Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng thế giới bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục, thực hành đạo đức. Người nhiều lần khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, bởi vì đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng. Không chỉ những người làm cách mạng mà mỗi một con người, bao gồm toàn thể nhân dân, tất cả các tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, các dân tộc đồng bào,...cũng cần phải đặt đạo đức lên hàng đầu. Đạo đức đã trở thành nhân tố quyết định của sự thành bại của mọi công việc, phẩm chất mỗi con người. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, một bộ phận các thanh thiếu niên, trong đó chiếm phần không nhỏ là sinh viên các trường đại học đã sai lầm trong việc nhận thức những chuẩn mực đạo đức và suy thoái về đạo đức, lối sống. Vì vậy, để nâng cao trình độ văn hóa thì sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, trường Đại học ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội phải không ngừng tìm hiểu học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đi lên dân giàu nước mạnh.
Trang 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
Họ và tên: TRỊNH THỊ QUỲNH TRANG
Lớp : POL 1001 17 (Thứ 5)
Mã số sinh viên: 20041295
Hà Nội - 2021
Trang 22
MỤC LỤC
Mở đầu 3
Nội dung 3
Chương I: Những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 3
1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức 3
2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức 4
3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức 5
4 Tổng kết chương I 6
Chương II: Rèn luyện đạo đức cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc -
Trường đại học Ngoại ngữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh 6
1 Đặc điểm sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc – Trường đại học Ngoại ngữ 6
2 Thực trạng đạo đức của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường đại học Ngoại ngữ 7
3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc rèn luyện đạo đức cho sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc – Trường đại học Ngoại ngữ 8
Kết luận 16
Danh mục tài liệu tham khảo 17
Trang 33
MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng thế giới bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục, thực hành đạo đức Người nhiều lần khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, bởi vì đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng Không chỉ những người làm cách mạng mà mỗi một con người, bao gồm toàn thể nhân dân, tất cả các tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, các dân tộc đồng bào, cũng cần phải đặt đạo đức lên hàng đầu Đạo đức đã trở thành nhân tố quyết định của sự thành bại của mọi công việc, phẩm chất mỗi con người
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, một bộ phận các thanh thiếu niên, trong đó chiếm phần không nhỏ là sinh viên các trường đại học đã sai lầm trong việc nhận thức những chuẩn mực đạo đức và suy thoái về đạo đức, lối sống Vì vậy, để nâng cao trình độ văn hóa thì sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội phải không ngừng tìm hiểu học tập, vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đi lên dân giàu nước mạnh
NỘI DUNG
Chương I: Những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức rất quan trọng như gốc của cây, như ngọn nguồn của dòng sông, con suối Người từng viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới
có nước, không nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng
thành bại của mọi công việc, phẩm chất mỗi con người Theo Hồ Chí Minh, “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.292-293
Trang 44
rè, lùi bước…, khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ,
hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo, nên Người luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế
2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức
Thứ nhất, trung với nước, hiếu với dân Người cho rằng, trung với nước, hiếu
với dân là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất khác Người chỉ rõ: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới Phải trung với nước Phải hiếu với
với Tổ quốc, suốt đời phấn đấu cho Đảng, phải làm cho “dân giàu, nước mạnh” Hiếu với dân là phải thương dân, tin dân, thân dân, học hỏi dân, lấy trí tuệ ở dân,
kính trọng dân, lấy dân làm gốc
Thứ hai, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Bác khẳng định, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, đó là phẩm chất gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người “Cần tức là siêng năng, chăm chỉ,
tạo, với tinh thần tự lực cánh sinh Còn kiệm là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù Tuy nhiên, kiệm không phải là bủn xỉn, việc đáng
địa vị, tiền tài Chính là thẳng thắn, đứng đắn, là chân thành, làm việc thiện không làm việc ác Bác cho rằng bốn phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt
chẽ với nhau, ai cũng phải thực hiện Chí công vô tư là hoàn toàn vì lợi ích chung,
không vì tư lợi; là công bằng, không chút thiên tư, thiên vị, công tâm, đặt lợi ích
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.11, tr.602-603
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.170
4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.6, tr.118
5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.6, tr.126
Trang 55
của chung lên trên lợi ích cá nhân Người lãnh đạo, dù to hay nhỏ đều phải có phẩm chất chí công vô tư
Thứ ba, yêu thương con người, sống có tình nghĩa Theo Người, tình yêu thương
con người phải được xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân, thể hiện trong các mối quan hệ hàng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em, phải được thể hiện
ở hành động cụ thể, thiết thực Đó là phải rộng rãi, độ lượng, giàu lòng vị tha, phải tôn trọng mọi người mà không có sự phân biệt địa vị, giàu nghèo, màu da…, không được hạ thấp và vùi dập người khác Chúng ta “cần làm cho phần tốt trong mỗi
Thứ tư, tinh thần quốc tế trong sáng Chủ nghĩa quốc tế là một trong những
phẩm chất quan trọng của đạo đức cộng sản chủ nghĩa Nội dung của chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh là rất sâu sắc và rộng lớn Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước; chống lại mọi sự thù hằn, chia rẽ, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống chủ
nghĩa dân tộc hẹp hòi và bành trướng bá quyền
3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức
Trước hết, nói phải đi đôi với làm, lý luận phải thống nhất với thực tiễn, đừng chỉ tập trung vào những lý thuyết suông, nói một đằng làm một nẻo Bên cạnh đó, cần phải nêu gương về đạo đức Người nói: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây
Thứ hai, xây phải đi đôi với chống Xây tức là xây dựng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới; chống là chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo đức, suy thoái đạo đức Trong cuộc sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, cái đạo đức - cái vô đạo đức thường đan xen nhau, vì vậy việc xây và chống trong lĩnh
6 Sđd, t.12, tr.558
7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.672
Trang 66
vực đạo đức là vô cùng cần thiết Phải xây dựng đạo đức mới bằng cách tự giáo dục, tự trau dồi, sau đó mới đến chống lại cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức
Cuối cùng là phải tu dưỡng đạo đức suốt đời Hồ Chí Minh cho rằng, một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người, và đó là một việc phải kiên trì, thường xuyên, liên tục Người chỉ rõ, “Muốn
hiện điều này phải kiên trì, bền bỉ, nếu không giai đoạn trước thì là người có công, nhưng sau đó lại trở thành người có tội, lúc trẻ giữ được đạo đức nhưng về già lại thoái hóa biến chất, hư hỏng
4 Tổng kết chương I
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở một bề dày truyền thống đạo đức từ gia đình cho đến quê hương đất nước Tư tưởng đạo đức ấy tiêu biểu cho những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta, là biểu hiện của những giá trị Chân – Thiện – Mĩ trong cuộc sống
Chương II: Rèn luyện đạo đức cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc -
Trường đại học Ngoại ngữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1 Đặc điểm sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc – Trường đại học Ngoại ngữ
Trong quá trình phát triển thể chất, tâm lý và nhân cách của con người, thời kỳ thanh niên, điển hình là sinh viên, vừa mới bước qua lứa tuổi thanh thiếu niên, dường như đang dần hoàn thiện về thể chất và tâm lý Trong thời điểm này, sinh viên đang trong quá trình tích lũy cho mình những kiến thức, kỹ năng và cả đạo đức để chuẩn bị bước chân vào một chân trời rộng lớn hơn đó là xã hội
Sinh viên là lớp người trẻ đang trong quãng thời gian hiếu kỳ với những điều mới lạ Khi mới bước chân lên đại học, họ hiếu kỳ cuộc sống tự lập, hiếu kỳ với những điều trước giờ họ chưa từng thử Sinh viên vẫn còn trẻ trung, năng động nên
8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.11, tr.96
Trang 77
họ luôn tiến về phía trước với một niềm khao khát lớn lao, với lý tưởng cao cả Tuy nhiên, cũng bởi vì chưa có đủ kinh nghiệm, chưa đủ sự từng trải, chưa đủ sự khôn khéo nên trong quá trình tiếp xúc với những thứ mới lạ đó, có lẽ họ chưa thể đánh giá chính xác được giá trị cũng như lựa chọn giá trị phù hợp Sự hiếu kỳ luôn tìm tòi những điều mới lạ khiến sinh viên dễ dàng tiếp xúc và hội nhập với những điều mới, tuy nhiên, bởi vì họ vẫn còn đặt nặng mặt tình cảm, xem nhẹ mặt lí trí nên nhiều khi họ sẽ dễ dàng tiếp xúc và hội nhập với cả những điều xấu
Đa số sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc đều có trình độ học vấn khá cao,
có thời gian đào tạo lâu dài Họ năng động, tích cực trong việc học tập cũng như các hoạt động ngoại khóa, chủ động tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học, sáng tạo và khởi nghiệp Bên cạnh đó, sinh viên cũng không ngừng nỗ lực trau dồi các kiến thức ngoài xã hội, không ngừng làm mới và rèn luyện bản thân Về lập trường tư tưởng, sinh viên ngôn ngữ Trung luôn chấp hành theo các chủ trương cũng như chính sách của Đảng và nhà nước, không tham gia con đường tệ nạn xã hội, cũng không vi phạm pháp luật
2 Thực trạng đạo đức của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường đại học Ngoại ngữ
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc được biết đến với sự năng động, sáng tạo, luôn nỗ lực hết mình trong quá trình học tập và lao động, mang lại vinh quang cho Tổ quốc trong các cuộc thi quốc tế Điển hình là sinh viên năm 3 Nguyễn Thị
Hà Ngân – Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, đạt Top 2 châu Á và Top 10 thế giới trong cuộc thi Nhịp cầu Hán ngữ thế giới trong năm 2021 Không chỉ có thế, sinh viên trong tình hình thế giới có nhiều biến động vẫn giữ vững được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp
Tuy nhiên, bên cạnh đó, như chúng ta đều biết, điểm đầu vào của Ngành ngôn ngữ Trung Quốc – Trường Đại học Ngoại ngữ khá cao, nhiều bạn sinh viên trước
đó do chưa tiếp xúc nhiều với thế giới rộng lớn ngoài kia mà chỉ cắm mặt vào sách
vở vì muốn đỗ vào trường nên thiếu các kĩ năng xã hội cần thiết như kĩ năng giao
Trang 88
tiếp, kĩ năng xử lý tình huống, Không những thế, do nhiều người đồn đại học tại Trường đại học Ngoại ngữ sau này ra trường sẽ dễ kiếm việc hơn nên một số sinh viên đã lý tưởng hóa tương lai sau này của mình Họ mơ mộng với những tưởng tượng, hy vọng nhưng lại dễ dàng chán nản với hiện thực khó khăn Cụ thể, một vài sinh viên do không chịu được áp lực học hành của trường đã chán nản, lười học, thường xuyên nghỉ học không có lí do và cuối cùng là quyết định bảo lưu hoặc bỏ học
Trong quá trình học tập, có một bộ phận sinh viên vẫn còn xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, xem nhẹ các môn Triết học Mác – Lênin hay tư tưởng Hồ Chí Minh Đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh Covid hoành hành, sinh viên không thể tới trường
và phải ở nhà học online Trong quãng thời gian này, mỗi lần đến những tiết có liên quan đến môn Triết học, nhiều sinh viên chỉ vào để điểm danh sau đó tắt camera và ngủ từ đầu cho tới cuối buổi Điều này có thể là nguy cơ dẫn đến các tệ nạn xã hội
ở sinh viên, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý sinh viên hiện nay
Ngoài ra, sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc thường được tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của nước bạn Trong khi cố gắng hội nhập với ngôn ngữ và đời sống văn hóa ấy, một số sinh viên có nhiều nguy cơ vô tình dần đánh mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc mình Sự bào mòn bản sắc văn hóa này càng xuất hiện nhiều hơn ở những bạn đã và đang trong quá trình du học Họ thấy tự ti về đất nước và dân tộc mình, thấy dân tộc mình nhỏ bé, lạc hậu trong khi nước bạn văn minh, giàu mạnh Bên cạnh những ưu điểm thì tất cả những nhược điểm được nêu trên có ảnh hưởng nhất định đến sự suy thoái đạo đức trong sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc – Trường đại học Ngoại ngữ Đó là những khuyết điểm cần được khắc phục
để xây dựng một nền tảng đạo đức tốt đẹp, một lối sống văn minh, lành mạnh để sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước có thể góp công, góp sức vào quá trình tiếp nối cha ông xây dựng và bảo vệ đất nước
3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc rèn luyện đạo đức cho sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc – Trường đại học Ngoại ngữ
Trang 99
Thế hệ thanh niên chúng ta hiện nay được sinh ra trong một đất nước hòa bình,
no ấm và càng may mắn hơn nữa khi được hưởng sự giáo dục của nhà trường, của Đảng và nhà nước một cách có hệ thống từ thuở nhỏ Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò và vị trí của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Người từng nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh
lo bồi dưỡng một cách toàn diện cả về mặt đạo đức và năng lực chuyên môn cho sinh viên Và để rèn luyện đạo đức một cách toàn diện nhất, sinh viên không chỉ phải học nhuần nhuyễn tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức mà còn phải vận dụng chúng vào cuộc sống thực tiễn
Thứ nhất, sinh viên cần trung với nước
Trung với nước được thể hiện ở việc bản thân luôn giữ vững lập trường tư tưởng yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong thời kì toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày nay, sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc được tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các đất nước khác, đặc biệt là Trung Quốc Điều này vừa là cơ hội giúp sinh viên mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết, đồng thời cũng là những thách thức to lớn đối với vấn đề giữ gìn, bảo vệ, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo của dân tộc
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì: Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần “thuần tuý Việt Nam” Như vậy, sinh viên cần xây dựng cho mình bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh, đề kháng trước những yếu tố phản văn hóa Sinh viên trong quá trình tiếp xúc với nền văn hóa mới cần học hỏi những giá trị tiến bộ của nhân loại để góp phần làm giàu cho
9 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.216
Trang 1010
nền văn hóa của dân tộc, giúp nền văn hóa dân tộc hiện đại hơn, có sức sống mãnh liệt hơn Muốn làm được những điều đó, điều quan trọng nhất sinh viên cần làm là trong các tiết học có liên quan đến văn hóa đất nước, cần nghiêm túc và chăm chỉ học tập để tích lũy cho mình những kiến thức cần thiết về các giá trị văn hóa của dân tộc
Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức các môn học và các buổi tọa đàm để giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên, trang bị cho sinh viên những tri thức văn hóa về dân tộc để sinh viên đang học tập trong nước hay du học nước ngoài đều cảm thấy tự hào vì bản thân là người con đất Việt, là con Rồng cháu Tiên, đồng thời cũng có trách nhiệm hơn, tích cực và tự giác hơn trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Cụ thể, vào ngày 30-11-2021, khoa Trung của trường Đại học Ngoại ngữ đã tổ chức buổi tọa đàm “Sự va chạm và dung hòa giữa văn hóa bản địa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc”, buổi tọa đàm đã giới thiệu cho sinh viên thấy được những nét đẹp trong nền văn hóa Việt Nam, khiến sinh viên thêm yêu những giá trị văn hóa ấy
Không chỉ dừng lại ở việc “hòa nhập mà không hòa tan”, trung với nước còn được thể hiện ở việc sinh viên cố gắng học tập, rèn luyện và phấn đấu đạt được những thành tựu mới cho đất nước để góp phần vào công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước Cũng như Bác Hồ đã từng nói: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?” Lê Thảo Duy, làm việc tại Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM, đã nêu rõ quan điểm của bản thân về vấn đề yêu
nước: “Yêu nước là bản thân phải sống thật trách nhiệm với cộng đồng xã hội Phải sống tốt và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao thì khi đó một phần nhỏ của mình
10 Xuân Phương (2017), Yêu nước theo cách của người trẻ, Nxb Thanh niên, Hà Nội