NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, năng lực (NL) được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau NL trong tiếng Việt có thể xem tương đương với thuật ngữ “competence” trong tiếng Anh.
Theo thông thường, NL là sự kết hợp tư duy, kĩ năng, thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hay một tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ (DeSeCo, 2002).
John Erpenbeck 1998: “NL được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm/ củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí.”
OECD (Tổ chức các nước kinh tế phát triển) (2002) đã xác định: “NL là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể.”
F.E.Weinert (2001) cho rằng: “NL là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có
5888 cá nhân hay có thể học được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống NL cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong những tình huống thay đổi.”
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn NL là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức các kiến thức, kỹ năng và thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, … để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
1.1.2 Cấu trúc năng lực Để hình thành và phát triển NL, ta cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng Có nhiều loại NL khác nhau, việc mô tả cấu trúc và các thành phần NL cũng khác nhau NL hành động (Professional action competency) là sự kết hợp của bốn NL thành phần, đó là: NL chuyên môn, NL phương pháp, NL xã hội và NL cá thể.
Hình 1.1 - Mô hình cấu trúc năng lực hành động
23 NL chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn.
24 NL phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức.
25 NL xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau với sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp.
26 NL cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, suy nghĩ và đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc – đạo đức và liên quan đến hành động tự chịu trách nhiệm.
Mô hình cấu trúc chung của NL phù hợp với bốn trụ cột giáo dục củaUNESCO:
Các thành phần của năng lực
Học để cùng chung sống
Học để tự khẳng định
Các trụ cột giáo dục của UNESCO
Hình 1.2 - Mô hình các thành phần năng lực tương ứng với bốn trụ cốt giáo dục theo
Từ cấu trúc của khái niệm NL cho thấy giáo dục định hướng phát triển NL không chỉ nhằm mục tiêu phát triển NL chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển NL phương pháp, NL xã hội và NL cá thể Những NL này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.1.3 Phát triển năng lực cho học sinh trung học cơ sở
Năng lực học sinh (NLHS) là sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức – kĩ năng – thái độ, thể hiện ở khả năng hành động hiệu quả, muốn hành động và sẵn sàng hành động để đạt mục tiêu đã đề ra NLHS còn là khả năng hành động, ứng dụng, vận dụng tri thức vào bối cảnh thực Nó được hình thành và phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trong và ngoài lớp học.
Những NL HS cần có được chia làm hai nhóm (theo OECD): NL chung và NL chuyên môn.
23 NL chung : là NL cơ bản, thiết yếu giúp cá nhân có thể sống, làm việc và tham gia hiệu quả trong nhiều hoạt động vào các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội NL chung có được từ các môn học và hoạt động giáo dục.
23 NL chuyên môn : là những NL được hình thành và phát triển trên cơ sở các NL chung theo hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của các lĩnh vực học tập như ngôn ngữ, toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ, nghệ thuật, đạo đức - giáo dục công dân, giáo dục thể chất.
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC
TRIỂN NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CHO HỌC SINH
2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung chương “Quang học” vật lí 9
Chương “Quang học” là chương quan trọng trong trương trình vật lí 9, là chương bổ sung kiến thức cho HS về các tính chất của ánh sáng Ở chương “Quang học” vật lí 7, HS đã được học về định luật truyền thẳng, định luật phản xạ của ánh sáng, các loại gương: gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm và sự tạo ảnh cũng như ứng dụng của các loại gương, các định luật của ánh sáng vào đời sống một cách định tính.
Chương “Quang học” vật lí 9 cung cấp cho HS các hiện tượng khúc xạ của ánh sáng, ánh sáng trắng và ánh sáng màu, tập trung giới thiệu sơ lược về cấu tạo của mắt, các dụng cụ, thiết bị quang học, các ứng dụng vận dụng các tính chất này của ánh sáng trong đời sống và các tác dụng của ánh sáng
Có thể nói, chương “Quang học” vật lí 9 là cơ sở để HS nghiên cứu các phần kiến thức tiếp theo, đồng thời tổng hợp và hoàn thiện sự hiểu biết của HS về các tính chất của ánh sáng.
Chương “Quang học” vật lí 9 có nhiệm vụ:
Hình thành kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, ánh sáng trắng, ánh sáng màu.
Giúp HS giải thích được các hiện tượng vật lí trong đời sống.
Cung cấp cho HS cách sử dụng các loại thấu kính, ứng dụng trong thực tế đời sống, cách bảo vệ mắt của HS.
Kích thích sự tò mò, tìm tòi, tư duy để giải thích các hiện tượng về ánh sáng trong đời sống.
Hình thành kĩ năng làm thí nghiệm cho HS, từ đó HS rút ra được các quy luật, đặc điểm của hiện tượng.
2.1.3 Cấu trúc của chương Ánh sáng
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Thấu Thấu kính kính hội tụ phân kì
Các loại ánh sáng Ánh Ánh Tác dụng sáng sáng của ánh trắng màu sáng
Sự phân Sự trộn tích ánh ánh sáng sáng màu trắng Mắt
Màu sắc của các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Hình 2.1 - Sơ đồ cấu trúc chương “Quang học” vật lí 9
2.1.4 Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương [1]
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1 Khúc xạ Kiến thức ánh sáng - Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng a) Hiện truyền từ không khí sang nước và ngược lại. tượng khúc - Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. xạ ánh sáng - Nhận biết được thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.
20 b) ảnh tạo - Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội bởi thấu kính tụ, thấu kính phân kì Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu hội tụ, thấu kính là gì. kính phân kì - Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, c) Máy ảnh thấu kính phân kì.
Mắt Kính lúp - Nêu được máy ảnh có các bộ phận chính là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim.
- Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.
- Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh.
- Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.
- Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa.
- Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát vật nhỏ.
- Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn.
- Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này và qua quan sát ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính đó.
- Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thÊu kÝnh ph©n k×.
- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.
- Xác định được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng thí nghiệm.
2 ánh sáng Kiến thức màu - Kể tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, a) ánh sáng nguồn phát ra ánh sáng màu và được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu. trắng và ánh - Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh b) Lọc màu sáng màu.
Trộn ánh sáng - Nhận biết được rằng khi nhiều ánh sáng màu được chiếu vào cùng màu Màu sắc một chỗ trên màn ảnh trắng hoặc đồng thời đi vào mắt thì chúng được các vật trộn với nhau và cho một màu khác hẳn, có thể trộn một số ánh sáng c) Các tác màu thích hợp với nhau để thu đợc ánh sáng trắng. dụng của ánh - Nhận biết được rằng vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu sáng đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu, vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
- Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt, sinh học và quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng đối với mỗi tác dụng này.
Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu đợc nguyên nhân là do có sự phân tích ánh sáng, lọc màu, trộn ánh sáng màu hoặc giải thích màu sắc các vật là do nguyên nhân nào.
Xác định được một ánh sáng màu, chẳng hạn bằng đĩa CD, có phải là màu đơn sắc hay không.
Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật có màu đen.
Bảng 2.1 – Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương quang học
2.1.5 Các năng lực hướng đến
NL giải quyết vấn đề và sáng tạo trong môn vật lí.
NL tư duy vật lí.
NL giao tiếp và hợp tác.
NL ngôn ngữ, bao gồm NL sử dụng ngôn ngữ vật lí và NL ngoại ngữ.
NL làm thực hành thí nghiệm vật lí.
NL vận dụng kiến thức vật lí vào cuộc sống.
2.1.6 Cách tác động bằng song ngữ
DHSN trong môn vật lí là một cách để HS tiếp cận nhiều với tiếng Anh, củng cố kiến thức chuyên môn và phát triển NL ngoại ngữ Tuy nhiên, nếu chỉ kết hợp đơn thuần tiếng Anh và tiếng Việt trong việc dạy học vật lí thì có thể sẽ gây thêm áp lực về kiến thức cho HS Để QTDH môn vật lí với hình thức DHSN có hiệu quả, GV áp dụng một trong ba hình thức DHSN phù hợp với trình độ ngoại ngữ của HS và GV Việc DHSN cần các phương tiện, phương pháp dạy học hỗ trợ:
Cho HS đọc trước tài liệu bằng cả hai thứ tiếng và học trước các từ vựng cần nhớ trong bài GV sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm để HS trao đổi, làm việc với nhau giải quyết nhiệm vụ được giao.
Phương pháp lồng ghép tiếng Anh trong giảng dạy một kiến thức nào đó phải linh động và phù hợp Với những nội dung chuyên môn phức tạp và đặc thù, mục tiêu đầu tiên là cần sinh viên nắm được nội dung chuyên môn thì việc lồng ghép cần khéo léo và nhẹ nhàng Sau khi HS đã hiểu thấu nội dung phần tiếng Việt thì mới chuyển sang nghiên cứu nội dung vấn đề đó bằng ngoại ngữ Tuy nhiên, đối với một số nội dung đơn giản thì có thể cho HS đọc trực tiếp bằng ngoại ngữ.
Cung cấp và giúp HS học từ vựng tiếng Anh thông qua các flashcard (thẻ học tiếng Anh), trên các thẻ này có hình ảnh gợi ý nghĩa của từ, giúp HS liên tưởng để đoán nghĩa của từ vựng Học tiếng Anh thông qua hình ảnh trực quan, sử dụng trí tưởng tượng giúp HS nhớ nhanh và lâu hơn. Để hoàn thiện NL ngoại ngữ, HS được xem và nghe các video thí nghiệm, video các hiện tượng của nước ngoài, đồng thời giải quyết các nhiệm vụ học tập bằng tiếng Anh thông qua các phiếu học tập với hình thức trắc nghiệm, điền từ, sắp xếp từ để tạo thành câu có ý nghĩa về mặt vật lí và ngữ pháp Từ đó, HS được hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong NL ngoại ngữ.
+ GV giảng dạy bằng slide, sử dụng các thí nghiệm thực và thí nghiệm ảo để
HS quan sát, đồng thời trong quá trình giảng GV thường xuyên lặp lại các thuật ngữ.
2.2.1 Tiêu chí đánh giá về kiến thức [7]
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Trên cơ sở tiến trình dạy học đã soạn thảo, tôi đã tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi của việc dạy học theo định hướng phát triển NL ngoại ngữ cho HS ở một số kiến thức chương “Quang học” vật lí 9.
3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
Trong quá trình thực nghiệm tôi tiến hành thực hiện các công việc sau
Lập kế hoạch thực nghiệm sư phạm.
Liên hệ trường THCS và GV hỗ trợ thực nghiệm sư phạm.
Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại trường đã liên hệ.
Khảo sát hiệu quả của DHSN trong môn vật lí đã thực hiện đối với HS (thông qua các bài kiểm tra) và đối với GV (thông qua phỏng vấn).
3.3 Đối tượng và phạm vi thực nghiệm sư phạm Đối tượng thực nghiệm: HS và GV bộ môn vật lí trường THCS Tây Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi thực nghiệm: Lớp 9/9 của trường THCS Tây Sơn, thành phố Đà Nẵng. Thời gian thực nghiệm: Từ ngày 19/2/2018 đến ngày 25/2/2018
3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1 Phân tích di ễn biến thực nghiệm sư phạm
Lớp 9/9 gồm 43 HS Tiết học được thực hiện tại phòng bộ môn vật lí của trường THCS Tây Sơn GV hỗ trợ thực nghiệm: GV bộ môn vật lí của lớp 9/9 – cô Trần Thị Nhị Quân.
Tình huống dẫn nhập vào bài 40 “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng”
GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét hình dạng cây bút chì (thẳng hay cong). Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
“Làm thế nào để làm cây đũa này không thẳng nữa?” – HS: “Bẻ gãy cây bút”.Nếu không bẻ gãy (không dùng lực) thì có cách nào khác để làm cây bút này cong không? – HS suy nghĩ cách làm cho cây bút không thẳng nữa nhưng không dùng lực.
GV làm thí nghiệm: Cho cây bút vào cốc đã đựng nước và yêu cầu HS quan sát và nhận xét HS tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy cây bút bị bẻ gãy ngay mặt phân cách giữa nước và không khí nhưng không dùng lực.
Hình 3.1 – GV làm thí nghiệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng đối với cây bút Sau đó, GV giới thiệu bài học “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng” với tên tiếng Anh là “Refraction of light”.
Hoạt động cung cấp từ vựng tiếng Anh về hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Trước khi học bài mới, GV cung cấp các từ vựng tiếng Anh cần nhớ trong bài thông qua flashcard (thẻ từ vựng) GV yêu cầu HS từ hình ảnh phỏng đoán nghĩa của từ vựng HS hứng thú với các hình ảnh, tích cực phát biểu, phỏng đoán nghĩa của từ vựng.
Hình 3.2 và 3.3 – GV cung cấp từ vựng cho HS
Tìm hiểu khái niệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng và các khái ni ệm liên quan
GV làm thí nghiệm về khúc xạ ánh sáng với tia sáng để hình thành khái niệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng cho HS, liên hệ với hiện tượng cây bút bị gãy khúc khi được nhúng một phần vào nước HS quan sát GV làm thí nghiệm và phát biểu khái niệm của hiện tượng bằng tiếng Việt Sau đó, HS thảo luận nhóm, sử dụng các từ vựng tiếng Anh đã học sắp xếp các từ vào chỗ trống thích hợp và phát biểu lại khái niệm này bằng tiếng Anh.
HS tích cực tham gia phát biểu bài, hứng thú với cách học này.
Hình 3.4 – GV làm thí nghiệm với tia sáng để chúng tỏ có sự khúc xạ khi truyền từ nước vào không khí.
Hình 3.5 – HS thảo luận nhóm để đưa ra khái niệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng bằng tiếng Anh.
Sau đó, GV yêu cầu HS tìm hiểu tài liệu, thảo luận nhóm và xác đinh các khái niệm pháp tuyến, điểm tới, tia tới, mặt phẳng tới, góc tới, tia khúc xạ, góc khúc xạ bằng cách điền vào chỗ trống bằng tiếng Anh trong task 1 Sau khi thảo luận xong, HS trình bày kết quả của nhóm với cả lớp Sau đó GV sẽ đưa ra đáp án đúng và giải thích lại (nếu cần).
Tìm hiểu sự khúc xạ của tia sáng trong hai trường hợp
GV cho HS xem một video tiếng Anh trình chiếu song song hai trường hợp: tia sáng truyền từ nước ra không khí và từ không khí vào nước Video có hướng dẫn cách xác định góc khúc xạ và góc tới Sau đó, HS thảo luận nhóm và nhận xét đặc điểm của tia sáng sau khi đi qua 2 môi trường trong suốt theo hai nhóm A và B bằng tiếng Anh, rồi trình bày trước lớp.
Hình 3.6 – HS xem video về sự khúc xạ của tia sáng trong 2
Hình 3.7 – HS thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập
Sau khi HS trình bày xong, các nhóm khác nhận xét và GV sẽ tóm tắt và kết luận lại những ý chính cần nhớ.
Hình 3.9 - GV tóm tắt và kết luận
Làm các bài tập vận dụng và giải thích một vài hiện tượng trong đời sống về sự khúc xạ ánh sáng
GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu Phiếu bài tập được làm bằng tiếng Anh thông qua việc điền từ vào chỗ trống Sau đó HS nộp bài và trình bày trước lớp.
GV đưa thêm một vài hiện tượng về sự khúc xạ ánh sáng và yêu cầu HS giải thích Hiện tượng đó được trình chiếu trên video GV chiếu thêm 1 đoạn video nữa để gợi ý cho HS giải thích Sau đó, HS giải thích theo những gì mình hiểu được khi xem và nghe video nói gì.
GV cho HS coi video về hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong đời sống
H ìn h3.11–HS gi ải th h hi ệ n t ư ợ n g th ự c tế
Từ việc quan sát biểu hiện của HS trong quá trình tổ chức hoạt động DHSN và phân tích các đoạn ghi hình, tôi rút ra các kết quả sau:
+ Về mặt thời gian: Việc tổ chức dạy học bằng DHSN vẫn đảm bảo được thời lượng một tiết học.
Về thái độ của HS: Hầu hết HS đều hứng thú, tích cực hoạt động nhóm Các em thể hiện sự ngạc nhiên khi quan sát hiện tượng xảy ra Lớp học không bị trầm, nặng nề về kiến thức HS giải quyết được các nhiệm vụ học tập bằng tiếng Anh Điều đó cho thấy HS vừa nắm được kiến thức của bài học và vừa phát triện được NL ngoại ngữ.
Về việc tương tác với GV: GV tạo cho HS cơ hội được trao đổi bằng tiếng Anh, tiếp cận với tiếng Anh nhiều hơn bằng việc tìm hiểu các hiện tượng thông qua quan sát thí nghiệm, nghe và xem các video nước ngoài Điều này bước đầu giúp cho HS hình thành và phát triển các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết, phát triển NL ngoại ngữ, đồng thời gợi cho các em sự tò mò, tìm tòi, học hỏi qua các video nước ngoài mà không còn e ngại rào cản tiếng Anh HS giải quyết được các nhiệm vụ học tập vật lí, đảm bảo được kiến thức chuyên môn.