Chuyệnchungquanh Củ CàRốtCàrốt là một loại rau củ phổ biến hơn cả và cũng cổ xưa hơn cả. Người La Mã cổ đại đã tôn vinh nó là "Nữ hoàng đỏ" và đã không tiếc lời ca ngợi nó qua nhiều vần thơ tuyệt tác. Những tay đầu bếp người Đức và người Pháp ở thế kỷ XVI và XVII đã lưu lại cho hậu thế vô số những công thức nấu ăn với càrốt là vật liệu chủ yếu. Thời ấy người ta không ngại bỏ lá càrốt vào những nồi canh xúp; nước ép của lá được dùng để đánh cho sủi bọt, còn chính củ thì dùng để chế biến ra một loại thức uống mà người đương thời quen gọi là "cà phê của lính". Theo dân gian truyền tụng thì càrốt là một món ăn khoái khẩu của "âm binh" và của những "con quỷ lùn" chuyên canh giữ của cải dưới các tầng đất ngầm. Thời Trung cổ, các nông dân nặng đầu óc mê tín muốn hòa giải với âm binh và bọn quỷ lùn ấy, thường đem những đĩa đựng đầy càrốt đã hầm nhừ bằng lửa than đặt tại những nơi nào mà họ đoán là chúng ưa vãng lai hoặc cư trú. Sắc dân thiểu số Krivitchis, một trong những bộ lạc Slaves sinh sống trên lãnh thổ Nga thời cổ đại, có tục lệ đặt những củcàrốt kế bên thi hài người chết trước khi tiến hành nghi thức hỏa táng. Thế kỷ XVII, ở Nga, người ta gieo hạt càrốt vào tháng tư dương lịch. Rạng đông ngày thu hoạch, người ta liệng xuống các giếng nước trong làng những nắm tiền xu bằng đồng thau gọi là để "lấy lòng thần thánh". Sau đó, người ta múc lấy nước ở các giếng ấy mà ủ cho các hạt giống nảy mầm trước khi đem ra gieo trên ruộng đồng. Nghi thức này được tiến hành trong nội bộ mỗi gia tộc nhằm tránh sự "trù ếm" của những kẻ lạ, người dưng. Nhưng lọai cây rau củ này không phải là tài sản đặc hữu của nông dân. Các khách du lịch người nước ngoài đến tham quan Moskva trong 2 thế kỷ XVI và XVII khẳng định rằng họ đã tận mắt chứng kiến những luống càrốt hầu như trên mỗi mảnh vườn đất thổ cư. Người ta thường trồng xen canh càrốt giữa các hàng cây ăn trái. Càrốt được ưa chuộng không chỉ về mặt lương thực thực phẩm. Chẳng hạn, người ta còn dùng nước ép của nó để điều trị các chứng ho, bệnh sốt vàng da, bệnh viêm họng và các bệnh về tim mạch. Người ta chế thêm nước ép càrốt vào thuốc bơ mà các thầy lang vườn quy định cho người bệnh sử dụng. Càrốt tươi sống ngâm nguyên củ trong mật ong suốt mấy tháng mùa thu có những tính năng y dược rất công hiệu. Ngày nay, càrốt cũng được quy định bởi các y bác sĩ của nhiều nước trên khắp thế giới, bất kể bác sĩ tây y hay thầy lang y dược học dân tộc. Nó hàm chứa rất nhiều chất đường. Trong đó đa phần là đường glucose dễ hấp thụ; nó rất giàu cellulose, có chứa lécithine, các chất dầu béo và cơ bản, các muối potassium chất calcium, chất sodium, manhê, sắt, đồng, phốt pho, iod, cobalt, tức những chất không thể thiếu đối với xương và các mô trong cơ thể con người, các vitamin C, D, E và các vitamin thuộc nhóm B. Càrốt đặc biệt rất dồi dào caroten, là chất được chuyển hóa trong cơ thể thành provitamin A, "sinh tố của sự tăng trưởng và của sự trẻ trung". Nó còn là tất yếu để bảo dưỡng tốt thị giác, da dẻ và các niêm mạc. Đa phần các chất hữu ích đều được tập trung trong phần thịt của rễ rất giàu acid ascorbic (tức vitamin C) và các vitamin thuộc nhóm B. Bác sĩ thường chỉ định việc dùng càrốt để phòng chống và điều trị các bệnh thiếu hụt vitamin, cũng như để chữa trị chứng thiếu máu khiến da dẻ xanh xao vàng vọt. Việc tiêu thụ hàng ngày càrốt bào hoặc xay nhuyễn, có trộn thêm dầu ăn hoặc kem lạnh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với nhiều chứng viêm nhiễm khác nhau. Việc ấy cũng hữu hiệu trong trường hợp bị ho nặng và bị khan tiếng do viêm niêm mạc đường hô hấp, cũng như trong giai đoạn đầu của bệnh lao phổi. Gặp trường hợp viêm xoang họng, cần phải súc miệng bằng nước ép cà rốt. Bác sĩ kê toa "Nữ hoàng đỏ" như nguồn cung cấp caroten ngay từ những ngày đầu chớm phát chứng nhồi máu cơ tim. Càrốt tươi sống rất bổ dưỡng cho nướu răng. Càrốt đã nấu chín được kê toa cho những ai đau khổ vì chứng khó thở (cà rốt cần được nhúng vào nước sôi, vitamin A vẫn còn nguyên vẹn). Từ hạt của cà rốt, ta chiết suất được một sản phẩm gọi là "đô-ca-rin" có tính năng làm dãn nở các động mạch vành tim và phát huy tác dụng chống co giật và giúp an thần. Chích một liều chất chiết suất này được chỉ định cho người mắc bệnh sạn túi mật và sạn đường tiết niệu sinh dục. Ta có thể dùng càrốt tươi sống bào nhỏ hoặc xay nhuyễn đắp lên chỗ da bị phỏng, bị nứt nẻ, những vết thương và những ung nhọt lâu thành sẹo. Ngoài ra, tất nhiên là người đời vẫn tiếp tục sử dụng loại "thực phẩm kiêm bài thuốc đa năng" này để chế biến thành những món ăn khoái khẩu vị vừa phục hồi sức khỏe cho đông đảo người tiêu dùng. [right][b]MAI LÂM Nguồn: Thông tin khoa học - công nghệ Lâm Đồng, số 2.1996[/b][/right]Cà rốt là một loại rau củ phổ biến hơn cả và cũng cổ xưa hơn cả. Người La Mã cổ đại đã tôn vinh nó là "Nữ hoàng đỏ" và đã không tiếc lời ca ngợi nó qua nhiều vần thơ tuyệt tác. Những tay đầu bếp người Đức và người Pháp ở thế kỷ XVI và XVII đã lưu lại cho hậu thế vô số những công thức nấu ăn với càrốt là vật liệu chủ yếu. Thời ấy người ta không ngại bỏ lá càrốt vào những nồi canh xúp; nước ép của lá được dùng để đánh cho sủi bọt, còn chính củ thì dùng để chế biến ra một loại thức uống mà người đương thời quen gọi là "cà phê của lính". Theo dân gian truyền tụng thì càrốt là một món ăn khoái khẩu của "âm binh" và của những "con quỷ lùn" chuyên canh giữ của cải dưới các tầng đất ngầm. Thời Trung cổ, các nông dân nặng đầu óc mê tín muốn hòa giải với âm binh và bọn quỷ lùn ấy, thường đem những đĩa đựng đầy càrốt đã hầm nhừ bằng lửa than đặt tại những nơi nào mà họ đoán là chúng ưa vãng lai hoặc cư trú. Sắc dân thiểu số Krivitchis, một trong những bộ lạc Slaves sinh sống trên lãnh thổ Nga thời cổ đại, có tục lệ đặt những củcàrốt kế bên thi hài người chết trước khi tiến hành nghi thức hỏa táng. Thế kỷ XVII, ở Nga, người ta gieo hạt càrốt vào tháng tư dương lịch. Rạng đông ngày thu hoạch, người ta liệng xuống các giếng nước trong làng những nắm tiền xu bằng đồng thau gọi là để "lấy lòng thần thánh". Sau đó, người ta múc lấy nước ở các giếng ấy mà ủ cho các hạt giống nảy mầm trước khi đem ra gieo trên ruộng đồng. Nghi thức này được tiến hành trong nội bộ mỗi gia tộc nhằm tránh sự "trù ếm" của những kẻ lạ, người dưng. Nhưng lọai cây rau củ này không phải là tài sản đặc hữu của nông dân. Các khách du lịch người nước ngoài đến tham quan Moskva trong 2 thế kỷ XVI và XVII khẳng định rằng họ đã tận mắt chứng kiến những luống càrốt hầu như trên mỗi mảnh vườn đất thổ cư. Người ta thường trồng xen canh càrốt giữa các hàng cây ăn trái. Càrốt được ưa chuộng không chỉ về mặt lương thực thực phẩm. Chẳng hạn, người ta còn dùng nước ép của nó để điều trị các chứng ho, bệnh sốt vàng da, bệnh viêm họng và các bệnh về tim mạch. Người ta chế thêm nước ép càrốt vào thuốc bơ mà các thầy lang vườn quy định cho người bệnh sử dụng. Càrốt tươi sống ngâm nguyên củ trong mật ong suốt mấy tháng mùa thu có những tính năng y dược rất công hiệu. Ngày nay, càrốt cũng được quy định bởi các y bác sĩ của nhiều nước trên khắp thế giới, bất kể bác sĩ tây y hay thầy lang y dược học dân tộc. Nó hàm chứa rất nhiều chất đường. Trong đó đa phần là đường glucose dễ hấp thụ; nó rất giàu cellulose, có chứa lécithine, các chất dầu béo và cơ bản, các muối potassium chất calcium, chất sodium, manhê, sắt, đồng, phốt pho, iod, cobalt, tức những chất không thể thiếu đối với xương và các mô trong cơ thể con người, các vitamin C, D, E và các vitamin thuộc nhóm B. Càrốt đặc biệt rất dồi dào caroten, là chất được chuyển hóa trong cơ thể thành provitamin A, "sinh tố của sự tăng trưởng và của sự trẻ trung". Nó còn là tất yếu để bảo dưỡng tốt thị giác, da dẻ và các niêm mạc. Đa phần các chất hữu ích đều được tập trung trong phần thịt của rễ rất giàu acid ascorbic (tức vitamin C) và các vitamin thuộc nhóm B. Bác sĩ thường chỉ định việc dùng càrốt để phòng chống và điều trị các bệnh thiếu hụt vitamin, cũng như để chữa trị chứng thiếu máu khiến da dẻ xanh xao vàng vọt. Việc tiêu thụ hàng ngày càrốt bào hoặc xay nhuyễn, có trộn thêm dầu ăn hoặc kem lạnh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với nhiều chứng viêm nhiễm khác nhau. Việc ấy cũng hữu hiệu trong trường hợp bị ho nặng và bị khan tiếng do viêm niêm mạc đường hô hấp, cũng như trong giai đoạn đầu của bệnh lao phổi. Gặp trường hợp viêm xoang họng, cần phải súc miệng bằng nước ép cà rốt. Bác sĩ kê toa "Nữ hoàng đỏ" như nguồn cung cấp caroten ngay từ những ngày đầu chớm phát chứng nhồi máu cơ tim. Càrốt tươi sống rất bổ dưỡng cho nướu răng. Càrốt đã nấu chín được kê toa cho những ai đau khổ vì chứng khó thở (cà rốt cần được nhúng vào nước sôi, vitamin A vẫn còn nguyên vẹn). Từ hạt của cà rốt, ta chiết suất được một sản phẩm gọi là "đô-ca-rin" có tính năng làm dãn nở các động mạch vành tim và phát huy tác dụng chống co giật và giúp an thần. Chích một liều chất chiết suất này được chỉ định cho người mắc bệnh sạn túi mật và sạn đường tiết niệu sinh dục. Ta có thể dùng càrốt tươi sống bào nhỏ hoặc xay nhuyễn đắp lên chỗ da bị phỏng, bị nứt nẻ, những vết thương và những ung nhọt lâu thành sẹo. Ngoài ra, tất nhiên là người đời vẫn tiếp tục sử dụng loại "thực phẩm kiêm bài thuốc đa năng" này để chế biến thành những món ăn khoái khẩu vị vừa phục hồi sức khỏe cho đông đảo người tiêu dùng . Chuyện chung quanh Củ Cà Rốt Cà rốt là một loại rau củ phổ biến hơn cả và cũng cổ xưa hơn cả. Người La Mã cổ đại đã tôn. gọi là " ;cà phê của lính". Theo dân gian truyền tụng thì cà rốt là một món ăn khoái khẩu của "âm binh" và của những "con quỷ lùn" chuyên canh giữ của cải dưới các. gọi là " ;cà phê của lính". Theo dân gian truyền tụng thì cà rốt là một món ăn khoái khẩu của "âm binh" và của những "con quỷ lùn" chuyên canh giữ của cải dưới các