1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại

184 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thể Loại Truyện Trinh Thám Trong Văn Học Việt Nam Hiện Đại
Tác giả Nguyễn Thế Bắc
Người hướng dẫn PGS. TS. Phan Trọng Thưởng, PGS. TS. Cao Kim Lan
Trường học Học viện Khoa học xã hội
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 184
Dung lượng 181,43 KB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đềtài (8)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụnghiên cứu (10)
    • 2.1. Mục đíchnghiêncứu (10)
    • 2.2. Nhiệm vụnghiêncứu (11)
  • 3. Đối tượng và phạm vinghiên cứu (11)
    • 3.1. Đối tượngnghiêncứu (11)
    • 3.2. Phạm vinghiêncứu (12)
  • 4. Phương phápnghiêncứu (12)
  • 5. Đóng góp mới vềkhoa học (13)
  • 6. Ý nghĩa lí luận vàthực tiễn (13)
  • 7. Cấu trúc củaluậnán (14)
  • Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNHNGHIÊNCỨU (15)
    • 1.1. Tình hình nghiên cứu truyện trinh thám ởnướcngoài (15)
    • 1.2. Tình hình nghiên cứu truyện trinh thám ởtrong nước (28)
      • 1.2.1. Giai đoạntrước 1945 (28)
      • 1.2.2. Giai đoạntừ1945đến1975 (30)
      • 1.2.3. Giai đoạntừ1975đếnnay (32)
  • Chương 2: SỰ RA ĐỜI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦATHỂ LOẠI TRUYỆN TRINH THÁMVIỆTNAM (50)
    • 2.1. Nguồn gốc và những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời thể loạitruyện (51)
      • 2.1.2.1. Nhu cầu tinh thần của xã hội và công chúngđươngthời (57)
      • 2.1.2.2. Ảnh hưởng của văn hóa-văn họcphươngTây (59)
      • 2.1.2.3. Ảnh hưởng của văn hóa-văn họcphươngĐông (61)
      • 2.1.2.4. Ảnh hưởng của văn hóa-văn học truyền thốngViệtNam (63)
      • 2.1.2.5. Ảnh hưởng của xuất bản,báochí (65)
    • 2.2. Các giai đoạn phát triển thể loại truyện trinh thámViệtNam (66)
      • 2.2.1. Giai đoạn hình thành và phát triển thể loại từ đầu thế kỉ XX đến1945 59 2.2.2. Giai đoạn biến đổi mô hình thể loại từ 1945đến 1986 (66)
      • 2.2.3. Giai đoạn đổi mới, cách tân thể loại từ 1986đếnnay (74)
  • Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN TRINH THÁMVIỆTNAM (78)
    • 3.1. Sự hỗn dung, giao thoathểloại (78)
      • 3.1.1. Yếu tố truyền kì trong truyện trinh thámViệtNam (78)
      • 3.1.2. Yếu tố kinh dị, đường rừng trong truyện trinh thámViệtNam (81)
      • 3.1.3. Yếu tố kiếm hiệp trong truyện trinh thámViệt Nam (84)
    • 3.2. Đặc điểm một số thủ phápnghệthuật (86)
      • 3.2.1. Vềđềtài (86)
      • 3.2.2. Vềcốt truyện (91)
      • 3.2.3. Vềnhânvật (99)
      • 3.2.4. Về không gian, thời giannghệthuật (107)
    • 3.3. Vấn đề hiệu ứng thẩmmĩ-nghệthuật (112)
  • Chương 4: XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỂLOẠI TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAMHIỆNNAY (121)
    • 4.1. Những yếu tố chi phối sự vận động và phát triểnthểloại (121)
      • 4.1.2. Sự đa dạng, phong phú của chất liệuđờisống (126)
      • 4.1.3. Đội ngũ tác giả có đam mê,khát vọng (128)
      • 4.1.4. Sự phát triển của báo chí, kênh phát hành và một số loại hìnhnghệ thuật gần gũi với truyệntrinh thám (134)
      • 4.1.5. Sự giao lưu, hội nhậpquốctế (139)
    • 4.2. Xu hướng vận động, phát triển củathểloại (142)
      • 4.2.1. Xu hướng truyện trinh thámkinhdị (142)
      • 4.2.2. Xu hướng truyện trinh thámlịchsử (145)
      • 4.2.3. Xu hướng truyện trinh thámhìnhsự (148)

Nội dung

Thể loại truyệnThể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.Thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại. trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại.

Lí do chọn đềtài

Truyện trinh thám hiện đại là thể loại văn học được hình thành ở phương Tây từ giữa thế kỉ XIX với sự đặt nền móng của nhà văn Mĩ Egar Poe bằng truyện trinh thámVụ giết người ở phố Morguera đời năm 1841 và nhanh chóng trở thành một thể loại phát triển mạnh ở nhiều nước như Mĩ, Anh, Pháp, v.v… Tuy nhiên, cả một thời gian dài, thể loại này chỉ được xem là văn học giải trí, văn học hạng hai, là cận văn học và ít nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu. Mãi về sau, từ thập kỉ 70 của thế kỉ XX, khi mà tiểu thuyết trinh thám phát triển ở đỉnh cao và nhu cầu đọc truyện trinh thám trở thành một hiện tượng xã hội quan trọng, đặc biệt là sự ảnh hưởng của thể loại này đối với văn chương tiểu thuyết, các nhà nghiên cứu phương Tây mới đặt vấn đề nghiên cứu truyện trinh thám một cách nghiêmtúc. Ở Việt Nam, cuộc xâm chiếm và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã khiến lịch sử, xã hội, văn hóa Việt Nam có sự chuyển biến sâusắc.Trên lĩnh vực văn hóa, sự gặp gỡ văn hóa Đông-Tây đã khiến văn hóa Việt Nam dần thoát khỏi cái bóng văn hóa Trung Hoa để bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây, chủ yếu là văn hóa Pháp, từ đầu thế kỉ XX Sự giao thoa, gặp gỡ Đông-Tây khiến nền văn học Việt Nam có sự vận động và phát triển theo hướng hiện đại hoá, dẫn đến sự xuất hiện nhiều thể loại mới, trong đó có thể loại truyện trinh thám Từ khi ra đời ở thời điểm đầu thế kỉ XX, truyện trinh thám Việt Nam cũng đã nhanh chóng ghi dấu ấn của mình trong nền văn học dân tộc Đây là thể loại văn học mới ở Việt Nam, song đã có quá trình phát triển, có thành tựu, có đội ngũ tác giả, hệ thống tác phẩm và được ghi nhận, đánh giá trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học ViệtNam.

Trong lịch sử nghiên cứu văn học nước ta, truyện trinh thám cũng là thể loại văn học từng được giới nghiên cứu quan tâm bàn đến nhưng mới chỉ là bước đầu, còn tản mạn, thiếu tập trung, chưa có tính hệ thống, được thể hiện qua một vài hội thảo quy mô nhỏ, một số bài viết được in trên báo, tạp chí, những lời tựa ở những cuốn sách, một vài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoặc được đề cập đến trong một số công trình liênquan.

Mặc dù đã có sự quan tâm bàn đến thể loại này ở nước ta như một sự nỗ lực của giới nghiên cứu, lí luận, phê bình nhằm đưa đến một cái nhìn khách quan, công bằng hơn về vai trò, vị trí của thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam nhưng hiện nay vẫn còn khá nhiều vấn đề đặt ra đối với thể loại truyện trinh thám Việt Nam như: vấn đề nguồn gốc, quá trình ảnh hưởng, đặc trưng thể loại, thi pháp thể loại, bản chất thẩm mĩ của thể loại, thành tựu của thể loại, v.v…

Về mặt lịch sử, thông qua việc tiếp thu thể loại truyện trinh thám phương Tây kết hợp với truyện vụ án phương Đông và các thể loại của văn học truyền thống như truyện truyền kì, truyện kiếm hiệp, truyện kinh dị, v.v… truyện trinh thám Việt Nam ra đời, đem đến cho người đọc món ăn tinh thần hấp dẫn Ra đời, phát triển và có những dấu ấn nhất định ở nửa đầu thế kỉ XX, truyện trinh thám Việt Nam nửa sau thế kỉ XX bị lắng xuống do các tác động của lịch sử-xã hội và văn học Tuy nhiên, ngày nay, truyện trinh thám Việt Nam đang có dấu hiệu phát triển trở lại thành một hiện tượng văn học với đội ngũ tác giả trẻ tài năng và nhiều khát vọng Cùng với đó, một thế hệ công chúng mới đang hình thành và có nhu cầu mới về văn học khiến thể loại truyện trinh thám trở thành nhu cầu khách quan của văn học Đặc biệt, từ 1986 trở lại đây, do ảnh hưởng của nền kinh tế mở cửa và giao lưu văn hóa quốc tế, ở nước ta, nhu cầu đọc truyện trinh thám cũng nhiềuhơn.Không chỉ đọctruyệntrinhthámnướcngoàiđượcdịch,độcgiảnướctacòncónhucầu đọc truyện trinh thám Việt Nam Vì thế mà những tác phẩm truyện trinh thám Việt Nam tiếp tục ra đời, không những đóng góp vào quá trình hiện đại hóa, tạo nên sự phát triển đa dạng cho nền văn học nước nhà mà còn đóng góp lớn vào đời sống giải trí và công cuộc bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn trật tự xã hội Hiện nay, tuy không nhiều tác giả, tác phẩm truyện trinh thám nhưng những tác phẩm trinh thám ra đời đều đặn nhữngnămgần đây đã cho thấy dấu hiệu trở lại của thể loại này, đồng thời cũng cho thấy sức sống tiềm tàng của truyện trinh thám trong dòng chảy chung của văn học dântộc.

Dưới ánh sáng của các thành tựu nghiên văn học và các thông tin cập nhật về văn học, nhất là văn học thế giới, truyện trinh thám đang có nhu cầu được nghiên cứu lí giải một cách hệ thống, đầy đủ hơn.

Với những lí do trên, đề tài nghiên cứuThể loại truyện trinh thám trongvăn học Việt Nam hiện đạimà chúng tôi lựa chọn làm đề tài nghiên cứu thực hiện luận án vừa có tính lịch sử, tính khoa học, vừa có tính thời sự cấp thiết không chỉ đối với giới nghiên cứu mà còn đối với giới sáng tác, tiếp nhận và thưởng thức văn học.

Mục đích và nhiệm vụnghiên cứu

Mục đíchnghiêncứu

Luận án nghiên cứu thể loại truyện trinh thám Việt Nam từ hướng tiếp cận lịch sử văn học nhằm dựng nên diện mạo của một thể loại văn học có nguồn gốc phương Tây nhưng đã xuất hiện, hình thành và phát triển, có thành tựu nhất định trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam.

Luận án cũng nhằm đánh giá và dự báo về khả năng phát triển và xu hướng vận động của thể loại truyện trinh thám trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện nay và tương lai, đóng góp thêm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu sự vận động của văn học Việt Nam nói chung trong quá trình đổi mới, giao lưu hội nhập với văn học thế giới.

Nhiệm vụnghiêncứu

Từ mục đích nghiên cứu, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản là triển khai hệ thống luận điểm, luận cứ để đưa ra được những kết luận khoa học, cụthể:

- Tìm hiểu, phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn để lí giải sự ra đời và quá trình vận động, phát triển của thể loại truyện trinh thám trong nền văn học ViệtNam.

- Chỉ ra những quan niệm, đặc trưng thể loại truyện trinh thám nói chung và truyện trinh thám Việt Nam nóiriêng.

- Đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan, khoa học về vị trí, vai trò của thể loại này đối với nền văn học Việt Nam hiệnđại.

- Hệ thống hoá những đặc điểm tiêu biểu của thể loại truyện trinh thám ViệtNam.

- Trên cơ sở thực tiễn đời sống văn học và các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá xu hướng vận động, nhận định và dự báo về tương lai phát triển của thể loại truyện trinh thám ViệtNam.

Đối tượng và phạm vinghiên cứu

Đối tượngnghiêncứu

Để có thể nhận diện được tiến trình phát triển của thể loại truyện trinh thámViệt Nam, đối tượng khảo sát và nghiên cứu của luận án bao gồm toàn bộ các tác phẩm văn học trinh thám trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, từ khi bắt đầu hình thành thể loại văn học này ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX cho đến nay Song song với việc khảo sát tác phẩm, luận án cũng tiến hành xem xét đội ngũ tác giả như một trong những nhân tố quan trọng nhằm chỉ ra sự hình thành và vận động của thể loại truyện trinh thám Việt Nam từ điểm nhìn lịch sử văn học.

Luận án cũng nghiên cứu những nhân tố tác động đến thể loại truyện trinh thám Việt Nam như: lịch sử-xã hội, văn hoá, văn học, công chúng-bạn đọc văn học, v.v…

Phạm vinghiêncứu

Với mục tiêu nghiên cứu một cách hệ thống tình hình nghiên cứu, quá trình hình thành, vận động và phát triển, đặc điểm và xu hướng vận động của thể loại truyện trinh thám Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay, luận án phải tiếp cận với một khối lượng tác phẩm trinh thám khá lớn Tuy nhiên, trong khuôn khổ cho phép, trên cái nền chung đó, đối với từng nội dung cụ thể, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát, nghiên cứu sâu những tác giả, tác phẩm truyện trinh thám tiêu biểu trong mỗi giai đoạn phát triển của thể loại này từ khi chúng ra đời đến nay.

Luận án chỉ nghiên cứu, khảo sát những tác giả, tác phẩm truyện trinh thám của Việt Nam và ở Việt Nam Những truyện trinh thám dịch và những truyện trinh thám tiếng Việt Nam được phát hành ở nước ngoài chỉ để tham khảo.

Phương phápnghiêncứu

Thực hiện luận án này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:

- Phương pháp văn hoá-lịch sử: để nghiên cứu yếu tố văn hoá-lịch sử tác động đến sự hình thành và vận động của thể loại truyện trinh thám Việt Nam trong các giai đoạn pháttriển.

- Phương pháp loại hình: để nghiên cứu, lí giải, phân tích những đặc trưng thể loại và đặc điểm truyện trinh thám ViệtNam.

- Phương pháp so sánh: để thấy sự tương đồng và dị biệt giữa truyện trinh thám Việt Nam với truyện trinh thám thếgiới.

- Phương pháp xã hội học: để nghiên cứu tác độngxãhội từ công chúng và người đọc đối với thể loại truyện trinh thám ViệtNam.

- Phương pháp liên ngành: để có hệ tham chiếu, tham khảo đầy đủ, rộng rãi với các lĩnh vực, loại hình khác như điện ảnh, sân khấu,v.v

Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các thao tác như: khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, v.v… để hỗ trợ các phương pháp nêu trên trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án.

Đóng góp mới vềkhoa học

Kế thừa những nghiên cứu đi trước, dựa trên cơ sở lí thuyết loại hình và lịch sử-văn hóa, từ kết quả nghiên cứu lịch sử và thi pháp thể loại, luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về thể loại truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn lịch sử văn học.

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ quy luật hình thành, vận động, các giai đoạn phát triển, những thành tựu cơ bản, xu hướng vận động của thể loại truyện trinh thám Việt Nam trong các giai đoạn; đánh giá và dự báo xu hướng vận động của thể loại truyện trinh thám Việt Nam hiện nay và tương lai.Luận án góp phần làm sáng rõ, khẳng định đặc trưng chung thể loại truyện trinh thám và đặc điểm truyện trinh thám Việt Nam; đánh giá khách quan những đóng góp, vị trí, vai trò của thể loại truyện trinh thám đối với sự vận động, đa dạng hóa, hiện đại hóa văn học Việt Nam.

Ý nghĩa lí luận vàthực tiễn

Không chỉ góp phần làm sáng tỏ hơn những đóng góp của thể loại truyện trinh thám đối với quá trình phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại, luận án còn là sự đóng góp quan trọng đối với việc khẳng định đặc trưng thể loại truyện trinh thám và đặc điểm thể loại truyện trinh thám ViệtNam.

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nhận diện rõ sự hình thành, quy luật vận động, những thành tựu cũng như đặc điểm, xu hướng vận động của thể loại truyện trinh thám trong văn học Việt Nam hiện đại Với những phân tích,đánh giá một cách cụ thể và toàn diện về thể loại truyện trinh thám trong văn họcViệt Nam hiện đại, luận án có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giới nghiên cứu, giảng dạy và học tập cũng như giới sáng tác và công chúng thưởng thức văn học ViệtNam.

Cấu trúc củaluậnán

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung của luận án được cấu trúc thành 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiêncứu.

- Chương 2: Sự ra đời và các giai đoạn phát triển thể loại truyện trinh thám Việt Nam.

- Chương 3: Đặc điểm truyện trinh thám ViệtNam.

- Chương 4: Xu hướng vận động và phát triển của thể loại truyện trinh thám Việt Nam hiện nay.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNHNGHIÊNCỨU

Tình hình nghiên cứu truyện trinh thám ởnướcngoài

Nguồn gốc thực sự của truyện trinh thám hiện đại ẩn chứa trong báo chí phổ biến vào đầu thế kỉ XIX ở phương Tây, nơi các vụ án, quá trình điều tra trở thành nguồn cứ liệu hấp dẫn cho loại hình kể chuyện này phát triển mạnh mẽ Nhà văn

Mĩ Edgar Allan Poe được coi là cha đẻ thể loại trinh thám đã quan niệm truyện trinh thám là “một thể loại văn học duy lí, một trò chơi trí tuệ” [183] Trong sáng tác của ông, mỗi cốt truyện đều bắt đầu bằng một vụ án đặt ra những “thách thức” khiến người thám tử phải vận dụng đầu óc xét đoán và phương pháp suy luận khoa học để tìm ra thủ phạm, làm sáng tỏ bí mật ỞVụ án đường MorguevàLá thư bị mất, tác giả Edgar Poe đã miêu tả một cách tỉ mỉ quá trình điều tra của thám tử bằng “một sự nhận dạng trí tuệ trong cách suy luận của chúng ta với cách suy luận của đối phương chúng ta” [183, tr.454] để tìm ra thủ phạm vụ giết người và vụ mất cắp lá thư Quá trình ấy như một “trò chơi trí tuệ” mà người chiến thắng là người biết “bước vào đầu óc địch thủ, đồng nhất với hắn và thường chỉ bằng nháy mắt là anh ta phát hiện ra cách độc nhất, một cách mà đôi khi đơn giản đến vô lí, là thu hút địch thủ vào một tính toán sai lầm” [183, tr.637].Nhân vật thám tử Charles Dupin trong truyện của Edgar Poe được xây dựng trở thành một mẫu hình thám tử chuyên nghiệp đầu tiên trong vănhọc.

TrongEdgar Poe và truyện ngắn, nhà văn kiệt xuất của văn chương Mĩ - Latinh thế kỉ XX Jorge Luis Borges đã từng đánh giá giá trị của truyện trinh thám và chỉ ra bản chất, đặc trưng của thể loại này: “Văn học của chúng ta đang hướng về sự hỗn loạn, v.v… Trong thời kì hỗn loạn ấy, có một thứ vẫn giữ, giữ một cách khiêm tốn, những giá trị truyền thống: đó là truyện trinh thám […] ta không thể hình dung một truyện trinh thám không có phần mở đầu và cởi nút” [19, tr.707], tức là ông đã khẳng định vai trò của hành trình điều tra vụ án trong truyện trinh thám Khi phân tích truyện trinh thám của Edgar Poe, tác giả Jorge Luis Borges đã nhận xét: truyện trinh thám “là một thể loại văn học lí trí, một thể loại kì ảo, v.v… nhưng đó là thể loại kì ảo có nguồn gốc từ trí tuệ chứ không phải chỉ bằng tưởng tượng Truyện trinh thám có nguồn gốc từ cả hai thứ đó, dĩ nhiên, nhưng trước hết phải bằng trí tuệ” [19, tr.699] Ông cũng khẳng định sự thành danh của Edgar Poe ở thể loại này đến mức đánh giá Edgar Poe là người không chỉ sáng tạo ra truyện trinh thám mà qua truyện trinh thám của mình, Edgar Poe sáng tạo ra một lớp công chúng riêng, đồng thời đó cũng là độc giả của truyện trinh thám nóichung:

Ngày nay có một loại độc giả đặc biệt, những độc giả của truyện trinh thám.Những độc giả này – mà người ta gặp ở mọi nước trên thế giới, với số lượng hàng triệu – chính là những độc giả của Edgar Poe […] độc giả truyện trinh thám là một độc giả hoàn toàn không mê tín và vừa đọc vừa nghi ngờ, một nỗi nghi ngờ đặc biệt […] Truyện trinh thám đã tạo nên một loại độc giả đặc biệt Đó là điều người ta thường quên khi đánh giá tác phẩm của Edgar Poe; bởi vì nếu như Edgar Poe đã sáng tạo ra truyện trinh thám thì ông đồng thời cũng sáng tạo ra độc giả của truyện trinh thám [17]. Với bài viếtTwenty Rules for Writing Detective Stories(Hai mươi quytắc của tiểu thuyết trinh thám), (The American Magazine, September, 1928), nhà văn Mĩ S.S Van Dine đã đưa ra 20 quy tắc viết tiểu thuyết trinh thám Ở quy tắc thứ 5, S.S Van Dine nhấn mạnh: “Thủ phạm phải được xác định bằng những suy luận logic, không phải do ngẫu nhiên hay trùng hợp hoặc thú tội không có động cơ” [51] Điều đó cho thấy tác giả khẳng định tính lí trí, logic trong quá trình xét đoán của thám tử trong quá trình đi tìm thủ phạm.

Năm 1978, Tzvetan Todorov có công trìnhThi pháp văn xuôi(Đặng Anh Đào và Lê Hồng Sâm dịch, NXB Đại học Sư phạm, 2014) Trong công trình này, tác giả nghiên cứu và trình bày ở mục 1: Loại hình của tiểu thuyết trinh thám Ở đây, Todorov đã đánh giá và rút gọn 20 quy tắc viết tiểu thuyết trinh thám mà S.

S Van Dine đã nêu thành mấy điểm sau:

1 Cuốn tiểu thuyết phải có nhiều nhất là một thám tử và một thủ phạm, và ítnhất là một nạn nhân (một xácchết)

2 Thủ phạm không được là một tội phạm chuyên nghiệp; không được làthám tử; phải giết người vì lí do riêng của cánhân

3 Ái tình không có chỗ trong tiểu thuyết trinhthám

4 Thủ phạm phải có một tầm quan trọng nàođó: a Trong đời: không phải là một nam hay nữ hầuphòng b Trong sách: là một trong các nhân vậtchính

5 Mọi sự đều phải được giải thích một cách duy lí; cái kì ảo không đượcchấp nhận ởđây

6 Không có chỗ cho miêu tả cũng như phân tích tâmlí

7 Với các thông tin về truyện, cần tuân thủ sự đối ứng sau: “tác giả: độcgiả = tội phạm: thámtử”

8 Cần tránh các tình thế và các giải pháp tầm thường tẻ nhạt [204, tr.17- 18].

Cũng trong công trìnhThi pháp văn xuôi, Tzvetan Todorov đã thể hiện quan niệm về thể loại tiểu thuyết trinh thám:

Tiểu thuyết trinh thám có những chuẩn mực của nó; làm “tốt hơn” những gìmà các chuẩn mực ấy đòi hỏi, là đồng thời làm “kém đi”: người nào muốn làm cho tiểu thuyết trinh thám “hay hơn”, là người đó đang làm “văn chương”, chứ không phải tiểu thuyết trinh thám Tiểu thuyết trinh thám tuyệt nhất không phải là cuốn tiểu thuyết vi phạm quy tắc của thể loại, mà là cuốn tiểu thuyết tuân theo những quy tắc này: Không có hoa lan cho cô Blandish là hiện thân của thể loại, chứ không phải một sự vượt quá thể loại [204,tr.9].

Mặc dù thừa nhận về hạn chế và khó khăn trong việc nghiên cứu văn chương theo hướng nghiên cứu thể loại nhưng ông cũng khẳng định văn học trinh thám thuộc lĩnh vực văn học quần chúng, việc xem xét các thể trong dòng văn học này không hề khó khăn: “Vậy việc làm rõ các thể ở bên trong tiểu thuyết trinh thám xem ra tương đối dễ Nhưng muốn thế, cần phải bắt đầu bằng sự miêu tả các

“loại”, như vậy cũng có nghĩa là bắt đầu bằng sự xác định giới hạn của chúng” [204,tr.9-10].

Theo Tzvetan Todorov, truyện trinh thám có ba kiểu loại chính: tiểu thuyết ẩn ngữ, tiểu thuyết đen và tiểu thuyết phiêu lưu Đồng thời, ông cũng chỉ ra sự khác nhau và những đặc trưng cơ bản của từng loại trinh thám đó Ông quan niệm truyện trinh thám là một kiểu loại văn học đặc thù, nó cần được đánh giá theo những tiêu chí thích hợp.

Qua công trìnhThi pháp văn xuôi, ta thấy nhà nghiên cứu Tzvetan Todorov đã tập trung xác định những đặc trưng thể loại và phân loại truyện trinh thám dựa trên những tiêu chí cụ thể, nhất quán và khoa học. Ở cuốnTiểu thuyết phiêu lưu, Tiểu thuyết trinh thám và Tiểu thuyết lãngmạn(Adventure, Mystery and Romance, Univercity of Chicago Press, 1976), nhà nghiên cứu người Mĩ G John Cawelti cho rằng tiểu thuyết trinh thám là một thể loại độc lập với tiểu thuyết phiêu lưu và tiểu thuyết lãng mạn G John Cawelti cũng đã có nhận định về mô hình và vị thế của thể loại truyện trinh thám, được Laura Behling đồng tình và dẫn lại: “Truyện trinh thám cổ điển đòi hỏi bốn vai cơ bản: nạn nhân, tội phạm, thám tử và những người có nguy cơ bị đe dọa bởi tội ác” [229, tr.34]; “Truyện trinh thám không chỉ là một hình thức nghệ thuật vui vẻ đối với bạn đọc thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX mà còn tạo ra một sự giải thoát lâm thời trước hồ nghi và tội lỗi khởi phát từ những đổi thay quá lớn của văn hóa” [229, tr.34] Đó là mô hình nhân vật tiểu thuyếttrinhthámkhágầngũivớiquanđiểmcủanhiềunhànghiêncứu,đồng thời nhận định đó cũng cho thấy G John Cawelti không chỉ phân loại truyện trinh thám mà còn xác định mô hình nhân vật và đánh giá cao vị thế, vai trò, chức năng của thể loại này.

TrongBlack novel–Tiểu thuyết đen(tiếng Nga:Черный роман, 1975) của Rainov, nhà nghiên cứu Fosca cũng cho rằng: “Có thể định nghĩa tiểu thuyết trinh thám như một câu chuyện kể về sự săn đuổi con người [ ]màtrong đó được sử dụng tiến trình xét đoán đặc biệt, cho phép lí giải những sự kiện bề ngoài không đáng kể để từ chúng có thể có được một kết luận nhất định […] Thiếu điều đó […] sẽ không là tiểu thuyết trinh thám” [240] Nhận định trên cho thấy, với Fosca, cốt lõi làm nên đặc trưng của thể loại trinh thám là ở “tiến trình xét đoán đặc biệt” chứ không phải nội dung của truyện có tính hình sự hay không có tính hình sự, cũng có nghĩa là ông nhấn mạnh đến tính trí tuệ, khoa học của truyện trinhthám.

Trong khi đó, ở cuốnTiểu thuyết trinh thám(tiếng Pháp:Le RomanPolicier, 1997),tác giả Vanoncini đã quan niệm về một mô hình truyện trinh thám bao gồm ba yếu tố chính: nạn nhân - thủ phạm - người điều tra (thám tử) khi cho rằng:

“Nội dung trinh thám được bố trí theo chiều dài một trục trung tâm của biện giải, người điều tra tiến lên theo đó từ bí mật ban đầu thường gắn với nạn nhân của một vụ sát hại cho đến bước giải quyết thường là sự nhận biết kẻ sát nhân” [217]. Điều này cũng gần gũi với quan niệm về truyện trinh thám của các nhà văn, các nhà nghiên cứu khác Ở tác phẩm này, Vanoncini cũng đã phân loại và đánh giá các khuynh hướng tiểu thuyết trinh thám, mà tiêu biểu là khuynh hướng tiểu thuyết đen và tiểu thuyết kinh dị Theo đó, dù tiểu thuyết trinh thám có nhiều khuynh hướng nhưng phát triển theo khuynh hướng nào thì tiểu thuyết trinh thám vẫn xoay quanh mô hình nhân vật nạn nhân-thủ phạm-người điều tra Nhận định đó cho thấy Vanoncini cũngxác địnhmôhình nh ân vật c ố t lõicủa t r u y ệ n trinhthám tươngtựvới quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu khác, như quan điểm của Velerdi nêu trongPlot, cheracter & setting: a study of mystery & detective fiction:

Tác giả giới thiệu thám tử, tội ác, vài bằng chứng và mối nghi ngờ Caotrào của câu chuyện xuất hiện khi thám tử công bố tên tội phạm và lí giải làm cách nào mà bí ẩn ấy được giải quyết Truyện trinh thám là loại truyện xoay quanh một bí ẩn cần khám phá, trong đó nhất định có một tên tội phạm và có một hành trình điều tra phá án [244].

Bên cạnh những nghiên cứu nhằm định hình trinh thám như một thể loại văn học đại chúng hấp dẫn gắn liền với các vấn đề như: truyện trinh thám là gì, những nguyên tắc tổ chức kết cấu truyện trinh thám, các yếu tố đặc trưng và mô hình phổ biến của truyện trinh thám, những nghiên cứu về thể loại này trên thế giới tiếp tục mở rộng ở nhiều phương diện và góc độ khác nhau.

TrongTrinh thám và giới hạn: vài lưu ý về hư cấu văn chương hậu hiệnđại(The Detective and the Boundary: Some Notes on the PostmodernLiterary Imagination, 1972), William Spanos đã dựa trên những sáng tác của Edgar Poe và Conan Doyle để khái quát các nguyên tắc điều tra để giải quyết các nghi vấn trong truyện trinhthám:

Tình hình nghiên cứu truyện trinh thám ởtrong nước

Một mặt tiếp thu từ văn học phương Tây, mặt khác là kế thừa văn học truyền thống, truyện trinh thám xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX Mặc dù sự ra đời thể loại này tương đối muộn so với các nước phương Tây nhưng cũng có dấu ấn nhất định trong quá trình hiện đại hóa văn học nước nhà Cũng bởi ra đời muộn nên những nghiên cứu về truyện trinh thám ở nước ta không nhiều. Ngoài những lời phát biểu, lời giới thiệu sách của một số tác giả, có thể khẳng định Vũ Ngọc Phan là người đầu tiên nghiên cứu về truyện trinh thám Việt Nam và đề cập trong công trìnhNhà văn hiện đại, tập 2 (1989) Khi viết về văn xuôi Thế Lữ, ở phần đánh giá về truyện trinh thám của Thế Lữ, tác giả Vũ Ngọc Phan đã có nhận định: “Trong tiểu thuyết trinh thám, hay nhất là những lời nghị luận của nhà trinh thám theo diễn dịch pháp, nghĩa là do một nguyên lí chung mà suy luận ra và đoán định được những sự thực riêng”[168].CũngtheotácgiảVũNgọcPhanthìThếLữ,PhạmCaoCủngvàBùi

Huy Phồn là các nhà văn trinh thám đầu tiên trong văn học Việt Nam Từ đó, ở nước ta, quan niệm về truyện trinh thám cũng dần được định hình.Nhànghiên cứuVũNgọc PhanđặcbiệtchúýđếnPhạm Cao Củng Theotác giả,Phạm Cao Củnglànhà văntiêu biểunhấttrongsốnhững câybúttheođuổithể loại vănhọcnày.Vũ NgọcPhan cho rằng: “Trong các tiểu thuyết trinh thámcủa ThếLữ,Bùi HuyPhồnvàPhạm Cao Củng,chỉ cótiểu thuyếtcủaPhạm Cao Củnglàcó phần đặcsắc hơn, các truyện trinh thámcủa Bùi HuyPhồn mang tính chất “hoạt kê” cáchđiềutra, phán đoánsựviệcmà ôngmiêutảtrong truyệncòn đơngiản, nhiều yếutốngẫu nhiên,vôlí” [168, tr.53].Có thể thấy Vũ Ngọc Phan đã đánh giá cao sự sáng tạo của Phạm Cao Củng trong việc tiếp biến một thể loại văn học có nguồn gốc từ phương Tây Còn đối với Thế Lữ, Vũ Ngọc Phan cho rằng “loại truyện trinh thám của Thế Lữ chưa thành công” [168,tr.54].

Nhà văn Khái Hưng, trong Lời giới thiệuVàng và máu(1934) đã nhận xét về hiện tượng kết hợp “bút pháp” phương Tây và phương Đông ở các truyện trinh thám kinh dị của Thế Lữ, và cũng là “mong mỏi” của nhà văn:

Tôi vẫn mong mỏi sẽ có nhà văn dung hợp được văn Thái Tây với văn ÁĐông, để gây một lối văn viết theo óc khoa học mà vẫn giữ được thi vị của văn Tàu

Nhà văn đó ngày nay đã có: chính là bạn Nguyễn Thế Lữ, thi sĩ trong Tự lựcvăn đoàn

Thực vậy, tác giả những truyện “Vàng và máu” và “Một đêm trăng” đã tỏra có óc khoa học của Edgar Poe và tâm hồn thi sĩ của Bồ Tùng Linh [104, tr.14]. Đưa ra đánh giá này, Khái Hưng dường như chỉ căn cứ vào các truyện trinh thám kinh dị của Thế Lữ ở giai đoạn đầu (Vàng và máu, Một đêm trăngxuất hiện vào năm 1934) Thực ra, khái quát như vậy về Thế Lữ là chưa đầy đủ bởi ông còn có cả loạt truyện trinh thám suy luận xuất hiện từ năm 1937 mà tiêu biểu nhất là series truyện về nhân vật thám tử LêPhong.

Trong “Lời giới thiệu”tậptruyện ngắnTiếnghúbanđêmcủa ThếLữ, Dương QuảngHàmlạicócáinhìnkhácvềtác phẩmVàngvà máu,Bênđườngthiên lôicủa ThếLữ.Nhànghiên cứunhấnmạnhđến“chủ đích”của tác giả khisángtáctruyện trinh thámkinh dị: Ông thường công kích những điềumê tín dịđoan Muốnđạt chủđíchấy,ôngđặt những câu chuyệncóvẻrất rùngrợn làm chongườiđọc ghê sợ,rồiđếnđoạn kết,ông đemcáilẽkhoahọcramàgiải thíchcácviệcđãxảyramộtcách rấtđơngiản,tựnhiên Chínhvìthế,cáccâu chuyệncó sứchấpdẫn kìlạ,làmcho ngườiđọcthíchthú [88,tr.9]. Điềuđócho thấyDương QuảngHàmđãđánh giácaoThế Lữ ởthểloạitruyện trinh thám. Ởgiai đoạn này, mặcdùcó biểudươngsựsángtạo của nhà vănViệtNamtrong việc tiếp thuthểloạivăn họcphươngTâynhưng cácnhànghiêncứuchưa thựcsựcoitrọnggiá trị củatruyện trinh thám ViệtNam.

TrongViệtNamvănhọcsửgiản ướctânbiên(1965),tác giảPhạmThế Ngũđãdành11trang đánhgiávềmảng truyệnkinhdịlãng mạnvàtruyện trinh thámcủa Thế Lữ.Theo PhạmThếNgũ,bêncạnhmộtThếLữmởđườngcho Thơmớicòn có một ThếLữvăn xuôi đặcsắc.Tuynhiên, truyện trinh thámcủa ThếLữcũngcónhược điểm:

Tiểu thuyếtcủa ông caoquá,lấylàmtruyện những điềulạquá,làmnhânvậtnhững người hiếmquá[…] Cao quácảởcách viếtsăn sócchải chuốt, cách lập luận khoahọc tỉ mỉ, vìvậykhôngphổbiến trongđộc giảtrungbình[ ].Cáctác phẩmtrinh thám của ôngcónhiềutìnhtiết philí,không gianvà thờigian truyện ngắnvà hẹpmột cách khiên cưỡng [154,tr.214].

Phạm Thế Ngũ cho rằng “thể loại tiểu thuyết này ngay bản chất của nó, không có lợi thú văn học lắm” [154, tr.214].

TrongThếLữ - Về tác gia và tácphẩmdoPhạmĐìnhÂngiới thiệuvàtuyển chọn,LêHuy Oanhđãđisâu tìmhiểunghệ thuật xây dựngcốttruyệnvànghệthuậtkểchuyện trong truyện trinh thám kinhdịcủa ThếLữvới bàiviếtNghệthuậtkểchuyện củaThế Lữtrong“Vàng vàmáu”vàkếtluận:

Chínhnhờ tàikểchuyệncủatácgiảmà“Vàngvàmáu”đã làmột tácphẩmlớn[…].Tấtcảnhững tình tiết, nhữngyếutốgâytò mò, gâycảmgiácmạnh, gây xúc độngđều đượcđặt trong một thứtựhợp lí[…] với“Vàngvà máu”, ông đángđượccoilà mộttrong nhữngtiểuthuyết giađại tài củaxứsở chúng ta [4,tr.426].

Bên cạnhcác tác giảtruyện trinh thámgốcmiền BắcnhưThếLữ, PhạmCao Củng,Bùi HuyPhồn;một tác giảmiềnNamlàPhúĐức cũngđược nhắc đến Cáctác giảThượngSỹ,VũBằng,Ngọa LongtrongVănnghiệpPhú Đức–Tiểu thuyếtgia một thời nổitiếngởNamBộđã đềcậpđếnnhiềuvấnđềtrong sángtác củanhàvănPhú Đứcvàkhẳng định: “Chỉvớicáitên tác giảPhúĐứclà đủđảmbảo,đủlôi kéobạn đọcrồi; nhưng phải nhìn nhậnlàtrongtất cảtiểu thuyếtcủaPhúĐứcthìchỉcóbộChâuvềhiệpphốlàhayhơnhết”[189,tr.25].

Có thểthấy rằng,tình hìnhnghiên cứu truyện trinh thámởgiai đoạnnàykhông đượcsôinổi bởi sángtáctruyệntrinhthám không phát triển,bịgián đoạndo sựthayđổivềmốiquantâm của nhàvăn vàthịhiếubạn đọctrong điều kiện kháng chiến,cảnước hướngđếncuộcđấutranhgiảiphóngdân tộc,thống nhất nước nhà.Dòng vănhọccách mạng phát triểnvớitưcáchlàdòng chủ lưu.Trên phương diệnlíluậnvăn họcvàmĩ học, hệthốngchứcnăng vănhọc chỉchú trọng đến chức năng nhận thức, giáo dục,thẩmmĩ,màxem nhẹ,thậmchí không thừa nhận chức năng giải trí.Vớikhuynh hướng cách mạng,sửthi, nhà vănhướngđếnphảnánh cuộckháng chiến trườngkì,giankhổvàanh dũng củanhân dân ta,biếnvăn họcthànhmột vũ khíđấutranhcách mạng, v.v…Và dĩnhiên,trong hoàn cảnhđóthìsựquantâm của các nhànghiên cứugiaiđoạnnàyíthướngđếntruyện trinh thámlàtấtyếu.

Năm1975,cuộckháng chiến chốngđếquốcMĩ kết thúcthắng lợi,non songthuvềmộtmối,đời sống văn học cósựthayđổi Nhàvăn,bạn đọcvàcácnhànghiên cứu,phê bìnhcũngcósựdịch chuyểnsựquantâm đếnnhữngvấn đề,nhữngđềtài,thểloạivànhucầuthẩm mĩmới, trongđócó sự đòi hỏi giá trịgiảitrí của văn học.Vìthế,nhiều ngườicó sựquantâmnhiềuhơn đến thểloại truyện trinhthám. Tác giảVũĐứcPhúc, trongmột bàiviếtvớitựađềTruyện trinh thám(1981),đãdànhnhiềutranggiớithiệulịchsửhìnhthành truyện trinh thámthếgiớivớinhữngtác giatiêubiểu nhưHonorédeBalzac, Charles Dickens, E.Allan Poe, v.v… Theotác giả,điều đángkểtrong truyện trinh thám chínhlàhiệnthựcxãhội (tưbản)mà nhà vănđãtậptrungphảnánh,môtảvới tinh thần phêphán. Đánhgiávềtruyện trinh thám Việt Nam,nhànghiêncứu chorằng: “Truyện trinhthámcóảnhhưởngtiêucựcđếnxãhội”[179,tr.36].

Trong “Lời giới thiệu” cuốnVănxuôi lãngmạnViệt Nam 1930-1945,nhànghiên cứu Nguyễn Hoành Khungđãphân chia truyệncủa Thế Lữ chitiết hơn,tác giảviết:

“Ông được biết trướchếtlà ởloại truyệnkinh dị[ ]rồiloại truyệntìnhlãng mạn đường rừng [ ]vànhấtlàtruyện trinh thám,ônglàmộttrong những ngườidẫn đầuvềthểloại tiểuthuyếtởnướcta”[115, tr.423].Ông xếpsáng táccủa ThếLữthành nhiều nhóm khác nhau, trongđóđángchúýlàtruyệnkinh dị,truyện trinh thám, truyện đườngrừng.Nguyễn Hoành Khung đánhgiávềvănnghiệpcủaThếLữ ởcả haigiaiđoạntrướcvàsaucáchmạngthángTám: Thành côngnhất của nhà văn vẫnlàtruyện trinh thám Đồng thời,tác giảcũng nhậnđịnhvềthểloạitruyệntrinhthámViệtNam:Chínhcái“phụđề”ghibên cạnhtêntruyệnTruyện trinh thámAnNamcủa nhàvăn Nguyễn Công Hoanchothấy cái nhìn khắtkhevềthểloạitruyệntrinh thám ViệtNamcủanhà vănhiện thực Nguyễn Công Hoan Bìnhluậnvềtruyện ngắn này, Nguyễn Hoành Khungchorằng thiên truyện thường đượcxemnhưmột ngón đòn “đảkíchkhátrúngthứ vănchương” hiện đại, “lai căng toànnhữngchuyệnli kìrẻtiền” [114, tr.7].

Nhà văn Bùi Huy Phồn, trong “Đôi lời tâm sự cùng bạn đọc” in trong tác phẩmLá huyết thư(tái bản năm 1989) nhận định:

Trong nhữngnămcuốithập kỉ20đầu thập kỉ30,bêncạnh những tiểuthuyết chứa chan lòng yêunướcthương nòi, chúngtacònbịmột thứ bịnh dịch điên loạnvề cácloại truyện phong thần, kiếm hiệp, dao bay, trinh thám tungratừbốn phươngtámhướngđểngudân,đầu độcđông đảothanh niên hồi bấygiờ, thứ bịnh dịch cũng không kémphần nguy hiểm như cácthứtruyện trinh thámrẻ tiền,truyệnvềnhữngvụ ánhìnhsựđươngăn dỗtiềnvàmê hoặcconemchúngtangàynay [174,tr.6]. Điềuđócho thấy tác giảđãkhôngghinhận nhữngđónggópcủa thểloại truyện trinh thámđối vớisựphát triểnvăn học dân tộcvàđối với đời sống vănhóa,xãhộiởnướcta. Cólẽtruyện trinh thám ViệtNamđược nghiên cứumộtcách khách quan,khoa họchơnlà từkhiđấtnước bướcvàothờikìđổi mớivàhộinhậpquốctế(1986).Đâycũnglàlúccác nhànghiêncứu bắt đầu cósựthayđổitrong cáchnhìnnhận, đánhgiá lạivềcác hiện tượngvănhọc.Ítthấy nhữnglời phêphángay gắt đối với thểloại truyện trinh thámnhưtrước đây; thậmchícónhữngtác giả đặt lại vấn đề, xác định lại vaitrò,vịtrí củatruyện trinh thám trongđờisốngvănhọc Trongbốicảnhđó, xuấthiệnrấtnhiềubàiviết, công trình nghiêncứuvềcácvấnđềliênquanđếnthểloạitruyệntrinhthámViệtNam.

Nhànghiên cứu Phan Trọng Thưởng với bài viếtThế Lữ nghệsĩhai lầntiên phongđãnhậnxét:

Chỉ sau khitập“Mấy vần thơ”rađời đượcítlâu,ThếLữdần chuyển sanglĩnhvựcvănxuôi, với haisởtrườnglàtiểu thuyếtli kìrùngrợn vàtiểu thuyếttrinhthámnhư:“Vàngvàmáu” (Đời nay-1937),“Bênđường thiên lôi” (Đờinay-1936); “Mai HươngvàLêPhong” (Đời nay-1937), “Góithuốclá” (Đờinay-1940) Với “Vàngvàmáu”(tiểu thuyết kinh dị),ông cóthểđượccoi là tác giảđạt đỉnhcao nghệthuậtcủaloại truyện này Điều đáng chúýlàsựthayđổithểloạiởThếLữđồngthờicũng kéotheo cả thếgiới nghệthuậttrong sángtáccủa ông.Nếu nhưởThơmớiông thíchcõi tiên,ởtruyện trinhthám ông thíchcõiđờithìởtruyệnlikì,rùngrợn,ôngthíchcõiâm [201,tr.13].

Nhận địnhnàycho thấynhànghiên cứu Phan Trọng Thưởngđãquan tâmđánhgiávàghinhậnvịtrí,vaitrò,đónggópcủaThếLữ ởcáclĩnh vựcsángtáckhác nhauđốivới nềnvăn học,trongđócósựđónggópcủa ôngởthểloại truyện trinh thám. Đánh giá của Hoàng Minh Châu cũng gần với nhận định trên khi tác giảBài học tình yêucho rằng: “Nhưng có lẽ các nhà văn hiện nay và cả độc giả, nếu có dịp đọc lại những truyện trinh thám của Thế Lữ - nhà thơ, ắt sẽ ngạc nhiên mà kêu rằng: viết truyện trinh thám được như ông không phải dễ!” [26, tr.28] Đó là sự ghi nhận thành công của Thế Lữ khi viết truyện trinh thám.

SỰ RA ĐỜI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦATHỂ LOẠI TRUYỆN TRINH THÁMVIỆTNAM

Nguồn gốc và những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời thể loạitruyện

2.1.1 Bốicảnhlịchsử-xãhội,vănhóa,vănhọcViệtNamđầuthếkỉ XX

SựxâmlượccủathựcdânPháptừcuốithếkỉXIX,đầuthếkỉXXkhiến cho xã hội, văn hóa Việt Nam có sự biến đổi sâu sắc Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng, chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược đất nước ta Sau gần nửa thế kỉ bình định về quân sự, thực dânPháp đã thôn tính hoàn toàn, biến đất nước ta thành một nước thực dân nửa phong kiến Từ đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị thuộc địa một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa đối với đất nước ta Từ đây, thực dân Pháp thực sự khai thác thuộc địa về kinh tế Hai cuộc khai thác thuộc địa của chúng (lần thứ nhất từ năm 1897 đến năm 1914; lần thứ hai từ năm 1919 đến năm 1929) nhằm vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, mở mang thị trường đã khiến cho xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc Quá trình đô thị hóa, sự ra đời các thành phố công nghiệp, đô thị, thị trấn diễn ra ở nhiều nơi Cơ cấu giai cấp trong xã hội cũng có sự thay đổi lớn: bên cạnh những tầng lớp, giai cấp cũ như nông dân, địa chủ, những giai cấp, tầng lớp xã hội mới như tư sản, tiểu tư sản, công nhân, dân nghèo thành thị, viên chức, học sinh, sinh viên xuất hiện ngày càng nhiều Những giai tầng mới ra đời tạo ra một lớp công chúng mới của văn học có đời sống tinh thần và thị hiếu mới Điều này tác động đến văn hóa, văn học, làm nảy sinh đòi hỏi một thứ văn chương mới Đồng thời làm xuất hiện những chủ thể sáng tạo nghệ thuật mới đại diện cho tiếng nói khác nhau trong xãhội.

Cùng với sự biến đổi về kinh tế và cơ cấu giai cấp xã hội, tình hình giáo dục, đời sống tư tưởng, văn hóa và tâm lí ở Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến. Thực dân Pháp chủ trương nhanh chóng xóa bỏ hoàn toàn nền giáo dục Nho học, thay vào đó là sự mở rộng hệ thống giáo dục Pháp-Việt, mở ra nhiều trường học và chia thành hai bộ phận: các trường Pháp chuyên dạy học sinh Pháp theo chương trình “Chính quốc”, các trường Pháp-Việt chuyên dạy người Việt theo chương trình “Bản xứ” Việc làm này của thực dân Pháp, bên cạnh mục đích giáo dục phục vụ sự cai trị, thôn tính, khai thác, bóc lột của họ, nó cũng đã tạo ra tầng lớp trí thức Tây học, có sự tiếp cận với văn hóa, văn học Pháp và phương Tây Từ trường học Pháp-Việt và bối cảnh xã hội chung,nhiềuthànhtựukhoahọckĩthuật,nghệthuậtvàvănhóagắnvớicáctràolưu tư tưởng mới từ phương Tây thông qua sách báo nước ngoài đã tràn vào trong nước, thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Á- Âu, Đông-Tây ở Việt Nam Việc in ấn, xuất bản và giới thiệu các công trình về khoa học tự nhiên, về triết học, luật học của các học giả phương Tây đã góp phần làm thay đổi phương pháp tư duy, nghiên cứu Phương pháp tư duy duy lí tồn tại bên cạnh lối tư duy duy cảm được hình thành trong một số trí thức tân học, tác động mạnh đến quan niệm nhân sinh và nghệ thuật của nghệ sĩ Việt Nam Đặc biệt, đến thời kì này, viết văn cũng được coi là một nghề, tuy còn rất chật vật, khó khăn Vì thế, việc sáng tác của nhà văn trở nên có tính chuyênnghiệp.

Như trên vừa nói, đây là thời kì giao lưu văn hóa Đông-Tây diễn ra mạnh mẽ Nếu trong suốt mười thế kỉ văn học trung đại, Việt Nam chỉ giao lưu với văn hóa, văn học phương Đông mà chủ yếu là văn hóa, văn học Trung Hoa thì từ đầu thế kỉ XX, Việt Nam mở rộng giao lưu với văn hóa, văn học Pháp và qua đó giao lưu với văn hóa, văn học phương Tây Đây là bước chuyển biến sâu sắc vì trước đó sự giao lưu của Việt Nam chỉ mang tính khu vực, còn từ đầu thế kỉ XX có giao lưu với văn hóa Pháp và phương Tây là Việt Nam đã bước ra phạm vi giao lưu thế giới Nhờ đó mà văn hóa, văn học Việt Nam có điều kiện để giao lưu, tiếp nhận và tiếp biến văn hóa, văn học của phương Tây và bắt đầu trở thành một bộ phận trong văn hóa, văn học thế giới.

Lịch sử chính trị-xã hội, văn hóa và văn học, nghệ thuật luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau Thời đại nào thì văn học ấy Sự biến động của tình hình lịch sử-văn hóa-xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn học Việt Nam Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi phác thảo bối cảnh văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đếnCách mạng tháng Tám năm 1945 để lí giải nguyên nhân tác động dẫn đến sự ra đời thể loại truyện trinh thám ở Việt Nam Đây là thời kì rất quan trọng trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng.

Trước hết có thể thấy, từ đầu thế kỉ XX, trong nhiều lĩnh vực, từ hành chính công vụ đến văn chương nghệ thuật; chữ Hán, chữ Nôm đã được thay thế bằng chữ quốc ngữ Sự phát triển rộng rãi của chữ quốc ngữ đã tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp xúc với sách báo Nhu cầu văn hóa của lớp công chúng mới làm nảy sinh những hoạt động kinh doanh văn hóa, làm cho nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo theo kĩ thuật hiện đại phát triển khá mạnh Chính sự phát triển ấy, đặc biệt là sự phát triển của báo chí đã làm chỗ dựa cho sự phát triển của văn học.

Từ đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam bắt đầu phát triển theo hướng hiện đại hóa, dần dần thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, hội nhập với nền văn học thế giới Đây là giai đoạn có sự đan xen cũ-mới trong văn học, cái mới đang hình thành và cái cũ vẫn chưa mất đi ở nhiều yếu tố của văn học Trong khi sáng tác của những cây bút Hán học như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế đã có những đổi mới về nội dung tư tưởng nhưng thể loại, ngôn ngữ, thi pháp, văn tự vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại thì những cây bút tân học lại có những sáng tác mới với quan niệm văn học, mục đích sáng tác, quan niệm thẩm mĩ, thể loại, thi pháp, văn tự mới Lúc này, chữ quốc ngữ đã xuất hiện và được phổ biến ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có văn chương nghệ thuật Cùng với chữ quốc ngữ, báo chí và phong trào dịch thuật phát triển Nhiều tác phẩm tiểu thuyết cổ điển, tiểu thuyết và kịch Pháp, Tân thư Trung Quốc, Nhật Bản được dịch và có tác động quan trọng tới việc hình thành và phát triển văn xuôi chữ quốc ngữ ở Việt Nam Đầu thế kỉ XX, nhiều tác phẩm văn xuôi bằng chữ quốc ngữ ra đời Đến giai đoạn 1920-1930, quá trình hiện đại hóa nền văn học đãđạt được những thành tựu đáng kể Với những tác phẩm ở các thể loại, nhiều tác giả đã khẳng định được tài năng và sức sáng tạo qua những sáng tác của mình như: truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học; tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh; thơ của Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải; kịch của Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, v.v… Để rồi nền văn học của ta hoàn tất quá trình hiện đại hóa ở giai đoạn 1930-1945 Đến giai đoạn này, nền văn học nước nhà đã có sự cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ; ngay cả những thể loại mới như kịch nói, phóng sự, phê bình văn học đều khẳng định được sự cách tân so với văn học trung đại Sau giai đoạn giao thời, từ năm 1930 đến năm

1945, nền văn học Việt Nam gắn liền với sự chuyển động trong đà quay rất nhanh Chỉ trong 15 năm, văn học đã thực sự bước vào quỹ đạo văn học hiệnđạivới nét nổi bật của tư duy nghệ thuật là “tôi nhìn thế giới bằng con mắt của riêng tôi”, thế giới được phản ánh qua cảm quan của người nghệsĩ.

Sự phát triển mạnh mẽ và lớn lao về số lượng tác giả và tác phẩm; sự hình thành và đổi mới theo hướng hiệnđạiở các thể loại văn học; sự vận động với nhiều bộ phận, xu hướng văn học và độ kết tinh ở nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu như đã khái quát ở trên cho thấy văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 có sự phát triển nhanh chóng trong lịch sử văn học dân tộc Chưa bao giờ nền văn học của ta lại có sự xuất hiện một thế hệ nhà văn, nhà thơ tài năng đông đảo và đạt được những thành tựu to lớn gắn với sự hoàn thiện về các thể loại văn học như trong thời kìnày.

Văn xuôi đạt được những thành tựu ở tất cảcácthể loại: từ tiểu thuyết, truyện ngắn cho đến phóng sự, bút kí, tùy bút, kịch nói, lí luận và phê bình văn học.Mặc dù tiểu thuyết quốc ngữ trước năm 1930 xuất hiện chưa nhiều, kết cấu,cốt truyện còn đơn giản, thậm chí có một số chỉ là phỏng tác theo cốt truyện của tiểu thuyết phương Tây hoặc chưa thoát được kiểu kết cấu chương hồi, ngôn ngữ chưa mang tính nghệ thuật cao nhưng đã là tín hiệu khai mở sự phát triển của thể loại này Để rồi từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, thể loại này đã phát triển phong phú, có sự đổi mới sâu sắc và đạt được thành tựu lớn lao Tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn với những tác phẩm xuất sắc của Nhất Linh, Khái Hưng đã đẩy cuộc cách tân tiểu thuyết lên một bước mới Tiếp đó, từ năm

1936, những tên tuổi lớn của tiểu thuyết hiện thực như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất

Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, v.v… đã thực sự đưa công cuộc cách tân tiểu thuyết nước nhà lên một tầm caomới.

Cùng với tiểu thuyết, truyện ngắn cũng phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng. Đặc biệt, chỉ sau hơn mười năm, từ năm 1930 đến năm 1945, trong nền văn học củachúng tađã xuấthiệnnhiều truyệnngắnđặc sắc,có nhữngtruyện đượccoilà kiệt tác.Chưabaogiờtruyện ngắnnướcta lại đơmhoakết trái muôn sắcmuônhương nhưởgiai đoạn1930-1945mà nókết tinhởnhững sáng tác truyệnngắntrào phúng của NguyễnCôngHoan;truyệnngắntrữ tìnhcủaThạchLam, Thanh Tịnh,HồDzếnh;truyện ngắn phong tục củaTôHoài,BùiHiển,KimLân; vàNamCaovớinhữngtruyệnngắn viếtvềngười nôngdânvà người trí thức nghèo,mangtưtưởngsâusắc,có ýnghĩa kháiquátrộng lớnvớinhữngtrangmiêutả, phântíchtâmlí đạt đếntrìnhđộnghệ thuật cao.Ở giai đoạnnày,ngoàivịtrí ngườiđitiên phongcủaphongtràoThơmới,ThếLữcũng là cây bút cónhững thànhtựutruyện ngắnxuấtsắc,nhất là ởnhữngsángtác truyện kinh dị, truyện trinh thám. Ở thời kì này, nền văn học nước ta cũng đã ghi nhận thành tựu của một số thể loại văn xuôi mới xuất hiện như: phóng sự; tùy bút, bút kí; lí luận, phê bình văn học Ra đời từ đầu những năm 30, thể loại phóng sự đã đạt được nhữngthànhtựuđángghinhậntrongnhữngsángtáccủaTamLang,Trọng

Lang, Ngô Tất Tố, Lê Văn Hiến, v.v… và nhất là những sáng tác của “Ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng Đặc biệt, sự phát triển và liên tiếp xuất hiện những tác phẩm phóng sự điều tra với yếu tố sự kiện, vụ án, điều tra đã có tác động lớn đến sự phát triển thể loại truyện trinh thám Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Có thể khẳng định rằng, nhờ sự kế thừa tinh hoa truyền thống văn học dân tộc, nhờ sự giao lưu, ảnh hưởng, tiếp thu văn hóa, văn học Phương tây, nền văn học nước ta đã bước vào quá trình hiện đại hóa từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 Mặc dù còn những hạn chế không tránh khỏi nhưng nền văn học dân tộc đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn Ở thể loại văn học nào cũng phát triển nhanh và mạnh, ở thể loại nào cũng ghi nhận được nhiều tác giả, tác phẩm xuất sắc, trong đó có những tác phẩm xứng đáng là kiệt tác Đóng góp vào sự phát triển và những thành tựu to lớn ở các thể loại có sự tham gia đóng góp của các nhà văn viết truyện trinh thám.

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời thể loại truyện trinh thámViệt Nam

2.1.2.1 Nhu cầu tinh thần của xã hội và công chúng đươngthời

Thực tế trong đời sống xã hội từ cổ xưa cho đến ngày nay, con người luôn hướng đến sự văn minh và khát vọng đời sống công bằng Những cách hành xử của con người trái với đạo đức hay pháp luật vẫn thường thấy ở bất kì thời đại nào, ở bất kì xã hội nào Để thực hiện khát vọng công bằng, người ta đấu tranh nhằm loại bỏ, chế ngự hay cải biến tội ác bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc phản ánh tội ác và sự trừng phạt tội ác trong những sáng tác văn chương Ước mơ về công lí từng là ước mơ ngàn đời của con người Việt Nam,được thể hiện đa dạng và phong phú trong văn học Việt Nam, nhất là trong văn học dân gian: ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, truyện truyền kì,v.v…

Hơn nữa, bản chất đời sống tinh thần của con người là luôn có khát vọng kiếm tìm sự thật Chính khát vọng kiếm tìm sự thật của con người là một yếu tố nguồn cội để truyện trinh thám ra đời, bởi bản chất của thể loại truyện trinh thám là thể loại đi tìm sự thật: nêu lên vụ án, tất nhiên trong đó có nạn nhân, và quá trình đi giải mã sự thật về nạn nhân, sự thật về thủ phạm, sự thật về lí do, mục đích, cách thức gây án của kẻ thủ ác bằng việc sử dụng lí trí, tư duy logic, sự hiểu biết của thám tử/ người điều tra.

Sự hiếu kì, muốn khám phá những điều mới lạ, những điều bí ẩn là một tâm lí phổ biến của người Á Đông, và đó cũng là một đặc điểm nổi bật của người Việt Nam TruyệnBí mậttrong văn học dân gian Việt Nam là một ví dụ nói lên rõ điều này Vì thế, chắc không có thể loại văn học nào thích hợp hơn thể loại truyện trinh thám trong việc khơi gợi trí tò mò, sự hiếu kì, thích khám phá cái lạ (cái chưa biết, cái cần làm sáng rõ) Bởi vậy, ở chiều ngược lại, tâm lí hiếu kì của người Việt Nam cũng là nguồn gốc, là nguyên nhân, là xúc tác cho sự xuất hiện thể loại truyện trinh thám ViệtNam.

Các giai đoạn phát triển thể loại truyện trinh thámViệtNam

2.2.1 Giai đoạn hình thành và phát triển thể loại từđầuthế kỉ XXđ ế n 1945 ỞViệtNam,truyệntrinhthámxuấthiệnmuộnsovớicácnướcphươngTây và so với một số thể loại khác ở nước ta Trong môi trường giao thoa văn hóaPháp-Việt, một số truyện trinh thám nước ngoài được dịch và in ở nước ta Về cơ bản, nhờ sự giao thoa văn hóa mà có sự manh nha thể loại truyện trinh thám với việc một số nhà văn Việt Nam mô phỏng truyện phiêu lưu,truyệntrinhthámphươngTây,đưamotifphiêulưu,hìnhsự-điềutravàotác phẩm của mình Bửu Đình là một trong số những nhà văn có sự đóng góp như thế đối với sự ra đời truyện trinh thám Việt Nam Tác phẩmMảnh trăng thucủa ông mặc dù được in trên BáoPhụ nữ tân vănsố 40 ngày 20/02/1930 với chú thích là

“ái tình tiểu thuyết” nhưng khác với những thiên tiểu thuyết diễm tình khác chỉ mô tả tình yêu, những đau khổ và đấu tranh để đi đến tự do yêu đương, tác giả Bửu Đình đã đưa vào cốt truyện một câu chuyện vụ án với cái chết của nhân vật người chồng Thuần Phong trong đêm tân hôn, người vợ Kiều Tiên đã quyết tâm tìm ra kẻ giết chồng mình Được sự giúp đỡ của nhiều người như Thành Trai, Minh Đường, cuối cùng họ đã tìm ra được thủ phạm giết Thuần Phong, đồng thời làm sáng tỏ thân phận cô em gái của Kiều Tiên tên là Kiều Nga, vạch mặt sự gian tà của Nguyễn Viết Sung, Bẩy Lộng, v.v… Rõ ràng, nhiều yếu tố trinh thám của văn học hiện đại đã xuất hiện trong tác phẩm này của Bửu Đình.

Sau đó, từ nửa sau thập niên 30 của thế kỉ XX, truyện trinh thám đã không còn xa lạ với người Việt Nam và đã có sự xuất hiện những nhà văn chuyên viết hoặc viết nhiều truyện trinh thám Tiêu biểu và thành danh ở thể loại này là Phạm Cao Củng, Thế Lữ và Bùi Huy Phồn ở miền Bắc; Bửu Đình, Phú Đức, Biến Ngũ Nhy, Lê Hoằng Mưu, Nam Đình Nguyễn Thế Phương, v.v… ở miền Nam. Ở miền Bắc, Thế Lữ và Phạm Cao Củng là những tác giả mở đầu xây dựng truyện trinh thám hiện đại, tạo cho trinh thám trở thành một thể loại độc lập trong loại hình văn học phiêu lưu ở Việt Nam Thế Lữ tuy là “nghệ sĩ hai lần tiên phong” (ở Thơ mới và kịch) nhưng cũng đã có công lớn đối với sự hình thành truyện trinh thám hiện đại Việt Nam Ông là một trong hai người (cùng với Phạm Cao Củng) mở đầu thể loại trinh thám hiện đại Việt Nam bằng một số truyện trinh thám hấp dẫn, gây ấn tượng sâu sắc Hàng loạt truyện trinh thám của Thế

Lữ ra đời:Vàng và máu(1934),Ba hồi kinh dị,Một chuyện ghê gớm(1936),Lê Phong làm thơ(1936),Lê Phong phóng viên(1937),Những nét chữ(1939),Mai Hương - Lê Phong(1939),Đòn hẹn(1939),Gói thuốc lá(1940), v.v… Đặc biệt là Thế Lữ rất thành công khi xây dựng nhân vật thám tử Lê Phong – một phóng viên trinh thám hào hoa, phong nhã, thông minh, tài trí trong một series truyện trinh thám của ông. Đồng thời, tác giả Phạm Cao Củng cũng đã cho ra đời một series truyện trinh thám với gần 20 cuốn sách, tiêu biểu nhưVết tay trên trần(1936), đặc biệt là ông đã ghi dấu ấn đậm nét với sự thành công khi xây dựng được hình tượng nhân vật thám tử tài danh Kỳ Phát trong một chuỗi sáng tác như:Kho tàng họ Đặng(1937),Một cái tết rùng rợn của Kỳ Phát(1937),Chiếc tất nhuộm bùn(1938),Ba viên ngọc bích(1938),Người một mắt(1940),Nhà sư thọt(1941),Kỳ Phát giết người(1941),Bóng người áo tím(1942),Đám cưới Kỳ Phát(1942),Hàm răng mài nhọn(1942),Đôi hoa tai của bà chúa(1942),Chiếcgối đẫm máu(1942),Một đám cưới rùng rợn của Kỳ Phát(1945), v.v… Bùi Huy Phồn cũng được tác giả Vũ Ngọc Phan nhắc đến trongNhà văn hiện đạivới tư cách là nhà văn viết truyện trinh thám Ông có những sáng tác truyện trinh thám nhưLá huyết thư(1932),Tờ di chúc của dòng họ Trần Thạch(1941),Gan dạ đàn bà(1942),Mối thù truyền nghiệp(1942),Lá thư màuthiên thanh(1943),Món quà năm mới(1943). Ở miền Nam, các tác giả Bửu Đình, Phú Đức, Biến Ngũ Nhy, Lê Hoằng Mưu, Nam Đình Nguyễn Thế Phương cũng cho ra mắt nhiều truyện trinh thám, góp phần làm phong phú, đa dạng và sôi nổi hơn đời sống văn học Được đánh giá là người có công mở đầu cho truyện trinh thám Việt Nam, từ năm 1917, Biến Ngũ Nhy đã giữ mục “Mật thám truyện” trênCông Luận báo,chuyên dịch các tác phẩm trinh thám nước ngoài ra tiếng Việt Đồng thời ông cũng viết truyện trinh thámKim thời dị sử-Ba Lâu ròng nghề đạo tặc(in trênCông Luận báotừ 1917 đến

1920) được một số nhà nghiên cứu cho là tác phẩm truyện trinh thám hiện đại sớm nhất ở Việt Nam Tác phẩm thu hút sự quan tâm đón nhận nồng nhiệt của công chúng do phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ người Việt và được văn giới đánh giá rất cao bởi tính hiện đại của nó Sau tác phẩm này, Biến Ngũ Nhy còn cóMột người ăn cắp bạc nhà nước(1921),Chủ nợ bất nhơn(1921) SauKim thời dị sử - Ba Lâu ròng nghề đạo tặc, tiểu thuyết trinh thám đã nở rộ ở miền Nam với hàng loạt tác giả với những tác phẩm trinh thám ra đời, nhất là ở giai đoạn 1930-1945: Nguyễn Chánh Sắt cóGái trả thù cha(1920); Lê Hoằng Mưu cóĐầu tóc mượn(1926),Đêm rốt củangười tội tử hình(1929),Người bán ngọc(1931); Phú Đức cóChâu về hiệpphố(1926),Tôi có tội(1929),Lửa lòng(1929),Trường tình huyết lệ(1930),Căn nhà bí mật(1930); Nam Đình Nguyễn Thế Phương cóHuyết lệ hoa(1928),Bó hoa lài(1930),Vô oan trái(1931),Giọt lệ má hồng(1932),Khépcửa phòng thu(1933), Chén thuốc độc(1934); Sơn Vương cóBát cơm chanmáu(1929), Chén cơm lạt của người thất nghiệp(1931),

Tướng cướp hàohoa(1931); Bửu Đình cóMảnh trăng thu(1930),Cậu Tám Lọ(1931),v.v

Về nội dung, nhiều truyện trinh thám Việt Nam giai đoạn này phản ánh về một đời sống xã hội những năm đầu thế kỉ XX, đặc biệt ở thập niên 30-40 ở nước ta Lối sống phương Tây tràn vào và đã tạo sự ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội ta Trong xã hội, xuất hiện nhiều con người ích kỉ, tham lam, trở thành căn nguyên cho những hoạt động tội phạm xuất hiện Vì đời sốngvậtchất mà con người sẵn sàng vi phạm pháp luật, họ đi buôn lậu súng, buôn lậu thuốc phiện (Lê

Phong phóng viên) Vì tiền bạc, của cải mà một người trí thức du học ở Pháp về như Lương Hữu lại đem sự hiểu biết khoa học tinh vi để giết bác sĩ Đoàn nhằm chiếm đoạt pho sách y học chứa đựng bí mật nơi giấu của (Mai Hương và Lê

Phong) Vì tiền bạc mà Thạc rắp tâm giết chết người bạn thân thiết ở cùng để chiếm đoạt tấm vé số trúng giải độc đắc của Đường(Góithuốclá) Thậmchí,trongxãhộiấycòncócảsựxuấthiệnnhữnghội đảng bí mật đầy mờ ám như “hội kín” mà Mai đã từng tham gia(Những nétchữ), Đảng Tam Sơn có những hoạt động giết người tinh vi nhất(Đòn hẹn)… trong những truyện trinh thám của Thế Lữ Những câu chuyện như thế còn được thể hiện khá phổ biến trong những truyện trinh thám của các nhà văn khác: Nhân vật Tâm giết bố vợ để chiếm đoạt tài sản (Nhà Sư Thọt– Phạm Cao Củng), Hương sơ Nguyễn Viết Sung bắt cóc, đánh tráo trẻ con vào nhà giàu để mong nhờ cậy về sau (Mảnh trăng thu- Bửu Đình), vì lòng thammàPhan Kì Hổ cho đồng bọn giết chết người bạn (Châu về hiệp phố- Phú Đức); sự trả thù của Đảng Thất Viên (Đám cưới Kỳ Phát- Phạm Cao Củng), vì thù hận mà Lâm Ngục giết Nùng Cao (Vết tay trên trần- Phạm Cao Củng), Năm Nhỏ vì muốm có tiền mà bán đứng chồng cho cảnh sát (Ba Lâu ròng nghềđạo tặc- Biến Ngũ Nhy), Lường-Duỳn giết chết Đào Ngung vì ghen với tình địch (Lê Phong phóng viên- Thế Lữ), Hồ Quốc Thanh căm giận vợ phản bội mà giết chết tên đầy tớ và người vợ một cách dã man (Người bán ngọc- Phạm Cao Củng),v.v…

Những ảnh hưởng từ phương Tây đến xã hội Việt Nam một cách mạnh mẽ khiến cho xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi, đời sống sinh hoạt trong xã hội đương thời khá phong phú và có nhiều sự mới mẻ, khác xa so với đời sống sinh hoạt trong xã hội truyền thống trước đó Điều này cũng được các tác giả truyện trinh thám phản ánh khá rõ trong những tác phẩm của mình Thực dân Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa ở nước talàmbiếnđổi cơcấu, thành phầnxãhội.Trongxãhội cósựxuất hiện các giaitầngmới,tầnglớp tríthứckiểumớiđãxuất hiệnvớiđủhạngngườitốt-xấuđượcthểhiệnkháphổbiến trong truyện trinh thám. Chẳnghạntrong truyện trinhthám của Thế Lữ, ĐàoĐăngKhương,ĐỗLăng trongNhữngnétchữ;bácsĩTrầnThếĐoàn, Lương Hữu trongMaiHươngvà

Hương,ĐinhVõThạc,VănBình,HuytrongGóithuốclávànhiềutácphẩmkhácthuộccácg iaitầngmới.

Mộtbộmáy chính quyềnvànhữngcơquan mới trongxãhộiđương thờiđãxuất hiện.Đó làSởCảnhsát, nơi làmviệccủaviên cẩm trongLêPhongphóngviên;SởLiêm phóng,làcơquancủathanhtramật thám Mai Trungvànhàthương Phủ Doãn,nơiLêPhonggiăngbẫy bắtđượcĐinhVõThạc trongGóithuốc lá;l à Báo ThờiThế,cơquancủaphóngviênLêPhong,tronghàngloạttruyệnvàcó cảđoànvăn hóakháng chiến trongTayđạibợm, v.v…đãphản ánh một đời sốngxãhộirấtrõnét.

Sự thay đổi sinh hoạt xã hội do tác động, ảnh hưởng từ phương Tây còn được thể hiện ở nhiều hoạt động, nhiều việc làm hiện đại gắn với đời sống của con người TrongMai Hương và Lê Phongcó việc đào tạo và học tập ở trường Cao đẳng để có một bác sĩ Đoàn tài giỏi do các vị Giáo sư giảng dạy ỞGói thuốc lácó sự ấp ủ công trình nghiên cứu của Đường Hay các nhân vật Thạc, Huy, Lê

Phong và Văn Bình đi xem chiếu bóng ở rạp và phóng viên Lê Phong có thói quen hút thuốc lá như một cách thức để thư gian mỗi khi suy nghĩ ỞMai Hương và Lê Phong, một người phụ nữ như phóng viên Mai Hương cũng lái ô tô chạy nhanh khiến Lê Phong cũng không thể theo kịp khi theo dõi cô, hay cảnh sinh hoạt đầy bí ẩn, tối tăm ở các tiệm hút trên phố Mã Mây mà quá trình điều tra Lê Phong đã phát hiện ra: “Đến phố Mã Mây anh bảo xe ngừng, rồi xuống cắm đầu chạy như thằng điên về phía tiệm hút thuốc phiện” [131, tr.141-143] ỞĐòn hẹnlại hiện lên một xã hội với sự tấp nập bên trước chợ Hôm mà cái chết của

Nguyễn Bồng do Đảng Tam Sơn ám sát bên tàu điện.Nơiở và sựtínhtoánhànhviphạmtội,những phương tiệnđểphạmtội củatộiphạmvàcách thức,phương tiện điềutra củathám tử-người điềutratrong nhiềutácphẩmcủacáctác giả trinhthámđãchothấy đờisốngđãbiến đổitheo hướng hiện đạihơn củaxãhội đầu thếkỉXX.Quả là những ảnh hưởng từ phương Tây đến đất nước đã tạo ra một xã hội có nhiều hoạt động phong phú, mới mẻ, hiện đại nhưng mặt trái là sự tác động ấy cũng tạo ra một xãh ộ i lộn xộn, tình hình an ninh, trật tự xã hội có nhiều bất ổn với những hoạt động tội phạm được các nhà văn thể hiện trong truyện trinh thám của mình.

2.2.2 Giai đoạn biến đổi mô hình thể loại từ 1945 đến1986

Sau 1945, truyện trinh thám Việt Nam có sự dịch chuyển mô hình thể loại. Lịch sử đất nước giai đoạn này có sự vận động và biến đổi: cả dân tộc phải đấu tranh chống sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ Trong suốt 30 năm trường kì kháng chiến, đội ngũ văn nghệ sĩ hết lòng phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc, họ là những nghệ sĩ-chiến sĩ Trong văn học, với lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, bám sát thực tiễn đất nước trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại, các nhà văn hướng ngòi bút của mình vào phản ánh hai cuộc kháng chiến đầy gian khổ với những hi sinh, mất mát, đâu thương nhưng vô cùng anh dũng và hào hùng của nhân dân ta; đồng thời phản ánh sự tàn ác của bọn thực dân, đế quốc bằng nền văn học cách mạng.

Cuộc kháng chiến vệ quốc trường kì đã thu hút toàn dân tộc tham gia với tình cảm yêu nước nồng nàn, với trách nhiệm công dân cao cả, với lòng căm thù giặc sâu sắc nhằm đấu tranh chống kẻ thù xâm lược trong suốt 30 năm Vì vậy,nhu cầu đọc và tiếp nhận văn học của công chúng-nhân dân ta cũng chỉ tập trung hướng đến những tác phẩm văn học cách mạng cổ vũ quá trình đấu tranh của nhân dân ta; lên án sự phi nghĩa, độc ác của kẻ thù xâm lược Do đó, văn học giải trí, trong đó có truyện trinh thám thuần tuý, về cơ bản, không có vị trí cả trong sáng tác lẫn trong tiếp nhận Nhưng nói như thế không có nghĩa là thể loại truyện trinh thám không xuất hiện ở giai đoạn này, mà nó có sự vận động, biến đổi mô hình thể loại phù hợp với hiện thực đời sống đương thời Không còn là mô hình truyện trinh thám truyền thống như giai đoạn trước 1945, truyện trinh thám ViệtNam giai đoạn này phát triển ở dạng truyện tình báo-phản gián, điều tra-vụ án.Đây là những dạng loại của thể loại truyện trinhthám,sửdụngcácthủphápnghệthuậttruyệntrinhthám,bámsáthiện thực, thường lấy nguyên mẫu trong đời sống đấu tranh của nhân dân – ở đây chủ yếu là những người hoạt động cách mạng, hoạt động tình báo và chiến đấu để tiêu diệt kẻ thù, đấu tranh trấn át tội phạm để bảo vệ đất nước, để “giữ bình yên cuộc sống” cho nhân dân Nhân vật trong những truyện ở dạng loại này không là những thám tử mà là những nhân vật tình báo, là những nhân vật công an.

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN TRINH THÁMVIỆTNAM

Sự hỗn dung, giao thoathểloại

Trong thực tế văn học có những trường hợp một tác phẩm nhưng được xếp vào nhiều loại khác nhau, như: trường hợpVàng và máu(Thế Lữ) có thể gọi là truyện đường rừng-kinh dị-trinh thám; TruyệnThần Hổ, Ai hát giữarừng khuya(Tchya),Trên đỉnh non Tản(Nguyễn Tuân) được xếp vào truyện đường rừng-kinh dị, thậm chí những tác phẩm này còn được nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi tuyển chọn trong cuốnTruyện truyền kì Việt Nam Vì thế, ta có thể thấy bản thân các tác phẩm văn học đã chứa những yếu tố hỗn dung các thể loại Việc phân tách để tìm các yếu tố của các thể loại trong truyện trinh thám chỉ mang ý nghĩa tương đối nhằm làm rõ đặc trưng, đặc điểm thể loại truyện trinh thám ở Việt Nam.

3.1.1 Yếutố truyền kì trong truyện trinh thám ViệtNam

Truyện truyền kì là thể văn tự sự có nguồn gốc từ truyện dân gian, sử dụng những yếu tố hoang đường, kì ảo để phản ánh hiện thực cuộc sống Những yếu tố hoang đường, kì ảo này không phải là dạng nhân vật Bụt, Tiên với vai trò là nhân vật chức năng như trong truyện cổ tích thần kì, cũngkhông phải là lực lượng tự nhiên được nhân hóa như trong truyện thần thoại Sự tham gia của yếu tố thần kì, hoang đường trong truyện truyền kì phần lớn ở trong hình thức các nhân vật con người kết hợp với dạng nhân vật ma, quỷ, hồ li, vật hóa người Trong lịch sử văn học Việt Nam, thể loại truyền kì đã manh nha xuất hiện từ buổi đầu của văn học viết trong những tác phẩm ghi chép các chuyện kì lạ được lưu truyền trong dân gian nhưLĩnh Nam chích quái(tương truyền của Trần Thế Pháp),Việt điện u linh tập(Lý Tế Xuyên), sau đó phát triển mạnh và đạt đến đỉnh cao với những sáng tácThánh Tông di thảo(tương truyền của Lê Thánh Tông),Truyền kì mạn lục(Nguyễn Dữ),Truyền kì tânphả(Đoàn Thị Điểm), Lan

Trì kiến văn lục(Vũ Trinh),Tân truyền kì lục(Phạm Quý Thích),Thính văn dị lục(Khuyết danh),Việt Nam kì phùng dị lục(Khuyết danh) Về nghệ thuật, ta dễ dàng bắt gặp trong những sáng tác truyền kì những câu chuyện mang cốt truyện dân gian hoặc dã sử, các motif quen thuộc trong truyện dân gian Và có không ít những truyện truyền kì vốn là những truyện dân gian được sáng tạo lại Ở truyện truyền kì ta dễ dàng thấy sự hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và những yếu tố hoang đường, kì ảo Cùng với không gian huyền ảo, bên cạnh những con người phàm trần là những nhân vật không thuộc về thế giới người như tinh vật, yêu ma, thần tiên TừThánh Tông di thảođếnLan Trì kiến văn lục, ta đều có thể bắt gặp những nhân vật siêu nhiên trong một thế giới ảohuyền.

Mặc dù ra đời muộn, chịu sự ảnh hưởng và kế thừa các yếu tố của truyện trinh thám phương Tây và truyện kiếm hiệp, truyện công án phương Đông, nhưng truyện trinh thám Việt Nam đã bám rễ vào cái nôi văn hóa dân tộc với các thể loại văn học truyền thống, trong đó có truyện truyền kì Chúng ta có thể tìm thấy nhiều yếu tố của truyện truyền kì trong truyện trinh thám Việt Nam Những yếu tố kì ảo trong các truyện truyền kì được các nhà văn trinh thám Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo để làm tăng sức gợi cảm, hấp dẫn cho câu chuyện mà vẫn không làm mất đi yếu tố hiện thực gắn với tính logic, khoa học – yếu tố bản chất của truyện trinh thám Các chi tiết kì ảo xuất hiện phổ biến trong truyện trinh thám Việt Nam.Vàng và máu(Thế Lữ) là câu chuyện kể về sự giải mã của quan Châu Nga Lộc về cái chết của mọi người khi đến hang Thần trên núi Văn Dú và tìm ra kho báu do quan Tàu để của Cốt truyện li kì nhưng lại có một giải kết khoa học Cái hang lớn trên núi Văn Dú là nơi chứa những tai họa ghê gớm – ai vào đó cũng chết, là nguồn gốc của những chuyện khủng khiếp, kinh hoàng gắn với những câu chuyện đồn thổi về thần linh, ma quái, khiến ai nấy đều sợ mà tránh xa Truyện có vẻ quái đản, rùng rợn nhưng không quá thần bí khi giải kết của truyện là sự lí giải khoa học bằng trí tuệ sáng suốt của con người: cái chết của tất cả những người vào hang trước đó không hềdothần linh, ma quỷ gì hết, mà là do những viên đá được tẩm thuốc độc bởi tên quan Tàu tạo nên để bảo vệ kho báu khi chúng để của trong hang thần trên núi VănDú.

Tương tự như thế, kiểu xây dựng những chi tiết, khung cảnh kì ảo, hoang đường rồi cuối cùng đều được hóa giải, được giải thích có cơ sở logic, khoa học được thể hiện nhiều ở các tác phẩm:Lê Phong phóng viên,Đòn hẹn,Góithuốc lá(Thế Lữ);Vết tay trên trần,Con ma cây vả,Kho tàng họ Đặng,Chiếc gối đẫm máu,Ông già buôn xác chết,Buổi diễn tất niên của người hổ,Cái tết của người đã chết,Một cái tết rùng rợn của Kỳ Phát, Kỳ Phát giếtngười,Bóng người áo tím… (Phạm Cao Củng);Tờ di chúc của dòng họ TrầnThạch,Lá huyết thư(Bùi Huy Phồn);Mảnh trăng thu(Bửu Đình);Căn nhà bímật(Phú Đức);Người bán ngọc(Lê Hoàng Mưu);Kim thời dị sử - Ba Lâuròng nghề đạo tặc, Kim thời dị sử - Chủ nợ bất nhơn(Biến Ngũ

Nhy);Mộtmình nơi đất khách,Miền đất lạ(Nguyễn Sơn Tùng);Câu lạc bộ số

7,TrạiHoa Đỏ(Di Li);Mật mã Cham Pa,Minh mạng mật chỉ(Giản Tư

Hải);Nỗiám ảnh tuổi thơ(Nguyễn Thanh Hoàng);Ngôi mộ bí mật(VũKhúc),v.v…

3.1.2 Yếutố kinh dị, đường rừng trong truyện trinh thám ViệtNam

Truyện kinh dị là loại truyện để lại ấn tượng rùng rợn, sợ hãi đối với người đọc thông qua những câu chuyện về cái khác thường Để tạo được điều đó, nhân vật trong truyện kinh dị thường là những nhân vật kì bí, huyễn hoặc như hồn ma bóng quỷ, được đặt trong những sự cố, sự kiện đặc biệt diễnrabất ngờ ngoài sức tưởng tượng của con người và được kể bằng giọng ma mị, huyền bí Không gian trong truyện kinh dị nổi bật nhất là không gian kì bí, linh thiêng Giọng điệu ma quái đã trở thành một nét đặc trưng nghệ thuật của thể loạinày.

Truyện đường rừng lại là loại truyện có sự kết hợp giữa yếu tố lãng mạn với yếu tố hiện thực và sẵn sàng dung nạp yếu tố truyền kì, ma quái, viết về miền núi dưới hình thức phiêu lưu, đầy màu sắc truyền kì và kinh dị, có khả năng khơi dậy tính hiếu kì, kích thích trí tưởng tượng của người đọc Không gian chủ yếu của truyện là không gian núi rừng thâm u, kì bí Thời gian trong những câu chuyện thường diễn ra vào ban đêm nên mọi sự nguy hiểm như rình rập xung quanh con người Nhân vật của truyện được hiện lên gắn với các yếu tố thần kì, ma quái, có sự biến hóa và kinh dị Các nhà văn viết truyện đường rừng thường tạo ra những yếu tố li kì, xây dựng một thế giới núi rừng hoang vu và bí ẩn, gợi cho người đọc sự rùng rợn, ghê sợ Hàng loạt truyện đường rừng trong văn học Việt Nam như:Rừng khuya,Mọi rợ,Tiếng gọi củarừng thẳm,Hồng thầu,Suối Đàn,Đỉnh non Thần,Dấu ngựa trên sương,Chiếc nỏ cánh dâu,Người hóa hổ,Gò thần(Lan Khai);Trại Bồ Tùng Linh,Tiếng hú ban đêm, Cái đầu lâu, Một chuyện ghê gớm(Thế Lữ);Thần Hổ,Aihát giữa rừng khuya,Kho vàng Sầm Sơn,Tình sơn nữ(TchyA Đái Đức

Tuấn), v.v… chứa đựng nhiều chi tiết kì ảo, li kì, hoang đường Nhìn chung,nhữngtruyệnđườngrừngthườnggợilênmộtthếgiớihuyềnbí,linhthiêng, đầy hiểm nguy và bất trắc, vừa gợi trí tò mò khám phá vừa gây cảm giác ghê sợ cho người đọc.

Cũng như sự kế thừa, phát huy các yếu tố kì ảo của truyện truyền kì, truyện trinh thám Việt Nam kế thừa các yếu tố kinh dị, sự bí hiểm hoang vu của truyện kinh dị, truyện đường rừng nhằm tạo ấn tượng rùng rợn, kinh hãi, ghê sợ đối với người đọc, qua đó làm tăng tính hấp dẫn và xúc cảm của độc giả Ví dụ một vài trường hợp điển hình: Trong truyện trinh thám của Thế Lữ, chỉ với âm thanh lảnh lót rồi mất hút của tiếng viên sỏi ném xuống hang thần Văn Dú, tiếng “Kòi… kia ” từ vách núi vang vọng trong không gian, thây người chết treo trên cây đại trước cửa hang thần Văn Dú, không gian núi “Văn Dú hiện ra một vẻ riêng oai linh và màu nhiệm” (Vàng và máu); lời thư đe dọa Lê Phong của đảng Tam Sơn đã trở thành hiện thực như một lời tiên tri, quá trình điều tra của Lê Phong với sự rượt đuổi theo Mai Hương một cách li kì (Đòn Hẹn); hình ảnh cái chết của Đường đầy bí ẩn và rùng rợn trong sự phát hiện đầy ngạc nhiên và hoảng sợ của Huy: “Bỗng Huy kêu lên một tiếng rất ngắn, nhưng ghê gớm; một tiếng kinh dị dữ dội […] Huy vừa chợt trông thấy trên lưng Đường một con dao cắm ngập tới chuôi, trong một khoảng máu đẫm sau áo” (Gói thuốc lá), v.v… đã đủ tạo nên sự rùng rơn, ghê sợ nhưng hấp dẫn bạn đọc dõi theo câu chuyện Ở truyện của PhạmCao Củng thì những yếu tố kinh dị, rùng rợn xuất hiện qua những chi tiết Kỳ Phát phát hiện cảnh lão già bị đâm chết khi “tay sát nhân đâm trúng ngực lão từ bao giờ, một nhát dao ngập đến cán” (Kỳ Phát giết người), là dòng máu trên cầu thang (Bóng người áo tím), là cánh tay đen và chi tiết ông châu Nùng Cao chémLâm Nục với “lưỡi dao sáng loáng vừa hạ, khúc tay từ bàn đến khuỷu đã rơi xuống bên mâm rượu, máu chảy chan hòa, v.v… Lâm Nục kinh sợ, hoảng chạy.Nùng Cao như điên như cuồng, tay cầm chiếc lọ, tay nắm khúc xương tayđ ẫ m m á u , k h a n h k h á c h c ả c ư ờ i ” (Vếtt a y t rê n t rầ n),l àk h ô n g g i a n n h ư huyền bí nơi cụ Lang Sặt sống bên cạnh xác người chết trong nhà cụ đã nhiều năm (Ông già buôn xác chết) và nhiều chi tiết trong các truyệnCon ma câyvả,Ba đốt ngón tay,Chiếc tất nhuộm bùn,Kho tàng họ Đặng, v.v… Đó còn là âm mưu và hành động giết hại chú rể Thuần Phong của Nguyễn Viết Sung trongMảnh trăng thu(Bửu Đình); sự nham hiểm, độc ác của Phan Kỳ Hổ với hành động đốt nhà, giết vợ Lâm Nghĩa Sĩ trongChâu về hiệp phố(Phú Đức); sự trả thù của quan đô đốc Hồ Quốc Thanh rất dã man, khủng khiếp khi sát hại đứa đầy tớ, hắn

“chém Đào Anh một đao rồi đá thây văng xuống ao làm cho máu nhuộm hồ nước” [150] trongNgười bán ngọc(Lê Hoằng Mưu); một xác chết kinh quái đưa vào bệnh viện Việt Đức trongỔ buôn người(Giản Tư Hải), v.v Nhà văn trinh thám gần đây như Di Li cũng sử dụng nhiều yếu tố kì bí, ma mị và giàu sức ám ảnh trong tiểu thuyết trinh thám-kinh dị của mình VớiTrại Hoa Đỏ, đó là các chi tiết chiếc xe của vợ chồng Trần Hoàng Lưu xô vào con chó rừng mà ngay sau đó lại không thấy xác con vật đâu, là bóng ma người đàn bà áo đen “mặt đầy lỗ thủng, bụng ngập máu” luôn hiện diện trong những giấc mơ của Diên Vĩ, là lời nguyền về những cô gái của dòng họ Quách lúc nào cũng chịu một kết thúc bất hạnh – tự tử, là tiếng sáo luôn lặp lại một điệu duy nhất dẫn dắt Diên Vĩ đi trong ma mị, tiếng sáo mà chỉ cô và bé Bảo nghe thấy mà mỗi lần xuất hiện đều báo hiệu có một việc chẳng lành TrongCâu lạc bộ số 7, ngay chương đầu tiên “Đêm Halloween” đã gợi cho người đọc cảm giác ma mị khi theo bước chân Mĩ Anh vào quán bar được trang trí theo kiểu rùng rợn để hút khách, sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của bóng áo đen, là những vụ giết người, những ám ảnh ma quái không giải thích được, là người bạn gái của Vũ Phương Đăng mới chết và ảo giác về cô ở khắp mọi nơi trong phòng ngủ, trên chùa, trong đoạn chat với người chết.Không chỉ đối với các truyện trinh thám của Thế Lữ, Phạm Cao Củng, Biến NgũNhy, Lê Hoằng Mưu ở đầu thế kỉ XX, hay truyện trinh thám của Giản TưHải,

Di Li từ đầu thế kỉ XXI đến nay, mà hầu hết các truyện trinh thám Việt Nam, dù nhiều dù ít, đều sử dụng yếu tố kinh dị, kì ảo của truyện kinh dị, truyện đường rừng để tạo cho bạn đọc những xúc cảm ghê sợ, rùng rợn và bị hấp dẫn, cuốn hút theo những trangtruyện.

3.1.3 Yếu tố kiếm hiệp trong truyện trinh thám ViệtNam

Truyện kiếm hiệp hay còn có cách gọi khác là truyện võ hiệp, truyện chưởng là một thể loại có nguồn gốc từ Trung Hoa, nói về những cuộc phiêu du của những hiệp khách trên giang hồ Nhân vật chính là những võ sĩ hành hiệp, thường được gọi là hiệp khách Hành động của hiệp khách thường mang tinh thần trượng nghĩa, nghĩa hiệp, có bản lĩnh phi thường, trừ gian, diệt bạo, cứu khổ cứu nạn. Tính cách phổ biến của hiệp khách là vị tha, công bằng, tự lập, trung thành, dũng cảm, đáng tin, không màng tiền bạc và danh lợi.

Nhân vật Kỳ Phát trở thành thám tử rất tình cờ, chỉ vì “ham mê đọc truyện trinh thám” mà muốn làm thám tử Kỳ Phát thường cộng tác với bạn là thanh tra Trúc Lâm, thuộc Sở Liêm phóng (Mật thám) Hà Nội, và tất cả các vụ án do Kỳ Phát tìm ra thủ phạm đều đem tặng cho Trúc Lâm lĩnh công và lập danh Phóng viên Lê Phong sau khi khám phá ra bí mật vụ án “thì chỉ có việc mau mau về nhà báo cắm đầu mà viết bài tường thuật và đợi đến một vụ án mạng li kì hơn”; Thành Trai là “một cử nhân Luật, từng du học ở Pháp”, điều tra vụ án nhằm tìm cách minh oan em gái, con chú chàng, là Kiều Tiên (Mảnh trăng thu); Hoàng Ngọc Ẩn, Đỗ Hiếu Liêm (Châu về hiệp phố) vì cảm mến nghĩa tình mà ra tay giúp đỡ nàng Lệ Thủy và những kẻ thế cô; Quan Châu Nga Lộc (Vàng và máu) vì địa vị, trách nhiệm nên tham gia làm sáng tỏ vụ án Các nhân vật thám tử Việt Nam thực hiện việc điều tra với tinh thần nghĩa hiệp, không vì danh lợi bản thân. Đây là một nét đặc trưng trong việc xây dựng kiểu nhân vật thám tử Việt Nam.

Nó không hoàn toàn theo khuôn mẫunhưtrongtruyệntrinhthámcổđiểnphươngTây.Bởilẽ,ởPhươngTây, nghề thám tử hình thành và phát triển mạnh trong xã hội tư bản do nhu cầu thực tế, khi đời sống ở các thành thị phát triển sẽ kéo theo nhiều mặt trái của nó, nghề thám tử trở nên cần thiết và được trả công Nhưng đối với xãhộiViệt Nam, trong thực tế, nghề thám tử chưa được xã hội côngnhận.

Dù được xây dựng thành nhân vật thám tử trong nhiều truyện hay chỉ là nhân vật điều tra trong một truyện, các nhà văn trinh thám Việt Nam vẫn luôn xây dựng nhân vật điều tra - thám tử trong những tác phẩm của mình vừa có võ công, bản lĩnh, vừa có trí tuệ thông minh, có tư duy logic trong điều tra vụ án, vừa thể hiện tinh thần nghĩa khí của hiệp khách trong truyện kiếm hiệp Họ hành động vì những mục đích cao đẹp mà không màng danh lợi cho bản thân Thám tử

Đặc điểm một số thủ phápnghệthuật

Viết được một tác phẩm trinh thám hấp dẫn bạn đọc là công việc không hề dễ dàng Trái lại, nó đòi hỏi nhà văn phải thực sự nắm vững nghệ thuật viết truyện, phải tinh thông trong sử dụng các thủ pháp nghệ thuật phù hợp để truyện trở nên hấp dẫn người đọc và mang đặc trưng thể loại Xem xét trên phương diện thủ pháp nghệ thuật, chúng tôi thấy các nhà văn trinh thám Việt Nam đã nỗ lực và đạt được hiệu quả nhất định trong sử dụng kết hợp một số thủ pháp nghệ thuật. Ở đây chúng tôi xin được tập trung vào các đặc điểm về đề tài, cốt truyện, nhân vật và không gian, thời gian nghệ thuật của truyện trinh thám ViệtNam.

Một truyện trinh thám thường xoay quanh một vụ án, một án mạng và quá trình điều tra của thám tử, người điều tra bí mật để tìm nguyên nhân, cách thức và người phạm tội Việc lựa chọn đề tài phù hợp rất cần thiết đối với việc thu hút sự quan tâm của người đọc Trong mỗi bối cảnh lịch sử-xã hội-văn học khác nhau thì người đọc lại có sự quan tâm đến phạm vi phản ánh đời sống trong tác phẩm văn học khác nhau Nhà văn lựa chọn được đề tài phù hợp với thể loại và thời đại sẽ tạo được sự quan tâm của công chúng, bạn đọc Bên cạnh những đề tài quen thuộc giống như truyện trinh thám phương Tây (chiến tranh, khủng bố, giết người hàng loạt, tình dục, tình báo, điệp viên, tôn giáo, pháp y, thám tử, v.v…), truyện trinh thám Việt Nam khá đa dạng về đề tài, lựa chọn được một số đề tài gần gũi với đời sống xã hội Việt Nam, tạo nên nét riêng của thể loại này trong nền văn học ViệtNam.

Trong thế giới truyện trinh thám Việt Nam có nhiều mảnh ghép đời sống chứa những bí ẩn cần khám phá, gắn với những đề tài gần gũi trong đời sống xã hội Việt Nam Đó là những câu chuyện về bí mật cái chết gắn với đề tài đi tìm kho báu; những vụ án mạng gắn liền với câu chuyện tình ở đề tài tình yêu; những vụ buôn lậu, những vụ án liên quan đến sự chiếm đoạt tài sản, những án mạng gắn với đề tài an ninh, trật tự xã hội; và có cả bí mật về một vụ trộm chỉ nhằm khẳng định tài năng “qua mặt” của “thủ phạm” gắn với đề tài cách mạng, v.v… ở truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Mặc dù ở nửa sau thế kỉ XX, truyện trinh thám Việt Nam trở nên trầm lắng nhưng ở ngã rẽ mới với các tiểu loại, truyện trinh thám Việt Nam đã chủ yếu hướng đến đề tài tình báo, phản gián, hình sự nhằm phản ánh đời sống xã hội Việt Nam trong giai đoạn đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, đặc biệt là ở những năm sau chiến tranh đến hết thế kỉ XX Từ đầu thế kỉ XXI đến nay, trong bối cảnh mới, truyện trinh thám Việt Nam cũng bắt kịp thời đại, đi vào khai thác những đề tài mới gắn liền với đời sống xã hội hiện nay: truyện trinh thám gắn với đề tài môi sinh, dịch bệnh; đề tài lịch sử, văn hoá; đề tài khoa học viễn tưởng bên cạnh đề tài an ninh, trật tự xã hội,v.v… Đặc biệt, một số đề tài xa lạ với thể loại truyện trinh thám phương Tây đã được khai thác và thể hiện một cách khéo léo, hiệu quả trong truyện trinh thám Việt Nam:

Trước đây ta thường thấy đề tài đi tìm kho báu trong truyện cổ tích, truyện truyền kì thì bây giờ ta lại thấy trong truyện trinh thám Việt Nam TruyệnVàng và máucủa Thế Lữ kể về câu chuyện Tàu để của trong một hang từ lâu đã nổi tiếng với những chuyện kì quái, chết chóc Một hôm có hai người Thổ mạo hiểm đến đây và đã gặp một người chết treo cổ ở cửa hang, một người vào hang rồi chạy ra và cũng bị chết ngay ở cửa hang, trên tay cầm một mảnh giấy có chữHán Người còn lại cầm mảnh giấy chạy về trình với quan Châu Nga Lộc Nhờ giải mã ký tự trong mảnh giấy đó mà quan Châu biết hang Văn Dú là nơi một viên quan Tàu nhà Minh để của Ông đã đemgia nhân đến hang thần tìm lấy của Trong khi tìm lấy của ở hang, quan Châu Nga Lộc có óc phán xét thông minh và đã giải mã được những dòng chữ trên mảnh giấy, lấy được hết vàng trong hang và làm rõ bí mật nguyên nhân dẫn đến cái chết của những người đến trước là bởi những tảng đá bị viên quan Tàu quết thuốc độc để giữ của.Kho tàng họ Đặngcủa Phạm Cao Củng kể về câu chuyện chàng thám tử Kỳ Phát dùng tài trí để giải mã chiếc đĩa cổ và bức di chúc của ông tổ họ Đặng, cùng giúp cho 3 người họ Đặng tìm ra kho báu: “Trong hầm ngổn ngang không biết bao nhiêu là thoi vàng bạc […] không biết bao nhiêu là châu ngọc. Viên nhỏ, viên to, miếng mầu hồng, hòn màu biếc, dưới ánh sáng đèn pin, đống châu báu sáng loà phản ra muôn ánh hào quang” [44] Cũng vẫn đề tài đi tìm kho báu, Giản Tư Hải đã kể câu chuyện về những mật mã bằng chữ Phạn khắc trên bia đá chỉ đường đến kho báu của người Champa cổ xưa mà nhà khảo cổ người Pháp Paul Morierre phát hiện ra, rồi ông đến đó và bị giết chết Nhưng trước khi chết, ông đã để lại một mật mã Dựa vào mật mã đó, Kì Phương (học trò Paul Morierre) cùng Thi Nga (con gái Paul Morierre) và Simha (người buôn đồ cổ) đi tìm kho báu Naga nơi thánh địa Mỹ Sơn của người Champa cổ trongMật mã

Champa.Thiên địaHội An Namcủa Giản Tư Hải kể về câu chuyện quân Pháp đánh quét những hội kín từ phương Bắc tràn xuống An Nam thời nhà Nguyễn, trong đó có Thiên địa Hội An Nam Những tài liệu của Thiên Địa Hội An Nam, trong đó có cuốnKinh Phật, được cho là manh mối kho báu bí ẩn ở An Nam thời Nguyễn và thời Trần đang trong tay Thiên Địa Hội An Nam nên người Pháp thực hiện cuộc truy lùng, càn quét Thiên Địa Hội ở nước thuộc địa An Nam, bắt giữ tù binh đưa về Hoàng thành Thăng Long, tìm mọi cách để chiếm đoạt và giải mã tài liệu đó để tìm kho báu TruyệnTrại Hoa Đỏcủa Di Li cũng kể về âm mưu đi tìm và chiếm đoạt kho báu của Trần Hoàng Lưu Vì nghe được lời tương truyền chỉ cần hiến tế cô gái trinh trong dòng họ Quách sẽ tìmđược kho báu khổng lồ của nhà họ Quách mà Trần Hoàng Lưu đã gây nên bao tội ác, giết chết bao người, v.v…

Một đề tài gần như không thấy trong truyện trinh thám phương Tây là đề tài cách mạng, đề tài kháng chiến nhưng ta lại thấy đề tài này trong truyện trinh thám Việt Nam.Tay đại bợmlà một truyện khai thác đề tài kháng chiến Câu chuyện xoay quanh một vụ lấy trộm “giả vờ” của cả Hống với chủ ý lấy trộm của hắn là để mời được mọi người đến nhà mà phục tài của hắn để giúp hắn hoàn lương, giúp hắn thực hiện được tâm nguyện “được làm một công việc xứng đáng với khả năng ra vào những nơi quân giặc đóng, do thám những vị trí rất kín của chúng nó, hoặc nữa, lọt vào tận bản doanh của nó, lấy những tài liệu về cho bộ đội mình” [132].Mặc dù có gián đoạn về thời gian do hoàn cảnh lịch sử nhưng có lẽTay đại bợmcủa Thế Lữ là những trang viết đầu tiên gợi nên những cảm hứng viết truyện trinh thám chính trị - truyện phản gián, tình báo phát triển sau này như:X30 phá lưới(1976) của Đặng Thanh là câu chuyện kể về hoạt động tình báo của nhân vật có biệt danh X.30;Ván bài lật ngửa(1976) của Nguyễn Trường thiên Lý kể về hoạt động tình báo đầy nguy hiểm “Giữa biển giáo rừng gươm” và lí tưởng yêu nước của nhân vật Đại tá Nguyễn Thành Luân;Miền đất lạ(1977) của Nguyễn Sơn Tùng kể về hoạt động tình báo của nhân vật Bảo Trung;Giữa sa mạc lửa(1986) của Nhị Hồ kể về hoạt động tình báo của điệp viên Nguyên Vũ khi lặng lẽ, khôn khéo và mưu trí dũng cảm tìm hiểu các âm mưu của Mĩ, Pháp, góp sức bảo vệ các lực lượng kháng chiến, lực lượng yêu nước Tương tự như vậy,các tác phẩmKế hoạch Anpha(1983) của Lê Chấn,Câu lạc bộ chínhkhách(1986) của Lê Tri Kỷ,Ông cố vấn(1988) của Hữu Mai đều viết về hoạt động tình báo đầy hiểm nguy nhưng rất mưu trí, dũng cảm, gắn với lòng yêu nước của các chiến sĩ tình báo,v.v…

Truyện trinh thám Việt Nam còn khai thác đề tài tình ái, thi văn mà vẫn gay cấn, hấp dẫn và thuyết phục người đọc Trong các truyện của Thế Lữ,Những nét chữcó cốt truyện dẫn dắt về một sự việc có sự phạm tội màthủphạm vô tình giết người và cũng không hề biết mình phạm tội chỉ vì yêu và muốn được yêu Đào Đăng Khương phục tài xét đoán của Lê Phong nên đã đến gặp và nhờ anh điều tra về cái chết của em gái mình là Mai Nhờ sự phân tích, xét đoán tài tình những nét chữ trong bài thơLên núi cảm tácmà Lê Phong khám phá ra thủ phạm Đỗ Lăng là bạn của Khương, vì yêu Mai nên Đỗ Lăng đã giả làm gái để được gần gũi Mai. Mai không biết, cô chơi thân và tâm sự nhiều chuyện với Lăng, trong đó có cả việc cô đã tham gia một hội kín, sau không thấy phù hợp nên cô đã xin ra và hội kín đó cũng tan Chuyện không có gì ghê gớm nhưng sẵn đầu óc giàu tưởng tượng, yếu đuối và bị ám ảnh bởi những chuyện trả thù đọc được trên sách báo nên Mai thường xuyên lo sợ Mỗi lúc như thế, Đỗ Lăng lại tìm cách giải thích, động viên, an ủi làm cho Mai yên lòng Càng ngày Đỗ Lăng càng yêu Mai Một hôm, Đỗ Lăng viết thư thú nhận mình là con trai và bày tỏ tình yêu của mình với Mai Mai tỏradửng dưng, không còn thân thiết với Đỗ Lăng như trước Luyến tiếc những ngày được gần gũi Mai, Đỗ Lăng viết một bài thơ đặc biệt theo lối của hội kín mà Mai đã từng kể, với nội dung khép Mai vào tội phản bội và bị xử chết, những mong làm cho Mai lo sợ mà tìm đến mình để được an ủi như trước Nào ngờ, vì quá sợ, Mai đã tự tử Chỉ đến khi nghe Lê Phong giải thích mọi việc, Đỗ Lăng mới biết được sự thật, anh vô cùng đau khổ và hối hận vì trò đùa quái ác củamình. Đó là sự khám phá ra hung thủ khôn khéo, không ai ngờ tới của vụ án giết chết Đào Ngung chính là Lường Duỳn do hắn ghen khi phát hiện Đào Ngung mà trước hắn tưởng là em vợ mình nhưng thực chất là tình địch của hắn trongLêPhong phóng viên Hay là câu chuyện về sự rượt đuổi như trò chơi ú tim của chàng phóng viên Lê Phong hào hoa, phong nhã, tài năng,cókhả năng xét đoán và óc phân tích khoa học với người con gái kiều diễm, thông minh Mai Hương trongMai Hương và Lê Phong.Cả hai người cùng điều tra về cái chết của bác sĩ Trần Thế Đoàn ngay trong buổi lễ phát bằng, ngay tại hội trường, bên cạnh nhiều người mà không ai hay biết về cái chết của Đoàn Mai Hương đã khiến Lê Phong tưởng cô là hung thủ và mải miết truy đuổi, điều tra theo mục đích của cô ta Nhờ đó mà họ tìm được hung thủ giết Trần Thế Đoàn Mai Hương bày tỏ tâm nguyện được làm nữ phóng viên cho Báo Thời Thế và được Lê Phong chấp thuận, họ trở thành cộng sự tâm đắc với nhau Có thể nói, đề tài tình ái, thi văn vừa mới lạ so với truyện trinh thám phương Tây, vừa gần gũi đời sống vừa bao quát được sự phản ánh đời sống của truyện trinh thám ViệtNam.

Nói về cốt truyện trinh thám, nhà văn Mĩ Edgar Allan Poe (1809-1849) đã có nhiều truyện trinh thám mà những sáng tác đó luôn có cốt truyện điều tra và nhân vật chính là thám tử Mỗi cốt truyện của ông đều bắt đầu bằng một vụ án, đặt ra những nghi vấn khiến người thám tử phải vận dụng đầu óc xét đoán và phương pháp suy luận khoa học để tìm ra thủ phạm, làm sáng tỏ bí mật Trong thực tế, một cốt truyện trinh thám bao giờ cũng gắn liền với vụ án mà ở đó có thủ phạm gây ra vụ án và sự điều tra để tìm ra thủ phạm đó Vụ án thường được đưa ra ở ngay đầu tác phẩm để người điều tra đi tìm lời giải Quá trình đi tìm lời giải ấy của người điều tra/ thám tử sẽ dẫn dắt người đọc cùng suy luận, cùng phán đoán cho đến khi sự thật được phơi bày, bí mật vụ án được mở ra và kẻ phạm tội với hành vi gây án hiện rõ Như vậy, trung tâm của cốt truyện là vụ án và quá trình điều tra để tìm ra bí mật của vụ án, tìm ra thủ phạm và cách thức, quá trình phạm tội của thủ phạm Do đó, sự thật và hành trình kiếm tìm sự thật chính là hạt nhân của truyện trinhthám.

Việc điều tra phát hiện tội phạm là cả quá trình đấu trí căng thẳng, gay cấn. Điều này, một mặt tạo điều kiện để bộc lộ tâm lí nhân vật; mặt khác, cung cấp dữ liệu để thúc đẩy câu chuyện phát triển Khi đọc tác phẩm, người đọc thường bị cuốn theo diễn biến sự kiện, nảy sinh trạng thái lo lắng, sợ hãi Chỉ có tư duy phán đoán và suy luận để giải đáp điều bí ẩn mới là mục tiêu, nhiệm vụ của truyện trinh thám Nói cách khác, cái đích của truyện trinh thám không phải mô tả tội ác, tội phạm mà là điều tra tìm kiếm sự thật bị che giấu để tìm ra tội phạm và cách thức gây án của chúng Trong truyện trinh thám, việc điều tra bí mật của cái chết thường xuyên được đặt ra Bởi cái chết không xuất hiện một cách phi lí, tình cờ, mà cái chết ở đây như đã có sắp đặt, có sự chuẩn bị trước Trước một cái chết, nhân vật thám tử, người điều tra tiến hành cuộc điều tra, thế nhưng càng mở rộng diện tìm hiểu thì bí hiểm càng lúc càng tăng.

Truyện trinh thám Việt Nam dựa trên những đề tài gần gũi để xây dựng nên cốt truyện phù hợp với tâm lí tiếp nhận của độc giả Việt Nam Chẳng hạn, trongLê Phong phóng viên, mọi tình tiết đều xoay quanh vụ án mất hai chục bạc ở Tòa soạn Báo Thời Thế Qua điều tra, Lê Phong đã làm chokẻăn cắp (chính là người thợ in) phải cúi đầu nhận tội Sự kiện này là tâm điểm của câu chuyện Tuy nhiên, Lê Phong còn cảm thấy tiếc bởi tính chất đơn giản, quy mô hạn chế, không có gì đáng gọi là một vụ chấn động Chàng nghĩ: “Tiếc rằng chỉ mất có hai chục bạc thôi! Giá là một cái án mạng thì thú quá” [130] Ở truyệnGói thuốc lácủa Thế

Lữ, điều quan trọng nhất là những bí ẩn xung quanh một vụ giết người Trong khi hầu hết mọi người đều cho rằng Nông An Tăng là thủ phạm giết Đường, Lê Phong không tin điều đó Chàng cho rằng tên Thổ Nông An Tăng là một người không liên quan, không phải là hung thủ Với phương pháp điều tra riêng của mình, Lê Phong đã nhanh chóng giải mã đượcđiềukhótin,hóagiảibíẩnchỉtrongvòng24giờ.Hóarakẻgiếtngười là Thạc (bạn Đường và Lê Phong) chứ không phải là người Thổ Nông An Tăng.

Bí mật vụ án trongMảnh trăng thu(Bửu Đình) cũng có ý nghĩa tương tự, nghĩa là trở thành “câu đố” được đưa ra để nhà điều tra “giải đố” Các câu đố ở đây là: Ai giết Thuần Phong? Thuần Phong chết thì có lợi cho ai? Ai là thủ phạm trong vụ hai chiếc nhẫn bị mất cắp của bà Cai? Tất cả trở thành mạch chính của câu chuyện Tìm được lời giải đáp này thì câu chuyện kết thúc, thám tử Thành Trai chiêm nghiệm: “Phàm trong những sự bí mật thì dầu một chút gì xem có hơi khác thường cũng phải cho là lạ, mà cần phải suy nghĩ cho ra lẽ, vì sao mà có? Có để làm gì? Nhưng con mắt đã quen xem xét sự bí mật, sự lạnh lùng, hễ thấy có sự gì khác thường là chăm chú vào ngay” [60].

Trong triển khai cốt truyện, đặt nghi vấn để gây chú ý, tò mò của bạn đọc là một thủ pháp nghệ thuật thường thấy trong truyện trinh thám Việt Nam Đặc trưng của truyện trinh thám chính là đặt ra nghi vấn và quá trình tìm ra bí mật làm lời giải những nghi vấn ấy, tìm ra kẻ phạm tội với hành tung tội ác của chúng Đồng thời, bản chất tâm lí xã hội của con người là luôn tò mò, hiếu kì, và vì thế, các nhà văn trinh thám Việt Nam luôn luôn bám sát đặc trưng thể loại, tạo ra những nghi vấn xoay quanh vụ án; và truyện trinh thám thường mở đầu bằng một vụ án, một vụ giết người bí hiểm ngay từ đầu truyện để tạo sự chú ý, gây ấn tượng mạnh đối với bạn đọc Từ vụ án được nêu ra ngay từ đầu truyện, các nhà văn tiếp tục xây dựng hàng loạt những tình tiết để tạo ra những nghi vấn tiếp theo cho bạn đọc về: hung thủ gây án là ai, nguyên nhân hắn gây án, động cơ gây án và cách thức thủ phạm gây án, v.v… để thu hút sự chú ý, sự phán đoán của bạn đọc Sự dẫn dắt người đọc lần theo quá trình điều tra của thám tử - người điều tra nhằm giải mã những bí mật bằng nhiều tình tiết li kì, bất ngờ, khó có thể đoán trước mà truyện trinh tham có khả năng kích thích người đọc “nhập cuộc” cùng khám phá bí mật được đặt ra trongt r u y ệ n T r u y ệ nV à n g v à m á u đ ư ợ cb ắ t đ ầ u b ằ n g c â u c h u y ệ n v ề h a n g

Thần trên núi Văn Dú chứa những tai họa ghê gớm, ai vào đó cũng chết, người chết treo trên cây ở cửa hang, nhiều người chết trong hang và người Thổ già cũng chết tức tưởi ngay sau khi bước ra khỏi hang Bao nhiêu bí mật ẩn chứa trong những cái chết ấy mà độc giả muốn biết TruyệnGói thuốc lágây ấn tượng mạnh đối với bạn đọc nhờ việc mở đầu bằng cái chết bí hiểm của nhân vật Đường với một con dao cắm ngập tới chuôi ở sau lưng và tấm danh thiếp úp trước mặt với dòng chữ bí hiểm X.A.E.X.I.G Sự bí hiểm ấy đã tạo sự chú ý và cuốn hút người đọc muốn tìm câu trả lời: dòng chữấycó ý nghĩa gì, ai là người giết Đường và giết nhằm mục đích gì?, v.v Những cái chết tức tưởi của những cô gái trẻ liên tục xuất hiện và cùng có chung một đặc điểm là trước khi chết họ đều lên chiếc xe taxi hãng Hoa Sen đã đặt ra nghi vấn không thể có một sự trùng hợp kì lạ đến thế, khiến người đọc phải chú ý dõi theo quá trình đi tìm lời giải bí mật cái chết của họ trongCâu lạc bộ số 7của Di Li Một vụ tai nạn đáng ngờ xảy ra tại “đèo Hốc, km 47 Hà Nội - Lạng Sơn” [84, tr.9] với tang vật ban đầu là “một chiếc xe BMW màu đen to kềnh đang chổng bốn vó lên trời” [84, tr.11], một chiếc váy hồng, trong túi chiếc váy có mẩu giấy có dòng chữ “Phan Thị Hà Vi Tuổi 19. Trú tại L… Thái Hà” [84, tr.12], “một một thứ đồ lót phụ nữ” [84, tr.11] đã đặt ra một nghi vấn như cảnh sát Long nghĩ rằng “nếu vụ tai nạn đơn thuần người ta sẽ không bao giờ phiền đến cơ quan chống tội phạm đặc biệtcủaanh Nó phải là một vụ án hóc búa và bí hiểm vượt qua khả năng của những cơ quan điều tra khác” [84, tr.11] cũng là đặt ra sự chú ý, sự nghi vấn cho bạn đọc để kích thích họ cùng tìm lời giải trongỔ buôn ngườicủa Giản Tư Hải Những cái chết xuất hiện ngay đầu truyện với những chi tiết, những manh mối ban đầu trong nhiều truyện trinh thám của Phạm Cao Củng, Thế Lữ, Biến Ngũ Nhy, Lê Hoằng Mưu,v.v… ở đầu thế kỉ XX, hay trong truyện của Di Li, Giản Tư Hải, KimTamLong,ĐứcAnh,NguyễnDươngQuỳnh,HoàngYến,v.v…nhữngnăm gần đây đã thực sự tạo được sự chú ý của bạn đọc, đặt ra những nghi vấn để cuốn hút người đọc cùng những thám tử/ người điều tra đi giải mã những bí mật về vụ án được nêu trong truyện, v.v… Có thể nói, việc tạo nghi vấn, gây sự chú ý, tò mò đối với độc giả là một thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu mà cách nhà văn trinh thám Việt Nam sử dụng để tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn trong quá trình triển khai cốt truyện.

Tình huống truyện cũng là một yếu tố quan trọng để triển khai cốt truyện và góp phần làm nên thành công trong sáng tác tự sự của nhà văn Chẳng những góp phần khắc họa tính cách nhân vật mà tình huống truyện còn phản ánh được hơi thở cuộc sống, mang đến những cảm giác đặc biệt cho người đọc Đối với truyện trinh thám, tình huống truyện càng trở nên quan trọng để tạo kịch tính, tạo sự bất ngờ – một yếu tố quan trọng để làm nên sự thành công của truyện trinh thám. Chính vì thế mà các nhà văn viết truyện trinh thám Việt Nam rất dụng công và cũng thành công trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện Người đọc đã thực sự bị lôi cuốn vào tình huống truyện độc đáo trong những sáng tác truyện trinh thám: chẳng hạn, trongVàng vàmáu, tình huống được đẩy lên cao trào khi quan Châu Nga Lộc dẫn thục hạ vào hang tìm kho báu Ai cũng hồi hộp lo sợ, quan Châu và ngay cả bạn đọc cũng hồi hộp lo sợ, vì trước đó chưa ai thoát chết khi vào hang Với truyệnMai Hương và Lê Phong,Đòn hẹn, tác giả lại tạo một tình huống nhầm lẫn, phóng viên Lê Phong phải lừa, và người đọc cũng phán đoán sai, để đi đến một cái kết bất ngờ ỞMai Hương và Lê Phong, cái chết của bác sĩ Trần Thế Đoàn gắn với manh mối và sự ẩn hiện của Mai Hương khiến Lê Phong tập trung hướng điều tra vào Mai Hương Cuộc điều tra như một trò chơi ú tim mà Lê Phong là người bị động, sự chủ động thuộc về Mai Hương Không chỉ LêPhong mà cả bạn đọc, ai cũng nghĩ thủ phạm là người con gái kiều diễm MaiHương Liên tiếp những tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc điềut r a Để rồi kết thúc truyện, hung thủ lại là Lương Hữu, người giết Đoàn vì muốn chiếm pho sách y học mà trong đó chứa mật mã nơi cất giấu của ỞĐòn hẹn, tình huống đẩy sự gay cấn lên cao điểm chính là tình huống Lê Phong bị sập bẫy của Đảng Tam Sơn Anh bị bắt, bị giam giữ, không thoát được và ai cũng nghĩ Lê Phong sẽ bị thủ tiêu Nhưng kết thúc truyện lại là một điều khiến ai nấy đều “ngã ngửa người ra”, quá bất ngờ: hóa ra, đó là Đảng Tam Sơn giả do Mai Hương dựng nên màn kịch để bảo vệ Lê Phong thoát khỏi sự ám sát của Đảng Tam Sơn thật TruyệnGói thuốc lá, nhà văn dẫn dắt người đọc đến những tình huống xoay quanh cái chết của Đường bên một tấm thiếp mang những con chữ bí mật X.A.E.X.I.G Những chứng cứ đều đẩy những người điều tra như Mai Trung, Kỳ Phương và ngay cả bạn đọc đều hướng đến Nông An Tăng Sự gay cấn được đẩy lên cao trào khi Nông An Tăng đấm Bình xây xẩm mặt mày để bỏ chạy Đến đây, ai cũng như khẳng định chắc chắn hung thủ không ai khác là Tăng Nhưng chỉ có

Vấn đề hiệu ứng thẩmmĩ-nghệthuật

Truyện trinh thám Việt Nam sử dụng nhiều yếu tố nghệ thuật để kích thích sự tò mò, khát khao của độc giả cùng thám tử, người điều tra khám phá những bí mật của vụ án và tạo được những hiệu ứng thẩm mĩ: người đọc được giải toả tâm lí lo lắng, hồi hộp, sợ hãi; được thoả trí tò mò; được giải đáp những hoài nghi ám ảnh; được sáng tỏ về nhận thức, v.v… Khi kết thúc truyện trinh thám, bao giờ các nhà văn trinh thám cũng dùng sự duy lí và tư duy logic của thám tử, người điều tra làm cơ sở để tìm ra thủ phạm, làm sáng tỏ bí mật về vụ án Điều đó khiến bạn đọc cảm thấy thỏa mãn khi nhu cầu kiếm tìm sự thật của họ đã có kết quả: tìm ra được thủ phạm của vụ án và những bí mật của câu chuyện được làm sáng tỏ Những tình tiết li kì, tư duy logic kết hợp với cách giải thích khoa học khiến cho các vụ án trong truyện trinh thám Việt Nam lúc đầu tưởng như mơ hồ, khó hiểu và bế tắc nhưng về sau lại được giải thích một cách hợp tình, hợp lí khiến người đọc phải thích thú và thán phục Như vậy, truyện trinh thám Việt Nam đã giúp bạn đọc thoả mãn nhu cầu giải trí củamình.

Bản chất của con người luôn có tính hiếu kì, sự tò mò, muốn khám phá, kiến tìm sự thật, kiếm tìm chân lí, khát vọng thực thi công lí Bằng những yếu tố đặc trưng thể loại và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, truyện trinh thám Việt Nam bao giờ cũng đưa bạn đọc tham gia vào cuộc kiếm tìm sự thật, giải mã những bí ẩn của vụ án bằng những suy luận logic, lí trí, khoa học và thuyết phục Ví dụ: kết thúc truyệnTrại Hoa Đỏcủa Di Li là tìm ra hung thủ giết chết bao người lại là kẻ không ai ngờ tới, đó là Trần Hoàng Lưu chủ Trại Hoa Đỏ, hắn gây án dosựtham lam, ích kỉ, muốn giữ bí mật xuất thân và mối quan hệ gia đình đầy bi kịch và phức tạp của hắn; kết thúcMặt nạ trắngcủa Kim Tam Long là tìm ra hung thủ giết người lại là một bác sĩ rất giỏi tên Hoàng, giải toả những nghi ngờ về lời đồn đoán ghê sợ về sự báo thù truyền kiếp của nhân vật bí ẩn Mặt Nạ Trắng; kết thúcĐảo bạo bệnhcủa Đức Anh tìm ra hung thủ giết chết cụ Lường chính là lão Sùng; trong nhiều truyện của Thế Lữ: kết thúcVàng và máuđã chỉ ra những cái chết của bao người ở hang thần Văn Dú không phải do thần linh ma quái mà là do tội ác của bọn Tàuk h i chúng tẩm thuốc độc lên những viên đá đặt trong hang để giữ của mà chúng vơ vét được của dân ta;Gói thuốc lákết thúc là sự tìm ra kẻ giết Đường chính là Thạc chứ không phải Nông An Tăng; Lê Phong đã tìm ra hung thủ giết Đào Ngung chính là Lường-Duỳn (Lê Phong phóng viên); người giết chết Trần Thế Đoàn chính là Lương Hữu (Lê Phong và Mai Hương), v.v… Như mọi truyện trinh thám nói chung, truyện trinh thám Việt Nam cũng kết thúc bằng sự tìm ra hung thủ gây án, tìm ra những điều bí mật về vụ án và kẻ gây án phải chịu sự trừng trị Điều đó đã làm thỏa mãn khát vọng khám phá, kiếm tìm chân lí, kiến tìm sự thật và khát vọng thực thi công lí của bạnđọc.

Truyện trinh thám Việt Nam không chỉ thiên về lí trí mà còn hướng đến khẳng định giá trị đạo đức, giá trị nhân văn, khẳng định công lí Những khát khao kiếm tìm sự thật của con người từ truyện trinh thám thực chất chính là khát khao kiếm tìm bản chất của cái thiện và cái ác để từ đó thể hiện thái độ đối với con người, đối với các hiện tượng trong đời sống xã hội Kiếm tìm cái thiện, cái đẹp để trân trọng, ngợi ca và tìm ra cái ác, cái xấu để phê phán, lên án, trừng trị. Truyện trinh thám đã làm thỏa mãn bạn đọc khi họ kiếm tìm được sự thực, kiếm tìm được chân lí để bộc lộ thái độ yêu-ghét; trân trọng, ngợi ca hay lên án, phê phán một cách phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật, v.v… Chính vì thế, truyện trinh thám thực sự có ý nghĩa tác động để lan tỏa, phát triển giá trị nhân văn Ngày nay người ta đặt ra nhiều vấn đề đối với văn học về cái ác Truyện trinh thám nói chung và truyện trinh thám Việt Nam nói riêng là một thể loại tiêu biểu của văn học về cái ác Giống như bi kịch phản ánh về cái ác, kết thúc câu chuyện trong bi kịch cũng là những cái chết, là sự thảm khốc, là những mất mát, đau thương của con người do cái xấu, cái ác gây nên Hiệu ứng thẩm mĩ mà truyện trinh thám tạo ra cũng như hiệu ứng thẩm mĩ của bi kịch, hài kịch hay chính kịch là đều tìm ra cái xấu, cái ác và cái thiện, cái chính nghĩa để mà lên án, tố cáo cái ác, cái xấu trongbi kịch; để mà cất tiếng cười mỉa mai, chế giễu cái xấu, cái ác trong hài kịch; và để khẳng định, ngợi ca điều chính nghĩa, ngợi ca cái đẹp, cái thiện, cái tốt trong chính kịch Trong truyện trinh thám, cái xấu, cái ác cuối cùng cũng phải hiển lộ, hung thủ vụ án bao giờ cũng bị phơi bày, bị bắt, bị trừng trị, v.v… Truyện trinh thám cũng giống như bi kịch, nó cho bạn đọc thấy rõ về cái xấu, cái ác nhưng không phải để bi luỵ hay để làm theo hoặc ủng hộ, ngợi ca nó; mà là để ghê sợ mà lên án, phê phán, tránh xa, loại trừ cái xấu, cái ác Và như vậy, truyện trinh thám cũng như bi kịch có ý nghĩa góp phần thanh lọc tâm hồn conngười.

Truyện trinh thám Việt Nam cũng có sự mở rộng biên độ đến với những loại hình nghệ thuật khác Trong nghệ thuật, sự giao thoa giữa các loại hình là khá phổ biến: sự giao thoa giữa văn học với sân khấu, điện ảnh; giữa hội hoạ với điêu khắc, kiến trúc; giữa thơ ca với âm nhạc, hội hoạ; giữa hội hoạ với sân khấu; giữa điện ảnh với âm nhạc, v.v… Chỉ nói riêng về sự giao thoa giữa văn học với điện ảnh, sân khấu, chúng ta cũng thấy rất nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng được chuyển thể, được dàn dựng thành những tác phẩm sân khấu, điện ảnh kinh điển. Thậm chí có những tác phẩm văn học được chuyển thể, được dàn dựng thành nhiều phiên bản điện ảnh, sân khấu, nhạc kịch; và có những tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ một nhóm tác phẩm văn học Đồng thời, nhiều yếu tố của các loại hình nghệ thuật ấy cũng ảnh hưởng, được sử dụng trong những tác phẩm văn học Trên thế giới, những tác phẩm như tiểu thuyếtCuốn theo chiều giócủa Margaret Mitchell; series truyệnSherlockHolmescủa Conan Doyle; tiểu thuyếtAnna Karenina,Chiến tranh và hòabìnhcủa L.Tolstoy; tiểu thuyếtTội ác và hình phạt,Anh em nhà Karamazov,Lũ người quỷ ámcủa Dostoyevsky; tiểu thuyếtSông đông êm đềm, truyện vừaSố phận con ngườicủa Sholokhov; tiểu thuyếtNhững người khốn khổ,Nhàthờ Đức Bà Pariscủa Victor Hugo; tiểu thuyếtThuỷ hửcủa Thi Nại Am,Tây

Du Kýcủa Ngô Thừa Ân,Tam Quốc diễn nghĩacủa La Quán Trung,HồngLâu Mộngcủa Tào Tuyết Cần, v.v… được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh kinh điển; nhiều vở kịch kinh điển của Molière, của Shakespeare được dàn dựng thành các tác phẩm sân khấu nổi tiếng:Lão hà tiện,Người bệnhtưởng,Đạo đức giảcủa Molière;Romeo và Juliet, Hamlet, Antony vàCleopatra, Giấc mộng đêm hè,Đêm thứ mười hai,Người lái buôn thànhVenicecủa Shakespeare Ở Việt Nam cũng có nhiều tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm văn học như:Mùa len trâuđược chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Sơn Nam,Đêm hội Long Trìđược chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng,Làng Vũ Đại ngày ấyđược chuyển thể từ 3 truyệnSống mòn,Chí Phèo,Lão Hạccủa Nam Cao,Đảo của dânngụ cưđược chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Đỗ Phước Tiến,Đấtphương Namđược chuyển thể từ tác phẩmĐất rừng phương Namcủa Đoàn Giỏi,Vợ chồng A Phủđược chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Tô Hoài,Tôithấy hoa vàng trên cỏ xanhđược chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Nguyễn Nhật Ánh,Xin hãy tin emđược chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Nguyễn Thị Thu Huệ, v.v… Nhiều tác phẩm sân khấu được dàn dựng và công chiếu từ những tác phẩm văn học kịch như:Bệnh sĩ,Tôi và chúng ta,HồnTrương Ba-Da

Hàng Thịt,Lời thề thứ 9của Lưu Quang;Trước giờ chiếnthắng,Chị Nhàn,Đại đội trưởng của tôicủa Đào Hồng Cẩm;Quẫn,Đêmtrắng,Hội thềcủa Lộng

Chương;Bạch đàn liễucủa Xuân Trình; và gần đây có một số tiểu thuyết của Nguyễn Thế Kỉ được chuyển thể thành kịch và một số vở kịch của tác giả này được dàn dựng thành những vở diễn sân khấu như:Chuyện tình Khau

Vai,Hừng đông, 2 tập đầu tiểu thuyếtNước non vạn dặm:Nợ nước nonvàLênh đênh bốn biển,Thầy Ba Đợi,Hoa lửa Truông Bồn,MaiHắc Đế,Ngàn năm mây trắng,Gò Rồng Ấp,v.v…

Không nằm ngoài quy luật chung đó, nhiều tác phẩm văn học trinh thám cũng được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh Trên thế giới, có thể kể đến một số phim trinh thám tiêu biểu được chuyển thể từ truyện trinh thám như: phim AnhSherlockdựa trên bộ truyện trinh thám nổi tiếngSherlock Holmescủa Conan Doyle; phim PhápThe Innocent – Người vô tộiđược chuyển thể từ tiểu thuyếtTell

No Onecủa Harlan Coben; phim MĩThe Alienist – Nhà tâmthần họcdựa trên tiểu thuyết cùng tên của Caleb Carr; phim Nhật BảnHungthủ giấu mặtđược chuyển thể từ tiểu thuyếtPhía sau nghi can Xcủa Kaigo Higashino; phim Trung QuốcĐề thi đẫm máuđược chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Lôi Mễ, v.v… Nhờ cốt truyện và những yếu tố mang đặc điểm nghệ thuật điện ảnh trong những tác phẩm văn học đấy đã khiến các nhà làm phim lựa chọn để chuyển thể và dàn dựng thành những bộ phim hay, hấp dẫn người xem.

Do ra đời muộn và chịu sự tác động của hoàn cảnh lịch sử đất nước nên truyện trinh thám Việt Nam tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng thể loại này chưa có những tác phẩm kinh điển để dựng thành phim như truyện trinh thám Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc Nói như vậy không có nghĩa là truyện trinh thám Việt Nam không có sự kết nối với điện ảnh để mở rộng biên độ Tuy chưa nhiều nhưng cũng đã có một số truyện trinh thám, truyện tình báo- phản gián nước ta được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh khá thành công và hấp dẫn như: phimVán bài lật ngửađược chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn Trường Thiên Lý; phimX.30 phá lướiđược chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Đặng Thanh, phimÔng cố vấnđược chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Hữu Mai, phimChiến hạm nổ tungđược chuyển thể từ tiểu thuyếtCâu lạc bộ chính kháchcủa Lê Tri Kỷ; nhiều phần trong loạt phim truyền hìnhCảnh sát hình sựđược chuyển thể từ tiểu thuyếtc ủ a N g u y ễ n N h ư P h o n g , P h ù n g T h i ê n T â n , B ù i A n h T ấ n , N g u y ễ n Đình Tú, Vũ Quang Vinh, Nguyễn Thanh Hoàng, Đào Trung Hiếu; gần đây có phimTrại Hoa Đỏcủa Victo Vũ được chuyển thể từ tiểu thuyết trinh thám cùng tên của Di Li, v.v… Ở chiều ngược lại, nhiều đặc điểm của các thể loại văn học khác, loại hình nghệ thuật khác đã được các tác giả trinh thám Việt Nam sử dụng trong tác phẩm của mình: những âm thanh, tiếng động, bố cục không gian, ánh sáng, v.v… đặc trưng của điện ảnh xuất hiện nhiều trong các truyện trinh thám Việt Nam, nhờ đó làm tăng hiệu quả nghệ thuật, làm cho truyện trinh thám trở nên gay cấn, tạo được sự hồi hộp, kịch tính, hấp dẫn người đọc và thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà biên kịch, các đạo diễn để chuyển thể và dàn dựng thànhphim.

Trong mối quan hệ với những lĩnh vực nghệ thuật, những hoạt động văn hoá, văn nghệ, một mặt, thể loại truyện trinh thám Việt Nam chịu sự tác động, ảnh hưởng, tiếp thu từ các loại hình nghệ thuật và các hoạt động văn hoá, văn nghệ để phát triển; mặt khác, nó cũng có tác động, ảnh hưởng trở lại, có ý nghĩa đóng góp, thúc đẩy các loại hình nghệ thuật, các hoạt động văn hoá, văn nghệ phát triển Đây là những tín hiệu ban đầu về hiệu ứng nghệ thuật của truyện trinh thám Việt Nam đối với các loại hình nghệ thuật, những hoạt động văn hoá, văn nghệ nước ta những năm gần đây Tuy chưa phải là phát triển mạnh mẽ nhưng cùng với những tác phẩm trinh thám tiêu biểu đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện nhiều hơn giai đoạn trước những tác giả, tác phẩm trinh thám Việt Nam trong những năm gần đây đã khiến cho hoạt động in ấn, xuất bản có nhiều lựa chọn và bớt

“yên ắng” hơn, có công ti sách lựa chọn phát triển mảng sách trinh thám là một trong hai dòng sách chính trong chiến lược phát triển kinh doanh của công ti mình như LinhLanbook Hoạt động báo chí truyền thông, lí luận, phê bình có thêm đề tài để khai thác: series truyện trinh thám của Phạm Cao Củng được tái bản thành 1 bộ 5 cuốn; truyện trinh thám của Di Li được tái bản mấy lần; khoảng

5 năm trở lại đây, Kim Tam Longcho ra mắt liên tiếp 3 tác phẩm trinh thám; Giản Tư Hải xuất bản 5 tiểu thuyết trinh thám, Đức Anh xuất bản 2 cuốn trinh thám, v.v… và đều được truyền thông khá sôi nổi bằng sự kiện ra mắt sách và nhiều đài báo đưa tin; có những bài lí luận phê bình về những tác giả, tác phẩm đó Không những thế, những truyện trinh thám Việt Nam ra đời và được xuất bản liên tiếp những năm gần đây cũng tạo sự chú ý, tác động đến các lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh Khi điện ảnh chú ý và khai thác truyện trinh thám Việt Nam để xây dựng kịch bản và dựng thành phim thì nghệ thuật âm nhạc ở mảng nhạc phim, nghệ thuật truyền hình cũng được xây dựng phát triển theo Truyện trinh thámTrại Hoa Đỏcủa Di Li có hiệu ứng nghệ thuật đối với điện ảnh, tạo sự chú ý của các nhà làm phim, được Victor Vũ kết hợp với Truyền hình kĩ thuật số trả tiền K+ chuyển thể và dựng thành phim cùng tên, đã ra rạp tháng 7/2022, là bộ phim có chất lượng, thu hút được khán giả Như nhà văn Di Li giới thiệu thì truyện trinh thámHầm tuyếtcủa chị cũng đã được K+ ký hợp đồng mua bản quyền, đang chuyển thể kịch bản và sẽ dựng thành phim trong thời gian tới, v.v… Đó là những ví dụ cho thấy những hiệu ứng nghệ thuật tích cực của truyện trinh thám Việt Nam đối với các loại hình nghệ thuật khác; đối với các hoạt động văn hoá, văn học, nghệ thuật những năm gầnđây.

Như vậy, truyện trinh thám Việt Nam đã có sự mở rộng biên độ, tạo được hiệu ứng thẩm mĩ-nghệ thuật tích cực Đây là một đặc điểm nghệ thuật khá tiêu biểu, vừa cho thấy những đặc điểm chung của thể loại truyện trinh thám vừa thể hiện đặc điểm riêng của truyện trinh thám ViệtNam.

Truyện trinh thám Việt Namvừamang bảnchất,đặc trưngcủa thểloại truyện trinhthám nóichung vừamangnhững đặc điểm riêngcủa ViệtNam Trước hết,truyện trinh thám Việt Nam luônmangnhữngyếu tốđặc trưngchungcủathểloại:vụánvàquátrìnhđiềutravụánlàtrungtâmcủa cốt truyện;thámtử-ngườiđiềutra vàthủphạmgây án là nhân vậttrungtâm; sựsuy lí theologic khoahọclà phương tiệnđểđiều trapháán,bímậtvụánđượctìmra;câuchuyệnđượckểmộtcáchhấpdẫn,v.v…

XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỂLOẠI TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAMHIỆNNAY

Những yếu tố chi phối sự vận động và phát triểnthểloại

4.1.1 Quan niệm mới về chức năng giải trí của văn học và nhu cầucủa công chúng hiệnnay

Ngày nay, quan niệm mới về chức năng văn học đã trả lại cho văn học một chức năng quan trọng nhưng bấy lâu bị lãng quên trong nghiên cứu văn học: chức năng giải trí Văn học không chỉ có chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng giao tiếp, mà từ khởi thuỷ trong văn học dân gian, văn học đã mang chức năng giải trí Trong văn học viết tự cổ chí kim, chức năng này của văn học cũng luôn luôn tồn tại, chỉ có điều trước đây trong nghiên cứu văn học, nó chưa được gọitên.

Thời trung đại, người ta quan niệm văn học chủ yếu là để nói chí, tỏ lòng, giáo huấn đạo lí: “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí” Về sau, trong nghiên cứu lí luận văn học, người ta có nhấn mạnh đến các chức năng cụ thể như: chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng giáo dục Chức năng giải trí của văn học dường như không được nhắc đến hoặc rất ít khi được nhắc đến Ngay trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, ở phần Lí luận văn học, cũng không hề có chức năng giải trí của văn học, mà giới thiệu các chức năng: 1) Chức năng nhận thức; 2) Chức năng giáo dục; 3) Chức năng thẩm mĩ; 4) Chức năng giaotiếp.

Những năm gần đây người ta đã thừa nhận, gọi tên chức năng giải trí của văn học một cách rõ ràng Khi đó, giá trị giải trí của văn học được ghi nhận và đề cao (như những chức năng khác) Và đương nhiên, một số thể loại vănhọcđượccoilàcóthếmạnhtrongviệcthựchiệnchứcnănggiảitrí,đem lại giá trị giải trí đối với người đọc được quan tâm hơn, có điều kiện để phát triển hơn, trong đó truyện trinh thám là thể loại tiêu biểu của văn học giải trí.

Về nhu cầu của công chúng hiện nay, truyện trinh thám đã có một lượng độc giả khá lớn và ngày càng gia tăng Họ bao gồm cả công chúng bạn đọc giải trí lẫn người đọc nghiên cứu, phê bình Đây là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự phát triển của thể loại Bởi vì người đọc quyết định sự sinh

- tử đối với bất kì một thể loại văn học hay một tác phẩm văn học nào: tác phẩm văn học ra đời mà không có bạn đọc thì tác phẩm ấy chỉ tồn tại dưới dạng văn bản, không có sức sống Nhà văn sáng tạo tác phẩm cũng nhằm hướng đến phục vụ công chúng, nếu sáng tác ra tác phẩm mà không có công chúng bạn đọc thì khái niệm “nhà văn” đó cũng sẽ không tồn tại Hiện nay, độc giả nước ta vẫn “có nhu cầu” đọc truyện trinh thám, và tất nhiên, trong đó có truyện trinh thám ViệtNam.

Bằng sự nỗ lực và phát huy năng lực bản thân, các nhà văn trinh thám trẻ ViệtNamđãbiếttậndụngnhữnglợithếtrongbốicảnhthờiđạicôngnghệ 4.0 để đưa tác phẩm của mình đến bạn đọc một cách nhanh nhất, rộng nhất để thu hút độc giả, họ kiến tạo và xác lập một thế hệ độc giả cho chính tác phẩm của mình Với tâm thế bình đẳng với công chúng văn học ngày nay, truyện trinh thám trở thành một thể loại dễ kích thích bạn đọc trao đổi, thảo luận với nhau Và cũng từ nền tảng mạng xã hội, nhà văn có thể được nghe trực tiếp nhiều tiếng nói phản biện, chia sẻ hoặc góp ý về nhiều khía cạnh của tác phẩm: từ cách xây dựng nhân vật đến những tình tiết, từ cách “đánh lừa” độc giả đến sự logic của câu chuyện, từ giọng văn và nhịp văn đến khả năng làm tăng sự kịch tính trong truyện và tăng sự hồi hộp, xúc cảm cho người đọc, v.v… Vì vậy, tận dụng lợi thế sự phát triển các mạng xã hội, nhiều hội nhóm trên nền tảng công nghệ mạng xã hội có chung sở thích, có chung sự quan tâm vàc ó n h u c ầ u t r a o đ ổ i , t hả ol u ậ n , g i ớ i t h i ệ u v ề t r u y ệ n t r i n h t h á m đư ợc l ậ p nên Trang trinh thám “https://trangtrinhtham.wordpress.com/” là của những người thích truyện trinh thám giới thiệu truyện trinh thám mới theo các mục rất phong phú:Đọc truyện trinh thám,Kho sách trinh thám,Trinh thám theonước,Trinh thám theo thể loại,Trinh thám theo đề tài,Sách đoạt giải thưởng,Tác giả,Tác phẩm, v.v… Trang trinh thám này là trang mở, vì thế nó đã trở thành một diễn đàn rộng, thu hút sự tham gia và tương tác sôi nổi của công chúng bạn đọc yêu thích thể loại này Đặc biệt, Nhóm FacebookHội thíchtruyện trinh thámcó gần 40 nghìn thành viên là người Việt Nam tham gia; họ trao đổi, thảo luận, giới thiệu, phê bình về truyện trinh thám Sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm diễn ra thường xuyên, cập nhật, rất sôi nổi Có thể nói, họ là công chúng trung thành của truyện trinh thám nói chung và truyện trinh thám Việt Nam nói riêng Trên diễn đàn này, ngoài việc giới thiệu những tác phẩm mà họ đã đọc, sự trao đổi, phê bình về tác giả, tác phẩm, v.v… họ còn chia sẻ sự quan tâm, sự mong muốn, sự chờ đợi,sựkhích lệ, v.v… đối với truyện trinh thám nói chung và truyện trinh thám Việt Nam nói riêng Thông qua kênh tương tác này, các nhà văn cũng nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của công chúng một cách cập nhật, kịp thời để có hướng đi phù hợp trong quá trình sáng tạo tác phẩm trinh thám để phục vụ công chúng, qua đó làm giàu thêm, nhiều hơn công chúng bạn đọc yêu thích tác phẩm của mình, yêu thích truyện trinh thám Chính lớp công chúng bạn đọc đông đảo đã tạo ra hiệu ứng, kích thích các nhà văn sáng tác nhiều hơn, cho ra đời những truyện trinh thám thuần Việt để trước hết phục vụ nhu cầu, thị hiếu của công chúng trongnước.

Không những đọc sách trinh thám điện tử qua internet, trên những mạng xã hội như facebook, zalo, hay những trang điện tử website, những blog, v.v… hoặc những trao đổi, bình luận, chia sẻ trên những nền tảng công nghệ này, lượng công chúng bạn đọc tiếp cận, đọc truyện trinh thám bằng cáchđ ọ c truyền thống (đọc sách in) cũng rất đông đảo Thông qua những trao đổi, giới thiệu truyện trinh thám của thành viên các hội nhóm, các website, các blog, v.v…; đông đảo độc giả yêu thích, say mê đọc truyện trinh thám bằng sách in, thậm chí có nhiều người còn thích đọc và sưu tập sách trinh thám theo chủ đề, theo tác giả, theo vùng địa lí Gần 40 nghìn thành viên trong Nhóm facebook Hội Thích truyện trinh thám là gần 40 nghìn độc giả trong nước trung thành, yêu thích và thường xuyên đọc truyện trinh thám Đây là số lượng không nhỏ, là một lượng công chúng lớn có nhu cầu, có đòi hỏi, có chờ đợi, có thị hiếu đọc truyện trinh thám, trong đó, họ có tình cảm và mong đợi nhiều ở truyện trinh thám Việt Nam.

Hoạt động của các nhà sách, các nhà xuất bản hiệnnaythực chất là hoạt động kinh doanh sách Để doanh thu có lãi, họ phải nắm bắt thị trường, nắm bắt nhu cầu của bạn đọc đối với mỗi loại sách Thậm chí, trước khi một ấn phẩm sách được xuất bản để đưa ra thị trường, công tác truyền thông PR được thực hiện khá bài bản trên các nền tảng công nghệ số Thông qua đó, họ nắm bắt, thống kê lượng khách hàng-độc giả để in ấn, xuất bản những loại sách nào, cuốn sách nào đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của độc giả Không phải ngẫu nhiên mà trong những năm gần đây, các nhà xuất bản, các nhà sách, các công ty sách đã xuất bản, đưa ra thị trường hàng trăm đầu sách trinh thám mỗi năm, trong đó có truyện trinh thám Việt Nam Điều đó cho thấy nhu cầu của bạn đọc trong nước đối với truyện trinh thám ngày càng lớn, và cũng có nghĩa là thể loại này đang thu hút được độc giả trong nước Như một quy luật, có cầu ắt có cung, độc giả có nhu cầu thì nhà xuất bản, nhà sách sẽ in và nhà văn sẽ sáng tác để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của độc giả.

Không chỉ là độc giả thưởng thức thông thường, sách trinh thám còn thu hút sự quan tâm của bạn đọc là công chúng làm nghiên cứu, phê bình Họ là đối tượng “độc giả tinh tuyển” Những năm gần đây, truyện trinh thám đã nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều hơn của giới nghiên cứu, phê bình Họ có nhu cầu tìm đọc truyện trinh thám nói chung, trong đó không ít người có nhu cầu đọc truyện trinh thám Việt Nam để thưởng thức và nghiên cứu, phê bình. Lượng bài viết và các hoạt động nghiên cứu, phê bình truyện trinh thám Việt Nam được đăng trên báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình; lượng luận văn, luận án nghiên cứu về truyện trinh thám Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều những năm gần đây Không chỉ đọc, nghiên cứu tác phẩm mà nhiều nhà nghiên cứu, phê bình còn thường xuyên giao lưu, tương tác, trao đổi với các tác giả trinh thám trong nước Thông qua đó, họ hiểu rõ hơn về tác giả, tác phẩm, những thành tựu và hạn chế của thể loại này để hoạt động phê bình được tích cực hơn, hiệu quả hơn Và như thế, những độc giả này có tác động trở lại rất mạnh mẽ đối với hoạt động sáng tác của các nhà văn trinh thám Việt Nam Đồng thời, thông qua sự tương tác đó, các nhà văn trinh thám cũng nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của công chúng, những ý kiến của giới lí luận, phê bình văn học, từ đó có thể có những điều chỉnh khi sáng tác những tác phẩm mới nhằm nâng cao chất lượng sáng tác, đáp ứng được nhu cầu mới của công chúng Vì vậy, góp phần thúc đẩy sự phát triển thể loại này trong dòng chảy văn học dântộc.

Tuy nhiên, công chúng truyện trinh thám Việt Nam ngày nay cũng có những hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của thể loại Mặc dù công chúng độc giả truyện trinh thám ngày càng tăng lên trong những năm gần đây nhưng so với công chúng của các thể loại văn học khác như truyện ngôn tình, truyện viễn tưởng, truyện kiếp hiệp, v.v… thì lượng công chúng của truyện trinh thám vẫn là ít; hơn nữa, trong số lượng công chúng còn ít đấy của thể loại truyện trinh thám thì đa phần lại là công chúng độc giả yêu thích truyện trinh thám nước ngoài.Điều này, ở một góc độ nào đó, nó vừa là động lực thúc đẩy vừa là rào cản quá trình phát triển của truyện trinh thám Việt Nam Nó là động lực thúc đẩy sự phát triển của thể loại này khi các nhà văn trinh thám Việt Nam nhìn thấy tiềm năng công chúng của thể loại nhưng còn nghiêng về truyện trinh thám nước ngoài thì họ càng phải nỗ lực hơn trong sáng tạo để có những tác phẩm hay, đủ sức thu hút công chúng yêu thích thể loại nghiên về phía truyện trinh thám Việt Nam Nó là rào cản khi lượng công chúng không nhiều, họ lại luôn đối sánh với truyện trinh thám nước ngoài (những nước có truyền thống và thế mạnh về thể loại này) thì rất có thể sẽ làm giảm ý chí, sự đam mê và khát vọng của các nhà văn trinh thám Việt Nam Với bất cứ thể loại nào, thiếu độc giả thì thể loại đó cũng khó phát triển.

4.1.2 Sự đa dạng, phong phú của chất liệu đờisống

Trước hết, bản chất của truyện trinh thám là quá trình đi tìm thủ phạm trong các vụ án và quá trình điều tra của thám tử - người điều tra để tìm ra hung thủ và nguyên nhân, phương thức gây án Trong khi đó, sự đa dạng, phong phú của đời sống xã hội ngày nay đã trở thành chất liệu đời sống rất phù hợp với đặc trưng thể loại, có thể trở thành những đề tài, chủ đề để các nhà văn trinh thám khai thác, viết nên những tác phẩm trinh thám vừa mang bản chất thể loại vừa mang những đặc điểm riêng Việt Nam Không thể phủ nhận đời sống xã hội nước ta ngày càng phát triển, nhưng đi cùng với nócũngcòn không ít những bất cập, hạn chế, trong đó tình hình tội phạm còn nhiều và diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, đòi hỏi sự đấu tranh quyết liệt, mưu trí và khôn khéo mới có thể làm giảm được những vụ án Nhiều vụ án rất li kì, bí ẩn, thủ phạm thực hiện hành vi gây án một cách tinh vi, không dễ gì đấu tranh triệt phá được, và các vụ án diễn ra ở hầu khắp các lĩnh vực đời sống Hằng ngày hằng giờ chúng ta vẫn được tiếp nhận từ các phương tiện thông tin đại chúng về những vụ giết người, cướp của, bạo hành và ngược đãi trẻ em, buôn bán trái phép chất ma tuý, buôn bán người, buôn bán hàng lậu qua biên giới, đòinợthuê,v.v… thậmchícònxuấthiệnnhiềuvụthảmsátxảyraởnhiều địa phương mà chúng ta chỉ cần gõ từ khoá các vụ án này, ngay lập tức Google sẽ cho ta kết quả thông tin về vụ án trên các phương tiện truyền thông số: vụ án thảm sát cả gia đình một tiệm vàng ở Bắc Giang (2011), vụ con rể giết cả nhà vợ ở Tiền Giang (2014), vụ thảm sát 4 người trên lán rừng ở Nghệ An (2015), vụ thảm sát 6 người xảy ra ở Bình Phước (2015), vụ thảm sát 4 người ở Yên Bái

(2015), vụ thảm sát 5 người ở Thái Nguyên (2019) Có thể thấy thủ đoạn tinh vi và nhiều tình tiết rùng rợn trong vụ án đôi vợ chồng sát hại, đốt xác chủ nợ ở Hải Dương năm 2020 là một minh chứng về sự dã man, phức tạp của tình hình tội phạm hiện nay mà các nhà văn có thể khai thác để viết truyện trinhthám:

Vào khoảng 9h sáng 28/11/2020, anh C rời nhà, nói với gia đình đến nhàCao Tài Năng đòi nợ Tại căn nhà số 126 Nguyễn Thượng Mẫn, phường Bình Hàn, TP Hải Dương, Năng bất ngờ từ phía sau dùng gậy gỗ đánh liên tiếp nhiều nhát trúng đầu anh C khiến nạn nhân chết tại chỗ […] Ngay trong đêm, hai vợ chồng dùng ô tô chuyển xác nạn nhân ra chôn ở bờ sông Kim Sơn, thuộc khu 9, phường Thanh Bình, TP Hải Dương mà Năng đã đào sẵn hố từ chiều Để tránh người khác phát hiện, Năng ra chỗ chôn xác nạn nhân trồng cây để che dấu vết đào bới mới […] Tối 8/2/2021, sau nhiều tháng gây án, lo sợ bị người khác phát hiện thi thể, Năng cùng vợ mua khoảng 6,5 lít xăng, đào xác nạn nhân lên chất củi, gỗ rồi châm lửa đốt Đốt xong, vợ chồng này bỏ tro, xương của nạn nhân vào túi nylon mang vứt nhiều nơi để phi tang [109].

Nói như nhà văn trinh thám Di Li: “Tội ác ở Việt Nam ngày càng dày đặc hơn, man rợ hơn, tinh vi hơn, nhưng lại vì những lí do ngày càng trở nên giản đơn hơn Đó là xu hướng tất yếu song hành cùng với sự phát triển của dân số, đô thị và kinh tế Những gì tôi viết trong tiểu thuyết chỉ đơn thuần phản ánh hiện thực mà thôi”[100].

Nhiều vụ án điển hình với sự móc nối, câukếtcủa nhiều cá nhân, tổ chức để thực hiện các hành vi phạm tội một cách tinh vi nhằm qua mắt cácc ơ quan chức năng, nghiệp vụ xảy ra mấy năm gần đây cũng cho thấy sự phức tạp của tình hình an ninh trật tự Chỉ riêng các đại án kinh tế, tham nhũng gần đây cũng có thể trở thành một đề tài hấp dẫn cho các tác giả trinh thám khai khác để viết nên những tác phẩm hấp dẫn bạn đọc, như: vụ án Công ty Nhật Cường, vụ án Công ty Việt Á, các vụ án xảy ra ở một số bệnh viện và nhiều CDC các tỉnh/ thành phố, vụ án xảy ra tại một số đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và BộTưlệnh Bộ đội biên phòng, các vụ án liên quan đến các tập đoàn: FLC, Tân Hoàng Minh; vụ án “Chuyến bay giải cứu”, v.v… Tại phiên thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2021 và cho ý kiến về chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo đã thôngtin:

Xu hướng vận động, phát triển củathểloại

Văn học luôn có quy luật vận động của nó Thời đại nào thì văn học đấy. Đối với mỗi thể loại văn học cũng vậy, nó chịu ảnh hưởng từ sự vận động khách quan của bối cảnh lịch sử - xã hội, văn hoá, văn học của thời đại, của dân tộc. Truyện trinh thám Việt Nam đã phát triển qua các giai đoạn với những bước thăng trầm, vận động, biến đổi trong nền văn học Việt Nam hiện đại Trên cơ sở tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vận động, phát triển của thể loại truyện trinh thám Việt Nam hiện nay, khảo sát thể loại truyện trinh thám Việt Nam với những tác giả, tác phẩm trinh thám đương đại tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy từ đầu thế kỉ XXI đến nay, thể loại này đã và đang vận động, phát triển sôi nổi hơn và có nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai Có thể nhận thấy một số xu hướng vận động và phát triển của truyện trinh thám Việt Nam từ đầu thế kỉ XXI đến nay, và cũng là khả năng xu hướng vận động của thể loại này trong những năm tới, đólà:

4.2.1 Xuhướng truyện trinh thám kinhdị Đầu thế kỉ XX, truyện trinh thám ra đời ở Việt Nam trên cơ sở tiếp thu,phỏng theo mô hình truyện trinh thám truyền thống phương Tây, kết hợp với việc tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá, văn học phương Đông nói chung và văn hoá, văn học Việt Nam nói riêng Truyện trinh thám Việt Nam ra đời và phát triển rực rỡ ở giai đoạn trước 1945 với ba loại chính là truyện trinh thám lãng mạn, truyện trinh thám suy luận, truyện trinh thám kinh dị Tuy nhiên, do bối cảnh lịch sử đất nước có sự thay đổi trong các giai đoạn khác nhau mà truyện trinh thám Việt Nam cũng có sự vận động biến đổi từ mô hình truyện trinh thám truyền thống sang dạng truyện tình báo, truyện phản gián, truyện điều tra-vụ án ở giai đoạn 1945-1986.

Từ 1986 đến nay, trong một bối cảnh văn học mới, các tác giả văn học trinh thám đã tiếp tục kế thừa truyện trinh thám truyền thống trước 1945, phát triển theo nhiều xu hướng, trong đó có xu hướng kế thừa truyện trinh thám kinh dị và mô hình truyện trinh thám truyền thống Không còn là những truyện tình báo, truyện phản gián, điều tra-vụ án như ở giai đoạn 1945-1986, truyện trinh thám Việt Nam từ 1986 đến nay đã trở lại với mô hình truyện trinh thám truyền thống: vụ án (thường có cái chết) - quá trình điều tra của thám tử-người điều tra - bí mật về vụ án được làm sáng tỏ (hung thủ, nguyên nhân, cách thức gây án) một cách thuyết phục Đặc biệt, từ đầu thế kỉ XXI đến nay, truyện trinh thám Việt Nam có xu hướng phát triển truyện trinh thám kinh dị, đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân đã khẳng định trongTruyện trinh thám – Một thể loại văn học: “Gần đây, truyện trinh thám Việt Nam bắt đầu trở lại theo xu hướng trinh thám kinh dị với tên tuổi của Di Li (Nguyễn Diệu Linh):Trại Hoa Đỏ, 2009;Câu lạc bộ số 7, 2016… Xu hướng này cho thấy truyện trinh thám Việt Nam đã hội nhập trở lại với thế giới để duy trì và phát triển một thể loại truyện trinh thám hiện đại” [49].Trại HoaĐỏ(Di Li) có sự xuất hiện lần lượt cái chết của những người trong gia đình họ Quách, cái chết của người vợ cả của Lưu và cái chết của Sương ở trại Hoa Đỏ, nơi nghỉ dưỡng của vợ chồng Trần Hoàng Lưu và Diên Vĩ; cảnh sát hình sự Phan Đăng Bách đã tiến hành điều tra, nhiều tình tiết đánh lạc hướng điều tra của anh, nhưng cuối cùng, kết truyện là kết quả Phan Đăng Bách điều tra ra hung thủ không là ai khác mà chính là Trần Hoàng Lưu – chồng của DiênVĩ:vìthamcủa,tinvàotươngtruyềnchỉcầnhiếntếcôgáiđồngtrinhnhàhọ

Quách thì sẽ tìm được kho báu nhà họ Quách, Lưu đã giết người nhà họ Quách, giết vợ cả, giết Sương để che giấu thân phận bản thân.Câu lạc bộ số 7(Di Li) mở ra bằng sự mất tích và cái chết của bảy cô gái xinh đẹp, họ có chung đặc điểm là trước khi chết thì những cô gái này đều lên chiếc xe taxi hãng Hoa Sen Cảnh sát hình sự Phan Đăng Bách cùng đồng nghiệp lần theo dấu vết từ các tài khoản mạng xã hội bí ẩn, dần tiếp cận, tìm ra manh mối về một hội kín gồm những thành viên tự xưng theo tên của người nổi tiếng như Đức Phật, Chúa Jesus, Isaac Newton, Chopin, Immanuel Kant, v.v , nguyên nhân sâu xa cái chết của bảy thiếu nữ dần được hé lộ, hung thủ cuối cùng cũng lộ diện, tội ác gây ra bởi tên giáo chủ cùng giáo phái của hắn có tư tưởng sai lầm, cho rằng ái tình không tồn tại trên thế giới, tình dục là một thứ bẩn thỉu cần phải thanh lọc nên bọn chúng dựng lên một thánh nhân trinh nữ từ những bộ phận khác nhau của các cô gái, dẫn đến sự sát hại bảy cô gáitrẻ.

Cùng với Di Li là Kim Tam Long vớiMặt nạ trắng, là Đức Anh vớiĐảobạo bệnh, v.v…Mặt nạ trắng(Kim Tam Long) cũng bắt đầu câu chuyện bằng những án mạng xảy ra: cái chết của vợ chồng người thợ rèn tên Ơn, rồi lần lượt ba gã gây ra vụ án mạng đó cũng bỏ mạng bởi nhiều nhát búa đập nát đầu Sự xuất hiện người đeo mặt nạ trắng thoắt ẩn thoắt hiện khiến dân làng tin rằng đó là hồn ma người thợ rèn tên Ơn quay trở lại báo thù Mấy chục năm sau, những vụ án mạng lại xảy ra với cái chết của Giang, vợ chồng ông Thanh, Vương, xác các nạn nhân được tìm thấy vẫn mang đặc điểm: cái đầu bị đập vỡ nát, nạn nhân vẫn là người liên quan đến ba gã đàn ông năm xưa đã sát hại vợ chồng ông thợ rèn tên Ơn.Đang sống cùng gia đình ở nước ngoài, nhân chuyến trở về Việt Nam làm từ thiện, Hoạ My đã quyết tâm tìm hiểu nguyên nhân gia đình mình phải trốn chạy khỏi sự truy sát của Mặt Nạ Trắng trong sự thấp thỏm đối mặt với sự nguy hiểm gắn với lời nguyền: “Hãy nhớ… Ta sẽ khiến…cho các người, dòng họ…các người phải chịu…nhữngc á i chết… đau đớn nhất…” [127, tr.12] Những cảnh sát hình sự tên Quân, Nguyên, Lương cùng đồng đội đã điều tra và phát hiện ra sự thật Kết truyện là sự phát hiện ra hung thủ giết chết tên Vương chính là người bác sĩ tài năng tên Hoàng – bạn thân của Quân và Nguyên, vì thù hận mà Hoàng ẩn trong câu chuyện đồn đoán ma mị tương truyền hồn ma dưới dạng Mặt Nạ Trắngđểgiết chết Vương bằng cách dã mannhất.

TruyệnĐảo bạo bệnhcủa Đức Anh là câu truyện về quá trình điều tra một vụ án trên huyện đảo Đảo Thiên Đường của chiến sĩ an ninh Thanh Đức Xen vào câu chuyện điều tra ấy là câu chuyện về một dịch bệnh lạ đầy kinh hãi bùng phát trên huyện đảo này Căn bệnh do virus Phantom-X gây ra làm nhiều người chết và ghê sợ nữa là căn bệnh này có thể khiến con người bị biến dạng do lão hoá trong một thời gian rất ngắn khi mắc phải Khó khăn trong quá trình điều tra tìm manh mối và sự cản trở của dịch bệnh nhưng cuối cùng Thanh Đức cũng điều tra ra nguyên nhân và hung thủ giết chết bà Lường,v.v…

Những truyện trinh thám của Giản Tư Hải, Nguyễn Dương Quỳnh, Hoàng Yến cũng đều xây dựng nhiều chi tiết, nhiều yếu tố kinh dị và theo mô hình truyện trinh thám truyền thống như thế.

4.2.2 Xuhướng truyện trinh thám lịchsử

Lịch sử văn học Việt Nam đã ghi nhận nhiều tác phẩm viết về đề tài lịch sử, có thể kể đến:Hoàng Lê nhất thống chícủa Ngô gia văn phái;Vũ Như

Tô,Đêm hội Long Trì,Bắc Sơn,Sống mãi với thủ đôcủa Nguyễn Huy

Tưởng;Gươm thần Vạn Kiếp,Ấn kiếm trời ban,Cờ lau dựng nước,Uy Viễn tướngcông,Lí Công Uẩncủa Ngô Văn Phú;Tám triều vua Lí;Bão táp triều Trầncủa Hoàng Quốc Hải;Hồ Quý Li,Đội gạo lên chùa,Mẫu thượng ngàncủa

Nguyễn Xuân Khánh;Mạc Đăng Dungcủa Lưu Văn Khuê;Sông Côn mùa lũcủa Nguyễn Mộng Giác;Thông reo Ngàn Hốngcủa Nguyễn Thế Quang, v.v Trong những năm gần đây, nhiều nhà văn tiếp tục quan tâmđếnđề tài lịch sử và sáng tạo nên những tác phẩm văn học về đề tài này, góp thêm những cách nhìn, những sự luận giải khác nhau về lịch sử như:Trần

QuốcToản,Trần Khánh Dưcủa Lưu Sơn Minh;Ngô Vươngcủa Phùng Văn

Khai;Hồ Dươngcủa Trường An;Thiệu Bảo Bình Nguyêncủa Hồng Thái;Từ

DụThái hậucủa Trần Thùy Mai;Đức Thánh Trần,Trần Thủ Độ,Trần NguyênHãncủa Trần Thanh Cảnh;Hừng Đông,Nước non vạn dặm(tập 1:Nợ nướcnon, tập 2:Lênh đênh bốn biển) của Nguyễn Thế Kỷ, v.v… Điều đó cho thấy sức hấp dẫn của đề tài lịch sử đối với các nhàvăn.

Trong xu hướng viết về lịch sử của văn học nói chung, thể loại truyện trinh thám Việt Nam từ đầu thế kỉ XXI đến nay cũng có xu hướng viết về đề này với những tác phẩm như:Mật mã Champa(2016),Minh Mạng mật chỉ(2018) của Giản

Tư Hải,Dưới cánh đại bàng(2022) của Hoàng Yến.

VớiMật mã Champa(2016), Giản Tư Hải khai thác những chi tiết có thật trong lịch sử, văn hóa Champa khu thánh địa Mỹ Sơn để kể về câu chuyện giải mã kho báu bí ẩn của người Champa cổ Khi trùngtukhu Thánh địa Mỹ Sơn, một nhà khảo cổ người Pháp đã phát hiện ra nhiều mật mã bằng chữ Phạn và chữChăm cổ khắc trên bia đá, tiết lộ các lễ hiến tế người cùng nhiều vàng bạc, châu báu Trong quá trình khám phá, nhà khảo cổ Pháp đã bị sát hại Trước khi chết,ông đã để lại mật mã Kỳ Phương là học trò và là đồng nghiệp của ông, và con gái ông là Thi Nga lần theo manh mối ông để lại và rơi vào vòng xoáy tội ác KỳPhương phát hiện ra âm mưu giết nhà khảo cổ người Pháp vừa để hiến tế thần linh vừa để ngăn chặn ông khai quật kho báu đang bị một hội kín chiếm giữ KỳPhương bị sập bẫy, Thi Nga bị bắt đưa lên đài tế trong nghi thức man rợ Vượt qua những hiểm nguy, họ giải mã được những cái chết khủng khiếp của nhiềungười.

Trên cơ sở những sự kiện có thật về kho báu của vua Minh Mạng dưới lòng Đại Nội Huế,Minh Mạng mật chỉ(2018) kể về câu chuyện đi tìm kho báu Nhân vật Kỳ Phương là một kiến trúc sư yêu lịch sử, là người chuyên đi tìm kho báu, được một người bạn dòng dõi hoàng tộc đề nghị tham gia khai quật và giải mã một thư tịch cổ của vua Minh Mạng để tìm kho báu Khi vào cuộc, Kỳ Phương biết mình đang tham gia một nghi lễ bàn giao thần bí giữa hai thế lực cổ xưa là Hội Đạo sĩ cơ mật và những hậu duệ hoàng tộc Tuy nhiên, lễ bàn giao không được thực hiện bởi sự xuất hiện bất ngờ của một nhân tố bí ẩn Kỳ Phương muốn rút khỏi đó nhưng không được, anh bị cuốn vào cuộc đấu tranh giữa hàng loạt các thế lực đối nghịch và trở thành nhân tố chủ chốt trong cuộc tìm kiếm kho báu. Trải qua bao gian nan, nguy hiểm, Kỳ Phương đã giải mã được mật chỉ của vua Minh Mạng và tìm ra kho báu:

Hàng trăm chiến thuyền cổ xưa bọc đồng nhuốm nắng óng ánh nối tiếpnhau tiến ra cửa biển Kỳ Phương vẫn chưa tỉnh hẳn để tin rằng có ngày mình lại góp sức khai quật được một di sản quý hiếm theo cách ngoạn mục như vậy Hạm đội Hoàng Sa trứ danh Triều Nguyễn – một kho báu lịch sử vô giá, một di sản quân sự hiếm hoi tưởng như thất truyền đã chính thức trở về đất mẹ [83,tr.468].

Ngày đăng: 13/10/2023, 10:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w