1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khoa học " BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LIM XANH (ERYTHROPHLOEUM FORDII OLIV) TẠI BÌNH PHƯỚC " docx

6 784 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

1 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LIM XANH (ERYTHROPHLOEUM FORDII OLIV) TẠI BÌNH PHƯỚC Phạm Văn Bốn Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Lim xanhcây gỗ quý, nổi tiếng từ lâu đời và hiện đang được ưa chuộng trên thị trường. Phân bố tự nhiên của cây Lim xanh từ biên giới Việt Trung đến Quảng Nam, Đà Nẵng, nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, Lim xanh lại tỏ ra thích hợp trồng trên đất Bình Phước (khu vực Đông Nam Bộ), kể cả cho làm giầu rừng và trồng rừng thuần loài. Trong mô hình làm giầu rừng theo rạch, sau 10 năm, tỷ lệ sống đạt từ 53%-75%, tăng trưởng bình quân năm đạt 1,25cm/năm về đường kính và 1,35m/năm về chiều cao. Trong mô hình rừng trồng thuần loài, sau 3 năm, tỉ lệ sống còn 81,81%, tăng trưởng đạt 2,15cm/năm về đường kính và 1,93m/năm về chiều cao. Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu, cần tiếp tục mở rộng quy mô nghiên cứu trên diện rộng, với nhiều loại đất khác nhau trong khu vực nhằm bổ sung loài cây này vào danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất trong khu vực sinh thái Đông Nam Bộ, đồng thời góp phần vào công tác bảo tồn nguồn gen. Từ khóa: Sinh trưởng, Lim xanh, tỉnh Bình Phước MỞ ĐẦU Lim xanhcây gỗ quý, được xếp vào nhóm gỗ tứ thiết của Việt Nam “Đinh, Lim, Sến, Táu”, nổi tiếng từ lâu đời, được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: xây dựng, cầu đường, đóng đồ gia dụng, đồ cao cấp… và hiện đang được thị trường ưa chuộng. Do được ưa chuộng nhiều, cộng với việc khai thác không hợp lý dẫn đến Lim xanh ngoài tự nhiên đã dần bị cạn kiệt, cần được chú ý nghiên cứu gây trồng và bảo tồn. Theo tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa thì Lim xanh phân bố tự nhiên ở hầu hết các tỉnh miền Bắc Việt Nam, song dải phân bố chính kéo dài từ Quảng Ninh, Nam Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang qua Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tới Quảng Bình. Còn theo tác giả Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên thì phạm vi phân bố của cây Lim xanh từ biên giới Việt Trung đến Quảng Nam, Đà Nẵng. Tuy nhiên, một số mô hình rừng trồng thí nghiệm cây Lim xanh ở Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Tân Phú – Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ tại Bình Phước đã cho thấy Lim xanhkhả năng sinh trưởng và phát triển tốt tại khu vực này. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá nhằm đưa loài cây này vào trồng rừng đại trà trong khu vực sinh thái Đông Nam Bộ là cần thiết ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Mô hình làm giầu rừng bằng các loài cây gỗ lớn, trong đó có cây Lim xanh 10 năm tuổi - Mô hình rừng trồng Lim xanh thuần loài 3 tuổi Phương pháp nghiên cứu - Tìm hiểu hồ sơ rừng trồng, tài liệu, báo cáo khoa học đã có. - Điều tra, thu thập số liệu ngoài hiện trường theo phương pháp ÔTC điển hình ớđối với mô hình rừng trồng thuần loài và theo hàng đối với mô hình làm giầu rừng theo rạch. Chỉ tiêu đo đếm: D 1,3 (cm), H vn (m), tỷ lệ sống chết, tình hình sinh trưởng. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Một số đặc điểm tự nhiên tỉnh Bình Phước Địa hình tỉnh Bình Phước mang đặc điểm của vùng trung du. Độ cao bình quân so với mực nước biển 300m, cao nhất là 550m, thấp nhất là 50m. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5-11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân năm 26,5 o C, độ ẩm trung bình 75%. Lượng bốc hơi khá cao, có năm lên tới 1400mm. Lượng mưa trung bình năm 2438mm. Đặc điểm đất đai: Bình Phước có 5 nhóm đất chính là: Nhóm đất phát triển trên đá macma kiềm và trung tính F k ; Đất feralit đỏ nâu trên bazan chưa và ít phân hóa; Đất feralit vàng nâu trên bazan chưa phân hóa; Đất feralit vàng nâu trên đá bazan có tầng kết von đá ong; Nhóm đất feralit vàng nâu F u và xám điển hình phát triển trên phù sa cổ. Đất trồng trồng Lim xanh là nhóm đất feralit vàng nâu trên đá bazan có tầng kết von đá ong. Tính chất hóa học đất khu vực trồng Lim xanh được thể hiện trong bảng sau: 2 Bảng 1. Tính chất hóa học đất trong khu vực trồng Lim xanh Thành phần cơ giới TT Độ sâu (cm) pH KCL pH H 2 O Mù n (%) N (%) P 2 O 5 (%) K 2 O (%) Ca 2+ me/1 00 Mg 2+ me/1 00 Al 3+ me/1 00 H + me/1 00 >2 2- 0.02 0.002 <0.002 1 0-20 3.96 5.1 7 4.0 02 0.1 98 0.1 19 0.6 10 0.5 0.7 1.19 0.07 25.3 43.6 7.2 23.9 2 20- 40 4.05 5.1 8 2.9 01 0.0 84 0.1 12 0.6 12 0.5 0.5 0.84 0.05 15.1 64.4 6.9 13.6 3 40- 60 4.13 5.5 4 1.3 98 1.1 07 0.0 98 0.6 18 0.2 0.4 0.82 0.05 17.3 58.1 8.1 16.5 4 60- 80 4.15 5.5 6 0.0 93 0.0 98 0.0 94 0.6 12 0.2 0.4 0.66 0.05 23.0 52.4 6.2 18.5 (Nguồn: Phạm Thế Dũng, báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học năm 2000-2004- Đề tài thâm canh rừng Keo lai trên đất phù sa cổ tại Bình Phước). 3 Sinh trưởng của cây Lim xanh trong mô hình làm giàu rừng Hiện trạng rừng trước khi thực hiện Rừng thuộc đối tượng I C . Tán rừng cao 6-8m, ngoài ra còn một số cây cao từ 15-20m. Cây tái sinh có triển vọng (cây có chiều cao >2m, sinh lực tốt) là 1.650 cây/ha. Phương thức làm giầu rừng Phương thức làm giầu rừng theo rạch (rạch chặt, rạch chừa). Kỹ thuật Rạch chặt rộng 4m, rạch chừa rộng 6m, rạch được bố trí theo hướng đông tây. Trên rạch chặt phát sạch cỏ dại, chặt toàn bộ tre gai, dây leo, cây gỗ tạp, chỉ chừa lại cây gỗ có giá trị kinh tế. Kích thước hố trồng 50cmx50cm, hố cách hố 4m. Sau 3 tháng, chăm sóc, xới vun gốc và phát chồi, dây leo lấn át cây trồng. Năm thứ 2: phát luỗng toàn bộ dây leo, chặt toàn bộ cây gai, tre gai và cỏ dại trên toàn diện tích băng chừa. Chăm sóc 2 lần/năm. Năm thứ 3, 4 ngoài việc phát cỏ dại, cây chồi, đối với rạch chừa có tầng cao 15- 20m còn tiến hành mở sáng. Sinh trưởng của cây trồng sau 3 năm Bảng 2. Sinh trưởng của cây trồng trong mô hình làm giầu rừng sau 3 năm tuổi Khi trồng (8/1998) Tháng 12/2001) Nghiệm thức 1* Nghiệm thức 2** TT Loài cây D (cm) H (vn) D (cm) ∆D H (vn) ∆Hvn D (cm) ∆D H (vn) ∆Hvn 1 Dầu rái 0.8 0.82 4.43 1.1 3.22 0.72 2.57 0.53 2.22 0.42 2 Sao đen 0.6 0.75 2.89 0.69 2.79 0.61 1.94 0.4 2.01 0.38 3 Chò chỉ 0.5 0.45 2.32 0.55 2.42 0.59 1.44 0.28 1.62 0.35 4 Vên vên 0.8 0.72 3.1 0.69 2.75 0.61 2 0.36 2.01 0.39 5 Lim xanh 0.4 0.35 4.87 1.34 5.19 1.45 3.31 0.87 3.63 0.98 6 Muồng đen 0.5 0.55 7.7 2.16 6.68 1.84 3.63 0.94 4.49 1.18 7 Giáng hương 0.9 0.90 4.63 1.12 4.08 0.95 2.27 0.41 2.46 0.47 8 Gõ đỏ 0.9 0.88 3.48 0.77 3.11 0.67 2.41 0.45 2.18 0.39 9 Xà cừ 1.1 0.95 6.53 1.63 5.47 1.36 4.13 0.91 3.82 0.86 10 Nhạc ngựa lá nhỏ 1.2 0.45 6.9 1.71 5.45 1.35 3.85 0.79 3.81 0.86 11 Nhạc ngựa 1.2 0.98 5.85 1.39 5.43 1.33 3.71 0.75 3.58 0.86 12 Chiêu liêu 0.6 0.75 7.26 2 6.14 1.62 4.14 1.06 3.9 0.95 13 Trám trắng 0.7 0.78 2.77 0.62 2.38 0.48 * Tầng rừng rạch chừa ban đầu cao 6-8m ** Tầng rừng rạch chừa ban đầu cao 15-20m (Nguồn: Phạm Văn Đẩu, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học, tháng 12/2001) Từ kết quả bảng trên cho thấy sinh trưởng của các loài cây ở 2 nghiệm thức khác nhau đáng kể, tốc độ tăng trưởng về đường kính và chiều cao ở nghiệm thức 1 vượt trội so với nghiệm thức 2, có loài tăng gấp hơn 2 lần về đường kính, gấp hơn 1,5 lần về chiều cao như Muồng đen, Nhạc ngựa lá nhỏ…. Điều này cho thấy ánh sáng có ảnh hướng lớn tới sinh trưởng của cây trồng dưới rạch. Về cây Lim xanh: Được coi là cây mọc chậm, tốc độ thay đổi theo từng giai đoạn tuổi và vùng phân bố. Tăng trưởng trung bình 10 năm đầu đạt 0,5-0,7cm/năm về đường kính và 0,5-0,7m/năm về chiều cao, sau đó có thể mọc nhanh hơn (Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên, 2000). Tuy nhiên trong khu vực nghiên cứu, Lim xanh có tốc độ sinh trưởng khá nhanh. Tăng trưởng bình quân năm về đường kính đạt 1,34cm ở nghiệm thức 1 và 0,87cm ở nghiệm thức 2. Tăng trưởng bình quân năm về chiều cao đạt 1,45 ở nghiệm thức 1 và 0,98m ở nghiệm thức 2. Ở cả 2 nghiệm thức tốc tăng trưởng về đường kính và chiều cao đều cao hơn mức trung bình mà tác giả Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên đưa ra. 4 Sinh trưởng của cây trồng sau 10 năm Bảng 3. Sinh trưởng của cây trồng sau 10 năm tuổi trong mô hình làm giầu rừng Tháng 11/2008 Nghiệm thức 1* Nghiệm thức 2** TT Loài cây D (cm) ∆D H (vn) ∆Hvn TLS D (cm) ∆D H (vn) ∆Hvn TLS 1 Dầu rái 7,6 0,76 6 0,6 30,43 6,29 0,63 6,84 0,68 52 2 Sao đen 4,87 0,49 5,5 0,55 52,17 3,89 0,39 5,48 0,55 52 3 Chò chỉ 0 - 0 0 0 4 Vên vên 4,46 0,45 4,5 0,45 39,13 4,86 0,49 5,61 0,56 18 5 Lim xanh 12,48 1,25 13,5 1,35 75 12,5 1.25 13.5 1,35 53 6 Muồng đen 15,71 1,57 13,5 1,35 70 13,5 1,35 13 1,35 50 7 Giáng hương 7,46 0,75 5,5 0,55 65 - - 8 Gõ đỏ 6,35 0,64 6 0,6 60,87 5,1 0,51 6,86 0,69 38 9 Xà cừ 10,33 1,03 7 0,7 60 0 0 10 Nhạc ngựa lá nhỏ - 0 0 0 11 Nhạc ngựa - 0 10,03 1,00 10 1 50 12 Chiêu liêu 11,81 1,18 13 1,3 20,09 11,68 1,17 13 1,3 6 13 Trám trắng - Từ kết quả bảng trên cho thấy, sau 10 năm Lim xanh vẫn đứng ở tốp đầu về tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng đường kính và chiều cao, vượt trội so với nhiều loài cây được coi là có tốc độ sinh trưởng nhanh và trung bình như: Xà cừ, Chiêu liêu, Dầu rái, Sao đen. Tỷ lệ sống đạt 75% ở nghiệm thức 1 và 53% ở nghiệm thức 2. Tăng trưởng bình quân năm về đường kính và chiều cao ở 2 nghiệm thức đều bằng 1,25cm/năm và 1,35m/năm. Qua quan sát cho thấy hầu hết Lim xanh đã và đang tham gia vào tán rừng. Sinh trưởng của Lim xanh trong mô hình rừng trồng thuần loài Bảng 4. Sinh trưởng Lim xanh trồng thuần loài sau 3 năm tuổi tại Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Tân Phú (Tân Hòa - Đồng Phú – Bình Phước) Thời gian trồng Mật độ ban đầu (cây/ha) D 1.3 (cm) ∆D 1.3 (cm) Hvn(m) ∆Hvn(m) Tỷ lệ sống (%) 2005 833 6,46 2,15 5,80 1,93 81,81 (Thời gian điều tra tháng 11/2008) Kết quả bảng trên cho thấy, tỷ lệ sống của Lim xanh sau 3 năm đạt 81,81% điều này chứng tỏ cây Lim xanh có thể thích nghi tốt với khu vực này. Tốc độ sinh trưởng bình quân năm đạt 2,15cm/năm về đường kính và 1,93m/năm về chiều cao. Với việc áp dụng kỹ thuật trồng rừng truyền thống (không áp dụng kỹ thuật thâm canh rừng) thì tốc sinh trưởng trên có thể nói là cao đối với một loài cây gỗ quý và được coi là cây sinh trưởng chậm từ trước đến nay như cây Lim xanh. Qua quan sát cho thấy trong thời gian mùa khô cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, lá rụng không nhiều. Điều này chứng tỏ Lim xanh còn là loài câykhả năng chịu hạn tốt. 5 Lim xanh 10 năm tuổi trong mô hình làm giầu rừng theo rạch tại Bình Phước Lim xanh 3 năm tuổi trồng thuần loài tại Bình Phước KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Lim xanhkhả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở khu vực tỉnh Bình Phước, cả khi trồng làm giầu rừng lẫn khi trồng thuần loài. Trong mô hình làm giầu rừng theo rạch, sau 10 năm tỷ lệ sống còn 75% đối với nghiệm thức 1 (rạch chừa ban đầu cao 6-8m) và 53% đối với nghiệm thức 2 (rạch chừa ban đầu cao 15-20m). Tốc độ tăng trưởng bình quân ở cả 2 nghiệm thức đều đạt 1,25cm/năm về đường kính và 1,35m/năm về chiều cao. Trong mô hình rừng trồng thuần loài, tỷ lệ sống sau 3 năm còn 81,81%. Tốc độ tăng tưởng bình quân năm đạt 2,15cm/năm về đường kính và 1,93m/năm về chiều cao. Khuyến nghị Diện tích các mô hình rừng trồng còn nhỏ, phạm vi hẹp, cần tiếp tục trồng thử nghiệm với quy mô lớn, trên nhiều loại đất khác nhau trong khu vực Bình Phước nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Thực vật rừng, Đại học Lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Văn Đẩu, 2001. Nghiên cứu các biện pháp làm giầu rừng bằng các loài cây gỗ lớn, gỗ quý bản địa để bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm, tạo môi trường sinh thái ở khu vực, đồng thời nâng dần năng suất và giá trị kinh tế của rừng ở tỉnh Bình Phước. Báo cáo khoa học, Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ. Phạm Thế Dũng, 2005. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng Keo lai được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình Phước làm nguyên liệu giấy. PRIMARY APPRAISAL OF GROWTH OF ERYTHROPHLOEUM FORDII OLIV IN BINH PHUOC PROVINCE Pham Van Bon South Vietnam Forest Science Sub-Institute SUMMARY 6 Erythrophloeum fordii Oliv is a precious timber tree, which has been famous for many years. Its natural distribution is from the Vietnam – China border to Quang Nam and Da Nang provinces. Erythrophloeum fordii Oliv is also suitable for planting in Binh Phuoc province, both as natural forest enrichment and as pure plantation. In forest enrichment planting the survival rate after 10 years is 53-75%, and mean annual increment is 1,25cm of diameter and 1,35m of height. In pure plantations the survival rate after three years is 81,81%, and mean annual increment is 2,15cm of diameter and 1,93m of height. However, these are only primary results so further studies are required on many different soil types in region in order to add this species to the list of major afforestation tree species Viet Nam’s Southeast region. Key words: Growth, Erythrophloeum fordii Oliv, Binh Phuoc province . 1 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LIM XANH (ERYTHROPHLOEUM FORDII OLIV) TẠI BÌNH PHƯỚC Phạm Văn Bốn Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Lim xanh là cây. nghiệm cây Lim xanh ở Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Tân Phú – Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ tại Bình Phước đã cho thấy Lim xanh có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt tại khu. rạch tại Bình Phước Lim xanh 3 năm tuổi trồng thuần loài tại Bình Phước KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Lim xanh có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở khu vực tỉnh Bình Phước, cả

Ngày đăng: 21/06/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w