Xencanhcàphêvớihồtiêu Anh Lê Đình Phục là một nông dân trẻ, rất ham tìm hiểu khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Năm 2000 anh từ Nghệ An vào Đăk Lăk lập nghiệp với số vốn rất ít ỏi. Sau một thời gian ngắn buôn bán nhỏ và làm thuê mướn, anh đã đến Buôn Đôn mua được 1,5 ha đất. Như nhiều người đến Đăk Lăk lập cư, anh chọn cây càphê để trồng. Càphê được trồng năm 2000, với khoảng cách 3 x 3m, mật độ 1.100 cây/ha. Đến năm 2004 càphê đã cho thu hoạch. Do chưa có kinh nghiệm chọn giống lúc trồng, càphê vườn nhà anh có quả rất nhỏ, nhiều cây bị bệnh gỉ sắt nặng, vì vậy năng suất càphê không cao. Lúc này anh thấy trong khu vực cũng có nhiều nhà trồng được hồ tiêu, cây phát triển tốt, cho năng suất cao nên có ý định chuyển sang trồng tiêu. Cái khó nhất là chi phí đầu tư trụ để trồng tiêu, trụ gỗ hay trụ đúc giá đều rất đắt không phù hợp với khả năng đầu tư của anh lúc đó. Anh đã chọn phương án trồng xen cây tiêu trong vườn càphê bằng cây trụ sống. Cây lồng mức được anh đưa vào trồng xen trong 1ha càphêvới mật độ 3 x 3m, 1.100cây/ha với ý định sẽ thay vườn càphê ít hiệu quả bằng hồ tiêu. Lồng mức được trồng năm 2005 vào giữa các cây cà phê. Đến năm 2007, cây lồng mức đã lớn đủ để trồng tiêu cho tiêu leo bám. Giống tiêu được anh Phục chọn trồng là tiêu Vĩnh Linh, trồng bằng hom thân, 2 hom/trụ tiêu. Do trồng xen trong vườn càphê nên lúc trồng mới tiêu không cần phải che chắn cho tiêu mà tiêu vẫn phát triển tốt. Trụ cây lồng mức được hãm ngọn ở độ cao 6m. Đến nay vườn tiêu trồng xen trong cà phê của anh Phục đã cho thu hoạch. Tiêu phát triển rất tốt, xanh mướt, rất sai quả và hầu như không có sâu bệnh. Mô hình trồng xen đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Năng suất tiêu và càphê thu được trong vụ 2010-2011 là 5 tấn tiêu khô và 2 tấn càphê nhân/ha. Với giá bán 100.000đ/kg tiêu và 40.000đ/kg càphê nhân, gia đình anh đã thu được hơn 580.000.000đ/ha. Thấy mô hình trồng xen phát triển tốt, cả hai loại cây trồng ảnh hưởng tốt cho nhau và đều cho thu nhập cao, anh Phục quyết định giữ lại càphê và cải tạo các cây giống xấu. Số cây càphê giống xấu được anh Phục cải tạo dần bằng biện pháp cưa và ghép cải tạo bằng các dòng vô tính tốt. Anh đã tìm hiểu KHKT qua các phương tiện sách báo, đài truyền thanh, truyền hình, đã đến Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên mua chồi càphê giống tốt để ghép cải tạo vườn gia đình. Đến nay, các cây càphê giống xấu trong vườn đã được thay thế gần hết. Cây càphê ghép giống tốt sinh trưởng khoẻ, không sâu bệnh. Nhiều cây càphê ghép đã cho thu hoạch, trái to, trĩu cành. Nhìn những cây càphê sai quả anh Phục rất tự hào và nói rằng khi tất cả các cây càphê ghép cho trái ổn định thì năng suất càphê không phải là 2 tấn nữa mà phải 3 tấn nhân/ha. Cách trồng tiêuxen trong vườn càphê của anh Phục rất sáng tạo. Anh trồng trụ lồng mức giữa 4 cây cà phê. Khi lồng mức đã lớn anh đào 1 hố rất sâu, rộng cạnh cây lồng mức để trồng tiêu. Tuy vậy cây tiêu không được trồng sâu bên dưới hố mà đất và phân chuồng được trộn đều rồi vun cao ở một phía của hố đào và tiêu được trồng trên mô cao này. Hố sâu là chỗ để bón phân chuồng hàng năm, là kho dự trữ thức ăn cho hồ tiêu. Do được trồng giữa 4 cây càphê và lại trồng trên mô cao nên trong những đợt mưa dầm gốc tiêu không bị đọng nước, nước sẽ thoát vào hết các bồn càphê chung quanh. Anh cho biết nghe nói cây tiêu rất sợ đọng nước nên anh phải nghĩ ra cách thoát nước tốt cho cây. Nhờ thoát nước tốt vườn tiêu của anh vẫn xanh tốt, quả lúc lỉu, không bị nhiễm bệnh chết nhanh như nhiều hộ trồng tiêu trong đợt mưa dầm vừa qua. Anh Phục cũng cho biết để có thể áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào vườn tiêu và càphê của gia đình, anh đã rất chăm theo dõi các chương trình khoa học kỹ thuật dành cho nhà nông trên truyền hình, đặc biệt là chương trình “Đồng hành và chia sẻ” trên Đài truyền hình Đăk Lăk do Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ. Từ 2 năm nay anh chỉ sử dụng một loại phân bón NPK Đầu Trâu 16-8-16- 13S TE để bón cho hồtiêu và cà phê. Cây tiêu được bón 4 đợt/năm và càphê được bón 3 đợt/năm với lượng 400g/trụ 1 lần bón. Đối với cây hồtiêu còn được bón thêm 20kg phân chuồng/trụ/năm. Theo anh Phục thì hồtiêu nhà anh nhờ bón phân Đầu Trâu mà lá tiêu dày và giữ được màu xanh bền và đạt năng suất cao. Thấy mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao anh Phục đang mở rộng diện tích trồng xen vào 0,5 ha càphê còn lại và còn có ý định mua thêm đất để phát triển mô hình trồng xen này. Nếu có dịp bà con nông dân có thể ghé thăm một mô hình trồng xen rất thành công ở địa chỉ: Anh Lê Đình Phục, thôn 13, xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk. . hồ tiêu và cà phê. Cây tiêu được bón 4 đợt/năm và cà phê được bón 3 đợt/năm với lượng 400g/trụ 1 lần bón. Đối với cây hồ tiêu còn được bón thêm 20kg phân chuồng/trụ/năm. Theo anh Phục thì hồ. trồng xen đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Năng suất tiêu và cà phê thu được trong vụ 2010-2011 là 5 tấn tiêu khô và 2 tấn cà phê nhân/ha. Với giá bán 100.000đ/kg tiêu và 40.000đ/kg cà phê nhân,. anh đưa vào trồng xen trong 1ha cà phê với mật độ 3 x 3m, 1.100cây/ha với ý định sẽ thay vườn cà phê ít hiệu quả bằng hồ tiêu. Lồng mức được trồng năm 2005 vào giữa các cây cà phê. Đến năm 2007,