1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu khoa học " Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc " doc

15 1,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 311,18 KB

Nội dung

là nguyên nhân làm cho Thảo quả có năng suất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến người trồng, thậm chí nhiều hộ gia đình do không hiểu đặc tính sinh thái của cây Thảo quả đã tự động mở tán rừn

Trang 1

aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Lê Văn Thành

Phòng nghiên cứu Tài nguyên thực vật rừng

I Đặt vấn đề

Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceace) phân bố tự nhiên

ở vùng núi cao có khí hậu nhiệt đới ẩm và cận nhiệt đới, thích hợp với các loại đất tốt còn mang tính chất đất rừng, được gây trồng ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc và các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta

Hạt Thảo quả có hàm lượng tinh dầu 1-1,5%, mùi thơm, ngọt, vị nóng cay dùng làm gia vị thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh ở nước ta, năm 2001 giá quả Thảo quả khô lên tới 150.000

đồng/kg, năm 2002-2004 có giá từ 40.000 đ - 60.000 đồng/kg, nhiều hộ gia đình hàng năm thu

được 30-50 triệu đồng từ Thảo quả Vì vậy nhiều địa phương coi Thảo quả là cây đã và đang góp phần phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo và là cây trồng chính thay thế cây Thuốc Phiện ở vùng cao

Chính vì Thảo quả có giá trị kinh tế cao như vậy nên diện tích trồng loài cây này những năm qua tăng rất nhanh nhưng chủ yếu theo lối tự phát trong dân, nên kỹ thuật trồng khác nhau, do

đó bên cạnh những diện tích có năng suất tương đối cao, còn tồn tại nhiều diện tích cho năng suất thấp Một số địa phương đã có hướng dẫn kỹ thuật gây trồng nhưng chỉ là bản hướng dẫn kỹ thuật tạm thời và mang tính địa phương Việc chưa thống nhất kỹ thuật gây trồng, cách chăm sóc, độ tàn che, là nguyên nhân làm cho Thảo quả có năng suất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến người trồng, thậm chí nhiều hộ gia đình do không hiểu đặc tính sinh thái của cây Thảo quả đã tự

động mở tán rừng, làm suy giảm vốn rừng, giảm chức năng phòng hộ và năng suất Thảo quả

Do vậy năm 2004 Cục Lâm Nghiệp – Bộ NN&PTNT đã phê duyệt đề tài “Xây dựng hướng

dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía bắc” để tiến

hành điều tra đánh giá lại thực trạng gây trồng Thảo quả ở Lào Cai và khảo sát tình hình gây trồng ở một số tỉnh lân cận, từ đó tập hợp kinh nghiệm gây trồng thực tế trong nhân dân kết hợp với điều tra nghiên cứu ngoài thực địa, cùng các chuyên gia và các tài liệu khoa học trước đây tiến hành xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật phục vụ cho việc gây trồng phát triển cây Thảo quả

II PhƯơng pháp nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình với dung lượng mẫu ≥30 bụi/OTC

- Sử dụng Phương pháp Điều tra nhanh nông thôn (RRA) và Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)

- Năng suất quả được xác định bằng phương pháp thống kê toàn bộ số chùm quả trong bụi, sau đó

đếm ngẫu nhiên số quả của khoảng 2/3 số chùm của bụi, tiến hành cân ngẫu nhiên 1 kg quả tươi lặp lại 5 lần/1 điểm để tính số quả tươi/kg, phỏng vấn số kg tươi/kg khô sau sấy

- Độ tàn che của OTC được xác định bằng phương pháp xác định điểm

- Tuổi rừng Tống quá sủ được xác định bằng phương pháp phỏng vấn chủ hộ

- Độ cao so với mặt nước biển và tọa độ địa lý được xác định bằng máy định vị toạ độ (GPS)

- Phân tích mẫu đất được xác định bằng các phương pháp thông thường trong phòng thí nghiệm

- Kế thừa tài liệu tư liệu

2.1.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Phân tích và xử lý số liệu bằng thống kê toán học có sự hỗ trợ của phần mền SPSS và Excel

III Kết quả nghiên cứu vμ thảo luận

Trang 2

3.1 Thực trạng gây trồng và vai trò của Thảo quả trong kinh tế hộ gia đình ở vùng cao

3.1.1 Diện tích trồng

Bảng 1: Diện tích trồng Thảo quả tại các địa phương đến năm 2004

(ha)

Sa Pa Bát Xát Văn Bàn TX Lào Cai Mường

Khương

Lào Cai

Yên Minh Quản Bạ Vị Xuyên Hoàng Su

Hà Giang

Tam

Đường

Phong Thổ Sìn Hồ Mường Tè Than Uyên

Lai Châu

Nguồn Sở NN&PTNT – Chi cục Lâm nghiệp các tỉnh (2004)

Kết quả điều tra cho thấy, diện tích thống kê ở bảng 1 chưa được cập nhật đầy đủ so với diện tích thực tế, nguyên nhân: Thảo quả không được trồng tập trung, nên khi báo cáo chủ yếu là ước lượng Mặt khác, diện tích trồng Thảo quả lại thường xuyên thay đổi do những năm gần đây giá Thảo quả cao Cụ thể, huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai tính đến 31/12/2003 là 935,0 ha, diện tích báo cáo của tỉnh 182,1 ha Huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang báo cáo thống kê ngày 5/12/2003 có 50,0 ha, thực tế đến ngày 13/5/2004 trên toàn huyện có 547,0 ha

Tỉnh Hà Giang: Mấy năm gần đây để khuyến khích phát triển Thảo quả nhằm xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, tỉnh có chính sách hỗ trợ 1.000.000 đ/ha trồng mới UBND Huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu năm 2004 hỗ trợ 300.000 đ/hộ trồng mới Thảo quả

Tỉnh Lào Cai: Diện tích trồng thảo quả trong 3 năm 2001-2003 xấp xỉ bằng tổng diện tích từ năm 2000 trở về trước Do diện tích đã tăng quá nhanh nên tỉnh Lào Cai hiện nay có chủ trương

đi sâu vào tìm biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, nhưng thực tế chưa có biện pháp kỹ thuật nào được triển khai

Qua đó cho thấy việc quản lý, theo dõi và cập nhật diện tích gây trồng phát triển Thảo quả ở các tỉnh miền núi phía Bắc gặp nhiều khó khăn do diện tích trồng không tập trung, người dân tự phát trồng, không theo quy hoạch Mặt khác chính sách đầu tư phát triển Thảo quả hiện nay ở các tỉnh này lại rất khác nhau

3.1.2 Năng suất

Bảng 2: Năng suất Thảo quả qua điều tra hộ gia đình

3 >100-150 kg khô/ha 24 20.9 25.3

4 >150-200 kg khô/ha 11 9.6 11.6

5 >200-250 kg khô/ha 13 11.3 13.7

Trang 3

Ghi chú: Giá trị khuyết là những phiếu phỏng vấn các cán bộ Sở, Phòng NN&PTNT huyện và

một số hộ trồng Thảo quả nhưng chưa cho quả

Kết quả điều tra hộ gia đình cho thấy (không tính giá trị khuyết), năng suất trải dài từ 50 –

600 kg khô/ha (bảng 2) trong đó:

- Tập trung nhiều nhất từ 50-300 kg khô/ha

- Đặc biệt 9 hộ có năng suất >350-400 kg khô/ha, 8 hộ có năng suất >400-600 kg

khô/ha

- Năng suất trung bình khoảng 220 kg khô/ha

3.1.3 Sản lượng

Tỉnh Lào Cai hiện có 4.790,4 ha (năm 2004) trong đó diện tích đang cho thu hoạch là

4.143,7 ha năng suất bình quân cho từ 8-10 tạ tươi/ha, năm 2004 sản lượng 37.293,3 tấn

tươi/năm tương đương 9.323,3 tấn khô/năm

Năm 2004 sản lượng Thảo quả của tỉnh Lai Châu 389 tấn khô/năm Tỉnh Hà Giang hiện nay

chưa có số liệu thống kê đầy đủ sản lượng Thảo quả trên toàn tỉnh

3.1.4 Tiêu thụ và giá cả

Mấy năm gần đây Thảo quả được giá, nguồn tiêu thụ chủ yếu là thị trường xuất khẩu sang

Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch Chính vì vậy mà giá Thảo quả mấy năm qua

(2001-2004) biến động rất lớn, năm 2002-2004 dao động trung bình trong khoảng 40.000đ-60.000đ/kg

khô, đặc biệt năm 2001 giá lên tới 150.000 đ/kg khô

3.1.5 Vai trò của Thảo quả trong kinh tế hộ gia đình ở vùng cao, so sánh với các nguồn thu

khác

Bảng 3 Thu nhập của hộ gia đình do Thảo quả mang lại

TT Khoảng thu nhập của hộ gia đình Số hộ % Diện tích (ha)

1 Thu nhập của hộ gia đình < 5 triệu đồng 44 38.3 0,5

2 5 triệu đồng ≤ Thu nhập<10 triệu đồng 27 23.5 1,0

3 10 triệu đồng ≤ Thu nhập <15 triệu đồng 9 7.8 1,5

4 15 triệu đồng ≤ Thu nhập <20 triệu đồng 8 7.0 2,0

5 20 triệu đồng ≤ Thu nhập <25 triệu đồng 2 1.7 2,5

6 25 triệu đồng ≤ Thu nhập <30 triệu đồng 4 3.5 3,0

7 30 triệu đồng ≤ Thu nhập <35 triệu đồng 2 1.7 3,5

8 35 triệu đồng ≤ Thu nhập <40 triệu đồng 4 3.5 4,0

9 40 triệu đồng ≤ Thu nhập <50 triệu đồng 4 3.5 5,0

10 50 triệu đồng ≤ Thu nhập <75 triệu đồng 1 0.9 6,0

11 75 triệu đồng ≤ Thu nhập < 100 triệu đồng 1 0.9 > 6,0

Kết quả thu nhập trong năm 2003 của hộ gia đình cho thấy (không tính giá trị khuyết):

41,5% số gia đình được hỏi có thu nhập ít hơn 5 triệu đồng 58,5% số gia đình được hỏi có thu

nhập ≥ 5 triệu đồng Đặc biệt có 10 hộ thu nhập từ 30 triệu đến 50 triệu đồng, 2 hộ thu nhập trên

50 triệu đồng

Theo phong tục của dân tộc Dao và Mông ở thôn bản vùng cao thường thì chăn nuôi gia

cầm, gia súc, trồng cây lương thực chỉ phục vụ cho nhu cầu gia đình, Thảo quả mới là cây có

tính chất hàng hoá Hộ gia đình dùng tiền bán Thảo quả làm nhà, mua xe máy và nhiều đồ dùng

đắt tiền khác trong gia đình như: Thôn Bản Pho xã Bản Qua huyện Bát Xát trên 90% số hộ gia

đình có xe máy nhiều hộ có 2 xe Xã Nậm Cang được coi là xã giầu nhất trong các xã ở huyện

Sa Pa mà nguồn thu chính của các hộ trong xã này chủ yếu từ Thảo quả Mặt khác, Thảo quả là

cây lâu năm trồng 1 lần thu hoạch nhiều lần do đó khi điều tra so sánh các hộ trồng Thảo quả

đều cho rằng thu nhập từ cây Thảo quả cao hơn thu nhập từ các cây khác rất nhiều và là thu

nhập chính của gia đình

Trang 4

3.2 Điều kiện khí hậu, đất đai khu vực trồng Thảo quả

3.2.1 Điều kiện khí hậu

Kết quả thu thập điều kiện khí hậu ở Trạm khí tượng thuỷ văn Sa Pa từ năm 2001 đến năm

2003 cho thấy: Khu vực trồng Thảo quả mùa hè có khí hậu á nhiệt đới, mùa đông có khí hậu ôn

đới Nhiệt độ trung bình năm 15,50C Lượng mưa trung bình hàng năm cao (2327.1 mm/năm)

Độ ẩm trung bình các tháng trong năm cao, khoảng 87% Số giờ nắng nhìn chung thấp, trung bình 3,93 giờ/ngày Đêm và sáng thường xuyên có sương mù Ngoài ra có năm vào mùa đông: tháng 11,12 và tháng 1 nơi trồng Thảo quả có băng và mưa tuyết

Tóm lại: Qua số liệu trên cho thấy Thảo quả cho hoa kết quả, sinh trưởng và phát triển thích hợp ở những nơi có điều kiện khí hậu mát, lạnh quanh năm, có lượng mưa và độ ẩm không khí

cao, là cây chịu được giá rét

3.2.2 Đặc điểm đất trồng Thảo quả

Bảng 4: Kết quả phân tích một số tính chất chủ yếu của đất nơi trồng Thảo quả

Dễ tiêu (mg/100g đất)

TT

PD

Độ sâu

lấy mẫu

(cm)

Độ

ẩm (%)

Dung Trọng (g/cm3)

pH KCl

Mùn

%

C/N

Đạm

%

P2O5 K2O

Loại

đất

1 0-10 47.76 0.766 3.61 12.23 13.32 0.532 0.022 15.06 20-40 44.29 0.883 4.16 3.81 11.09 0.199 0.002 4.82

20-40 47.89 0.882 4.13 4.17 11.59 0.208 0.006 7.23

20-40 38.86 1.221 3.94 4.46 17.06 0.152 0.009 11.45

Đất mùn vàng nhạt trên núi cao

đá mẹ Granitnai

20-40 35.14 1.204 3.98 2.39 10.09 0.137 0.089 16.27

20-40 54.70 1.034 3.90 4.25 11.84 0.208 0.042 6.63

20-40 56.22 0.890 3.98 5.34 12.41 0.249 0.005 8.44

Đất đỏ vàng trên đá macma axit

20-40 32.16 1.181 4.27 2.13 10.66 0.116 0.180 6.63

20-40 50.62 0.972 4.23 3.95 10.83 0.211 0.007 7.83

20-40 41.05 1.185 4.71 1.79 9.19 0.113 0.002 4.82

20-40 38.53 1.141 4.33 2.26 9.99 0.132 0.016 4.22

11 0-10 59.63 0.595 4.09 29.29 16.83 1.009 0.044 29.26

20-40 52.90 0.981 4.18 8.39 13.33 0.365 0.014 7.83

Đất mùn vàng nhạt trên núi cao

đá mẹ Granit

20-40 41.37 1.117 3.86 3.11 11.12 0.162 0.025 4.22

20-40 53.70 0.998 3.99 4.06 13.57 0.174 0.014 3.62

20-40 25.53 1.404 4.13 1.71 12.82 0.007 0.027 3.03

Đất mùn vàng đỏ trên

đá macma axit Bảng 4 là kết quả phân tích 28 mẫu đất của 14 phẫu diện cho thấy:

* Tính chất vật lý

Độ ẩm đất: nơi trồng Thảo quả có độ ẩm trung bình đến cao cụ thể:

+ Tầng đất mặt (tầng1) phẫu diện 11 có độ ẩm cao nhất là 59,63%, phẫu diện 14 có độ ẩm thấp nhất 36,76%

+ Tầng thứ 2 phẫu diện 6 có độ ẩm đất cao nhất 56,22%, phẫu diện 14 có độ ẩm đất thấp nhất 25,53%

Trang 5

Kết quả xác định dung trọng ở các OTC cho thấy đất nơi trồng Thảo quả nhìn chung tơi xốp,

thấm nước nhanh thoát nước tốt Tầng 1 phần lớn có dung trọng nhỏ hơn 1 (9/14 phẫu diện) và

đều thấp hơn tầng thứ 2

Đất trồng Thảo quả có tỷ lệ cấp hạt từ 2-0,02 mm chiếm tỷ lệ rất cao, thấp nhất phẫu diện 10

cũng có tỷ lệ >44% Chính vì vậy mà kết quả phân tích tỷ lệ sét có cấp hạt < 0,002 mm rất thấp

Như vậy đất trồng Thảo quả có thành phần cơ giới cát pha - thịt trung bình loại đất mùn vàng nhạt

và mùn vàng đỏ đá mẹ Granitnai, macma axit

* Tính chất hoá học

Nhìn chung đất nơi trồng Thảo quả chua, độ chua thuỷ phân cao, độ chua trao đổi thấp Giầu

đạm và kali nhưng nghèo lân Hàm lượng mùn nhiều, cao nhất phẫu diện 11, thấp nhất phẫu

diện 14

3.3 ảnh hưởng của tầng cây cao đến năng suất Thảo quả

3 3.1 Độ tàn che nơi trồng Thảo quả

3.3.1.1 Điều tra ngoài thực địa về ảnh hưởng của độ tàn che đến năng suất Thảo quả

Bảng 5: Số quả trung bình trong bụi Thảo quả tương ứng với các độ tàn che

TT

Độ tàn che Số bụi điều

tra

Số quả trung bình trong bụi

Số quả trung bình/khóm (tính cho 664

Sử dụng phương pháp kiểm định Kruskal-Wallis so sánh cho kết quả mức ý nghĩa (xác suất)

= 0,000 <0,05 có nghĩa số quả trung bình trong bụi Thảo quả ở các độ tàn che khác nhau là

khác nhau rõ rệt Bảng 5 cho kết quả, độ tàn che 0,5 - 0,6 cho năng suất cao nhất

3.3.1.2 Kinh nghiệm của người dân địa phương trong việc xác định độ tàn che nơi trồng

Bảng 6: Độ tàn che nơi trồng Thảo quả được xác định qua điều tra phỏng vấn hộ gia đình

Độ tàn che Số hộ được điều tra % % hợp lệ

Kết quả điều tra cho thấy 88.7% số hộ gia đình có kinh nghiệm giữ lại cây gỗ rừng giúp che

bóng cho Thảo quả, nhưng độ tàn che được các hộ gia đình này lựa chọn có biên độ rất lớn 0,3 –

0,8 So sánh với kết quả đo đếm ngoài thực địa cho thấy số hộ gia đình được hỏi có kinh

nghiệm lựa chọn độ tàn che phù hợp với cây Thảo quả không được cao chỉ chiếm 39,1% ở độ

tàn che 0,5-0,6

3.3.2 ảnh hưởng của chiều cao dưới cành tầng cây gỗ (H DC ) đến năng suất Thảo quả

Bảng 7: Số quả trung bình trong bụi Thảo quả tương ứng với HDC

TT Chiều cao dưới cành trung bình trong

OTC (m)

Số bụi điều tra

Số quả trung bình trong

bụi

Trang 6

2 7≤ Hdc <10 396 120,1

Số quả trung bình/khóm (tính cho 664

Sử dụng phương pháp kiểm định Kruskal-Wallis kiểm tra cho kết quả mức ý nghĩa (xác suất)

= 0,004 <0,05 có nghĩa ở các khoảng chiều cao dưới cành khác nhau có số quả trung bình trong bụi khác nhau rõ rệt trong tổng thể Bảng 7 cho thấy chiều cao dưới cành tầng cây che bóng trong khoảng 7m-10m cho năng suất cao nhất

3.4 ảnh hưởng của độ cao nơi trồng và các dạng địa hình đến năng suất (số quả) Thảo quả

3.4.1 ảnh hưởng của độ cao nơi trồng đến năng suất Thảo quả

Bảng 8: Số quả trung bình trong bụi Thảo quả tương ứng với độ cao địa hình

TT

Độ cao địa hình (m) Số bụi điều

tra

Số quả trung bình trong

bụi

Số quả trung bình/khóm (tính cho 664

Sử dụng phương pháp kiểm định Kruskal-Wallis kiểm tra cho kết quả mức ý nghĩa (xác suất)

= 0,000<0,05 có nghĩa ở các khoảng độ cao địa hình khác nhau có số quả trung bình trong bụi khác nhau rõ rệt trong tổng thể Bảng 8 cho thấy trồng Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên ở độ cao

so với mặt nước biển nằm trong khoảng 1200m-1700m cho hiệu quả nhất

3.4.2 ảnh hưởng của các dạng địa hình đến năng suất (số quả) Thảo quả

Bảng 9: Số quả trung bình trong bụi Thảo quả ở các vị trí địa hình

Dạngđịa hình Số lượng bụi điều

tra

Số quả TB trong

bụi

Sai tiêu chuẩn Sai số của sai tiêu

chuẩn

Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố tiến hành kiểm tra điều kiện bằng nhau của các phương sai cho kết quả các phương sai bằng nhau do xác suất = 0,394 > 0,05 Bảng phân tích phương sai cho xác suất F = 0,755 > 0,05 có nghĩa số quả trung bình trong bụi Thảo quả ở các vị trí địa hình sườn, đỉnh và khe tương đương nhau

Dùng tiêu chuẩn Bonferroni kiểm tra kết quả so sánh số quả trung bình trong bụi Thảo quả tương ứng với từng cặp địa hình khác nhau cho thấy các xác suất kiểm tra chênh lệch giữa các cặp địa hình đều > 0,05 có nghĩa số quả trung bình trong bụi Thảo quả ở 3 vị trí địa hình sườn,

đỉnh và khe tương đương nhau Như vậy, dưới tán rừng tự nhiên Thảo quả trồng tốt như nhau ở các vị trí sườn, đỉnh và khe

3.5 Đặc điểm rừng trồng Thảo quả dưới tán rừng trồng Tống quá sủ

Giá trị của Thảo quả cao như vậy, nhưng nhìn chung các công trình nghiên cứu từ trước đến nay hầu như chỉ đề cập đến việc gây trồng và phát triển Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên, chứ chưa đề cập đến trồng Thảo quả dưới tán rừng trồng Kết quả điều tra cho thấy: Thảo quả được trồng dưới tán rừng trồng hiện nay chỉ có ở Thị trấn Sa Pa tỉnh Lào Cai và chỉ thấy trồng dưới tán rừng Tống quá sủ, ở đây số hộ trồng Thảo quả dưới tán rừng trồng cũng rất ít

Trang 7

Nhóm điều tra đã tiến hành lập 2 OTC điển hình trên diện tích trồng Thảo quả dưới tán rừng trồng Tống quá sủ, kết quả cho ở các bảng sau:

Bảng 10: Một số đặc điểm rừng trồng Tống quá sủ và điều kiện nơi trồng Thảo quả ở Thị trấn Sa

Pa – Lào Cai

1 Độ cao nơi trồng so với mặt nước biển 1686 m 1598 m

3 D1.3 trung bình cây Tống quá sủ 15,7 cm 17,1 cm

6 Mật độ hiện tại cây Tống quá sủ 2258 cây/ha 2188 cây/ha Bảng trên cho biết Thảo quả được trồng trên vùng núi cao, dưới tán rừng trồng loài cây có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất, có độ tàn che tương đối cao, nhưng phải có độ thoáng dưới tán rừng

Bảng 11: Một số chỉ tiêu điều tra đo đếm Thảo quả trồng dưới tán rừng trồng Tống quá sủ

6 Đường kính gốc trung bình của các cây trong bụi 3.0 cm

Ghi chú: Giá trung bình năm 2004 khoảng 50.000 đ/kg khô

Mật độ hiện tại là hơi dày (bảng 11), thể hiện đường kính tán trung bình của bụi (2,9 m)

đã vượt quá xa khoảng cách các bụi (2,2m) mà đây mới là năm thứ 7 tính từ thời điểm trồng Năng suất hiện tại cao dẫn đến thu nhập từ việc trồng Thảo quả mang lại hiệu quả cao cho hộ trồng rừng (44.500.000 đ/ha), điều đó cho thấy Thảo quả trồng được dưới tán rừng trồng

3.6 Hiệu quả trồng Thảo quả, so sánh hiệu quả trồng dưới tán rừng tự nhiên với trồng dưới tán rừng trồng

3.6.1 Hiệu quả trồng Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên

Kết quả điều tra suất đầu tư cho 1 ha Thảo quả trồng dưới tán rừng tự nhiên cho thấy:

- 100% số hộ được hỏi không đầu tư phân bón cho Thảo quả Số lần chăm sóc hàng năm thường 1 lần/năm, chỉ phát cỏ dại, dây leo và chặt bỏ cây Thảo quả già, không vun xới gốc,

nên chi phí ít khoảng 16 công/ha/năm

- Toàn bộ các hộ đều sấy Thảo quả tươi trong rừng, chi phí khoảng 21 công/ha gồm: Kiếm củi

5 công, Khai thác Thảo quả tươi 5 công, Sấy 8 công, Vận chuyển Thảo quả khô từ rừng về

đến nhà 3 công

- Như vậy, tổng đầu tư cho 1 ha Thảo quả trồng dưới tán rừng tự nhiên trong 1 năm vào thời gian cho quả khoảng: 37 công x 30.000 đ/công = 1.110.000 đ/ha/năm

Hiệu quả của 1 ha Thảo quả trồng dưới tán rừng tự nhiên trong 1 năm vào thời gian cho quả là:

- 1 ha Thảo quả cho năng suất trung bình khoảng 220 kg khô/ha (mục 3.1.2) Giá bán tính trong 3 năm 2002, 2003, 2004 trung bình là 50.000 đ/kg khô, thành tiền 220 kg khô/ha x 50.000 đ/kg = 11.000.000 đ/ha/năm

Trang 8

- Hiệu quả = tổng thu/năm – tổng đầu tư/năm = 11.000.000 đ/ha/năm - 1.110.000 đ/ha/năm = 9.890.000 đ/ha/năm

3.6.2 Hiệu quả trồng Thảo quả dưới tán rừng trồng

Qua điều tra hộ gia đình cho biết suất đầu tư cho 1 ha Thảo quả trồng dưới tán rừng trồng cao gấp 3 lần dưới tán rừng tự nhiên tương đương 3.300.000 đ/ha/năm Hộ cũng không bón phân, đầu tư cao hơn do hộ thường xuyên chăm sóc, thời gian Thảo quả chín phải bảo vệ cộng với công khai thác, sấy và vận chuyển Thảo quả khô về nhà

Như vậy, hiệu quả trồng 1 ha Thảo quả dưới tán rừng trồng trong 1 năm vào thời gian cho quả là: 44.500.000 đ/ha/năm (bảng 11) - 3.300.000 đ/ha/năm = 41.200.000 đ/ha/năm Như vậy hiệu quả kinh tế trồng Thảo quả dưới tán rừng trồng cao hơn trồng dưới tán rừng tự nhiên

3.6.3 So sánh hiệu quả trồng Thảo quả dưới tán rừng trồng Tống quá sủ với trồng Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên

Hiện nay chỉ có Thảo quả trồng dưới tán rừng trồng Tống quá sủ ở huyện Sa Pa, nên đề tài chỉ so sánh Thảo quả trồng dưới 2 trạng thái rừng ở huyện Sa Pa nhằm loại trừ các nhân tố hoàn

cảnh không đồng nhất

Bảng 12: Số liệu thống kê về số quả trong bụi ở rừng trồng và rừng tự nhiên

TT Trạng thái rừng Tổng số bụi Số quả trung bình trong

bụi

Mật độ trồng (khóm/ha)

1 Trồng dưới tán rừng tự

980 khóm/ha

2 Trồng dưới tán rừng

trồng

Tổng số bụi (được điều

tra)

166

So sánh bằng tiêu chuẩn Mann-Whitney cho kết quả xác suất Z = - 5,757 < 0,05 có nghĩa năng suất Thảo quả trồng trong rừng tự nhiên và rừng trồng khác nhau rõ rệt, bảng 12 cho thấy năng suất dưới tán rừng trồng cao hơn

* Nguyên nhân bước đầu được đánh giá:

- Năng suất Thảo quả trồng dưới tán rừng trồng thuộc những năm đầu cho quả (năm thứ 3 cho quả)

- Độ tàn che và chiều cao dưới cành rừng trồng Tống quá sủ phù hợp với đặc tính sinh thái của

cây Thảo quả

- Hộ gia đình thường xuyên chăm sóc Thảo quả không để cho dây leo, cỏ dại cạnh tranh với cây

Thảo quả

Mật độ Thảo quả trồng dưới tán rừng trồng hiện tại (2000 khóm/ha) cao hơn rất nhiều so với

mật độ Thảo quả trồng trong rừng tự nhiên (980 khóm/ha)

3.7 Các biện pháp kỹ thuật trồng Thảo quả

3.7.1 Kỹ thuật trồng Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên

3.7.1.1 Nơi trồng

Điều tra phỏng vấn 115 hộ về nơi trồng Thảo quả cho kết quả: 100% số hộ được hỏi đều cho

biết nơi trồng là nơi có đất tốt ẩm, khí hậu ẩm mát quanh năm và có tầng cây gỗ che bóng nhưng

phải có độ thoáng dưới tán rừng

3.7.1.2 Kỹ thuật tạo giống: Kết quả điều tra cho thấy có hai biện pháp tạo giống Thảo quả

a Tạo giống bằng thân ngầm: Giống bằng thân ngầm gồm 2 phần

- Phần thân khí sinh: là phần trên mặt đất mang bẹ lá và lá, không có mắt mầm

- Phần thân ngầm: là phần dưới mặt đất mang mắt mầm và là nơi cho hoa kết quả

Cây có tuổi được chọn để làm giống bằng thân ngầm tốt nhất từ 6-9 tháng tuổi (chiếm cao nhất 60,9% số hộ được hỏi), hoặc trên 9-12 tháng tuổi, chon ở bụi đã cho quả, quả to đều năng

Trang 9

suất cao và ổn định Thời điểm tách giống kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9 chiếm 91,3% số hộ gia

đình được hỏi

Tiêu chuẩn giống bằng thân ngầm đem trồng: Chiều cao 60-80cm mỗi giống có từ 2 mắt

mầm trở lên

b Kỹ thuật tạo giống bằng cây con gieo từ hạt

Bụi thường xuyên sai quả, quả to đều được các hộ chọn làm giống Thu hái giống vào tháng

10 và tháng 11 Vườn ươm được hộ gia đình làm ngay trong rừng, làm đất vườn ươm trước khi thu

hái quả giống

Kỹ thuật làm đất vườn ươm: dãy phát dọn cỏ dại, cuốc xới đất tạo thành luống có chiều rộng

1,0-1,2m, chiều dài luống tuỳ thuộc số lượng hạt gieo và địa hình, chiều rộng rãnh luống

35-40cm, chiều cao luống khoảng 15-20cm Chọn nơi gieo ươm có độ tàn che khoảng 0,4-0,6

Khi quả giống chín già hộ gia đình thu hái tách vỏ quả, trà sát cho sạch lớp áo xơ của hạt và

thường gieo ngay cự ly gieo hạt khoảng 10x10cm, các hộ đều không xử lý hạt giống trước khi

gieo

Kỹ thuật gieo: rắc hạt đều trên luống sau đó dùng đất nhỏ rắc lên trên lớp hạt sao cho vừa đủ

lấp kín hạt giống rồi dùng bàn tay dận nhẹ đều trên mặt luống

Chăm sóc: Các hộ gia đình đều không bón phân trong thời gian gieo ươm, chỉ nhặt lá rơi

cành rụng trên luống giúp cho hạt nảy mầm, các hộ hầu như không chăm sóc không làm cỏ phá

váng cho cây giống

Cây con đem trồng thường có tuổi khoảng 12-24 tháng, tuổi này được 94,8% số hộ được hỏi

lựa chọn Chiều cao cây con khi trồng tối thiểu ≥ 40 cm,, cây to mập khoẻ, không bị sâu bệnh

Qua kinh nghiệm các hộ trồng Thảo quả cho biết cây giống có nguồn gốc gieo từ hạt có ưu

điểm hơn cây trồng bằng thân ngầm về năng suất, tuổi thọ, chính vì vậy hiện nay người dân

đang dần thay thế cây giống từ thân ngầm sang cây giống từ hạt Hạn chế là thời gian bắt đầu

bói quả của cây giống gieo từ hạt chậm hơn khoảng 1-2 năm

3.7.1.3 Mật độ trồng

a Điều tra ngoài thực địa về ảnh hưởng của mật độ đến năng suất Thảo quả

Bảng 13: Năng suất Thảo quả và số quả trung bình trong bụi tương ứng với mật độ trồng

TT

Mật độ trồng Số bụi điều

tra

Số quả trung bình trong

bụi

Năng suất (kg khô/ha)

1 2,5 m x 3 m (1333

k/ha)

63 56,8 189,3

2 3 m x 3 m (1111

k/ha)

170 112,1 311,4

4 3,5 m x 4 m (714

k/ha)

196 104,0 185,7

Số quả trung

bình/khóm (tính cho

664 khóm)

109

Ghi chú: Qua phỏng vấn và cân thí điểm: Trung bình 95-105 quả tươi/kg; Sấy 10 kg tươi được

từ 2-3kg khô

Sử dụng phương pháp kiểm định Kruskal-Wallis cho kết quả mức ý nghĩa (xác suất) =

0,000<0,05 có nghĩa ở các mật độ khác nhau có số quả trung bình trong bụi khác nhau rõ rệt

Bảng 13 cho thấy mật độ trồng 1111 cây(khóm)/ha (3 m x 3 m) cho năng suất cao nhất

b Kinh nghiệm của người dân địa phương trong việc xác định mật độ trồng

Tất cả các hộ đều xác định được mật độ trồng Thảo quả của gia đình mình Nhưng số hộ gia

đình có kinh nghiệm lựa chọn mật độ trồng phù hợp với đặc tính sinh thái của cây Thảo quả không

được cao chỉ chiếm 45,2% số hộ được hỏi (hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 3 m)

3.7.1.4 Xử lý thực bì

8

Trang 10

100% số hộ được hỏi đều cho biết khi trồng phải để độ tàn che cho cây Thảo quả, cần luỗng

phát toàn diện dây leo cỏ dại, chặt bỏ cây bụi

3.7.1.5 Kích thước hố trồng Thảo quả

Bảng 14: Kích thước hố trồng Thảo quả được xác định qua điều tra

Bảng 14 cho biết có 3 kích thước hố trồng Thảo quả được các hộ gia đình lựa chọn trong đó:

kích thước 20x20x20cm hoặc 10x10x10cm được trồng cho giống gieo từ hạt Kích thước hố

30x30x30cm được trồng cho giống bằng thân ngầm Bảng 14 cho thấy hiện nay đa số các hộ lựa

chọn trồng Thảo quả được gieo từ hạt (90,4% số hộ gia đình được hỏi)

3.7.1.6 Thời vụ trồng

Bảng 15: Kinh nghiệm của các hộ gia đình trong việc xác định thời vụ trồng Thảo quả

Thời vụ trồng Số hộ được điều tra %

Bảng 15 cho kết quả: thời vụ trồng vào mùa mưa (mùa hè) từ tháng 6 đến tháng 8 chiếm

nhiều nhất tương đương 49,6% tổng số hộ được điều tra, do mùa mưa ở vùng núi cao thường

mát, độ ẩm không khí và độ ẩm đất cao thích hợp cho việc gây trồng Thảo quả Ngoài ra có thể

trồng vào mùa xuân nhưng phải tránh những ngày giá rét

3.7.1.7 Kỹ thuật trồng

Qua điều tra phỏng vấn các hộ cho biết:

Trồng bằng cây con gieo từ hạt: Dùng cuốc moi đất tạo hố có kích thước khoảng

15x15x15cm đủ để đặt cây con, đặt cây thẳng đứng giữa hố, lấp đất dậm chặt, không lấp đất sâu

quá cổ rễ

Trồng bằng thân ngầm: Dùng cuốc moi đất tạo hố có kích thước khoảng 20x20x20cm đặt cây

đúng giữa hố, sau đó lấp đất đầy hố, lấy chân dậm chặt xung quanh gốc, chú ý không lấp đất sâu quá

cổ rễ và không làm tổn thương đến mắt mầm

3.7.1.8 Chăm sóc, bón phân và sâu bệnh hại

100% số hộ trồng Thảo quả khi điều tra đều cho biết hộ không đầu tư bón phân hữu cơ cũng

như vô cơ

Mặt khác cho tới nay hầu như chưa thấy Thảo quả bị sâu bệnh hại nên chưa có hộ gia đình nào

phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật Hàng năm các hộ có chăm sóc, số lần chăm sóc và thời

gian chăm sóc được đưa ra ở bảng 16

Bảng 16 Số lần chăm sóc Thảo quả qua điều tra các hộ gia đình

TT Số lần chăm sóc/năm Số hộ được điều tra %

Bảng 16 cho biết số lần chăm sóc rừng trồng Thảo quả hàng năm của các hộ gia đình rất ít

cụ thể:

Trong tổng số hộ được điều tra có 47 hộ chăm sóc 1 lần/năm chiếm 40,9%, thời điểm chăm

sóc thường kết hợp cùng với thời gian thu hoạch quả vào tháng 9 đến tháng 10

Ngày đăng: 21/06/2014, 03:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Năng suất Thảo quả  qua điều tra hộ gia đình - Nghiên cứu khoa học " Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc " doc
Bảng 2 Năng suất Thảo quả qua điều tra hộ gia đình (Trang 2)
Bảng 3. Thu nhập của hộ gia đình do Thảo quả mang lại - Nghiên cứu khoa học " Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc " doc
Bảng 3. Thu nhập của hộ gia đình do Thảo quả mang lại (Trang 3)
Bảng 4: Kết quả phân tích một số tính chất chủ yếu của đất nơi trồng Thảo quả - Nghiên cứu khoa học " Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc " doc
Bảng 4 Kết quả phân tích một số tính chất chủ yếu của đất nơi trồng Thảo quả (Trang 4)
Bảng 5: Số quả trung bình trong bụi Thảo quả tương ứng với các độ tàn che - Nghiên cứu khoa học " Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc " doc
Bảng 5 Số quả trung bình trong bụi Thảo quả tương ứng với các độ tàn che (Trang 5)
Bảng 6: Độ tàn che nơi trồng Thảo quả đ−ợc xác định qua điều tra phỏng vấn hộ gia đình - Nghiên cứu khoa học " Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc " doc
Bảng 6 Độ tàn che nơi trồng Thảo quả đ−ợc xác định qua điều tra phỏng vấn hộ gia đình (Trang 5)
Bảng 8: Số quả trung bình trong bụi Thảo quả tương ứng với độ cao địa hình - Nghiên cứu khoa học " Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc " doc
Bảng 8 Số quả trung bình trong bụi Thảo quả tương ứng với độ cao địa hình (Trang 6)
Bảng 11: Một số chỉ tiêu điều tra đo đếm Thảo quả trồng dưới tán rừng trồng Tống quá sủ - Nghiên cứu khoa học " Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc " doc
Bảng 11 Một số chỉ tiêu điều tra đo đếm Thảo quả trồng dưới tán rừng trồng Tống quá sủ (Trang 7)
Bảng 10: Một số đặc điểm rừng trồng Tống quá sủ và điều kiện nơi trồng Thảo quả ở Thị trấn Sa - Nghiên cứu khoa học " Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc " doc
Bảng 10 Một số đặc điểm rừng trồng Tống quá sủ và điều kiện nơi trồng Thảo quả ở Thị trấn Sa (Trang 7)
Bảng 12: Số liệu thống kê về số quả trong bụi ở rừng trồng và rừng tự nhiên - Nghiên cứu khoa học " Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc " doc
Bảng 12 Số liệu thống kê về số quả trong bụi ở rừng trồng và rừng tự nhiên (Trang 8)
Bảng 13: Năng suất Thảo quả và số quả trung bình trong bụi tương ứng với mật độ trồng - Nghiên cứu khoa học " Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc " doc
Bảng 13 Năng suất Thảo quả và số quả trung bình trong bụi tương ứng với mật độ trồng (Trang 9)
Bảng 14: Kích thước hố trồng Thảo quả được xác định qua điều tra - Nghiên cứu khoa học " Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc " doc
Bảng 14 Kích thước hố trồng Thảo quả được xác định qua điều tra (Trang 10)
Bảng 14 cho biết có 3 kích thước hố trồng Thảo quả được các hộ gia đình lựa chọn trong đó: - Nghiên cứu khoa học " Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc " doc
Bảng 14 cho biết có 3 kích thước hố trồng Thảo quả được các hộ gia đình lựa chọn trong đó: (Trang 10)
Bảng 17: Kết quả điều tra kỹ thuật trồng Thảo quả d−ới tán rừng trồng Tống quá sủ - Nghiên cứu khoa học " Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc " doc
Bảng 17 Kết quả điều tra kỹ thuật trồng Thảo quả d−ới tán rừng trồng Tống quá sủ (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w