HOC VIEN CHÍNH TRI QUOC GIA HG CHi MINH
TONG QUAN KHOA HOC DE TAI CAP BO 2005 - 2006
ĐỀ TÀI
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỔI DƯỠNG
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ
CHỐT CẤP QUẬN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cơ quan chủ trì : Học viện Chính trị khu vực HÏ
Chủ nhiệm dé tai : TS Đào Duy Tấn
Thư ký đề tài : ThS Nguyễn Văn Phương
HÀ NỘI - 2006
Trang 2DANH SACH CONG TAC VIEN
1 T§ Đào Duy Tấn - Trưởng Phòng Tổng hợp,
Học viện Chính trị khu vực II (Chủ nhiệm đề tài)
2 NCS.Th§ Nguyễn Văn Phương — P.Truéng Phòng Quản lý đào tạo,
Học viện Chính trị khu vực II (Thư ký đề tài) TS Võ Thành Khối - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II
PGS.TS Hỗ Trọng Viện PGiám đốc Học viện Chính trị khu vực II
TS Đặng Văn Lợi Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II
Nguyễn Xuân Tảo — Giảng viên Cao cấp Học viện Chính trị khu vực II
TS.Đinh Phương Duy-P Hiệu trưởng Trường Cán bộ Tp Hồ Chí Minh on nw FY ThS Nguyễn Thị Đông — Q.Truéng Khoa Tam ly hoc, Học viện Chính trị khu vực HH
9, TS Nguyễn Quốc Tuấn - P.Trưởng Khoa Chính trị học,
Học viện Chính trị khu vuc I 10.Đ/c Mai Trung Nghĩa - Chuyên viên chính Phòng Huấn học,
Ban Tư tưởng văn hóa Thành ủy Tp Hồ Chí Minh
11.Đ/c Trần Hùng Việt - Trưởng ban Tổ chức Quận ủy Quận I1, Tp HCM
12.Đ/c Nguyễn Thị Cúc — Trưởng ban Tổ chức Quận ủy Quận 4, Tp HCM
Trang 3MUC LUC Trang PHẦN MỞ ĐẦU, 2222222 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng - Khách thể nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5 Phương pháp nghiên cứu 6
PHẦN NÔI DUNG:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác cán bộ và công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
1.2 Tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ và công tác đào tạo, bồi
dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp quận đốt với
quần lý đô thị hiện đại thời kỳ CNH-HĐH 38
1.3 Những yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi đưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp quận tại TPHCM
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VE CHAT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG LLCT CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP QUẬN TẠI TPHCM
2.1 Đặc điểm thh hình chung của TP HCM 33
2.2 Đặc điểm chủ thể và đối tượng tham gia đào tạo, bổi dưỡng
LLCT cho cán bộ chủ chốt cấp quận tại TP HCM 62 2.3 Thực trạng về chất lượng công tác đào tạo, bổi dưỡng LLCT
cho CBCC cấp quận tại TPHCM trong thời gian qua 7l 2.4 Đánh giá chung về thực trạng chất lượng đào tạo, bổi dưỡng
LLCT cho cán bộ chủ chốt cấp quận tại TPHCM trong thời
Trang 42.5 Những nguyên nhân rút ra từ thực trạng _— 127 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG C CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO, BỒI DUONG LLCT CHO CAN BỘ CHỦ
CHOT CAP QUẬN TẠI TPHCM 130
3.1 Phương hướng chung công tác đào tạo, bổi dưỡng LLCT cho
cán bộ chủ chốt cấp quận tại TPHCM đáp ứng yêu cầu quản lý
đô thị hiện đại thời kỳ CNH-HĐH 130
3.2 Một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ chủ chốt cấp quận tại TPHCM đáp ứng yêu
cầu quản lý đô thị hiện đại thời kỳ CNH-HĐH 131
3.2.1 Nhóm giải pháp đối với chủ thể đào tạo, bồi đưỡng LLCT
cho cán bộ chủ chốt cấp quận tại TPHCM 131
3.2.2 Nhóm giải pháp hình thành thái độ, động cơ học tập tích
cực của đối tượng đào tạo, bổi dưỡng LLCT cho cán bộ
chủ chốt cấp quận tại TPHCM ¬—.- 142
3.2.3 Nhóm giải pháp đối với công tác cán bộ ở TPHCM 147
PHAN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 2.5 se 151
y\0:000v9.79 009 001175 154
Trang 5PHAN MO DAU 1 Lý do chọn để tài:
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng
Chủ tịch Hỗ Chí Minh và Đảng ta dầy công đào tạo, huấn luyện, xây dựng
đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các giai đoạn cách mạnng đã qua
Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nhằm thực hiện mục tiêu: Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng
nề, khó khăn, phức tạp Song đội ngũ cán bộ nói chung lại chưa ngang tầm;
đo đó, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức nói
chung ngang tầm nhiệm vụ mới, trong đó, trước tiên chú trọng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các địa phương
Mục tiêu chung của công tác cán bộ mọi thời kỳ là phải xây dựng đội
ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng lực và trình độ chuyên
môn cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng Mục tiêu của công tác cán bộ thời kỳ CNH, HĐH đã được Đảng ta khẳng định tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VINH:
“Có chiến lược cán bộ đúng đắn, xây dựng được đội ngũ cán bộ có đủ Đúc,
Tài là điều kiện quyết định để cho Đảng và toàn dân téc di vào thế kỷ XXI,
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước ”
Trang 6Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng một lần nữa nhấn
mạnh: “Tiếp tuc đổi mới công tác cán bộ Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
và quản lý ở các cấp vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, có kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn
bó với nhân dân Có cơ chế và chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Trọng dụng những người có Đức, có Tài Thực hiện đúng đắn
nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán
bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chúc trong hệ thống chính trị vê công tác cán bộ Làm tốt công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ, chú ý cán bộ nữ và cán bộ các dân tộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực `
“Đánh giá và sử dụng đúng đắn cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy hiệu
quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu; có
phương pháp khoa học, khách quan, công tâm theo quy trình chặt chẽ, phát huy dân chủ, dựa vào tập thể và nhân dân để tuyển chọn cán bộ Đổi mới, trẻ
- hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính
liên tục, kế thừa và phát triển”
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là trung tâm kinh tế, văn hoá, kỹ thuật của cả nước, là trung tâm khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam Thực tiễn qua các thời kỳ cách mạng, đội ngũ cán bộ ở TPHCM đã trưởng thành về nhiều mặt, trong đấu tranh cách mạng cũng như trong xây dựng đất nước, họ cùng nhân đân cả nước viết lên những trang sử vàng vẻ vang, làm rang
danh cho dân tộc, đưa Việt Nam sánh vai cùng bè bạn khắp năm châu trên
thế giới Tuy nhiên, bước vào thời kỳ đổi mới, với bao nhiệm vụ phức tạp,
? Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 1X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001, Tr 141 ~
Trang 7nặng nể đặt ra, đồi hỏi đội ngũ cán bộ phải ngang tầm để đáp ứng được
những yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới Đặc biệt,
TPHCM có vị trí vô cùng quan trọng đối với cả nước, là thành phố được mang tên Bác Hồ kính yêu, là “hòn ngọc viễn đông” mà nhiều kẻ thù muốn
xâm chiếm Để đứng vững và mãi mãi giữ được vị trí cực kỳ quan trọng này,
TPHCM phải thật sự vững mạnh về mọi mặt Điều đó chỉ có thể thực hiện
được khi Thành phố có một đội ngũ cán bộ, công chức các cấp vững mạnh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp quận Bởi vì, đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp quận là cầu nối giữa cấp thành phố và cấp xã, phường và trong cải cách hành chính ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay có xu hướng tăng cường thẩm quyền
quần lý nhà nước cho cấp quận, huyện trong quần lý đô thị Do đó, cần phải
quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt đủ sức thực hiện nhiệm vụ,
ngang tâm với những yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ cơng nghiệp hố và hiện
đại hoá
Đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cấp quận nói riêng chỉ có
thể có được thông qua quá trình đào tạo và bổi dưỡng một cách cơ bản, toàn
diện cả Đức và Tài
Với những lý do trên chúng tôi chọn để tài: “Nâng cao chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng ý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp quận tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm góp phần thực hiện chiến lược, mục tiêu
công tác cán bộ của Đảng trong tình hình mới 2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu: * Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng chất lượng đào tạo, bổi dưỡng lý luận chính trị cho
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp quận tại TPHCM trong thời gian qua và nguyên
Trang 8dao tao, béi duGng lý luận chính tri cho cán bộ chủ chốt cấp quận tại TP Hồ
Chí Minh nhằm đáp ứng yêu âu quản lý đô thị hiện đại thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
* Hệ thống hóa lý luận cơ bản về công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ và nêu lên những căn cứ để đánh giá chất lượng đào tạo bổi dưỡng
cán bộ chủ chốt tại TP HCM
* Tìm hiểu thực trạng chất lượng đào tạo, bổi dưỡng lý luận chính trị đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp quận tại TPHCM trong thời gian qua về mục tiêu,
nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ được đào tạo, bổi dưỡng Từ đó xác định những nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến thực trạng này
* Nêu lên những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp quận tại TP Hễ Chí Minh trong giai đoạn mới đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu quản lý đô thị hiện
đại thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của để tài là nâng cao chất lượng đào tạo, bi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp quận tại TP Hồ Chí Minh
* Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu của để tài bao gồm:
- Các chủ thể tham gia đào tạo, bổi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ
Trang 9thuộc Học viện CTQG, trường Cán bộ TPHCM, Trung tâm Bồi dưỡng chính
:_ trị các quận của Tp Hồ Chí Minh
- Đội ngũ cán bộ chú chốt cấp quận tại TP.HCM
- Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Quận uỷ tại Tp Hồ Chí Minh
4 Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa DVBC, để tài chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
+ Phương pháp quan sát: Phương pháp này sử dụng các giác quan nhằm
để quan sát những biểu biện diễn ra trong và sau quá trình đào tạo từ hai phía chủ thể đào tạo và khách thể đào tạo, để qua đó kết hợp với các kết quả
nghiên cứu khác có những đánh giá phù hợp về vấn đề nghiên cứu
+ Phương pháp điểu tra xã hội học: Chúng tôi đùng bảng câu hỏi được
thiết kế theo yêu cầu nội dung của để tài đặt ra Qua đó tìm hiểu thực trạng
công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngõ cán bộ chủ chốt tại TP HCM + Phương pháp phỏng vấn: Với phương pháp này chúng tôi dùng để phỏng vấn sâu các khách thể có trách nhiệm trong lĩnh vực đào tạo, bổi
dưỡng cán bộ khi chúng tôi trực tiếp xuống các quận Đặc biệt là xoay quanh chất lượng đào tạo cán bộ hiện nay và những kiến nghị cần thiết về vấn để này ở tại TPHCM
+ Phương pháp thống kê số liệu: Để đánh giá thực trạng chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp quận ở Thành phố Hồ Chí Minh qua phiếu điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi sử dụng phần
mềm SPSS 13.0 for window để xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình phân tích thông tin, có sử dụng các công thức thống kê toán
Trang 10Cu thé là sử dụng lệnh: AnalyzeNOescriptive Statistics\Frequencies dé tinh tỷ lệ % cho các câu hỏi cho toàn bộ bảng hỏi
+ Phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, đánh giá tất cả các
nguồn thông tin, các đữ liệu thu được từ các phương pháp khi tiến hành khảo
sát thực tế, khi tọa đàm trao đổi, chúng tôi hình thành báo cáo tổng quan
khoa học của để tài :
5, Giới hạn nghiên cứu của dé tai:
Để tài nghiên cứu vấn đề chất lượng đào tạo, bổi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp quận tại TPHCM trong những năm qua và
thời gian tới như mục tiêu, nội dung chương trình, phương thức tổ chức đào
tạo, bôi dưỡng, chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng thông qua đánh
giá, bổ trí sử dụng cán bộ Từ đó, đánh giá khái quát về những ưu, nhược
điểm và những nguyên nhân của thực trạng trong đào tạo, bổi đưỡng lý luận
chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp quận để có những cơ sở nêu lên
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bổi dưỡng lý
luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp quận tại TPHCM trong giai
đoạn hiện nay
6 Cấu trúc nội dung của đề tài:
Ngoài Phần mở đầu và Phần Kết luận — Kiến nghị, để tài được cấu trúc
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của để tài
Chương 2: Thực trạng về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cần bộ chủ chốt cấp quận tại TPHCM
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bổi dưỡng
Trang 11CHUONG 1
CO S6 LY LUAN VA THUC TIEN CUA ĐỀ TÀI 1.1 NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE CONG TAC CAN
BO VA CONG TAC DAO TAO, BOI DUONG CAN BO
1.1.1 Khái niệm về cán bộ, cán bộ chủ chốt và đào tạo, bôi dưỡng
cán bộ chủ chốt
1.1.1.1 Khái niệm về cán bộ
Cán bộ là một danh từ quen thuộc được dùng trong tiếng Việt ở những
năm gần đây, gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc
của nhân dân ta trong thời đại Hỗ Chí Minh Nó được dùng để chỉ những người đi hoạt động cách mạng, những người bắt gặp lý tưởng cách mạng, ghét áp bức, ghét nô lệ, căm thù bọn giặc cướp nước và bè lũ tay sai, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng giải phóng, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Nhiều nhà khoa học đã cho rằng từ “cán bộ” thường dùng có nguồn gốc ban đầu từ tiếng Pháp, tiếng Anh sau đó vào Nhật Bản đến Trung Quốc và
được sử dụng ở Việt Nam
“Tiếng Anh từ này là “cadre” c6 r&t nhiéu nghĩa “nhóm cố định, những
công nhân lành nghề, những binh lính da được huấn luyện ; lực lượng nòng cốt, cái khung " Ở Trung Quốc từ “cán bộ” là từ chỉ chung những nhân viên, công chức để phân biệt với nhân viên tạp vụ văn phòng, công nhân, binh lính và chỉ những người có trách nhiệm lãnh đạo nào đó như trưởng thôn, đội trưởng thiếu niên tiền phong, trưởng công đoạn Như vậy, điểm qua
tiếng Anh vàTrung Quốc đã thấy có những biến đổi theo cách nhìn nhận của
Trang 12mỗi nền văn hoá Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy rằng ở Trung Quốc từ này được mở rộng hơn
Ở Việt Nam, từ cán bộ được du nhập vào từ Trung Quốc Ban đầu từ này được dùng trong quân đội để chỉ những cán bộ (từ tiểu đội phó - A phó _trở lên) nhằm phân biệt với chiến sĩ Dần dân, từ cán bộ được mở rộng, biến
đổi phát triển được hiểu gồm tất cả những người đi hoạt động cach mạng
(thoát ly) để phân biệt với nhân dân Trong từ điển tiếng Việt, từ “cán bộ” có
nghĩa là: Những người làm công tác nghiệp vụ trong các cơ quan nhà nước,
đảng và đoàn thể; Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ
chức, phân biệt với người không có chức vụ
Trong thực tế, từ cán bộ được sử dụng ở nước ta có rất nhiều nghĩa và
không có khái niệm cán bộ riêng, mà gộp chung có giai đoạn gọi là cán bộ,
công nhân, viên chức; hiện nay gọi là cán bộ công chức gồm những người do bau cử, tuyên dụng, bố nhiệm để đảm đương các chức vụ thường xuyên trong
các cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
Theo Pháp lệnh Cán bộ công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách, bao gồm:
- Những người do bầu để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội;
- Những người được tuyển dụng, bỗ nhiệm, hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, chính trị - xã hội;
- Những người được tuyển dụng, bd nhiệm, hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tô chức chính trị, chính trị - xã hội;
- Thẩm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân
Trang 13các cơ quan, đơn vị công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp (Điều 1, Pháp lệnh Cán bộ công chức — năm 2002)
- Tóm lại, từ xuất xứ và quá trình hình thành, biến đổi, phát triển của từ
“cán bộ” cho phù hợp với cách gọi của mỗi nền văn hoá, mỗi giai đoạn lịch sử, cách nhìn nhận — quan điểm của từng người với từ cán bộ có thể hiểu theo nhiều nhĩa khác nhau Ở Việt nam có thể khái quát lại những điểm căn bản như sau:
- Cán bộ là những người đóng vai trò là bộ khung của hệ thống chính trị
- xã hội Đó là những người được bầu vào các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy ở tổ
chức Đảng và đoàn thể; những ngươi là công chức, viên chức hoạt động trong các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan kiểm sát và toà án; những người chỉ huy từ cấp tiểu đội phó trong các đơn vị quân đội trở lên; những hạn sĩ quan và sĩ quan trong các đơn vị công an nhân dân
- Những người này có nhiệm vụ chỉ huy, lãnh đạo và điểu khiển hoạt động của tổ chức đơn vị mình và thực thi những nhiệm vụ của Đảng và Nhà
nước tới toàn thể xã hội
Từ đây, có thể định nghĩa cán bộ như sau: “Cán bộ là những người làm
bộ khung của hệ thống chính trị - xã hội, có vai trò là lãnh đạo, chỉ huy, điêu khiển và thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống chính trị - xã hội đối với toàn xã hội”
1.1.1.2 Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp quận
Trong hệ thống cán bộ của Đảng và Nhà nước ta, có một bộ phận
chuyên đóng vai trò là “cốt cán”, có chức vụ trong hệ thống chính trị - xã hội được pháp luật và xã hội thừa nhận, họ là những người lãnh đạo, chỉ huy, điều
Trang 14Thực ra trong nhiều tài liệu nghiên cứu và trong thực tế hai thuật ngữ
“lãnh đạo” và “quản lý” xét về góc độ hoạt động của con người với đối tượng là tổ chức hoạt động xã hội thì hai khái niệm này có sự thống nhất
nhưng không đồng nhất Ở phương Tây có tác giả cho rằng, “Người lãnh đạo
là người ảnh hưởng tới sự tích cực, nhiệt tình của người dưới quyển; còn người quản lý là người chủ yếu thực hiện trách nhiệm vị trí của anh ta ”"
Trong tiếng Anh thuật ngữ “lãnh đạo” được gọi những người này là
“Leader” có nghĩa là những người đứng đầu, cầm đầu có tầm quan trọng
nhất, chức vụ cao nhất trong các nhóm xã hội thực hiện vai trò chỉ huy, điều
khiển và chịu trách nhiệm cao nhất trong tổ chức ấy
Các tác giả Hemphill và Coons cho rằng: “Lãnh đạo là cư xử của một cá nhân khi anh ta chỉ đạo các hoạt động của nhóm để đạt tới mục tiêu chung xã
Tannenhaum, Weschles và Masarik nhận định: “Lãnh đao là sự ảnh hưởng (tác động) mang tính tương tác, được thực hiện trong một tình huống, được chỉ đạo thông qua quá trình thông tin để đạt tới những mục tiêu cụ thể"5 Rauch và Behlinh lại xem: “ Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới những
hoạt động của nhóm có tổ chúc để đạt tới mục tiêu”,
Trong “Đề cương tâm lý học lãnh đạo, quản lý” của Phân viện Chính trị
TP Hồ Chí Minh cho rằng: “Lãnh đạo là đề ra những chủ trương, đường lối,
phương hướng, nhiệm vụ mang tính chiến lược, tổ chức thực hiện chúng trong từng giai đoạn phù hợp với yêu câu và điêu kiện phát triển của xã hội "Š
Theo tác giả Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm thì “lãnh đạo” tức
là “ định hướng cho khách thể thông qua cơ chế, đường lối, chủ trương chính
Trang 15sách, “làm thức tình" hành vi của đối tượng, định hướng hoạt động của đối
tượng và xã hội "”
Như vậy, những định nghĩa về lãnh đạo luôn có điểm chung là nó bao
hàm sự tương tác giữa cấp trên và cấp đưới với nhau, nó bao gồm quá trình ảnh hưởng giữa người và người trong việc thực hiện mục đích của hoạt động
lãnh đạo diễn ra
Lãnh đạo là dựa trên hoạch định chính sách, định ra phương hướng, qui
hoạch, kế hoạch, phối hợp và kiểm tra để quán triệt, thực thi và tiến hành chỉ
đạo quản lý có hiệu quả các đường lối chính sách lớn của Dang và Nhà nước Trên cơ sở đó, theo chúng tôi: lãnh đạo là đề ra đường lối, chủ trương,
nhiệm vụ, phương hướng mang tính chiến lược, tổ chúc thực hiện chúng trong
từng giai đoạn phù hợp với yêu câu và điều kiện phát triển của xã hội đặt ra
Cũng giống như khái niệm lãnh đạo, khái niệm quản lý cũng có rất
nhiều quan niệm khác nhau tùy theo cách nhìn nhận ở từng gốc độ khác
nhau
Trong tiếng Anh từ “Nhà quản lý” được gọi là “Manager” có nghĩa là
nhà điểu hành, nhà quản lý “Quản lý” nghĩa là điều khiển, tổ chức và thực
hiện hoạt động chuyên môn trong một khâu, một chu trình, một công trình
hay một dự án V.V ‘
Tác giả Mai Hữu Khuê cho rằng: “Quản lý là tác động đến con người
bằng cách nào đó sao cho hành vì, việc làm của họ có ích cho xã hội và con
người, tạo điều kiện cho sự tiến bộ của xã hội lẫn con người
Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin
của chủ thể đến khách thể của nó”!?
Trang 16Tác giả Nguyễn Phúc Ân" quan niệm:
- Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có/định hướng của chủ thể
lên khách thể, về các mặt chính tri, văn hóa, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các
biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và các điều kiện cho sự phát triển
của đối tượng
- Quần lý là một hoạt động nẩy sinh từ một nhu cầu tất yếu của thực tiễn xã hội, là tổ chức, điều hành các hoạt động chung, điểu hòa điều chỉnh các mối quan hệ xã hội của nhóm, của tập thể, của cộng đồng
Các tác giả Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm cho ring: “Hoat
động quản lý mang tính điều khiển, vận hành thông qua những thiết chế có
tính pháp định từ trước ”"?
Nhìn chung các định nghĩa về quản lý (trong tổ chức hoạt động với đối
tượng là con người) đều xem quản lý là quá trình điểu hành, điểu khiển nhân
lực trong một tổ chức sao cho có hiệu quả nhất về mặt kinh tế cũng như xã
hội đựa trên những thiết chế, những quy định của tổ chức
Như vậy, trong hoạt động quản lý tổ chức trong hệ thống chính trị xã hội
của Đảng và nhà nước ta, chúng tôi cho rằng: quản lý là một quá trình tổ
chúc, điều khiển hoạt động của con người trong tổ chúc nhằm thực hiện hóa những đường lối, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, thông qua các phương
pháp, cách thúc hoạt động, làm việc của cá nhân và tập thể nhằm thực hiện các chúc năng, nhiệm vụ quản lý, phù hợp với yêu cầu và điều kiện của từng
địa phương, cơ quan, đơn vị mình
!? Những khiá cạnh tâm lý của quan lý, Mai Hữu Khuê, NXB Lao động, HN 1993, tr 9
!! Một số khiá cạnh tâm lý xã hội cần lưu ý đối với công tác lãnh đạo và quản lý trong cơ chế thị trường, Nguyễn Phúc ân, NXB Trẻ, tr 63
Trang 17Tóm lại, về mặt lý luận hai thuật ngữ “lãnh dao” va “quản ly ”c6 nhiing khác nhau về nội hàm Tuy nhiên, khí xem xét nó trong hoạt động của con
người thì có thể thấy rằng hai thuật ngữ có sự thống nhất với nhau
- Theo tác giả Lê Hữu Nghĩa: Lãnh đạo hay quản lý, xét về bản chất,
đều là những quá trình điều khiển
- Tác giả Hỗ Bá Thâm nhận định: “Lãnh đạo và quản lý trong hoạt động của người cán bộ, kể cả ở cơ sở, về bản chất đêu là quá trình tác động, hướng dẫn, điều khiển những người dưới quyền và quân chúng để hoàn thành
những nhiệm vụ chính trị nhất định.”'Ẻ
Đặc biệt, trong hoạt động thực tiễn thì sự “tương đồng” về mặt thuật
ngữ thể hiện rõ qua chức năng “lãnh đạo” hay “quản lý” thường gắn liền với
hoạt động của những con người đứng đầu một tổ chức, thường được gọi là
“người lãnh đạo, quản lý ”
Thống nhất với quan niệm của các tác giả Nguyễn Phú Trọng và Trần
Xuân Sầm, chúng tôi cho rằng: “Xét trên tổng thể, hoạt động quản lý là sự
gắn liền, đồng thời với hoạt động lãnh đạo, là khâu tất yếu để thực biện sự
lãnh đạo Sự phân biệt này chỉ là tương đối nhưng lại cân thiết cho công tác
tổ chức cán bộ, làm cơ sở cho việc xác định tiêu chuẩn, chức năng của người
cán bộ lãnh đạo, bộ máy lãnh đạo với tiêu chuẩn, chức năng của người cán
bộ quần lý, bộ máy quản lý.”'
Từ đó, theo chúng tôi: người lãnh đạo là người định hướng đưa ra những đường lối, chính sách, phương hướng nhiệm vụ; còn người quản lý là người tổ
chức thực hiện những đường lối, chủ trương, phương hướng và nhiệm vụ đó
1.1.1.3 Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp quận, huyện
"9 Nang cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay, TS Hồ Bá Thâm, NXB Chính trị quốc gia, HN 1995, tr 23 :
Trang 18Trong hệ thống chính trị, ở bất cứ cấp nào từ Trung ương đến địa
phương, nhìn trong tổng thể thì Đảng lãnh đạo, Nhà nướơ quản lý, các tổ
chức chính trị - xã hội thực hiện vai trò tham gia giám sát'việc quản lý của
chính quyền, giải quyết các vấn để chính trị, kinh tế và văn hóa — xã hội phù
hợp với những nhiệm vụ được để ra theo qui định của pháp luật Nhà nước,
điểu lệ của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội Do đó, cán bộ lãnh đạo
chủ chốt ở cấp quận, huyện, vừa có chức năng lãnh đạo, vừa có chức năng
quản lý Hơn nữa, nếu phân cấp theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể thì ở mỗi
bộ phận: Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội đều có cả chức năng lãnh đạo và quản lý Chẳng hạn, cấp uỷ không chỉ để ra những mục
tiêu, chủ trương, nhiệm vụ để thực hiện những đường lối, chính sách lớn của
Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương mà còn quản
lý tổ chức Đảng của mình, quản lý đội ngũ Đảng viên ở địa phương mình; Chính quyển không chỉ quản lý bằng cách để ra phương pháp, cách thức để
thực thi, cụ thể hóa các chủ trương, nhiệm vụ của Đảng bộ mà còn lãnh đạo bằng cách đề ra chủ trương, nhiệm vụ cho riêng mình để thực hiện chức năng
quản lý
Như vậy, chúng tôi cho rằng cán bộ chủ chốt cấp quận, huyện vừa là
người định hướng đặt mục tiêu, vừa là người tổ chức thực hiện, có nghĩa là,
họ vừa là người lãnh đạo, vừa là người quản lý Cho nên sự phân biệt giữa cán bộ lãnh đạo và quản lý chỉ là tương đối
Khái niệm người cán bộ lãnh đạo và người cán bộ lãnh đạo chủ chốt:
Về khái niệm người cán bộ lãnh đạo chủ chốt vẫn còn nhiều ý khác
nhau, song cần khẳng định là cán bộ lãnh đạo chủ chốt mà chúng ta đang
bàn ở đây là cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị các cấp, bao
Trang 19Vì vậy, nói cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nói đến những chức danh lãnh đạo
chủ chốt ở ba bộ phận đó:”
“Theo tác giả Trần Xuân Sầm: “Cán bộ lãnh đạo chủ chốt, trước hết cũng
là người cán bộ lãnh đạo nhưng là người cán bộ lãnh đạo quan trọng nhất, tày theo vị trí, cương vị ở mỗi cấp và lĩnh vực khác nhau mà họ đâm nhận”'Š
Tác giả Nguyễn Mậu cho rằng việc xác định cán bộ lãnh đạo chủ chốt
phải được xem xét trên hai khía cạnh:
-_ Thứ nhất, phải thông qua việc xem xét chức năng nhiệm vụ của từng
chức danh cán bộ trong mối quan hệ với nhiệm vụ chính trị của tổ chức, xem
chức danh lãnh đạo đó có giữ những vị trí, những khâu then chốt hay không
- Thứ hai, ở những khâu trọng yếu, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải là người chịu trách nhiệm cao nhất, người quyết định cuối cùng trong
mọi hoạt động của đơn vị mà họ chịu trách nhiệm
Từ sự phân tích trên có thể hiểu khái niệm cán bộ lãnh đạo chủ chốt như
sau: Cán bộ lãnh đạo chủ chốt là những cá nhân có chúc năng chỉ huy và điễu
khiển, là người chịu trách nhiệm cao nhất, nắm giữ những vị trí, trọng yếu
nhất của tổ chức; hoạt động lãnh đạo của họ không chỉ tác động đến tôn bộ tổ chức thuộc quyền quản lý của mình, mà còn tác động trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị
Như vậy, cán bộ chủ chốt cấp quận, huyện, là những người đứng đầu
các tổ chức, trong hệ thống chính trị cấp quận, huyện Cụ thể đội ngũ này
bao gồm:
-_ Bí thư, phó bí thư Ban chấp hãnh quận ủy, huyện ủy;
-_ Trưởng các Ban đảng thuộc quận - huyện ủy;
'* Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chếf+rong hệ thống chính trị đổi mới, PGS.TS Trần
Trang 20Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND quận - huyện;
Chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận - huyện;
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của UBND quận - huyện Chủ tịch Mặt trận quận - huyện;
Chủ tịch các hội Cựu chiến binh, hội Nông dân, hội Phụ nữ quận-
huyện;
-_ Bí thư Ban chấp hành Đoàn quận - huyện; -_ Chủ tịch công đoàn quận quận - huyện;
Như vậy, có thể khái quát cán bộ chủ chốt bao quận - huyện gồm: những người giữ vai trò lãnh đạo quản lý trong các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ
chức chính trị —- xã hội quận — huyện
Trong phạm vi để tài này, dưới góc độ nghiên cứu về công tác đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị, đội ngũ cán bộ chủ chốt mà chúng tôi đề cặp bao
gồm: những cán bộ đang và sẽ là cần bộ chủ chốt
Nhìn chung, cán bộ bộ lãnh đạo chủ chốt dù ở cương vị nào, cấp nào đều có những đặc điểm như:
Thứ nhất: Đây là đội ngũ cán bộ trực tiếp tổ chức, chủ trương, triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, do
vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ này phải có đủ đức, du tai
Thứ hai: Đây phải là đội ngũ có đủ bãn lĩnh, tiên phong, gương mẫu trên
mọi lĩnh vực |
Thứ ba: Cần phải có sự nhạy cảm chính trị trong tình hình thực tiễn đang
diễn ra về nhiều mặt cuả đời sống xã hội, để có những quyết sách phù hợp,
hiệu qủa
Để có một lực lượng cán bộ đủ phẩm chất và năng lực gánh vác sự
Trang 21trung tâm của cả nước về moi mặt nên việc xây dựng một đội ngũ cán bộ chủ
chốt thật mạnh về moi mặt là :nột việc làm vô cùng có ý nghĩa về thực tiễn,
điều này đòi hỏi cần phải đào tạo, bồi dưỡng kịp thời, đúng mức
1.1.2 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng ta về công tác cán bộ và công tác đào tạo, bôi dưỡng cán
bộ
1.1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác đào tạo, bôi
dưỡng cán bộ
Với lý luận giai cấp vô sản và chính đắng của nó muốn giành và giữ được chính quyền thì tất yếu phải có một đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng
lực và sự trung thành để thực hiện những nhiệm vụ cách mang, C.Mac -
Ph.Angghen là người đầu tiên đặt nên móng cho vấn để cán bộ của cách
mạng vô sản C.Mác đã khẳng định: “Muốn thực hiện được tư tưởng thì cân
có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”'Š,
Dù rằng trong điều kiện lịch sử cụ thể của thời kỳ Đảng cách mạng của giai cấp vô sản chưa nắm chính quyền nên thực tế chưa bàn nhiều đến công
tác đào tạo, bổi dưỡng cán bộ, song C.Mác - Ph.Ang ghen đã rất quan tâm
đến việc bồi dưỡng, xây dựng một đội ngũ những người truyền bá tư tưởng
công sản; tổ chức, lãnh đạo phong trào công nhân để lập ra các chính đẳng
của giai cấp công nhân Đây chính là những cán bộ thuấm nhuần tư tưởng
của giai cấp tiên phong lãnh đạo cách mạng trong điểu kiện hoạt động bí
mật
Với tư cách là Người bảo vệ, kế thừa và phát triển sáng tạo lý luận về
Đảng tiên phong cách mạng của giai cấp công nhân của chủ nghĩa Mác,
Lênin, đặc biệt quan tâm coi trọng xây dựng một đội ngũ những nhà cách
Trang 22mạng chuyên nghiệp cho phong trào vô sản Đó là những cán bộ nồng cốt
đầu tiên của Đảng cộng sản Bônsêvích Nga Theo Lênin, những người này phải là những người giúp Đảng: “ đảo lộn nước Nga lên"””, hay: “ những
nhà chính trị thực sự của giai cấp của mình, những nhà chính trị vô sản và
không thua kém các nhà chính trị của giai cấp tư sản”'5,
Khi Đảng chưa có chính quyển vấn để cán bộ đã rất được quan tâm, khi
có chính quyển vấn để cán bộ lại càng được và càng có điều kiện quan tâm
hơn Lênin thấu hiểu sâu sắc vấn để này nên sau khi dành được chính quyển
Người đã bàn đến hàng loạt vấn để trọng yếu trong công tác cán bộ
Theo Lênin, thực tiễn đòi hỏi có những cán bộ có óc sáng suốt, ví vậy
công tác đào tạo, bổi dưỡng cán bộ phải có mục tiêu là đào tạo, bổi dưỡng
xây dựng được những cán bộ có tỉnh thần tháo vác trong thực tiễn, những người vừa trung thành với chủ nghĩa xã hội, vừa có năng lực lặng lẽ, tổ chức
công tác chung vững chắc và nhịp nhàng của một khối người to lớn Đó là những người biết cách biến các sắc lệnh từ trạng thái “giấy lộn đây bụi bặm” thành thực tiễn sống động
Lênin phê phán loại cán bộ làm việc thiếu suy nghĩ, không có sự chuẩn
bị, chỉ có bận rộn tíu tít, chạy vạy ban này ban nọ đến kiệt sức, ốm cả người,
chạy ngược, chạy xuôi không đâu vào đâu mà không biết công việc phải như
thế này hay thế kia Người nghiêm khắc phê bình loại cán bộ chỉ biết thích
thú say mê với các loại “cải cách”, “cải tổ”; chỉ biết bàn luận lý thuyết
chung chung mà lại yếu kém trong công tác thực tiễn Không nhận thức được
thực tiễn lại là điểu chủ yếu nhất cơ bản nhất Người phê phán bệnh kiêu
ngạo, tính sĩ diện của người cộng sản và bệnh ấu trĩ “tả khuynh” và tính tiểu
Trang 23tư sản Người yêu cầu phải thay đổi ngay tức khắc, không thương xót những
người cộng sản không nghiêm túc tròng học tập Theo Người phải phải đảm
bảo đào tạo, xây dựng được một đội ngũ cán bộ theo các tiêu chí: - Đảm bảo tính trung thực
- Có lập trường chính trị vững vàng
- Có năng lực quân lý tối
Lênin còn nhấn mạnh, phải lấy thực tiễn làm môi trường đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ Ở chính môi trường hoạt động thực tiễn sinh động, người cán
bộ mới tích lũy được những kinh nghiệm về lãnh đạo và quản lý Lênin viết:
“Trong những nông dân và công nhân bình thường có rất nhiều người trung thành với quyên lợi của quần chúng lao động và có khả năng làm công tác
ãnh đạo Trong số đó có rất nhiều người có tài tổ chúc và quản lý mà chủ
nghĩa tư bản không để cho họ được phát triển tài năng, nhưng chúng ta thì hết sức giáp đố và phải giúp họ vươn lên và bắt tay vào việc xây dựng chủ nghĩa
xã hội”
Một nội dung quan trọng đối với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ là
người rất quan tâm đến bộ phận cán bộ trẻ Người cho rằng thế hệ thanh niên chính là người kế tiếp sự nghiệp mà thế hệ trước đã tạo ra, vì vậy cần quan tâm, tạo điều kiện cho tầng lớp thanh niên được đào tạo, bồi dưỡng thành
những nhà cách mạng chân chính: “Thế hệ thanh niên là những người bắt đầu trở thành những người giác ngộ, trong một hoàn cảnh đấu tranh có kỷ luật và
quyết liệt chông lại giai cấp tư sản Trong cuộc đấu tranh này thế hệ đó sẽ
đào tạo ra những người cộng sân chân chính" 9
`? Lênin toàn tap, t 39, Nxb Tiến bộ M, tr 257
Trang 24Đặc biệt, theo Lênin, chủ nghĩa cộng sản chỉ có thể trở thành hiện thực
trên cơ sở một nên học vấn:cao và khoa học - kỹ thuật tiên tiến hiện đại vì;
-'vậy người rất quan tâm tới trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh dao - quan ly.*
Khi Đảng cộng sản nắm chính quyển cần tập trung chú ý đào tạo những
chuyên gia, những nhà lãnh đạo, quản lý có học vấn cao, có một trình độ
khoa học - kỹ thuật tiên tiến Đây chính là động lực cơ bản nhất cho việc xây
dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghiã cộng sản Người viết: “không có sự chỉ
đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh
nghiệm, thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được”
Một điều khá quan trọng nữa trong quan điểm của Lênin về vấn để đào tạo, bổi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ đó là theo Người việc đào tạo bồi
dưỡng xây dựng cán bộ phải gắn liển với quá trình rèn luyện cán bộ trong
tập thể, trong tổ chức Đảng, đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị - xã hội
khác Tập thể phải biết để ra kỷ luật, khen thưởng và phải duy trì sức mạnh của tính kỷ luật một cách có nguyên tắc; phải đặc biệt coi trọng vấn đề rèn
luyện tác phong, kỷ luật cho người cán bộ quản lý trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ Người cán bộ lãnh đạo quản lý phải là tấm gương thể hiện tỉnh
thần “học, học nữa, học mãi” Bên cạnh đó người luôn để cập đến những
phẩm chất của người cán bộ lấy làm tiêu chuẩn để thường xuyên tự rèn
luyện giáo dục chính bản thân mình Người cho rằng tiêu chuẩn của người
cán bộ đó là đức tính trung thực thẳng thắn đám nói rõ sự thật Đối với những
cán bộ dám nhìn thẳng vào sự thật, không sợ nói thẳng, nói thật, đù sự thật có đau đớn, thì chắc chắn nhất định những cán bộ đó sẽ học được cách vượt
qua mọi khó khăn Ngược lại, những cán bộ chỉ biết thích thú trò chơi đi sao
chép lại những giấy tờ theo kiểu quan liêu mà không muốn nhìn thẳng vào
Trang 25sự thật đáng buồn của tình trạng quan liêu trong công tác, thì đó là những “Con người đang giữa thời sung súc mầ đã phải chết trong vũng bùn của những lời dối trá quan phương” Chính những tiêu chuẩn này là phương
hướng, mục tiêu, là nguyên tắc trong công tác đào tạo, bổi đưỡng và rèn
luyện cán bộ Ngoài những tiêu chuẩn chung ra, đối với từng loại cán bộ, tuỳ
theo yêu cầu công việc của cán bộ phụ trách, người có những yêu cầu cụ thể
khác nhau Ví dụ điển hình như: khi để cập đến việc nhận những người vào
Bộ Dân ủy thanh tra Công -Nông, Lênin cho rằng họ phải đủ những yêu cầu
Sau:
Một là: họ được nhiều đẳng viên giới thiệu
Hai là: họ qua được một kỳ sát hạch chứng nhận rằng họ hiểu biết bộ máy Nhà nước của chúng ta
Ba là: họ qua được một kỳ sát hạch chứng nhận rằng họ hiểu biết lý luận thường thức về bộ máy Nhà nước của chúng ta, những nguyên tắc của
RL
khoa học quản lý, những giấy tờ số sách
Bốn là: họ phải phối hợp tốt công tác với những ủy viên Ban kiểm tra
Trung ương và Ban thư ký riêng của mình, sao cho chúng ta đảm bảo cho
toàn thể bộ máy chạy tốt
Như vậy, từ C.Mác - ph.Angghen đến Lênin, có thể thấy rằng các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác — Lênin rất quan tâm đến công tác cán bộ, coi công tác cán bộ là vấn để trọng yếu của việc giành và giữ chính quyền của
cách mạng vô sản Cán bộ không phải từ trên trời rơi xuống mà phải được
đào tạo, bồi đưỡng, xây dựng một cách công phu; phải đảm bảo có đủ những
phẩm chất và năng lực thực tiễn cần thiết của một nhà cách mạng chuyên
Trang 26xuống, mà đòi hỏi sự cố gắng, rằng giai cấp vô sẵn muốn thắng giai cấp tư sản piải đào tạo lấy “những nhà chính trị giai cấp” thực sự của mình, những nhà chính trị vô sản và không thua kém các nhà chính trị của giai cấp tư
sản”,
1.1.2.2 Tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán đội ngũ cán bộ
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tỉnh của chủ nghĩa Mác - Lênin với
truyền thống văn hóa dân tộc và những tinh hoa của thời đại, vì vậy trong tư
tưởng Hê Chí Minh có thể thấy rõ một điều rằng những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin đều được Chủ Tịch Hỗ Chí Minh vận dụng một cách
sáng tạo vào thực tiễn của cách mạng Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đào tạo, bổi đưỡng và xây dựng cán bộ mang tính hệ thống, hiện đại, sâu sắc và phong phú Hồ Chí Minh đã bàn đến hàng loạt các vấn đề của công tác
đào tạo, bổi dưỡng cán bộ hết sức chi tiết và sâu sắc Tính phong phú và sâu
sắc này thể hiện độc đáo sự đúc kết một cách căn bản nền văn hiến của Việt
Nam trong đào tạo con người, sự kế thừa kinh nghiệm của nhiều nước mà
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đi qua dựa trên nền tẳng xây dựng con người mới
xã hội chủ nghĩa theo tỉnh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin
Trước hết nói về tầm quan trọng của công tác đào tạo bôi dưỡng cán bộ,
theo Người: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trông
những cây cối quý báu Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trong mỗi một
người có ích cho công việc của chúng ta”, Trong suốt quá trình hoạt động
và công hiến của mình, Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn hết sức coi trọng cán bộ,
coi trọng nhân tài, theo Người cán bộ, nhân tài chính là tài sản quốc gia ?? Lênin toàn tập, t41, Nxb Tiến bộ M 1975, tr 80 - 81
Trang 27Ngudi viét:“Cdn bé Ia tiền vốn của đoàn thể” Cán bộ tốt chính là những hạt
nhân của hoạt động cách mạng, không có cáu bộ, nhân tài thì chắc chắn sẽ không thực hiện được công tác chung Người còn khẳng định: bất cứ chính
sách công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi, không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn
Khi bàn về mục tiêu đào tạo, bổi đưỡng đội ngũ cán bộ Đảng và chính quyển các cấp, Chủ Tịch Hê Chí Minh quan tâm tới đạo đức và tài năng của
cán bộ: “ có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài
thì như ông Bụt ngồi trong chùa, làm việc gì cũng khó” Trong hai tiêu chuẩn căn bản để định hướng công tác đào tạo, bổi dưỡng, Người đặc biệt quan
trọng vấn đề đạo đức người cán bộ, coi đạo đức là cái gốc của mọi phẩm chất
nhân cách khác Tài năng phải gắn liền với đạo đức cách mạng, là “hoa thơm” nở trong “vườn” đạo đức Có tài năng mà không có đạo đức thì “tài
giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người ví đạo đức cách mạng:
*, cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"? Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể thấy rất rõ về nguyên tắc trong đào
tạo, bổi dưỡng cán bộ Đó là những nguyên tắc căn bản sau đây:
Một là, Đào tạo, bổi dưỡng cán bộ phải đảm bảo tính thực tiễn sâu sắc Theo người các phương thức đào tạo, huấn luyện phải cụ thể, thiết thực, phải
căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của nghề nghiệp, trình độ cán bộ để tiến hành
Huấn luyện đào tạo cán bộ là khâu có ý nghĩa quyết định đến trình độ và chất lượng cán bộ Hồ Chí Minh chỉ thị học lý luận phải gắn liền với thực
tiễn, tránh đào tạo chung chung, học “vẹt”, học thuộc lòng “Người biết lý
Trang 28luận mà không thực hành thì cũng vô ích” Người rất quan tâm đến “lý luận
phải liên hệ với thực tế””, Người viết: “ Học tập lý luận thì nhằm mục đích để
”? Thực tiễn không ngừng
vận dụng'chứ không phải học lý luận vì lý luận
vận động biến đổi, do vậy lý luận (nội dung đào tạo) càng phải thường xuyên
đổi mới, bổ sung, phát triển, và như thế cán bộ phải thương xuyên “học, học
nữa, học mãi” theo cách nói của Lênin, Người viết: “Khi vận dụng thì bổ
sung, làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn
cách mạng của ta”””,
Nguyên tắc tính thực tiễn của Người còn thể hiện việc đào tạo bổi
dưỡng cán bộ phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, lấy thực tiễn làm mục
đích của công tác đào tạo, bổi dưỡng cán bộ Từ thực tiễn công tác đào tạo,
bồi dưỡng không chỉ đào tạo, bôi dưỡng cán bộ cho đủ đòi hỏi trong hiện tại
mà công tác “huấn luyện” còn phải “nhìn xa trông rộng” đón bắt được xu
thế của cách mạng chủ động tạo nguồn, đào tạo, bổi dưỡng cán bộ cho phù
hợp với tình hình Người viết: “Huấn luyện cán bộ là cốt để cung cấp cán bộ cho các ngành công tác: Đoàn thể, Mặt trận, Chính quyền, Quân đội.”"" Trong di chúc thiêng liêng mà Người để lại, người rất quan tâm đến việc bồi dưỡng những thế hệ cách mạng cho đời sau, người quan tâm đến thanh niên và nhắc nhở Đảng phải chú ý đến tầng lớp này, đào tạo, bổi dưỡng họ thành
những người làm cách mạng chân chính
Hai là, Bên cạnh tính thực tiễn trong công tác “huấn luyện”, Chủ tịch Hồ Chí Minh để cao tính chủ thể và đối tượng trong “huấn luyện” Theo
Trang 29luyện ai” Điều này theo người; thứ nhất là không phải ai cũng có thể tham ‘gia vio cong tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được, người làm công tác này
phải thực sự là một tấm gương về đạo đức và chuyên công công tác, đồng
thời phải là người không ngừng học hỏi, tu dưỡng “Người huấn luyện đào tạo
phải làm kiểu mẫu về mọi mặt Người huấn luyện nào mà cho mình biết đủ cả rồi thì người đó dốt nhất” Mặt khác, đào tạo, bổi dưỡng cán bộ mà không
biết “huấn luyện ai” thì sẽ không có hiệu quả “Huấn luyện thì phải hiểu rõ
người học để nâng cao khả năng và tẩy rữa khuyết điển cho ho”
Ba là, Trong công tác đào tạo, bổi dưỡng cán bộ, Hồ Chí Minh luôn
quan tâm đến vấn để phương pháp Đặc biệt Người quan tâm đến hàng loạt vấn để trong mối quan hệ giữa phương pháp với mục tiêu, nội dung, các hình thức tổ chức huấn luyện và tính thực tiễn của công tác “huấn luyện” Theo
Người “huấn luyện” là “Việc cốt yếu là làm cho người học hiểu thấu vấn đề
Nhưng hiểu thấu cũng có nhiều cách: có cách hiểu thật ti mỉ, nhưng dạy theo cách đó thì phải tốn nhiễu thì giờ Trái lại, nếu ít thì giờ, trình độ kém, mà cứ cam cụi lo nghiên cứu ti mi không có ích lợi gì cả”, Trong công tác
“huấn luyện” cần phải chú ý “cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” hay là
s3]
“quý hồ tỉnh, bất quý hô äa””' Người rất phê phán kiểu ầm “qua loa đại khái trong huấn luyện” Khi bàn về các hình thức tổ chức huấn luyện theo Người
“Mở lớp nào cho ra lớp ấy; Lựa chọn người dạy, người học cho cẩn thận;
Đừng mở lung tung”? Người cho rằng việc mở lớp “quá đông” dẫn đến
trình độ học viên quá chênh lệch nhau, hoặc mở quá nhiều lớp sẽ không có
hiệu quả, việc huấn luyện sẽ theo kiểu “bắt phu”, việc dạy và học sẽ theo
? Sđd, tr 48-49 Sad, tr 47 9" Sad, tr 52
Trang 30kiéu “chuén chuén đạp nước”, người dạy theo kiểu “bịt lỗ”, năng lực kém
“nói sai, có hại cho học sinh, nghĩa là có hại cho Đoàn thể””
Bốn là, quán triệt tỉnh thần học tập “Học nữa, học mãi” của Lênin, một
vấn để đặc biệt ở tư tưởng Hỗ Chí Minh là cụ thể hoá tư tưởng “học, học nữa,
học mãi” của Lênin một cách sinh động vào thực tiễn nước ta Theo người
việc học tập là diễn ra suốt đời, người dạy cũng như người học phải không ngừng học tập Đã làm cán bộ cách mạng là phải học và không ngừng học
Đồng thời học phải đi đôi với “hành” “Hành” để học Người lấy gương của
“khổng Tử” để nói về tỉnh thần học tập, rèn luyện “Khẩu hiệu “Học không biết chán, dạy không biết mỗi” treo ở trong phòng họp chính là của Khổng Tử” Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tủ có
nhiều điều không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”
Người cho rằng phương châm học tập suốt đời là “Học ở trường, học ở sách
vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân à một thiếu sót lớn "55
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đến
công tác đào tạo, bổi dưỡng cán bộ Toàn bộ hệ thống tư tưởng đã thể hiện
một cách đầy đủ và sâu sắc từ việc xác định vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đến tính cụ thể đến quá trình “huấn luyện” cán
bộ như thế nào (?), được thể hiện thông qua hàng loạt vấn về về “mục tiêu”,
“nội dung”, Phương pháp” và “tính nguyên tắc” trong hoạt động đào tạo,
“huấn luyện” cán bộ Hệ thống tư tưởng này theo chúng tôi hiện nay đang là vấn để rất thiết thực đối với cán bộ cần quán triệt, vận đụng vào thực tiễn
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng ta hiện nay
33 Sad, tr 52 ¥ Sad, w 46
Trang 311.1.2.3 Quan điểm của Đẳng ta về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Nghiên cứu về quan điểm của Đảng ta về công tác cán bộ nói chung và
việc đào tạo, bổi dưỡng cán bộ nói riêng có thể thấy nổi lên những quan điểm điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Công tác cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng đặc biệt
quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với quá trình xây dựng tổ chức Đảng và
chính quyển nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta
Đông thời, Đảng lấy môi trường thực tế và hiệu quả hoạt động làm cơ sở rèn
luyện, thử thách người cán bộ cách mạng Việc đào tạo cán bộ lãnh đạo và
quản lý phải được tiến hành một cách cơ bản, công phu
Đảng cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hễ chí
Minh làm nên tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam trong mọi hành động cách mạng Do vậy, quan điểm về cán bộ của Đảng cũng khơng nằm ngồi những
tư tưởng đó
Ở nước ta, công tác cán bộ luôn đặt ở vị trí trung tâm sự chú ý của
Đắng Đảng ta luôn quán triệt lời dạy của Bác Hồ “Cán bộ là cái gốc của
mọi công việc” “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay
kém” Đẳng ta khẳng định rằng: Muốn thực hiện thắng lợi cương lĩnh, chiến lược và các nhiệm vụ chính trị khác của Đảng thì vấn để quan tâm trước tiên
phải là con người, phải là công tác cán bộ Trong đó công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ là một mắt khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến số
lượng và chất lượng cán bộ
Khi Đảng chưa nắm chính quyền, đang trong điểu kiện hoạt động bí mật công tác đào tạo bổi dưỡng cán bộ đã đặc biệt được coi trọng Có thể thấy
rằng hàng loạt cán bộ ưu tú, trung kiên với Đảng đã được cử sang Quảng
Trang 32giải phóng dân tộc mà người thầy đầu tiên của Đảng ta là Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp giảng dạy Đồng thời từ thực tiễn phong trào hoạt động cách
mạng sôi nối, oanh liệt trong nước tiếp tục lưa chọn những người ưu tú của sang Liên Xô học tập về Đảng Cộng sản Với phương châm vừa học vừa
hoạt động, mặc dù bị kẻ địch khủng bố gắt gao nhưng với lý tưởng “giải
phóng dân tộc, giải phóng con người” những người Cộng sản kiên cường đã không ngừng học, không ngừng đào tạo cán bộ cho Đảng, cho phong trào
Người đi trước giác ngộ, huấn luyện người đi sau; người ngã xuống làm tấm gương cho người sau tự rèn luyện về bản lĩnh các mạng của mình, tất cả đều
coi môi trường hoạt động bí mật là môi trường rèn luyện, thử thách phẩm
chất kiên trung và trí tuệ của người cộng sản Sau mỗi cao trào cách mạng,
có rất nhiều đồng chí cán bộ của Đẳng bị định bắt, giam cẩm tra tấn dã man;
những nhà tù như Côn Đảo, Hỏa Lò, Kom Tum, Lao Bảo, Sơn La, Buôn Mê Thuột khét tiếng được mọc lên nhằm làm mất ý chí của người cách mang,
nhưng kẻ thù đâu nghĩ rằng đây chính là “trường học” nơi trao đổi kinh nghiệm, rèn luyện và thử thách phẩm chất, ý chí của người cách mạng, là
điều kiện nâng cao về năng lực tổ chức, quần lý, hoạt động phong trào khi có
điều kiện vượt ngục hoặc được trả ty do
Với phương hướng về công tác cán bộ đúng đúng đắn của Đảng: “Cần phải đặc biệt chú ý về nên tư tưởng và cái xu hướng của họ Không nên giao trách nhiệm cho những người có tự tưởng hoặc xu hướng không hợp với tư tưởng và con đường chính trị của Đảng”” Với phương hướng công tác cán
bộ đúng đắn, mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn, phức tạp đương thời Đảng ta đã đào tạo bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ xuất sắc, ưu tú, trung
Trang 33kiên góp phần quyết định cho sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam vao mua thu năm 1945 lịch sử
Từ khi Đảng ta có chính quyền cách mạng, có thể nói rằng công tác đào
tạo, béi dưỡng cán bộ có điều kiện để thực hiện một cách cơ bản hơn Dưới
đòi hỏi của công cuộc vừa thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân
và vừa thực hiện công cuộc xây xây dựng Miễn Bắc XHCN, Đảng ta đã rất coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Có thể thấy xuyên suốt một
chặng đường cách mạng đầy gian nan, vất vả, tốn thất, huy sinh và rất hào
hùng, oanh liệt của Đảng và nhân dân ta vẫn với quan điểm xem công tác
cán bộ là một trong những nhiệm vụ đảm bảo tính thường xuyên, liên tục của chặng đường cách mạng, trong đó công tác đào tạo bồổi dưỡng cán bộ là một trong những công tác trọng tâm có ý nghĩa chiến lược, Đảng ta đã quan tâm
đào tạo cán bộ mang tính hệ thống, toàn diện, thu bút được nhiều nhân sĩ, trí
thức, đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện thắng lợi quá trình cách mạng với
việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội trên
miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà
Với tỉnh thân đó, để đáp ứng yêu cầu về công tác đào tạo, bổi dưỡng
cán bộ, các Hội nghị Trung ương 5, 7, 8, 10, 11 (khoálII) đã trực tiếp bàn về
công tác đào tạo bổi dưỡng cán bộ Bên cạnh thực hiện tốt việc đào tạo cán
bộ quân đội, Đảng đã phân chia cán bộ làm ba loại: cán bộ lãnh đạo, cán bộ
quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật để thực hiện đào tạo một cách có hệ
thống, đồng bộ Đặc biệt Nghị quyết 142/NQTW ngày 28/6/1966 đã nêu rõ
yêu cầu đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế nhằm chủ động
về đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu và tình hình mới của cách mạng
Trang 34rèn luyện trong thực tiễn””" “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà
phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu” Bên cạnh việc xác định chủ trương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Đẳng còn quan tâm trực tiếp đến việc kiện
toàn hệ thống Trường đào tạo và nội dung và phương pháp đào tạo nhằm mục đích chuẩn hoá việc đào tạo cán bộ theo tinh thần đổi mới Nghị quyết
Hội nghị giữa nghiệm kỳ KhóaVII của Đảng đã nêu:“Đào rạo gắn với tiêu chuẩn từng chúc danh và yêu cầu sử dụng cán bộ Đổi mới nội dung, phương
pháp dạy và học Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo cán bộ Đảng "39 và:
“Xây dựng, chỉnh đốn hệ thống các Học viện, Trường và Trung tâm chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết là đối
với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.”"?, Chính việc đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ đã có những bước nhảy vọt về chất lượng và số lượng làm động lực cơ
bản, đầu tiên giúp Đảng và nhân dân ta đã thu được nhiều thắng lợi, đưa đất
nước từng bước ra khỏi khủng hoảng Và có thể nói đến nay công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội đã thu được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh
vực, làm tiễn để cho đất nước ta tiến tới thực hiện thành công mục tiêu: xây
dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
mà Đại hội lần thứ IX cũa Đảng đã nêu ra
Thú hai: Cán bộ phải là người lãnh đạo phong trào, lãnh đạo quần chúng nhân dân, là người có uy tín, được quân chúng nhân dân tin cậy, thừa nhận vì vậy xây dựng ngũ cán bộ phải xuất phát trên lập trường của giai cấp công nhân
3 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, HN 1987, tr 134
*8 Sad
* Van kién Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội VII, Nxb Sự thật HN 1993, tr 61
Trang 35Trong thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước càng đi vào giai đoạn ác liệt, vấn để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ càng được Dang quan tâm và
cơi đó là vấn để đặc biệt quan trọng Vẫn với phương châm “cán bộ là tiền vốn của Đoàn thể” của tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác đào tạo, bổi dưỡng
cán bộ là công tác thường xuyên và có ý nghĩa chiến lược của cách mạng, Đảng đã đào tạo, bồi dưỡng được hàng vạn cán bộ kiên trung bám dân, bám
đất, bám địch để tổ chức cơ sở và trực tiếp chiến đấu chống lại cuộc chiến
tranh xâm lược của bọn Mỹ và bọn tay sai phản động - nguy quyển Sài Gòn
Mặc dù phải đối diện với nhiều tổn thất, huy sinh nhưng chính đội ngũ cán
bộ các cấp này đã bám sát được cơ sở, sát dân, nắm bắt được yêu cầu của
quần chúng giúp cho cách mạng Miễn Nam đi đến thắng lợi cuối cùng và
muà xuân năm 1975
Sau khi thống nhất đất nước, cả nước bất tay vào giai đoạn khôi phục và
xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước Đại hội ân thứ IV đã xác định đưa
cả nước tiên nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, phấn
đấu trong vòng từ 15 - 20 năm xây dựng xong cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Nhiệm vụ chính trị hết sức nặng nề đòi hỏi phải xây dựng một đội ngũ cán bộ tương ứng với tình hình mới, nhiều Nghị quyết của Dang
đã chỉ rõ: phải bồi dưỡng và nâng cao nhanh chóng trình độ và năng lực công
tác của các loại cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý Để
đáp ứng yêu cầu về công tác cán bộ, một mặt Đảng tập trung kiện toàn và
xây dựng mới nhiều Trường đào tạo, bổi dưỡng cán bộ từ Trung ương đến địa phương, mặt khác Đảng đã gửi hàng ngàn cán bộ sang Liên Xô và các nước
Đông Âu học tập về chuyên môn khoa học và kỹ thuật công nghệ Nhờ đó
Trang 36Việc quán triệt quan điểm lập trường của giai cấp công nhân trong
công tác đào tạo bêi dưỡng cám bộ của Đảng là một vấn để có tính nguyên tắc Bất kể một giai cấp cấm quyền nào, chế độ xã hội nào thì đường lối việc
đào đào, bôi đưỡng cho giai cấp mình, chế độ mình người người cán bộ ưu tú, trung thành với đường lối của mình, phục vụ lợi ích của giai cấp mình, xã hội
mình là một vấn đề tối quan trọng
Quan điểm giai cấp là một vấn để cơ bản trong đào tạo, bổi dưỡng cán bộ của Đảng ta Qua các kỳ Đại hội Đảng, vấn để quan điểm về giai cấp đối
với công tác cán bộ luôn được dé cao Nghị quyết Đại hội VI đã nêu: “Mọi
người hãy nêu cao danh hiệu cao quý của người đảng viên Cộng sản Mọi người hãy suy nghĩ và hành động vì lý tưởng cộng sản””, Nghị quyết Đại hội VII giữa nhiệm kỳ nêu: “Thường xuyên bôi dưỡng cho cán bộ, đẳng viền quan điểm đường lối của Đảng, nâng cao trình độ nhận thúc, kiên định con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tử tưởng Hồ Chí Minh và tính hoa trí tuệ của thời đại, nhạy bén nắm
bắt cái mới, xử lý đúng những vấn đề thực tiễn đặt ra”"? Nghị quyết Đại hội
IX một lần nữa khẳng định: “ Toản Đảng nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác -
Lênin và tự tưởng Hồ Chí Minh” *
Như vậy, quán triệt sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh trong công tác đào tạo bổi dưỡng cán bộ là một trong các quan điểm
quan trọng của Đảng ta và đã được thực tiễn cách mạng chứng minh tính chất
và sự đúng đắn đó Chỉ khi nào có được những người cán bộ trung thành với
lý tưởng của Đảng, với sự nghiệp cách mạng, gắn bó mật thiết với nhân dân,
được nhân dân tin tưởng, ủng hộ, bảo vệ thì cán bộ mới thực hiện tốt nhiệm *' Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, HN 1987, tr 137
Trang 37vụ chính trị của mình Làm cán bộ cách mạng là “đi dân nhớ, ở dân thương”,
dựa vào dân để tổ chức và lãnh đạo phong trào, lãnh đạo nhân dân làm cách
mạng giải phóng áp bức, nô lệ, giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã
hội và cuối cùng là Chủ nghĩa cộng sản
Chủ Tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về việc thể hiện nguyên tắc này trong quá trình lãnh đạo cách mạng Người luôn quan tâm nhắc nhở
cán bộ: “việc gì có lợi cho dân, ta hết súc làm, việc gì có hại cho dân, ta hết sức tránh phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”"^, hoặc: Các cơ
quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, Chính quyển, đoàn thể có vững vàng hay không, điểu quan trọng là xây dựng
được một đội ngũ cán bộ thuấm nhuần quan điểm giai cấp thực hiện việc
lãnh đạo nhân dân làm cách mạng
Quan điểm giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin trong công tác đào tạo
cán bộ không có nghĩa là cứng nhắc trong việc tuyển chọn đào tạo, bổi
dưỡng cán bộ mà phải mềm dẻo, tránh quan điểm giai cấp hẹp hòi và tránh
đơn giản, hình thức trong việc tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ Quan
điểm giai cấp đòi hỏi người cán bộ phải biết đoàn kết nhân dân, tuyển chọn
người cán bộ có đủ đức, đủ tài đảm nhận nhiệm vụ cách mạng giai phó Nếu
quá khắc khe trong việc tuyển chọn đào tạo bồi dưỡng cán bộ phục vụ sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân thì nguồn cán bộ sẽ bị hạn chế
Đặc biệt, Đảng ta sẽ khó phát huy được hết tiềm năng của dân tộc - nhân tài
trong thực hiện thành công công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, điều này Hội nghị giữa nhiệm kỳ Khóa VII đã xác định rõ: “Đào fạo, bồi dưỡng, trọng
dụng nhân tài; tạo môi trường thuận lợi cho mọi ngươì có đức, có tài, cả
Trang 38ngoài đều có cơ hội cống hiến tot nhat cho dat nudc””’; đồng thời nếu đơn
giản, chủ quan trong van dé tuyén.chon dao tao béi dưỡng cán bộ, để sở hở có thể làm điều kiện cho kẻ địch'feo cao, luôn sâu và phá hoaj công cuộc
cuộc cách mạng của Đảng và Nhân dân ta
Thứ ba: Việc đào tạo, bôi dưỡng cũng như tuyển chọn bố trí sử dụng phải
lấy yêu câu về đạo đức và tài năng trên cơ sở hiệu quả thực tế công việc làm
mục tiêu Trong đó đạo đúc là cải “gốc” và tài năng là thước đo của tính hiệu
quả, song khơng tuyết đối hố mặt nào mà phải nhìn nhận chúng trong mối quan hệ qua lại biệt chúng, thống nhất với nhau
Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã căn đặn: “ cđng như sơng thì có nguồn mới
có nước Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có
đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giải đến đâu cũng không lãnh đạo được nhân dân
Ở mỗi giai đoạn cách mạng, quan điểm về đạo đức, năng lực và phong
cách lãnh đạo đều có những yêu cầu cụ thể
Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyển, đạo đức cao nhất của người
cách mạng là lòng trung thành, tỉnh thần đám xả thân vì sự nghiệp Đảng đã
đào tạo, xây dựng được một đội ngũ cán bộ kiên trung, bất khuất Những
gương huy sinh trong thời kỳ đầu của cách mạng như những đẳng viên ưu tú như Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Hoàng Văn Thụ và nhiều đảng viên khác mãi mãi ghi vào trang
sử vẻ vang, đi cùng năm tháng với cuộc hành trình cách mạng của Đảng,
nhân dân và của dân tộc ta
*' Văn kiện, tr 61
Trang 39Trong giai đoạn kháng chiến, mặc dù phải thực hiện những nhiệm vụ cơ
ban chiến đấu và xây dựng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ vẫn thường
“xyên được chú trọng Vẫn với tiêu chuẩn đạo đức, tài năng và hiệu quả công tác thực tế làm mục tiêu Tuy nhiên, khi có chính quyển thì đạo đức người Đảng viên hướng đến ngoài những tiêu chí trên, người cán bộ phải biết chống lại những căn bệnh mới như hủ hoá, quan liêu, hách dịch, tham nhũng,
biến chất Do đó, việc đào tạo, bổi dưỡng cán bộ phải xuất phát trên hai
vấn để cơ bản là đạo đức và tài năng, phải vừa “hồng”, vừa “chuyên”, phải đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới xây dựng và bảo vệ vững chắc nên độc lập dân tộc và đất nước chủ nghĩa xã hội
Trong giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “ Đào go, bôi dưỡng cán bộ toàn diện
về cả lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn Quan tâm đào tạo bôi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các
nhà doanh nghiệp và các chuyên gia, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt
trong hệ thống chính trị; coi trọng cả đức và tài, đúc la goo"
Và hiện nay vẫn trên nên tảng kế thừa và phát triển về tiêu chuẩn cán
bộ của quá trình cách mạng đã qua, để phù hợp tình hình nhiệm vụ cách
mạnh trong nước và xu thế chủ động hội nhập quốc tế, công tác đào tạo bồi
dưỡng cán bộ hướng đến: “Xây đựng đội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán
bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực
tiễn, gắn bó với nhân dân "5
Trang 40Người cán bộ của Đảng ở nước ta được tạo nên bởi sự thắm nhuần tư
tưởng xã hội chủ nghĩa, quan điểm gia: cấp công nhân, những truyền thống,
tính cách của dân tộc Việt Nam, và cẩ tình cảm, cách suy nghĩ, thói quen của
nên sản xuất xã hội còn chưa phát triển Tuy nhiên, đại bộ phận họ đã trải
qua quá trình chiến đấu và công tác, đặc biệt được sự giáo dục của Đảng đã
trưởng thành trong các phong trào cách mạng, thể hiện được những phẩm
chất và phong cách của người cộng sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày
công vun đắp Trong điểu kiện đổi mới, đội ngũ cán bộ hiện nay đã chứng tỏ được khả năng thực hiện những nhiệm vụ phức tạp của sự nghiệp xây dựng
và phát triển đất nước Tuy nhiên, bên cạnh đó một bộ phận cán bộ, trong đó
có cán bộ lãnh đạo quần lý từ Trung ương đến địa phương đã tổ ra phai nhạt lý tưởng cộng sản, tham nhũng, thóai hóa biến chất, quan liêu đây là một trong những nguy cơ làm chệch hướng XHCN cần phải có biện pháp khắc