1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam

27 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 10,47 MB

Nội dung

Đề tài "//oàn thiện chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam" được lựa chọn nhằm giải quyết một số vấn đề thuộc chính sách kinh tế vĩ mô liên quan đến h

Trang 1

ƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN Hoang Van Huan

K* *

HOAN THIEN CHINH SACH

VA GIAI PHAP THU HUT VON DAU TU TRUC TIEP NUOC NGOAI O VIET NAM

———,

= <

Trang 2

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN Những người hướng dẫn khoa học :

1- GS-PTS Vũ Đình Bách : nguyên Hiệu trưởng Trường Đại _ ; hoc KTQD 2- PGS-PTS Nguyễn Đình Hương : Phó Hiệu trưởng Trường đại học KTQD Người nhận xét thứ nhất : Người nhận xét thứ hai : Cơ quan nhận xét : -

Luận án được bảo vệ tại Hội đông chấm luận án Nhà nước họp tại

Trường Đại học Kinh tế quốc dân vào hồi .giỜ ngày tháng nam 1995

_, C6 thé tìm hiểu luận án tại :

- Thư viện Quốc gia

Trang 3

LOI MO DAU

Ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài đang là mối quan tâm của nhiêu

nhà kinh tế trên thế giới về cả phương diện lý thuyết và thực tiễn

Ở nước ta, trong quá trình đổi mới nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài đang vừa là nhu cầu, vừa là vấn đề nóng bỏng Tuy vậy, đây là một lĩnh vực kinh tế mới mẻ đối với Việt Nam Đề tài "//oàn thiện chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam" được lựa chọn nhằm giải quyết một số vấn đề thuộc chính sách kinh tế vĩ mô liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

1- Mục đích và ý nghĩa của luận án

- Thông qua việc phân tích, đánh gía tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thể giới và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay ; luận án rút ra những kết luận về sự cần thiết khách quan của

việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn

trước mắt cũng như lâu dài

- Luận án đề cập đến cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước thu bút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đi đến nhận định rằng nước ta cũng cần tham gia tích cực vào cuộc cạnh tranh này

- Luận án đã đề xuất các giải pháp kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1996-2000 và

những năm tiếp theo

2- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về đầu tư trực tiếp

Trang 4

- Đánh giá thực trạng chính sách kinh tế vĩ mô về đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò tổ chức, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này ở

Việt Nam :

- Nghiên cứu những giải pháp hoàn thiện chính sách, quy trình, tổ chức,

cơ chế và phương pháp quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam

3- Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp logic, phương pháp phân tích định lượng

và định tính, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp điều tra thống kê, phương pháp mơ hình hố, phương pháp chun gia và đặc biệt dựa vào các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử

4- Những đóng góp mới của luâu án

- Luận án đã rút ra kết luận đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động lâu dài ; không phải là biện pháp tình thế, nhất thời

- Luận án chứng minh rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam là một đòi hỏi khách quan trong chiến lược kinh tế mở nhằm cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước

- Luận án đã đưa ra dự báo mang tính kha thi về các khả năng thu hút

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-2000

- Luận án đã đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách và giải

_ pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

5 Nội dung, kết cấu của luận án

Trang 5

Kết cấu luân án : Ngoài phần mở đầu, kết luận, 4 phụ lục và tài liệu

tham khảo, luận án gồm có 3 chương :

Chương] : Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các TƯỚC

Chương II : Thực trạng về nền kinh tế, về chính sách đầu tư

trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và kết quả của nó

trong những năm qua

Chương III : Một số phương hướng hoàn thiện chính sách thu

hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Chương ]

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI LÀ MỘT BỘ PHẬN QUAN TRỌNG TRONG CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIEN KINH TẾ CỦA CÁC NƯỚC

I- KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ QUÁ TRINH PHAT TRIEN CUA NO

1- Khai niém

Nguồn vốn đầu tư phát triển của các nước được chia làm hai loại : đầu tư

trong nước và đầu tư nước ngoài Đầu tư trong nước gồm đầu tư từ ngân sách Nhà nước và đầu tư tư nhân Đầu tư nước ngoài cũng được phân làm 2 loại : đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp là loại đầu tư mà người bỏ vốn không trực tiếp hoặc thuê người điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh và chia lợi nhuận trên phần vốn góp của mình Đầu tư

gián tiếp gồm có : viện trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ của các

Trang 6

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn tự thiết lận ra cơ sở sản xuất kinh doanh cho riêng mình, đứng chủ sở hữu, tự quản lý, khai thác hoặc thuê người quản lý, khai thác cơ sở này, hoặc hợp tác với đối tác của nước sở tại thành lập cơ

sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lý, khai thác cơ sở này

Mục đích chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài là thu lợi nhuận trực tiếp trên phần vốn mà nhà đầu tư bỏ ra sản xuất kinh doanh

Theo luật đầu tư nước ngoài, ở Việt Nam, hiện nay có 4 hình thức đầu tư trực tiếp : te 5

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh - Xí nghiệp 100% vốn

- Xí nghiệp liên doanh

- Hợp đồng xây dựng, kinh doanh, chuyển giao (BOT)

2- Qúa trình hình thành đầu tư trực tiếp trên thế giới

Luận án đề cập đến cơ sở lý luận của hoạt động đầu tư trực tiếp nước

ngoài trên thế giới: Qua sự phân tích tình hình đầu tư trực tiếp ở các nước, luận án rút ra kết luận sự vận động của các dòng vốn trên phạm vi toàn cầu là một xu thế khách quan, tất yếu Thực tế cho thấy, quốc gia nào tự

‘minh biến đổi để có thể tạo ra được những điều kiện tốt cho dòng chảy của các ngưồn vốn đầu tư, các quốc gia đó đã có được những tiến bộ nổi

bật Sự vận động của dòng vốn đã kéo theo sự vận động của thương mại, dịch vụ, công nghệ, lao động -

3- Diễn biến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới a) Tình hình đầu tư trưc tiến trên thế giới

Trang 7

Wy SPU ae TURE Re Bene Anca adie ORT Per Tên 2A GA 242 1Œ Ec—n 12m thế SU INEM!

Inh quân 243% mỗi năm độ gia tăng GDP, đạt b

tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung vào các - Tuy vậy, vốn đầu vốn vào các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ còn nước phát triển ; lượng

vào một số nước có điều kiện thuận lợi ít và cũng chỉ tập trung

nay đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng tăng - Từ năm 1991 đến Á, như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, nhanh ở các nước châu

dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ vốn đầu tư vào các nước Malaysia, Việt Nam

5 năm 1993 đang phát triển, đạt 37

Trang 8

b) Chính sách đầu tư trưc tiến của 4 con rồng châu Á

Thông qua số liệu tổng hợp, luận án phân tích tình hình đầu tư ra nước

ngoài của các nước NICs Từ xu hướng thay đổi nhanh chóng quy mô dự án, hướng thị trường và cóng nghệ, luận án đã dự báo khả năng tăng nhanh vốn đầu tư ra nước ngoài của 4 con rồng châu Á đặc biệt là khả

năng đầu tư của các nước này vào các nước trong khu vực

c) Sư canh tranh để thu hút vốn đầu tư giữa các nước trong khu vưc và

trên thế giới ;

Trong khi đề cao vai trò vốn trong nước, luận án cũng đã viện dẫn tình

_ hình thực tế của nhiều nước trên thế giới coi trọng vốn đầu tư từ nước ngoài Từ sự phân tích các mặt lợi hại của vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp, luận án đi đến nhận định, vốn đầu tư trực tiếp đã, đang và sẽ đóng vai trò ‘quan trọng đối với các nước Trong bối cảnh vốn đầu tư ra nước - ngoài của các nước có hạn, nhu cầu thu hút đầu tư lại rất lớn, cuộc trạnh _ tranh để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chắc chắn ngày càng gay gắt hơn `

đ) Nguyên nhân của các cuộc canh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Để làm sáng tỏ thêm nhận định trên, luận án đã dựa vào một số lý thuyết kinh tế, trong đó tập trung xem xét nguyên nhân cạnh tranh trong

hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới góc độ của thuyết "lợi thế so

sánh" Luận án đi đến kết luận, nguyên nhân của cuộc cạnh tranh thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài là do mỗi nước đều muốn phát huy lợi thế so

sánh của mình, động viên mọi ngưồn lực phục vụ cho sự phát triển và

phon vinh của đất nước

e) Các biên pháp thường được sử dụng trong cạnh tranh tÌiu hút vốn đầu

Trang 9

Luan án đã nghiên cứu một số biện pháp mà các nước trong khu vực thường sử dụng để cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp, trong đó thấy rằng công cụ chính là chính sách uyển chuyển về thuế

1I- CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỤC TIẾP CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC

1- Chính sách của các nước trong khu vực

Bằng cách hệ thống lại 11 chính sách của 4 nước có hoàn cảnh tương đối gần gũi với Việt Nam là Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan, luận ẩn đã đưa ra cách nhìn có tính so sánh chính sách của các nước này với nhau vào thời điểm Việt Nam triển khai thực hiện luật đầu tư nước ngoài, nhằm cung cấp tư liệu nghiên cứu cho các nhà hoạch định chính sách của nước ta trong khi soạn thảo chính sách đầu tư nước ngoài và cũng mong muốn cung cấp cho các nhà nghiên cứu một bức tranh tông hợp Bảng so sánh đề cập đến:

a) Chính sách chung của Nhà nước khuyến khích đầu tư b) Tỷ lệ góp vốn và cổ phần trong liên doanh

c) Thuế công ty, thuế lợi tức đ) Quản lý ngoại hối e) Thuê lao động 0 Sở hữu bất động sản g) Điều kiện miễn thuế lợi tức h) Thuế nhập khẩu ¡) Xử lý lỗ

k) Tái đầu tư lựi nhuận

Trang 10

2- Tình hình cải tiến moi trường đầu tư ở các nước

Bên cạnh những chính sách đầu tư của các nước đã đề cập đến ở mục Ì, những năm gần đây, do sức én của cuộc cạnh tranh đâu tư, các nước Trung Quốc, Indonesia, Sri Lanka dé khong ngừng cải tiến từng phần trong tổng thể chính sách đầu tư của họ Luận án đã nêu bật những kết

quả mà từng nước đã đạt được sau mỗi lăn có sự cải tiến một chính sách

đầu tư nào đó

1I1- SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN ĐẦU TƯ TRỤC TIẾP NƯỚC

NGOÀI Ở CÁC NƯỚC CŨNG NHƯ Ở VIỆT NAM

4! -

1- Sơ lược các mô hình chiến lược kinh tế trên thế giới

Sau khi nghiên cứu ý kiến của một số nhà kinh tế trên thế giới và kết quả thực tế của 4 chiến lược gồm chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô ; chiến lược thay thế hàng nhập khẩu ; chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu ; chiến lược cân bằng xuất-nhập khẩu, luận án cho rằng chiến lược kinh tế ' mở mà Việt Nam đã lựa chọn trong quá trình đổi mới là chiến lược đúng đắn, bởi vì nó phù hợp với quy luật khách quan Nền kinh tế mở của Việt Nam bao gồm mở cửa với bên ngoài và mở cả bên trong."

2- Sự cần thiết của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Luận án cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta có sự cần thiết khách quan bởi vì :

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược kinh tế mở

- Chúng ta không thể đi từng bước theo hình xốy trơn ốc trong việc "tạo ra nguồn vốn từ khoản ban đầu rất nhỏ bé ; vì vậy muốn phát triển nhanh phải tạo ra được "cú hích" Một trong những yếu tố của "cú hích"

Trang 11

Chương II

THỰC TRẠNG VỀ NỀN KINH TẾ, VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỤC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM VÀ KẾT QUA

CUA NO TRONG NHUNG NAM QUA

Trước khi đi vào phân tích thực trạng nền kinh tế Việt Nam, về chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam để có sự đánh giá đúng mức những kết quả đã đạt dược trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó rút ra những kết luận cần thiết, luận án có đề cập đến những thành công trong quá trình đổi mới và nguyên nhân của sự thành công đó

I- THANG LOI BUGC ĐẦU TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI — Ở VIỆT NAM

1- Cơ sở để thành công trong đổi mới kinh tế

Luận án khẳng dịnh cơ sở để thành công trong đổi mới là đường lối đúng

đắn của Đảng ta đã được đề ra ngay trong Luận cương đầu tiên của Đảng Tuy vậy trong 65 năm qua, nhận thức về việc "bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" trong bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ở thời điểm

nhất định, đã có những thiếu sót Với sự đổi mới tư duy được đề ra từ Đại

hội Đảng lần thứ VI, chúng ta đã nhận thức lại các quy luật kinh tế, nhận thức lại tư tưởng Hồ Chí Minh và đề ra dường lối phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước Đây quả thực là một bước ngoặt trong lịch sử xây dựng kinh tế của nước ta

2- Những bước tiến của nèn kỉnh tế Việt Nam trong những nắm qua

Trang 12

10

Trong mục này, Luận án đã đưa ra những con số, những nhận định về

bước tiến của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong việc đầu tư phát

triển cơ sở hạ tàng

Từ những kết quả đạt được, từ bối cảnh quốc tế đang mở ra, Luận án phân tích rằng sự thách thức luôn luôn tồn tại với mọi dân tộc nhưng vận hội thì không phải lúc nào cũng có và kiến nghị rằng cần phải nắm lấy

vận hội mà Việt Nam đang có để đẩy nhanh sự phát triển

3- Quá trình khắc phục những sai lầm trong chỉ đạo kinh tế

Luận án đã dựa vào tư tưởng triết học về quy luật thống nhất và đấu tranh

của các mặt đối lập và đặc biệt dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng của

K.Marx về mối liên hệ giữa các mặt đối lập là có thống nhất và đấu tranh

để chỉ ra rằng khi tuyệt đối hoá sự bài trừ lẫn nhau giữa các mặt đối lập

(như quan niệm của chúng ta về kinh tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế xã hội

chủ nghĩa trước đây), có nghĩa là phủ nhận những yếu tố thống nhất giữa các mặt đối lập, cũng là một sai lầm

Luận án đã trích dẫn một số đoạn trong các văn kiện của Đảng để chứng minh quá trình nhận thức lại các quy luật kinh tế đúng đắn của chủ nghĩa Marx - Lenine ở nước ta và cũng chính là quá trình khắc phục những sai lầm trong chỉ đạo xây dựng đất nước

II- THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

- Luận án đã đề cập đến thực trạng về hạ tầng cơ sở ; về dịch vụ tài

chính, ngân hàng ; về tài nguyên thiên nhiên và về nguồn lực lao động

của Việt Nam để một mặt cho thấy sự yếu kém của Việt Nam

trong những năm khởi đầu quá trình đổi mới ; mặt khác cho thấy khả

năng thực tế mà Việt Nam có thể tận dụng để khác phục sự yếu kém, đưa - nền kinh tế phát triển nhanh ; khắc phục sự tụt hậu kinh tế so với các

Trang 13

II

Luận án cũng đề cập đến thực trạng về hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam ; một mặt đánh giá cao quá trình xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài,

quá trình sửa đổi bổ sung để hoàn thiện chúng ; một mặt cũng nêu ra

những yếu điểm của hệ thống văn bản pháp luật này ; đặc biệt là sự chồng chéo của các văn bản và những khó khăn khi áp dụng chúng vào

cuộc sống

III- CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG HOẠT ĐỘNG

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Luận án phân tích hai khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế và

- kiến nghị rằng trong khi đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, cần hết sức quan

_tâm đến sự phát triển tức là phải làm cho tăng trưởng có hiệu quả, hướng

tăng trưởng vào việc bảo đảm cân đối giữa các ngành kinh tế ; tăng trưởng trước mắt phải bảo đảm cho tăng trưởng lâu dài và tăng trưởng

phải đúng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

Trang 14

12

Trang 15

13

Luận án cũng rât coi trọng ngưồn vốn đau tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua và những năm sắp tới và cho rằng cần phải thu hút mạnh mẽ hơn nguồn vốn này

- Chính sách lao đọng tiên lương

Luận án đã nêu lên nội dung của chính sách này và các số liệu khảo sát việc thực hiện chúng ở các xí nghiệp

- chính sách xuất nhập khẩu

- chính sách đất đai - chính sách về thuế

- chính sách công nghệ quốc gia

Trong các chính sách trên đây, luận án chỉ nêu lên những nét chính trong của Nhà nước Việt Nam Những vấn đề cụ thể của các chính sách này được thể hiện trong các phụ lục của luận án

IV- TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

TRONG NHỮNG NĂM QUA VÀ KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 1- Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Việt Nam

Thơng qua các số liệu thống kê, luận án đã đưa ra đồ thị về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 1988-]994 như sau:

Đồ thị 1 : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 1988-1994

Trang 16

14

Luận án phân tích tình hình cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực, vào các dịa phương ; cơ cấu vốn đầu tư vàoViệt Nam của các nước và khu vực trên thế giới ; tỷ lệ phần vốn thực sự đưa vào hoạt

động so với vốn đăng ký ; tỷ lệ số dự án bị đổ vỡ so với số dự án được cấp giấy phép

Thêng qua việc viện dẫn các dự án cụ thể, luận án rút ra nhận định rằng: quy mô trung bình của từng dự án đầu tư về sau đã tăng lên so với thời gian đầu ; ngày càng có nhiều dự án lớn đầu tư vào Việt Nam; nhiều dự án đang hoạt động xin tăng thêm vốn đầu tư chứng tỏ hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư ở Việt Nam có Biệu quả

2- Kết quả do đầu tư trực tiếp nước ngoài ở VN mang lại

Lian én đã tập hợp các số liệu làm sáng tỏ sự đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua cho nền kinh tế đất nước Sự đóng góp đó thể hiện qua các kết quả sau :

a) Góp phần cân bằng bên trong về vốn

b) Giải quyết một phần việc làm cho người lao động

c) Góp phần cân bằng cán cân thanh tốn(cân bằng bên ngồi) -

d) Bổ sung một phần ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế

e) Góp phần làm ổn định tình hình kinh tế-xã hội của VN

Bên cạnh những thành tích, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực Luận án đã đề cập đến một số mặt trái do đầu

tư trực tiếp nước ngoài gây nên hoặc gián tiếp gây nên

Trang 17

15

Chương LÍ]

MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH

THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM I- NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1996-2000 1- Nhu cầu của Việt Nam trong việc thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1996-2000

Dựa vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội mà Trung ương đưa ra vào

năm 1991 ; dựa vào tỉnh thần văn kiên Hội nghị Trung ương giữa nhiệm

kỳ và dựa vào dự kiến kế hoạch 5 năm 1996-2000 ; để đạt tốc độ tăng trưởng GDP liên tục khoảng 10% mỗi năm trong 5 năm tới, các nhà kinh

tế đã tính toán lượng vốn đầu tư phải có khoảng 50 tỷ USD : trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần có 20 tỷ USD

Về phương diện lý thuyết, luận án đã dựa vào công thức tính tốc độ

phát triển của Harrod - Doman

Gy=

(%) ICOR

và dự báo của các nhà kinh tế về hệ số ICOR của Việt Nam vào năm 2000 vào khoảng 3,5 để đưa ra yêu cầu vốn đầu tư trong năm 2000 là

[=Ốy x ICOR = 10 x 3,5 = 35% so voi GDP

Trang 18

Đồ thị 2 : Khả năng tích luỹ nội bộ của Việt Nam giai đoạn 1991-2000 { 25% Nang luc s/x và tiêu dùng (USD) đường tiêu dùng v 91 94 2000 ndm Nguồn :

- Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khod IX

- Phan Văn Tiệm : Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thị

trường vốn nước ta - Ky yéu FDI

- Với cơng nghiệp hố, hiện đại hoá - UBNN về IITĐT, 1994

Như vậy khoản thiếu hụt 10% phải được bù đắp bằng ngưồn vốn bên ngoài

Về thực tế, luận án đã chứng minh rằng trong năm 1993 vốn đầu tư trực _ tiếp nước ngoài thực sự dua vào hoạt động ở Việt Nam dược khoảng 800 triệu USD ; năm 1994 được 1,5 tỷ USD ; dự kiến năm 1995 được khoảng 2 tỷ USD Rõ ràng chúng ta có thể tạo ra các năng lực sản xuất mới trong

khi số vốn trong nước chỉ có hạn 2- Dự báo khả năng thực hiện

a) Cơ sở tính dư báo : Qua theo dõi thực tế, ngoài 10% số dự án được

cấp giấy phép bị đổ vỡ, trung bình 4 năm sau khi được cấp giấy phép, các dự án đưa hết vốn vào hoạt động

Trang 19

biéu thic kinh nghiém tinh v6n thuc hién trong giai doan 1996-2000 nhu

sau:

2000 3

Ly = 6,55 + — & (3x96 + 3x97 + 2xox + Xo9)

96 10

b) Khả nang thu hút vốn dau tư trực tiếp :

Trên cơ sở phân tích tình hình trong nước và quốc tế, luận án đưa ra ba

khả păng có thể xây ra:

- Khả năng thu hút vốn ở nfc cao :

Luận án cho rằng tình hình trong nước những năm tới sẽ có nhiều thuận lợi hơn do việc kiềm chế lạm phát đã vững chắc ; do tốc độ tăng trưởng đạt mức cao và đều đặn ; tình hình chính trị đối ngoại của nước ta thuận lợi hơn do việc ngày càng mở rộng quan hệ với các nước, do việc gia nhận ASEAN, do ký Hiệp định khung với EC, do Mỹ đã bình thường hoá quan hệ ; cho nên tốc độ gia tăng vốn đăng ký của đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục ở mức cao và ít ra cũng đạt như sau :

Trang 20

18

—> Khả năng thu hút vốn đầu tít ở mức trung bình ›

Trên cơ sử phân tích những khó khăn do không đáp ứng kịp nhu cầu đòi hỏi hạ tầng cơ sở như điện, nước, hải cảng, sân bay, đường sá luận án đưa ra khả nàng có thể trong 5 năm tới phải hạn chế việc cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nước ngoài vào những vùng đã "quá tải" Như vậy, đường cong về vốn đăng ký của các dự án sẽ đạt điểm tối da vào năm 1996 và sau đó đi xuống Múc bình quân vốn đăng ký trong mỗi năm của giai đoạn 1996-2000 là 6 tỷ USD - :

Thay số liệu này vào biểu thức trên ta có :

_ „2000

ï = 22,5 tỷ USD

96

- Mức xấu nhất có thể xảy ra :

Mức này chỉ có thể xảy ra trong điều kiện nổ ra chiến tranh khu vực hoặc kẻ thù lợi dụng tình hình mở cửa cuả ta, tấn công vào cách mạng Việt Nam, gây mất ổn định trầm trọng buộc Chính phủ phải có biện pháp cứng rắn đối phó quyết liệt Trong trường hợp này, lượng vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp của nước ngoài ở Việt Nam sẽ còn lại rất thấp

Luận án cho rằng để thực hiện được mục tiêu trên đây đòi hỏi phải có

nhận thức đúng đắn về đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó khóng ngừng đổi mới tư duy, cải tiến các chính sách, cơ chế liên quan đến lĩnh vực này

Il- QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC THU HUT VÀ QUAN LY VỐN ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1- Những quan điểm hiện nay

Hiện nay có một số quan diểm chưa thống nhất, nhưng chung quy có 2

quan điểm sau :

Một số lo sợ việc huy động vốn nước ngồi với quy mơ lớn có thể làm

Trang 21

19

Từ đó, tính độc lập, tự chủ về kính tế và chính trị của Việt Nam có thể bị mất đần, dẫn đến việc chệch dịnh hướng xã hội chủ nghĩa

Lập luận của số này là khi huy động quá nhiều vốn đầu tư nước ngoài

thì các ngành then chốt như đầu khí, sản xuất xi măng, cơ khí, luyện

kim sẽ nằm trong tay các tư bản nước ngoài phần lớn cổ phần Vai trò

chỉ đạo của kinh tế quốc doanh - cái xương sống của nền kinh tế-xã hội chủ nghĩa - sẽ không còn

Từ nhận thức này, họ muốn hạn chế bớt đầu tư trực tiếp nước ngoài Ở Việt Nam ; tăng cường đầu tư trong nước và có chăng đầu tư nước ngoài

thì nên vay mượn để tự đầu tư, kinh đoanh

Xu hướng thứ hai cho rằng, ở nước ta hiện nay vấn đề gia tăng tốc dộ phát

triển kinh tế phải dược đặt lên hàng đầu và phải dược coi là nhân tố quyết

dịnh cho một chiến lược lâu dài tiến lên chủ nghĩa xã hội Do vậy xu'

hướng này muốn đưa ra một mô,hình bảo đảm tăng trưởng nhanh và liên

tục ít nhất trong vài thập kỷ

Luận án này cho rằng, có thể dạt được tốc độ tăng trưởng khoảng trên

10% mỗi năm trong vài thập kỷ và giữ chỉ số lạm phát khoảng 10 - 15% mỗi năm Đối với những mâu thuần về chính trị-xã hội như phân hoá giàu

nghèo, vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất phải đề ra bằng được các chính sách để thực hiện dịnh hướng xã hội chủ nghĩa

2- Giải pháp để khắc phục tiêu cực, phát huy tính tích cực trong -hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi

Thơng qua hoạt động thực tiễn, luận án đề ra 4 giải pháp để khác phục những vấn đề tiêu cực, phát huy mặt tích cực của dầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm :

a) Quản lý chặt chế đầu tư trực tiếp nước ngồi thơng qua pháp luật của

Trang 22

20 b) Quan lý chặt dầu tư trực tiên nước ngồi thơng qua pháp luật quốc tế và thông lệ quốc tế c) Quản lý chat đầu từ trực tiếp nước ngồi thơng qua cơ chế chính sách ¬ d) Tang cường nhân tố kinh tế Nhà nước trong cơ cầu kính tế của nước ta

III- NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1- Xác định rõ vai trò và chúc năng quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong vòng 10 năm qua, quản lý Nhà nước về hoạt dong kinh tế đối ngoại có qúa nhiều xáo tron Luan án kiến nghị cần xác định rõ chúc năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động đầu tư trực tiên nước ngoài nói riêng Gắn liên với chức năng, phải

có bộ máy quản lý Nhà nước Gn dịnh để phát huy sức mạnh của lĩnh vực

kinh tế này

2- Hoàn thiện quy trình hoạt động xúc tiến dau tu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc thù Hoạt động xúc tiến đầu tư đồng vai trò quan trọng Kinh nghiệm cho thấy các nước như Singapore, Thái

Lan, Malaysia, Trung Quốc tiến hành hoạt động xúc tiến rất mạnh

Nước ta không đẩy mạnh hoạt động này thì khó lòng cạnh tranh được

nguồn vốn đầu tư trực tiến của các nước Luận ấn kiến nghị :

a) Hoàn thiện quy trình hoạt động của cơ quan xúc tiến dầu tư nước

ngoài của Nhà nước i

Trang 23

21

c) Phat triển mối quan hệ cá nhân piữa các chuyên viên, cán bộ Việt Nam với người nước ngoài vì mục đích thu hút đầu tư

3- Hoàn thiện quy trình thấm định và cấp giấy phép đầu tư

4- Hoàn thiện quy trình quản lý các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

5- Tiếp tục bổ sung, sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luậtđể tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp

a) Kiến nghị về một kế hoạch lâu dài nghiên cứu dự án bộ luật đầu tư chung cho cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước

b) Kiến nghị việc ban hành một số văn bản pháp lý cấp bách phục vụ đầu tư trực tiếp nước ngoài như luật thương mại ; sửa đổi một số điều

trong pháp lệnh liên quan đến đất đai, các điều khoản liên quan đến tái

đầu tư, đến chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

6 - Đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ cán bộ tham gia vào hoạt động

đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

KẾT LUẬN

Luận án đã hoàn thành những nhiệm vụ sau :

, J- Rut ra những vấn đề lý luận về quy luật khách quan của lĩnh vực hoạt động này để từ đó đi đến nhận định rằng trong xu thế toàn cầu hoá,

khu vực hoá nền kinh tế ngày càng cao, mỗi quốc gia càng phải coi trọng

vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự nghiệp phát triển kinh tế của

mình Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là lâu đài chứ không thể quan niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài như một biện pháp tình thế, nhất thời

Trang 24

22

trái ngược nhau về vấn đê thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng chúng là các mặt đối lập trong một chỉnh thể thống nhất, nhằm đưa dat nước phát triển theo con dường xã hội chủ nghĩa

3- Đã nêu lên thực trạng nền kinh tế Việt Nam, thực trạng hoạt động

đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, những điểm cần chú ý và nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết để đảm bảo thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn 1996-2000 và những năm tiếp theo

4- Kiến nghị : `

- Về quan điểm : cần làm cho mọi người, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách thông suốt quan điểm coi trọng đúng mức đầu tư trực tiếp

nước ngoài ; tạo điều kiện cho nó đóng góp phần thích đáng trong toàn bộ

su phat-trién kinh tế đất nước

- Ve hệ thống chính sách, luận án kiến nghị việc bắt tay nghiên cứu dự

thảo một bộ luật đầu tư chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước và nước - ngoài Trong quá trình tiến tới ban hành bộ luật này, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong luật đầu tư nước ngoài và văn bản

đưới luật liên quan đến đất đai, tái đầu tư bằng lợi nhuận, thuế chuyển lợi

nhuận về nước

~ Về mô hình phát triển, luận án đưa kiến nghị cụ thể về việc củng cố

chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực

tiếp nước ngoài ; kiến nghị mô hình hoạt động xúc tiến đầu tư ; về quy trình thẩm định dự án

- Công tác tổ chức thực hiện là khâu cuối cùng trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ; do vậy luận án đã đưa ra kiến nghị việc tổ chức theo dõi, quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài theo

Trang 25

23

- Việc đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề đủ

tầm hoạt động trong cơ chế mới là yêu cầu cấp bách hiện nay mà luận án đã đề cập trong phần kiến nghị

5- Ứng dụng của công trình

Một số phần của luận án đã dược dưa vào giáo trình đào tạo cán bộ thương mại Việt Nam Một số phần khác đã được đưa vào đề tài nghiên cứu mã số 894-20-26 “Các giải pháp huy động vốn đầu tư trong và ngoài

nước để đắp ứng nhu cầu phát triển kinh tếˆxã hội đến năm 2000" cha

Trường đại học Kinh tế Quốc dân hoặc được trích đăng trong các cuốn

sách, tạp chí bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài

Đánh giá chung việc sử dụng từng phần của luận án cho hoạt động

khoa học và áp dụng thực tiên là đã đáp ứng được những vấn đề đặt ra trong mục đích, yêu cầu của đề tài

Trang 27

11 Hoàng Văn Huấn : Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, tháng

lợi và thử thách, Tạp chí Đầu tư Phát triển, số 9/1995, tr.22

12 Hoàng Văn Huấn : Đầu tư trực tiếp nước ngoài, bước tiến vào tương lai, Tạp chí Xây dựng, số 1/1995, tr 22

13 Hoàng Văn Huấn : Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tốc độ - hiệu quả, Tạp chí Người Xây dựng, số 1 + 2/1995, tr 4

14 Hoàng Văn Huấn : Vượt lên 20 năm, sự nghiệp hợp tác đầu tư đang

gặt hái mùa vụ - Sách : Việt Nam 20 năm thống nhất và phát triển, tr

258c ;

15 Hoàng Văn Huấn : Chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, giáo trình Bộ Thương mại, 1995, tr 46

l6 Nguyễn Ngọc Mai - Tô Xuân Dân - Vũ Thu Giang - Hoàng Văn Huấn : Các giải pháp huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đến năm 2000, đề tài

Ngày đăng: 04/11/2023, 21:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w