1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự ảnh hưởng mặt cắt ngang xơ polyester đến tính mao dẫn của vải dệt kim đan ngang

93 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 3,03 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN THỊ THU OANH

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG MẶT CẮT NGANG XƠ POLYESTER ĐẾN TÍNH MAO DẪN

CỦA VẢI DỆT KIM ĐAN NGANG

Chuyên ngành: Công nghệ Dệt, May Mã số: 8540204

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Mai Hương

Cán bộ chấm nhận xét 1: PSG.TS Huỳnh Văn Trí

Cán bộ chấm nhận xét 2: PSG.TS Lê Thị Hồng Nhan

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày 30 tháng 06 năm 2023

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1 Chủ tịch: TS Hồ Thị Minh Hương

2 Thư ký : TS Nguyễn Tuấn Anh3 Phản biện 1: PSG.TS Huỳnh Văn Trí4 Phản biện 2: PSG.TS Lê Thị Hồng Nhan5 Ủy viên : PGS.TS Bùi Mai Hương

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ THU OANH MSHV: 2170032

Ngày, tháng, năm sinh: 25/10/1998 Nơi sinh: TP Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Công nghệ Dệt, May Mã số: 8540204

TÊN ĐỀ TÀI

Nghiên cứu sự ảnh hưởng mặt cắt ngang xơ polyester đến tính mao dẫn của vải dệt kim đan ngang

TÊN TIẾNG ANH

Study on the influence of polyester fiber cross-section on the wicking of knitted fabrics

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Nghiên cứu, phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng

mặt cắt ngang xơ polyester đến tính mao dẫn vải Single jersey Thông qua các đánh giá về mặt cắt ngang xơ polyester, đánh giá độ mao dẫn của vải, đánh giá độ thoáng khí vải, đánh giá độ hút nước và độ hút ẩm của vải

I NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/02/2023

II.NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/06/2023

III.HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS BÙI MAI HƯƠNG

Tp HCM, ngày 15 tháng 06 năm 2023

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Họ tên và chữ ký) CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO (Họ tên và chữ ký)

PGS.TS Bùi Mai Hương

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Hai năm cao học trải qua trong đại dịch Covid, phải học và báo cáo online, sau đó lại bận rộn quay cuồng với công việc khi đã được mở cửa trở lại Thời gian hai năm trôi qua thật nhanh, mới đó đã đến hạn nộp luận văn, có nhiều lúc tưởng chừng đã buông xuôi tất cả nhưng đến lúc bây giờ cũng có thể ngồi lại viết đơi dòng cảm ơn này

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Cô Bùi Mai Hương vì đã trở thành người hướng dẫn luận văn của em trong khóa học cao học vừa qua

Trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn, em đã được Cô định hướng, chỉ dẫn từng bước trên con đường nghiên cứu luận văn của mình Những góp ý và phản hồi của Cô giáo đã giúp em hồn thiện tốt hơn bài luận văn của mình và đạt được kết quả tốt nhất

Em rất biết ơn Cơ vì tất cả những kiến thức, kinh nghiệm và tâm huyết của Cô đã truyền đạt cho em Cô luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của em, giúp em hiểu rõ hơn về chủ đề nghiên cứu của mình

Cơ đã là người thầy rất tận tâm và nhiệt tình, ln truyền cảm hứng và khích lệ em để em có thể vượt qua được những khó khăn trong q trình nghiên cứu

Em thật sự may mắn khi được học hỏi và trau dồi kiến thức từ Cô, và hy vọng được tiếp tục học hỏi và được đồng hành cùng Cô trong những chặng đường phía trước

Ngoài ra em xin chân thành cảm ơn các anh chị tại công ty Dệt May Thành Công đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện thử nghiệm, cung cấp thêm tài liệu và bổ sung thêm các kiến thức thực tế Cảm ơn các bạn cùng lớp thời Đại học và phịng lab cơng ty IDFL đã hỗ trợ và cung cấp dụng cụ, thiết bị để thực hiện luận văn Cảm ơn các anh chị lớp cao học đồng hành cùng nhau suốt hai năm cao học, đã ln khích lệ nhau để hoàn thành bài luận văn đúng hạn

Trang 5

cịn nhiều thiết xót, kính mong q Thầy Cơ và anh chị góp ý đề bài luận văn hoàn

Trang 6

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Ngày nay, cùng với sự phát triển và sự đầu tư vốn nước ngoài vào ngành Dệt may Việt Nam và định hướng xuất khẩu các sản phẩm dệt kim đặc biệt dệt kim đan ngang chiếm tỷ trọng khơng hề nhỏ, có xu hướng lấn lướt ngành dệt thoi, các máy móc, thiết bị dệt kim đan ngang được nhập khẩu vào nước ta càng nhiều hơn so với trước đây Từ đó các nhà máy sản xuất ra được nhiều loại vải dệt kim ngang với các kiểu dệt đa dạng như single jersey, diamond pique, beehive pipue, interlock, rib 1*1, rib 2*2, rib m*n, mini zury, fleece 3 sợi… với quy trình hồn tất và tính năng đa dạng Nhu cầu của người tiêu khi lựa chọn sản phẩm ngày càng cao địi hỏi giá thành phải chăng nhưng phải có độ thấm hút tốt, độ thống khí và độ truyền ẩm tốt…

Bài nghiên cứu này nhằm nghiên cứu ảnh hưởng mặt cắt ngang xơ polyester đối với các đặc tính mao dẫn và tính thoải mái về nhiệt của vải dệt kim đan ngang cụ thể dựa trên cấu trúc vải single jersey hai da Năm sợi polyester cùng chi số sợi nhưng khác nhau về mặt cắt ngang xơ polyester (hình trịn, hình bầu dục, hình tứ giác và hình đa thùy) Nghiên cứu các tính chất mao dẫn vải, độ thống khí vải, độ hút nước và độ hút ẩm vải đã được đánh giá Dựa trên các tiêu chuẩn kiểm nghiệm vải Tính mao dẫn vải có mối quan hệ tương quan thuận với mặt cắt ngang xơ polyester Vai trị của hình dạng mặt cắt ngang xơ polyester trong tính mao dẫn và thoải mái về nhiệt tương đối đáng kể Các kết quả thu được cho thấy khả năng mao dẫn và tính thoải mái về nhiệt của mặt cắt ngang dạng đa thùy là vượt trội hơn so với các mặt cắt ngang xơ polyester

Trang 7

ABSTRACT

Nowadays, with the development and foreign investment in the Vietnamese textile industry and the orientation towards exporting special knitted products, particularly horizontally knitted fabrics, which occupy a considerable proportion, there is a tendency to overshadow the weaving industry Horizontal knitting machines and equipment are being imported into the country more than ever before As a result, textile factories are producing various types of horizontally knitted fabrics, such as

single jersey, diamond pique, beehive pique, interlock, rib 11, rib 2*2, rib m*n, mini

zury, fleece 3 yarns, with diverse weaving patterns and features The increasing demand from consumers requires affordable prices while maintaining good moisture absorption, breathability, and moisture transmission

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn đã hoàn thành về nội dung và tiến độ thực hiện Đây là kết quả nổ lực của cả giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện Tôi xin cam đoan bài luận văn này là cơng trình nghiên cứu của bản thân trong quá trình học tập tại Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh và làm việc tại Công ty Cổ Phần Dệt May Thành Công Nếu luận văn này là sao chép của một cơng trình khác tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2023 Học viên

Trang 9

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ II

LỜI CẢM ƠN III

TÓM TẮT LUẬN VĂN V

ABSTRACT VI

LỜI CAM ĐOAN VII

DANH MỤC HÌNH ẢNH X DANH MỤC BẢNG XIII CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu đề tài 2 1.3 Phạm vi và giới hạn đề tài 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 4

2.1 Tổng quan về các nghiên cứu ảnh hưởng mặt cắt ngang xơ polyester đến độ

mao dẫn vải 4

2.2 Mặt cắt ngang xơ polyester 11

2.3 Tính mao dẫn vải dệt kim 20

2.3.1 Thiết bị và dụng cụ đo 24

2.3.2 Quy trình kiểm mẫu 24

2.3.3 Cơng thức tính độ mao dẫn 29

2.4 Cấu trúc vải dệt kim đan ngang trên máy đan ngang tròn một giường kim 30 2.4.1 Cấu trúc vải dệt kim đan ngang trên máy đan tròn một giường kim 34

2.4.2 Tổng quan về vải single jersey 38

2.4.3 Ảnh hướng của sợi và cấu trúc sợi đến tính chất vải dệt kim 41

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 44

3.1 Nguyên liệu 44

3.2 Thiết bị và dụng cụ sử dụng cho thực nghiệm 44

3.3 Khảo sát thực nghiệm 46

Trang 10

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 61

4.1 Mặt cắt ngang xơ polyester 61

4.2 Đánh giá độ mao dẫn vải dệt kim đan ngang 63 4.3 Độ thống khí vải dệt kim đan ngang 66

4.4 Độ hút nước vải dệt kim đan ngang 68

4.5 Độ hút ẩm vải dệt kim đan ngang 69

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

HÌNH 2.1: HÌNH SEM MẶT CẮT NGANG XƠ POLYETER TRONG NGHIÊN CỨU CỦA R.K VARSHNEY, V.K KOTHARI, S DHAMIJA; A) HÌNH TRỊN,

B) TAM GIÁC, C) HÌNH BẦU DỤC, D) TỨ GIÁC 5

HÌNH 2.2: HÌNH SEM MẶT CẮT NGANG XƠ POLYETER TRONG NGHIÊN CỨU CỦA ESRA KARACA, NALAN KAHRAMAN, SUNAY OMEROGLU, BEHCET BECERIR; A) HÌNH TRỊN, B) HÌNH TRỊN RỖNG, C) TAM GIÁC, D) TAM GIÁC RỖNG 7

HÌNH 2.3: HÌNH SEM MẶT CẮT NGANG XƠ POLYETER TRONG NGHIÊN CỨU CỦA B.K BEHERA, MUKESH KUMAR SINGH 8

HÌNH 2.4: HÌNH SEM MẶT CẮT NGANG XƠ POLYETER TRONG NGHIÊN CỨU M.A BUENO, A P ANEJA, M RENNER A) HÌNH TRỊN, B) HÌNH BẦU DỤC C) HÌNH TỨ GIÁC, D) HÌNH LỤC GIÁC 10

HÌNH 2.5: PHẢN ỨNG TẠO POLYETHYLENE TEREPHTHALATE 12

HÌNH 2.6: QUY TRÌNH KÉO XƠ NĨNG CHẢY POLYESTER 15

HÌNH 2.7: ẢNH SEM HÌNH DẠNG MẶT CẮT NGANG KHÁC NHAU CỦA XƠ POLYESTER 17

HÌNH 2.8: ẢNH SEM MẶT CẮT NGANG XƠ, A) HÌNH TRỊN, B) HÌNH TRỊN RỖNG, C) HÌNH TAM GIÁC, D) HÌNH TAM GIÁC RỖNG 18

HÌNH 2.9: ẢNH SEM MẶT CẮT NGANG XƠ, A) HÌNH TRỊN RỖNG, B) HÌNH TRỊN, C) HÌNH TAM GIÁC, D) HÌNH TAM LOẠI W 19

HÌNH 2.10: GÓC TIẾP XÚC GIỮA NƯỚC VÀ BỀ MẶT VẢI 22

HÌNH 2.11: BỒN CHỨA NƯỚC DÀI DÙNG ĐỂ GẮN MẪU 24

HÌNH 2.12: CÁCH ĐÁNH DẤU CÁC KHOẢNG CÁCH TRÊN MẪU 27

HÌNH 2.13: HÌNH ẢNH MƠ TẢ THỬ NGHIỆM THEO LỰA CHỌN A AATCC197-2013 28

HÌNH 2.14: HÌNH ẢNH MƠ TẢ THỬ NGHIỆM THEO LỰA CHỌN B AATCC 197-2013 29

HÌNH 2.15: KIM LƯỠI LẮP VÀO GIƯỜNG KIM 31

HÌNH 2.16: CẤU TẠO CỦA KIM LƯỠI 32

Trang 12

HÌNH 2.18: CÁC LOẠI CAM DỆT 33

HÌNH 2.19: Q TRÌNH TẠO VỊNG SỢI CỦA KIM LƯỠI TRÊN CAM DỆT [16] 34

HÌNH 2.20: CẤU TẠO VỊNG SỢI 34

HÌNH 2.21 :VỊNG SỢI PHẢI VÀ VỊNG SỢI TRÁI 35

HÌNH 2.22 : HƯỚNG LIÊN KẾT VỊNG SỢI 35

HÌNH 2.23 : VỊNG DỆT 36

HÌNH 2.24: VỊNG SỢI CHẬP NHÌN TỪ MẶT PHẢI 37

HÌNH 2.25: Q TRÌNH TẠO VỊNG CHẬP 37

HÌNH 2.26: VỊNG NGẬM NHÌN TỪ MẶT PHẢI VẢI 38

HÌNH 2.27: VẢI SINGLE JERSEY (MẶT PHẢI VÀ MẶT TRÁI) 39

HÌNH 2.28: MÁY DỆT KIM TRÒN CHO KIỂU DỆT SINGLE JERSEY 39

HÌNH 2.29: Q TRÌNH TẠO VỊNG SỢI 40

HÌNH 2.30: ÁO THUN VÀ ÁO THỂ THAO TỪ VẢI SINGLE JERSEY 41

HÌNH 3.1: VỊ TRÍ ĐÁNH DẤU TRÊN MẪU KIỂM NGHIỆM ĐỘ CO VÀ ĐỘ VẶN CANH 47

HÌNH 3.2: SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM 48

HÌNH 3.3: SƠ ĐỒ SẮP CAM, SẮP KIM 49

HÌNH 3.4: BẢNG HIỆN THỊ THƠNG SỐ CHẠY TRÊN MÁY CHANGE DEA 50

HÌNH 3.5: ĐƠN CƠNG NGHỆ NHUỘM CHO CÁC PHƯƠNG ÁN THỬ NGHIỆM 51

HÌNH 3.6: SƠ ĐỒ NHUỘM POLYESTER BẰNG THUỐC NHUỘM PHÂN TÁN 51 HÌNH 3.7: SƠ ĐỒ NHUỘM COTTON BẰNG THUỐC NHUỘM HOẠT TÍNH 52

HÌNH 3.8: HÌNH ẢNH NGOẠI QUAN VẢI TỪNG CƠNG ĐOẠN 54

HÌNH 3.9: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ DỤNG CỤ THỬ NGHIỆM ĐỘ THỐNG KHÍ CỦA VẢI 57

HÌNH 3.10: HÌNH ẢNH MƠ TẢ THỬ NGHIỆM ĐỘ HÚT NƯỚC VẢI 59

HÌNH 4.1: HÌNH ẢNH MẶT CẮT NGANG XƠ POLYESTER PHƯƠNG ÁN 1 61

HÌNH 4.2: HÌNH ẢNH MẶT CẮT NGANG XƠ POLYESTER PHƯƠNG ÁN 2 61

HÌNH 4.3: HÌNH ẢNH MẶT CẮT NGANG XƠ POLYESTER PHƯƠNG ÁN 3 62

Trang 13

HÌNH 4.5: HÌNH ẢNH MẶT CẮT NGANG XƠ POLYESTER PHƯƠNG ÁN 5 63 HÌNH 4.6: BIỂU ĐỒ ĐỘ MAO DẪN TRNG BÌNH HƯỚNG DỌC VẢI (MM/S)

THEO MẶT CẮT NGANG XƠ POLYESTER KHÁC NHAU 64 HÌNH 4.7: BIỂU ĐỒ ĐỘ MAO DẪN TRUNG BÌNH HƯỚNG NGANG VẢI

(MM/S) THEO MẶT CẮT NGANG XƠ POLYESTER KHÁC NHAU 66 HÌNH 4.8: BIỂU ĐỒ ĐỘ THỐNG KHÍ TRUNG BÌNH VẢI (CM3/S/CM2) CỦA

VẢI VỚI CÁC MẶT CẮT NGANG XƠ POLYESTER KHÁC NHAU 67 HÌNH 4.9: BIỂU ĐỒ ĐỘ HÚT NƯỚC CỦA VẢI (S) VỚI CÁC MẶT CẮT NGANG

XƠ POLYESTER KHÁC NHAU 69 HÌNH 4.10: BIỂU ĐỒ ĐỘ HÚT ẨM VẢI (%) CỦA VẢI VỚI CÁC MẶT CẮT

NGANG XƠ POLYESTER KHÁC NHAU 70 HÌNH 5.1 BIỂU ĐỒ XẾP HẠNG THEO MỨC ĐỘ CÁC CHỈ TIÊU VỀ ĐỘ MAO

DẪN VÀ TÍNH THOẢI MÁI VỀ NHIỆT CỦA VẢI SINGLE JERSEY THEO TỪNG PHƯƠNG ÁN THỬ NGHIỆM VỚI MẶT CẮT NGANG SỢI

Trang 14

DANH MỤC BẢNG

BẢNG 3.1: NGUYÊN LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO PHƯƠNG PHÁP THỰC

NGHIỆM 44

BẢNG 3.2: THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ THỬ NGHIỆM 44

BẢNG 3.3: CÁC PHƯƠNG ÁN CHỌN XƠ POLYESTER MẶT CẮT NGANG KHÁC NHAU 47

BẢNG 3.4: BẢNG DỰ KIẾN THƠNG SỐ VÀ QUY TRÌNH 49

BẢNG 3.5: BẢNG THÔNG SỐ MỘC THỰC TẾ 50

BẢNG 3.6: BẢNG THÔNG SỐ THỰC TẾ VẢI SAU NHUỘM 52

BẢNG 3.7: THƠNG SỐ THỰC TẾ VẢI SAU HỒN TẤT 52

BẢNG 3.8: THÔNG SỐ VẢI THÀNH PHẨM 53

BẢNG 3.9: BẢNG GIÁ TRỊ ĐỘ CO VÀ ĐỘ CẶN CANH VẢI THÀNH PHẨM 55

BẢNG 3.10: CHỈ SỐ MAO DẪN (MM/S) THEO HƯỚNG DỌC VẢI 56

BẢNG 3.11: CHỈ SỐ MAO DẪN (MM/S) THEO HƯỚNG NGANG VẢI 56

BẢNG 3.12:ĐỘ THỐNG KHÍ (CM3/S/CM2) CỦA VẢI CÓ MẶT CẮT NGANG XƠ POLYESTER KHÁC NHAU 57

BẢNG 3.13: ĐỘ HÚT NƯỚC (S) CỦA VẢI CÓ MẶT CẮT NGANG XƠ POLYESTER KHÁC NHAU 59

BẢNG 3.14: ĐỘ HÚT ẨM (%) CỦA VẢI CÓ MẶT CẮT NGANG XƠ POLYESTER KHÁC NHAU 60

BẢNG 4.1: PHÂN TÍCH ANOVA VỀ ĐỘ MAO DẪN THEO HƯỚNG DỌC VẢI VỚI CÁC MẶT CẮT NGANG XƠ POLYESTER KHÁC NHAU 63

BẢNG 4.2: PHÂN TÍCH ANOVA VỀ ĐỘ MAO DẪN THEO HƯỚNG NGANG VẢI VỚI CÁC MẶT CẮT NGANG XƠ POLYESTER KHÁC NHAU 65

BẢNG 4.3: PHÂN TÍCH ANOVA VỀ ĐỘ THỐNG KHÍ CỦA VẢI VỚI CÁC MẶT CẮT NGANG XƠ POLYESTER KHÁC NHAU 66

BẢNG 4.4: PHÂN TÍCH ANOVA VỀ ĐỘ HÚT NƯỚC CỦA VẢI VỚI CÁC MẶT CẮT NGANG XƠ POLYESTER KHÁC NHAU 68

Trang 15

BẢNG VIẾT TẮT

PBT Polybutylene terephthalate PTT Polytrimethylene terephthalate

PCT Polycyclohexanedimethylene terephthalate PEN Polyethylene naphthalate

PET Polyethylene terephthalate DMT Dimethyl terephthalate EG Ethylen glycol

BHET Bishydroethlterephalate CM Sợi cotton chải kỹ

Trang 16

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Trang 17

thế cạnh tranh khốc liệt Người tiêu dùng có ý thức mạnh mẽ trong việc yêu cầu địi hỏi sản phẩm dệt may có chất lượng cao, bắt buộc các nhà sản xuất ngày càng hoàn thiện quy trình sản xuất Khi mua một sản phẩm may mặc người tiêu dùng luôn luôn tự hỏi liệu sản phẩm đó có được đảm bảo sử dụng tốt trong thực tế hay khơng, gí trị cả chúng bao gồm tính thẩm mỹ, tiện nghi, độ tin cậy và tính an tồn có tương ứng với số tiền họ bỏ ra hay không Để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của sản phẩm may mặc và cùng với sự phát triển đó nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và sự phát triển của thị trường sợi polyester hiện nay thúc đẩy việc lựa chọn vật liệu dệt polyester có mặt cắt ngang khác nhau cho vải single jersey một cách thích hợp, điều này là lý do hình thành nên đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng mặt cắt ngang xơ polyester đến tính mao dẫn của vải dệt kim đan ngang”

1.2 Mục tiêu đề tài

- Nắm được quy trình tạo vải single jersey từ các vật liệu dệt khác nhau, chủ yếu ở đây nói đến sự khác nhau về mặt cắt ngang của xơ polyester

- Kiểm tra các tiêu chuẩn của vải như độ mao dẫn vải, độ hút nước, độ co, độ ẩm, độ thống khí từ đó có sự so sánh giữa các nguyên liệu polyester có mặt cắt ngang khác nhau

- Tạo tiền đề để xác định được vật liệu dệt phù hợp hay tối ưu cho vải single jersey đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hiện nay

- Ứng dụng được trong sản xuất cũng như có thể nghiên cứu thêm các loại nguyên liệu khác nhau nhằm nâng cao chất lượng vải single jersey

1.3 Phạm vi và giới hạn đề tài

Trang 18

- Kết quả được đánh giá thông qua việc so sánh các tiêu chuẩn về mặt cắt ngang xơ polyester, độ mao dẫn, độ hút nước, độ co, độ ẩm, độ thống khí các trục vải thơng qua các thiết bị có sẵn tại đơn vị cơng tác

1.4 Ý nghĩa của đề tài

Trang 19

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.1 Tổng quan về các nghiên cứu ảnh hưởng mặt cắt ngang xơ polyester đến độ mao dẫn vải

Một số nghiên cứu được thực hiện về hình dạng mặt cắt ngang của sợi đã tập trung vào tác động của nó đối với q trình xử lý xơ, tính chất của sợi và đặc tính thoải mái về nhiệt của vải được sản xuất từ các loại sợi có hình dạng mặt cắt khác nhau

Nghiên cứu của R.K Varshney, V.K Kothari, S Dhamija [1] dựa trên cấu trúc vải dệt thoi vân chéo xác định sự ảnh hưởng mặt cắt ngang xơ polyester đến tính thoải mái về nhiệt của vải dệt thoi Khảo sát ở 4 độ mịn sợi polyester khác nhau là 1.33; 1.55; 1.66 và 2.22 dtex với bốn hình dạng mặt cắt ngang khác nhau (hình trịn, hình tam giác, hình bầu dục và hình tứ giác) bao gồm vải 100% polyester và vải pha P/V 66/33 (polyester/viscose) Đánh giá dựa trên các yếu tố tính thoải mái về nhiệt của vải như khả độ thống khí, độ truyền nhiệt, tính thấm ẩm, độ truyền hơi ẩm vải và độ dẫn nhiệt của vải dựa trên các tiêu chuẩn hiện có và sử dụng thiết bị Alambeta Kết quả thu được từ nghiên cứu khi tăng mật độ của sợi và kết hợp với sợi có mặt cắt ngang khác mặt cắt ngang hình trịn sẽ tạo nên độ xốp cao hơn trong vải và khơng khí bên trong vải cao hơn, đạt được khả năng chịu nhiệt cao hơn nhưng độ dẫn nhiệt và độ hấp thụ sẽ thấp hơn, đồng thời bên cạnh đó sẽ tạo cảm giác ấm hơn Khi mật độ tuyến tính sợi giảm và mặt cắt ngang sợi khác hình trịn sẽ làm tăng tốc độ lan truyền nước qua vải (khi mặt cắt ngang xơ khác thì bề mặt riêng sẽ lớn tạo khả năng thấm hút tốt hơn) So với vải có mặt cắt ngang xơ polyester dạng hình trịn thì vải cso mặt cắt ngang dạng hình bầu dục và hình tứ giác sẽ mát hơn khi chạm và và vải có dạng hình tứ giác sẽ ấm hơn Trộn viscose vào polyester làm giảm độ thống khí và tốc độ truyền hơi ẩm của vải Kết quả cho thấy khả năng hấp thụ độ ẩm của viscose là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các đặc tính vận chuyển độ ẩm bao gồm cả tính thấm hút và tốc độ truyền hơi ẩm của 100% viscose và vải pha Polyester/Viscose

Trang 20

cứu này vẫn còn bị giới hạn khi chỉ đề cập đến cùng loại vải dệt thoi mà lại bỏ qua chưa khảo sát trên cấu trúc vải dệt kim đan ngang

Hình 2.1: Hình SEM mặt cắt ngang xơ polyeter trong nghiên cứu của R.K Varshney, V.K Kothari, S Dhamija; a) Hình trịn, b) Tam giác, c) Hình bầu dục, d) Tứ giác [1]

Trang 21

áp suất 200Pa Độ thấm hơi nước được đo trên thiết bị Permetest, tiếp đến đo độ thống khí vải trên máy Textst M821A, tất cả các phép đo được thực hiện ở điều kiện tiêu chuẩn Từ các kết qả thử nghiệm thu được, độ dẫn nhiệt của vải khi dệt bằng sợi có mặt cắt ngang dạng tỗng sẽ tăng lên so với vải dệt bằng sợi đặc, do đó các đặc tính cách nhiệt của vải sản xuất từ sợi có mặt cắt ngang xơ dạng rỗng sẽ thấp hơn dạng đặc Vải dệt từ sợi có mặt cắt ngang xơ dạng tam giác có độ dẫn nhiệt thấp hơn và giá trị hấp thụ nhiệt cao hơn so với vải dệt từ mặt cắt ngang xơ có dạng hình trịn do cấu trúc nhỏ gọn của mặt cắt ngang xơ Và cuối cùng vải vân chéo có các giá trị dẫn nhiệt, hấp thụ nhiệt và điện trở nhiệt thấp hơn so với với cấu trúc vải vân điểm Dựa trên cấu trúc vải dệt thoi (vân điểm và vân chéo) thì các xơ có mặt cắt ngang dạng tỗng có giá trị dẫn nhiệt và hấp thụ nhiệt cao hơn so với vải có cấu trúc dạng đặc

Trang 22

Hình 2.2: Hình SEM mặt cắt ngang xơ polyeter trong nghiên cứu của Esra Karaca, Nalan Kahraman, Sunay Omeroglu, Behcet Becerir; a) Hình trịn, b) Hình trịn rỗng, c)

Tam giác, d) Tam giác rỗng [2]

Trang 23

các hình dạng mặt cắt ngang mới lạ nhằm phát triển các loại vải có chỉ số thoải mái cao hơn Nghiên cứu này [3] tuy tiến hành khảo sát thêm nhiều mặt cắt ngang xơ polyester nhưng cũng chỉ đánh giá về tính thoải mái về nhiệt trên nền cấu trúc vải dệt thoi Các chỉ tiêu cơ lý và tính tiện nghi trong vải chủ yếu về tính dẫn nhiệt của vải dệt thoi Trong bài báo nghiên cứu này vẫn chưa đề cập đến việc ảnh hưởng của mặt cắt ngang xơ polyester đến tính chất về nhiệt của vải dệt kim đan ngang

Trang 26

cập đến ảnh hưởng mặt cắt ngang sợi polyester đến tính thoải mái về nhiệt vải single jersey

2.2 Mặt cắt ngang xơ polyester

Polyester là xơ nhiệt dẻo mà các monomer được liên kết với nhau bởi mắt xích ester [-O-CO-] Có nhiều loại polyester được sản xuất ở mức độ thương mại như polybutylene terephthalate (PBT), polytrimethylene terephthalate (PTT) và polycyclohexanedimethylene terephthalate (PCT), Polyethylene naphthalate (PEN), polyester quan trọng nhất trong thương mại là polyethylene terephthalate (PET), PET có năng suất vượt xa hơn các loại polyester khác [6]

Quy trình sản xuất PET: [6]

PET được sản xuất bằng cách trùng ngưng axit Terephthalic hoặc các dẫn xuất (Dimethyl Terephthalate) với Ethylene Glycol

Trong công nghiệp PET được tổng hợp từ dimethyl terephthalate (DMT) với ethylen glycol (EG) được tiến hành theo hai bước: ester hóa và trùng ngưng Bước đầu tiên theo phản ứng trùng ngưng cho sản phẩm trung gian là bishydroethlterephalate (BHET) Phản ứng này được thực hiện ở áp suất khí quyển trong mơi trường trơ để ngăn chặn phản ứng phụ oxy hóa, và trong khoảng nhiệt độ từ 150 đến 210°C Bước thứ hai quá trình trùng ngưng hình thành PET xảy ra ngay sau đó, nhiệt độ tăng lên 270-280°C (cao hơn nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của PET) và áp suất chân không cao được áp dụng (10-50 Pa) Bishydroethlterephalate (BHET) và các chất đồng phân có trọng lượng phân tử thấp khác, được hình thành trong bước, tiếp tục phản ứng bằng cách trùng ngưng giữa hai nhóm cuối hydroxyetyl để tạo ra một đồng phân tử PET EG được hình thành và được loại bỏ như một sản phẩm phụ Thường thu được PET với mức độ trùng ngưng khoảng 100

Trang 27

nguội bởi dịng khí lạnh, kéo giãn gấp 4-5 lần chiều dài ban đầu ở nhiệt độ 70oC thay vì nhiệt độ phòng như Nylon Việc này cải thiện độ định hướng chuỗi polymer và thúc đẩy quá trình tinh thể hóa polymer làm tăng độ bền Giống như các xơ kỵ nước khác, sự tích tụ điện gây nên một số hạn chế trong quá trình xử lý và thúc đẩy việc tích tụ chất bẩn Do đó hồn tất chống tĩnh điện hầu như luôn được áp dụng trong q trình sản xuất xơ PET Polyester có thể kéo xơ ở cả 2 dạng filament và xơ ngắn Xơ ngắn thường được sử dụng để pha trộn với cotton, pha trộn với len ngồi ra cịn có pha trộn với xơ rayon

Hình 2.5: Phản ứng tạo polyethylene terephthalate [6]

Trang 28

phải gia công bằng các phương pháp cơ lý để cải thiện chúng Q trình hồn thiện xơ sợi để có tác phẩm chất lượng cần thiết cảu một loại vật liệu luôn được quan tâm và phát triển trong công nghiệp sản xuất polyester Được thực hiện bằng nhiều nguyên lý kèm theo các thiết kế máy móc khác nhau trang bị cơng đoạn hồn tất tại nhà máy kéo sợi hóa học hay cơng đoạn chuẩn bị ban đầu của nhà máy dệt [6, 7]

Đặc trưng của xơ polyester

Polyester là loại polymer nhiệt dẻo hình thành sợi theo phương pháp nóng chảy, tiết diện xơ rất đều và có biên dạng giống như biên dạng lỗ kéo sợi của spineret, thơng thường có hình trịn, cấu trúc đồng nhất từ ngoài vào trong, mặt ngoài dọc theo xơ trơn và bóng Để giảm độ bóng, khi kéo sợi người ta pha thêm TiO2 vào, lúc đó xỡ sẽ địc mờ Polyester là loại xơ có độ bề cao, chúng thay đổi tùy theo giai đoạn hoàn thiện được kéo dãn nhiều hay ít, độ xoắn, độ chuyển tinh thể và q trình gia cơng nhiệt Độ bền không thay đổi khi ướt [7]

Trang 30

Hình 2.6: Quy trình kéo xơ nóng chảy polyester

Phạm vi sử dụng

Hơn 60% polyester được sử dụng trong công nghiệp dệt may, phần còn lại được thấy trong sản xuất vỏ chai hay hộp chứa hàng hóa, thực phẩm, các sản phẩm nhựa dẻo dùng trong dân dụng và công nghiệp

Trang 33

không đồng đều và giá trị thấp nhất về độ kết tinh Sự thay đổi về hình dạng mặt cắt ngang chỉ có tác động nhỏ đến độ kết tinh và ứng suất tối đa của các xơ được tạo ra trong quy trình kéo sợi nóng chảy [9]

Hình 2.8: Ảnh SEM mặt cắt ngang xơ, a) hình trịn, b) hình trịn rỗng, c) hình tam giác, d) hình tam giác rỗng [9]

Trang 34

Giá trị độ bền đứt cao nhất thuộc về mẫu dệt kim từ sợi tròn rỗng, mẫu này cũng có giá trị tải trọng đứt sợi cao nhất Các mẫu được dệt từ sợi polyester mặt cắt ngang trịn có giá trị độ thống khí và khả năng chịu nhiệt cao hơn đáng kể so với các mẫu khác do giá trị mật độ vải của các loại vải này thấp hơn Mặt khác, giá trị thấm hơi nước của vải từ sợi tam giác và loại W cao hơn một chút so với các loại khác do độ dày thấp hơn Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra ảnh hưởng của hình dạng mặt cắt ngang của sợi polyester đối với các đặc tính thoải mái về kích thước và nhiệt của vải dệt kim Mẫu từ xơ rỗng có giá trị độ bền đứt và khả năng chịu nhiệt cao nhất, bởi vì các xơ này có tải trọng đứt sợi cao hơn và có nhiều rãnh khí bên trong xơ hơn [10]

Hình 2.9: Ảnh SEM mặt cắt ngang xơ, a) hình trịn rỗng, b) hình trịn, c) hình tam giác, d) hình tam loại W [10]

Trang 35

hàng ngày Để có được khả năng mao dẫn, độ mềm và khả năng thấm hút tốt hơn, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về việc điều chỉnh polyester, đặc biệt là bằng cách thay đổi độ mịn, bề mặt và mặt cắt ngang của xơ Bằng cách này, có thể kết hợp các đặc tính tốt của sợi tổng hợp với các đặc tính ưa thích của sợi tự nhiên Hình dạng mặt cắt ngang của sợi có ảnh hưởng thiết yếu đến độ cứng khi uốn, khả năng chống mài mòn, khả năng xử lý, nhuộm, ma sát, tính tiện nghi nhiệt, độ bền và tính chất bề mặt của sợi tổng hợp [11]

Hình dạng mặt cắt ngang của xơ và các kết quả liên quan của nó cũng ảnh hưởng đến tính chất của sợi và vải được sản xuất từ chúng Cho đến những năm gần đây, các sợi được sản xuất phổ biến nhất dưới dạng mặt cắt trịn Nhưng ngày nay, thay vì mặt cắt ngang trịn, các phiên bản mới của sợi được ưa chuộng hơn để cải thiện và phát triển các đặc tính của sợi Như đã biết trong phương pháp kéo sợi nóng chảy, các sợi liên tục thu được bằng cách cho chất chảy chảy qua các lỗ vòi phun (spineret) trên máy kéo sợi Hình dạng mặt cắt ngang của sợi có thể dễ dàng thay đổi bằng hình dạng hoặc kích thước của các lỗ vịi phun Độ dày và hình dạng mặt cắt ngang của sợi được xác định tương ứng bởi kích thước và hình dạng của lỗ vịi phun Nhưng yếu tố hình dạng và kích thước lỗ vịi phun cịn phụ thuộc vào nhà sản xuất sợi, nên độ đa dạng hình dạng mắt cắt ngang sợi trên thị trường hiện nay còn hạn chế Thị trường sợi sử dụng cho vải dệt kim đan ngang Việt Nam hiện nay ngoại trừ các xơ có mặt cắt ngang dạng hình trịn thì cịn các dạng mặt cắt ngang khác như: hình dạng bầu dục, hình tứ giác (hình dấu cộng), hình dạng đa thùy… nhầm cải thiện độ mao dẫn, độ hút nước, độ thống khí, độ mềm mại vải Do đó trong đề tài luận văn tốt nghiệp này tôi hướng tới việc khảo sát độ mao dẫn của các mặt cắt ngang sợi polyester khác nhau hiện có

2.3 Tính mao dẫn vải dệt kim

Trang 36

tiết quá nóng, cơ thể sinh ra nhiều nhiệt năng, khi đó nhiệt độ cơ thể tăng lên Để giảm nhiệt độ cao này, cơ thể tốt mồ hơi ở dạng lỏng hoặc hơi Ngược lại, với sự thay đổi từ môi trường ấm sang lạnh, da trở nên mát mẻ Do đó, nhiệt độ giảm và có thể xảy ra hiện tượng rùng mình để tăng nhiệt độ cơ thể Sự thoải mái về nhiệt của quần áo được xác định bởi sự chuyển động của khơng khí, nhiệt và độ ẩm trong cấu trúc vải [12] Ngày nay các loại vải được sản xuất cho nhiều mục đích sử dụng cuối cùng khác nhau, do đó chúng phải so tính chất phù hợp nhằm đáp ứng được tiêu chí và yêu cầu từng ứng dụng cụ thể Các tính chất về cấu trúc hay kích thước, tính chất về cơ học hay tính chất về vật lý: nhiệt, ẩm, kháng lửa, kháng UV hay màu sắc đều được chú trọng đến Độ mao dẫn vải cũng rất được người tiêu dùng quan tâm đến khi lựa chọn sản phẩm

Vải may mặc có khả năng thấm hút các chất thể khí và thể lỏng, tỳ theo điều kiện mơi trường bên ngồi mà nó nhận thêm vào hay thải bớt ra Quá trình vật ký như thế ln có tính thuận nghịch và liên tục được gọi là hấp thu (sorption) hay khư hấp thu bao gồm hấp thu bề mặt hay thấp phụ (adsorption) và hấp thu vào bên trong hay hấp thụ (absorption) Sự hấp thu nước, hơi ẩm, không khí và các chất khác của vải ln kèm theo sự trao đổi nhiệt, biến đổi cấu trúc vật liệu như trương nở hay khô héo Cơ thể con người nhạy cảm với mơi trường xung quanh, tính chất hấp thu và thẩm thấu của vải ảnh hưởng rất quan trong đến chức năng bảo vệ cũng như tạo vùng vi khí hậu thích hợp cho sự sống, do đó chúng thường là tiêu chí bắt buộc khi lựa chọn vật liệu [8]

Trang 37

chi số sợi, độ xoắn và độ gấp nếp, mật độ vải, độ dày, độ xốp, thiết kế và cấu trúc và quy trình hồn tất [13] Các cơng nghệ tiên tiến trong việc dệt và xử lý vải có thể cải thiện độ thống khí và tạo ra các sản phẩm vải dệt kim có hiệu suất thống khí cao Đây là một thông số quan trọng để lựa chọn vải cho các mục đích sử dụng cuối cùng khác nhau Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ thống khí, chẳng hạn như vật liệu sợi và q trình hồn tất [13, 14] Độ thống khí là thơng số quan trọng cho các loại vải dùng trong sinh hoạt hay may mặc, tạo điều kiện thong thống mồ hơi, tỏa nhiệt, vệ sinh cũng như tạo các tính tiện nghi phù hợp với sinh lý cơ thể người

“Mao dẫn” (wicking) là khả năng thấm hút của vải Được xác định bởi khả năng hấp thụ (absorbs) và lan truyền (spreads) chất lỏng dọc theo mặt vải của vật liệu [14] Trong quá trình tập luyện cường độ cao, hầu hết quần áo sẽ giữ ẩm và ngăn mồ hơi bay hơi nhanh chóng Vải thấm hút ẩm có thể giúp bạn ln thoải mái để thúc đẩy quá trình vận chuyển hơi ẩm ra khỏi da để giúp bạn luôn mát mẻ và khô ráo

Độ mao dẫn là khả năng thấm dung dịch chất lỏng theo hướng của sợi trong vải Độ mao dẫn được giải thích từ ngun lý góc tiếp xúc của giọt chất lỏng nằm giữa hai môi trường rắn và hơi như mơ tả hình 2.10 Hiện tượng mao dẫn chỉ tồn tại khi góc θ nhỏ hơn 90o lúc đó lực thấm hút của xơ sợi lớn hơn lực căng bề mặt của giọt chất lỏng Dựa trên đặc tính này người ta nghiên cứu chế tạo ra các loại vải siêu thấm có mức độ ngấm cao dùng trong sản phẩm vệ sinh, y tế… [8]

Hình 2.10: góc tiếp xúc giữa nước và bề mặt vải

Trang 38

để bay hơi nhanh chóng Độ mao dẫn của vải dệt kim phụ thuộc vào một số yếu tố như nguyên liệu sợi, cấu trúc vải và q trình hồn tất xử lý bề mặt vải Vải có khả năng mao dẫn tốt sẽ hấp thụ nhanh chóng nước và cho phép nước bay hơi hoặc thoát ra khỏi vải một cách hiệu quả Độ mao dẫn của vải dệt kim có ảnh hưởng lớn đến cảm giác thống mát và khơ ráo khi sử dụng vải Nó có thể được ứng dụng trong việc sản xuất các sản phẩm như áo thun, quần áo thể thao, hoặc giường nệm để tăng cường sự thống khí và thoải mái.[14, 15]

Độ thống khí và độ mao dẫn vải là hai tính chất cơ bản dùng để khảo sát tính thoải mái của vải Dù là hai thuộc tính riêng biệt nhưng độ thống khí và độ mao dẫn có liên hệ gần với nhau Một loại vải có độ thống khí cao thường có khả năng mao dẫn tốt, vì việc cho phép khơng khí lưu thông cũng thường đi đôi với việc cho phép chất lỏng đi qua Tuy nhiên, có thể có trường hợp khi một loại vải có độ thống khí cao nhưng độ mao dẫn khơng tốt và ngược lại Vì vậy khi đánh giá tính chất của vải, cần xem xét cả độ thống khí và độ mao dẫn của vải để có cái nhìn tồn diện về khả năng thống khí và khả năng mao dẫn vải Độ thống khí được xác định thông qua vận tốc của luồng không khí theo phương vng gốc qua mẫu vải trong các điều kiện nhất định có diện tích 20cm2, áp suất 100Pa và trong khoảng thời gian nhất định là 1s, xác định ở những vị trí khác nhau trên vải theo tiêu chuẩn ISO 9237:1995 Độ mao dẫn vải được xác định thông qua thời gian chất lỏng (nước) di chuyển dọc theo và/hoặc khắp mẫu vải tại khoảng cách xác định cho trước hoặc thông qua khoảng cách mà chất lỏng (nước) di chuyển dọc theo và/hoặc khắp mẫu vải tại một thời gian xác định cho trước theo tiêu chuẩn AATCC 197-2013 [14, 15]

Nguyên lý xác định độ mao dẫn theo tiêu chuẩn test độ mao dẫn vải AATCC 197-2013: phương pháp này được sử dụng dụng để đánh giá khả năng vận chuyển chất lỏng/nước di chuyển dọc theo hoặc xuyên qua mẫu vải được treo thẳng đứng, áp dụng cho các loại vải như: dệt thoi, dệt kim và vải khơng dệt Theo tiêu chuẩn AATCC 197-2013 có hai lựa chọn để xác định độ mao dẫn vải [14, 15]

Lựa chọn A: xác định thời gian chất lỏng (nước) di chuyển dọc theo và/hoặc

Trang 39

Lựa chọn B: xác định khoảng cách mà chất lỏng (nước) di chuyển dọc theo

và/hoặc khắp mẫu vải tại một thời gian xác định cho trước (theo tiêu chuẩn AATCC 197-2013 lựa chọn B năm 2023 được tách thành tiêu chuẩn TM197-AATCC 2013) [15]

2.3.1 Thiết bị và dụng cụ đo

- Nước cất ở điều kiện 21 ± 2℃ ( 70 ± 4 ℉ )

- Bút đánh dấu (marking pen) với loại mực không tan trong nước - Đồng hồ bấm giờ với độ chia nhỏ nhất là 0.1 giây

- Máy đo sức căng bề mặt chất lỏng

- Khuôn cắt mẫu (teamplate 165 x 25 mm) - Thước kẻ, có đơn vị mm

- Kẹp cố định hoặc băng keo dính hai mặt - Pipet và cốc thủy tinh

- Bồn chứa nước dài dùng để gắn mẫu - Găng tay dùng một lần

Hình 2.11: Bồn chứa nước dài dùng để gắn mẫu 2.3.2 Quy trình kiểm mẫu

Trang 40

1 Chuẩn bị mẫu vải:

- Xác định xem mẫu vải có kỵ nước hay khơng Và cần xác định mặt vải cần thử nghiệm thấm hút (mặt phải hay mặt trái vải hoặc cả hai mặt của vải) Trong q trình chuẩn bị mẫu phải ln mang găng tay tránh trường hợp da tiếp xúc trực tiếp với mẫu thử, vì dầu trong da có thể ảnh hưởng đến sự di chuyển của nước/chất lỏng

- Chuẩn bị 6 mẫu vải hình chữ nhật với kích thước 165 × 25 𝑚𝑚 (± 3 mm), trong có có 3 mẫu theo hướng dọc vải và 3 mẫu theo hướng ngang vải

- Dùng bút mực không tan trong nước đánh dấu cho từng mẫu: đường thứ nhất cách mép của mẫu vải (cạnh ngắn 25 mm) một khoảng 5 mm; đường thứ hai cách đường thứ nhất 20 mm; đường thứ ba cách đường thứ nhất 150 mm theo hướng dẫn hình 2.12 bên dưới

- Tất cả các mẫu thử nghiệm được cắt cách biên vải 100 ± 5mm, lấy những mẫu thử nghiệm ở những vị trí có mật độ vải khác nhau (khác nhau về mật độ ngang vải và mật độ dọc của vải)

- Phải đặt mẫu thử nghiệm trong mơi trường tiêu chuẩn có nhiệt độ 21 ± 1oC (70 ± 2oF) và độ ẩm 65 ± 2% trong 4 giờ đặt riêng biệt trên giá đục lỗ chưa mẫu để mẫu ổn định trước khi tiến hành thử nghiệm Mẫu thử nghiệm được thử nghiệm trong môi trường tiêu chuẩn về nhiệt độ và độ ẩm.

2 Chuẩn bị bình chứa:

- Chuẩn bị bình chứa nước/chất lỏng, sử dụng mẫu chuẩn đã được đánh dấu từ trước để xác định mức nước trong cốc thủy tinh hoặc đánh dấu mực nước bên ngoài bồn chứa để xác định lượng nước cần cho thử nghiệm Nếu sử dụng chất lỏng khác nước (nước pha màu hoặc dung dịch thuốc nhuộm) thì phải đo sức căng bề mặt chất lỏng theo tiêu chuẩn ASTM D1331-89

Ngày đăng: 25/10/2023, 22:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w