1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tình hình thất nghiệp của VN từ 2008-2012 potx

9 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 373,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 I.. Xuất phát từ nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH THẤT

NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008 – 2012

I SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật và sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới đã thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu bước sang một giai đoạn mới Trong đó có Việt Nam chúng ta Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã đánh dấu được sự phát triển bằng những thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, xuất khẩu lương thực thực phẩm,… Bên cạnh những thành tựu nổi bật kể trên thì Việt Nam cũng như toàn thế giới đang gặp phải vấn đề “nan giải” là tình trạng thất nghiệp Bởi lẻ, theo các chuyên gia kinh tế, vấn đề đầu tiên và cũng là vấn đề cuối cùng quyết định sức sống của 1 nền kinh tế, quyết định mức độ giàu nghèo của xã hội là con người

Tình hình thất nghiệp làm cho tỉ lệ nghèo cao hơn và sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng Từ đó dẫn đến bất bình đẳng xã hội và tệ nạn xã hội… Thất nghiệp làm cho cá nhân không có thu nhập làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần Không chỉ thế, ngân sách nhà nước cũng bị ảnh hưởng cho việc trợ cấp thất nghiệp

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên nhóm chúng tôi nhận thấy đề tài “ Phân tích cơ cấu lao động và tình hình thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008-2012” là thực sự cần thiết để làm cơ sở xây dựng chiến lược nguồn nhân

lực Giúp đưa ra quyết định vượt qua tình trạng thất nghiệp và tạo được việc làm phù hợp cho người lao động

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu cụ thể (3 MỤC TIÊU)

Câu hỏi nghiên cứu (ứng với mục tiêu nghiên cứu)

- Phân tích thực trạng cơ cấu lực lượng lao động và tình hình thất nghiệp của Việt

Nam trong những năm gần đây diễn biến thế nào?

Trang 2

- Vì sao có nhiều người thất nghiệp trong khi việc làm lại không hề thiếu?

- Những nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam qua các năm?

- Thất nghiệp ảnh hưởng đến đời sống dân cư như thế nào về: mức sống, giáo dục, khả năng chi tiêu, chất lượng cuộc sống,

- Chính phủ Việt Nam đã áp dụng những biện pháp gì để khống chế và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp đối với những lao động đã và đang có nguy cơ thất nghiệp như hiện nay?

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

 Vùng nghiên cứu

− Vùng nghiên cứu: toàn bộ lực lượng lao động VN không bao gồm những lao động thất nghiệp sau khi xuất khẩu lao động qua nước ngoài

 Kết quả mong đợi

− Sẽ có nhiều chính sách giải quyết việc làm từ phía chính phủ

− Người dân Việt Nam được đảm bảo tốt về vấn đề việc làm

− Nền kinh tê VN sẽ chuyển sang một giai đoạn phát triển mới-phát triển vững mạnh

− Môi trường việc làm không còn cứng nhắc như thời điểm hiện tại

− Tình trạng về thất nghiệp không còn gia tăng như thời điểm hiện tại

 Đối tượng thụ hưởng

− Người dân Việt Nam

− Nền kinh tế việt nam

− Nhóm nghiên cứu (nhóm sinh viên thực hiện)

− Nhà tài trợ

Thu thập số liệu thứ cấp

− Thu thập các số liệu thứ cấp từ cục thống kê

− Tổng hợp số liệu từ Ủy ban nhân dân Huyện, Tỉnh, Thành Phố và các

cơ quan ban ngành địa phương trên cả nước

− Tìm hiểu thu thập số liệu từ báo, đài, tạp chí, internet

Thu thập số liệu sơ cấp

Xử lý số liệu

− Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để xử lý số liệu thống kê như: Excel, SPSS, và các phần mềm xử lý số liệu khác

Trang 3

IV PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI THỰC HIỆN

Bảng 1 bảng tỷ lệ cơ cầu theo ngành từ năm 2008 - 2011

Cơ cấu lao động theo ngành (%) 2008 2009 2010 2011

Nhìn chung, cơ cấu lao động theo ngành của Việt Nam có sự biến động Cơ cấu lao

động từ năm 2008 đến năm 09/2011 của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh

từ 52,6% xuống 49% giảm 3,6% Ngành công nghiệp tăng tương đối chậm từ 20,8% lên 21% tăng 0,2% Dịch vụ tăng nhanh từ 26,6% lên đến 30%, tăng 3,4% Nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu lao động Việt Nam

Cùng với sự đổi mới của đât nước, trong hơn một thập kỷ qua cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã có những biến đổi quan trọng Tỷ lệ lao động ở khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ tăng lên rõ rệt trong khi tỷ lệ lao động nông nghiệp đang giảm dần theo từng năm

Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành là xu thế tất yếu của nền kinh tế Song sự phân

bổ nguồn lực lao động trong từng ngành còn chưa đồng đều và bất hợp lý Tỉ trọng lao động ngành nông nghệp có xu hướng giảm, tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong lao động xã hội nhưng đại đa số lao động tập trung chủ yếu vào ngành trồng trọt, đặc biệt

là sản xuất lương thực thực phẩm Tương tự, lao động trong ngành cong nghiệp lại tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến

2 Thất nghiệp

2.1 Định nghĩa

- Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm

3.1 Thực trạng thất nghiệp

- Thất nghiệp là hiện tượng phổ biến trên thế giới có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến nền kinh tế của từng nước theo thời gian Nhưng đây luôn là vấn đề đòi hỏi các cấp lãnh đạo, những người quản lý nền kinh tế phải có những chiến lược kinh tế phù hợp để đẩy lùi thực trạng này Riêng

ở Việt Nam tình hình thất nghiệp là vấn đề nóng bỏng luôn được quan tâm giải quyết hàng đầu nhằm đưa nền kinh tế phát triển theo kịp các nước có nền kinh tế phát triển cao

3.1.1 Các loại thất nghiệp ở Việt Nam

Trang 4

- Thất nghiệp cọ xát: là việc người lao động có kỹ năng lao động đáp ứng được nhu cầu thị trường nhưng lại bị thất nghiệp trong một thời gian ngắn

- Thất nghiệp cơ cấu: là người lao động không có đủ kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của công việc Đây là loại thất nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam

- Thất nghiệp chu kỳ hay còn gọi là thất nghiệp do nhu cầu thấp: là do sự sút giảm trong nhu cầu đối với sản phẩm của nền kinh tế

so với sản lượng (hay năng lực sản xuất)

3.1.2 Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam

Giai đoạn 2008-2009

- Cuối năm 2008 và đầu năm 2009 đã xảy ra làn sóng sa thải lao động do suy giảm

kinh tế ở nước ta và dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh

tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút, tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng, kể cả các vật tư quan trọng, lương thực và nhiều nông sản xuất khẩu có khối lượng lớn; số người mất việc làm giai đoạn 2008-2009 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn

Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong

độ tuổi năm 2008 phân theo vùng ĐVT: %

Vùng Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm

Chung Thành thịNông

thôn Chung Thành thị

Nông thôn

Đồng bằng sông Hồng 2,29 5,35 1,29 6,85 2,13 8,23 Trung du và miền núi

Bắc Trung Bộ và duyên

hải miền Trung 2,24 4,77 1,53 5,71 3,38 6,34

Đông Nam Bộ 3,74 4,89 2,05 2,13 1,03 3,69 Đồng bằng sông Cửu

Nguồn: Tổng cục thống kê

Năm 2008, Theo Tổng cục Thống kê, chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta những năm gần đây chỉ được tính cho khu vực thành thị Với cách hiểu như vậy, tỷ lệ thất nghiệp

Trang 5

cao hơn tỷ lệ thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị

Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cứ 1% tăng trưởng GDP sẽ có thêm 0,33 - 0,34% lao động có việc làm Như vậy, với Việt Nam, nếu GDP giảm khoảng 2% trong năm 2008 tương ứng sẽ có 0,65% việc làm bị mất 0,65% tương đương với số lượng khoảng 300 nghìn người

Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trongđộ tuổi năm 2009 phân theo vùng

ĐVT %

Vùng Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm

Chung Thành

thị

Nông thôn Chung

Thành thị

Nông thôn

Đồng bằng sông Hồng 2,69 4,59 2,01 5,46 2,49 6,57 Trung du và miền núi phía

Bắc Trung Bộ và duyên hải

Đồng bằng sông Cửu Long 3,31 4,54 2,97 9,33 5,46 10,49

Nguồn: Tổng cục thống kê

Từ cuối năm 2008, nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã cắt giảm lao động do suy giảm kinh tế với mục đích giảm chi phí lao động và nâng cao lợi nhuận Tổng cục thống kê 2009, cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị của Việt Nam năm 2009 là 4,6% và tỷ lệ thiếu việc làm của thành thị ở mức 3,33% Ngoài ra theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2009, cả nước đã tạo việc làm ở nông thôn là 6,1% còn khu vực thành thị là 2,3% cho 1,51 triệu lao động, đạt 88,8% kế hoạch năm, trong đó, tạo việc làm trong nước là 1,437 triệu người và xuất khẩu lao động trên 73.000 người

Giai đoạn 2010-09/2011

Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng

Trang 6

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó tình trạng không có việc làm ở khu vực thành thị là 4,43% và nông thôn là 2,27% So với năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm 0,02%, thất nghiệp thành thị giảm 0,17% trong khi thất nghiệp nông thôn lại tăng thêm 0,02%

Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,5%; trong đó khu vực thành thị là 2,04%, khu vực nông thôn là 5,47%.Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010, lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên là hơn 50,5 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là hơn 46,2 triệu người, tăng 2,12%.Tỷ lệ dân

số cả nước 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% năm 2009 lên 77,3% năm 2010

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước chín tháng năm 2011 ước tính 51,6 triệu người, tăng 1,2 triệu người so với lực lượng lao động trung bình năm 2010, bao gồm: 26,6 triệu lao động nam, tăng 736 nghìn người; gần 25 triệu lao động nữ, tăng

452 nghìn người

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi chín tháng năm 2011 ước tính 2,18%, trong đó khu vực thành thị 3,49%; khu vực nông thôn 1,63% Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi chín tháng ước tính 3,15%, trong đó khu vực thành thị 1,72%; khu vực nông thôn 3,74%

Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Chung Thành

thị

Nông thôn Chung Thành

thị

Nông thôn

Đồng bằng sông Hồng 2,61 3,73 2,18

3,50 1,58 4,23 Trung du và miền núi phía

Bắc Trung Bộ và duyên

3,70 3,37 3,83

1,22 0,60 1,99 Đồng bằng sông Cửu

Trang 7

=> Ước tính tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2012 vào khoảng 2,09%

3.2 Nguyên nhân thất nghiệp

• Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp nhưng dưới đay là một số nguyên nhân cơ bản

- Chính phủ Việt Nam liên tục có những quyết sách trợ cấp thất nghiệp càng nhiều

do đó càng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp Trợ cấp là tốt với người thất nghiệp, nhưng

rõ ràng cũng có sự “đánh đổi” là tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần nhận ra các yếu tố quan trọng nhất trong cuộc chiến chống thất nghiệp là người thất nghiệp được nhận trở lại làm việc càng nhanh càng tốt Điều này không chỉ đỡ tốn kém vì không phải đào tạo lại, mà còn giúp người lao động không mất mối liên kết với lực lượng lao động

- Khả năng tiếp cận công việc và mức độ lành nghề của lực lượng lao động Việt Nam chưa cao

- Lương thấp và môi trường làm việc không thuận lợi là nguyên nhân chính làm cho người lao động dễ bỏ việc để tìm kiếm một công việc mới

- Thất nghiệp tự nhiên ở Việt Nam có một lượng lớn thuộc loại thất nghiệp cơ cấu do nền kinh tế chuyển dịch từ “nông nghiệp” sang “công nghiệp và dịch vụ” thì sữ có nhiều lao động nông nghiệp không qua đào tạo sẽ bị thất nghiệp do không có đủ trình

độ và khả năng để đáp ứng công việc

3.3 Tác động của thất nghiệp

Thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn tác

động và gây nhiều vấn đề bất cập như: Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, tỷ lệ lam phát ngày càng cao, tỷ lệ phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, … Thất nghiệp ở mức cao dẫn đến sản xuất sút kém, tài nguyên không được sử dụng hết, thu nhập của dân cư giảm xuống kéo theo tổng giá trị sản phẩm quốc dân cũng giảm Sự thiệt hại về kinh tế do thất nghiệp gây ra ở nước ta là rất lớn nó hơn hẳn các nhân tố vĩ mô khác

3.4 Giải pháp

Giải pháp trong thời gian tới

- Cần kịp thời ban hành những chính sách liên quan tới giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu

tư phát triển sản xuất nhằm tạo nhiều việc làm, đẩy mạnh mở rộng thị trường nhận lao động Việt Nam;

-Chính phủ nên cắt giảm các khoản viện trợ thất nghiệp thay vào đó là chi cho việc phát triển dạy nghề và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

Trang 8

- Tổ chức đào tạo hướng nghiệp để lao động Việt Nam chọn được công việc phù hợp với trình độ chuyên môn để không bị sa thải ngay sao khi tiếp nhận công việc mới (nhất là đối với sinh viên VN)

- Đầu tư và hoàn thiện nâng cao chất lượng các Trung tâm giới thiệu việc làm

- Thành lập Trung tâm quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động nhằm đáp ứng yêu cầu về đào tạo và phát triển kinh tế của các vùng, ngành, các khu công nghiệp

-Giải pháp cơ bản cho tình trạng thất nghiệp của giới trẻ là: Tập trung bồi dưỡng, nâng cao năng lực, tăng cường tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; đào tạo kỹ năng chuyên môn để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động trong

và ngoài nước

-Ngoài ra, chính phủ nên

+ Giảm bớt sức ép từ cung lao động nhờ vào việc đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình, cân đối giữa nguồn vốn lao động và nguồn vốn khác, mở rộng xuất khẩu Tăng cường đào tạo nghề và nâng cao chất lượng lao động

+ Xây dựng hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô có hiệu lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế cao, đi kèm với tăng nhu cầu về lao động một cách bền vững

+ Từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp và người thiếu việc làm

1 Kết luận

Trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì chúng ta có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm Song có lẽ vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay không chỉ có Việt nam chúng ta quan tâm, mà nó được cả thế giới quan tâm

đó là vấn đề thất nghiệp Như vậy từ những lý do phân tích ở trên,cũng như tình hình thực tế hiện nay ở Việt Nam ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc quản lý Nhà nước đối với các chính sách như ngày nay.Có được điều đó là phụ thuộc vào mỗi con người chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước

2 Kiến nghị

Việc giảm tỷ lệ thất nghiệp là một điều khó khăn, đòi hỏi các nhà nhà lập chính sách kinh tế cũng như các cấp lãnh đạo và các cơ quan ban ngành cần có nhiều giải pháp đúng đắn, phù hợp, có hiệu quả và thực hiện một cách đồng bộ nhằm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp đến mức thấp nhất như: Giới thiệu việc làm, tổ chức sàn giao dịch việc làm cho những người thất nghiệp, người thiếu việc làm , cho vay vốn để người thất

Trang 9

làm, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cao, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về lao động - việc làm, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng nông thôn nghèo, … nhằm nâng cao chất lượng cung, điều chỉnh cung lao động phù hợp với cầu lao động, đẩy mạnh kết nối cung - cầu và trực tiếp làm tăng quy mô việc làm hay gián tiếp tạo ra việc làm mới để đưa nền kinh tế nước ta từng bước phát triển và hội nhập cùng kinh tế thế giới, có uy tín trên trường quốc tế góp phần xây dựng đời sống xã hội được nâng cao

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/08/3BA1FA18/

http://vietbao.vn/Viec-lam/Chinh-phu-se-cho-nguoi-that-nghiep-vay-von-uu-dai/20716633/271/

http://dantri.com.vn/c133/s133-413715/bao-hiem-that-nghiep-moi-chi-de-cuu-doi.htm

%E1%BA%A5t_nghi%E1%BB%87p

-3TMTrung_ThatNghiep.htm

http://www.tinkinhte.com/khung- hoang-kinh-te-viec-lam-that-nghiep/tsphan-minh-ngoc-ban-ve-khung-hoang-va-that-nghiep.nd5-sjd.66697.74.1.html

http://reportshop.com.vn/chi-tiet-tai-lieu/that-nghiep-va-nhung-giai-phap

học vĩ mô, nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ

ndex.aspx?p=forum_thread&thread=3646#p

Ngày đăng: 20/06/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w