1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu khoa học " ảnh hưởng của chính sách tới phát triển trồng rừng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía bắc " docx

10 424 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 157,28 KB

Nội dung

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng BV&PTR năm 1991, sửa đổi năm 2004: Một số nhận xét và đánh giá chủ yếu về các chính sách: + Quyết định 08/2001/QĐ/TTg đã thay đổi định hướng một thời l

Trang 1

ảnh hưởng của chính sách tới phát triển trồng rừng sản xuất ở các

tỉnh miền núi phía bắc

Võ Đại Hải và các cộng tác viên

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

I/ Đặt vấn đề:

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đặt ra nhiệm vụ phải trồng 3 triệu ha rừng sản xuất (RSX) giai

đoạn 1998-2010, tuy nhiên cho đến năm 2005 chúng ta mới đạt 49% kế hoạch, so với nhiệm vụ đến năm 2010 chỉ đạt 34% Chính vì vậy, tại Hội nghị sơ kết Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tổ chức ngày 11-12/10/2005 Chính phủ đã chỉ đạo trong thời gian tới cần tập trung đẩy mạnh phát triển trồng RSX

Nghiên cứu này là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng của đề tài: “Nghiên cứu phát triển

trồng RSX có hiệu quả kinh tế và bền vững vùng miền núi phía Bắc” thuộc Chương trình Nghiên cứu

Khoa học Công nghệ phục vụ phát triển Nông nghiệp miền núi phía Bắc (MNPB), được Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện từ giữa năm 2002 đến hết năm 2005 trên địa bàn các tỉnh MNPB

II/ Mục tiêu:

Phân tích và đánh giá các chính sách có liên quan đến phát triển trồng RSX đã có, rút ra được những ưu, nhược điểm, từ đó đề xuất một số khuyến nghị

III/ Nội dung nghiên cứu:

- Tổng quan những chính sách đã có liên quan đến khai thác, vận chuyển và thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất

- Đánh giá những mặt thành công và tồn tại của các chính sách đã có đến phát triển trồng RSX

- Đề xuất một số khuyến nghị

IV/ Phương pháp nghiên cứu:

- Tham khảo có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có về các vấn đề có liên quan như các báo cáo, bài báo, tài liệu khoa học,… đặc biệt tài liệu hội thảo do đề tài tổ chức ngày 21/10/2004 tại viện Khoa Học Lâm nghiệp Việt Nam

- Tóm trích một số văn bản gốc: các Quyết định, Chỉ thị của Nhà nước, theo các văn bản pháp luật về Lâm nghiệp tập 1, tập 2, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994, các văn bản pháp quy

về lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp 2000,

- Khảo sát thực địa tại các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hoà Bình, Sơn La, Bắc Giang được tiến hành từ 2003 đến 2005

V/ Kết quả nghiên cứu và thảo luận:

5.1 Những chính sách chủ yếu khuyến khích phát triển trồng RSX

5.1.1 Các chính sách về quản lý rừng

Có 2 văn bản pháp luật quan trọng về quản lý rừng là:

- Quyết định 08/2001/TTg ngày 11/01/2001 về quy chế quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất là rừng tự nhiên

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) năm 1991, sửa đổi năm 2004:

Một số nhận xét và đánh giá chủ yếu về các chính sách:

+ Quyết định 08/2001/QĐ/TTg đã thay đổi định hướng một thời là “đóng cửa rừng tự nhiên” và

bổ sung hoàn thiện theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991 về mặt quy hoạch, kế hoạch 3 loại rừng; về kinh doanh sử dụng rừng tự nhiên là RSX cho các lâm trường và chủ rừng khác được giao và thuê đất Đây cũng là điểm mới đã được cụ thể hoá hơn mở đường cho việc sản xuất kinh doanh rừng

tự nhiên, một tài nguyên thế mạnh của rừng nước ta đã bị khai thác lạm dụng sau hàng chục năm + Luật BV&PTR sửa đổi năm 2004 đã chính thức ghi nhận các bổ sung điều chỉnh đó nâng cao giá trị pháp lý của Quyết định 08/2001/TTg; ngoài ra còn bổ sung áp dụng cho cả đối tượng RSX là rừng trồng tạo khung pháp lý cho phát triển trồng RSX theo cơ chế thị trường

Trang 2

+ Tuy nhiên, tại Luật BV&PTR sửa đổi năm 2004 đã loại bỏ “đất chưa có rừng được quy hoạch cho lâm nghiệp” theo Luật BV&PTR năm 1991, trong đó đất lâm nghiệp chỉ còn là đất có rừng mà thôi Ngoài ra, mặc dù vậy khâu giao đất RSX là rừng tự nhiên còn chậm mới dừng lại ở thí điểm tại một vài nơi ở Tây nguyên, khâu quy hoạch, kế hoạch cũng chỉ mới dừng lại ở trên bản đồ, khâu cho thuê đất RSX gần như chưa có ở đâu thực hiện,…

+ Tất cả đều do thủ tục còn rườm rà phức tạp, phương pháp đánh giá thực trạng tài nguyên RSX chưa được xây dựng một cách khoa học, thực tiễn và khả thi; chưa có những hướng dẫn, chế định cụ thể để thực thi quy hoạch trên thực địa vv…, cho nên chậm hoặc chưa đi vào thực tế

5.1.2 Các chính sách chủ yếu về đất đai

- Luật đất đai sửa đổi năm 2003

- Nghị định 02/ CP ngày 15/01/1994 quy định việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp

- Nghị định 163/CP ngày 16/11/ 1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia

đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp

- Nghị định 01/CP ngày 01/01/1995 về giao khoán đất và rừng sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp

Một số nhận xét và đánh giá chủ yếu về các chính sách:

+ Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản được giao có chủ thực sự - điểm mấu chốt nhất để thu hút các thành phần kinh tế tham gia và xã hội hoá nghề rừng, một quốc sách của Nhà nước nhưng vẫn còn

bị bế tắc trong nhiều năm Theo thời gian, các Nghị định 02/CP (1994), Nghị định 01/CP (1995), Nghị

định 163/CP (1999) và Luật đất đai sửa đổi (2003) đã dần dần tháo gỡ được bế tắc đó

+ Nhiều quy định cụ thể về giao đất cho tổ chức, cá nhân, hộ sử dụng ổn định lâu dài (sổ đỏ) theo Nghị định 02/CP, giao khoán đất và RSX theo chu kỳ kinh doanh cho các đối tác nói trên (sổ xanh) theo Nghị định 01/CP; giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các đối tác đó sử dụng ổn định lâu dài theo 163/CP đã tháo gỡ cơ bản được nút tắc này

+ Luật đất đai sửa đổi 2003 đã kế thừa được các chính sách ấy tạo khung pháp lý vững chắc cho quyền sở hữu đất đai với các mức độ ưu đãi khác nhau để khuyến khích, thu hút mọi thành phần kinh

tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là RSX Tuy vậy, cũng còn lại không ít khó khăn, đất đai

bị chia và giao manh mún nên không phù hợp với mục tiêu trồng rừng nguyên liệu tập trung, quy hoạch tổng thể đất đai giữa các ngành và trong ngành chưa rõ ràng và ổn định đặc biệt RSX, cho nên trong thực tế khó tìm được đất đai để phát triển nghề trồng rừng, lý do chính là các chế định và biện pháp tổ chức thực hiện chưa đủ mạnh

5.1.3 Các chính sách về đầu tư, tín dụng và thuế sử dụng đất

- Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994 (sửa đổi):

- Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, 1996:

- QĐ 264/ 92/ CP ngày 22/2/1992 về chính sách đầu tư phát triển rừng:

- Nghị định 106/2004/ CP 1/4/2004 về tín dụng đầu tư phát triển

- Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 và QĐ 199/2001/TTg ngày 28/12/2001 về đối tượng miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Nghị định 74/CP ngày 25/10/1993 quy định chi tiết thi hành luật thuế sử dụng đất nông nghiệp:

- Nghị quyết Quốc hội 2003 về miễn giá thuế sử dụng đất nông nghiệp

Một số nhận xét và đánh giá chủ yếu về các chính sách:

- Về chính sách đầu tư

+ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994 (sửa đổi) và Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài năm 1996 đã tạo được khung pháp lý thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào trồng RSX, một lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro và lâu thu hồi vốn Việc xếp trồng RSX vào nhóm ngành ưu tiên A cần

Trang 3

khuyến khích hoặc vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn (B, C) được ưu đãi đầu tư miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, miễn nộp thuế sử dụng đất,… tạo được độ thông thoáng để thu hút các đối tác

+ Việc khuyến khích đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập, ngoại trừ công ty Kiên Tài ở Kiên Giang trồng Bạch đàn trên đất phèn đã thất bại, còn lại công ty liên doanh VIJACHIP Đà Nẵng giữa 5

đơn vị Việt Nam và Nisso Iwai Nhật Bản, công ty QPFL trồng rừng và xuất khẩu dăm mảnh ở Bình

Định bằng 100% vốn nước ngoài - thuộc vùng Nam Trung Bộ còn hoạt động có hiệu quả; ở Nam Bộ và Bắc Bộ chưa có đầu tư nước ngoài nào cho kinh doanh trồng RSX

+ Với khuyến khích đầu tư trong nước có độ thông thoáng rõ nét hơn nhưng với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng chưa thu hút được nhiều ngoại trừ một vài doanh nghiệp tư nhân có đầu tư và biết làm giàu bứt phá bằng cách liên kết với hộ dân để tích tụ đất đai và bao tiêu sản phẩm như Doanh nghiệp trồng rừng 327 ở Yên Bái (ông Đỗ Thập), còn lại phần lớn cũng bị rào cản trở về thiếu vốn, về chờ đợi ưu đãi lãi suất vốn vay mà không vươn lên đầu tư về công nghệ, đặc biệt là thâm canh

- Về các chính sách tín dụng

+ Quyết định 264/91/CP về hình thức đầu tư tín dụng lãi suất ưu đãi, Nghị định 106/2004/CP về tín dụng đầu tư phát triển đã đưa ra nhiều hình thức ưu đãi để khuyến khích trồng rừng kể từ khi bắt

đầu kết thúc giai đoạn bao cấp vào năm 1990 Bắt đầu vào thời kỳ đổi mới Quyết định 264/91 được vay theo dự án được duyệt cho trồng rừng nguyên liệu từ lúc bắt đầu đến thành thục lãi đơn 1 lần vào khai thác chính nhưng không quá 5 năm với mức lãi khoảng 6,6%/năm Các lâm trường đều chấp nhận được nhưng vốn ngân sách hạn chế nên cũng duy trì được khoảng 10 năm và hạn chế cho một số vùng và

đơn vị trồng nguyên liệu giấy, gỗ mỏ mặc dù có nhiều thuận lợi cho đơn vị sản xuất: thu lãi đơn, 1 lần, cuối chu kỳ

+ Quyết định 106/04/CP mở rộng nhiều hình thức hơn cho cả tín dụng thương mại và tín dụng

ưu đãi với nhiều hình thức cụ thể như cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư rất phong phú thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia hơn Tuy nhiên, thủ tục phức tạp như phải có dự án duyệt hàng năm, nộp lãi hàng năm vv… Mặc dù mức lãi chuyển từ 7%/năm thời gian

đầu rồi được hạ xuống 5,4 %/năm hiện nay nhưng cũng có ít chủ rừng được vay để phát triển trồng rừng Xu thế chung là muốn giảm lãi suất thấp hơn hoặc giữ cao theo cách vay và thu lãi như 264/91/CP và nếu theo hướng cứ mong chờ vào giảm lãi suất đó thì không thúc đẩy người trồng rừng vươn lên trong cạnh tranh thị trường

- Về các chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp

Đã có rất nhiều văn bản ưu đãi miễn giảm thuế đất trồng RSX như luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993; Nghị định 74/93/CP; Quyết định 1999/01/CP; Nghị quyết Quốc hội năm 2003 quy

định về miễn giảm thuế nhằm thu hút nhiều đối tượng thực hiện trồng RSX Tuy nhiên, có 2 cản trở lớn

mà luật chưa phát huy được tác dụng là:

- Rừng trồng sản xuất thường có chu kỳ dài ngày, chậm thu hồi vốn

- Thủ tục cũng còn nhiều rắc rối, rườm rà

5.1.4 Các chính sách về khai thác, vận chuyển và thị trường lâm sản

- QĐ 136/CP ngày 31/ 7/1998 sửa đổi một số quy định về thủ tục xuất khẩu gỗ lâm sản

- QĐ 661/98/CP phần chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm đối với rừng trồng sản xuất

- Chỉ thị 19/TTg ngày 16/7/1999 về biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng

- QĐ 80/02/TTg ngày 24/6/2002 về khuyến khích tiêu thụ nông sản (gồm lâm sản hàng hoá)

- QĐ 160/TTg ngày 4/9/1998 quy hoạch ngành giấy đến năm 2010; QĐ 149/98/ TTg ngày 21/8/ 1998 quy hoạch vùng gỗ mỏ

- QĐ 02/1999/ BNN /PTLN ngày 05/01/ 1999; QĐ 04/2004 /BNN/LN (sửa đổi) ngày 02/02/2004 và QĐ 40/2005/BNN (sửa đổi) ngày 07/7/2005 về ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác

* Những thành công:

Trang 4

• Các QĐ 136/98/CP sửa đổi một số quy định về thủ tục xuất khẩu gỗ, lâm sản, QĐ 661/98/CP phần

về chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm đối với rừng trồng sản xuất, các Quyết định 02/1999/BNN/PTLN, 04/2004/BNN/LN, QĐ 40/2005/BNN ngày 07/7/2005 về ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác đã cho phép chủ rừng có quyền tự quyết định thời điểm, phương thức khai thác, tự do lưu thông sản phẩm gỗ RTSX, Đặc biệt QĐ 40/2005/BNN đã có điều chỉnh về việc khai thác các loài cây ở rừng trồng, vườn rừng có tên trùng với các cây ở rừng tự nhiên, đã tháo

gỡ những khó khăn thực tiễn lâu nay gặp phải, khuyến khích người dân phát triển trồng cây bản

địa, cây có chu kỳ dài ngày, gỗ có chất lượng cao, Như vậy, vấn đề khai thác, lưu thông, tiêu thụ

và thị trường lâm sản đã thông thoáng hơn trước rất nhiều

• Các quyết định này cũng khuyến khích chế biến, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến,… từ đây đã

mở đường cho việc xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ đã qua chế biến ở nước ta ra thị trường thế giới, kích thích trồng RSX và chế biến,… Như vậy, đã tháo gỡ được rào cản lớn nhất trước đây, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ nước ta năm 2004 đạt 1,2 tỷ USD và dự kiến năm 2005 đạt 1,5

tỷ USD Đây là bước tiến rất đáng kể của ngành chế biến gỗ nước ta

• Các Quyết định 19/99/TTg, Quyết định 80/02/TTg khuyến khích sử dụng gỗ, xuất khẩu gỗ rừng trồng, khuyến khích doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ lâm sản với người sản xuất để chế biến tiêu thụ lâm sản hàng hoá, hộ gia đình được sử dụng giá trị sử dụng quyền sử dụng đất để góp vốn, liên doanh, liên kết chế biến, kinh doanh, xuất khẩu lâm sản,… Lần đầu tiên đã có chính sách tạo điều kiện liên kết cho dòng nguyên liệu từ trồng rừng đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm vốn đã bị chia cắt, kìm hãm phát triển trồng RSX cả thời gian rất dài trước đây Trong thực tiễn sản xuất đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả giữa các doanh nghiệp với hộ trồng rừng như ở Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Lạng Sơn, , giữa các cơ sở chế biến với đơn vị thu mua và vận chuyển lâm sản như ở Tuyên Quang, Bắc Giang,

• Các Quyết định 160/98/TTg và 149/98/TTg về quy hoạch vùng giấy và vùng mỏ là cơ sở pháp lý quan trọng để hoàn thành quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung theo hướng ổn định bền vững sản xuất hàng hoá cũng gắn tạo nguyên liệu chế biến và tiêu thụ, đầu tư cơ sở hạ tầng cho khai thác vận chuyển Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các vùng sâu, vùng xa - nơi cơ sở hạ tầng còn nhiều thấp kém, việc vận chuyển lâm sản gặp nhiều khó khăn

* Những tồn tại chính:

Trong thực tiễn còn gặp 3 rào cản lớn cho tất cả các khâu:

- Sự lợi dụng các khe hở của người trồng rừng, chủ hộ và cá nhân do chưa có đủ trình độ sản xuất công nghiệp hàng hoá và những tư thương lợi dụng quy luật thị trường tự do trong mua bán, thu gom sản phẩm để ép giá, gây khó khăn cho người trồng rừng

- Các loại phí vô hình và “luật lệ” khác của những người có chức quyền và những người có thế lực gây cản trở đường đi của dòng nguyên liệu từ đầu vào đến đầu ra

- Các chế tài địa phương từ khâu quy hoạch cho đến áp dụng các luật lệ, chính sách riêng cho nên trong thực tế mọi khâu đều không được vận động đúng theo quỹ đạo của các văn bản quy định Các chính sách của địa phương cũng nảy sinh ra nhiều hạn chế cả về phát triển trồng RSX cũng như lưu thông, chế biến sản phẩm hàng hoá Gần như tỉnh nào cũng có dự án trồng rừng nguyên liệu giấy và ván nhân tạo trong lúc vốn và thị trường tiêu thụ không cho phép do các dự án chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan Các công ty vận chuyển gỗ nguyên liệu của tỉnh giữ vai trò bắt buộc để đưa gỗ rừng trồng từ bãi 1 (cửa rừng) đến bãi 2 (nơi có thể vận chuyển được bằng ô tô) cản trở tính chủ động của chủ rừng và phải chịu giá bán nguyên liệu thấp gây thiệt hại cho người trực tiếp trồng rừng kể cả mọi thành phần kinh tế có RSX

Một số quy định cụ thể chưa sát thực tế nên không khả thi Gỗ nguyên liệu giấy thừa chủ yếu do quy định giá mua thấp và không được bán ngoài vùng nên nhu cầu gỗ ván nhân tạo tuy ít nhưng vẫn thiếu nguyên liệu Quy định thuế suất 2% cho cây rừng không phân biệt hạng đất chỉ có lợi cho cơ quan thuế khi tính thuế, thu nộp thuế, không tạo ra sự công bằng giữa các hạng đất tốt, xấu, không khuyến

Trang 5

khích thâm canh vì sản lượng nhiều phải nộp nhiều và ngược lại, hay nếu không đưa đất vào sản xuất không nộp thuế,…

Các quy định thông thoáng về khai thác, lưu thông tuy đã thúc đẩy, tháo gỡ được tình trạng

“cấm vận” trước đây nhưng cũng còn nhiều khe hở để tư thương lợi dụng ép giá, ép công với chủ rừng Các hợp đồng liên kết hoặc giao khoán đất trồng RSX giữa chủ rừng (lâm trường, công ty) với dân nhiều nơi bị phá vỡ do đến lúc thu hoạch người nhận đất, nhận rừng không tuân thủ tỷ lệ ăn chia như

đã ký kết vẫn không được xử kịp thời và nghiêm minh

5.1.5 Các chính sách khác có liên quan

- QĐ 187/CP về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh

- Nghị quyết 28/TW của Bộ Chính trị ngày 16/6/2003 về tiếp tục đổi mới nông lâm trường quốc doanh

- Nghị quyết 03/2000 /CP ngày 25/6/2000 về kinh tế trang trại

- QĐ 178/TTg ngày 12/1/2001 về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ, cá nhân được giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp

- Chỉ thị 19/04/TTg ngày 01/6/2004 về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ

- Các dự án quốc tế, dự án và chính sách địa phương

Có 5 mảng vấn đề có liên quan có tính chất bổ sung hỗ trợ cho 4 lĩnh vực chủ yếu đã đề cập là: Quản lý rừng - đất đai - đầu tư tín dụng và thuế đất - khai thác lưu thông chế biến và thị trường, đó là:

i) Lâm trường quốc doanh:

Các QĐ 187/CP về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh, Nghị định 28/03/BCT về tiếp tục đổi mới lâm nông trường quốc doanh chấm dứt được một thời gian dài trồng rừng theo kế hoạch bao cấp, làm ăn không có hiệu quả của các đơn vị này Nhà nước giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho lâm trường có quyền quyết định thời điểm, phương thức khai thác, tự do lưu thông sản phẩm, trích lập quỹ hỗ trợ sản xuất, đầu tư thâm canh gắn vùng nguyên liệu với chế biến hoạt động theo cơ chế kinh doanh Trên thực tế vẫn còn 2 loại lâm trường trực thuộc các tổng công ty

và trực thuộc UBND tỉnh, trong số đó chỉ có ít lâm trường làm ăn có lãi và đứng vững với cơ chế thị trường nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là họ chưa được tự chủ, vẫn chịu sự chi phối của cấp trên, ngoại trừ một số như lâm trường Đoan Hùng, Uông Bí,… đã tạo được dòng nguyên liệu khép kín, mạnh dạn kinh doanh tổng hợp gắn khai thác chế biến, tận dụng mọi phế phẩm ngoài nguyên liệu chính (gỗ giấy,

gỗ mỏ) tìm được đầu ra và đầu tư thâm canh

ii) Văn bản bổ sung:

Các Nghị quyết 03/2000/TTg về kinh tế trang trại; QĐ 178/01/TTg về quyền lợi, nghĩa vụ của

hộ được giao, thuê khoán rừng và đất lâm nghiệp, chỉ thị 19/04/TTg về giải pháp phát triển ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ; QĐ 95/CP cho lập quỹ hỗ trợ sản xuất đã đưa ra được một số chính sách mới Đó là những chính sách cụ thể bổ sung hoàn thiện những quy định có tính nguyên tắc trong các văn bản về đất đai, về khuyến khích thành phần kinh tế trang trại ngoài quốc doanh, về quy hoạch phát triển cung cấp gỗ lớn, về trích vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cho thành phần kinh tế quốc doanh Nhờ vậy đã góp phần tháo gỡ những mắc mớ cản trở trong quá trình phát triển trồng rừng được chi phối bởi cơ chế thị trường Tuy vậy, mức độ và tốc độ ứng dụng còn chậm do việc tổ chức thực hiện chưa có sự thống nhất và tập trung, mạnh ai nấy làm, thiếu các biện pháp thúc đẩy

iii) Các dự án quốc tế

Đặc biệt là dự án PAM và nhất là dự án KFW đã thu được thành công lớn bằng vốn viện trợ không hoàn lại nhưng nhờ sự quản lý điều hành chặt chẽ bài bản và đặc biệt chú trọng khâu giao quyền

sở hữu đất thực sự và được hưởng lợi đầy đủ đã thu hút được các hộ gia đình tham gia trồng RSX rất có hiệu quả Cũng chính nhờ vậy mà hàng vạn ha đất đồi núi trọc đã giao cho dân, rừng trồng không chỉ sinh trưởng phát triển mà cũng được quản lý bảo vệ tốt trong giai đoạn 5-10 năm khi còn dự án Vấn đề

Trang 6

còn lại là giai đoạn tiếp theo, nuôi dưỡng và sử dụng rừng như thế nào cho bền vững khi kết thúc dự án vẫn chưa được giải quyết

iv) Các dự án và chính sách địa phương:

Gần như tỉnh nào cũng có dự án trồng rừng nguyên liệu giấy và dăm nhưng do chạy đua với thời cuộc là chính nên có tỉnh có dự án nhưng không có quy hoạch hoặc ngược lại Do ý chủ quan, theo nghị quyết, không xuất phát từ tiềm năng nhất là vấn đề đất đai, tiền đầu tư và khoa học công nghệ cũng như nhu cầu thị trường cho nên hầu hết là dở dang ngoại trừ ở một vài tỉnh trồng một số nguyên liệu truyền thống, tạo được chuỗi hành trình nguyên liệu khép kín, hỗ trợ giống bao tiêu sản phẩm thu hút được người dân tham gia đã có được những thành công đáng kể (Trúc sào, Chè đắng ở Cao Bằng; Luồng ở Phú thọ)

5.2 ảnh hưởng của các chính sách tới phát triển trồng RSX ở các tỉnh MNPB

5.2.1 ảnh hưởng của chính sách tới giao đất, giao rừng (GĐGR) ở các tỉnh MNPB

Số liệu thu thập được cho thấy trong những năm qua các chính sách đã có tác động rõ rệt tới GĐGR ở các tỉnh MNPB

- Vùng Tây Bắc: Trong số 3 tỉnh điều tra có tới 2 tỉnh là Lai Châu và Sơn La đã hoàn thành xong việc GĐGR, tỉnh Hoà Bình đã giao được 80% diện tích; Toàn vùng đã cấp được 127.485 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chưa tính tỉnh Hoà Bình)

- Vùng Trung tâm: Các tỉnh đã GĐGR được nhiều là Phú Thọ 100%, Vĩnh Phúc 89,3%, Lào Cai 76,4%; Các tỉnh giao được ít gồm Tuyên Quang 24,7%, Hà Giang 51,7%; tính trung bình toàn vùng đã giao được 59,0% đất lâm nghiệp, cấp được 156.209 GCNQSDĐ (chưa tính tỉnh Tuyên Quang)

- Vùng Đông Bắc: Các tỉnh đã GĐGR được nhiều là Bắc Kạn 100%, Bắc Giang 93,3%; Các tỉnh giao được ít gồm Cao Bằng 56,2%, Lạng Sơn 74,8%; tính trung bình toàn vùng đã giao được 77%

đất lâm nghiệp, cấp được 114.570 GCNQSDĐ (chưa tính tỉnh Bắc Kạn)

5.2.2 Tác động của các chính sách tới mô hình tổ chức trồng RSX

Các chính sách, đặc biệt là chính sách GĐGR đã có tác động rất lớn tới các mô hình tổ chức trồng RSX Qua điều tra, khảo sát cho thấy ở các tỉnh MNPB có các dạng mô hình tổ chức trồng RSX

sau đây

Mô hình 1: Chủ rừng tự tổ chức trồng RSX trên mảnh đất mình được giao hoặc được thuê

Mô hình này khá phổ biến đối với các lâm trường, xí nghiệp hoặc công ty lâm nghiệp Hiện nay, mô hình này vẫn được xem là chủ đạo và được thực hiện ở tất cả các vùng nguyên liệu Do thiếu nhân lực nên trong quá trình tổ chức thực hiện chủ rừng thường phải thuê mướn nhân công Một số hình thức khoán công việc sau đây đã được áp dụng:

i) Khoán theo công việc hoặc khoán theo công đoạn trồng rừng:

Đây là hình thức các chủ rừng khoán công việc cho các hộ dân từ khâu trồng đến chăm sóc, bảo

vệ rừng 3 năm đầu, sau đó giao lại cho lâm trường để khoán cho hộ gia đình hoặc lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của lâm trường

ii) Khoán hàng năm: Chủ rừng ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng hàng năm với hộ gia đình iii) Khoán ổn định, lâu dài: Hình thức khoán này áp dụng chủ yếu trồng rừng mới với thời gian

giao khoán 50 năm hoặc ít nhất là 1 chu kỳ cây

Mô hình 2: Các chủ rừng liên kết với các hộ gia đình trồng RSX

Trong mô hình này người dân có đất, lâm trường, xí nghiệp, công ty đầu tư vốn trồng RSX Mô hình này phổ biến ở các vùng nguyên liệu

Mô hình 3: Các lâm trường liên doanh với các hộ gia đình trồng RSX

Đây là mô hình tổ chức trồng RSX khá đặc thù ở tỉnh Tuyên Quang và bắt đầu thực hiện từ năm

2002 trở lại đây ở một số lâm trường như Sơn Dương, Nguyễn Văn Trỗi, Yên Sơn,… với loài cây trồng rừng là Keo lai Sự khác biệt cơ bản của mô hình này là đất trồng rừng cũng được định giá trị 6.100.000 đ/ha/chu kỳ 7 năm và xem là nguồn vốn đóng góp của các hộ gia đình

Trang 7

Mô hình 4: Các doanh nghiệp tư nhân, trang trại lâm nghiệp liên kết với các hộ dân trồng RSX và bao tiêu sản phẩm

Mô hình này mới xuất hiện trong những năm gần đây ở các vùng nguyên liệu trọng điểm của các tỉnh MNPB, đặc biệt là Yên Bái và Phú Thọ Trong mô hình này các doanh nghiệp tư nhân, các trang trại lâm nghiệp đóng vai trò như các lâm trường

Mô hình 5: Các dự án nước ngoài đầu tư cho các hộ dân trồng RSX

Các dự án KFW1, KFW3, dự án PAM 3352, 4304 và 5322,… có nhiều hình thức hỗ trợ trồng RSX cho các tỉnh MNPB

5.2.3 Tác động của chính sách đến diện tích rừng trồng sản xuất ở các tỉnh MNPB

Diện tích rừng trồng là chỉ số quan trọng nhất nói lên sự phát triển của trồng rừng dưới sự ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố, trong đó có các chính sách Số liệu thống kê diện tích rừng trồng sản xuất ở các tỉnh cho thấy diện tích rừng trồng sản xuất vùng MNPB nói chung và ở cả 3 vùng nói riêng

đều tăng liên tục qua các năm Năm 1999 diện tích rừng trồng sản xuất toàn vùng MNPB là 327.245

ha, tới năm 2002 và 2003 con số này tương ứng là 472.735,6 ha và 526.186 ha, tương ứng tăng 44,4%

và 60,8% so với năm 1999 Diện tích rừng trồng sản xuất tăng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, khả năng đầu tư của các chủ rừng,… Tuy vậy, chúng

ta cũng không thể phủ nhận vai trò của các chính sách tạo động lực để trồng RSX phát triển

5.3 Những thành công và bất cập, một số khuyến nghị

5.3.1 Những thành công

• Trong vòng 15 năm kể từ lúc bước vào thời kỳ đổi mới một hệ thống chính sách liên quan đến phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là đối với trồng RSX đã được định hình và hoàn thiện dần dần, tạo được khung pháp lý cho phát triển sản xuất vận động theo cơ chế thị trường trên phạm vi cả nước trong

đó có các tỉnh MNPB

• Tác động lớn nhất là các chính sách về phân chia 3 loại rừng, giao đất, khoán đất và rừng cho các thành phần kinh tế trồng RSX, chính sách đầu tư, tín dụng, thuế sử dụng đất, chính sách liên kết thông qua các dự án quốc tế với Chính phủ thu hút các chủ hộ được giao đất trồng RSX kết hợp phòng hộ được hưởng lợi

• ảnh hưởng về chính sách phân chia 3 loại rừng là tạo được cơ sở pháp lý cho việc quy hoạch vĩ mô

đất lâm nghiệp cho rừng phòng hộ xung yếu, các hồ chứa, chắn gió cố định cát, chắn sóng bảo vệ

đê đập, cho rừng đặc dụng ở các Vườn Quốc Gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Quan trọng với RSX

là quy hoạch vùng nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ đã tương đối định hình

• ảnh hưởng quan trọng về chính sách đất đai là giao đất cho các thành phần kinh tế, trong đó quan trọng nhất là các hộ gia đình trồng RSX Giao khoán đất và RSX, cho thuê đất trồng RSX đến ngày 31/12/2002 toàn quốc đã giao đất có rừng cho các doanh nghiệp Nhà nước được 577.000 ha, hộ gia

đình và trang trại được 731.000 ha, đất lâm nghiệp không có rừng giao cho các doanh nghiệp Nhà nước là 1.070.000 ha, hộ và các trang trại là 2.057.000 ha, chiếm 60% diện tích đất trống đã giao chủ yếu là đất trồng RSX Quy mô giao <3,7 ha/hộ: chiếm 57,4%; <7,4 ha/hộ: chiếm 86,3%, bình quân đất trồng rừng chiếm 60% là nhỏ

• ảnh hưởng của chính sách đầu tư, tín dụng và thuế sử dụng đất là rất cởi mở, đầu tư trồng rừng trên

đất hoang hoá, đồi núi trọc được ưu tiên số 1 (điều 15), vùng MNPB là địa bàn có điều kiện kinh tế

- xã hội khó khăn (vùng B) cũng được ưu đãi đầu tư (điều 16) như giống cây trồng 50%, tiền sử dụng đất giảm 75% so với các dự án đầu tư tại địa bàn đặc biệt khó khăn (vùng C) Được miễn tiền thuê đất từ 5-6 triệu đồng khi ký hợp đồng trong trường hợp được giao đất hoặc được giảm 50% từ

7 năm trong trường hợp được giao đất,… Tất cả đã hướng tới thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài cho trồng RSX

• ảnh hưởng của chính sách khai thác, lưu thông là thị trường gỗ rừng trồng đã thông thoáng hơn nhiều so với trước Hộ chủ trồng RSX có quyền quyết định thời điểm và phương thức khai thác, chỉ cần báo UBND xã nếu dùng tại chỗ (Quyết định 661/98/CP), báo kiểm lâm nếu thương mại (Quyết

Trang 8

định 136/98/CP) Mọi sản phẩm khai thác được tự do lưu thông, khuyến khích chế biến xuất khẩu sản phẩm từ rừng trồng đã qua chế biến,…

• Nhiều chính sách bổ sung hỗ trợ đã có tác dụng thực sự thúc đẩy 2 mặt rất cơ bản:

- Thu hút các thành phần kinh tế thực hiện trồng RSX ngoài doanh nghiệp Nhà nước, đổi mới tổ chức và cơ chế của lâm trường quốc doanh (Quyết định 187-CP, Nghị quyết 28/03/TW), về phát triển kinh tế trang trại (Nghị quyết 03/2000/CP) và quy định quyền lợi, nghĩa vụ của hộ, cá nhân

được giao thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp (Quyết định 178/01/TTg)

- Đẩy mạnh các giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ (Chỉ thị 19/04/TTg), lập quỹ hỗ trợ đầu tư trồng RSX (Quyết định 95/CP) bằng quy hoạch, thâm canh, cải thiện giống, phát triển cây gỗ lớn, trích doanh thu tạo vốn phát triển trồng rừng Theo hướng đó đã tháo gỡ được nhiều rào cản bế tắc trong xã hội hoá nghề rừng cũng như chế biến xuất khẩu lâm sản trong nhiều năm qua

5.3.2 Những tồn tại, bất cập

• Mọi đổi mới và chuyển biến do tác động của chính sách mới dừng lại ở cấp độ vĩ mô và do nhiều rào cản nên cũng còn không ít bế tắc trong việc thực thi như quy hoạch 3 loại rừng hay vùng nguyên liệu cũng mới mang tính định hướng, trên bản đồ, chưa có mốc giới quy hoạch chi tiết trên thực địa Thực tế trong những năm qua quy hoạch nhiều nơi tiến hành chưa chuẩn, chưa đúng với yêu cầu thực tế, chưa khách quan, còn chạy theo nguồn vốn đầu tư, vì vậy nhiều nơi lẽ ra phải quy hoạch trồng RSX thì lại quy hoạch là rừng phòng hộ để được hưởng chế độ đầu tư của dự án 661

• Một số chính sách hầu như chỉ có ý nghĩa với khu vực kinh tế Nhà nước Các chính sách nhằm khuyến khích trồng RSX như khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài gần như chưa thu hút

được bao nhiêu nhất là các tỉnh phía Bắc chưa có công ty nào được giao hoặc thuê đất,… do đất đai manh mún, xấu, hiệu quả trồng rừng thấp, hoàn vốn chậm,…

• Các chính sách tuy có nhiều nhưng chưa được xây dựng một cách có hệ thống, toàn diện, chưa có tổng kết và đánh giá một cách đầy đủ mà thường chạy sau, bị động theo kiểu “giật gấu vá vai” cho nên thiếu tính đồng bộ hoàn chỉnh và thường biến động thay đổi, sửa đổi một cách nhanh chóng, thiếu tính ổn định Các chính sách vẫn chưa tạo được động lực thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng RSX ngoại trừ một số vùng nguyên liệu trọng điểm

• Việc xây dựng các thủ tục hướng dẫn thực hiện các luật, các nghị định rất chậm, đội ngũ cán bộ tổ chức đưa các chính sách vào thực hiện có trình độ yếu kém, nhiều trường hợp còn tắc trách, lợi dụng quyền thế đặt ra các thủ tục phức tạp, qua nhiều cửa, nhiều khâu gây khó khăn cản trở, làm giảm tác động tích cực của chính sách Văn bản quy định thuê đất RSX nhưng không quy định rõ người có rừng trồng từ vốn tự có được thế chấp giá trị rừng để vay vốn không? Nếu có thì đánh giá giá trị rừng như thế nào để làm căn cứ thế chấp,…

• Một số quy định cụ thể chưa sát thực tế nên không khả thi Gỗ nguyên liệu giấy thừa chủ yếu do quy định giá mua thấp và không được bán ngoài vùng nên nhu cầu gỗ ván nhân tạo tuy ít nhưng vẫn thiếu nguyên liệu Quy định thuế suất 2% cho cây rừng không phân biệt hạng đất chỉ có lợi cho cơ quan thuế khi tính thuế, thu nộp thuế, không tạo ra sự công bằng giữa các hạng đất tốt, xấu, không khuyến khích thâm canh vì sản lượng nhiều phải nộp nhiều và ngược lại, hay nếu không đưa

đất vào sản xuất không nộp thuế,…

• Các chính sách của địa phương cũng nảy sinh ra nhiều hạn chế cả về phát triển trồng RSX cũng như lưu thông, chế biến sản phẩm hàng hoá Gần như tỉnh nào cũng có dự án tập trung vào trồng rừng nguyên liệu giấy và ván nhân tạo trong lúc vốn và thị trường tiêu thụ không cho phép do các

dự án chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan Các công ty vận chuyển gỗ nguyên liệu của tỉnh giữ vai trò bắt buộc để đưa gỗ rừng trồng từ bãi 1 (cửa rừng) đến bãi 2 (cửa nhà máy) cản trở tính chủ động của chủ rừng và phải chịu giá bán nguyên liệu thấp gây thiệt hại cho người trực tiếp trồng rừng kể cả mọi thành phần kinh tế có RSX

• Các giải pháp xử lý các vi phạm chưa đảm bảo được tính nghiêm túc làm cho tiêu cực phát triển, không kích thích sản xuất Các quy định thông thoáng về khai thác, lưu thông tuy đã thúc đẩy, tháo

gỡ được tình trạng “cấm vận” trước đây nhưng cũng còn nhiều khe hở để tư thương lợi dụng ép giá,

Trang 9

ép cấp với chủ rừng Các hợp đồng liên kết hoặc giao khoán đất trồng rừng sản xuất giữa chủ rừng (lâm trường, công ty) với dân nhiều nơi bị phá vỡ do đến lúc thu hoạch người nhận đất, nhận rừng không tuân thủ tỷ lệ ăn chia như đã ký kết vẫn không được xử kịp thời và nghiêm minh

5.3.3 Những khuyến nghị

1 Phải có chương trình xây dựng chính sách trên cơ sở tổng kết, đánh giá toàn diện và khoa học Đã

đến lúc cần tổ chức đánh giá tác động của các chính sách đối với trồng RSX một cách toàn diện, hệ thống, nghiêm túc, khách quan, khoa học, khẳng định những khung chính sách cả vĩ mô và vi mô

về 2 mặt được và chưa được, đưa ra những đề xuất bổ sung hoàn thiện chính sách chung một cách kịp thời, phù hợp không chỉ trên phạm vi toàn quốc mà còn phải phù hợp với đặc trưng của từng vùng, miền Các tỉnh MNPB là một trong 3 vùng miền có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội không mấy thuận lợi đối với trồng RSX so với 2 vùng còn lại là miền Trung và miền Nam nên cần có những chính sách vi mô phù hợp

2 Cần xây dựng tổ chức chuyên trách chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách Năng lực tổ

chức thực hiện các chính sách của các địa phương cần được nâng cao cả trình độ cán bộ, điều kiện

và phương tiện thực hiện, kiểm tra và giám sát Bộ NN & PTNT cần có một bộ phận chuyên trách

có đủ khả năng trình độ kể cả kinh phí và đầu tư, thường xuyên cập nhật phát hiện được những thành công và bất cập, tham mưu kịp thời cho Nhà nước Đây cũng là tổ chức tham mưu đưa ra kế hoạch nghiên cứu và xây dựng chính sách trung hạn và dài hạn để Nhà nước có chương trình nghiên cứu một cách chủ động, tránh tình trạng chỉ đi điều tra khảo sát “hạ phóng” một thời gian rồi “đẻ ra” chính sách

3 Phải thiết lập quy hoạch vùng trồng RSX gắn với mạng lưới chế biến và thị trường cả trên thực địa Xây dựng quy hoạch và kế hoạch trồng RSX, quy hoạch cả mạng lưới theo chuỗi hành trình của dòng nguyên liệu từ tạo vùng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ một cách khép kín không chỉ trên giấy tờ, bản đồ mà phải được thực địa hoá trên cơ sở thống nhất liên ngành, thống nhất giữa Trung ương và địa phương tạo được một lâm phận RSX ổn định có đầy đủ căn cứ pháp lý

4 Tạo điều kiện nâng cao năng suất rừng trồng thay vì ưu đãi và giảm lãi suất Tạo được sự cạnh

tranh công bằng giữa các ngành hàng sản xuất ngay trong ngành Nông nghiệp dựa trên cơ sở khuyến khích đầu tư khoa học công nghệ thâm canh tăng năng suất trong đó trồng RSX không phải chỉ có thực hiện nơi đất xấu ở vùng sâu vùng xa hoặc không phải lúc nào cũng trông chờ vào ưu đãi lãi suất thấp mà phải tự vận động để sản xuất kinh doanh có lãi Phải phá vỡ vòng luẩn quẩn:

“Suất đầu tư trồng rừng thấp (3-4 triệu đồng/ha) → Năng suất rừng trồng thấp (40-50 m3/ha/10 năm) → Đất trồng rừng nghèo xấu (Đồi núi trọc xương xẩu) → Hiệu quả đầu tư thấp (có khi lỗ hoặc ngang lãi suất vay 5-7%/năm) → Đòi hỏi lãi suất thấp hoặc không lãi

5 Cần có chính sách khuyến khích tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ Cần có chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích đầu tư trồng rừng thâm canh tổng hợp liên hoàn và hệ thống nâng cao năng suất rừng trồng từ chọn cây trồng, chọn giống, cải thiện giống đến bón phân, làm đất và hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh: mật độ, phương thức trồng, tỉa thưa, tỉa cành,… tạo ra được hiệu quả kinh tế để chủ rừng có khả năng tích luỹ vốn tái đầu tư trồng rừng, thoát ra khỏi sự phù thuộc vào vốn vay

6 Có hướng dẫn cụ thể và bổ sung chính sách khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất Các luật khuyến khích đầu tư trong nước (1994) và đầu tư nước ngoài (1996)

đã tạo được khung pháp lý để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng RSX như ưu đãi cho các vùng khó khăn, miễn thuế sử dụng đất, miễn giảm thuế đất,… Tuy nhiên, thực tế đã qua 10 năm

mà hiệu quả thu được chưa là bao nhiêu do việc tổ chức thực hiện và một số quy định cụ thể chưa

đủ sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư Vốn đầu tư là cực kỳ quan trọng, vốn từ quỹ đầu tư hỗ trợ quốc gia cũng vô cùng cần thiết nhưng không thể đủ để có thể đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tác, vả lại cũng không phải ai cũng có thể tiếp cập được với nguồn vốn này Vì vậy, việc thu hút các nguồn vốn khác của xã hội đầu tư vào trồng RSX là vô cùng cần thiết, đặc biệt là các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, cá nhân, Chưa có các quy hoạch thực địa đầy đủ, rõ ràng với lập địa đất đai

Trang 10

còn khá và thuận lợi, các thủ tục rườm rà qua nhiều cửa, nhiều nơi là những cản trở chính cần có chính sách và hướng dẫn thực hiện một cách cụ thể và nghiêm túc

Tài liệu tham khảo

1 Võ Đại Hải, 2005: Nghiên cứu các mô hình tổ chức trồng RSX ở các tỉnh MNPB Tạp chí NN & PTNT số 11/2005, trang 51-54 và 47

2 Vũ Long, 2004: ảnh hưởng của chính sách tới phát triển trồng RSX ở các tỉnh MNPB Báo cáo trình bày tại Hội thảo “ảnh hưởng của chính sách, thị trường và chế biến lâm sản đến phát triển rừng trồng sản xuất ở các tỉnh MNPB” tổ chức tại Viện KHLN Việt Nam ngày 21/10/2004, 18 trang

3 Phạm Xuân Phương, 2003: Khái quát chính sách lâm nghiệp liên quan đến phát triển rừng nguyên liệu công nghiệp ở Việt nam Báo cáo trình bày tại hội thảo “Nâng cao năng lực và hiệu quả trồng rừng công nghiệp” tổ chức tại Hoà Bình 22-23/12/2003, 14 trang

4 Phạm Xuân Phương, 2004: ảnh hưởng của chính sách tới phát triển trồng RSX ở các tỉnh MNPB Báo cáo trình bày tại Hội thảo “ảnh hưởng của chính sách, thị trường và chế biến lâm sản đến phát triển rừng trồng sản xuất ở các tỉnh MNPB” tổ chức tại Viện KHLN Việt Nam ngày 21/10/2004, 15 trang

Ngày đăng: 20/06/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w