết các loại nước thải. Thực chất là loại bỏ khỏi nướcthải các chất phân tán thô, các chất vô cơ (cát, sạn, sỏi, …), các chất lơ lửng có thể lắng được bằng cách gạn lọc, lắng, lọc, … Những công trình xử lý cơ học bao gồm : 1. Song chắn rác : 1. Song chắn rác : Song chắn rác nhằm chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn (> 5mm) hay ở dạng sợi: giấy, rau cỏ, rác … được gọi chung là rác. Rác được chuyển tới máy nghiền để nghiền nhỏ, sau đó được chuyển tới bể phân huỷ cặn (bể mêtan). Đối với các tạp chất < 5 mm thường dùng lưới chắn rác. Cấu tạo của thanh chắn rác gồm các thanh kim loại tiết diện hình chữ nhật, hình tròn hoặc bầu dục … Theo đặc điểm cấu tạo, song chắn rác được chia làm 2 loại di động hoặc cố định, còn nếu theo phương SVTH: Lê Vũ Trường Sơn MSSV : 207108031 Trang 5 THIẾTKẾ HTXLNT THỦYSẢN DNTN THƯƠNG THẢO GVHD: Th.S. Lâm Vĩnh Sơn pháp lấy rác thì phân loại thành loại thủ công hoặc cơ giới. Song chắn rác được đặt nghiêng một góc 60 – 90 0 theo hướng dòng chảy. 2. Bể lắng cát 2. Bể lắng cát Bể lắng cát dùng để tách các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn hơn nhiều so với trọng lượng riêng của nước như xỉ than, cát … ra khỏi nước thải. Cát từ bể lắng cát được đưa đi phơi khô ở sân phơi và cát khô thường được sử dụng lại cho những mục đích xây dựng . Theo đặc tính chuyển động của nước, bể lắng cát được phân biệt thành : bể lắng cát ngang nước chảy thẳng, chảy vòng ; bể lắng cát đứng nước dâng từ dưới lên, bể lắng cát nước chảy xoắn ốc (tiếp tuyến và thoáng gió) 3. Bể lắng 3. Bể lắng Bể lắng dùng để tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Chất lơ lửng nặng hơn sẽ từtừ lắng xuống đáy, còn chất lơ lửng nhẹ hơn sẽ nổi lên mặt nước hoặc tiếp tục theo dòng nước đến công trình xử lý tiếp theo. Dùng những thiết bị thu gom và vận chuyển các chất bẩn lắng và nổi (ta gọi là cặn ) tới công trình xử lý cặn . Dựa vào chức năng , vị trí có thể chia bể lắng thành các loại : bể lắng đợt 1 trước công trình xử lý sinh học và bể lắng đợt 2 sau công trình xử lý sinh học . Dựa vào nguyên tắc hoạt động, người ta có thể chia ra các loại bể lắng như : bể lắng hoạt động gián đoạn hoặc bể lắng hoạt động liên tục . Dựa vào cấu tạo có thể chia bể lắng thành các loại như sau : bể lắng đứng , bể lắng ngang , bể lắng ly tâm, bể lắng nghiêng, bể lắng xoáy, bể lắng trong . Số lượng cặn tách ra khỏi nướcthải trong các bể lắng phụ thuộc vào nồng độ nhiễm bẩn ban đầu, đặc tính riêng của cặn và thời gian nước lưu trong bể. 3.1 Bể 3.1 Bể lắng lắng đứng đứng Bể lắng đứng có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật trên mặt bằng. Bể lắng đứng thường dùng cho các trạm xử lý có côngsuất dưới 20.000 m 3 /ngàyđêm. Đường kính của bể không vượt quá 3 lần chiều sâu công tác và có thể lên đến 10m. Nướcthải được dẫn vào ống trung tâm và chuyển động từ dưới lên theo phương thẳng đứng. Vận tốc dòng nước chuyển động lên phải SVTH: Lê Vũ Trường Sơn MSSV : 207108031 Trang 6 THIẾTKẾ HTXLNT THỦYSẢN DNTN THƯƠNG THẢO GVHD: Th.S. Lâm Vĩnh Sơn nhỏ hơn vận tốc của các hạt lắng. Nước trong được tập trung vào máng thu phía trên. Cặn lắng được chứa ở phần hình nón hoặc chóp cụt phía dưới . 3.2 Bể lắng ngang 3.2 Bể lắng ngang Bể lắng ngang có hình dạng chữ nhật trên mặt bằng, tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài không nhỏ hơn ¼ và chiều sâu đến 4m. Bể lắng ngang dùng cho các trạm xử lý có côngsuất lớn hơn 15.000 m 3 / ngàyđêm. Trong bể lắng nướcthải chuyển động theo phương ngang từ đầu bể đến cuối bể và được dẫn tới các công trình xử lý tiếp theo, vận tốc dòng chảy trong vùngcông tác của bể không được vượt quá 40 mm/s. Bể lắng ngang có hố thu cặn ở đầu bể và nước trong được thu vào ở máng cuối bể . 3.3 Bể lắng ly tâm 3.3 Bể lắng ly tâm Bể lắng ly tâm có dạng hình tròn trên mặt bằng, đường kính bể từ 16 đến 40 m (có trưòng hợp tới 60m), chiều cao làm việc bằng 1/6 – 1/10 đường kính bể. Bể lắng ly tâm được dùng cho các trạm xử lý có côngsuất lớn hơn 20.000 m 3 /ngđ . Trong bể lắng nước chảy từ trung tâm ra quanh thành bể. Cặn lắng được dồn vào hố thu cặn được xây dựng ở trung tâm đáy bể bằng hệthống cào gom cặn ở phần dưới dàn quay hợp với trục 1 góc 45 0 . Đáy bể thường được thiếtkếvới độ dốc i = 0,02 – 0,05. Dàn quay với tốc độ 2-3 vòng trong 1 giờ . Nước trong được thu vào máng đặt dọc theo thành bể phía trên . 3.4. Bể lắng trong 3.4. Bể lắng trong Bể lắng trong là một bể chứa đứng và có buồng keo tụ bên trong. Nướcthải theo máng dẫn chảy vào ống trung tâm. Do độ chênh của mực nước ở trong máng dẫn và trong bể mà khi nước xối vào bể thì không khí cũng được cuốn theo. Như vậy việc làm thoáng là tự nhiên. Quá trình keo tụ và oxy hóa thực hiện ở buồng keo tụ. Từ đó nướcthải chuyển qua vùng lắng và khi qua lớp vật chất lơ lửng, tạo nên trong quá trình lắng, các cặn thải tán sắc khó rơi lắng sẽ được giữ lại. Nước lắng trong tràn vào máng thu ở chu vi bể và dẫn ra ngoài. SVTH: Lê Vũ Trường Sơn MSSV : 207108031 Trang 7 THIẾTKẾ HTXLNT THỦYSẢN DNTN THƯƠNG THẢO GVHD: Th.S. Lâm Vĩnh Sơn 3.5. Bể lắng tầng mỏng 3.5. Bể lắng tầng mỏng Bể lắng tầng mỏng là một bể chứa hoặc kín hoặc hở. Cũng như các loại bể lắng khác, nó có các bộ phận phân phối và thu nước, phần lắng và chứa cặn. Cấu tạo phần lắng gồm nhiều tấm mỏng sắp xếp cạnh nhau với chiều cao ≈ 0,15m. Các tấm mỏng đó có thể là các bản phẳng, lượn sóng hoặc các dàn ống, … 4. Bể vớt dầu mỡ Bể vớt dầu mỡ thường được áp dụng khi xử lý nướcthảinướcthảicôngnghiệp có chứa dầu mỡ, các chất nhẹ hơn nước và các dạng chất nổi khác. Đối vớithải sinh hoạt do hàm lượng dầu mỡ và các chất nổi không cao nên có thể thực hiện việc tách chúng ngay ở bể lắng đợt 1 nhờ các thanh gạt thu hồi dầu mỡ, chất nổi trên bề mặt. 5. Bể lọc Bể lọc nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách cho nướcthải đi qua lớp lọc đặc biệt hoặc qua lớp vật liệu lọc. Bể này được sử dụng chủ yếu cho một số loại nướcthảicông nghiệp. Quá trình phân riêng được thực hiện nhờ vách ngăn xốp, nó cho nước đi qua và giữ pha phân tán lại. Quá trình diễn ra dưới tác dụng của áp suất cột nước . Hiệu quả của Phương pháp xử lý cơ học : Có thể loại bỏ được đến 60% tạp chất không hoà tan có trong nướcthải và giảm BOD đến 30% . Để tăng hiệu suấtcông tác của các công trình xử lý cơ học có thể dùng biện pháp làm thoáng sơ bộ, thoáng gió đông tụ sinh học, hiệu quả xử lý có thể đạt tới 75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 40-50 % theo BOD. Trong số các công trình xử lý cơ học có thể kể đến bể tự hoại, bể lắng hai vỏ, bể lắng trong có ngăn phân huỷ là những công trình vừa để lắng vừa để phân huỷ cặn lắng . II.2. Phương pháp hóa lý: II.2. Phương pháp hóa lý: Bản chất của quá trình xử lý nướcthải bằng phương pháp hoá lý là áp dụng các quá trình vật lý và hoá học để đưa vào nướcthải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác SVTH: Lê Vũ Trường Sơn MSSV : 207108031 Trang 8 THIẾTKẾ HTXLNT THỦYSẢN DNTN THƯƠNG THẢO GVHD: Th.S. Lâm Vĩnh Sơn dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường. Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh học trong công nghệ xử lý nướcthải hoàn chỉnh . Những phương pháp hoá lý thường được áp dụng để xử lý nướcthải là : keo tụ, đông tụ, tuyển nổi, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc … 1. Phương pháp keo tụ và đông tụ 1. Phương pháp keo tụ và đông tụ Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không thể tách được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hoà tan vì chúng là những hạt rắn có kích thước quá nhỏ. Để tách các hạt rắn đó một cách có hiệu quả bằng phương pháp lắng, cần tăng kích thước của chúng nhờ sự tác động tương hổ giữa các hạt phân tán liên kết thành tập hợp các hạt, nhằm tăng vận tốc lắng của chúng. Việc khử các hạt keo rắn bằng lắng trọng lượng đòi hỏi trước hết cần trung hoà điện tích của chúng, thứ đến là liên kết chúng với nhau. Quá trình trung hoà điện tích thường được gọi là quá trình đông tụ (coagulation), còn quá trình tạo thành các bông lớn hơn từ các hạt nhỏ gọi là quá trình keo tụ (flocculation). 1.1. Phương pháp keo tụ 1.1. Phương pháp keo tụ Keo tụ là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các chất cao phân tử vào nước. Khác với quá trình đông tụ, khi keo tụ thì sự kết hợp diễn ra không chỉ do tiếp xúc trực tiếp mà còn do tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ bị hấp phụ trên các hạt lơ lửng . Sự keo tụ được tiến hành nhằm thúc đẩy quá trình tạo bông hydroxyt nhôm và sắt với mục đích tăng vận tốc lắng của chúng. Việc sử dụng chất keo tụ cho phép giảm chất đông tụ, giảm thời gian đông tụ và tăng vận tốc lắng . Cơ chế làm việc của chất keo tụ dựa trên các hiện tượng sau : hấp phụ phân tử chất keo trên bề mặt hạt keo, tạo thành mạng lưới phân tử chất keo tụ. Sự dính lại các hạt keo do lực đẩy Vanderwalls. Dưới tác động của chất keo tụ giữa các hạt keo tạo thành cấu trúc 3 chiều, có khả năng tách nhanh và hoàn toàn ra khỏi nước . SVTH: Lê Vũ Trường Sơn MSSV : 207108031 Trang 9 THIẾTKẾ HTXLNT THỦYSẢN DNTN THƯƠNG THẢO GVHD: Th.S. Lâm Vĩnh Sơn Chất keo tụthường dùng có thể là hợp chất tự nhiên và tổng hợp chất keo tự nhiên là tinh bột , ete , xenlulozơ , dectrin (C 6 H 10 O 5 ) n và dioxyt silic hoạt tính (xSiO 2 .yH 2 O). 1.2. Phương pháp đông tụ 1.2. Phương pháp đông tụ Quá trình thuỷ phân các chất đông tụ và tạo thành các bông keo xảy ra theo các giai đoạn sau : Me 3+ + HOH ⇔ Me(OH) 2+ + H + Me(OH) 2+ + HOH ⇔ Me(OH) + + H + Me(OH) + + HOH ⇔ Me(OH) 3 + H + Me 3+ + 3HOH ⇔ Me(OH) 3 + 3 H + Chất đông tụthường dùng là muối nhôm, sắt hoặc hoặc hỗn hợp của chúng. Việc chọn chất đông tụ phụ thuộc vào thành phần, tính chất hoá lý, giá thành, nồng độ tạp chất trong nước, pH . Các muối nhôm được dùng làm chất đông tụ: Al 2 (SO 4 ) 3 .18H 2 O, NaAlO 2 , Al(OH) 2 Cl, Kal(SO 4 ) 2 .12H 2 O, NH 4 Al(SO 4 ) 2 .12H 2 O. Thường sunfat nhôm làm chất đông tụ vì hoạt động hiệu quả pH = 5 – 7.5 , tan tốt trong nước, sử dụng dạng khô hoặc dạng dung dịch 50% và giá thành tương đối rẽ . Các muối sắt được dùng làm chất đông tụ : Fe(SO 3 ).2H 2 O , Fe(SO 4 ) 3 .3H 2 O , FeSO 4 .7H 2 O và FeCl 3 . Hiệu quả lắng cao khi sử dụng dạng khô hay dung dịch 10 -15%. 2. Tuyển nổi 2. Tuyển nổi Tuyển nổi là quá trình dính bám phân tử của các hạt chất bẩn đối với bề mặt phân chia của hai pha : khí – nước và hình thành hỗn hợp “hạt rắn – bọt khí” nổi lên trên mặt nước và sau đó được loại bỏ đi. Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng. Trong xử lý nước thải, tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng và làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này so với phương pháp lắng là có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ hoặc nhẹ, lắng chậm, SVTH: Lê Vũ Trường Sơn MSSV : 207108031 Trang 10 [...]... TRẠNG NƯỚCTHẢI CỦA CÔNG TY 2.1 Nguồn phát sinh Trong quá trình hoạt động sản xuất, Cơ sở chế biến thủy hải sảnThương Thảo - DNTN Thương Thảo sẽ phát sinh nướcthải gây ô nhiễm môi trường, bao gồm nướcthảisản xuất, nướcthải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn Nướcthảisản xuất: Nướcthải phát sinh trong quá trình chế biến thủysản đông lạnh bao gồm nước thải: tiếp nhận khâu nguyên liệu, vệ sinh thiết. .. KẾ HTXLNT THỦYSẢN DNTN THƯƠNG THẢO GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn TÍNHTOÁNTHIẾTKẾHỆTHỐNG XỬ LÝ NƯỚCTHẢITHỦYSẢNDOANHNGHIỆPTHƯƠNG THẢO 3.1 Các thông số tính toánthiếtkế Lưu lượng nướcthải ngày đêm:30 m3/ngày đêm Các thông số đầu vào và ra của nướcthải tại doanhnghiệpThương Thảo Thông số Đơn vị Nướcthải đầu vào Tiêu chuẩn QCVN của HTXLNT 11:2008 cột B pH 6.1 5,5-9 BOD mg/l 3015 50 COD mg/l... 207108031 Trang 29 THIẾTKẾ HTXLNT THỦYSẢN DNTN THƯƠNG THẢO GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn Nhận xét chung Nướcthải của Cơ sở có nồng độ các chất ô nhiễm cao Đối vớinước ngầm tầng nông, nướcthải (nước thảisản xuất và nướcthải sinh hoạt) có thể thấm xuống đất và gây ô nhiễm nước ngầm Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi trùng khó xử lý Nướcthải của cơ sở khi thải vào nguồn tiếp... nitrat kết hợp SVTH: Lê Vũ Trường Sơn MSSV : 207108031 Trang 25 THIẾTKẾ HTXLNT THỦYSẢN DNTN THƯƠNG THẢO GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ DOANHNGHIỆPTƯNHÂNTHƯƠNG THẢO I SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ 1.1 THÔNG TIN CHUNG Tên chủ cơ sở Địa chỉ : DNTN Thương Thảo : Số 2/7, ấp Phước Lâm, xãPhước Hưng, huyệnLongĐiền,tỉnh BRVT Điện thoại : 064.3842.114 Vốn điều lệ : 1.000.000.000... thủy hải sảnThương Thảo thuộc DNTN Thương Thảo đặt tại Số 2/7, ấp Phước Lâm, xãPhước Hưng, huyệnLongĐiền, tỉnh BàRịa - VũngTàu Khu vực Cơ sở Chế biến Thủy hải sảnThương Thảo thuộc một phần đất ở và một phần đất nông nghiệp Về vị trí hoạt động của cơ sở cách Hương lộ 05 khoảng 50m (đính kèm sơ đồ vị trí – phụ lục), xung quanh có một số Cơ sở chế biến thủy hải sản Vị trí địa lý được xác định theo... cho vào nướcthải dưới dạng hơi hoặc Clorua vôi Lượng Chlor hoạt tính cần thiết cho một đơn vị thể tích nướcthải là : 10 g/m 3 đối vớinướcthải sau xử lý cơ học, 5 g/m3 sau xử lý sinh học hoàn toàn Chlor phải được trộn đều vớinước và để đảm bảo hiệu quả khử trùng, thời gian tiếp xúc giữa nước và hoá chất là 30 phút trước khi nướcthải ra nguồn Hệthống Chlor hoá nướcthải Chlor hơi bao gồm thiết. .. phương pháp xử lý nướcthải lần cuối để thải vào nguồn 1 Phương pháp trung hòa: Nướcthải chứa các axit vô cơ hoặc kiềm cần được trung hoà đưa pH về khoảng 6,5 đến 8,5 trước khi thải vào nguồn nước hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo Trung hoà nướcthải có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau : Trộn lẫn nướcthải axit vớinướcthải kiềm Bổ sung các tác nhân hoá học Lọc nước axit qua vật... Chủ Doanhnghiệp 1.2 TÓM TẮT QUÁ TRÌNH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ 1.2.1 Sơ lược về tình hình hoạt động 1.2.1.1 Thời gian hoạt động Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4901001613 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh BàRịa – VũngTàu cấp cho DNTN ThươngThảo, Cơ sở Chế biến Thủy hải sảnThương Thảo bắt đầu hoạt động vào ngày 14/03/2008 1.2.1.2 Vị trí cơ sở Cơ sở chế biến thủy hải sản Thương. .. thứ yếu - Cánh đồng tư i nông nghiệp, phục vụ nông nghiệp và xử lý nướcthải là những mục tiêu thống nhất Việc xây dựng cánh đồng tư i phải tuân theo 2 mục đích: - Vệ sinh, tức là xử lý nướcthải - Kinh tế nông nghiệp, tức là sử dụng nướcthải để tư i ẩm và sử dụng các chất dinh dưỡng có trong nướcthải để bón cho cây trồng 2 Xử lý nướcthải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo 2.1 Bể lọc... sở thuộc xãPhước Hưng, huyệnLong Điền như sau: • Phía Đông tiếp giáp với Hộ Ông Tàu • Phía Tây tiếp giáp với đất Ông Danh • Phía Nam giáp với đường Hương lộ 05 • Phía Bắc giáp với sông Cửa Lấp SVTH: Lê Vũ Trường Sơn MSSV : 207108031 Trang 26 THIẾTKẾ HTXLNT THỦYSẢN DNTN THƯƠNG THẢO GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn 1.2.2 Loại hình hoạt động Lĩnh vực hoạt động chính của Cơ sở Chế biến Thủy hải sảnThương Thảo . thế hệ tư ng lai. Chính vì vậy, trong phạm vi hẹp của đồ án em chọn đề tài “ Thiết kế hệ thống nước thải thủy sản doanh nghiệp tư nhân Thương Thảo” BÀ RỊA VŨNG TÀU. 1.2. Mục tiêu của đồ án Thiết. SINH HỌC o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XLNT THỦY SẢN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG THẢO- BÀ RỊA VŨNG TÀU CÔNG SUẤT: 30 M 3 /NGÀY.ĐÊM Ngành học : Môi Trường Mã ngành học :. QUAN VỀ NƯỚC THẢI THUỶ SẢN I. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI THUỶ SẢN I. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI THUỶ SẢN Nước thải trong công ty máy chế biến thuỷ sản phần lớn là nước thải trong quá trình sản xuất