1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chính sách và cơ chế lãi suất trong nền kinh tế thị trường ở việt nam

27 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 7 MB

Nội dung

Trang 1 BO GIAO DUC VA BAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN i — é NGUYEN THI DUNG HOAN THIEN CHINH SACH VA Trang 2 8 1.2.5 Cơ sở xác dịnh lài suất tín dụng ngân hàng Bằng phương phá

Trang 1

BO GIAO DUC VA BAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

i — é

NGUYEN THI DUNG

HOAN THIEN CHINH SACH VA

Trang 2

8

1.2.5 Cơ sở xác dịnh lài suất tín dụng ngân hàng

Bằng phương pháp luận tương tự trong việc xác định giá cả hàng hoá trên thị trường hàng hoá, luận án đã xem xét, phân tích riêng rẽ hai “công đoạn” trong hoạt động tín dụng ngân hàng là huy động tiền gửi và cho vay để đi đến nhận định : lãi suất tín

dụng ngân hàng được xác định trên cơ sở cân bằng cung, cầu về tiền gửi, tiền cho vay trên thị trường

Những kết luận rút ra từ việc nghiên cứu đường cung, cầu tiền

gửi và tiền cho vay là : lãi suất tiền gửi cao làm tăng cầu tiền gửi (tức là khuyến khích dân chúng gửi tiền); lãi suất cho vay thấp làm tăng cầu tiền cho vay (tức là khuyến khích đân chúng vay tiền để đầu tư)

Khi nước ta chưa thực hiện CSLS thị trường thì những kết luận rút ra nói trên sẽ là cơ sử để NHNN và các TCTD ra những quy định về lãi suất phù hợp nhằm tăng cường việc huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và đẩy mạnh công tác cho vay phục vụ cho mục

dich tăng trưởng và phát triển nền kinh tế; giảm vốn tồn đọng ở các

NHTM `

1.2.6 Những tác nhân ảnh hướng tới mặt bằng lãi suất của

tín dụng ngân hàng

Day chính là những nhân tố tác động làm thay đổi cung và cầu

về tư bản cho vay (tiền gửi, tiền cho vay) Chúng pồm mức độ tích

luỹ của cải, rủi ro của môi trường đầu tư, khả năng sinh lời dự tính của các cơ hội đầu tư, lạm phát dự tính, hoạt động thu chỉ Ngân sách

Nhà nước, lãi suất trên thị trường tín dụng quốc tế

Bằng những đồ thị biểu diễn sự thay đổi cung, cầu của tư bản cho vay, luận án đã phân tích tác động của sự thay đổi những tác

nhân này đối với mật bằng lãi suất của tín đụng ngân hàng

1.2.7 Những nhân tố tác động tới sự phân hoá các mức lãi

suất trong nên kinh tế

Trang 3

nhân tố : rủi ro vỡ nợ của đối tượng vay, ky han cha khoan vay va di giá của đồng tiền cho vay

Luận án đã đưa ra cơ sở giải thích sự ảnh hưởng của từng nhân

tố nêu trên đến sự phân hoá các mức lãi suất trong nền kinh tế 1.2.8 Lãi suất theo cơ chế thị trường và việc điều tiết nó trong nên kinh tế

Sau khi xem xét lãi suất theo cơ chế thị trường từ giác do vi mô (tại NHTM) và trên bình diện vĩ mô đồng thời nêu quan điểm về phương cách NHNN sử dụng công cụ điều hành giần tiếp tác động lên lãi suất hình thành trên thị trường tiền tệ luận án đã đi đến kết luận :

Lãi suất theo cơ chế thị trường là lãi suất được NHTM định đoạt căn cứ quan hệ cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ Ở đó NHNN không quy định các mức lãi suất cụ thể hoặc khống chế mức lãi suất tối đa, tối thiểu cho NHTM Tuy nhiên cơ chế lãi suất này vẫn không vượt khỏi sự quản lý của Nhà

nước Bằng việc sử dụng các công cụ của chính sách tiển tệ, NHNN sé gay ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất thị trường liên

ngân hàng, từ đó gián tiếp tác động đến lãi suất trên thị trường

tiền tệ

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VIỆC ĐIỀU HÀNH VÀ TỔ CHỨC

"THỰC HIỆN LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM

TRONG THIỜI KỲ ĐỔI MỚI

2.1 ĐỔI MỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG LÀ NỀN TẦNG

CỦA VIỆC ĐỐI MỚI CHỈ ĐẠO LÃI SUẤT Ở NƯỚC TA

2.1.L Sự cần thiết khách quan của việc đổi mới hệ

thống ngân hàng

Trang 4

10

sang cơ chế sản xuất hàng hoá thị trường thì tiền tệ từ chỗ chỉ

mang tính hình thức trở thành một phương tiện hạch toán kinh

doanh trong quá trình sản xuất hàng hoá; tương ứng, hệ thống ngân hàng từ-chỗ hoạt động theo mệnh lệnh chỉ huy, mang nặng tính bao cấp sang hoạt động tuân thco quy luật thị

trường trên cơ sở tự hạch toán kinh doanh Điều đó đồi hỏi

ngân hàng phải cải cách cơ bản về tổ chức và hoạt động của mình để có thể đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường

2.1.2 Đổi mới chỉ đạo lãi suất - một nội dung quan

trong trong việc đổi mới hệ thống tiền tệ-tín dụng, ngân

hàng

Tin dụng là hoạt động chính của hệ thống ngân hàng Lãi

suất là “giá cả” các khoản tiên cho vay Không có đổi mới

hoạt động tín dụng nói riêng, đổi mới hệ thống ngân hàng nói chung nếu không có sự đổi mới về CSLS - chuyển từ cơ chế định lãi suất chủ quan, duy ý chí sang cơ chế lãi suất theo cung cầu thị trường

2.2 THỰC TRẠNG VIỆC ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA

NHNN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Từ năm 1986 đến nay, CSLS của NHNN đã tiến một bước dài : từ chỗ các mức lãi suất được quy định cứng nhắc, chủ quan đến chỗ chúng được điều chỉnh thường xuyên sát với lãi suất thị trường Điều này có được sau rất nhiều lần NHNN đưa

ra các mức lãi suất vào những thời điểm khác nhau, cái sau

chỉnh sửa bổ sung cho cái trước, hoàn thiện hơn so với cái

trước Ở phần nầy chúng tôi có chủ ý trình bày có tính chất hệ

thống các quyết định thay đổi lãi suất của NIINN xuyên suốt

Trang 5

2.2.1 Điễn biến Hải suất từ 1986 đến tháng 3/1988 (Khi

Nghị định 53!HDDBT về việc hình thành hệ thống Ngân hàng 2 cấp được bạn hành) :

Giai đoạn này nghiên cứu CSLS trong thời kỳ chưa hình

thành hệ thống ngân hàng 2 cấp :

Nhìn chung, các mức lãi suất ở giai đoạn này do cấp

Chính phủ chỉ đạo với sự tồn tại 2 “dư địa” lãi suất độc lập là lãi suất đối với dân cư và lãi suất đối với tổ chức kinh tế; có

sự phân biệt đối xử giữa các hình thức sở hữu và giữa các ngành trong nền kinh tế; khi hoạch định lãi suất không tính

đến tỷ lệ lạm phát

2.2.2 Điễn biến lãi suất từ tháng 3/1998 đến thủng

5/1992 (Khi bỏ quy định lãi suất cho vay cụ thể chuyển sang

quy định trần lãi suất cho vay) :

Trong giai đoạn này hệ thống ngân hàng đã chuyển từ 1 cấp sang 2 cấp Do đó trong CSLS cũng xuất hiện thêm mối quan hệ mới: quan hệ giữa NHNN và NHTM

CSLS ở giai đoạn này thể hiện sự tiến bộ so với giai đoạn trước: Nhà nước đã nới rộng quyển cho NHNN trong việc

định lãi suất; lãi suất được điều chỉnh nhiều lần nên phản ánh

tương đối kịp thời những biến động giá cả trên thị trường: có xu hướng tự do hoá lãi suất ngày càng cao Nhược của CSLS giai đoạn này : do lãi suất tiền gửi tiết kiệm được quy định

quá cao để kiểm chế lạm phát nên dẫn đến lãi suất huy động vốn nói chung cao hơn hẳn lãi suất cho vay; vẫn tổn tại sự

phân biệt giữa khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh, giữa

các ngành trong nến kinh tế,

2.2.3 Diễn biến lãi suất từ tháng 5/1992 đến thắng

6/1997 (Khi quy dịnh về chênh lệch tối du giữa lãi suất cho

Trang 6

12

thành phổ biến nên NHNN bắt đầu tiến hành hoạch định và

điểu chỉnh lãi suất ngoại tệ Ngoài ra, từ tháng 6/1993 xuất hiện mối quan hệ giữa các TCTD trên thị trường liên ngân hàng CSLS trong giai đoạn này có những bước chuyển biến hết sức quan trọng : - Xoá bỏ cơ bản sự phân biệt giữa các loại hình sở hữu và giữa các ngành kinh tế -

- Dần đần xoá bỏ mức chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi

tiết kiệm và lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế

- Cải thiện mối quan hệ giữa lãi suất cho vay dài hạn và lãi suất cho vay ngắn hạn phù hợp với xu thế chung

- Giảm dần sự chênh lệch giữa lãi suất tín đụng đồng nội

tệ và lãi suất tín dụng đồng ngoại tệ trên cơ sở tỉ giá VND/USD tương đối ổn định

- Chuyển sang quy định mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất hụy động bình quân thay cho quy định các mức lãi suất huy động cụ thể

Tuy nhiên CSLS giai đoạn này còn bộc lộ một số tồn tại:

có sự phân biệt rõ rệt đối với từng TCTD trong lãi suất cho vay của NHNN; lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ trong lần

ra quyết định đầu tiên được quy định quá cao so với lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế

2.2.4 Diễn biến lãi suất từ tháng 6/1997 đến nay

Sang giai đoạn này hệ thống ngân hàng phát triển tương

đối vững mạnh tạo điểu kiện cho sự cạnh tranh giữa các TCTD phát triển Đây chính là cơ sở để NHNN tiến thêm một bước trong quá trình tự do hoá lãi suất NHNN đã nới rộng quyền tự quyết các mức lãi suất cho các TCTD bằng việc bãi

bỏ quy định mức chênh lệch tối đa giữa lãi suất cho vay bình

Trang 7

hạn tối đa thay cho quy định lãi suất nợ quá hạn cụ thể Tuy nhiên sự gia tăng đối tượng cũng như mức độ ưu đãi trong các quy định lãi suất của NHNN trong giai doạn này là điểm dừng trong tiến trình tiến đến việc thực hiện lãi suất

theo cơ chế thị trường ‘

2.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ LÃI

SUẤT Ở NHTM

CSLS của NHTM luôn gắn chặt với CSLS của NIINN,

chịu sự chỉ phối mạnh mẽ từ phía NHNN

2.3.1 Thực thì lãi suất nội tệ ở NHFM

Với luận giải khoa học và dẫn chứng cụ thể lun án đã

phác hoạ được một bức tranh tổng thể về việc thực thi lãi suât

nội tệ ở NHTM : '

Trước tháng 5/1992 : NHTM thực hiện các mức lãi suất tiển gửi và các mức lãi suất cho vay theo quy định của

NHNN;

Từ tháng 5/1992 đến tháng 12/1995 : NHTM quy định mức lãi suất tiền gửi theo quy định của NHNN mức lãi suất cho vay bằng mức lãi suất cho vay cao nhất được phép;

Từ tháng 1/1996 : NHTM bước vào piai đoạn tập dượt điều hành lãi suất theo tín hiệu thị trường

Luận ấn nêu lên các quy tắc điểu hành lãi suất theo tín

hiệu thị trường khi thực hiện tang hoặc giảm dư nợ cho vay; tăng hoặc giảm nguồn vốn huy động; diều hoà vốn từ nơi thừa

đến nơi thiếu giữa các chỉ nhánh trong hệ thống thơng qua quỹ Điểu hồ vốn do Hội sở Trung ương quần lý

2.3.1 Thực thi lãi suất ngoai tệ tại NH AI

Trước thắng 6/1992, khi NHNN chưa quy định các mức lãi suất ngoại tệ, các NHTM (điển hình là Ngân hàng

Ngoại thương) xây dựng và điều chính các mức lãi suât

Trang 8

14

thấp hơn lãi suất tiền gửi ngoại tệ trên thị trường quốc tế; lãi

suất cho vay ngoại tệ đủ bù đắp chỉ phí và đóng góp một phần tương xứng vào kết quả hoạt động chung của ngân hàng

Từ tháng 6/1992 trở lại đây, do có nhiều NHTM tham gia

hoạt động kinh doanh đối ngoại nên NHNN thực hiện việc quy định lãi suất ngoại tệ Bởi vậy so với trước việc điều hành lãi suất ngoại tệ của NHTM cồn phải tuân thủ các quy định về lãi suất ngoại tệ của NHNN và tuân thco tín hiệu thị trường trong nước

Việc điều hành lãi suất ngoại tệ theo tín hiệu thị trường trong nước cũng tuân theo các quy tẮc tương tự như đã nêu tại tiểu mục 2.3.1

2.4 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC

THI CSLS TIN DUNG NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN QUA Ở VIỆT NAM

2.4.1 Đánh giá CSLS của NHNN

2.4.1.1 Những nhược điển trong CSLS

* Việc hoạch định lãi suất thiếu căn cứ khoa học:

Nghiên cứu những số liệu về tỉ lệ lạm phát, lãi suất tiền

gửi, lãi suất cho vay từ năm 1987 đến nay luận án đã chỉ ra việc vi phạm nguyên tắc : tỷ lệ lạm phát < LS huy động BQ < LS cho vay BQ trong các quy định về lãi suất của NHNN ở từng thời kỳ, nhất là trong những năm đầu đổi mới

Luận án đã phân tích tác động tiêu cực của việc quy định

lãi suất quá thấp cũng như quá cao đối với nền kinh tế * Phân chia quá nhiều mức lãi suất :

Trong các biểu lãi suất ở giai đoạn đầu có đến 30 mức lãi

suất, tuy nhiên càng về sau tình hình càng được cải thiện dần

+ Thể hiện sự phân biệt giữa các hình thức sở hữu, giữa

các ngành trong nên kinh tế:

Trang 9

giữa các doanh nghiệp quốc doanh các hợp tác xã và tư nhân, cá thể Các doanh nghiệp quốc doanh chịu lãi suất tiền gửi tại ngân hàng thấp nhất nhưng được vay với lãi suất thấp hơn hẳn

so với các hình thức sở hữu khác

Các ngành nông, lâm nghiệp được vay với lãi suất thấp;

thương mại, du lịch phải vay với lãi suất cao

* Chính sách xã hội thể hiện ở mức độ ngày càng gia tăng trong CSLS :

Năm 1987 NHNN chỉ quy định mức lãi suất ưu đãi tới đơ,

song từ năm 1991 đén nay NHNN quy định mức lãi suất ưu

đãi cụ thể Từ tháng 10/1991 đến tháng 9/1997 mức lãi suất ưu đãi đối với khu vực miền núi hải đảo đân tộc Khơ me tập

trung được quy định giảm 15%, nhưng từ tháng 10/1997 đến

nay mức lãi suất ưu đãi là giảm 30%

® Quy định về lái suất nợ quả hạn chưa hợp lý :

Từ tháng 6/1999 đối với cho vay VND và từ tháng 8/2000 đối với cho vay ngoại tệ NHNN đã chuyển sang quy định lãi suất nợ quá han (df da thay cho mức quy định lãi suất nợ quá hạn cự (hể, cứng nhắc trước đây Mặc dù quy định nầy là một bước tiến song chưa đủ sức thuyết phục vì nó chưa lý piải cơ sở để NHNN đưa ra mức lãi suất nợ quá hạn tối đa hằng 150% lãi suất bình thường cùng loại

+ Tổn tại sự chênh lệch lớn giữa lãi suất nội tệ và lãi

suất ngoại tỆ :

Luận ấn đưa ra số liệu chứng minh rằng trong một thời gian đài khi tỉ giá hối đoái VND/USD tương đối ổn định song lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tối đa nội tệ được quy định

cao hơn gấp nhiều lần so với lãi suất tiền gửi và lãi suất cho

vay tối đa ngoại tệ

Luận án đã phân tích ảnh hưởng tiêu cực do hiện tượng

Trang 10

lo

* Lãi suất cho vay dài hạn nhỏ hơn lãi suất cho vay ngắn

hạn:

Trong các quy định lãi suất tiền gửi từ trước đến nay thể hiện : lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thường được quy định

thấp hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn; thời hạn gửi tiền dài hơn, lãi suất được hưởng cao hơn Ngược lại trong các quy định lãi

suất cho vay trước tháng 7/1996 : lãi suất cho vay ngắn hạn cao hơn lãi suất cho vay dài hạn; thời hạn vay càng dài, lãi

suất vay càng thấp Điều này gây bất lợi cho các NHTM khi

thực hiện cho vay dài hạn

Chi tir 15/7/1996 nguyên tắc lãi suất cho vay dài hạn lớn

hơn lãi suất cho vay ngắn hạn mới được thực hiện

2.4.1.2 Những kết quả đạt được trong CSLS

* Tính phù hợp với quy luật khách quan được gia tăng

trong CSLS : -

Từ tháng 5/1992 việc quy định lãi suất của NHNN đã tuân theo nguyên tắc : `

Lãi suất cho vay BQ > L§S tiền gửi BQ > Tỷ lệ lạm phát

Đây thực sự là một bước biến đổi quan trọng về nhận thức cũng như về thực tế điều hành CSLS Chính nhờ việc thực hiện

nguyên tắc này trong điều hành lãi suất mà một lượng vốn lớn

được giải phóng hoặc thu hút bằng những con đường sau :

- Giảm nhu cầu giả tạo về vốn tín dụng của các tổ chức kinh tế, nhất lâ các doanh nghiệp Nhà nước

Trang 11

chuyén sang quy dink nite Hi suat cho vay (Oi da ngdn han vd

mức lãi suất cho vay dài hạn tối đa chung cho các hình thức sở

hữu của nền kinh tế

Cơ chế một lãi suất được thể hiện đầy đủ hơn trong quyết

định số 381/QĐ-NHII ngày 28/12/1995 khi NHNN bỏ quy định

lãi suất tiền gửi

* Tự do hoá lãi suất :

Tự do hoá lãi suất được thể hiện bởi 2 xu hướng ngược

chiếu

Ye - Giảm dần mức độ quy định lãi suất từ phía NHNN

B - Tăng mức độ quyết định lãi suất của các NHTM trên cơ TS sé cung cầu của thị trường

——"” “Luận án đã phân tích các cấp độ tự do hoá Hi suất trong

ite CSLS ở nước ta qua các thời kỳ : Trước thắng 5/1992; từ l« 2.59 2 đến 12/1995; tir 1/1996 dén 5/1997; từ tháng 6/1997

dén ay

x® 4.2 Đánh giá CSLS của NITITM

= Tir nam 1995 trở về trước NHTM thực hiện các mức lãi suat duy định của NHNN Từ năm 1996 đến nay mặc dù các —XHTM quy định những mức lãi suất cụ thể - độc lập tuy nhiên

THY

WHEE

vin khéng nam ngoai sự chỉ phối mạnh mẽ của các giới hạn quy định về lãi suất của NHNN Do đó CSI.§S của NHTM mang

trong mình đây đủ những ưu, nhược điểm của CSLS của NHNN như đã được trình bày ở trên

Bên cạnh đó xét ở góc độ NHTM trong chừng mực nào đó

được phép quy định lãi suất tuỳ theo sự biến động của thị trường, CSLS của NIƯỮTM có một số nét đặc trưng sâu :

2.4.2.1 Chưa phân biệt lãi suất cản cứ mức độ rủi ro

của đổi tượng vay nốn

Trang 12

Công trình được hoàn thành tại Trường Dai học Kinh tế

Quốc dân Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học :

GS TS Lương Trọng Yêm

TS Nguyễn Thị Bất

Phan bién | : PGS TS Vi Van Héa

Trường Đại học Tài chính Kế toán

Phản biện 2 : PGS Phan Quang Tuệ

Hội đồng Khoa học Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phản biện 3 : TS Trịnh Công Thắng

Ngân hàng Cóng thương Việt Nam

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước

vào hồi giờ ngày tháng năm 2001

Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường

Trang 13

thể áp dụng dối với từng nhóm đối tượng khách hàng (thí dụ

như : sản xuất, thu mua hàng xuất khẩu; chiết khấu có truy đòi

bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu; thương mại, dịch vụ,

tiêu đùng .), không đi sâu phân biệt lãi suất đối với từng đối

tượng khách hàng

Thiếu cơ sở thông tin tin cậy về từng khách hàng là cần trở lớn nhất trong việc thực hiện phân biệt lãi suất căn cứ mức

độ rủi ro của đối tượng vay vốn

2.4.2.2 Phân loại lãi suất theo kỳ hạn của khoản vay chưa hợp lý

Việc định lãi suất các khoản tiền gửi, cho vay có kỳ hạn càng đài càng cao trong tình hình giảm phát kéo dài trong

khoảng hai năm trở lại đây là không phù hợp, trái với thuyết môi trường ưu tiên

HƯƠNG 3

M HOÀN THIÊN CSI S_HIẾN NẠY

1 SUẤT THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

Ở VIỆT NAM

PHÁP HOÀN THIỆN CSLS HIỆN NAY Ở

uất do NHNN quy định

nh về lãi suất tối đa trong vay mượn lẫn

tên thị trường nội tệ liên ngân hàng

ìo đến nay quy định lãi suất tối đa

Trang 14

19

- Nên để cho các TCTD tự do quy định lãi suất vay mượn

lẫn nhau Đã đến lúc NHNN cần sử dụng lãi suất tái cấp vốn và

lãi suất chiết khấu để tác động lên mức lãi suất vay mượn nội tệ

lẫn nhau giữa các TCTD

3.1.1.2 Thay đổi quy định hiện hành về lái suải cơ bản (LSCB)

So sánh cơ chế điều hành LSCB hiện nay với việc điều hành

bằng trần lãi suất mà nó vừa thay thế, luận án rút ra kết luận :

mặc dù có điểm ưu việt hơn song cơ chế điều hành LSCH của NHNN về bản chất không khác gì cơ chế điều hành bằng trản lãi suất cho vay vì chúng đều đưa ra các giới hạn lãi suất cho vay

tối đa để điều chỉnh lãi suất trong nền kinh tế

Với quan điểm cho rằng LSCB là phương án lãi suất điều

hành phù hợp nhất với giai đoạn phát triển hiện nay của hệ thống ngân hàng, luận án kiến nghị phương án LSCB của mình mà về bản chất chính là quy định trần lãi suất huy động và sàn

lãi suất cho vay đối với các TCTD

Bằng sơ đồ và ví dụ minh hoạ luận án đã nêu lên cơ sở khoa học để xác định các mức lãi suất này khi NHNN nghiên cứu ban hành quyết định mới thay đổi lãi suất

3.1.1.3 Xoá bỏ quy định về lãi suất nợ quá hạn Đề nghị được lập luận dựa trên 2 căn cứ :

- Trén thực tế không một TCTD nào muốn quy định mức lãi suất nợ quá hạn cao đến 150% lãi suất bình thường

- Lãi suất nợ quá hạn nên để cho các TCTD định ra một cách độc lập trong những tình huống cụ thể căn cứ vào mức độ thiệt hại có khả năng gây ra cho TCTD do người vay không thực hiện thời hạn trả nợ đã thoả thuận, nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không trả được nợ ngân hàng đúng hạn v.v

Trang 15

hop cé phuong an tài trợ cụ thể cho hệ thống NHTÀAT1

Luận án đã phân tích để đi đến nhận định : việc duy trì cơ

chế lãi suất ưu đãi là cần thiết Tuy nhiên để hệ thống NHTM thực hiện đúng chức năng kinh đoanh thì việc thực hiện tín dụng

với lãi suất ưu đãi phải được NSNN tài trợ, bù đấp đầy đủ kịp thời phần chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất ưu đãi cho các NHTM Có như vậy mới đảm bảo sự bình đẳng trong

hoạt động kinh doanh giữa ngành Ngân hàng và các ngành kinh

tế khác đồng thời giữa các TCTD với nhau, bảo vệ quyền lợi của

các chủ sở hữu đầu tư vào hệ thống các TCTD

3.1.2 Đối với lãi suất của NHTM

3.1.2.1 Định lãi suất căn cứ mức độ rủi ro của đối tượng vay von

Trong tương lai NHTM cần tiến hành việc thẩm định cho vay từ đó đưa ra quyết định về mức lãi suất áp dụng cho khách hàng trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của khách

hàng Trước mắt các NHTM cần phải có biện pháp thu thập đầy đủ thông tin cần thiết cho việc phân loại khách hàng như

việc thành lập trung tâm thông tin khách hàng có nhiệm vụ

quản lý hồ sơ với số liệu cập nhật thường xuyên đối với từng khách hàng trong hệ thống

3.1.2.2 Quy định các mức lãi suất của các khoản có kỳ

hạn khác nhau phù hợp với thuyết môi trường tru tiên

Để lãi suất ngân hàng phản ánh được sự cân bằng cung

cầu của từng loại vốn có kỳ hạn trên thị trường thì các NHTM cần quy định lãi suất các khoản huy động, cho vay có kỳ hạn khác nhau phù hợp với thuyết môi trường tru tiên

3.1.2.3 Thay đổi phương pháp tính lãi suất trong cho vay

mua hang tra gép

Trang 16

2

Hiện nay các NHTM thực hiện cho vay mua hàng trả góp

đều công bố với công chúng mức lãi suất thấp hơn nhiều so

với mức lãi suất thực tế họ áp dụng

Luận án đã nêu một ví dụ cho thấy NHTM công bố mức lãi suất là I,2#/tháng, những lãi Suất thực tế áp dụng là 2,13%/tháng

Để nghị NHNN ra văn bản hướng dẫn nghiệp vụ loại cho vay này, trong đó có hướng dẫn cách tính toán lãi suất Lãi

suất NHTM cần công bố chính là lãi suất hoàn vốn của khoản vay

3.2 NHỮNG ĐIỂU KIỆN ĐỂ THỤC HIỆN LÃI SUẤT THEO CO CHE THI TRUONG TAI VIET NAM

3.2.1 Lãi suất theo cơ chế thị trường - mục tiêu của

quá trình hoàn thiện chính sách lãi suất ở nước ta

Lãi suất theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một cấp độ tiên tiến phù hợp với một nền kinh tế ổn định và phát triển Vì vậy, về lâu đài đây chính là mục tiêu của quá trình hoàn thiện chính sách lãi suất ở nước ta

3.2.2 Những điều kiện để thực hiện lãi suất theo cơ chế thị trường ở Việt nam

Việc thực hiện lãi suất theo cơ chế thị trường phải dựa trên

2 yếu tế : sự vận hành theo cơ chế thị trương của hệ thống

ngân hàng nói riêng của nền kinh tế nói chung và khả nâng tác động gián tiếp lên lãi suất thị trường cha NHTW Vi vay dé thực hiện lãi suất theo cơ chế thị trường nền kinh tế nước ta cần phải tiếp tục thực hiện quá trình chuyển đổi theo các hướng sau đây :

3.2.2.1 Dây mạnh sản xuất hàng hoá trên cơ sở sử dụng hiệu quả han các nguồn lực của nền kinh tế đất nước

Sản xuất hàng hoá là nội dung cốt lõi của nên kinh tế thị

Trang 17

nguồn thu cho ngân sách Bởi vậy nó là tiền để để thúc đẩy các thị trường tài chính phát triển

Để đẩy mạnh sản xuất hàng hoá cần thiết lập môi trường

thuận lợi cho mọi loại hình kinh tế phát triển trên cơ sở cạnh

tranh lành mạnh và bình đẳng

3.2.2.2 Tiếp tục đổi mới hệ thống ngân hàng đáp ứng

yêu cầu của nên kinh tế thị trường

Hệ thống ngân hàng tiếp tục củng cố theo mô hình 2 cấp

để phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tiền

tệ - tín đụng và chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng

Tăng cường sử dụng các công cụ điều hành vĩ mô gián

tiếp nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ, trong đó

có điều tiết lãi suất thị trường là một nội dung quan trọng trong việc đổi mới hoạt động của NHNN phù hợp với yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường

Luận án đã đi sâu phân tích 3 công cụ điều hành gián tiếp

của NHNN là đự trữ tối thiểu bắt buộc, lãi suất tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở từ các giác độ : cơ chế tác động đến lãi suất thị trường, tình hình sử dụng các công cụ này trong

thực tế của NHNN, hướng sử dụng từng loại công cụ trong tương lai

Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các TCTD

Các TCTD là chủ thể trung tâm của thị trường tiền tệ Để thị trường tiền tệ phát triển đầy đủ có khả năng đáp ứng cao

nhất cung, cầu về vốn cho nền kinh tế thì các TCTD này phải

mạnh, thể hiện bằng năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh của chúng trong cơ chế thị trường Muốn vậy phải lưu ý yếu tố con người và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến

Trang 18

23

Ở nước ta hệ thống ngân hàng quá nhỏ bé và nghèo, chưa

dủ sức để đáp ứng đầy dủ cung và cầu vốn của nến kinh tế Do một khối lượng không nhỏ về cung và cầu vốn hất cập đến thị

trường tiền tệ nước ta nên có thể nói thị trường tiền tệ nước ta chưa phát triển hoàn chỉnh; Lãi sual tren thị trường tiền tệ nước ta chưa thể coi là lãi suất thị trường theo đúng nghĩa của nó Chính vì lẽ đó mà hiện nay NHNN vẫn cần phải khống chế mức lãi suất ở một phạm vỉ nhất dịnh Vậy, để có một lãi suất thị trường theo đúng nội dung kinh tế của nó thì phải có thị trường tiền tệ phát triển dầy đủ

Trang 19

PHAN KET LUAN

Vấn để lãi suất về mặt lý luận cũng như thực tiễn luôn là vấn để nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người từ

nhiều lĩnh vực Xuất phát từ tính cấp bách của đề tài, luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn khách quan trong việc đổi mới CSLS theo cơ chế thị trường ở nước ta Bằng những số liệu và tình hình thực tế từ khi bất đầu chuyển sang kinh tế thị trường đến nay, luận án đã phân tích những mặt được, những

tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó của lãi suất ngân

Trang 20

Me án m tlikey TW,

ail ah tp vs; prek “⁄4Z

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1 Nguyễn Thị Dũng (1997), “Lãi suất của các tổ chức tín dụng đưới góc độ quân lý vĩ mô”, Tạp chí Thông tín khoa

học ngan hang, 97(5), tr.15-16

2 Nguyễn Thị Dũng (1997), “Bàn vẻ lãi suất nợ quá hạn”,

+ Tạp chí Ngân hàng, 97(9), tr.24-26

3 Nguyễn Thị Dũng (1999), “Suy nghĩ về lãi suất trong cho

vay mua hàng trả góp”, Tạp chí Thị trường tài chính tiển tệ, 99(1 1), tr.6

4 Nguyễn Thị Dũng (2000) “Hướng đến một chuẩn mực về lãi suất”, Tạp chí Ngân hàng, 2000(1+2), tr.?1-73

5, Nguyễn Thị Dũng (2000), “Về lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước”, Tạp chí Ngan hang, 2000(3), tr.18-20

6 Nguyễn Thị Dũng (2000), “Bàn về phương pháp tính lãi trong cho vay mua hàng trả góp”, Tạp chí Thị trường tài chính tiên

rệ, 2000(1), tr.7

Trang 21

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Trước thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta một thời kỳ dài vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp Ở thời kỳ đó không chỉ lãi suất mà còn hàng loạt phạm trù kinh tế khác như thu nhập, chỉ phí, tiền lương, giá câ, tỷ giá v.v chỉ tôn tại một cách hình thức Khi mà cả người vay (các xí nghiệp quốc doanh) và người cho vay (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) déu không phải hạch toán kinh doanh vì “lãi Nhà nước hưởng, lỗ Nhà nước chịu” thì lãi suất cao hay thấp không có ý nghĩa

Từ năm 1986 trở lại đây, nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển dần sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước Để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi đó ngân hàng phải cải cách cơ bản về tổ chức và hoạt động của mình trong đó đổi mới chính sách lãi suất (CSLS) đóng một vai trò hệt sức

quan trọng

Trong nên kinh tế thị trường thì lãi suất là một trong những biến số được theo đõi chặt chẽ nhất bởi nó có quan hệ mật thiết tới lợi ích kinh tế của từng người trong xã hội Lãi suất tác động đến quyết định của mỗi cá nhân : chỉ tiêu hay tiết

kiệm để đầu tư Sự thay đổi của lãi suất có thể dẫn đến sự thay đổi quyết định của mỗi doanh nghiệp : vay để mở rộng sẵn xuất hoặc thu hẹp sản xuất để đầu tư vào đâu có lơi nhất Thông qua quyết định của cá nhân, doanh nghiệp lái suất ảnh hưởng đến mức độ phát triển cũng như cơ cấu của nền kinh tế đất nước

Trang 22

2

quản lý vĩ mô, thông qua công cụ này Nhà nước sẽ tác động

đến sự tăng trưởng nền kinh tế một cách phù hợp với các nguồn lực trong nền kinh tế ở từng thời kỳ

Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với các nước trong khu vực, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết thì việc cải cách hệ thống ngân

hàng nói chung đổi mới CSLS nói riêng càng trở thành vấn để

mang tính cấp thiết Bởi vậy việc nghiên cứu có hệ thống các vấn đề về lãi suất trong nền kinh tế thị trường và thực tiễn điều hành lãi suất ở nước ta trong thời gian qua nhằm tìm ra những

giải pháp cải thiện CSLS phù hợp với giai đoạn phát triển kinh

tế hiện nay của nước ta, vạch ra cơ chế điều hành lãi suất trong nên kinh tế thị trường và những tiển để cần thiết để vận hành

cơ chế đó là điều cần thiết và bổ ích Chính vì lẽ đó mà đề tài :

“Hoàn thiện chính sách và cơ chế lãi suất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã được chọn nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu của luận án

Để lài nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích sau đây :

- Lầm rõ cơ sở lý luận của lãi suất trong nền kinh tế thị

trường có thể ứng dụng vào hoàn cảnh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

- Xem xét trên bình diện vĩ mô về thực trạng điều hành lãi

suất của NHNN trong thời gian qua ở nước ta

- Nghiên cứu việc thực thi CSLS ở ngân hàng thương mại (NHTM), lấy Ngân hàng Ngoại thương làm trọng tâm nghiên

cứu Sự

- Để xuất những định hướng hoàn thiện CSLS nhằm tiếp

Trang 23

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nêu trên đối tượng nghiên cứu của

luận án là:

- Những quy định về lãi suất của NHNN

- Việc chỉ đạo thực hiện những quỷ định đó tại NHTM Nghiên cứu về lãi suất là vấn để lớn và phức tạp Tuy nhiên trong khuôn khổ của một luận án chúng tôi giới hạn việc nghiên cứu trong phạm vi sau :

- Không gian : Chủ yếu xem xét về mặt lý thuyết và thực

tiễn điều hành lãi suất trong điều kiện của một nước quá độ từ nên kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường (chủ yếu về

Việt Nam)

- Thời gian : Xem xét thực trạng chủ yếu trong quá trình đổi mới của Việt Nam, đặc biệt đổi mới trong ngân hàng

4 Các phương pháp nghiên cứu

Để làm sáng tỏ các vấn để nêu trên trong luận án đã áp

dụng các phương pháp nghiên cứu sau dây : - Duy vật biện chứng - Duy vật lịch sử - Phân tích kinh tế lượng - Lựa chọn đối nghịch - Lựa chọn mô hình

5 Giới thiệu bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác

giả và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được chia thành 3 chương :

Chương Ì - Tổng quan về lãi suất

Chương 2 - Thực trạng việc điểu hành và tổ chức thực hiện lãi suất ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Trang 24

4

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT

- 1.1 NHỮNG LÝ THUYẾT VỀ LÃI SUẤT VÀ CSLS

Các nhà kinh tế bắt đầu nghiên cứu vấn để lãi suất từ đầu

Trang 25

* Quan điểm cho rằng lợi tức là mức bù lại sự giảm giá của thời gian:

Họ cho rằng tiêu dùng hiện tại quý hơn sự tiêu dùng trong tương lai vì vậy tư bản mang cho vay sau một thời gian phải mang lại lợi tức để bão tồn giá trị tư bản

Ngày nay nhiều nhà kinh tế thừa nhận đây là nhân tố thực

sự có ảnh hưởng lên lãi suất

1.1.2.2 Các quan điểm về CSLS

+ Trường phái tự do cổ điển :

Lãi suất có xu hướng bình quân tự động thông qua cơ chế

điều chỉnh của Ngân hàng Trung ương và hệ thống NITM Ngân hàng Trung ương cung cấp tiền cho hệ thống NHTM bằng cách

mua trái phiếu hoặc tái chiết khấu thương phiếu Nguồn tiền được cung cấp tự nhiên như vậy không gây sức ép đối với lãi suất tín dụng

* Trường phái Keynes:

Nhà nước phải nắm quyền điều tiết lãi suất để có được một

mức lãi suất hợp lý, tối ưu Họ chủ trương duy trì mức lãi suất tín dụng thấp cùng với việc phát hành giấy bạc để cung ứng cho đầu tư trong những thời kỳ mức cầu tiền tệ tăng cao Họ cho rằng lãi suất hạ sẽ khuyến khích các nhà doanh nghiệp vay vốn

đầu tư tạo sức bật cho nền kinh tế

Trong 2 thập kỷ vừa qua chính quyển Mỹ đã thực hiện chính sách “hai bàn tay” trong vấn để lãi suất bằng cách bổ sung quan điểm của Milton Friedman vào tư tưởng của Kcyncs

+ Trường phải lãi suất ổn định :

Lý thuyết này do Edward Shaw đứng đầu và ông đưa ra vào năm 1950 Theo ông lãi suất cần ổn định để tạo sự ổn định cho

tổng khối ký thác của ngân hàng, qua đó đảm bảo tốc độ tầng

Trang 26

6

1.2 NHONG VAN bE CO BAN VE LAI SUAT

Trong phần này luận án muốn để cập đến những luận điểm mới những đặc điểm đặc thù của lãi suất theo cơ chế thị trường để cùng thống nhất quan điểm khi nghiên cứu vấn đề lãi suất

1.2.1 Các khái niệm về CSLS và cơ chế Hi suất

Luận án đã phân tích để làm rõ 2 khái niệm là CSLS và cơ chế lãi suất Trong đó, CSLS là chủ trương và kế hoạch thực hiện nhằm đạt được các mức lãi suất hợp lý tạo nên sự phát triển hài

hoà, vững chắc cho nền kinh tế Còn cơ chế lãi suất là tổng hợp các biện pháp mà người điều hành lãi suất áp dụng đối với những đối tượng bị điều hành nhằm thực hiện CSLS Đây là 2 phân đoạn của L quá trình thống nhất - quá trình điều hành lãi suất

1.2.2 Lãi suất hoàn vốn - chuẩn thước đo lãi suất

Đây là vấn để còn mới mẻ, lạ lẫm đối với người Việt Nam,

song nó là kiến thức được phổ cập rộng rãi với người dân ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển

1.2.2.1 Giá trị hiện tại ~

Sau khi làm rõ khái niệm về giá trị hiện tại và đưa ra công thức tính toán :

Giá trị hiện tại của 1 đơn vị tiền 1 đơn vị tiềnsaun = = = -=-==-

năm (1+Ð"

Luận án đã chỉ ra rằng, bằng cách tính toán giá trị hiện tại của các công cụ tín dụng với cùng một số tiền ban đầu rồi so sánh, chúng ta biết được công cụ tín dụng nào tốt nhất Công cụ tốt nhất sẽ là công cụ có giá trị hiện tại lớn nhất tại một thời điểm xác định trong tương lai hoặc đạt được một giá trị hiện tại xác định trong khoảng thời gian ngắn nhất

1.2.2.2 Lãi suất hoàn vốn

Lãi suất hoàn vốn là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại

Trang 27

nợ với giá trị hôm nay của công cụ đó

Đây là phép đo lãi suất chính xác nhất Thông qua việc tính toán và so sánh lãi suất hoàn vốn của các công cụ tín dụng khác nhau với những đặc điểm hoàn trả của chúng rất khác nhau ta có thể chọn được cho mình một công cụ tín dụng tốt nhất Công cụ tín dụng tốt nhất là công cụ có lãi suất hoàn vốn cao nhất

Lãi suất hoàn vốn là số tương đối nên so với giá trị hiện tại nó được sử dụng tiện lợi và thông dụng hơn

Luận án đã đưa ra các ví dụ để minh hoạ cách tính lãi suất hoàn vốn trong vay đơn, vay hoàn trả cố định, trái phiếu coupon và trái phiếu chiết khấu

1.2.3 Sự phân biệt giữa lãi suất thực và lãi suất danh

nghĩa

Sau khi nêu định nghĩa của lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa, phương trình Fisher về mối quan hệ giữa chúng, luận án đã xem xét những ví dụ cụ thể tính toán lãi suất thực

Có 2 loại lãi suất thực : lãi suất thực điều chỉnh theo những

thay đổi dự tính và lãi suất thực diều chỉnh theo những thay đổi thực tế

12.4 Vị trí lãi suất tín dụng ngân hàng trong hệ thống

lãi suất của nền kinh tế

Ở các nước có thị trường chúng khoán phát triển đây đủ người cần vốn có thể huy động vốn trực tiếp hoặc gián tiếp nên lãi suất tín dựng ngân hàng chỉ là một hộ phận trong hệ thống lãi

suất của nền kinh tế

Ở nước ta đại bộ phận nhủ cầu về vốn được đáp ứng trên thi trường tín dụng ngân hàng; lãi suất ngân hàng ở nước ta đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở để định các loại lãi suất khác Chính vì vậy khi nghiên cứu CSLS ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay luận án đã lấy lãi suất tín dụng ngân hàng làm đối tượng nghiên

Ngày đăng: 04/11/2023, 21:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w