Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất mà trăm năm mới có một lần Nó bắt nguồn từ cuộc khủng khoảng tín dụng và nhà đất ở
Mỹ sau đó lan rộng ra các nước châu âu và nhiều nước trên thế giới Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã làm cho nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn và thị trường lao động và tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội.Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ chưa được giải quyết xong thì năm 2010 lại xuất hiện cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu với điểm bùng nổ đầu tiên là Hy Lạp đã làm cho nền kinh tế bị suy thoái nặng nề. Đến năm 2013 tức là đã sáu năm kể từ khi xuất hiện khủng hoảng tài chính ở Mỹ nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi suy thoái.
Việt Nam ra nhập WTO vào năm 2007 và từ đó đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Do đó, khi nền kinh tế thế giới bị suy thoái thì nền kinh tế Việt Nam cũng không thể thoát khỏi hiện trạng chung của nền kinh tế toàn cầu Tăng trưởngGDP qua các năm liên tục giảm, năm 2012 tăng trưởng GDP là 5,03% thấp nhất trong mười ba năm trở lại đây Năm 2013 kinh tế bước đầu hồi phục, tăng trưởng GDP là5,42%, tăng hơn năm 2012 là 0,39% nhưng vẫn thấp so với những năm trước đó nên vẫn chưa kéo nền kinh tế thoát khỏi suy thoái Kinh tế Việt Nam trong năm 2014 khả quan hơn 2013 với ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì vững chắc, tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều, thị trường tài chính có những chuyển biến tích cực, cân đối ngân sách được cải thiện Khó khăn của của doanh nghiệp và hộ gia đình cũng tăng trưởng 6,2% Trong khi đó, môi trường kinh tế vĩ mô có điều kiện để duy trì ổn định, nhất là đối với mục tiêu kiểm soát lạm phát Với dự báo giá dầu thế giới trong năm 2015 giảm 33% và giả định giá xăng dầu trong nước giảm tương ứng, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ước tính giá thành sản phẩm sản xuất trong nước sẽ giảm 3% Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi do sự cải thiện về tiêu dùng và đầu tư tư nhân, tăng trưởng trong năm vẫn còn những khó khăn do: kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và không ít bất trắc; giá dầu giảm ảnh hưởng đến cân đối ngân sách và khả năng đáp ứng vốn cho đầu tư phát triển; giá hàng hóa thế giới giảm, trong khi tốc độ tăng xuất khẩu đang có xu hướng giảm nhanh, nhất là khu vực nước ngoài.
Cuộc suy thoái kinh tế tác động rất nhiều đến kinh tế và xã hội Việt Nam Nó làm cho một số ngân hàng mất khả năng thanh toán, rút lại tín dụng dẫn đến các doanh nghiệp khó tiếp cận được với nguồn vốn, lãi suất tăng làm tăng chi phí vốn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.Suy thoái còn làm giảm đầu tư vào Việt Nam, giảm xuất khẩu, tăng tỉ lệ thất nghiệp và đặc biệt là có rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản.Theo thống kê đầu năm 2013, cơ quan thường trực của quốc hội là ủy viên ban thường vụ quốc hội đã chính thức thông báo có ít nhất 100000 doanh nghiệp phải giải thể và phá sản, chiếm 15-20% tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
Ngành môi trường là một trong các ngành chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế Vì khi nền kinh tế suy thoái làm cho các doanh nghiệp ít chú trọng với việc bảo vệ môi trường doanh nghiệp cũng như là xử lý chất thải trong khâu sản xuất Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp URENCO 11 là Công ty chuyên kinh doanh xử lý chất thải nên nó chịu ảnh hưởng trực tiếp Cũng giống như các Công ty khác, suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp URENCO 11 như là khó khăn trong vay vốn, doanh thu và lợi nhuận giảm, lượng cầu về xử lý chất thải giảm.
Xuất phát từ thực tế trên, em quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp URENCO 11” nhằm phân tích tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty, các giải pháp ứng phó của Công ty trước tác động của suy thoái kinh tế và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong điều kiện suy thoái.
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế là những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứ, các chuyên gia kinh tế cũng như các nhà quản lý Nhà nước.
Sách “Vượt qua khủng hoảng” của Edwart.Deming năm 2009, NXB Thời Đại cuốn sách xuất bản lần đầu 1982, tác phẩm Vượt qua khủng hoảng đã đưa ra một lý thuyết mới về quản lý được xây dựng trên nền tảng 14 luận điểm trong quản lý nổi tiếng của Deming.vÔng tuyên bố rằng những sai lầm trong việc thiết lập kế hoạch quản lý trong tương lai chính là nguyên nhân dẫn đến sự thụt giảm của thị trường, song hành với nó là nạn thất nghiệp bùng nổ Deming đã cung cấp cho độc giả những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất về đổi mới quản lý cùng cách thức để áp dụng chúng trong môi trường doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng. Luận văn “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực Phẩm Hà Nội” của tác giả Nguyễn Văn Toàn tích sự tác động của suy thoái kinh tế tới thị trường đầu ra và thị trường đầu vào của công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, từ đó đưa ra cái nhìn, đánh giá về ảnh hưởng của suy thoáikinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế.
Luận văn “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hạ tầng đô thị Việt Nam” của tác giả Trần Thị Thùy – Trường Đại học Thương Mại (2016) Trong luận văn tốt nghiệp, tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích sự tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động của công ty như tác động đến nguồn vốn, đến doanh thu lợi nhuận cũng như là thị trường tiêu thụ của Công ty.
Bài viết “Suy thoái kinh tế nguy hiểm của Việt Nam” của Hồng Phúc đăng trên tạp chí thanh niên ngày 27/11/2012 Nội dung của bài báo nói về những tác động nguy hiểm của suy thoái kinh tế và các biện pháp can thiệp của chính phủ, chỉ ra các yếu kém của nhà nước.
Bài viết “Giải pháp nào cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ suy thoái kinh tế – góc nhìn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng” của THS. Nguyễn Thị Minh Huệ & THS Tăng Thị Thanh Phúc Phân tích vị trí vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế quốc dân, thực trạng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái kinh tế và giải pháp tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp từ vốn tín dụng ngân hàng.
Bài viết “Bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cứu vớt chủ nghĩa tư bản hay xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” của tác giả Đào Thế Tuấn, (2009).Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 370, tháng 3 năm 2009.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đã đi sát mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lý luận liên quan đến suy thoái kinh tế Suy thoái kinh tế là một vấn đề lớn hiện nay của các nền kinh tế, có rất nhiều các bài báo, bài viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhưng chủ yếu đứng trên góc độ vĩ mô, nghiên cứu các ảnh hưởng của suy thoái đến nền kinh tế nói chung, không đi sâu vào từng doanh nghiệp cụ thể. Mặt khác một số đề tài nghiên cứu về doanh nghiệp cụ thể, nhưng các lĩnh vực khác nhau thì tác động và ảnh hưởng là không giống nhau Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ vì thế các ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty cũng có những khác biệt nhất định Vì thế tác giả lựa chọn nghiên cứu các ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp urenco
11 nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp với công ty, giúp công ty kinh doanh hiệu quả,vượt qua thời kỳ suy thoái đầy khó khăn và tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai.
Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài
Hiện nay ảnh hưởng suy thoái kinh tế rất nghiêm trọng, nó tác động tới các lĩnh vực kinh tế xã hội và đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Đề tài nghiên cứu đa dạng như ảnh hưởng của suy thoái đến xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ…Nhưng đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của suy thoái đến hoạt động kinh doanh còn ít, chưa đa dạng, nhất là về ngành môi trường Từ trước tới giờ Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp URENCO 11 cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy em tuyên bố đề tài nghiên cứu là “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp URENCO 11” Để tìm ra giải pháp ứng phó của Công ty trước tác động của suy thoái kinh tế, đề tài tập trung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp URENCO 11.
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu về suy thoái kinh tế Việt Nam hiện nay cụ thể là biểu hiện, thực trạng và hậu quả của nó.
Thứ hai, đề tài nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp URENCO 11.
Thứ ba, phân tích tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh củaCông ty và đề ra giải pháp khắc phục.
Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp URENCO 11”.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Mục tiêu lý luận: hệ thống hóa lý thuyết về vấn đề suy thoái kinh tế, hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh Cụ thể là các khái niệm về suy thoái kinh tế, hoạt động kinh doanh, các lý thuyết liên quan đến suy thoái, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lý thuyết liên quan đến ảnh hưởng của suy thoái đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hệ thống lý luận rất quan trọng tại vì đây chính là cơ sở, nền tảng để từ đó áp dụng vào nghiên cứu thực tiễn để đưa ra tác động của ảnh hưởng.
Mục tiêu thực tế: Từ cơ sở lý thuyết đã được xây dựng để đi vào phân tích tình hình thực tế “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty
Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp URENCO 11”.
Mục tiêu cụ thể là: Phân tích tình hình suy thoái kinh tế hiện nay Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp URENCO 11 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty Đưa ra đề suất và kiến nghị để Công ty thoát khỏi khó khăn trong thời kỳ suy thoái.
Phạm vi về mặt không gian: Khóa luận chỉ nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động sản kinh doanh của Công ty Cổ môi trường đô thị và công nghiệp URENCO 11 trên thị trường toàn quốc.
Phạm vi về mặt thời gian: Khóa luận nghiên cứu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập dữ liệu là công việc cần thiết cho bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào Phương pháp thu thập dữ liệu được tác giả áp dụng là thu thập dữ liệu qua các nguồn thứ cấp Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã qua xử lý nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu.
Tiến hành thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của công ty, báo cáo kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, bảng lương nhân viên,… từ các phòng ban của công ty như phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng hành chính – nhân sự, phòng marketing.
Ngoài ra còn thu thập một số sách, tài liệu, bài viết, luận văn có liên quan đến đề tài, tiếp cận các thông tin liên quan đến sản phẩm quần áo từ báo chí, website, bên cạnh đó tiến hành chọn lọc và nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách kỹ lưỡng để đảm bảo tính xác thực trong bài khóa luận của mình Các số liệu về suy thoái kinh tế lấy tự Tổng cục thống kê: Tốc độ tăng trưởng GDP 2014-2016.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:
Thông tin sau khi đã thu thập cần được chọn lọc và xử lý các thông tin đó cho phù hợp với mục tiêu mà mình hướng tới Sau khi các thông tin, dữ liệu đã được chọn lọc và xử lý thì cần được phân tích để phục vụ cho việc nghiên cứu Trong đề tài sử dụng một số phương pháp phân tích thông tin như sau:
- Phương pháp tổng hợp thống kê: Gồm 4 bước cơ bản là thu thập dữ liệu và thiết kế các nghiên cứu định lượng, tóm tắt thông tin, đưa ra các kết luận dựa trên các số liệu và cuối cùng là định lượng kết quả hiện tại hoặc dự báo tương lai.
- Phương pháp đối chiếu so sánh: Phương pháp này giúp cho việc so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ, giữa các doanh nghiệp khác nhau để có thể có những đánh giá khách quan về tình hình phát triển của doanh nghiệp mình nghiên cứu.
- Phương pháp khác: Phương pháp chỉ số, sử dụng phần mềm trong việc vẽ các biểu đồ phục vụ cho việc phân tích các số liệu thứ cấp.
Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục thì khóa luận được kết cấu như sau:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp URENCO 11.
Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp URENCO 11.
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Khái niệm về suy thoái kinh tế, suy thoái kinh tế toàn cầu
Suy thoái kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào quan điểm của các trường phái khác nhau:
Trong kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế được định nghĩa: “Suy thoái kinh tế là sự suy giảm lượng GDP của một quốc gia, hoặc tăng trưởng âm trong vòng hai quý liên tiếp trở lên trong một năm”.
Theo quan điểm của cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Hoa Kỳ cho rằng: “Suy thoái kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”.
Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như: việc làm, đầu tư và lợi nhuận của doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại, tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kỳ lạm phát.
Sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế Sự tan vỡ tàn phá kinh tế gọi là sự suy sụp, đổ vỡ kinh tế Việc suy giảm kinh tế của nhiều quốc gia trong cùng một thời điểm dẫn đến suy thoái kinh tế thế giới, suy thoái kinh tế toàn cầu.
1.1.2 Khái niệm hoạt động kinh doanh
Hiện nay có rất nhiều khái niệm hoạt động kinh doanh, nhưng theo góc độ pháp lý thì hoạt động kinh doanh được hiểu là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng sản phẩm nhằm mục đích sinh lợi (theo khoản 2 điều 4 luật doanh nghiệp 2005).
Hoạt động kinh doanh trong một số trường hợp được hiểu như hoạt động thương mại, (theo khoản 1 điều 3 luật thương mại 2005) hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác.
Một số lý thuyết về suy thoái kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Lý thuyết về suy thoái kinh tế
1.2.1.1 Chu kỳ phát triển kinh tế
Chu kỳ kinh tế hay còn gọi là chu kì kinh doanh, là biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh Cũng có những pha phục hồi thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ có hai pha chính là suy thoái và thịnh vượng.
Hình 1.1: Chu kỳ phát triển kinh tế
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_kỳ_kinh_tế) Các pha của chu kỳ kinh tế:
Suy thoái: là pha trong đó GDP thực tế giảm đi Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm trong hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.
Phục hồi: là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ.
Hưng thịnh: là khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.
Từ nghiên cứu trên thấy, nền kinh tế diễn ra theo một chu kỳ đầy đủ với đầy đủ ba pha kinh tế tuần tự (suy thoái, phục hồi, hưng thịnh) Suy thoái kinh tế là pha đầu tiên của chu kỳ kinh tế và ngay trước đó là pha hưng thịnh của chu kỳ kinh tế trước, sau đó là pha phục hồi và hưng thịnh của chu kỳ kinh tế mới Từ đó cho thấy suy thoái kinh tế cũng mang tính chu kỳ.
1.2.1.2 Các biểu hiện của suy thoái kinh tế
Tốc độ tăng trưởng chậm lại, tổng sản phẩm quốc dân giảm liên tiếp qua các năm Số DN đăng ký mới giảm mạnh trong khi số DN dừng hoạt động lại tăng rất cao. Ngày 20-4, báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội những tháng đầu năm 2012 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho rằng việc sản xuất công nghiệp đình trệ, hàng hóa tồn kho lớn, nhiều DN phá sản, thu ngân sách giảm, tăng trưởng khó đạt mức 6% cho thấy nền kinh tế đang bắt đầu có biểu hiện suy thoái.
Nhu cầu của thị trường giảm mạnh kéo theo GDP thực tế tiếp tục giảm sút. Thống kê của Chính phủ cho thấy hiện sức mua giảm, tiêu thụ chậm, chỉ số hàng hóa tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với cùng kỳ chỉ số CPI giảm mạnh khi chỉ tăng khoảng 2,55%, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ nhiều năm trước đó.
Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhu cầu về lao động giảm, sản xuất đình trệ, đầu tư bị hạn chế, cắt giảm nhân công lao động Năm 2012 cả nước giảm 6% số lượng DN thành lập mới và giảm 10% về số vốn đăng ký Đáng lo ngại là hiện có tới trên 2.400
DN đã làm thủ tục giải thể và khoảng trên 11.600 DN đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế Chính vì điều này đã khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng.
Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh Ngân hàng bị ảnh hưởng và khắt khe trong việc vay vốn làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong vốn kinh doanh. Các hoạt động đầu tư ngưng trệ và chỉ mang tính chất cầm chừng Do các doanh nghiệp giải thể hàng loạt đồng thời tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký mới giảm dẫn đến các doanh nghiệp vẫn đang hoạt động trên thị trường giảm đầu tư Hơn nữa, do chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm mạnh, nhu cầu của thị trường giảm mạnh khiến các doanh nghiệp có hành động đầu tư chỉ mang tính chất cầm chừng.
1.2.1.3 Sơ lược về các cuộc suy thoái kinh tế trong lịch sử
Khủng hoảng tài chính ở Mỹ được đánh dấu bằng sự đổ vỡ với hệ thống ngân hàng ở đây Tình trạng thua lỗ, phá sản thường chỉ xảy ra trong các ngân hàng nhỏ và trung bình ở Mỹ Nhưng kể từ tháng 8/2008, tình trạng này đã lan sang các ngân hàng có tầm ảnh hưởng lớn trong hệ thống tài chính toàn cầu Fredtic mac và frannic max là hai tập đoàn cho vay thế chấp khổng lồ của Mỹ Nếu hai tập đoàn này sụp đổ thì hệ thống tài chính toàn cầu sẽ rơi vào một cú sốc lớn Vì thế để tạm thời ngăn chặn sự việc này, ngày 07/09/2008, Chính phủ Mỹ đã phải bỏ ra 25 tỷ USD để tiếp quản hai tập đoàn này.
Hàng loạt các ngân hàng có quy mô tài sản hảng tỷ USD và vài trăm triệu USD lần lượt rơi vào tình trạng tồi tệ Theo công bố của FED, đã có 25 ngân hàng Mỹ bị giải thể trong năm 2008 Theo các chuyên gia thì con số này sẽ tăng lên trong năm
2009 do khủng hoảng tài chính chưa chịu buông tha hệ thống tài chính nước này và viễn cảnh kinh tế nói chung còn tiếp tục u ám.
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ nửa cuối năm 2008 kéo dài sang năm
2009 lan rộng trên toàn thế giới đã khiến GDP toàn cầu năm 2009 giảm 5.826 tỷ USD so với năm 2008 (đây là lần đầu tiên GDP toàn cầu tăng trưởng âm trong vòng 20 năm trở lại đây), kéo tốc độ phát triển trung bình của toàn giai đoạn đi xuống, từ 4,04%/năm cho giai đoạn 2001 đến 2007, xuống còn 3,2% cho cả giai đoạn 2001-
2010 Trong năm 2010, ước tính kinh tế thế giới đã bước đầu phục hồi với tốc độ tăng trưởng là 4,8% tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này được dự báo sẽ giảm xuống 4,2% trong năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012 (IMF).
Tốc độ tăng trưởng GDP trong thời kỳ này có biên độ biến động rộng hơn hẳn so với thời kỳ trước Mặc dù đạt những mốc tăng trưởng cao như 5,2% vào năm 2007, kinh tế thế giới cũng có những đợt giảm sâu từ 4,7% năm 2000 giảm xuống 2,2% năm
2001 (giảm 2,5%) hay từ 5,2% năm 2007 giảm xuống 3,2% năm 2008 (giảm 2%) và - 1,3% năm 2009 (giảm 4,5%), trong khi mức giảm sâu nhất của giai đoạn 1990- 2000 chỉ là 1,5% ( từ 4% năm 1997 xuống 2,5% năm 1998) Biên độ biến động rộng của tốc độ tăng trưởng cho thấy cùng với quá trình phát triển nhanh, có nhiều nhân tố rủi ro tiềm ẩn, cùng kinh tế thế giới ngày càng trở nên khó dự báo và kiểm soát.
THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐÉN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG
Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến suy thoái kinh tế và hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp urenco 11
ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP URENCO 11.
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến suy thoái kinh tế và hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp urenco 11.
2.1.1 Tổng quan tình hình suy thoái kinh tế hiện nay
2.1.1.1 Tình hình suy thoái kinh tế thế giới
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đến nay đã trôi qua 8 năm nhưng kinh tế thế giới vẫn biến động đầy bất ổn Tăng trưởng kinh tế khó khăn, thất nghiệp tăng cao, hoạt động thương mại suy giảm, dòng vốn có nhiều biến động, nợ công có xu hướng gia tăng mạnh,… là những hệ lụy vẫn tiếp tục kéo dài sang giai đoạn mới và khiến kinh tế toàn cầu phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Suy thoái kinh tế làm thế giới phải đối mặt với nhiều vấn đề rủi ro như:
Khủng hoảng nợ công nghiêm trọng nhất ở Châu Âu, cả ở nước Mỹ, Nhật Bản Mức nợ công ở Mỹ đã bằng khoảng 100% GDP, các nước khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro đã vượt qua ngưỡng 100% GDP có nước đã tới 200% GDP và đứng trước nguy cơ vỡ nợ cần cứu trợ, Nhật Bản – 200% GDP.
Thâm hụt ngân sách cao, các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật để rơi vào tình trạng này, mức thâm hụt ngân sách đã vượt quá xa ngưỡng 5% - mức an toàn Ở Mỹ mức thâm hụt ngân sách đã đạt xấp xỉ 10% Nhiều nước Châu Âu đã vượt qua mức này.
Tỷ lệ thất nghiệp khá cao ở Mỹ đã vào khoảng 9 – 10%, ở các nước Châu Âu từ 10% đến 20%.
Thị trường tài chính tiền tệ quốc tế biến động phức tạp khó lường tác động tiêu cực đến sự ổn định của kinh tế Thế giới
Những diễn biến xấu của nền kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh đến tâm lý thị trường tài chính- tiền tệ quốc tế Mặc dù cuối năm 2015, IMF tuyên bố đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đủ điều kiện vào giỏ tiền tệ quốc tế nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ, đồng nhân dân tệ mất giá đã ảnh hưởng đến tỷ giá của các đồng tiền trong khu vực và của các nền kinh tế mới nổi trên toàn thế giới.
Năm 2015 cuộc khủng nợ công ở châu Âu đã tạm thời lắng xuống nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát Khác biệt lớn trong chính sách tiền tệ hai bờ Đại Tây Dương khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thực hiện chính sách nới lỏng còn FED bắt đầu thắt chặt thông qua việc nâng lãi suất cơ bản đã làm đồng Euro giảm giá so với đồng USD.
Giá dầu và giá nguyên liệu giảm sâu tác động tiêu cực tới các nước xuất khẩu dầu và nguyên liệu lớn
Năm 2015 thế giới đã chứng kiến việc giá nguyên liệu và dầu thô liên tục giảm xuống mực thấp nhất trong nhiều năm qua Chỉ số giá của 22 mặt hàng nguyên liệu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999 Trong khi giá dầu thế giơi tháng 12 năm
2015 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua, chạm mức 35USD/thùng Việc giá dầu thô giảm giá kéo dài đã tác động hết sức tiêu cực tới những hãng sản xuất dầu và các lĩnh vực có liên quan đến dầu Hàng trăm ngàn lao động trong ngành khai thác dầu toàn cầu đã phải nghỉ việc, nhiều hoạt động sản xuất và khai thác cũng ngừng trệ.
Đối với những quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu như Venezuela, Brazil, Ecuador, Nigeria, Nga sự sụt giảm giá dầu đang tác động tiêu cực toàn diện tới nguồn thu và tăng trưởng kinh tế của những nước này Tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh khác, giá dầu sụt giảm cũng làm tăng sức mua từ các hộ gia đình và làm chậm lại làm phát ở một số quốc gia, đặc biệt là ở Châu Âu và Mỹ.
2.1.1.2 Tình hình suy thoái kinh tế Việt Nam
Tình hình suy thoái kinh tế Việt Nam bị tác động mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam bị sụt giảm, từ mức 8,48% năm 2007 xuống còn 6,23% năm 2008 và chỉ còn 5,32% năm 2009.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP ở Việt Nam giai đoạn 2013 -2016
Tốc độ tăng trưởng GDP
Nguồn: Tổng cục thống kê Ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế tác động đến Việt Nam từ năm 2008 đến năm
2012 Việt Nam dần dần vượt qua thời kỳ suy thoái để đạt được tốc độ tăng trưởng như mục tiêu đề ra Tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng tăng liên tục qua các năm 2013 -
2015 từ 5.42% năm 2013 lên 6.68% năm 2015 Tuy nhiên đến năm 2016 tốc độ tăng trưởng này lại có xu hướng giảm xuống còn 6.21% Nguyên nhân là do năm 2016 ngành nông nghiệp (chiếm trên 75% giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm và thủy sản) giảm 0,78% do gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm, như rét hại và băng giá tại các tỉnh phía bắc; hạn hán và xâm nhập mặn trên diện rộng tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; ô nhiễm môi trường biển tại các tỉnh miền Trung làm giảm giá trị sản xuất nông nghiệp Tiếp nữa là tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chỉ đạt 6,82%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,66% của cùng kỳ năm trước, chủ yếu do ngành khai khoáng giảm 2,2% (cùng kỳ năm 2015 tăng 8,48%) Trong khi, tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ đạt tương đương của cùng kỳ năm trước.
Bảng 2.1: Cơ cấu GDP theo giá trị tăng trưởng theo khu vực năm 2014 -2016
Nguồn: Tổng cục thống kê
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2016, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,72%; khu vực dịch vụ chiếm 40,92%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,04% (Cơ cấu tương ứng của năm 2015 là: 17,00%; 33,25%; 39,73%; 10,02%) Cơ cấu GDP theo giá trị của 3 năm tăng trưởng cao ở khu vực Công nghiệp và xây dựng lần lượt là 6.42%, 9.64%, 7.57%, đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh Khu vực dịch vụ những năm gần đây có dấu hiệu tăng trưởng tuy chưa nhanh nhưng cũng dần thay thế cho tốc độ tăng
Từ tác động của khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng đến các thị trường Mỹ, EU, Nhật…chính sự khó khăn của thị trường, ảnh hưởng đến sản phẩm của Việt nam, có thời điểm nông sản xuất khẩu giảm mạnh so với thời điểm giá cao nhất trong năm : Gạo đã giảm 58%, Cao su giảm 48%, Cà phê giảm 24% cả những tháng đầu năm
2009 so với 2008 Tổng kim ngạch xuất khẩu Nông, Lâm ,Thủy sản… Việt nam giảm 15%.
Sự tác động khủng hoảng Thế giới làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ củaViệt nam gặp rất nhiều khó khăn một phần bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng nhiều Phần thì chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng ngân hàng làm lãi suất cho vay cao vượt xa khả năng kinh doanh của doanh nghiệp (lãi suất đi vay không ngừng được nâng lên và lãi suất cho vay cũng tăng lên từ 14% năm (năm 2007) và đã tăng 20% và 24% năm( năm 2010) Tuy rằng ngân hàng nhà nước đã đưa mức lãi trần nhưng đều không đạt kết quả do các ngân hàng thương mại không thực hiện triệt để Nợ xấu ngân hàng ngày càng có xu hướng gia tăng Từ những lý do trên các doanh nghiệp khó, lại càng khó hơn và số doanh nghiệp đã tự giác đóng cửa, tuyên bố phá sản tăng 21,8% so với năm
Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh dịch vụ xử lý chất thải của công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp urenco 11
lý chất thải của công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp urenco 11.
2.2.1 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến nguồn vốn của công ty
Trong nền kinh tế hiện nay, hoạt động huy động vốn trở nên khó khăn, cơ chế sử dụng nguồn vốn càng quan trọng quyết định sự thành bại của công ty Từ thực tiễn đó,công ty đã quyết định hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn vốn hợp lý trong những năm gần đây
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng
Từ biểu đồ trên có thể thấy giai đoạn 2014 -2015 tốc độ tăng trưởng từ 5.98% lên tới 6.68% nhưng dẫn đến tổng nguồn vốn giảm từ 7750 triệu đồng năm 2014 xuống
7550 triệu đồng năm 2015 do nền kinh tế phục hồi, doanh nghiệp bắt đầu đầu tư cho thiết bị máy móc hiện đại nên làm tổng nguồn vốn tại thời điểm này có xu hướng giảm Do sự đầu tư trang thiết bị kỹ thuật tân tiến cùng với các chiến lược hoạt động kinh doanh nên bước sang năm 2016 đã đạt được doanh thu dẫn đến tổng nguồn vốn tăng cao mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP lại giảm.
Sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới tổng nguồn vốn của công ty năm 2014-
2016 Năm 2016 tổng nguồn vốn giảm 122 triệu đồng so với năm 2015 Xu hướng thay đổi tỷ trọng các khoản mục nguồn vốn của công ty từ đầu năm 2014 đến năm
2016 nghiêng về sự gia tăng của vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu qua các năm đều cao chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty rất cao Mức tăng này chủ yếu công
Sự giảm xuống của nợ phải trả, đây là dầu hiệu cho thấy công ty đã trả bớt được các khoản nợ vay,làm giảm áp lực thanh toán cho công ty.
2.2.3 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến doanh thu, lợi nhuận
Biểu đồ 2.4: Biến động doanh thu của công ty giai đoạn 2014-2016 Đơn vị: %
Doanh thu Tốc độ tăng GDP
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua biểu đồ trên ta thấy doanh thu của công ty thay đổi qua các năm từ năm 2014-2016 Bước sang năm 2016, nền kinh tế phục hồi, ổn định hơn, doanh thu của Công ty đạt 68900.364 triệu đồng có tăng lên 2192.477 triệu đồng tương đương với 3.287% so với năm 2015 Sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế khiến công ty gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh dịch vụ nên mặc dù tăng nhưng tốc độ chưa mạnh.
Tốc độ tăng của doanh thu cùng chiều với tốc độ tăng của GDP năm 2014 và có tác động ngược chiều năm 2015-2016 Nguyên nhân dẫn đến tác động ngược chiều có thể do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế nên mặc dù tốc độ tăng GDP tăng nhưng vẫn làm cho doanh thu của công ty giảm.
Biểu đồ 2.5: Biến động lợi nhuận thuận giai đoạn 2014-2016 Đơn vị: %
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tác động của suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng đến chi phí, thị trường tiêu thụ, nguồn vốn, doanh thu của công ty Do vậy mà lợi nhuận của công ty cũng bị tác động qua các năm 2014-2016 Qua bảng trên cho thấy lợi nhuận của công ty trong 3 năm liên tục biến động Năm 2016 là năm có lợi nhuận cao nhất với số tiền là 4633.581 triệu đồng tăng 42,9 % so với năm 2015.
Tốc độ tăng của lợi nhuận cùng chiều với tốc độ tăng của GDP năm 2014 và có tác động ngược chiều năm 2015-2016.
Tình hình nước ta đang có sự phục hồi bởi các chính sách điều tiết của nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh Công ty cũng có những cố gắng chi tiêu cân đối chi tiêu nên công ty đang dần phục hồi và có hiệu quả kinh doanh.
Biểu đồ 2.6: Biến động chi phí giai đoạn 2014-2016 Đơn vị: %
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều so với sự biến động chi phí của công ty giai đoạn 2014-2016 Điều này phù hợp với các quy luật kinh tế trên thị trường.
2.2.4 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ
Do những tác động của suy thoái kinh tế, sức mua thị trường giảm sút khiến việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp nhiều khó khăn.
Hiện cơ cấu thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp tập trung ở miền Bắc, trong đó do thị trường không đa dạng nên dẫn đến khi nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tăng doanh thu Hơn nữa, khi nền kinh tế suy thoái thì các khoản chi phí của công ty đã bị đội lên cao, tức chi phí đầu vào tăng, tuy nhiên do doanh thu của thị trường Hà Nội 2016 tăng nhiều so với năm 2015 và Công ty luôn có những chính sách phù hợp đối phó với sự bất ổn của thị trường, góp phần giúp cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty được cải thiện.
Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
2.3.1 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
Những thành công đạt được:
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp urenco 11 vẫn duy trì ổn định tình hình kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng qua các năm trong khi nhiều doanh nghiệp khác phải đối mặt với tình trạng thua lỗ hoặc thậm chí phá sản.
Về lợi nhuận: Tuy chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng doanh thu, lợi nhuận của công ty vẫn tăng và khá ổn định Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2014 so với 2013 tăng 5,7%, năm 2015 tăng 14,84% so với 2014 Đây được coi là một thành công lớn của Công ty trong điều kiện kinh tế trong nước và thế giới vô cùng khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang cắt giảm tối đa chi phí để duy trì vượt qua khủng hoảng và hàng loạt các doanh nghiệp giải thể.
Về thị trường tiêu thụ: tuy chưa đạt được những thành tựu đáng kể về thị trường nhưng công ty đang dần mở rộng thi trường, phát triển ra những thị trường có tiềm năng, góp phần đa dạng hóa thị trường tiêu thụ.
Những năm vừa qua bên cạnh những thành công đạt được về doanh thu và lợi nhuận, công ty cũng đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh cũng như chất lượng về thương hiệu, nâng cao uy tín với khách hàng qua một số chương trình khuyến mãi,
Công ty đã đảm bảo được tính thanh khoản, trả nợ đúng hạn, giữa hạn tín dụng, uy tín với Ngân hàng để được hưởng lãi suất vay ưu đãi và tạo đà cho các nâm tiếp theo.
Trước hết đó là những năm vừa qua công ty đã chịu rõ nét của suy thoái kinh tế về chi phí, doanh thu, lợi nhuận Vấn đề chi phí vẫn là vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp urenco 11.
Thứ hai là những máy móc thiết bị nguyên vật liệu, hóa chất đầu vào chủ yếu của công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài Song tình hình tỉ giá hối đoái biến đọng phức tạp hiện nay đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác hoạt động của Công ty.
2.3.2 Các kết luận về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp urenco 11
Suy thoái kinh tế có ảnh hưởng tới Công ty buộc phải cắt giảm khoản chi cho các hoạt động marketing, quảng bá Suy thoái kinh tế làm chi phí cho tiêu dùng và chi phí nguyên vật liệu, đầu vào của Công ty gia tăng, các khoản chi ngày càng tăng trong khi nguồn vốn hạn chế khiến Công ty buộc phải thắt chặt chi tiêu, cắt giảm nhiều khoản phí, Công ty phải tính toán và có những biện pháp trước mắt trong tinh giảm lao động,cắt giảm chi phí vốn vay Suy thoái kinh tế làm thu nhập của người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp giảm, cầu về sử dụng dịch vụ xử lý chất thải của các doanh nghiệp cũng vì thế mà giảm đi Lợi nhuận của công ty giảm cũng đồng nghĩa với việc nguồn vốn dùng để quay vòng trong kinh doanh cũng giảm theo, khiến Công ty rơi vào tình trạng thiếu vốn Thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành, cùng lĩnh vực ngày càng khốc liệt hơn, nhất là cạnh tranh về giá dịch vụ.
Hoạt động huy động vốn của Công ty cũng trở nên khó khăn hơn, các ngân hàng thắt chặt hơn trong yêu cầu đối với các khoản vay khiến Công ty khó tiếp cận với nguồn vốn, kinh tế không mấy lạc quan khiến việc sử dụng khoản vay của Công ty kém hiệu quả hơn, khả năng sinh lời giảm sút buộc Công ty phải tìm đến các khoản tín dụng ngoài ngân hàng với tính rủi ro cao hơn và áp lực trả nợ lớn.
CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC SUY THOÁI KINH TẾ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH
Quan điểm và định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động của doanh nghiệp
tế đến hoạt động của doanh nghiệp.
3.1.1 Định hướng và mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017-2020
Năm 2017 là năm thứ hai trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-
2020, đánh dấu tiến trình phát triển mới của nền kinh tế Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển KT – XH 5 năm 2016-2020 là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đi đôi với đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Năm 2017, nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi tiếp bước cho năm 2016 khi các hiệp định mới đã hình thành sẽ mở ra cơ hội lớn trong việc huy động vốn, mở ra khả năng xuất khẩu, giải quyết thị trường lao động Từ đó sẽ tạo ra những điều kiện cải thiện rất tốt để chúng ta hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, sức cạnh tranh của chúng ta được cải thiện tốt hơn, góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động Đây cũng là dịp để chúng ta nâng vị trí của mình thêm một bước trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nền kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức rất lớn, cả trước mắt và dài hạn Tình hình thế giới năm 2017 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp; kinh tế thế giới có thể tăng cao hơn năm 2016 nhưng vẫn phục hồi chậm, không đồng đều và còn nhiều rủi ro Giá một số hàng hóa cơ bản và dầu thô vẫn ở mức thấp Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực diễn ra gay gắt Tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng, khó lường Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp trong khi thế giới đang bước vào Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững và thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, nhất là các Hiệp định FTA thế hệ mới mở ra nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức Nhu cầu tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia và ứng phó với biến đổi khí hậu rất lớn trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Để đối phó với các thách thức trên, Chính phủ Việt Nam cần phải có định hướng cũng như là mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 theo Nghị quyết số 142/2016/QH13:
Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả Ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ gắn với các vùng kinh tế; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh hàm lượng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010 GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 - 3.200 USD.
Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả.
Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao Tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30% lao động xã hội.
Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt ít nhất 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3%/năm Thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực.
Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 45% Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.
Xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đảm bảo phát triển nền kinh tế theo hướng các bon thấp Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia Từng bước thị trường hóa giá năng lượng, nâng dần tỷ trọng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam Xây dựng hệ thống hạch toán kinh tế môi trường và đưa thêm môi trường và các khía cạnh xã hội vào khuôn khổ hạch toán tài khoản quốc gia (SNA).
Phát triển bền vững công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”, ưu tiên phát triển các ngành, các công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, đẩy mạnh phát triển công nghệ cao tại các đô thị lớn Từng bước phát triển ngành công nghiệp môi trường. Đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng, nước, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, phát huy thế mạnh của từng vùng; phát triển sản xuất nông sản hàng hóa có chất lượng và hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, nước, rừng, lao động và nguồn vốn); nâng cao thu nhập trên một đơn vị hecta đất canh tác, trên một ngày công lao động; cải thiện đời sống của nông dân; phát triển bền vững các làng nghề.
Tập trung ưu tiên phát triển trước các vùng kinh tế trọng điểm, có khả năng bứt phá và dẫn dắt sự phát triển, đồng thời chú ý tới việc hỗ trợ các vùng kém phát triển và có điều kiện khó khăn hơn, nhằm tạo ra một sự cân đối nhất định trong phát triển không gian, từng bước thu hẹp khoảng cách về xã hội và tiến tới giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng và địa phương.
3.1.2 Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp URENCO 11 Để phát huy kết quả hoạt động kinh doanh đã đạt được và khắc phục kịp thời những hạn chế còn tồn tại của những năm trước, công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp URENCO 11 đã đề ra một số phương hướng hoạt động: Đối với hoạt động kinh doanh: Tăng cường hoạt động kinh doanh trong nước từ các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, tiếp tục khai thác tốt thị trường hiện có và rộng khai thác các thị trường mới nhưng cần phải phân định rõ đâu là thị trường chính.
Thực hiện chiến lược tăng trưởng gắn liền với hiệu quả và an toàn trong kinh doanh, bố trí khai thác tối đa năng lực hiện có, phát huy được các thế mạnh của mình, ổn định và phát triển khách hàng truyền thống.
Các kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngành dịch vụ môi trường được đánh giá là một ngành mũi nhọn và đang phát triển mạnh trong nền kinh tế hiện nay để giải quyết việc ô nhiễm môi trường trong việc sản xuất chế biến của các doanh nghiệp khác Song để ngành này được quan tâm chú trọng hơn phải có những chính sách và biện pháp quản lý phù hợp với tình hình đất nước hiện nay và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động, thúc đẩy phát triển.
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước
Thứ nhất, về vốn và lãi suất, Nhà nước phải có chính sách giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, phải khống chế trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại kể cả nợ cũ và nợ mới đều áp dụng lãi suất như nhau, đồng thời giảm bớt thủ tục và điều kiện bảo đảm để giúp doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay.
Thứ hai, đẩy mạnh cải cách cơ cấu: những điểm yếu nhất của nền kinh tế Việt Nam là vấn đề cơ cấu Do vậy, Chính phủ cần ưu tiên cải cách thể chế, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế chứ không bị cuốn vào các giải pháp ngắn hạn Các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng phải khuyến khích đẩy mạnh tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh dài hạn Theo hướng đó, đề nghị Nhà nước không thể chậm trễ hơn việc đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước Trong đó, hêu cầu quan trọng nhất là xây dựng được một môi trường chuẩn mực quản trị hiện đại vào các doanh nghiệp nhà nước Khu vực tư nhân có thể nói sẽ là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới Nhà nước cần thúc đẩy sự phát triển của khu vực này một cách mạnh mẽ hơn Cần có một định hướng và chính sách nhất quán từ việc sửa đổi Hiến pháp tới các chính sách, luật lệ cụ thể nhằm bảo đảm một môi trường kinh doanh thật sự bình đẳng và thuận lợi cho họ.
Thứ ba, về chủ trương chính sách, Nhà nước cần xây dựng chiến lược ổn định,lâu dài, rõ ràng, minh bạch, tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động.
Do vậy Chính phủ cần phải kiên định đối với các mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tăng trưởng ở mức hợp lý.
3.3.2 Kiến nghị đối với Bộ, Ngành
Tạo hành lang pháp lý giúp các công ty có thể cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường Thành lập các trung tâm nghiên cứu trợ giúp các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu về khoa học công nghệ Tạo cơ sở định hướng phát triển trong tương lai cho công ty.
Bộ Tài chính nên đưa ra các chính sách như giảm, giãn nộp thuế, điều chỉnh hàng rào thuế quan trong khuôn khổ cho phép của cam kết WTO để hỗ trợ sản xuất trong nước.
Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải tập trung nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt hoàn thành đúng tiến độ các công trình, dự án đang dở dang, đặc biệt là các dự án lớn, dự án trọng điểm đã quá thời hạn hoàn thành thi công, nhất là các dự án thuộc các lĩnh vực: đường cao tốc, sân bay, cảng biển,
Bộ Tài nguyên và môi trường: kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn về việc thực hiện các quy chuẩn bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất chế biến. Đối với ngân hàng, đề nghị cho phép các doanh nghiệp được đảo nợ thay cho mua bán nợ Có chính sách giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vôn, giảm lãi suất cho vay xuống 8% đến 10%/năm là phù hợp đồng thời giảm bớt thủ tục không cần thiết.
Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết
Với đề tài “ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần môi trường và đô thị urenco 11” trên cơ sở lý luận về suy thoái kinh tế, lý thuyết về hoạt động kinh doanh, em đã đi vào phân tích tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty và đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng trên. Tuy nhiên, bài khóa luận tốt nghiệp vẫn còn một số thiếu sót cũng như hạn chế:
- Khóa luận chưa làm rõ được sự biến động của tỷ giá vào hoạt động kinh doanh của công ty.
- Chưa có chính sách đẩy mạnh tiêu thụ kinh doanh dịch vụ.