1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH THU NHẬP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ THU NHẬP Ở VIỆT NAM

178 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm Soát Thu Nhập Của Người Nộp Thuế Trong Quá Trình Thực Hiện Pháp Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân Ở Việt Nam
Tác giả NCS. Nguyễn Hải Ninh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Tuyến, PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Vân
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tài chính - Ngân hàng
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 304,76 KB
File đính kèm Kiểm soát thu nhập của cá nhân.rar (293 KB)

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (15)
    • 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài luận án (15)
    • 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án (20)
    • 1.2. Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài luận án 25 1. Giả thuyết nghiên cứu (32)
      • 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu (33)
      • 1.2.3. Kết quả nghiên cứu (33)
  • Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT (35)
    • 2.1. Những vấn đề lý luận về kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân 28 1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của kiểm soát thu nhập cá nhân (35)
      • 2.1.2. Những điều kiện để thực hiện kiểm soát thu nhập cá nhân (43)
      • 2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát thu nhập của người nộp thuế (44)
    • 2.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân và thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân (51)
      • 2.2.1. Những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân (51)
      • 2.2.2. Những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân (53)
      • 2.2.3. Một số mô hình điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kiểm soát thu nhập cá nhân trên thế giới và bài học cho Việt Nam (60)
  • Chương 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ (79)
    • 3.1. Cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay (79)
      • 3.1.1. Các quy định về chủ thể kiểm soát thu nhập cá nhân (79)
      • 3.1.2. Các quy định về phạm vi kiểm soát thu nhập cá nhân (81)
      • 3.1.3. Các quy định về phương thức kiểm soát thu nhập cá nhân (82)
    • 3.2. Những kết quả đạt được trong quá trình kiểm soát thu nhập của người nộp thuế (84)
      • 3.2.1. Kết quả kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân thông qua việc thực hiện các thủ tục hành chính về thuế thu nhập cá nhân (84)
      • 3.2.2. Kết quả kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân thông qua việc thực hiện quy định về khấu trừ tại nguồn chi trả thu nhập (85)
      • 3.2.3. Kết quả kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thông qua quản lý mã số thuế và xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế tập trung, thống nhất (87)
      • 3.2.4. Kết quả kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thông qua quy định hạn mức sử dụng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt (92)
      • 3.2.5. Kết quả kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thông qua việc thực hiện quy định về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập đối với những người nộp thuế là người có chức vụ quyền hạn (98)
      • 3.2.6. Kết quả kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thông qua công cụ pháp luật thuế tài sản (99)
    • 3.3. Những hạn chế, bất cập trong kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay (101)
      • 3.3.2. Những hạn chế, bất cập của quy định về kiểm soát thu nhập thông qua cơ chế tự khai, tự nộp và khấu trừ tại nguồn (112)
      • 3.3.3. Những hạn chế, bất cập của quy định về kiểm soát thu nhập thông qua hạn mức sử dụng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt (114)
      • 3.3.6. Những hạn chế, bất cập trong quy định về kiểm soát thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công (126)
  • Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM (139)
    • 4.1. Mục tiêu và yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm soát thu nhập trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam (139)
      • 4.1.1. Mục tiêu kiểm soát thu nhập trong quá trình thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam (139)
      • 4.1.2. Những yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm soát thu nhập trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam (140)
    • 4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát thu nhập trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam (143)
      • 4.2.1. Các giải pháp về phương diện chính sách, pháp luật thuế thu nhập cá nhân và kiểm soát thu nhập cá nhân (143)
      • 4.2.2. Các giải pháp về phương diện tổ chức thực thi pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong quá trình thực thi pháp luật thuế (158)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân là hành trình đầy gian nan và phức tạp của cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm soát thu nhập. Trên thực tế, tỷ lệ thất thoát ngân sách nhà nước do chưa thể kiểm soát được nguồn thu của cá nhân người nộp thuế thu nhập cá nhân là không nhỏ, một sô lượng không nhỏ cá nhân kinh doanh ẩn thuế, tránh thuế do pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Vậy cần làm gì để kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI8 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài luận án

Trên thế giới, thuế TNCN là một trong những loại thuế xuất hiện từ khá sớm (năm 1797 ở Hà Lan) Trong lịch sử tồn tại lâu dài của mình, có rất nhiều nghiên cứu về thuế và pháp luật thuế TNCN đã đƣợc công bố Tuy nhiên, những công trình có đề cập trực tiếp đến vấn đề KSTNCN thì không nhiều Ở mức độ khái quát, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu liên quan đến việc thực hiện pháp luật thuế TNCN và KSTNCN trong thực thi pháp luật thuế TNCN nhƣ sau:

Các nghiên cứu về thực trạng thuế thu nhập cá nhân

Năm 2004, các tác giả Hugh J.Ault, Boston College Law School &Brian

J.Arnold, Goodmans, LPP, Toronto là chủ biên đã công bố cuốn sách: Phân tích cơ cấu thuế thu nhập dưới góc độ so sánh” (tên nguyên bản bằng tiếng Anh: Comparative Income Taxation: A Structural Analysis Đây là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về thuế thu nhập cá nhân do những chuyên gia hàng đầu về chính sách thuế của các trường đại học và học viện uy tín trên thế giới như: Harvard Law School, Boston College Law School, University of Pari II, University of Cambridge… [168] Bằng việc nghiên cứu phân tích, so sánh nội dung, cấu trúc thuế thu nhập cá nhân của 9 nước có nền kinh tế phát triển có những đặc điểm chung trong quá trình xây dựng luật thuế thu nhập, các tác giả đã phân tích, so sánh và bình luận về các giải pháp khác nhau đƣợc đƣa ra bởi các quốc gia nói trên trong việc xây dựng và thực hiện thuế thu nhập với mục đích kiểm soát nguồn thu và đảm bảo công bằng giữa những NNT Cuốn sách có giá trị tham khảo rất lớn trong việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam.

Năm 2006, tác giả Bert Brys and Christopher Heady thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách và quản lý thuế OECD đã công bố cuốn sách “Cải cách cơ bản thuế thu nhập cá nhân ở các nước OECD: những xu hướng và kinh nghiệm mới nhất, (tên nguyên bản bằng tiếng Anh: Fundamental reform of personal income tax in OECD countries: trends and recent experiences) Công trình này nghiên cứu xem xét các xu thế hiện nay trong hệ thống thuế TNCN của các nước thành viên tổ chức

OECD Đóng góp của công trình nghiên cứu này đƣợc thể hiện ở chỗ: (i) công trình nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn đa chiều về chính sách thuế TNCN dưới hình thức so sánh thuế TNCN của một số nước; (ii) chỉ ra xu hướng đánh thuế TNCN gần đây của các nước OECD và chỉ ra mục tiêu chính của việc cải cách thuế hiện nay của một số nước thuộc OECD đó là kiểm soát nguồn thu, tạo nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo công bằng trong thuế TNCN ; (iii) chỉ rõ cải cách thuế là vấn đề phức tạp để đáp ứng đƣợc yêu cầu kiểm soát nguồn thu nhập và công bằng trong thuế TNCN [162].

Năm 2005, tác giả Luis Fernando Wasilewki - NCS tại Đại học Quốc Gia Yokohama đã công bố công trình nghiên cứu có tên gọi: “Các phân tích dưới góc độ kinh tế về thuế thu nhập cá nhân của Nhật Bản” (tên nguyên bản tiếng Anh là Economic Analysis of The Japanese Individual Income Tax).

Tiếp cận dưới góc độ kinh tế, những đóng góp chủ yếu của công trình này thể hiện ở chỗ: (i) tác giả đã tập trung phân tích về thuế TNCN của Nhật Bản, khẳng định vai trò của biện pháp khấu trừ tại nguồn luôn chiếm một phần quan trọng trong tổng số thu về thuế TNCN và chiếm tỷ lệ 82%; (ii) tác giả đã đề xuất: các ƣu đãi về thuế đối với thu nhập từ vốn nên dần đƣợc bãi bỏ; điều chỉnh mức thuế suất đƣợc xem nhƣ một cách khôi phục lại vai trò của Luật thuế TNCN Nhật Bản với vai trò là một công cụ nhằm điều tiết lại thu nhập dân cƣ, KSTN cá nhân, giảm xói mòn thuế…[173]; (iii) tác giả đƣa ra lập luận rằng hệ thống hợp tác trong thu thuế TNCN của Nhật Bản là một ví dụ về cách hợp tác có thể làm giảm bớt gánh nặng cho NNT và tăng hiệu quả kiểm soát thu thuế. Đóng góp quan trọng nhất về mặt khoa học của nghiên cứu này là ở chỗ, các tác giả đã chỉ ra biện pháp khấu trừ tại nguồn luôn là một trong những biện pháp KSTNCN hiệu quả không chỉ với Nhật bản mà còn với các quốc gia khác.

Các nghiên cứu về quản lý thuế thu nhập cá nhân

Một số công trình đề tài đã tập trung nghiên cứu về các khía cạnh trong quản lý thuế TNCN, trong đó nội dung ít nhiều có đề cập đến vấn đề quản lý, KSTN trong thực thi pháp luật thuế TNCN Có thể nêu một số công trình tiêu biểu sau:

Năm 1987, hai tác giả VitoTanzi and Milka Casanegra de Jantscher thuộc IMF đã công bố nghiên cứu: “Đánh thuế thu nhập hợp lý – các phương diện quản lý, hiệu quả và công bằng” (tên nguyên bản bằng tiếng Anh: Presumptive IncomeTaxation-Administrative, Efficiency and Equity Aspects).

Tiếp cận dưới góc độ tài chính công, nghiên cứu này đã đánh giá thu nhập trên cơ sở các chỉ số hiệu quả, trong đó kết quả nghiên cứu khẳng định phương pháp thuế thu nhập khoán được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước Các tác giả lập luận rằng cần sự chú ý nhiều hơn tới các tác động hiệu quả của phương pháp thuế khoán

[180] Đóng góp của nghiên cứu này đƣợc thể hiện qua phân tích những hệ quả tích cực do việc áp dụng hình thức thuế khoán mang lại cho cơ quan quản lý thuế ở các quốc gia Với NCS khi nghiên cứu đề tài luận án thì phương pháp thuế thu nhập khoán đƣợc cho là một trong những giải pháp hỗ trợ trong công tác KSTN của người nộp thuế thu nhập cá nhân.

Năm 1992, các tác giả Richard M.Bird và Milka Casanegra de Jantscher thuộc IMF đã công bố nghiên cứu: “Hoàn thiện quản lý thuế ở các nước đang phát triển” (tên nguyên bản tiếng Anh: Improving Tax Administration in Developing Countries Nghiên cứu về xu hướng phát triển cải cách chính sách thuế, chú trọng tới các quy định hành chính thuế, kết quả cải cách thuế ở một số nước (Bolivia, Uruguay, Colombia, Trinidat…), đề xuất giải pháp phù hợp đối với NNT, đƣa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện sự tuân thủ của NNT qua đó góp phần kiểm soát thu nhập của NNT [177].

Năm 1990, các tác giả Richard M.Bird và Oliver Oldman biên soạn và công bố cuốn sách: “Thuế ở các nước đang phát triển” (tên nguyên bản tiếng Anh: Tax in Developing Countries) ấn bản lần 4, NXB Johns Hopkins phát hành năm 1990.

Tại chương 36 về “cải thiện tuân thủ thuế”, nghiên cứu này đã góp phần khẳng định:“trốn thuế không chỉ là vấn đề hạn chế trong một số ít các quốc gia kém phát triển; và những khảo sát trước đó đã cho thấy tình trạng chỉ thu được một nửa hay ít hơn số thuế thu nhập tiềm năng không phải là tình trạng cá biệt Tại nhiều nước, người ta đã nghe nhiều đến vấn đề có vô số những người giàu có - các nhà buôn, các nhà chuyên môn lại hoàn toàn nằm ngoài phạm vi quản lý của thuế thu nhập.

Mặt khác, nghiên cứu còn cho thấy rằng vấn đề trốn thuế của những người hoàn toàn không được hệ thống thuế biết đến thì ít hơn so với những người nằm trong hệ thống thuế nhưng lại kê khai thu nhập một cách nhạo báng Trong trường hợp này,biện pháp chế ngự mà các tác giả đƣa ra không phải là tiếp tục bổ sung thêm tên tuổi của những người này vào danh sách đóng thuế, mà đúng hơn là cần phải ra sức cải thiện sự tuân thủ của những người hiện đang là“người đóng thuế danh nghĩa”[178]. Đóng góp về mặt khoa học của nghiên cứu này là ở chỗ, các tác giả đã chỉ ra thực trạng chung ở các nước, đó là tình trạng người nộp thuế mới chỉ đóng thuế dựa trên thu nhập danh nghĩa, còn cơ quan thuế vẫn chƣa thể xác định đƣợc thu nhập thực tế của họ để đánh thuế NCS cho rằng việc cải thiện sự tuân thủ thuế của những NNT là một việc làm rất quan trọng giúp NNT kê khai đúng số thuế phải nộp, qua đó tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế trong việc KSTNCN Lý thuyết này cũng tạo cơ sở lý luận giúp cho NCS nghiên cứu những nội dung thuộc về bản chất pháp lý của vấn đề KSTCN.

Các nghiên cứu về kiểm soát thu nhập cá nhân của người nộp thuế

Về vấn đề kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân, đã có một số công trình tiêu biểu nhƣ:

Năm 2006, tác giả Stephan Vasak ESQ đã công bố cuốn sách có tiêu đề: Phân tích và Kiến nghị cho Cộng hòa Latvia “Chế độ kiểm soát thu nhập đối với công chức và tự nhiên nhân” (tên nguyên bản bằng tiếng Anh: Analysis and

Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thuế TNCN, quản lý thuế TNCN và các vấn đề liên quan đã đƣợc công bố khá nhiều, đặc biệt là từ thời điểm ban hành Luật thuế TNCN, góp phần đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi các quy định của Luật thuế này trong cuộc sống Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu có nội dung đề cập đến vấn đề quản lý thu thuế, KSTN của người nộp thuế thì chƣa nhiều Một cách khái quát, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài này ở Việt Nam hiện nay bao gồm:

Các nghiên cứu về thực trạng thuế thu nhập cá nhân

Năm 2002, các tác giả Lê Văn Ái, Đỗ Đức Minh đã công bố cuốn sách chuyên khảo về “Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới và định hướng vận dụng ở

Việt Nam” do NXB Tài chính, Hà Nội phát hành [51] Trong nghiên cứu này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về thuế TNCN trong nền kinh tế thị trường, phân tích quy định thuế TNCN của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm áp dụng ở Việt Nam, đƣa ra những đánh giá thực trạng áp dụng và định hướng áp dụng thuế TNCN Có thể nói, đây là tài liệu đầy đủ nhất có liên quan đến thuế TNCN Tuy nhiên, do các nghiên cứu được thực hiện trước khi Luật Thuế TNCN năm 2007 ban hành nên trong phần đánh giá và kiến nghị, các tác giả chủ yếu đánh giá và định hướng về pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao Mặt khác, do các nghiên cứu đƣợc tiếp cận từ góc độ kinh tế khi đánh giá tính hiệu quả của thuế TNCN nên hầu nhƣ không có những đánh giá về khía cạnh pháp luật, do đó cũng không đƣa ra đƣợc những kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật về thuế TNCN nhằm KSTNCN của người nộp thuế dưới góc độ pháp lý.

Năm 2006, trước những thảo luận sôi nổi trong giới học thuật nhằm góp ý cho dự thảo luật thuế TNCN đƣợc đƣa ra lấy ý kiến ở Việt Nam; các tác giả Shigeki Kunieda (Đại học Hitotsubashi) và Đỗ Ngọc Huỳnh (Bộ Tài chính) đã nghiên cứu và công bố công trình có tên gọi:“Vietnamese Personal Income Tax Reform”(Cải cách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam) Nghiên cứu này đã đánh giá tình hình cải cách thuế TNCN ở Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đề xuất đề cương cho một chính sách thuế thu nhập hiện đại áp dụng tại Việt Nam trong giai đoạn trung và dài hạn Chính sách thuế TNCN trong nghiên cứu này cũng đƣợc thiết kế nhằm tập trung chủ yếu vào tính đơn giản và khả thi trong bao quát nguồn thu nhập chịu thuế.

Do tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ kinh tế với mục đích đánh giá chính sách thuế TNCN nên đề tài đã không đƣa ra đƣợc các kiến nghị xây dựng pháp luật thuế thu nhập cá nhân.

Năm 2007, các tác giả Nguyễn Thị Thủy và Nguyễn Phương Nam, công bố bài báo “Vận dụng nguyên tắc công bằng trong ban hành thuế thu nhập cá nhân” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2/2007 Trong bài viết này, các tác giả đã đƣa ra những kiến nghị về quản lý thuế TNCN nhằm đảm bảo công tác hành thu nhƣ khấu trừ tại nguồn, sửa đổi một số quy định về giảm trừ gia cảnh, mức khởi điểm chịu thuế… tại dự thảo Luật thuế TNCN năm 2007 Mặc dù trong bài viết các tác giả đã đề cập đến việc thực hiện khấu trừ tại nguồn nhƣ là một trong những biện pháp nhằm KSTN, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng lại ở phân tích các nội dung của dự thảo Luật thuế TNCN 2007 mà chƣa nêu đƣợc những mặt tích cực và hạn chế của biện pháp khấu trừ tại nguồn trong hoạt động KSTN cá nhân.

Năm 2007, tác giả Trần Vũ Hải với bài báo “Thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và phương hướng hoàn thiện” đăng trên Tạp chí Luật học số 10/2007 đã đưa ra nhận định, việc quản lý thu nhập của cá nhân người nộp thuế hiện nay còn nhiều hạn chế, do đó cơ quan thuế hầu nhƣ không có khả năng kiểm soát tốt TNCN dẫn đến tình trạng thất thoát thuế, trốn thuế, lậu thuế ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực Tác giả cũng đã chỉ ra đƣợc một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc KSTNCN còn nhiều hạn chế là do hiện nay ở nước ta chưa có một hệ thống các quy định pháp lý cần thiết để minh bạch thu nhập Tuy nhiên, do bài viết chỉ đánh giá thực tiễn thi hành và chỉ ra những hạn chế của thuế TNCN đối với người có thu nhập cao (đã hết hiệu lực), do vậy đến nay các kiến nghị này không còn nhiều ý nghĩa về mặt thực tiễn [77]; [109].

Các nghiên cứu “Những vấn đề đặt ra khi thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thu Thủy đăng trên tạp chí Luật học tháng

4/2009 “Luật thuế thu nhập cá nhân với việc đánh trùng và bỏ lọt thuế”, của Đào Ngọc Báu, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18, 9/2009; Trần Minh Đức, “Cơ sở xác định thu nhập chịu thuế trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân dưới góc độ công bằng”,Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 2/2012; Hà Hương Lan (2012)

“Luật thuế thu nhập cá nhân, kết quả 3 năm, bất cập và giải pháp” tạp chí Tài chính; Tạp chí Tài chính số (19/6/2012) “Đánh giá luật thuế thu nhập cá nhân sau 3 năm thực hiện”; Lê Thị Kim Nhung, (2011) “Thuế thu nhập cá nhân sau 2 năm thực hiện: một số bất cập nảy sinh và hướng giải quyết”, Tạp chí Ngân hàng số 4/2011;

Nguyễn Anh Phong (2012), “Cơ sở xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân tối ưu”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 19/2012; Lê Xuân Trường (2012), “Sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân phù hợp với yêu cầu thực tiễn”, Tạp chí Tài chính, số

5/2012; Nguyễn Thị Cúc (2012) “Sửa đổi bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân: thực tiễn và một số kiến nghị”, Tạp chí Tài chính 5/2012; Lê Thị Thu Thuỷ,“Luật thuế thu nhập cá nhân: những bất cập và hướng hoàn thiện”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 19/2012 Các nghiên cứu nêu trên đều được tiếp cận dưới góc độ pháp lý luật kinh tế để phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam [49];[29];[107];[36];[47];[59];[53];[50];[68] Đứng trước yêu cầu cần phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung của luật thuế TNCN 2009 sau gần 3 năm có hiệu lực, trong các nghiên cứu này các tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá và chỉ ra các ƣu điểm và bất cập của các quy định trong Luật thuế TNCN về mặt nội dung cũng nhƣ khi đƣa vào thực tiễn trong suốt thời gian thực hiện luật thuế TNCN ở Việt Nam để từ đó đƣa ra các nhận xét: Việc thực hiện luật thuế TNCN đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý thu, tuy nhiên bên cạnh những thành công bước đầu được ghi nhận thì việc thực hiện luật thuế này trên thực tế đã nảy sinh nhiều bất cập cần có điều chỉnh kịp thời nhƣ nhƣ: chƣa kiểm soát đƣợc nguồn hình thành thu nhập của từng cá nhân do nguồn hình thành TNCN quá đa dạng và phức tạp, mức giảm trừ gia cảnh chƣa thực sự phù hợp, bỏ sót nhiều diện thu nhập chịu thuế và hiện tƣợng tiêu cực và bất công trong việc nộp thuế TNCN vẫn chƣa được xử lý triệt để, làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả thực tế và công bằng của Luật thuế, gây một số bức xúc đối với cá nhân NNT Thực tế này đang đòi hỏi một sự sửa đổi từ các cơ quan ban hành chính sách Các nghiên cứu này đều đƣợc tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý đã góp phần chỉ rõ thực trạng thuế TNCN ở Việt Nam từ những thành công bước đầu trong thực tiễn thực hiện Luật thuế TNCN cho đến những tồn tại hạn chế cần khắc phục Những đóng góp của các nghiên cứu này vềKSTNCN thể hiện trong việc chỉ rõ: (i) những thành tựu trong kiểm soát thu thuế biểu hiện qua số lượng MST được cấp; thu nhập từ tiền lương tiền công cơ bản đã đƣợc kiểm soát; và những hạn chế, bất cập: (ii) do pháp luật thuế chƣa bao quát nguồn thu do nguồn thu nhập đƣợc hình thành đa dạng, phức tạp cho nên thực tế việc KSTNCN ở Việt Nam chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả, còn nhiều thu nhập thuộc diện kiểm soát bị bỏ sót; chƣa kiểm soát đƣợc các thu nhập của cá nhân kinh doanh, hành nghề độc lập, các thu nhập vãng lai; người có thu nhập từ nhiều nguồn; thu nhập từ chuyển nhƣợng BĐS chƣa thể kiểm soát…Các kết quả nghiên cứu trên đây dù chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề KSTNCN nhưng các nghiên cứu đã bước đầu góp phần phác họa lên thực trạng KSTNCN trong quá trình thực hiện pháp luật thuế TNCN, nhiều kết quả nghiên cứu đƣợc NCS kế thừa và phát triển trong quá trình viết luận án mặc dù mới chỉ mang tính khái quát những vấn đề cơ bản nhất về KSTNCN Mặt khác những nghiên cứu này cũng góp phần gợi mở hướng nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về vấn đề KSTNCN cho bản thân NCS và các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này trong tương lai.

Ngoài những công trình tiêu biểu kể trên, còn có nhiều khảo cứu khác liên quan đến thuế thu nhập cá nhân nhƣng hầu hết các công trình này đều không đề cập hoặc bàn sâu về vấn đề kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong quá trình thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân.

Các nghiên cứu về quản lý thuế thu nhập cá nhân

Năm 2008, nghiên cứu hệ thống thuế TNCN ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu John Brondolo, Kiyoshi Nakayama, Frank Bosch, Allan Foubister và Judy Tomaso thuộc Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF đã cho ra mắt Báo cáo “Việt Nam thực hiện thuế thu nhập cá nhân” Báo cáo này đã mô tả cách tiếp cận hiện hành của cơ quan thuế Việt

Nam đối với việc quản lý thuế TNCN Báo cáo cũng mô tả các quy trình chung về quản lý thuế TNCN IMF cho rằng hệ thống thuế có thể đạt được mức độ cao về tuân thủ thuế TNCN với chi phí tương đối thấp thông qua việc kiểm soát hiệu quả việc khấu trừ thuế trên tiền lương của các cơ quan chi trả và một hệ thống nộp tờ khai thuế hạn chế [172] Đóng góp của nghiên cứu này thể hiện thông qua đề xuất cần phải kiểm soát hiệu quả thu nhập từ tiền lương, tiền công được thực hiện bằng việc khấu trừ tại nguồn và cần thiết kế một hệ thống thuế có thể đạt đƣợc mức độ cao về tuân thủ thuế TNCN Tuy nhiên kết quả công trình này mới chỉ đƣa ra những gợi mở cho việc nghiên cứu một trong những biện pháp KSTNCN dưới góc độ quản lý thuế mà chƣa đề cập trực tiếp đến những vấn đề pháp lý về KSTNCN của NNT.

Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài luận án 25 1 Giả thuyết nghiên cứu

Luận án đƣợc triển khai với các giả thuyết nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, ở Việt Nam hiện nay, những vấn đề lý luận về kiểm soát thu nhập của người nộp thuế TNCN và pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý thuế nói chung, hoạt động KSTN của người nộp thuế TNCN nói riêng chưa được hoàn thiện, trong đó một số vấn đề lý luận chƣa đƣợc làm rõ nhƣ: bản chất của KSTN của người nộp thuế TNCN là gì? cách thức điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động quản lý thuế thu nhập nói chung và KSTN của người nộp thuế TNCN nói riêng như thế nào cho hiệu quả?

Thứ hai, thực trạng công tác quản lý thuế TNCN nói chung và việc KSTN của người nộp thuế TNCN nói riêng ở Việt Nam hiện nay đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, trong đó có nguyên nhân từ những hạn chế, bất cập của pháp luật về quản lý thuế TNCN dẫn đến tình trạng trốn lậu thuế và làm thất thu thuế TNCN, cần đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu để đề xuất các giải pháp khắc phục, tháo gỡ.

Thứ ba, hiện tại các giải pháp KSTN của người nộp thuế TNCN đã và đang đƣợc áp dụng ở Việt Nam chƣa đem lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói chung và việc quản lý thuế TNCN nói riêng, cần đƣợc nghiên cứu để từ đó tìm ra các giải pháp hiệu quả hơn trong thời gian tới.

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu Để làm rõ các giả thuyết nghiên cứu, nghiên cứu sinh đặt ra và sẽ giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

- Cơ sở lý luận của việc KSTN của người nộp thuế TNCN và vấn đề điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động KSTN của người nộp thuế TNCN?

- Thực trạng KSTN của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam nhƣ thế nào?

- Cần áp dụng những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả KSTN của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay?

Bằng việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu, chứng minh các giả thuyết nghiên cứu trên đây, kết quả nghiên cứu của đề tài luận án thu đƣợc là:

Thứ nhất, hoàn thiện cơ sở lý luận của việc KSTN của người nộp thuế TNCN và pháp luật về kiểm soát thu nhập của người nộp thuế TNCN ở Việt Nam Đây chính là cơ sở lý luận để nghiên cứu sinh đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân nói chung và KSTN của người nộp thuế TNCN nói riêng trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Thứ hai, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về thực trạng KSTN của người nộp thuế TNCN trong quá trình thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân nói chung KSTN của người nộp thuế TNCN nói riêng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế

TNCN nói chung và KSTN của người nộp thuế TNCN nói riêng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

1 Cho đến nay ở Việt Nam, những vấn đề lý luận pháp lý về kiểm soát thu nhập nói chung và KSTNCN của NNT đƣợc đề cập rất mờ nhạt ở cả góc độ luật thực định và các tranh luận khoa học trong giới học thuật Mặc dù đã có một số bài báo lên tiếng về sự cần thiết phải KSTNCN để việc thu thuế đƣợc chính xác; tuy nhiên những bài báo này thuần túy chỉ là sự phản ánh thông tin về nhu cầu cần thiết phải KSTN đối với các khoản chi tiêu trong xã hội nhằm đảm bảo công bằng giữa những NNT mà chưa phải là những nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ khoa học pháp lý.

2 Do KSTNCN luôn đƣợc coi là vấn đề nhạy cảm, đụng chạm nhiều mối quan hệ cho nên trong suốt một thời gian dài các việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý về KSTN nói chung và KSTNCN của NNT TNCN nói riêng còn bị bỏ ngỏ và hầu nhƣ không có công trình nghiên cứu nào trong khoa học pháp lý đƣợc công bố; và thiếu vắng những tranh luận tại các diễn đàn khoa học của giới chuyên môn về đến vấn đề này Sự thiếu mặn mà trong nghiên cứu vấn đề KSTN nói chung và KSTNCN của NNT nói riêng là nguyên nhân lý giải việc thiếu vắng những công trình nghiên cứu về KSTN nói chung và KSTNCN của NNT nói riêng Thực tế đó đã cho thấy còn một khoảng trống lớn cần nghiên cứu về vấn đề KSTNCN của NNT để nâng cao hiệu quả của pháp luật thuế TNCN.

3 Việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý về KSTNCN của NNT trong quá trình thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam dưới góc độ lý luận, đánh giá thực trạng thực hiện những quy định về KSTNCN trong pháp luật TNCN và đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về KSTNCN trong quá trình thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam là cần thiết và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được thực hiện và công bố trước đây.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT

Những vấn đề lý luận về kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân 28 1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của kiểm soát thu nhập cá nhân

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của kiểm soát thu nhập cá nhân

2.1.1.1 Khái niệm kiểm soát thu nhập cá nhân Để có quan niệm, cách hiểu chính xác, có căn cứ khoa học về khái niệm kiểm soát thu nhập cá nhân, trước hết cần làm rõ nội hàm của các khái niệm có tính chất tiền đề là “kiểm soát”, “thu nhập” và “thu nhập cá nhân”.

Về khái niệm “kiểm soát”

Qua nghiên cứu các tài liệu tác giả nhận thấy hiện tại còn nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau về khái niệm “kiểm soát” và dường như chưa có một định nghĩa thống nhất, mang tính chuẩn mực về vấn đề này.

Tiếp cận từ góc độ khoa học quản lý, các tác giả Schoderbeck, Cosier và Aplin (1988) cho rằng “kiểm soát” là hoạt động đánh giá và chỉnh sửa những lệch lạc so với tiêu chuẩn đã đƣợc xác định Kiểm soát do đó bao gồm các hoạt động nhƣ: thiết lập tiêu chuẩn, đánh giá thực tế bằng cách so sánh thực tế với tiêu chuẩn, chỉnh sửa những lệch lạc từ thực tế so với tiêu chuẩn đã xác lập… Cách thức này đƣợc áp dụng chung cho mọi hệ thống kiểm soát, trong đó có kiểm soát thu nhập của cá nhân Cũng tiếp cận ở góc độ này, các tác giả Jones và George (2003) cho rằng kiểm soát là “quá trình mà cơ quan chức năng giám sát và điều tiết tính hiệu quả trong hoạt động của một tổ chức hay cá nhân Kiểm soát cũng có nghĩa là giữ cho cho hoạt động của tổ chức, cá nhân theo đúng định hướng và dự kiến các sự kiện có thể xảy ra” [74].

Theo từ điển Tiếng Việt (1996), “Kiểm soát là sự xem xét để phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định” [96].

Kiểm soát được hiểu là tổng thể các phương pháp để nắm bắt và điều hành đối tƣợng quản lý Nhƣ vậy, kiểm soát là một chức năng quan trọng và không thể tách rời trong hoạt động quản lý Không có hoạt động kiểm soát thì không có hoạt động quản lý theo đúng nghĩa của nó Nhƣ vậy, có thể quan niệm “kiểm soát” là quá trình đánh giá và tác động lên đối tƣợng kiểm soát nhằm đảm bảo sự tuân thủ đối với các chính sách, các kế hoạch và các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo các hoạt động đƣợc diễn ra theo đúng mục tiêu đã định.

Từ phân tích ở trên, có thể thấy rằng hoạt động “kiểm soát” bao gồm các dấu hiệu cơ bản như: (i) Kiểm soát trước hết là hoạt động kiểm tra, giám sát của chủ thể này đối với chủ thể khác nhằm đảm bảo sự tuân thủ theo một chuẩn mực nào đó; (ii) Hoạt động kiểm soát luôn gắn với những chủ thể nhất định, bao gồm chủ thể kiểm soát và chủ thể bị kiểm soát; (iii) Kiểm soát là nhằm ngăn chặn sự việc diễn tiến vƣợt quá khả năng xử lý của một chủ thể nhất định; (iv) Kiểm soát là một chức năng quan trọng không thể tách rời trong hoạt động quản lý; (v) Thông qua hoạt động kiểm soát chủ thể kiểm soát thực hiện một số các biện pháp, cách thức phù hợp nhằm đảm bảo mọi hoạt động của đối tƣợng bị kiểm soát luôn ở trong tầm giám sát của mình; (vi) Mục đích hoạt động kiểm soát của chủ thể kiểm soát là nhằm xem xét, ngăn chặn sự chệch hướng, trái với quy định.

Từ những dấu hiệu đƣợc phân tích ở trên, tác giả cho rằng có thể định nghĩa về thuật ngữ “kiểm soát” nhƣ sau: Kiểm soát là tổng thể các biện pháp, cách thức mà chủ thể kiểm soát thực hiện đối với chủ thể bị kiểm soát để có thể nắm bắt được chính xác các hoạt động cụ thể của chủ thể đó nhằm mục đích xem xét, ngăn chặn những gì trái với quy định hoặc sự chệch hướng so với những mục tiêu đã định.

Về khái niệm “thu nhập”

Theo từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng, năm 2006), thu nhập là việc “nhận đƣợc tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó” [97].

Theo cuốn Bách khoa từ điển: “Thu nhập là giá trị nhận đƣợc của một pháp nhân hay thể nhân nào đó trong một khoảng thời gian nhất định không phân biệt nguồn gốc phát sinh Giá trị đó có thể được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hay các giá trị vật chất, phi vật chất nhưng có thước đo chung là tiền tệ’’.

Theo từ điển Black’s Law: “Thu nhập là phần chênh lệch giữa khoản thu về và khoản chi phí đã bỏ ra Loại thu nhập này lại gồm thu nhập từ lao động (tiền công, tiền lương bao gồm cả lương hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán chứng khoán, thu từ cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác (tiền thưởng…). Đại diện cho lý thuyết về bổ sung tài sản, tăng thêm tiềm lực kinh tế mà không quan tâm đến tính thường xuyên của thu nhập là G.Schamt, theo đó tác giả này định nghĩa: “Thu nhập là khả năng kinh tế sẽ được bổ sung cho một người nào đó trong một khoảng thời gian nhất định”.

Theo các tác giả Haig-Simons (còn gọi là định nghĩa Haig-Simons, do hai nhà kinh tế học người Anh là R.M.Haig và H.C.Simons đưa ra đầu thế kỉ 20): Thu nhập là tổng đại số của các giá trị thị trường, các quyền lợi được hưởng dưới dạng tiêu dùng và những thay đổi về giá trị trong tổng các quyền sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định” Các học giả này quan niệm: “thu nhập là tổng giá trị của cải ròng tăng lên của một cá nhân cộng với giá trị tiêu dùng của người nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)” [165].

Nhƣ vậy, theo các học giả này thu nhập gồm hai phần: thứ nhất là giá trị của cải ròng tăng lên và thứ hai là giá trị tiêu dùng trong một thời gian nhất định Tuy nhiên, quan điểm này khó áp dụng trên thực tế để xác định thu nhập vì giá trị tăng thêm, bởi lẽ các thu nhập đó thường chỉ ở dạng tiềm năng, chưa được thực hiện khi tài sản chƣa chuyển quyền sở hữu, mà nguyên tắc đầu tiên trong đánh thuế là đánh trên quyền lợi thực sự nhận đƣợc chứ không phải dạng tiềm năng.

Tiếp cận ở phương diện kinh tế học, các nhà kinh tế học Paul.A Samuelson cho rằng “thu nhập” đƣợc hiểu là tổng số tiền kiếm đƣợc hoặc thu góp trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) [175] Trong định nghĩa này, “tiền” đƣợc hiểu là những lợi ích thu đƣợc cả bằng tiền và hiện vật mà đƣợc quy đổi thành tiền ở thời điểm nhận đƣợc, bao gồm cả giá trị của các sản phẩm sản xuất ra để tự tiêu dùng, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động hay ngoài lao động, từ quyền sở hữu về tài sản và tiêu dùng dịch vụ mà không phải thanh toán Khái niệm này vẫn được coi là một cách tính thu nhập lý tưởng và hoàn thiện hiện nay.

Theo các tác giả Lê Văn Ái và TS Đỗ Đức Minh (2002), nếu tiếp cận từ phương diện kinh tế học thì “thu nhập” là tổng các giá trị tài sản và của cải được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ mà một chủ thể nào đó trong nền KT- XH tạo ra và nhận đƣợc từ các nguồn lao động, tài sản hay đầu tƣ thông qua quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong một khoảng thời hạn nhất định(thường là một năm) [51 tr.9] Cách định nghĩa này có những điểm tương đồng với định nghĩa của nhà kinh tế học Paul.A Samuelson về “thu nhập”.

Từ các phân tích trên đây liên quan đến các định nghĩa về “thu nhập”, có thể kết luận rằng thu nhập của một tổ chức hoặc cá nhân thường được nhận biết qua các đặc điểm sau: một là, thu nhập luôn luôn gắn với một chủ thể nhất định trong nền kinh tế, xã hội - thể hiện tính sở hữu của chủ thể đó đối với khoản thu nhập và không phân biệt nguồn gốc thu nhập; hai là, thông thường việc xác định thu nhập của chủ thể khác nhau trong một thời gian nhất định được biểu hiện dưới hình thức giá trị - là hình thức thông qua đó có thể biết đƣợc tổng số thu nhập từ các nguồn khác nhau của một cá nhân hay một pháp nhân khác; ba là, thu nhập đƣợc hình thành thông qua quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập quốc dân; bốn là, thu nhập có thể tồn tại dưới hai hình thức là tiền tệ và hiện vật, nhưng khi xác định thu nhập của một chủ thể nào đó thì chúng đều phải đƣợc quy đổi chung về thước đo tiền tệ (giá trị).

Từ kết quả phân tích nhƣ trên, tác giả luận án cho rằng có thể đƣa ra khái niệm chung về “thu nhập” nhƣ sau: “Thu nhập là những khoản tiền hoặc hiện vật mà tổ chức hoặc cá nhân nhận được từ chủ thể khác chuyển giao phát sinh trong các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, hoạt động lao động, thực thi quyền sở hữu quyền sử dụng tài sản, hoặc các khoản thu nhập khác mà xã hội dành cho chủ thể đó trong một thời kỳ nhất định”.

Về khái niệm “thu nhập cá nhân”

Những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân và thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân

2.2.1 Những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân

2.2.1.1 Khái niệm và các bộ phận cấu thành của pháp luật về kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân

Về lý thuyết, các quy định pháp luật về KSTN của người nộp thuế thu nhập cá nhân là một bộ phận cấu thành của pháp luật về quản lý thuế của mỗi quốc gia. Xét ở khía cạnh này, pháp luật về KSTN của người nộp thuế TNCN có thể được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước thực hiện quyền giám sát mọi dòng tiền của mỗi cá nhân, trên cơ sở đó bảo đảm thu đúng, thu đủ số thuế thu nhập cá nhân của mỗi người nộp thuế và đem lại sự công bằng giữa những người nộp thuế với nhau. Để làm rõ hơn bản chất của pháp luật về kiểm soát thu nhập đối với người nộp thuế thu nhập cá nhân, có thể cần phải xem xét trên cả hai phương diện: hình thức và nội dung.

Xét về phương diện hình thức, pháp luật về KSTN của người nộp thuế thu nhập cá nhân có thể tồn tại dưới các hình thức văn bản QPPL như: Các quy định về KSTN của người nộp thuế trong Luật thuế TNCN, Luật quản lý thuế, các quy định pháp luật có liên quan đến KSTNCN trong các đạo luật khác cùng hệ thống các văn bản quy định hướng dẫn chi tiết thi hành.

Xét về phương diện nội dung, pháp luật về KSTN của người nộp thuế thu nhập cá nhân đƣợc cấu thành bởi các nhóm quy định cơ bản sau đây:

- Nhóm quy định về chủ thể kiểm soát thu nhập cá nhân Nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ xác định rõ chủ thể kiểm soát thu nhập cá nhân và chủ thể bị kiểm soát thu nhập cá nhân là ai và nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ, lợi ích của các chủ thể đó nhƣ thế nào khi thực hiện KSTNCN.

Thực tế cho thấy, có những cách hiểu khác nhau về thành phần chủ thể tham gia kiểm soát thu nhập cá nhân Rất có thể có ý kiến cho rằng KSTNCN chỉ là trách nhiệm của riêng Nhà nước, bởi vì Nhà nước có quyền và trách nhiệm thu thuế nên việc Nhà nước KSTNCN chính là cách để đảm bảo việc thu thuế được đầy đủ và kịp thời, tránh thất thu thuế Cũng rất có thể có ý kiến khác lại cho rằng việc kiểm soát thu nhập cá nhân không chỉ là trách nhiệm của riêng Nhà nước, không chỉ do Nhà nước thực hiện mà cần có sự tham gia của một số chủ thể khác nữa được Nhà nước ủy quyền kiểm soát thu nhập cá nhân, chẳng hạn như: các ngân hàng, kho bạc, các tổ chức tín dụng nơi quản lý tài khoản của cá nhân…

- Nhóm quy định về phạm vi kiểm soát thu nhập cá nhân Về thực chất, nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ xác định rõ những loại thu nhập nào của cá nhân cần đƣợc kiểm soát khi thực hiện pháp luật thuế TNCN Thực tế đã chứng minh, việc xác định chính xác thu nhập của mỗi cá nhân luôn là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền về KSTNCN luôn phải kết hợp trong sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp với mục đích có thể đƣa mọi nguồn thu nhập của cá nhân đó vào tầm kiểm soát nhằm định lƣợng chính xác đƣợc thu nhập thực tế của mỗi cá nhân, phục vụ mục tiêu thu đúng, thu đủ số thuế TNCN mà người nộp thuế phải nộp Do đó, việc xác định phạm vi KSTNCN cũng đƣợc xem là vấn đề có mức độ phức tạp không kém.

Về lý thuyết cũng nhƣ trên thực tế, bất cứ cá nhân nào cũng đều có thể có thu nhập của riêng mình Người lao động có thu nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ những của cải, vật chất có đƣợc thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh; sinh viên có đƣợc nguồn thu nhập từ học bổng, làm thêm ngoài giờ, từ nguồn tặng cho của bố mẹ hoặc đài thọ của các tổ chức cá nhân Thậm chí một em bé mới sinh cũng có thể có thu nhập từ tài sản đƣợc tặng cho, hoặc lợi nhuận từ tiền gửi ngân hàng của các khoản tài sản thừa kế, tặng cho đó…[99].

Một cách khái quát, có thể cho rằng việc xác định phạm vi kiểm soát thu nhập cá nhân thực chất là xác định những loại thu nhập nào của cá nhân cần phải đƣợc kiểm soát Về vấn đề này, vẫn có những quan điểm khác nhau Rất có thể có quan điểm cho rằng chỉ đặt ra vấn đề kiểm soát đối với những thu nhập nào của cá nhân là khó phát hiện nhất, dễ gian lận nhất hay phức tạp nhất, còn những loại thu nhập đơn giản, dễ kiểm soát thì không cần kiểm soát để từ đó làm giảm chi phí trong quá trình hành thu thuế Ngƣợc lại, rất có thể ý kiến khác lại cho rằng đã là thu nhập chịu thuế thì cần kiểm soát đối với tất cả các loại thu nhập chịu thuế của cá nhân, vì bất cứ khoản thu nhập nào của cá nhân cũng rất dễ bị người nộp thuế tìm cách che dấu hoặc gian lận để tránh hoặc trốn thuế.

- Nhóm quy định về phương thức kiểm soát thu nhập cá nhân Về lý thuyết, việc xác định những phương thức KSTNCN thực chất là Nhà nước xác định những cách thức, biện pháp nào đƣợc cho là hiệu quả nhất cần áp dụng để kiểm soát thu nhập cá nhân Trên thế giới, có nhiều biện pháp KSTNCN đã đƣợc đề xuất và triển khai áp dụng khá hiệu quả trong thực tiễn Tuy nhiên, những biện pháp này chủ yếu được áp dụng tại các nước phát triển mà ở đó việc quản lý thuế TNCN đã đạt đến trình độ rất hiện đại và tiên tiến Nhóm quy phạm này có nhiệm vụ quy định về những cách thức, phương pháp cơ bản, hiệu quả nhằm KSTN của cá nhân khi thực hiện pháp luật thuế TNCN Các biện pháp KSTNCN đƣợc biết đến trên thế giới hiện nay bao gồm: một là, KSTNCN thông qua các tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng; hai là, KSTNCN thông qua việc Nhà nước (hoặc cơ quan nhà nước) ủy quyền cho tổ chức trực tiếp quản lý thu nhập cung cấp thông tin về thu nhập của cá nhân; ba là, KSTNCN thông qua cơ chế cấp và quản lý việc sử dụng mã số thuế thu nhập cá nhân; bốn là, KSTNCN thông qua việc xây dựng CSDL người nộp thuế tập trung, thống nhất và đồng bộ nhằm KSTN đối với cá nhân người nộp thuế của các cơ quan chức năng có liên quan; năm là, KSTNCN thông qua việc quy định nghĩa vụ giải trình và chứng minh thu nhập đối với cá nhân người nộp thuế Đặc biệt, trong thực tiễn thực hiện kiểm soát thu nhập cá nhân, các phương thức kiểm soát này không thể tách rời các quy định về hạn mức đƣợc thanh toán bằng tiền mặt đối với các tổ chức và cá nhân người nộp thuế cùng với việc đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch dân sự, kinh tế của mỗi cá nhân người nộp thuế thông qua sự điều tiết hợp lý của Nhà nước nhằm kiểm soát sự lưu thông của dòng tiền vào và ra của cá nhân người nộp thuế.

2.2.2 Những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân

2.2.2.1 Khái niệm, đặc trƣng và các hình thức thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân Để điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật thì trước hết Nhà nước phải ban hành các văn bản QPPL Tuy nhiên, điều mà Nhà nước mong muốn là các quy định pháp luật này phải được các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước và tổ chức, cá nhân tự giác tuân thủ Nhƣ vậy, thực hiện pháp luật là một trong những hoạt động chủ yếu để Nhà nước hoàn thành sứ mệnh của mình đối với xã hội – với tƣ cách là chủ thể quản lý xã hội bằng pháp luật.

Pháp luật được đặt ra nhằm điều chỉnh hành vi của con người nên việc thực hiện pháp luật phải thể hiện ở hành vi pháp luật của con người Hành vi thực hiện pháp luật đòi hỏi vừa có tính hợp pháp (nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước), vừa có tính hợp lý (nhằm đảm bảo lợi ích của chính chủ thể thực hiện pháp luật và các chủ thể khác) Vì vậy thực hiện pháp luật là giai đoạn không thể thiếu và vô cùng quan trọng của cơ chế điều chỉnh pháp luật Về lý thuyết, thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức khác nhau Do pháp luật mang tính bắt buộc chung, đòi hỏi mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội phải nghiêm túc thực hiện, vì vậy thực hiện pháp luật có thể là hành vi của mỗi cá nhân nhƣng cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức KT, XH…

Việc thực hiện pháp luật có thể phụ thuộc ý chí của mỗi chủ thể, nhƣng cũng có thể chỉ phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước Những QPPL chứa đựng trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành sẽ hoàn toàn mất hết ý nghĩa nếu nó không đƣợc thực hiện, nghĩa là không đi vào thực tế cuộc sống bằng hành vi của các chủ thể pháp luật Do đó, có thể nhận định rằng thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành vi của mình thực hiện các quy định pháp luật trong thực tế đời sống Nói cách khác, thực hiện pháp luật là quá trình chuyển hóa nội dung các quy định pháp luật vào thực tiễn xã hội, là hoạt động làm cho các QPPL đƣợc thực hiện trên thực tế, thực hiện pháp luật tức là làm đúng luật.

Nhƣ vậy, thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật [114].

Về lý thuyết, việc thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân suy cho cùng cũng là thực hiện pháp luật, do đó nó mang đầy đủ bản chất và các đặc trƣng vốn có của hoạt động thực hiện pháp luật.

Từ quan điểm nhận thức nhƣ vậy, tác giả luận án cho rằng khái niệm thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân có thể đƣợc phát biểu nhƣ sau:

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay

Trong thời gian qua, những thành tựu đạt được về KSTNCN của người nộp thuế trong thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam là rất đáng khích lệ Các thành tựu này có sự hỗ trợ đắc lực từ các văn bản QPPL đã được Nhà nước ban hành trong thời gian qua Có thể khẳng định rằng, các văn bản QPPL về kiểm soát thu nhập có vai trò đặc biệt quan trọng và cũng là tiền đề cho sự thành công trong công tác KSTN của toàn xã hội nói chung và KSTN của người nộp thuế TNCN nói riêng.

Có thể nhận thấy các quy định pháp luật hiện hành về KSTN của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, bất cập so với thực trạng KT-XH vốn đang có nhiều thay đổi Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế, với những đòi hỏi mới của thực tiễn về việc hoàn thiện hệ thống pháp lý của Việt Nam và tiến tới thiết lập sự hài hòa hóa giữa các hệ thống pháp luật trên thế giới, trong đó có lĩnh vực pháp luật về KSTN của người nộp thuế thì việc nghiên cứu chuyên sâu về những khía cạnh pháp lý của vấn đề KSTNCN trong quá trình thực thi pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam là hết sức cấp thiết. Ở mức độ khái quát, cơ sở pháp lý của việc KSTNCN ở Việt Nam hiện nay bao gồm các quy định cơ bản sau đây:

3.1.1 Các quy định về chủ thể kiểm soát thu nhập cá nhân Để có cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai công tác kiểm soát thu nhập cá nhân trong quá trình thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân thì nhiệm vụ đầu tiên của các nhà làm luật là phải quy định rõ những chủ thể kiểm soát thu nhập cá nhân bao gồm các cơ quan, tổ chức, đơn vị hay cá nhân nào.

Thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay nhóm quy định về chủ thể kiểm soát thu nhập cá nhân đƣợc thể hiện khá tản mạn ở nhiều văn bản QPPL khác nhau Mặt khác, mức độ rõ ràng, minh bạch của quy định về chủ thể kiểm soát thu nhập cá nhân trong các văn bản này cũng rất khác nhau Cụ thể là:

- Luật quản lý thuế 2006: Có thể nhận thấy đây là đạo luật quy định trực tiếp về vấn đề quản lý thuế nói chung, trong đó có vấn đề kiểm soát thu nhập của người nộp thuế TNCN nói riêng nhƣng thực tế cho thấy tại điểm a khoản 2 Điều 2 đạo luật này, nhà làm luật chỉ quy định về các cơ quan quản lý thuế (gồm Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế) chứ không quy định rõ các cơ quan này chính là chủ thể kiểm soát thu nhập của người nộp thuế Chính vì vậy, nếu muốn khẳng định chủ thể quản lý thuế đồng thời là chủ thể kiểm soát thu nhập cá nhân ở Việt Nam thì cũng chỉ là sự suy đoán có tính logic, chứ không phải là một quy định rõ ràng, minh bạch của pháp luật về quản lý thuế.

- Luật phòng chống tham nhũng 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tương tự như Luật quản lý thuế, các văn bản QPPL này cũng chỉ quy định (tại các Điều 5, Điều 54, Điều 59 Luật phòng chống tham nhũng 2005 và các Điều 17, Điều

18 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ) về chủ thể có thẩm quyền quản lý việc kê khai tài sản và thu nhập, chứ không quy định rõ ràng đây chính là chủ thể kiểm soát thu nhập cá nhân.

Nhƣ vậy, ngoài các quy định có tính cách gián tiếp trong các văn bản QPPL đã dẫn trên đây, hầu nhƣ chƣa có văn bản nào ở Việt Nam quy định rõ về chủ thể kiểm soát thu nhập cá nhân nói chung và chủ thể KSTN của người nộp thuế thu nhập cá nhân nói riêng Theo ý kiến của tác giả luận án, đây chính là một trong những thiếu sót/lỗ hổng khá lớn của khung pháp luật hiện hành về kiểm soát thu nhập cá nhân Chính điều này khiến cho quá trình KSTN của người nộp thuế TNCN trở nên khó khăn và phức tạp hơn, bởi lẽ cả Nhà nước lẫn người nộp thuế đều không rõ chủ thể kiểm soát thu nhập là ai và thẩm quyền kiểm soát thu nhập của các chủ thể đó nhƣ thế nào.

So sánh thực trạng trên đây của pháp luật Việt Nam với khung pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở một số nước trên thế giới, có thể dễ dàng nhận thấy các quy định về chủ thể KSTNCN ở nhiều nước trên thế giới là rất rõ ràng và cụ thể Chẳng hạn nhƣ: Tại Singapore, pháp luật quy định việc kiểm soát thu nhập cá nhân của người nộp thuế thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế và một số cơ quan khác như các tổ chức kiểm toán, thậm chí là một số tổ chức tín dụng đƣợc giao nhiệm vụ quản lý tài khoản cá nhân Còn ở Hoa Kỳ, pháp luật quy định thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, điều tra thuế nói chung và kiểm soát thu nhập cá nhân của người nộp thuế nói riêng thuộc về Cục thu thuế nội địa Liên bang (IRS) Ngoài ra, một số chủ thể khác cũng có trách nhiệm trong việc kiểm soát thu nhập cá nhân nhƣ các tổ chức làm đại lý thuế hay những tổ chức chi trả thu nhập cho cá nhân người nộp thuế Ở một số quốc gia khác nhƣ Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan đều quy định thẩm quyền quản lý thuế nói chung và kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân nói riêng thuộc về Chính phủ, chính quyền địa phương, trong đó có cơ quan thuế các cấp.

3.1.2 Các quy định về phạm vi kiểm soát thu nhập cá nhân

Như đã đề cập ở chương 2, ngoài nhóm quy định về chủ thể kiểm soát thu nhập của người nộp thuế TNCN, cơ sở pháp lý của việc KSTNCN còn bao gồm các quy định về phạm vi kiểm soát thu nhập (hay nói chính xác hơn là các quy định về phạm vi thu nhập của cá nhân cần đƣợc kiểm soát khi tính thuế thu nhập cá nhân).

Về vấn đề này, có thể nhận thấy pháp luật hiện hành ở Việt Nam đã có những quy định khá chi tiết và tương đối rõ ràng, đầy đủ Cụ thể là:

- Luật thuế TNCN năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định 65/2013/NĐ-CP; Thông tƣ số 111/2013/TT-BTC): Phạm vi kiểm soát thu nhập cá nhân đƣợc quy định tại Điều 3, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều

15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 Luật thuế TNCN, sau đó tiếp tục đƣợc quy định cụ thể tại Điều 3 và các Mục 1, Mục 2, Mục 4, Mục 5 chương 2 Nghị định số 65/2013/ NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN và Điều 2 Thông tƣ số111/2013/ TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN về thu nhập chịu thuế.

Theo các văn bản này, phạm vi thu nhập cá nhân cần đƣợc kiểm soát để thu thuế bao gồm: Thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tƣ vốn; thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn; thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ nhận thừa kế; thu nhập từ quà tặng [22]; [83]; [89].

- Nghị định số 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập có hiệu lực từ ngày 5/9/2013: Tại Điều 8 của văn bản này có quy định về phạm vi các tài sản thu nhập thuộc diện phải kê khai gồm: các tài sản là bất động sản, quyền tài sản, tiền mặt và tổng thu nhập trong năm của cá nhân người nộp thuế là người có chức vụ quyền hạn trong bộ máy nhà nước Quy định này đã gián tiếp đề cập đến phạm vi thu nhập cá nhân cần phải kiểm soát Với nhiều quy định điều chỉnh việc kê khai, tài sản thu nhập của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, Nghị định này cùng với Luật phòng chống tham nhũng trên thực tế đã góp phần đáng kể trong nỗ lực của Nhà nước nhằm KSTN của một bộ phận dân cư là những người làm việc trong bộ máy nhà nước, góp phần thực hiện có hiệu quả pháp luật thuế TNCN [110].

Những kết quả đạt được trong quá trình kiểm soát thu nhập của người nộp thuế

Như đã đề cập ở trên, kiểm soát thu nhập của người nộp thuế TNCN là hành trình đầy gian nan và phức tạp của các cơ quan có chức năng và thẩm quyền kiểm soát thu nhập Trong khoảng thời gian hơn 6 năm kể từ khi Luật thuế TNCN đƣợc áp dụng tại Việt Nam (1999), việc kiểm soát thu nhập cá nhân để tính thuế theo đạo luật này đã thu được những kết quả nhất định, mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu để khắc phục, tháo gỡ.

Một cách khái quát, các kết quả này trong thực tiễn kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân được thể hiện ở một số khía cạnh sau đây:

3.2.1 Kết quả kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân thông qua việc thực hiện các thủ tục hành chính về thuế thu nhập cá nhân

Trong khoảng hơn 5 năm trở lại đây, vấn đề kiểm soát thu nhập cá nhân của người nộp thuế thông qua việc thực hiện các thủ tục hành chính về thuế nói chung và đặc biệt là quản lý đăng ký thuế và cấp mã số thuế, quản lý thông tin về người nộp thuế nói riêng đã thu đƣợc những thành tựu quan trọng Chính điều này đã góp phần tích cực vào việc dự báo thông tin về số thuế thu nhập cá nhân mà Nhà nước có thể khai thác để tạo nguồn thu cho NSNN hàng năm Cụ thể là:

Thứ nhất, về vấn đề kiểm soát thu nhập thông qua việc đăng ký thuế và cấp mã số thuế thu nhập cá nhân.

Tính đến hết năm 2011, ngoài việc cấp mã số thuế cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức chi trả thu nhập cá nhân, ngành thuế đã hoàn thành việc cấp mã số thuế cho 15.894.719 cá nhân có khả năng phát sinh thu nhập chịu thuế theo pháp luật Viêt Nam Thông qua việc cấp MST cho cá nhân và các cơ quan, đơn vị, tổ chức chi trả thu nhập - với tƣ cách là những chủ thể đƣợc ủy quyền khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tại nguồn, cơ quan quản lý thuế đã nắm được tương đối đầy đủ và chính xác thông tin về số người nộp thuế có thu nhập được chi trả trực tiếp tại nguồn (đặc biệt là thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản khác có tính chất tiền lương, tiền công) Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy còn nhiều khoản thu nhập khác của cá nhân mà cơ quan thuế chưa kiểm soát được mặc dù đã có MST của người nộp thuế, bởi lẽ các khoản thu nhập này hầu nhƣ không đƣợc khai báo thông qua hệ thống kiểm soát thu nhập của người nộp thuế (ví dụ như thu nhập về chuyển nhượng bất động sản, thu nhập về quà tặng, quà biếu, thu nhập về thừa kế tài sản, thu nhập về chuyển giao công nghệ hoặc nhượng quyền thương mại…).

Thứ hai, về vấn đề kiểm soát thu nhập thông qua thủ tục quản lý thông tin người nộp thuế.

Theo kết quả khảo sát của cơ quan thuế Việt Nam, hầu hết các cá nhân thuộc diện đăng ký, kê khai thuế thu nhập cá nhân đều đƣợc quản lý thông tin khá đầy đủ tại cơ quan thuế các cấp Việc quản lý thông tin về người nộp thuế được thực hiện thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, nhờ đó giúp cơ quan thuế kiểm soát tốt hơn và hiệu quả hơn đối với các khoản thu nhập của cá nhân người nộp thuế Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy một số thông tin về người nộp thuế được thể hiện trong hệ thống cơ sở dữ liệu này có thể chƣa chính xác, chẳng hạn nhƣ thông tin về mức thu nhập bình quân hàng tháng, thông tin về những người phụ thuộc sẽ đƣợc giảm trừ gia cảnh, thông tin về nơi ở, nơi cƣ trú/làm việc hoặc nơi có khả năng phát sinh thu nhập của người nộp thuế… Chính điều này có thể dẫn đến những khó khăn cho quá trình kiểm soát thu nhập cá nhân để tính thuế đầy đủ, chính xác và công bằng đối với người nộp thuế thu nhập cá nhân.

Thứ ba, về vấn đề kiểm soát thu nhập thông qua việc thực hiện các thủ tục kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, truy thu, hoàn thuế, miễn giảm thuế thu nhập cá nhân.

Thực hiện các quy định hiện hành về quản lý thuế theo cơ chế “tự khai, tự nộp”, việc KSTNCN của người nộp thuế đã thu được những kết quả tích cực, đặc biệt là thông qua thủ tục kê khai, nộp thuế theo phương thức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tại nguồn chi trả thu nhập Ngoài ra, nhờ áp dụng các thủ tục hành chính thuế như quyết toán thuế, khiếu nại và khởi kiện về thuế mà Nhà nước có thể kiểm soát tốt hơn các khoản thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân.

3.2.2 Kết quả kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân thông qua việc thực hiện quy định về khấu trừ tại nguồn chi trả thu nhập

Việc kiểm soát thu nhập trong thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu vẫn đƣợc thực hiện dựa trên các quy định pháp luật về khấu trừ tại nguồn Có thể dễ dàng nhận thấy, chìa khoá quyết định thành công trong việc quản lý, KSTN chịu thuế TNCN chính là công tác khấu trừ tại nguồn Số thuế TNCN thu từ khấu trừ tại nguồn ở Việt Nam luôn chiếm tỷ lệ cao Không chỉ ở

Việt Nam mà cả những nước phát triển, số thuế TNCN thu được từ khấu trừ tại nguồn tại cơ quan, đơn vị chi trả thu nhập luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu từ thuế TNCN (ví dụ: Hoa Kỳ 90%; Nhật Bản 82%) Do vậy, ở một số nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan… cơ quan quản lý thuế sẽ xử phạt rất nặng đối với những đơn vị nào không thực hiện khấu trừ tại nguồn khi chi trả thu nhập cho người lao động Đối với các cá nhân làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp… thì cơ quan chi trả thực hiện khấu trừ thuế TNCN tương đối đầy đủ, nghiêm túc Ngược lại, đối với trường hợp các cá nhân hành nghề tự do có thu nhập vãng lai ở nhiều nơi thì cơ quan quản lý thuế chƣa thể kiểm soát đƣợc thu nhập, dẫn tới sự thiếu bình đẳng về nghĩa vụ thuế TNCN.

Việc thực hiện biện pháp khấu trừ thuế tại nguồn giúp cho cơ quan quản lý thuế tập trung quản lý các đơn vị chi trả thu nhập từ khâu đăng ký thuế đến kê khai nộp thuế, quyết toán thuế Cá nhân làm công ăn lương chỉ có thu nhập tại một nơi đƣợc phép ủy quyền quyết toán thuế hàng năm qua đơn vị chi trả thu nhập Cơ quan sử dụng lao động, trước khi chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế nộp vào NSNN Biện pháp này đơn giản, thuận lợi cho cá nhân, giảm đƣợc chi phí cho cơ quan thuế và người nộp thuế do hạn chế đầu mối liên hệ với cơ quan thuế.

Theo Thông tƣ số 111/2013/TT-BTC và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN 2012, các cá nhân kinh doanh, hành nghề độc lập sẽ kê khai thuế theo quý tại chi cục thuế quận, huyện trực tiếp quản lý. Riêng các cá nhân có thu nhập bị khấu trừ tại nguồn như lương, chứng khoán, bản quyền, trúng thưởng… cơ quan chi trả sẽ kê khai theo tháng tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý (đơn vị kinh doanh) hoặc tại cục thuế Tỉnh, Thành phố, chi cục thuế quận, huyện (đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp) Các thu nhập còn lại nhƣ chuyển nhƣợng vốn, BĐS, thừa kế, quà tặng thì cá nhân chịu thuế sẽ kê khai theo từng lần phát sinh thu nhập [6]; [65].

Một biện pháp quản lý hiệu quả, đảm bảo chính sách điều tiết công bằng, mở rộng diện nộp thuế là cơ quan chi trả tạm khấu trừ 10/20% và nộp NSNN trên các khoản chi trả cho các cá nhân do thực hiện các dịch vụ đào tạo, y tế, dịch vụ tƣ vấn,khảo sát, thiết kế, dịch vụ hoa hồng, môi giới Cơ quan, đơn vị chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế khi trả thu nhập, cấp “Chứng từ khấu trừ thuế” ghi đủ MST cho cá nhân Cá nhân có thu nhập từ nhiều nơi tập hợp “Chứng từ khấu trừ thuế” để quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa, cơ quan thuế sẽ hoàn trả số thuế thừa đó kịp thời Thông qua biện pháp tạm khấu trừ thuế 10/20%, nhiều cơ quan chi trả thu nhập là các đơn vị hành chính sự nghiệp, trường học, trung tâm đào tạo, các bệnh viện, cơ quan tổ chức biểu diễn, các dự án, các tổ chức đoàn thể đã có ý thức trách nhiệm về việc khấu trừ Đây là tiền đề rất quan trọng cho việc đảm bảo thực hiện hiệu quả pháp luật thuế TNCN Tuy nhiên, trong điều kiện KT-XH ở Việt Nam hiện nay, vẫn còn những khoản thu nhập không thể thực hiện khấu trừ tại nguồn nhƣ thu nhập từ chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản giữa các cá nhân, đặc biệt là thu nhập từ kinh doanh tự do của cá nhân thường rất khó kiểm soát và áp thuế TNCN Trên thực tế, cơ quan thuế không thể kiểm soát đƣợc toàn bộ các khoản thu nhập của người nộp thuế do thiếu vắng quy định pháp lý, cùng với sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan, doanh nghiệp, cá nhân còn chƣa đầy đủ, đồng bộ Các tổ chức chi trả thu nhập thường không hiểu rõ nghĩa vụ nộp thuế và không tự giác hợp tác với cơ quan thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. 3.2.3 Kết quả kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thông qua quản lý mã số thuế và xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế tập trung, thống nhất

3.2.3.1 Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thông qua quản lý mã số thuế cá nhân Để triển khai Luật Thuế TNCN, bước đầu tiên là việc cấp mã số thuế cá nhân Mã số này sẽ gắn với mỗi cá nhân suốt đời và là cơ sở để cơ quan chức năng KSTN với người nộp thuế TNCN Việc cấp MST công khai cho người nộp thuế TNCN và những người phụ thuộc luôn được đánh giá là biện pháp quản lý thuế rất hiệu quả, vì chỉ có cấp MST đầy đủ thì mới quản lý đƣợc đầy đủ các đối tƣợng nộp thuế và từ đó kiểm soát đƣợc thu nhập của họ trong quá trình phát sinh thu nhập chịu thuế Với quy định này, cá nhân người nộp thuế tự giác kê khai thu nhập chịu thuế và cơ quan thuế cũng có thể giám sát đƣợc việc khai đó có trung thực hay không thông qua kiểm tra thông tin tại MST của người phụ thuộc, tiến tới cấp MSTCN cho toàn dân Tổ chức quản lý thu thuế TNCN những năm qua đã giúp Nhà nước từng bước KSTN dân cư thông qua biện pháp quản lý và sử dụng MSTCN.

Những hạn chế, bất cập trong kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay

Trên thực tế, công tác KSTN trong thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được những thành công đáng khích lệ, bước đầu đã hình thành một cơ chế KSTN của các cá nhân, cùng một hệ thống văn bản QPPL về KSTN ở nhiều ngành, lĩnh vực; năng lực của đội ngũ cán bộ thuế cũng đƣợc nâng lên một bước, đã từng bước tạo được sự chuyển biến tích cực về ý thức chấp hành pháp luật thuế Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng đƣợc ghi nhận thì trong công tác KSTNCN ở nước ta thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công tác KSTN, giảm số thuế TNCN thu đƣợc Luật thuế TNCN ra đời trong điều kiện cơ sở hạ tầng về KT-XH ở nước ta còn thấp, chính sách an sinh xã hội, quy định pháp lý về thanh toán, kiểm soát nguồn thu nhập, tài sản chưa thực sự đồng bộ, người dân có thói quen sử dụng tiền mặt thì tính khả thi khi thực hiện Luật thuế TNCN đến đâu vẫn đang là câu hỏi không dễ trả lời đối với các cơ quan xây dựng và hoạch định chính sách Trong thực tiễn KSTNCN của người nộp thuế thời gian qua cũng đã nảy sinh nhiều vướng mắc, bất cập Cụ thể là: 3.3.1 Những hạn chế, bất cập của quy định về kiểm soát thu nhập thể hiện trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân Ở mức độ khái quát, tác giả luận án cho rằng những hạn chế, bất cập của quy định về kiểm soát thu nhập cá nhân đƣợc thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, pháp luật thuế thu nhập cá nhân có quá nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện và có quá nhiều giấy tờ thủ tục liên quan đến việc kê khai thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân.

Thực tiễn thi hành pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam thời gian qua cho thấy, số lượng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật là khá nhiều Có quá nhiều Thông tư và các văn bản hướng dẫn; văn bản này sửa đổi, bổ sung văn bản kia Mặt khác, các văn bản này quy định trên 40 thủ tục thực hiện đã gây không ít khó khăn cho cả cán bộ thuế cũng như người nộp thuế trong việc cập nhập, hệ thống chính sách thuế TNCN Chỉ riêng về giảm trừ gia cảnh, những quy định để thực hiện cũng đã gây rất nhiều khó khăn cho người nộp thuế Bởi có quá nhiều loại giấy tờ, thủ tục, hồ sơ mà người nộp thuế cần phải thực hiện để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

Chỉ tính riêng thủ tục xác nhận đã cần đến hơn 30 loại giấy tờ Ví dụ, người nộp thuế có con đang theo học và là người phụ thuộc thì cần phải có Giấy CMTND, giấy xác nhận của nhà trường nơi người con đang theo học, hoặc bản chứng thực thẻ sinh viên, biên lai thu học phí hoặc chứng từ nộp khoản chi phí tiền học, tiền sinh hoạt phí có niên độ phù hợp với năm tính thuế Song, có lẽ sẽ là “rủi ro” nếu người nộp thuế lại thuộc diện được hoàn thuế, bởi lẽ, đến đây người nộp thuế lại phải chuẩn bị một núi các công việc và giấy tờ nhƣ: Đơn xin hoàn thuế, bản photocopy CMTND, tờ khai quyết toán thuế, các chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế, bản thanh lý hợp đồng lao động…[30].

Như vậy, nếu một người nộp thuế phải tham gia tất cả các quy trình trên có lẽ họ phải mất cả năm chỉ đi lo thủ tục thuế Sẽ là bất cập, nhiêu khê nếu một người có thu nhập, sau khi GTGC thì không còn phải nộp thuế TNCN nhƣng lại vẫn phải đáp ứng đầy đủ các thủ tục như trên Rõ ràng không chỉ có người nộp thuế phải mất thời gian công sức mà cơ quan thuế cũng phải làm rất nhiều việc mà thực chất lại không thu đƣợc đồng thuế nào.

Thứ hai, những bất cập khi Luật thuế thu nhập cá nhân quy định cào bằng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế thu nhập cá nhân.

Thực tiễn thực thi pháp luật thuế TNCN thời gian qua cho thấy, vẫn còn một số những quy định của Luật thuế TNCN chưa theo kịp diễn biến cuộc sống Trước những biến động nhanh chóng của nền kinh tế, xã hội thì một số quy định trongLuật thuế TNCN nhƣ quy định về mức GTGC, thu nhập chịu thuế… đã nhanh chóng trở nên lạc hậu, bộc lộ những hạn chế nhất định Cũng theo quy định củaLuật thuế TNCN, chỉ những người có số thu nhập lớn hơn tổng số tiền được GTGC mới phải chịu thuế Mức giảm trừ với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, với mỗi đối tượng phụ thuộc người nộp thuế sẽ được giảm trừ thêm 3,6 triệu đồng/tháng.Quy định này tưởng như sẽ mang lại sự công bằng cho người nộp thuế, nhưng do nhà soạn luật chưa dự liệu hết đến chi tiết những người phụ thuộc có nhiều dạng khác nhau, nên việc quy định “cào bằng” mỗi người phụ thuộc được giảm trừ số tiền3,6 triệu đồng/tháng sẽ dẫn đến nhiều điểm bất hợp lý Bên cạnh đó, một số quy định còn chƣa thể hiện sự rõ ràng minh bạch trong quá trình thực hiện Luật thuếTNCN nhƣ quy định mức GTGC hiện nay không tính đến khu vực (có nghĩa là ở nông thôn, thành thị, đồng bằng hay miền núi đều áp dụng nhƣ nhau), trong khi thực tế cho thấy mức chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày của một cá nhân ở thành thị là lớn hơn rất nhiều so với ở nông thôn và miền núi Điều này đƣợc thể hiện ở chỗ: Hiện nay, người dân và các công chức, viên chức sống ở thành phố và các khu đô thị luôn phải chịu sức ép lớn về giá, thuế, phí và lệ phí… cao hơn rất nhiều so với các vùng miền khác Bên cạnh đó, kết quả của các cuộc điều tra xã hội học trong thời gian gần đây cũng cho thấy thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác ở Việt Nam đều lọt vào danh sách các thành phố có giá sinh hoạt đắt đỏ trong khu vực và thế giới Trên thực tế, đại đa số những người có thu nhập cao đều sống ở những thành phố lớn, là nơi chịu nhiều sức ép về giá, thuế và phí… cùng mức độ chi phí lớn và mức chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày của một cá nhân ở thành thị là lớn hơn rất nhiều so với ở nông thôn và miền núi Tuy nhiên, các quy định trong Luật đã không dự liệu hết đƣợc các yếu tố hình thành chi phí trong đời sống thực tế, không tính đến mức chênh lệch thu nhập nhƣ đã quy định ở mức lương tối thiểu phân theo vùng Hơn nữa, có nhiều khoản trợ cấp phát sinh không thuộc phạm vi tiền lương, tiền công như: tiền trợ cấp khi tinh giản biên chế; tiền bồi thường tại nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; trợ cấp của tổ chức kinh tế cho người lao động và thân nhân người lao động khám, chữa bệnh hiểm nghèo nếu không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là chưa thực sự hợp lý, đôi khi dẫn tới sự thiếu công bằng, bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế Có thể nhận thấy, pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay do yếu về kiểm soát những cá nhân có thu nhập vãng lai dẫn đến thiếu bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa những người nộp thuế TNCN Một trong những nội dung có liên quan đến kiểm soát thu thuế TNCN là xác định số lƣợng đối tƣợng đƣợc GTGC và xác định đối tượng đó có thu nhập để trở thành người phụ thuộc hay không Hiện nay, Luật thuế TNCN không hạn chế số lượng người phụ thuộc và mới chỉ cấp MST cho người nộp thuế, nên việc xác định đối tượng được GTGC trên thực tế còn phụ thuộc nhiều vào ý thức tự giác của người nộp thuế TNCN.

Thứ ba, Luật thuế thu nhập cá nhân chƣa kiểm soát đƣợc các nguồn thu nhập ngoài tiền lương, tiền công và chưa có khả năng bao quát và kiểm soát hiệu quả các nguồn hình thành thu nhập của cá nhân.

Cần thẳng thắn nhìn nhận rằng Luật thuế TNCN chƣa có khả năng kiểm soát chính xác, hiệu quả đối với thu nhập ngoài tiền công, tiền lương của cá nhân Vì vậy, câu hỏi đặt ra là khi vận dụng trong thực tiễn cuộc sống, tính khả thi của Luật thuế TNCN liệu sẽ đƣợc đảm bảo đến đâu? Thêm vào đó, việc KSTNCN, đặc biệt là thu nhập của những người hoạt động sản xuất kinh doanh tự do, không thực hiện việc luân chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng, liệu cơ quan thuế có đảm bảo có căn cứ chính xác để đánh thuế và tính đúng tính đủ số thuế phải nộp? [30] Trên thực tế, Luật thuế TNCN chỉ có thể đánh thuế cơ bản chính xác đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức, người làm công ăn lương Đối với những khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế có thể kiểm soát qua đơn vị trực tiếp chi trả thu nhập; nhƣng đối với các khoản thu nhập của các các cá nhân hành nghề độc lập, đặc biệt là đối với đối tƣợng ca sỹ, nghệ sỹ, vận động viên bóng đá… thì việc kiểm soát thu nhập của các cá nhân này là rất khó khăn.

Ngoài những điểm hạn chế nêu trên, qua quá trình thực thi trong thực tiễn đời sống, có thể nhận thấy Luật thuế TNCN hiện chƣa có khả năng bao quát nguồn hình thành nên thu nhập cá nhân Trong nền kinh tế thị trường, do nguồn hình thành thu nhập cá nhân quá đa dạng và phức tạp, cơ quan quản lý thuế chƣa thể nắm đầy đủ thông tin về thu nhập của dân cƣ để KSTN chịu thuế Vì vậy, cơ quan quản lý thuế chƣa thể bao quát đƣợc hết các khoản thu nhập chịu thuế TNCN để động viên nguồn lực vào NSNN nhƣ thu thuế đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng quyền mua cổ phiếu; đổi nhà, đổi đất ở; uỷ quyền bán nhà, đất mà người uỷ quyền có quyền quyết định đoạt tài sản; đối với chuyển nhƣợng thẻ hội viên sân golf

Hiện nay việc thực hiện khấu trừ, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế của các tổ chức trả thu nhập, cơ quan thuế cơ bản đã nắm được tương đối đầy đủ thông tin về thu nhập từ tiền lương, tiền công của cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế là doanh nghiệp trả cho người lao động trong biên chế hoặc hợp đồng lao động dài hạn Tuy nhiên, đối với các khoản thu nhập của các hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân hành nghề độc lập, đặc biệt là đối với đối tƣợng ca sỹ, nghệ sỹ, giáo viên dạy thêm, nguồn thu nhập không chính thức khác… thì cơ quan thuế khó có thể kiểm soát đƣợc một cách chính xác Đối với thu nhập từ đầu tƣ vốn, từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, chuyển nhượngBĐS phần lớn cơ quan thuế chỉ nắm được thông tin và kiểm soát được trong trường hợp cá nhân chuyển nhƣợng cho tổ chức mà tổ chức này cần hoá đơn, chứng từ kế toán. Đối với thu nhập ở nước ngoài của cá nhân cư trú, các khoản thu nhập do chuyển nhƣợng BĐS giữa các cá nhân với nhau; thu nhập từ chuyển vốn giữa các cá nhân với nhau; thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại giữa các cá nhân với nhau; thu nhập từ thừa kế, quà tặng là BĐS giữa các cá nhân hiện cơ quan quản lý thuế vẫn chƣa thể kiểm soát đƣợc thu nhập do họ tự kê khai về doanh thu, giá bán không phù hợp với giá thực tế chuyển nhƣợng Thêm vào đó, đối với thu nhập chịu thuế, pháp luật thuế hiện hành chƣa bao quát hết các khoản thu nhập thuộc diện phải điều tiết nhƣ thu nhập từ ủy quyền bán BĐS, thu nhập từ đổi nhà, đổi đất, thu từ hoạt động kinh doanh trên mạng… Đây thường là những khoản thu nhập lớn, cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước dưới hình thức thuế để đảm bảo quyền sở hữu nhà, đất ở của người dân một cách chính đáng Mặt khác, riêng những khoản quà biếu bằng vàng hoặc tiền lại chƣa đƣợc xác định là thu nhập chịu thuế nên với những khoản này, cá nhân không phải kê khai thu nhập với cơ quan thuế, mà chỉ phải kê khai tài sản hàng năm theo pháp luật công chức, viên chức và pháp luật về phòng chống tham nhũng là không thực sự hợp lý Bởi lẽ, người nộp thuế có thể dễ dàng “ẩn” thu nhập thực tế của mình qua dạng quà biếu bằng vàng và tiền để lách thuế thu nhập.

Theo Luật thuế TNCN của Mỹ, nguồn thu nhập chịu thuế không đƣợc giới hạn cụ thể mà linh hoạt, có nghĩa là các thu nhập chịu thuế khác có thể phát sinh và Luật chỉ mang tính dự liệu Tuy nhiên, theo Điều 3 Luật thuế TNCN ở Việt Nam lại ấn định thu nhập chịu thuế bao gồm 10 loại mà không quy định linh hoạt nhƣ các nước phát triển Vì vậy, luật chưa dự liệu hết các tình huống có thể phát sinh loại thu nhập mới cần điều chỉnh bằng luật trong thực tế cuộc sống Bên cạnh đó, một số quy định về phạm vi, đối tƣợng đánh thuế chƣa phù hợp với thực tế, cụ thể nhƣ:Quy định về các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính trong thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công chưa bao quát các trường hợp mới phát sinh theo quy định của pháp luật liên quan mới sửa đổi, bổ sung; quy định về thu nhập từ chuyển nhượng BĐS chưa bao quát được các trường hợp uỷ quyền chuyển nhượng nhà,đất mà người uỷ quyền có đầy đủ các quyền về nhà, đất, trường hợp đổi nhà, đổi đất có phát sinh thu nhập nên thiếu cơ sở để thu thuế Luật Thuế TNCN quy định hai phương pháp tính thuế đối với thu nhập của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh(Điều 10); thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán (Điều 13); thu nhập từ chuyển nhƣợng BĐS (Điều 14) chƣa rõ ràng về chính sách, làm cho công tác quản lý thuế phức tạp, tăng thủ tục hành chính về thuế Đối với các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh do chƣa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, thuế TNCN đƣợc xác định trên cơ sở ấn định; việc ấn định doanh thu tuy thực hiện đúng theo quy trình nhưng vẫn không sát với thực tế kinh doanh; dẫn đến số hộ nộp thuế theo phương pháp ấn định so với thuế thu nhập doanh nghiệp trước đây cũng giảm nhiều. Đối với thu nhập từ hoạt động nhƣợng BĐS (nhà, đất), thực tế, hầu hết các trường hợp chuyển nhượng nhà đất đều áp dụng phương pháp nộp 2% trên giá trị chuyển nhượng; do người chuyển nhượng không đủ hoá đơn, chứng từ chứng minh giá mua và các chi phí liên quan dẫn đến việc xác định giá chuyển nhƣợng gặp nhiều khó khăn do người bán, người mua thanh toán với nhau bằng tiền mặt, vàng, ngoại tệ, khi kê khai thuế thường khai giá chuyển nhượng thấp xa so với giá chuyển nhượng thực tế Hơn nữa, bảng khung giá đất do các địa phương quy định trên thực tế thấp hơn rất nhiều giá trị thực của giá đất ngoài thị trường tự do cũng là nguyên nhân xác định số thuế phải nộp không chính xác, gây thất thoát thuế TNCN Ngoài ra, có trường hợp để lách Luật thuế TNCN đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng BĐS, người có BĐS đã làm hợp đồng uỷ quyền (thực chất là bán) cho các sàn giao dịch BĐS tƣ nhân chuyển nhƣợng BĐS, hợp đồng đổi nhà, đổi đất Quy định đánh thuế đối với lợi tức cổ phần chƣa bình đẳng với lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng được miễn thuế: Việc đầu tư vốn dưới hình thức cổ phần rủi ro hơn lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng do phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của tổ chức kinh tế mà cá nhân góp vốn; thực tế từ các năm 2009, 2010, 2011 cho tới thời gian gần đây, lợi tức cổ phiếu được chia đối với DN sản xuất, kinh doanh hầu hết đều dưới 10%/năm; trong khi lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng đều trả cao hơn hoặc bằng 14%/năm Hiện nay, do suy giảm kinh tế, thị trường BĐS và thị trường chứng khoán đóng băng, lãi tiền gửi cao, các nhà đầu tƣ cá nhân dồn tiền vào gửi tại các tổ chức tín dụng [36].

Ngoài ra, pháp luật thuế TNCN chƣa đánh thuế lũy tiến đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng BĐS và cũng chƣa phân biệt mức độ điều tiết theo thời gian nắm giữ BĐS Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu cơ và bong bóng thị trường BĐS hoành hành, gây thất thu cho NSNN Kinh nghiệm trongKSTN của Trung Quốc cho thấy, thu nhập từ chuyển nhƣợng BĐS bị áp các mức thuế suất lũy tiến: lợi nhuận dưới 50% thì các khoản được khấu trừ: thuế suất 30%; lợi nhuận trên 50% nhưng dưới 100%, các khoản được khấu trừ: thuế suất 40%; lợi nhuận trên 100% nhưng dưới 200%, các khoản được khấu trừ: thuế suất 50%; lợi nhuận trên 200% các khoản đƣợc khấu trừ: thuế suất 60% Các chi phí đƣợc phép khấu trừ ở đây bao gồm: tiền mua quyền sử dụng đất, chi phí cải tạo đất, chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo công trình trên đất, các chi phí liên quan đến giao dịch BĐS [49]; [50].

Một số nước còn áp dụng thuế đối với lợi nhuận thu được từ giao dịch BĐS phù hợp với tần suất giao dịch, thời gian mua, bán lại BĐS Nếu thời gian này diễn ra càng nhanh thì thuế suất càng cao, diễn ra chậm hơn thì lãi suất thấp hơn.

Ví dụ, tại Singapore, đất mua đi, bán lại trong năm đầu tiên bị đánh thuế 100% trên giá trị chênh lệch mua, bán, sau hai năm thì mức thuế suất là 50%, sau ba năm là 25% Tại Đài Loan, giao dịch BĐS thực hiện trong năm đầu sau khi mua áp dụng thuế suất là 15%, thực hiện sau năm đầu và trong năm thứ hai sau khi mua, thuế suất là 10% [9].

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM

Mục tiêu và yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm soát thu nhập trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

4.1.1 Mục tiêu kiểm soát thu nhập trong quá trình thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Mục tiêu, hiểu theo nghĩa chung nhất chính là cái đích nhìn thấy trước mà một chủ thể hướng tới khi thực hiện hành vi hay hoạt động nào đó của mình Đối với hoạt động kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thì mục tiêu của hoạt động này chính là nhằm giúp cơ quan thuế biết rõ thu nhập của từng cá nhân là bao nhiêu, loại thu nhập gì, chúng đƣợc hình thành từ nguồn nào để từ đó xác định nghĩa vụ thuế cho người đó một cách hợp lý và đúng pháp luật.

Cụ thể hơn, các mục tiêu của công tác kiểm soát thu nhập bao gồm:

- Xác định các loại thu nhập và giá trị thực tế của từng loại thu nhập nhận được của mỗi cá nhân trong kỳ tính thuế Mục tiêu này rất quan trọng, bởi vì mỗi loại thu nhập khác nhau sẽ có căn cứ tính thuế khác nhau (ví dụ, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh; thu nhập từ tiền lương; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ đầu tƣ chứng khoán ) và do đó cách tính thuế cũng nhƣ nghĩa vụ thuế là khác nhau Mặt khác, việc xác định chính xác giá trị thực tế của từng loại thu nhập của cá nhân cũng cho phép cơ quan thuế áp thuế chính xác và công bằng đối với mỗi cá nhân.

- Xác định nguồn gốc hợp pháp của từng loại thu nhập nhận được của mỗi cá nhân trong kỳ tính thuế Mục tiêu này thực sự rất quan trọng đối với cơ quan thuế trong quá trình hành thu thuế, bởi vì về nguyên tắc, Nhà nước chỉ có thể thu thuế đối với những khoản thu nhập đƣợc chứng minh là hợp pháp của mỗi cá nhân người nộp thuế, còn những khoản thu nhập bất hợp pháp sẽ không thuộc diện chịu thuế mà sẽ bị xử lý bằng những biện pháp khác theo quy định của pháp luật hành chính và pháp luật hình sự Tuy nhiên, trên thực tế các cơ quan thuế và thậm chí cả người nộp thuế cũng bỏ qua khía cạnh này, vì cho rằng tính hợp pháp của khoản thu nhập cá nhân là không quan trọng hoặc quan trọng nhƣng rất khó xác định nên không cần thiết phải đặt ra trong quá trình kê khai thuế và tính thuế TNCN nhằm tránh các thủ tục xác minh tính hợp pháp của những khoản thu nhập này trước khi kê khai, tính thuế thu nhập.

- Bao quát nguồn hình thành thu nhập của người nộp thuế TNCN nhằm đảm bảo thu đúng thu đủ số thuế TNCN mà người nộp thuế phải nộp: Để việc KSTN cá nhân người nộp thuế được đầy đủ, giúp cho cơ quan thuế xác định chính xác số thuế TNCN phải nộp thì cơ quan chức năng cần phải có biện pháp hiệu quả để kiểm soát đƣợc nguồn thu nhập; theo đó cần làm rõ thu nhập từ nhiều nguồn, nguồn thu nhập phát sinh từ đâu? Các cá nhân tổ chức nào chi trả thu nhập? Nhằm mục đích thu đúng thu đủ số thuế TNCN phải nộp thông qua thông tin cơ sở dữ liệu quản lý thu nhập của người nộp thuế; Trong trường hợp này, cơ quan quản lý thuế sẽ là đầu mối trong lưu giữ các thông tin về người nộp thuế Các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có nghĩa vụ phải chuyển và cập nhật những thông tin liên quan đến các giao dịch, tài sản của người nộp thuế về cơ quan quản lý thuế.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan trong việc quản lý, kiểm soát dữ liệu người nộp thuế… để nâng cao hiệu quả KSTN đối với người nộp thuế thuế TNCN cần phải tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng của các ngành, các lĩnh vực có liên quan, trong đó, phải đề cao vai trò và thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc giám sát thu nhập, thanh tra kiểm tra thuế, xử lý vi phạm và cưỡng chế thuế Với đặc trưng của thuế TNCN, trước hết, phải nói đến sự phối hợp giữa cơ quan thuế với BHXH, với ngân hàng và Kho bạc Nhà nước Bên cạnh đó, cơ quan thuế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác nhƣ cơ quan công an, cơ quan ngoại vụ, cơ quan quản lý lao động để nắm bắt kịp thời thông tin về đối tƣợng nộp thuế, nguồn phát sinh thu nhập, có biện pháp phân loại đối tƣợng nộp thuế thành các nhóm khác nhau để thanh tra, kiểm tra một cách có hiệu quả.

4.1.2 Những yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm soát thu nhập trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Từ những mục tiêu chủ yếu nêu trên, tác giả cho rằng việc xây dựng xác giải pháp hiệu quả trong công tác kiểm soát thu nhập cá nhân cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau đây:

Một là, đảm bảo nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Chính sách thuế, văn bản quy phạm pháp luật thuế phải phù hợp với quy định của Hiến pháp Quy trình xây dựng biện pháp quản lý thuế phải xuất phát từ các luật thuế, luật quản lý thuế và nằm trong khuôn khổ luật quy định Tổ chức và quản lý thu thuế phải bao quát nguồn thu mà các luật thuế điều chỉnh Các biện pháp quản lý thuế còn phải tương thích với quy định chung về thuế của các tổ chức kinh tế quốc tế mà quốc gia là thành viên và phù hợp thông lệ quốctế.

Hai là, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong quản lý thuế: nguyên tắc cơ bản của thuế là công bằng, mọi công dân có nghĩa vụ vật chất đối với Nhà nước phù hợp với khả năng tài chính của mình Khi xây dựng biện pháp quản lý thuế, nguyên tắc này động viên đƣợc sức lực của toàn xã hội cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, gắn kết nghĩa vụ, quyền lợi của các tổ chức và công dân với lợi ích quốc gia. Nhƣ thế, sự phát triển mới mang tính cộng đồng bềnvững.

Ba là, đảm bảo nguyên tắc minh bạch: Các bước trong quy trình quản lý thuế phải đƣợc công khai hóa Công tác tuyên truyền, tƣ vấn, giải thích quy trình và việc tổ chức thực hiện quy trình đều phải rõ ràng, dễ hiểu, công khai Hạn chế trường hợp đối tƣợng nộp thuế thiếu thông tin về các quy định thuế.

Bốn là, đảm bảo nguyên tắc thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả quản lý thuế: Hiệu quả quản lý thuế thể hiện ở những biện pháp mang tính nghiệp vụ và hành chính pháp định Nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan thuế phải xây dựng quy trình quản lý thuế theo luật định một cách hợp lý sao cho phù hợp với tình hình, đặc điểm, môi trường sản xuất kinh doanh của người nộp thuế Cần tạo ra những thuận lợi và tiết kiệm tối đa chi phí về thời gian, vật chất và tiền cho cơ quan thuế và cho người nộp thuế, phát huy hiệu quả và hiệu lực của cơ chế thu thuế.

Năm là, đảm bảo tôn trọng bí mật thông tin cá nhân của người nộp thuế.

Trong công tác KSTNCN trách nhiệm bảo mật thông tin về người nộp thuế là điều rất cần thiết, bảo mật thông tin phải đƣợc coi là trách nhiệm của các chủ thể có quyền KSTNCN Luật quản lý thuế Việt Nam có quy định “giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của pháp luật” nhưng quy định nào của pháp luật thì chưa được ngành thuế xác định rõ Vấn đề bảo mật thông tin của người nộp thuế đã là thông lệ quốc tế, được xác định là quyền của NNT nên người nộp thuế theo pháp luật thuế Việt Nam đương nhiên được hưởng quyền này [khoản 3 Đ6, [82].

Cũng theo quy định Luật quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế có trách nhiệm giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định pháp luật [khoản 4 Đ8 và Đ73, [82]. Tuy nhiên, Luật lại chƣa đƣa ra các quy định cụ thể về vấn đề này Nhƣ vậy luật chỉ quy định liên quan đến hoạt động công vụ, trên thực tế việc quản lý thu thuế còn liên quan đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức chi trả thu nhập thì việc quy định giữ bí mật thông tin của người nộp thuế lại chưa được đề cập đến Vậy có thể công bố thu nhập thông qua thông tin người nộp thuế hay không? và nếu được phép thì việc bảo vệ thông tin này sẽ đƣợc điều chỉnh bởi luật nào? Phải chăng phạm vi bảo vệ bí mật thông tin cá nhân và DN theo Hiến pháp cần đƣợc mở rộng ?[72] Hiện nay có nhiều câu hỏi đang đặt ra cần đƣợc pháp luật giải quyết đó là: có phải mọi thông tin về người nộp thuế đều được giữ bí mật hay chỉ một nhóm các thông tin cần thiết? Việc giữ bí mật thông tin về NNT đối với cơ quan quản lý thuế là trách nhiệm đương nhiên hay phải theo yêu cầu của NNT, người cung cấp thông tin? Cơ chế bảo mật thông tin về người nộp thuế như thế nào trong khi trong khi dữ liệu thông tin đƣợc quản lý tập trung? đƣợc các bộ phận nghiệp vụ khác nhau khai thác sử dụng để phục vụ cho công tác quản lý thuế của mình? Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, cán bộ, công chức thuế, người có liên quan như thế nào khi vi phạm quy định về bảo mật thông tin của người nộp thuế.

Một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp trong KSTNCN là cơ quan thuế phải có hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế đủ mạnh để thẩm tra, xác minh, đánh giá khả năng rủi ro, tìm ra các vùng trọng điểm cần quản lý Trong các thông tin về NNT do những chủ thể khác nhau cung cấp có thông tin mang tính đặc thù hoặc có liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư Thông thường những thông tin có tính bí mật dường như người nộp thuế vẫn còn dè dặt cung cấp khi cơ quan thuế yêu cầu Phần vì sợ lộ bí mật nghề nghiệp, phần vì chƣa thấy đảm bảo chắc chắn những thông tin đó không bị lạm dụng, bóp méo có ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của mình trong tương lai và thậm chí còn ảnh hưởng đến cả những vấn đề nhạy cảm trong quá khứ Từ thực tế tâm lý đó, NNT luôn tìm mọi cách để giữ các thông tin, còn cơ quan quản lý thuế tìm mọi cách khai thác các thông tin kể cả từ nguồn không chính thức Trong tình trạng đó, độ tin cậy của các thông tin mà cơ quan thuế có đƣợc ở mức nào? Nếu thông tin cơ quan thuế thu thập đƣợc mà thiếu chính xác hoặc không đầy đủ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của người nộp thuế.Sự thiếu chính xác của nguồn dữ liệu thông tin có thể dẫn đến tình trạng NNT sẽ liên tục bị cơ quan thuế săm soi làm phiền bởi các cuộc thanh tra, kiểm tra Vì vậy, vấn đề pháp lý đặt ra đối với việc bảo mật thông tin của người nộp thuế cần phải được làm rõ và được quy định cụ thể, chi tiết Tóm lại, trong những thông tin về người nộp thuế, những thông tin thông thường có thể công khai, những thông tin nhạy cảm chỉ công khai khi cần thiết và những thông tin bí mật nghề nghiệp, bí mật đời tƣ không công bố, không công khai Những thông tin bí mật này cần phải đƣợc bảo mật một cách chặt chẽ Việc bảo đảm bí mật thông tin nghề nghiệp đƣợc coi là vấn đề sống còn đối với người nộp thuế, vì vậy bảo mật thông tin là trách nhiệm của cơ quan thuế và cán bộ thừa hành nhiệm vụ Pháp luật cần quy định rõ trách nhiệm đối với cơ quan thuế trong việc giữ bí mật thông tin của người nộp thuế, chỉ rõ trường hợp nào cơ quan quản lí thuế đƣợc cung cấp cho các cơ quan khác khi có yêu cầu(chẳng hạn các cơ quan tố tụng) Đồng thời, pháp luật quy định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp để lộ thông tin bí mật nghề nghiệp của người nộp thuế một cách có chủ ý Chỉ có như vậy người nộp thuế và các chủ thể có liên quan mới cung cấp thông tin cho cơ quan thuế một cách đầy đủ và cơ quan thuế mới có nguồn thông tin đa chiều nhằm phục vụ tốt công tác quản lý thuế của mình [122] Mặt khác cũng cần khẳng định rõ, việcKSTNCN không đồng nghĩa với việc công khai tài sản, thu nhập của người nộp thuế khi không có sự đồng ý của họ.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát thu nhập trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

4.2.1 Các giải pháp về phương diện chính sách, pháp luật thuế thu nhập cá nhân và kiểm soát thu nhập cá nhân

Khung pháp lý về luật pháp và chính sách tạo cơ sở pháp lý để cơ quan thuế tổ chức bộ máy quản lý thuế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả cơ chế quản lý thuế nhằm khuyến khích sự tuân thủ, tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực thi các quy định, chế tài trong các lĩnh vực quản lý nhà nước nhằm đưa chính sách thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng đi vào cuộc sống Để hoàn thiện luật pháp vềKSTN của người nộp thuế trong thực tiễn thực hiện pháp luật thuế TNCN đạt được thành công trong việc khuyến khích người dân chủ động tuân thủ thuế, ngoài việc phải nghiên cứu, khai thác kinh nghiệm từ các nước có những thành công trong cải cách hệ thống thuế, các quốc gia/vùng lãnh thổ có hệ thống thuế chƣa đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về thuận lợi cho người nộp thuế còn cần theo xu thế chung: đào tạo nguồn nhân lực để có thể hỗ trợ cho cơ quan chi trả và sử dụng tối đa công nghệ; tiếp tục nghiên cứu mở rộng cơ sở thuế và xác định rõ thu nhập chịu thuế; sửa đổi, bổ sung phương pháp tính thuế đối với từng khoản thu nhập theo hướng đơn giản, phù hợp với thông lệ chung, nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế, tạo môi trường thuận lợi cho công tác thu thuế; điều chỉnh mức thuế suất hợp lý nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp Kiểm soát thu nhập cá nhân hiệu quả là căn cứ, tiền đề để tổ chức thực thi pháp luật về thuế TNCN Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là làm thế nào để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát thu nhập cá nhân, trong khi người nộp thuế luôn có xu hướng gian lận, che dấu thu nhập để tránh thuế, trốn thuế.

Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm của nước ngoài về kiểm soát thu nhập cùng với việc khảo sát từ thực tiễn Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, cần sớm nghiên cứu và ban hành một đạo luật để có thể kiểm soát đƣợc thu nhập của các tầng lớp nhân dân, trong đó, đặc biệt quan trọng là đội ngũ cán bộ, công chức, quan chức Có thể thấy, kiểm soát tốt thu nhập thực tế của cá nhân chính là cơ sở cốt yếu để thực hiện luật thuế TNCN một cách công bằng và hiểu Để có thể tạo ra sự minh bạch ở các lĩnh vực khác, kiểm soát và đảm bảo sự minh bạch về thu nhập của cá nhân là điểm đột phá quan trọng nhất Khi thu nhập của từng cá nhân đảm bảo sự minh bạch, chúng ta có thể KSTN của người nộp thuế và chống tham nhũng có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện và bảo đảm sự công bằng xã hội khi thực hiện Luật thuế TNCN Việc ban hành đạo luật này nhằm các mục đích chính là: thông qua việc KSTNCN một cách chặt chẽ, Nhà nước có thể nắm bắt chính xác thu nhập của các cá nhân tạo cơ sở để xác định nghĩa vụ thuế TNCN đối với người Việt Nam và người nước ngoài có thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam, đồng thời góp phần hạn chế tình trạng tham nhũng vốn dĩ đang là vấn đề nhức nhối hiện nay ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác trên thế giới. Đạo luật này nên lấy tên gọi là Luật về kiểm soát thu nhập cá nhân, với nội dung chính bao gồm những vấn đề sau đây:

(i) Các chủ thể có thẩm quyền kiểm soát thu nhập cá nhân; chủ thể đƣợc ủy quyền thực hiện kiểm soát thu nhập cá nhân;

(ii) Các quy định về đối tƣợng cần kiểm soát thu nhập;

(iii) Phạm vi kiểm soát thu nhập của cá nhân;

(iii) Các hình thức, biện pháp pháp kiểm soát thu nhập cá nhân;

(iv) Quy trình, thủ tục cần áp dụng để kiểm soát thu nhập cá nhân;

(v) Các yêu cầu về minh bạch tài chính, minh bạch thu nhập và kiểm soát thu nhập;

(vi) Cơ chế phối hợp thông tin giữa các cơ quan liên quan trong việc kiểm soát thu nhập cá nhân.

(vii) Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm soát thu nhập cá nhân;

(viii) Quyền và nghĩa vụ của cá nhân bị kiểm soát thu nhập và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong quá trình kiểm soát thu nhập cá nhân;

(ix) Bí mật thông tin về người bị kiểm soát thu nhập;

(x) Các chế tài đối với chủ thể vi phạm Luật về kiểm soát thu nhập cá nhân. Để cho đạo luật này thực sự có tính khả thi, cần đặc biệt nhấn mạnh đến việc kiểm soát thu nhập cá nhân đối với những người có khả năng có thu nhập cao như các cán bộ, công chức đang giữ các chức vụ cao trong hệ thống chính trị, các tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, cá nhân kinh doanh, cá nhân hành nghề độc lập nhƣ luật sƣ, bác sĩ, dƣợc sĩ, kế toán viên, kiểm toán viên, các vận động viên thể thao và ca sĩ, nghệ sĩ Để có thể nâng cao tính hiệu quả trong kiểm soát thu nhập cá nhân thì việc đảm bảo sự công khai, minh bạch về thu nhập của cá nhân là điểm đột phá quan trọng nhất Khi thu nhập của từng cá nhân đảm bảo sự minh bạch, chúng ta có thể kiểm soát nguồn thu thuế TNCN và chống tham nhũng có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện và bảo đảm sự công bằng xã hội khi thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân.

Thứ hai, cần phải bổ sung quy định bắt buộc phải kiểm tra, đối soát đối với những người được kê khai là người phụ thuộc trước khi cấp mã số thuế. Để kiểm soát thu nhập của NNT một cách chính xác và hiệu quả, cơ quan quản lý thuế cần đặt ra quy định đối soát các trường hợp được kê khai là NPT về đối tượng, mức thu nhập thực tế để được công nhận là NPT của NNT trước khi cấp MST cho NPT trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng và đặc biệt cần thiết nhằm hạn chế những thất thoát thuế, trốn thuế qua kê khai sai đối tƣợng NPT để đƣợc hưởng giảm trừ gia cảnh của NNT Cơ quan quản lý thuế cũng cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin cá nhân NNT và hồ sơ GTGC cho người phụ thuộc một cách hợp lý, sử dụng đồng bộ, liên thông trên toàn quốc, kết hợp với tăng cường rà soát, đối chiếu các trường hợp NPT được kê khai để ngăn chặn gian lận. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quy định này, nhà nước cần xem xét ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân chi trả tiền lương, tiền công trong việc kê khai thu nhập từ tiền lương, tiền công của NNT, kiểm soát, quản lý và có trách nhiệm xác minh các trường hợp NNT được giảm trừ gia cảnh Ngoài ra, cần thực hiện quyết liệt, thường xuyên và có hiệu quả công tác thanh tra, kịp thời phát hiện những gian lận trong việc kê khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công, kê khai sai về GTGC cho người phụ thuộc nhằm trốn thuế Về mặt quản lý, cơ quan thuế sẽ kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị của đơn vị chi trả thu nhập và hội đồng tư vấn thuế phường, xã để nắm chắc thông tin về người phụ thuộc, trên cơ sở đó kiểm soát trở lại việc kê khai của cá nhân nộp thuế Thêm vào đó, cơ quan thuế sẽ tăng cường kiểm tra, đối chiếu giữa bản kê khai và hồ sơ chứng minh NPT để phát hiện các dấu hiện khai gian, khai trùng để xử lý Về mặt công nghệ, ngay sau khi cá nhân nộp thuế nộp bản khai và hồ sơ chứng minh NPT thì toàn bộ những dữ liệu này sẽ đƣợc nhập vào hệ thống dữ liệu thông tin quản lý thuế, đồng thời với mỗi NPT sẽ đƣợc phát một mã nhận diện. Trên cơ sở đó, bất cứ trường hợp nào khai trùng, mã nhận diện sẽ phát hiện và cho phép loại bỏ Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia nước ngoài về lĩnh vực này thì việc sử dụng mã nhận diện sẽ cho phép loại bỏ gần như hoàn toàn những trường hợp khai trùng về NPT, các dữ liệu về thu nhập của cá nhân nộp thuế cũng sẽ đƣợc các đơn vị chi trả thu nhập khai và đƣợc nhập vào dữ liệu quản lý của cơ quan thuế.

Cá nhân có thu nhập khai không đúng thu nhập dữ liệu máy tính sẽ báo để cơ quan thuế biết.

Thứ ba, cần sớm bổ sung và hoàn thiện những quy định pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hướng tới việc quản lý thu nhập của cá nhân qua hệ thống ngân hàng Bên cạnh đó, cần có quy định luật hóa về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt mà mỗi tổ chức hay cá nhân đƣợc phép giao dịch, thanh toán, có nhƣ vậy mới có thể kiểm soát đƣợc thu nhập cá nhân, đạt đƣợc mục tiêu thu đúng, thu đủ thuế TNCN cho NSNN Một trong những biện pháp mà chúng tôi cho rằng có thể giúp việc kiểm soát được thu nhập của người nộp thuế hiệu quả hơn đó là tăng cường vai trò hệ thống ngân hàng trong thực hiện chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt, trả lương và các khoản thu nhập khác của người nộp thuế qua tài khoản cá nhân Trong thời gian qua, NHNN Việt Nam đã chủ động và tích cực phối hợp với các đơn vị và cá nhân liên quan để xây dựng nghị định mới nhằm thay thế Nghị định số 161/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt Tuy nhiên, việc quản lý các giao dịch thanh toán có giá trị lớn liên quan đến mua bán quyền sử dụng đất, BĐS trên đất, mua bán các tài sản, hàng hóa có giá trị cao, tiền góp vốn mua cổ phần, cổ phiếu… là vấn đề phức tạp, còn có nhiều quan điểm khác nhau Vì vậy, để quản lý các giao dịch thanh toán có giá trị cao trong nền kinh tế nhƣ các giao dịch liên quan đến mua bán quyền sử dụng đất, BĐS trên đất, mua bán các tài sản hàng hóa có giá trị cao, tiền góp vốn mua cổ phần, cổ phiếu… đặt ra một số một số nội dung sau: Một là, cần thống nhất chủ trương quản lý các giao dịch thanh toán giá trị lớn bằng tiền mặt trong nền kinh tế: Một số loại giao dịch thanh toán bằng tiền mặt cần quản lý, biện pháp quản lý; sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc quản lý các giao dịch thanh toán giá trị lớn bằng tiền mặt trong nền kinh tế Hai là, đối với quản lý giao dịch thanh toán bất động sản: Sự cần thiết phải quản lý việc thanh toán bằng tiền mặt đối với giao dịch này; phân loại cụ thể đối với giao dịch BĐS; xác định thứ tự ƣu tiên trong quản lý đối với giao dịch BĐS, xác định lộ trình quản lý đối với từng nhóm quan hệ giao dịch Ba là, đối với quản lý giao dịch thanh toán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán chứng khoán, biện pháp quản lý giám sát, xác định cơ chế thuế gián tiếp đối với giao dịch này, tăng cường sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước Bốn là, xem xét xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế quốc dân nhằm điều chỉnh các hoạt động giao dịch thanh toán bằng tiền mặt không chỉ đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN mà còn đối với tất cả các tổ chức cá nhân có hoạt động phát sinh thu nhập thuộc các thành phần kinh tế: quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước,quy định hạn mức thanh toán, phí giao dịch tiền mặt; nghiên cứu bổ sung thêm điều, khoản Ngân hàng Nhà nước là đơn vị tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, quy định về chế tài xử lý. Ðể bảo đảm việc quản lý các giao dịch thanh toán có giá trị lớn trong nền kinh tế thực sự có hiệu quả và tính khả thi cao trước khi đưa các quy định pháp lý vào thực tiễn, các cơ quan quản lý nhà nước cần thống nhất một số nội dung sau: (i)

Về sự cần thiết phải quản lý các giao dịch thanh toán giá trị lớn bằng tiền mặt trong nền kinh tế nhƣ: giao dịch mua bán quyền sử dụng đất, BĐS trên đất, mua bán các tài sản, hàng hóa có giá trị cao, giao dịch góp vốn mua cổ phần, cổ phiếu…; (ii) Chính phủ cần thống nhất quản lý chặt chẽ hoạt động thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế theo hướng thông qua các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước và các biện pháp quản lý: quy định hạn mức giao dịch bằng tiền mặt, phí giao dịch tiền mặt, nâng cao vai trò thanh tra giám sát, quy định chế tài xử lý, quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành và đơn vị có liên quan… (iii) Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trong việc quản lý các giao dịch thanh toán giá trị lớn bằng tiền mặt nhằm hạn chế việc sử dụng tiền mặt và minh bạch hóa các giao dịch kinh tế.

Cần thiết phải luật hóa quy định đối với các tổ chức, cá nhân khi thực hiện những giao dịch, hợp đồng có giá trị tương đương từ 1.000 USD trở lên (tương đương 20 triệu VNĐ) các bên tham gia giao dịch bắt buộc phải thực hiện thanh toán qua tài khoản cá nhân tại các ngân hàng Nhƣ vậy, thực hiện quy định này cần đƣa vào thiết chế tất cả những giao dịch của mọi chủ thể trong xã hội có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên nếu không qua ngân hàng thì đƣợc coi là giao dịch bất hợp pháp. Ở các nước phát triển, hầu hết các giao dịch đều được kiểm soát qua ngân hàng và kiểm soát qua cơ quan thuế và thông qua các công cụ quản lý Kinh nghiệm KSTNCN nước ngoài cho thấy, hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều đã có những quy định cấm thanh toán bằng tiền mặt giá trị lớn từ lâu Riêng ở Hoa Kỳ và một số nước châu Âu còn khống chế cả mức rút tiền mặt Ví dụ như có nước rút tiền trên 10.000 USD là có thể bị đƣa vào giao dịch đáng ngờ và các thông tin sẽ đƣợc gửi đến trung tâm dữ liệu của cơ quan phòng chống rửa tiền để xem xét Hơn nữa, để có căn cứ chính xác trong kiểm soát thu nhập của người nộp thuế chúng tôi kiến nghị khi các cá nhân tổ chức thực hiện các giao dịch có giá trị lớn nhƣ mua bán nhà đất, ô tô, BĐS khác…bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng, trong trường hợp cá nhân, tổ chức mua ô tô, nhà đất, BĐS vƣợt quá hạn mức quy định mà vẫn thanh toán bằng tiền mặt thì các cơ quan có thẩm quyền có quyền từ chối đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với tài sản Để các cơ chế quản lý, KSTNCN đƣợc đồng bộ, chúng tôi cho rằng cần có thêm quy định việc các tổ chức trả tiền lương, tiền công cho người lao động có mức thu nhập trong khung phải chịu thuế TNCN theo quy định của pháp luật cũng phải thực hiện bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt Trong luật thuế của nước Pháp, một nước có hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt phát triển hàng đầu thế giới, nhƣng cũng có quy định khi trả tiền lƣợng, tiền công vƣợt quá một mức theo quy định của Luật thuế thì cũng phải thực hiện trả bằng hình thức chuyển khoản Đây là một vấn đề mà chúng ta cần tham khảo để hoàn thiện pháp luật về thuế TNCN, pháp luật về KSTNCN một cách khoa học hơn, vừa đảm bảo thu đúng và thu đủ của các đối tƣợng chịu thuế, mà không phải sử dụng biện pháp bắt các đơn vị chi trả phải thu hộ cho cơ quan thuế nhƣ hiện nay.

Nên xem xét đƣa vào quy định “người dân không được thanh toán bằng tiền mặt đối với các giao dịch giá trị lớn” Cụ thể, người dân không được thanh toán bằng tiền mặt khi mua bán, chuyển nhƣợng chứng khoán, ô tô Đối với việc mua bán, chuyển nhƣợng BĐS, xe máy, giao dịch góp vốn bằng tiền, mua bán chuyển nhƣợng chứng khoán không qua sở giao dịch chứng khoán… vƣợt hạn mức thì sẽ không đƣợc thanh toán bằng tiền mặt Đối với các tổ chức nên quy định không đƣợc thanh toán bằng tiền mặt khi mua bán, chuyển nhƣợng BĐS, các tài sản khác bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu quyền sử dụng nhƣ tàu bay, tàu thủy, ca nô, ô tô…Trong những trường hợp trên đây, nếu cá nhân, tổ chức thực hiện đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu mà không có chứng từ của ngân hàng thì sẽ không đƣợc quyền đăng ký tài sản Chúng tôi cho rằng, với quy định này sẽ góp phần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế quốc dân và triển khai việc mở tài khoản cá nhân tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hay kho bạc nhà nước đồng thời góp phần tăng tính minh bạch về tài chính và kiểm soát thu nhập dân cƣ Sự phát triển nghiệp vụ quản lý tài khoản cá nhân và hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong các ngân hàng và kho bạc nhà nước, luôn đƣợc xem là giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả kiểm soát thu nhập cá nhân ở nhiều nước trên thế giới Để thực hiện giải pháp này một cách hiệu quả, các ngân hàng cần đẩy nhanh tiến độ tin học hóa nghiệp vụ ngân hàng, trong đó có nghiệp vụ quản lý thu nhập qua tài khoản khách hàng cá nhân, phát hành rộng rãi các loại thẻ ngân hàng cho khách hàng cá nhân để từng bước hạn chế giao dịch bằng tiền mặt.

Mặt khác, việc thanh toán qua tài khoản séc phải hết sức thuận tiện và đơn giản thì mới có thể khuyến khích người dân sử dụng thẻ ngân hàng một cách rộng rãi Thêm vào đó, trong thời gian tới, cơ quan quản lý thuế cần đẩy mạnh phối hợp trong triển khai thu thuế TNCN thông qua hệ thống ngân hàng Để thực hiện tốt việc KSTN của người nộp thuế thu nhập cá nhân thì cơ quan quản lý thuế cần hoàn thiện rất nhiều điều trong công tác quản lý thu thuế Bên cạnh thiết lập cơ chế giám sát đồng bộ thì cải tiến phương pháp thu đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân Hiện nay, thuế TNCN đƣợc thu vào NSNN tức là nộp vào Kho bạc, tuy nhiên, nếu thu qua ngân hàng thì sẽ có nhiều ƣu điểm hơn. Nếu dùng phương pháp thu tại nguồn thì chỉ thực hiện được khi người lao động là lao động thường xuyên của doanh nghiệp Còn đối với những lao động tự do hoặc thu nhập không thường xuyên thì luôn gặp nhiều khó khăn vì cơ quan thuế không thể chuyển trả về cho nguồn được mà chính người lao động phải đến làm thủ tục kê khai nộp thuế Ngoài ra, có thể sử dụng thanh toán qua ngân hàng đối với lao động trong đoàn thể nhƣ công nhân, giáo viên, các nhân viên làm trong các doanh nghiệp, sở ban ngành… Ngân hàng sẽ xây dựng bảng kê khai phát cho các doanh nghiệp, ban ngành… Bảng kê lương, tên họ, tiền thuế thu nhập phải nộp có thể chuyển đổi thành mã vạch Cuối tháng, các đơn vị sẽ đem danh sách và số tiền tương ứng nộp cho ngân hàng Có thể nhập số liệu thông qua trang web Tiền này sẽ bị khóa tại các tài khoản riêng của từng nhân viên trong ngân hàng đó và được hưởng lãi theo định kỳ theo quy định của ngân hàng Ngân hàng sẽ cấp biên nhận cho các đơn vị, các đơn vị sẽ báo thuế hàng tháng kèm theo tường trình này Nếu hàng tháng doanh nghiệp không báo phần này thì sẽ bị phạt hành chính, phạt lãi ngân hàng… Nhƣ vậy,việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng đã tiết kiệm được thời gian của người nộp thuế cũng nhƣ giúp cho cán bộ quản lý thuế giảm tải đƣợc một số việc vào cuối năm nhƣ: xem hồ sơ hoàn thuế của các cá nhân, thu thập các biên lai, xác nhận không phải đóng thuế TNCN hoặc tính toán phải đóng thêm… Sau đó, cán bộ thuế còn phải chuyển hồ sơ đến kho bạc mới lĩnh được tiền và với số lượng người xin lĩnh ra cũng như người đóng thêm vào cũng rất lớn Hơn nữa, việc sử dụng tài khoản ngân hàng để giao dịch sẽ còn mang lại những ƣu điểm nhƣ hạn chế đƣợc lạm phát, hạn chế tiền giả, kích thích phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại… Nếu như nhà nước muốn khuyến khích người lao động dùng tài khoản ngân hàng để giao dịch nhƣ một thói quen thìđây là thời điểm đã chín muồi và thích hợp nhất.

Có thể dễ ràng nhận thấy, để KSTN của người nộp thuế thu nhập cá nhân thì phương thức thanh toán trong nền kinh tế nói chung, thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng đang là vấn đề đƣợc xã hội quan tâm Vì vậy, tìm mọi giải pháp hữu hiệu là cần thiết và phải đặt nó trong tổng thể giải pháp chung của quốc gia Trong đó, phải nhanh chóng phát triển và hoàn thiện công nghệ thanh toán theo hướng tập trung, hiện đại Đẩy mạnh các giải pháp công nghệ mới đáp ứng và sẵn sàng có hệ thống kế toán tập trung tài khoản, tham gia hệ thống thanh toán quốc tế, triển khai ứng dụng Internet Banking Hơn nữa, muốn có một hệ thống thu thuế phát triển thì sự hỗ trợ từ phía các ngân hàng là điều kiện không thể thiếu đƣợc Việc sử dụng tài khoản rộng rãi trong dân cƣ, giảm bớt việc nắm giữ, giao dịch bằng tiền mặt sẽ giúp cho cơ quan quản lý thuế giảm bớt khối lƣợng những công việc không cần thiết đồng thời cũng giảm bớt các hiện tƣợng tiêu cực do việc kiểm tra trên tài khoản sẽ đơn giản và rõ ràng hơn nhiều so với kiểm tra tiền mặt Ngoài ra, cần có quy định về việc bắt buộc các tổ chức, cơ quan, đơn vị chi trả tiền lương qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng để giúp cho ngân hàng quản lý thống nhất các nguồn thu nhập chính của mỗi cá nhân.

Thứ tư, để khắc phục thực trạng cho dù thanh toán bằng tiền mặt hay thanh toán qua ngân hàng với số lƣợng tiền nhiều hay ít thì cá nhân tổ chức cũng không cần phải chứng minh, nguồn tiền đó từ đâu mà có Cần thiết phải bổ sung các quy định pháp luật về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc cung cấp các minh chứng để chứng minh nguồn tài sản thu nhập là hợp pháp khi thực hiện các giao dịch quan trọng; cần bổ sung quy định cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm bắt buộc phải cung cấp thông tin của người thụ hưởng cho cơ quan thuế Cơ quan chức năng có thẩm quyền cần thiết quy định trong luật các cá nhân có nghĩa vụ phải lưu giữ tất cả các tài liệu để chứng minh thu nhập của họ là hợp pháp Ngoài hành lang pháp lý của Luật thuế TNCN, Luật quản lý thuế cần có thêm quy định pháp lý về đối soát mức chi tiêu, tiêu dùng với nguồn thu nhập chịu thuế tương ứng và chứng minh thu nhập hợp pháp; ví dụ: xác định nguồn chi tiêu về đầu tƣ kinh doanh, mua sắm bất động sản, tài sản, hàng tiêu dùng xa xỉ với thu nhập khai thuế Mặt khác, pháp luật cũng cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc xác định nguồn gốc hợp pháp hoặc bất hợp pháp của các khoản TNCN, thông qua các bằng chứng thu thập đƣợc về từng loại thu nhập của cá nhân đã phát sinh trong kì tính thuế Bên cạnh đó cần xem xét chuyển quy định nghĩa vụ chứng minh thu nhập của người nộp thuế từ cơ quan KSTN sang quy định nghĩa vụ chứng minh, giải trình thu nhập thuộc về người nộp thuế Để thực hiện quy định này, đòi hỏi mọi cá nhân khi mua, bán, chuyển nhƣợng, tặng cho tài sản phải xuất trình đƣợc những hoá đơn, chứng từ hợp lệ như: bảng lương; các khoản thu nhập khác ngoài lương… để chứng minh nguồn thu nhập hoặc tài sản đang thuộc quyền sở hữu của mình là nguồn tài sản hợp pháp hay phù hợp khả năng, điều kiện tài chính của mỗi cá nhân.

Thứ năm, cần nghiên cứu xây dựng một chính sách thuế đồng bộ với khung pháp lý về quản lý thu thuế với một hệ thống tự khai, tự tính, tự nộp thuế đƣợc áp dụng rộng khắp, trong đó chú trọng triển khai phương thức khấu trừ tại nguồn và đẩy mạnh cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế TNCN nhằm giảm thiểu hiện tƣợng trốn thuế, ẩn thuế gây thất thu thuế cho NSNN Bài học kinh nghiệm từ quản lý thuế TNCN của Hoa Kỳ cũng cho thấy, cần đẩy mạnh việc vận hành theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế Ở Việt Nam hiện nay cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi để bổ sung cho cơ chế khấu trừ tại nguồn thu nhập Trên thực tế, các cá nhân có nhiều khoản thu nhập chƣa tự nguyện đăng ký, kê khai nộp thuế theo quy định của Luật thuế TNCN Theo kinh nghiệm của các nước, chỉ khi xây dựng được một chính sách thuế đồng bộ với khung pháp lý về quản lý thu và hệ thống tự khai, tự tính, tự nộp đƣợc áp dụng rộng khắp thì mới có thể tránh đƣợc hiện tƣợng trốn thuế, giảm thiểu thất thu thuế cho NSNN. Đối với Việt Nam, trong thời gian qua việc thực hiện phương pháp người nộp thuế tự tính, tự kê khai thuế đã phân rõ trách nhiệm giữa cơ quan thuế và người nộp thuế Người nộp thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai và nghĩa vụ nộp thuế của mình, cơ quan thuế có trách nhiệm quản lý việc thu nộp thuế, phát hiện những hành vi vi phạm các luật thuế và xử lý theo đúng quy định Do bỏ chế độ thuế chuyên quản, ngành thuế đã tập trung nguồn lực để tăng cường công tác thanh,kiểm tra việc thu nộp thuế Cơ quan thuế đã ban hành các quy trình nghiệp vụ thanh tra thuế, kiểm tra thuế; đồng thời, tiến hành sắp xếp bố trí cán bộ thuế theo hướng tăng số lƣợng cán bộ thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế, trình độ cán bộ cũng đƣợc nâng cao để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới Hơn nữa, các cơ quan quản lý thuế cần có biện pháp quản lý thuế hợp lý, khoa học để đảm bảo thu đủ, thu đúng tiền thuế phát sinh vào NSNN, quản lý, kiểm soát thu nhập, không để gây bất bình đẳng trong thực thi.

Thứ sáu, cơ quan chức năng cần xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định không còn phù hợp trong luật thuế thu nhập cá nhân nhƣ:

(i) Sửa đổi, bổ sung phạm vi, đối tƣợng chịu thuế: Đối với thu nhập vào diện chịu thuế, không chịu thuế Cần quy định rõ ràng hơn các khoản thu nhập chịu thuế, không chịu thuế, theo nguyên tắc phù hợp với mục tiêu của Thuế TNCN và có tính khả thi, cụ thể:

Ngày đăng: 19/10/2023, 09:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w