HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN: THÁI RÉT
Trang 2Tôi tên: Thái Rết, sinh năm1975
Là học viên lớp Cao học Luật khóa 1, các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long, mở tại Tp Cần Thơ
Hiện nay, đang công tác tại Tòa án nhân dân huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
Được nhà trường phân công làm đề tài luận văn “ĐẤU TRANH
PHONG, CHONG CAC TOI PHAM LAM DUNG TINH DUC TRE EM O SOC TRANG”
Tôi xin cam đoan những ý tưởng, nội dung đã trình bày trong luận
văn này là những kiến thức của bản thân đã thu lượm được từ quá trình tham khảo, nghiên cứu tài liệu, học tập và thực tiễn công tác trong ngành
Tòa án nhân dân dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trần Thị Quang Vinh
Những nội dung của các tác giả khác đã được trích dẫn, ghỉ chú theo quy
Trang 3LOI NOI DAU
CHUONG 1 CAC TOI PHAM LAM DUNG TINH DUC TRE EM DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM LẠM DỤNG TÌNH DỤC TRẺ EM TẠI SÓC TRĂNG 1:1 Các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em dưới góc độ pháp luật hình sự 1.1.1 Khái niệm về lạm dụng tình dục trẻ em 1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý về các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em 1.2 Tình hình tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em .- - - - 1.2.1 Dấu hiệu về thực trạng 1.2.3 Dấu hiệu về động thái
1.2.4 Dấu hiệu về cơ cấu -. ¿co nhìn vn
1.2.5 Đặc điểm tội phạm học: biểu hiện khách quan của tội phạm, nhân thân
người phạm tội và đặc điểm về nạn nhân : ::+:+ttetteretteetetterre CHUONG 2 NGUYEN NHAN VA DIEU KIEN CUA TÌNH HÌNH
TOI PHAM LAM DUNG TINH DUC TRE EM 6 SOC TRANG
2.1 Nguyên nhân và điều kiện được xét dưới góc độ kinh tế-xã hội
2.2 Nguyên nhân và điều kiện được xét dưới góc độ tâm lý - xã hội
2.3 Nguyên nhân và điều kiện được xét dưới góc độ quản lý nhà nước, quản
lý xã hội :
2.4 Nguyên nhân và điều kiện được xét dưới góc độ hạn chế trong công tác
xây dựng pháp luật - - cà cà nh nh nhhhhhhhưhhhhrhrrrrrrrdirrrrrrie
2.5 Nguyên nhân và điều kiện được xét dưới góc độ hạn chế trong công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm :- + + tt thtthettterererrertrrrrrrr CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHÓNG CÁC TỘI PHẠM LẠM DỤNG TÌNH DỤC TRẺ EM Ở SÓC TRĂNG
3.1 Dự báo tình hình các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng
trong thời gian tới và thực trạng đấu tranh - + centetterttrererrtrtree
3.1.1 Dự báo tình hình các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng
trong thời gian tới
Trang 4
K Yên tại sóc Trăng trong Mời giàn (Ó) 3.2.1 Những định hướng phòng ngừa về các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng trong thời gian tới Nhân tot S021 0002014057
3.2.2 Một số giải pháp phòng pedi trồng thỜi GIAN LƠI.22/.0 2.41(20151/22012.2
Trang 5Xuất phát từ tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của
toàn xã hội để đảm bảo cho việc phát triển toàn diện cho trẻ em vì trẻ em hôm
nay, thế giới ngày mai Trẻ em thực sự là người kế tục sự nghiệp xây dựng đất
nước, mỗi gia đình và xã hội phải thường xuyên đề cao trách nhiệm, chăm lo
và bảo vệ trẻ em Đó là trách nhiệm của tắt cả các quốc gia trên thế giới Trong tuyên ngôn về các quyền của trẻ em do Đại hội đồng Liên hiệp quốc
thông qua năm 1959 khẳng định: "loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em điều tốt đẹp nhất" và tại Điều 34 Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em đã
công bố: "các nước thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống mọi hình thức
bóc lột cũng như lạm dụng về tình dục trẻ em" Ở nước ta, sinh thời Hồ chủ
tịch đã dạy: "vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải
trồng người", thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm sâu sắc nhất đến trẻ em Tại Điều 65 Hiến pháp năm 1992
của nước ta đã quy định:"trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục" nhưng hiện nay nhiều người đã đi ngược lại những giá
trị nhân văn đó, nhiều trẻ em phải sống lang thang đã trở thành nạn nhân cho nhiều người xấu lợi dụng trẻ em để trục lợi, họ đã biến trẻ em thành một thứ hàng hóa đặc biệt để làm giàu bất chính, đã nhẫn tâm chà đạp đến danh dự, nhân phẩm thẩm chí cả tính mạng của trẻ em Là nạn nhân của những tội
phạm man rợ, các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em gây ra những hậu quả
trầm trọng, thường kéo dài suốt đời, thậm chí đe doạ tính mạng, sức khỏe và
sự phát triển thể chất, tâm lý và xã hội của nạn nhân Các em phải chịu đựng những ấn tượng đầy mặc cảm, thái độ kỳ thị, xa lánh của cộng đồng Nhiều
em phải bỏ học, một bộ phận bị xã hội ruồng bỏ, sức khoẻ sinh sản bị ảnh
hưởng, tâm lý khủng hoảng, khả năng sống bình thường với quan hệ lành
mạnh và việc xây dựng gia đình riêng bị tổn hại nghiêm trọng, sức khoẻ bị
Trang 6Trăng là địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, là một
trong những địa phương chậm phát triển, mặt bằng dân trí thấp nên việc am
hiểu pháp luật còn hạn ché, tình hình tội phạm nói chung và các tội phạm lạm
dụng tình dục trẻ em còn diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng, chiều hướng gia tăng Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng tại Sóc Trăng đã áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn nhưng loại tội phạm này không giảm nên viêc nghiên cứu về thực trạng, tìm hiểu về nguyên nhân và điều kiện tội phạm, đưa ra các giải pháp đấu tranh phòng, chống các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em có ý nghĩa rất lớn, góp phần vào việc thực hiện tốt đắc mục tiêu chung cho xã hội tại Sóc Trăng
2 Tình hình nghiên cứu đề tài:
Qua nghiên cứu nhiều tài liệu có viết về như tác giả Mai Bộ “Hình phạt
tử hình đối với tội hiếp dâm trẻ em lý luận và thực tiễn”, tác giả Nguyễn
Khắc Hải “Về Điều 112 trong Bộ luật hình sự năm 1999”, tác giả Phạm Hồng
Hải “Bộ luật hình sự năm 1999 với vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ
em”, tác giả Phạm Mạnh Hùng “Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục trẻ em” nhưng các bài viết trên chỉ đi vào
từng khía cạnh nhất định về vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em Trước những
diễn biến chung của đất nước, Sóc Trăng có những chuyển biến nhất định về
kinh tế - xã hội nói chung Bên cạnh những chuyển biến tích cực đó, tuy là
một địa bàn thuộc vùng sâu vùng xa, nhưng những ảnh hưởng ý thức tiêu cực những mặt trái của xã hội cũng đã xuất hiện ở Sóc Trăng, trong đó có hiện tượng lạm dụng tình dục trẻ em Để đưa ra những giải pháp phòng chống tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em, cần thiết phải có một nghiên cứu tình hình của những tội phạm này, phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình đó
hầu có chính sách phòng ngừa đúng
Trang 7đánh giá tình hình các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng, lý
giải nguyên nhân - điều kiện phạm tội và trên cơ sở đó đề ra những giải pháp
phòng chống có hiệu quả nhằm tiến tới giảm cơ bản số lượng trẻ em bị lạm
dụng tình dục, tạo điều kiện để trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và
phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, nâng
cao nhận thức và hành động của toàn xã hội về công tác bảo vệ trẻ em tại Sóc
Trăng
4 Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về tình hình các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng từ năm 2002 đến năm 2007 dưới góc độ tội
phạm học
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Để nghiên cứu đề tài trên thành công thì đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương pháp, cụ thể là:
Về phương pháp luận là vận dụng phương pháp biện chứng (chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử) để phân tích nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm;
Áp dụng các phương pháp cụ thể như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và phương pháp ngoại suy
6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Như đã trình bày ở phần mục đích nghiên cứu, đề tài nghiên cứu một
cách hệ thống, toàn diện về đấu tranh phòng, chống các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng Từ đó tìm ra những vướng mắc, bắt cập và đề
xuất một số giải pháp nhằm đấu tranh có hiệu quả loại tội này trong thời gian
tới Vì vậy, đề tài này sau khi nghiên cứu hoàn thành sẽ có ý nghĩa ở một số
Trang 8Thứ hai, nó cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ sở đào tạo Luật và các sinh viên học ngành luật
Thứ ba, nó là tài liệu tham khảo có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn
cho các cơ quan chức năng ở Sóc Trăng đấu tranh có hiệu quả loại tội phạm này trong thời gian tới
7 Bố cục của luận văn
Bên cạnh lời nói đầu, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em dưới góc độ pháp luật hình sự và tình hình tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng
Chương 2 Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm lạm dụng tình
dục trẻ em tại Sóc Trăng
Trang 9TÌNH DỤC TRẺ EM TẠI SÓC TRĂNG
1.1 Các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em dưới góc độ pháp luật hình
sự
1.1.1 Khái niệm về lạm dụng tình đục trẻ em
"Lạm dụng" hiểu theo từ điển tiếng Việt là “sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn đã được quy định” "Tình dục” là sự ham muốn thú nhục dục'
Trong nghĩa pháp lý, trẻ em được thể hiện trong nhiều văn bản khác nhau Theo pháp luật quốc tế, theo Điều 1 Công ước Liên hiệp quốc năm 1989 về quyền trẻ em đã định nghĩa trẻ em được xác định là “người đưới 18
tuổi, trừ khi trường hợp pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm
hơn” Ở đây Công ước chỉ phân biệt giữa hai khái niệm trẻ em và người chưa
thành niên và móc ranh giới để xác định là 18 tuổi, các quy định của Công ước chỉ mang tính định hướng, hướng dẫn để cho các quốc gia thành viên có
thể quy định tuổi thành niên sớm hơn căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
em ở mỗi quốc gia cũng như tập quán xã hội ở quốc gia đó
Ở nước ta, khái niệm trẻ em được sử dụng trong nhiều văn bản pháp
luật như Hiến pháp, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật giáo dục
Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “trẻ em quy định
trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” Pháp luật nước ta phân biệt khái niệm “trẻ em” và “người chưa thành niên” Khái niệm người chưa
thành niên được quy định trong Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật lao
động tại Điều 18 Bộ luật dân sự quy định: “người đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên” và tại khoản 1 Điều 99 Bộ luật lao động quy định: “người lao động chưa thành niên là người
Trang 10bao gồm hành vi ding vi lực, đe doạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân, dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cầu, hành
vi giao cấu, hành vi dâm ô đối với trẻ em, hành vi mua dâm trẻ em Với các
hành vi này, các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em bao gồm những tội danh
sau đây:
Tội hiếp dâm trẻ em(Điều 112); Tội cưỡng dâm trẻ em(Điều 114);
Tội giao cấu với trẻ em(Điều 115);
Tội dâm ô đối với trẻ em(Điều 116);
Tội mua dâm người chưa thành niên(Điều 256)
Có ý kiến khác cho rằng còn tội loạn luân (Điều 150) nhưng theo quan
điểm cá nhân của tôi thì tội này không thể hiện sự lạm dụng tình dục trẻ em vì
tội loạn luân thì người bị hại không phải là trẻ em
Các đặc điểm chung về các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em:
- Khách thể của các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em là xâm hại đến
các quan hệ khác nhau như danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và trật tự an toàn
xã hội mà đối tượng tác động là trẻ em (người dưới 16 tuổi)
- Mặt khách quan của các tội phạm này thể hiện bằng hình thức giao cấu trái phép hoặc dâm ô với trẻ em Hành vi giao cấu trái phép có thể được
thực hiện trên cơ sở sự cưỡng bức hoặc sự đồng thuận từ phía người bị hại Có những tội phạm mà hành vi giao cấu trái phép mang tính cưỡng bức thông
qua thủ đoạn dùng vii luc, de doa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể
Trang 11thực hiện do lỗi có ý trực tiếp Người bị hại đối với các tội danh lạm dụng tình
dục trẻ em được chia thành hai nhóm: trẻ em dưới 13 tuổi, trẻ em từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi Tuy nhiên về mặt nhận thức của người phạm tội về độ
tuổi của người bị hại thì luật chưa quy định rõ ràng mà trên thực tiễn đấu tranh các loại tội phạm này, các cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ căn cứ vào hành
vi cũng như lỗi cố ý phạm tội của người phạm tội, không phụ thuộc vào ý
thức chủ quan của bị cáo có nhận thức biết được hay không nhận biết được người bị hại là trẻ em theo Tiểu mục 2.1 mục 2 của Nghị Quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự
- Về mặt chủ thể của các tội danh lạm dụng tình dục trẻ em cũng có
những nét đáng lưu ý Đối với tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm trẻ em, chủ thể của tội phạm là nam giới từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm
hình sự Nữ giới có thể là đồng phạm với vai trò người giúp sức, người xúi
giục hoặc người tổ chức Đối với tội giao cấu trẻ em, tội dam 6 đối với trẻ em,
chủ thể của tội phạm phải là người đã thành niên không phân biệt giới tính là nam hay nữ
1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý về các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em
Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112)
Do tính nguy hiểm cao cho xã hội của hành vi phạm tội hiếp dâm trẻ
em và do yêu cầu của việc đấu tranh với tệ xâm phạm tình dục trẻ em nên Bộ
luật hình sự năm 1999 đã quy định tội hiếp dâm trẻ em là tội phạm mới trên
cơ sở tách một phần đoạn 2 khoản 1 và toàn bộ khoản 4 Điều 112a Bộ luật
hình sự năm 1985 Về cơ bản Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn giữ lại các dấu
hiệu, tình tiết định khung hình phạt
Khác với tội hiếp dâm đã mô tả các hành vi hiếp dâm nhưng trong tội
Trang 12thể tự vệ được của nạn nhân hay dùng thủ đoạn khác giao cấu với người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ" ? Ý kiến khác lại định ˆ
nghĩa: "hiếp đâm trẻ em là hành vi của một người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ
đoạn khác giao cấu với người đưới l6 tuổi" Ì Hai ý kiến trên đều chưa chính
xác thể hiện ở chỗ ý kiến thứ nhất chỉ đề cập đến nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi và việc giao cấu của người phạm tội phải trái ý muốn của nạn nhân, chưa đề cập nạn nhân là dưới 13 tuổi và theo khoản 4 Điều 112 Bộ luật
hình sự thì dù nạn nhân dưới 13 tuổi có đồng ý hay không đồng ý giao cấu, người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em
Đối với ý kiến thứ hai thì chưa thể hiện rõ độ tuổi của nạn nhân cũng như thái
độ của nạn nhân Theo chúng tôi định nghĩa là tội hiếp dâm trẻ em là hành vi
dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ
được của nạn nhân hay dùng thủ đoạn khác giao cấu trái ý muốn với người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi Việc nhà làm
luật quy định tách biệt hai độ tuổi của trẻ em, trong đó mọi trường hợp giao
cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em vì ở độ tuổi dưới 13 tuổi, trẻ em hết sức non nớt, chưa có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn, dễ bị
người khác lôi kéo, rủ rê, mua chuộc, khó có thể tự vệ được nên cần được bảo
vệ một cách đặc biệt nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường, lành mạnh của
các em mà cần phải trừng trị nghiêm khắc đối với hành vi xâm phạm tình dục
trẻ em
Các dấu hiệu pháp lý:
? Mai Bộ,(2004),*Áp dụng hình phạt tử hình đối với các giết người, hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em
cơ sở lý luận và thực tiễn”, tap chi Téa dn nhdn dân,tr.02-04
ị Nguyễn Khắc Hải,(2002),*Về Điều 112 trong Bộ luật hình sự năm 1999”, tap chi Tòa án nhân
Trang 13tự an toàn xã hội
Chủ thể của tội phạm: người phạm tội phải từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự Chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em chỉ có thể là nam giới Nữ giới chỉ có thể tham gia tội phạm là đồng phạm của tội hiếp
dâm trẻ em với vai trò người giúp sức, người xúi giục hoặc người tổ chức Mặt khách quan của tội phạm là hành vi dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn
khác giao cầu với người dưới 16 tuổi Hành vi dùng vũ lực trong tội hiếp dam
trẻ em cũng tương tự với hành vi dùng vũ lực ở một số tội phạm khác mà người phạm tội có dùng vũ lực nhưng ở tội hiếp dâm trẻ em, hành vi dùng vũ
lực là hành vi dùng sức mạnh vật chất như vật lộn, nắm giữ chân tay, bịp
miệng, bóp cổ, đánh đập, trói .người bị hại nhằm giao cấu trái ý muốn với
trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Hành vi của người phạm tội đã làm tê
liệt sự kháng cự của người bị hại để thực hiện việc giao cấu Trong trường hợp do hành vi dùng vũ lực của người phạm tội làm người bị hại bất tỉnh
nhưng người bị hại chưa chết và sau khi thỏa mãn dục vọng, người bị hại đã
chết thì người phạm tội bị truy cứu trách hình sự về tội hiếp dâm trẻ em và tội giết người vì người phạm tội bỏ mặc cho hậu quả chết người xảy ra miễn là
người phạm tội đã thỏa mãn được dục vọng Hành vi đe doạ dùng vũ lực là
hành vi của một người dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp tỉnh thần của
người khác, làm cho người bị đe dọa sợ hãi như doạ giết, dọa đánh, dọa
bắn làm cho người bị hại là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi sợ hãi phải để người phạm tội giao cấu trái với ý muốn của mình Hành vi đe dọa dùng vũ
lực bao gồm cả trường hợp đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và trường hợp
Trang 14nạn nhân rơi vào tình trạng không thể tự vệ được do những lý do khách quan khác không do người phạm tội gây ra cho nạn nhân nhưng người phạm tội đã
lợi dụng tình trạng đó để giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ Hành vi
dùng thủ đoạn khác là những thủ đoạn ngoài những hành vi đã được quy định trong cấu thành (dùng vũ lực, đe đoạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của nạn nhân) Đây là quy định mở nhằm đáp ứng yêu cầu đấu
tranh phòng chống loại tội phạm này vì thực tiễn xét xử có những trường hợp hành vi phạm tội không thuộc một trong các hành vi cụ thể đã được quy định
trong cấu thành nhưng hành vi này về bản chất lại là hành vi hiếp dâm trẻ em và việc truy cứu người phạm tội về tội hiếp dâm trẻ em là cần thiết Những
thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện hoặc lợi dụng phải là những thủ đoạn
nhằm đưa người bị hại lâm vào tình trạng không còn khả năng làm chủ bản
thân để người phạm tội giao cấu trái với ý muốn của họ như người phạm tội cho người bị hại uống kích dục hoặc lợi dụng sự kém hiểu biết của nạn nhân
để thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân
Hành vi giao cấu trái với ý muốn của trẻ em nữ là hành vi khách quan của cấu thành tội hiếp dâm trẻ em nhưng không phải trường hợp nào người phạm tội giao cấu được với nạn nhân thì mới phạm tội hiếp dâm trẻ em mà trong nhiều trường hợp người phạm tội mới có hành vi dùng vũ lực nhằm giao
cấu với nạn nhân là đã phạm tội hiếp dâm trẻ em Trường hợp này gọi là phạm tội hiếp dâm trẻ em chưa đạt vì người phạm tội chưa thực hiện được hết
hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành Về dấu hiệu này có nhiều ý kiến
khác nhau, có ý kiến cho rằng tội hiếp dâm trẻ em là cấu thành hình thức nên
chỉ cần người phạm tội có hành vi dùng vũ lực là tội phạm đã hoàn thành, có ý kiến khác cho rằng người phạm tội chưa giao cấu được với nạn nhân thì
chưa coi là đã phạm tội hiếp dâm trẻ em Về mặt lý luận thì hai ý kiến này
không chính xác vì trong điều văn của điều luật về tội hiếp dâm và tội hiếp
dâm trẻ em đã thể hiện hành vi giao cấu là dấu hiệu khách quan của cấu thành hay còn gọi là dấu hiệu bắt buộc, “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thẻ tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn
Trang 15cấu thành hình thức thẻ hiện từ “nhằm” Do đó tội hiếp đâm trẻ em có cấu thành vật chất Giao cấu là hành vi, đồng thời cũng là hậu quả xảy ra của tội hiếp dâm trẻ em đối với nạn nhân đã bị hiếp nhưng hành vi giao cấu không bao giờ là nguyên nhân của hậu quả bị giao cấu mà hậu quả bị giao cấu là kết quả của hành vi dùng vũ lực nhằm giao cấu
Trái ý muốn của người bị hại (trái ý muốn của trẻ em từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi) Đây là một trong những dấu hiệu rất quan trọng để xác định có
tội hay không có tội nhưng trong thực tiễn áp dụng pháp luật rất khó xác định
vì đây là trạng thái tâm lý của người bị hại thuộc ý thức chủ quan nên lời khai
của người bị hại thể hiện trái ý muốn của họ phải phù hợp với các chứng cứ khác để chứng minh việc giao cấu đó là trái với ý muốn của người bị hại thì
người có hành vi giao cấu mới bị coi là phạm tội hiếp dâm trẻ em Tuy nhiên,
dấu hiệu trái với ý muốn của người bị hại chỉ là đấu hiệu bắt buộc đối với trường hợp người bị hại từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, còn trường hợp người
bị hại từ dưới 13 tuổi thì dù trái với ý muốn của người bị hại hay không,
người có hành vi giao cấu với họ đều là phạm tội hiếp dâm trẻ em theo khoản
4 Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1999 Việc nhà làm luật quy định nạn nhân
dưới 13 tuổi dù đồng ý để người phạm tội giao cấu thì hành vi giao cầu này vẫn bị coi là phạm tội hiếp dâm trẻ em là vì xuất phát từ luận điểm: ở độ tuổi
dưới 13 tuổi, trẻ em còn rất non nớt, yếu ớt, chưa có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn, dễ bị người khác lôi kéo, rủ rê, mua chuộc, khó có thể tự vệ được
nên cần được bảo vệ một cách đặc biệt nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường, lành mạnh của các em và cần phải trừng trị thật nghiêm khắc đối với
hành vi xâm phạm tình dục các em
Mặt chủ quan của người phạm tội: đối với tội hiếp dâm trẻ em, người
phạm tội luôn thể hiện hành vi của mình do lỗi cố ý trực tiếp nhưng trong
thực tiễn xét xử cũng có một số trường hợp khó xác định nhất là trường hợp người phạm tội chưa thực hiện hết hành vi thuộc mặt khách quan của cấu
thành tội phạm mà cụ thể người phạm tội chưa có hành vi giao cấu hay còn
gọi là trường hợp hiếp dâm trẻ em chưa đạt, người phạm tội cho rằng mình
Trang 16tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác nhưng chưa giao cấu được,
chỉ có ý định trêu ghẹo với người bị hại nên chỉ phạm tội dâm ô đối với trẻ em
hoặc trong trường hợp khác người phạm tội cho rằng tưởng người bị hại đồng
ý nên đã giao cấu, sau đó người bị hại tố cáo nên chỉ phạm tội giao cấu với trẻ
em Trong những trường hợp này, các Cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng
minh trên cơ sở lời khai của người phạm tội, lời khai của người bị hại phải
phù hợp với các chứng cứ khác để chứng minh lỗi cố ý của người phạm tội
Trong thực tiễn xét xử, việc xác định độ tuổi của người bị hại (người bị
hiếp) là dấu hiệu bắt buộc và có ý nghĩa rất quan trọng của cấu thành các tội
phạm lạm dụng tình đục trẻ em nói chung và tội hiếp dâm trẻ em nói riêng vì nó sẽ xác định người phạm tội có tội hay không có tội nhưng trong công tác
điều tra, truy tố và xét xử thì việc xác định độ tuổi thật của người bị hại rất
khó khăn, có trường hợp biết năm sinh nhưng không biết ngày tháng hoặc biết
tháng năm sinh nhưng không biết ngày sinh, hiện chưa có văn bản nào hướng
dẫn chính thức của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Về nguyên tắc chung
việc xác định tuổi của người bị hại trên cơ sở giấy khai sinh, giấy chứng sinh
hoặc các loại giấy tờ tuỳ thân của người bị hại hoặc áp dụng biện pháp khoa
học giám định tuổi của người bị hại Vấn đề này có ý kiến khác nhau, ý kiến thứ nhất đứng về góc độ bảo vệ quyền lợi trẻ em nhưng không có lợi cho
người phạm tội cho rằng nếu không biết ngày sinh thì lấy ngày cuối cùng của
tháng đó, nếu không biết tháng sinh thì lấy tháng cuối cùng của năm đó Ý
kiến thứ hai có lợi cho người phạm tội cho rằng, nếu không biết ngày sinh thì lấy ngày đầu tiên của tháng đó, nếu không biết tháng sinh thì lấy tháng đầu
tiên của năm đó Theo nguyên tắc pháp luật hình sự Việt Nam thừa nhận mọi
suy đoán phải theo hướng có lợi cho người phạm tội nên ý kiến thứ hai đã
được vận dụng trong thực tiễn và tại Công văn số 81 ngày 10/6/2002 của Tòa
án nhân dan tối cao đã ghi nhận nguyên tắc này
Hình phạt:
Trang 17tội khác nhau cho xã hội Khung 1 với khung hình phạt tù từ bảy năm đến mưới lăm năm là tội phạm rất nghiêm trọng Khung 2 với khung hình phạt tà
từ mười hai năm đến hai mươi năm là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Khung
3 với khung hình phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình cũng tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Khung 4 với khung hình phạt tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình Ngoài ra còn hình phạt bổ
sung cám đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm được quy định tại khung 4
Thông qua các chế tài quy định đối với tội hiếp dâm trẻ em cho thấy
Nha nước có thái độ đặc biệt nghiêm khắc đối với tội hiếp dâm trẻ em Có thé
nói, đây là tội phạm nghiêm trọng nhất trong các tội lạm dụng tình dục trẻ em
Đường lối xử lý nghiêm khắc đó có thể lý giải từ quan điểm của Nhà nước coi trẻ em là đối tượng được bảo vệ đặc biệt
Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114)
Cưỡng dâm trẻ em là hành vi của một người dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi lệ thuộc mình hoặc đang ở trong tình
trạng quẫn bách phải miễn giao cấu với mình
Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm
Khách thể của tội phạm là xâm phạm sự phát triển bình thường về sinh lý, thể chất, danh dự, phẩm giá của trẻ em gái, xâm phạm quyền bất khả xâm
phạm về tình dục của trẻ em và ảnh hưởng trật tự xã hội
Mặt chủ thể của tội phạm là người có năng lực chịu trách nhiệm hình
sự và từ đủ 14 tuổi trở lên
Mặt khách quan của tội phạm: về cơ bản các dấu hiệu của tội cưỡng
dâm trẻ em cũng tương tự như tội cưỡng dâm, chỉ khác nhau người bị hại
trong tội này là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Người phạm tội cưỡng
dâm trẻ em dùng nhiều thủ đoạn khác nhau như lừa phỉnh, mua chuộc, dụ dỗ,
đe dọa hoặc bằng tình cảm, tiền bạc tức là người phạm tội dùng mọi thủ
đoạn miễn là thực hiện được hành vi giao cấu được với người bị hại hoặc
Trang 18
người phạm tội lợi dụng người bị hại đang ở trong tình trạng quẫn bách để họ
phải miễn cưỡng giao cấu với mình Khác với tội hiếp dâm trẻ em, hành vi
giao cấu với nạn nhân trong tội cưỡng dâm trẻ em không chỉ là dấu hiệu
khách quan của cấu thành tội phạm mà nó còn là dấu hiệu bắt buộc, tức là dấu
hiệu cần và đủ nên nếu các dấu hiệu khác đã thỏa mãn nhưng chưa có việc
giao cấu thì chưa cầu thành tội phạm Do đó tội cưỡng dâm trẻ em không có giai đoạn phạm tội chưa đạt
Đối với người bị hại, họ phải là người lệ thuộc vào người phạm tội về tỉnh thần hay lệ thuộc về mặt vật chất bắt nguồn từ nhiều quan hệ khác nhau
như quan hệ cha với con, quan hệ thầy với trò, thầy thuốc với bệnh nhân, cha
cỗ với con chiên hoặc người trong tình trang quẫn bách do nhiều nguyên
nhân khác nhau họ rơi vào tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cầu với
người phạm tội, họ không còn sáng suốt lựa chọn một xử sự bình thường như người khác hoặc trong lúc bình thường khác Sự miễn cưỡng giao cấu của
người bị hại là ý thức chủ quan của họ nên việc xác định cũng rất khó khăn
Do đó, để xác định người bị hại có lệ thuộc vào người phạm tội hay không thì
phải căn cứ vào mối quan hệ giữa người phạm tội với người bị hại hoặc xác
định người bị hại có đang ở trong tình trạng quẫn bách hay không phải căn cứ vào từng hoàn cảnh lúc xảy ra việc giao cấu Tuổi của người bị hại cũng được
xác định như trong tội hiếp dâm trẻ em
Mặt chủ quan của tội phạm: người phạm tội thực hiện hành vi cưỡng
dâm trẻ em với cố ý trực tiếp
Về khung hình phạt cụ thể của tội cưỡng dâm trẻ em được thể hiện
trong từng khoản cụ thể Khung 1 với khung hình phạt tù từ năm năm đến
mười năm là tội phạm nghiêm trọng Khung 2 với khung hình phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm là tội phạm rất nghiêm trọng Khung 3 với khung
hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân là tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng
Trang 19Hành vi giao cấu với trẻ em là hành vi của một người đã thành niên
giao cầu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà không trái với ý muốn
của nạn nhân
Các dấu hiệu pháp lý
Khách thể của tội phạm là xâm phạm sự phát triển bình thường về thể chất và sinh lý của trẻ em trong độ tuổi từ đủ mười ba tuổi đến dưới mười sáu
tuổi
Chủ thể của tội phạm là người đã thành niên, tức là đủ 18 tuổi trở lên
và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, về chủ thể của tội phạm
theo quy định phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng đối với người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi giao cấu không trái với ý muốn của người từ ˆ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì hiện nay luật chưa quy định, chưa đảm bảo -
việc ngăn chặn hành vi này trong thực tế để bảo vệ trẻ em
Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi giao cấu của người phạm tội với
người dưới 16 tuổi là hoàn toàn có sự đồng tình của hai người, không có bên
nào ép buộc bên nào Nếu khi thực hiện hành vi giao cấu mà thể hiện có ép buộc của người phạm tội thì hành vi này không cấu thành tội giao cấu với trẻ em, có thẻ cấu thành tội phạm khác như tội hiếp dâm trẻ em Hành vi giao cấu của người phạm tội thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm không phụ
thuộc vào việc người phạm tội đã thỏa mãn về dục vọng nên nếu người phạm tội chưa có hành vi giao cấu thì không cấu thành tội giao cấu với trẻ em mà có
thể cấu thành tội phạm khác như tội dâm ô đối với trẻ em
Việc quy định tội phạm này thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước
ta để trừng trị hành vi giao cấu với người dưới 16 tuổi bằng pháp luật hình sự nhằm bảo vệ sự phát triển bình thường của người chưa đủ 16 tuổi vì các em ở độ tuổi này chưa phát triển đầu đủ về tâm sinh lý và sức khỏe nên giao cấu với các em sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển bình thường của các em, gây tác hại đến sự phát triển đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến danh dự, nhân
Trang 20Đối với người bị hại: người bị hại trong tội giao cầu với trẻ em phải là
người có độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, không phân biệt nam giới hay
nữ giới Nếu người bị hại dưới 13 tuổi thì người phạm tội phải bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em theo khoản 4 Điều 112 Bộ luật
hình sự, ngược lại nếu người bị hại từ đủ 16 tuổi trở lên thì người phạm tội
không bị chịu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em Việc giao cấu của người phạm tội là hoàn toàn có sự tự nguyện của người bị hại, không có
yếu tố bị cưỡng bức hay ép buộc nào Trên thực tế, mặc dù người bị hại tự nguyện giao cấu và thẩm chí họ không yêu cầu xử lý đối với người phạm tội
nhưng không được chấp nhận vì đây là trường hợp thuộc đối tượng cần được
bảo vệ
Về khung hình phạt của tội phạm được quy định cụ thể trong từng khung hình phạt Khung 1 với khung hình phạt tù từ một năm đến năm năm là tội phạm ít nghiêm trọng Khung 2 với khung hình phạt tù từ ba năm đến mười năm là tội phạm nghiêm trọng Khung 3 với khung hình phạt tù bảy
năm đến mười lăm năm là tội phạm rất nghiêm trọng Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116)
Dâm ô đối với trẻ em là hành vi của người đã thành niên, tức là người
từ đủ 18 tuổi trở lên dùng mọi thủ đoạn có tính chất đâm dục đối với người
dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân
Khách thể của tội phạm: theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1985
và đã được sửa đổi bổ sung năm 1997, tội dâm ô đối với trẻ em được quy định
trong các tội phạm xâm phạm đến trật tự công cộng là không chính xác vì
khách thể mà người phạm tội hướng tới là danh dự, nhân phẩm của trẻ em để thỏa mãn dục vọng của mình, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về
tình dục của trẻ em chứ không phải là khách thể trật tự công cộng nên Bộ luật
hình sự năm 1999 đã quy định tội dâm ô đối với trẻ em trong chương các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người là phù
Trang 21Chủ thể của tội phạm: cũng như tội giao cấu với trẻ em, chủ thể của tội
dâm ô đối với trẻ em là người đã thành niên, từ đủ 18 tuổi trở lên, không phân
biệt nam hay nữ nhưng trong thực tế thông thường là nam giới So với tội
dâm ô đối với trẻ em quy định tại Điều 202b Bộ luật hình sự năm 1985 thể hiện chủ thẻ của tội phạm là “người nào có hành vi dâm ô” rộng hơn chủ thể của tội dâm ô đối với trẻ em quy định tại Điều 116 Bộ luật hình sự năm 1999
quy định “người nào đã thành niên”
Mặt khách quan của tội phạm: trong thực tế đấu tranh phòng, chống
loại tội phạm này cho thấy hành vi dâm ô cũng như thủ đoạn của người phạm
tội được thể hiện đa dạng như: sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của nạn nhân; dùng bộ phận sinh dục của mình chà xát với bộ phận sinh dục của nạn nhân : hoặc bắt nạn nhân sờ mó, hôn hít bộ phân sinh dục của mình nhằm thỏa mạn
dục vọng nhưng người phạm tội hồn tồn khơng có ý định thực hiện hành vi
giao cấu với nạn nhân Nếu người phạm tội có ý định giao cấu với nạn nhân
nhưng không giao cầu được do nhiều nguyên nhân khác nhau thì không phải là hành vi dâm ô mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em hoặc giao
cấu với trẻ em
Mặt chủ quan của tội phạm: người phạm tội thực hành vi dâm ô đối với
trẻ em với lỗi cố ý trực tiếp
Về khung hình phạt được quy định chỉ tiết trong từng khung hình phạt Khung 1 với khung hình phạt tù từ sáu tháng đến ba năm là tội phạm ít nghiêm trọng Khung 2 với khung hình phạt tù từ ba năm đến bảy năm là tội
phạm nghiêm trọng Khung 3 với khung hình phạt tù từ bảy năm đến mười
hai năm là tội phạm rất nghiêm trọng Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cắm đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một
năm đến năm năm
Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256)
Tội mua dâm người chưa thanh niên là sự thỏa thuận dùng tiền hoặc vật
chất khác trả cho người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi nhằm dụ dỗ, mua
Trang 22chuộc để thực hiện hành vi giao cấu với người đó Tội phạm này cũng thể
hiện sự lạm dụng tình dục trẻ em mà cụ thể tại điểm b khoản 2 quy định về
mua dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Do đó, cần đấu tranh phòng chống các hành vi mua dâm, bảo vệ sự phát triển bình thường về thể chất và
tỉnh thần của trẻ em, giữ gìn trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục, ngăn chặn
và nghiêm khắc trừng trị những kẻ dùng tiền, của để biến các em thành những
món hàng nhằm thỏa mãn dục vọng cá nhân nhất là loại tội phạm này đang có
chiều hướng gia tăng trong giai đoạn đất nước đang hội nhập
Mặt khách thể của tội phạm: tội mua dâm người chưa thành niên trực
tiếp xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội (khách thẻ) như trật tự công cộng, đạo
đức xã hội, nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là xâm hại đến -
sức khỏe của trẻ em
Mặt chủ thể của tội phạm: người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự
và từ đủ 16 tuổi trở lên
Mặt khách quan của tội phạm: hành vi dùng tiền hoặc vật chất khác trả cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (người chưa thành niên), trả cho
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (trẻ em) để được thực hiện hành vi giao cấu với người đó Để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 256, cần phải
xác định được có sự thỏa thuận (đồng ý) của người bị hại Nếu việc giao cấu là do lừa gạt, đe dọa, uy hiếp về tinh thần thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác Tội phạm này có cấu thành hình thức,
được coi hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thỏa thuận với bị hại và
người đó đã nhận lời, không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã thực hiện
việc giao cầu và kết thúc về mặt sinh lý
Mặt chủ quan của tội phạm: người phạm tội thưc hiện hành vi với lỗi
cố ý Người phạm tội phải biết rõ người bán dâm là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng vẫn mua dâm thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm này Động cơ, mục đích phạm tội là nhằm thỏa mãn dục vọng cá nhân 'Về khung hình phạt được quy định chỉ tiết trong từng khung hình phạt
Trang 23nghiêm trọng Khung 2 với khung hình phạt tù từ ba năm đến tám năm là tội phạm nghiêm trọng Khung 3 với khung hình phạt tù từ bảy năm đến mười
lăm năm là tội phạm rất nghiêm trọng Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng
Qua nghiên cứu các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em được quy định trong Bộ luật hình sự Từ đó, ta có thể nhận xét:
- Chính sách hình sự nhất quán của Nhà nước ta trong lĩnh vực trẻ em
nhất là trẻ em dưới 16 tuổi là đối tượng được pháp luật hình sự bảo vệ đặc biệt Trong các Điều luật đã được sửa đổi và bổ sung của Bộ luật hình sự năm
1999 liên quan tới các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em đã thể hiện tính
nhân văn sâu sắc, bất luận ở tình huống nào, dù hình thức biểu thị ý muốn, ˆ
nguyện vọng của các em ra sao thì bao giờ các em cũng được xem là nạn nhân của các tội phạm này và cần được bảo vệ, những người thực hiện hành
vi đều phải chịu trách nhiệm hình sự
- Các tội phạm lạm dụng tình dục đối với trẻ em trong Bộ luật hình sự
năm 1999 đã thể hiện nhất quán nguyên tắc lượng hình, định tội cho người
thực hiện hành vi phạm tội phụ thuộc vào độ tuổi của nạn nhân và theo đó đã
cá thẻ hoá hành vi nhằm cá thẻ hoá chế tài xử phạt Trên bình diện chung, các quy định chế tài xử phạt, các định khung hình phạt có tình tiết tăng nặng ở các Điều đều quy định theo tính lôgie chung là mức độ xử phạt đối với người
phạm tội tăng tỷ lệ nghịch với độ tuổi của trẻ em là nạn nhân, nạn nhân càng
ít tuổi thì người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự càng cao với mức hình phạt cao hơn
- Bộ luật hình sự năm 1999 quy định các chế tài đối với các tội phạm
lạm dụng tình dục trẻ em đã loại bỏ hình thức chế tài xử phạt cải tạo không
giam giữ, đã thể hiện chính sách hình phạt nghiêm khắc đối với các loại tội
phạm này
- Trong thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội phạm
lạm dụng tình dục trẻ em đã đáp ứng phần nào nguyện vọng bức xúc của nhân
dân, mong muốn trừng trị nghiêm khắc các loại tội phạm này mà đặc biệt là
`
ee
Trang 24trẻ em dưới 16 tuổi Những Điều được sửa đổi bổ sung liên quan đến các tội
phạm lạm dụng tình dục trẻ em đã quy định khung hình phạt nghiêm khắc
nhằm đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các tệ nạn này và trên thực tế đã tạo
dựng cho người chưa thành niên nhất là trẻ em dưới 16 tuổi một áo giáp pháp
lý hữu hình bảo vệ các em khỏi bị lạm dụng về tình dục
1.2 Tình hình tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng,
Khi nghiên cứu tội phạm học thì việc nghiên cứu tình hình tội phạm là
một trong những nội dung quan trọng để trên cơ sở đó xây dựng các biện
pháp phòng ngừa sát với tình hình thực tiễn Tình hình tội phạm hay còn gọi
là tình trạng phạm tội các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em là trạng thái, xu thế vận động các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em đã xảy ra tại Sóc Trăng ˆ
từ năm 2002 đến năm 2007 Tình hình tội phạm được thẻ hiện thông qua thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất và đặc điểm tội phạm học của tình hình các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em Để tìm hiểu chuyên sâu tình hình tội
phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng, cần nghiên cứu một số dấu hiệu
đặc trưng
1.2.1 Dầu hiệu về thực trạng
Thực trạng của tình hình tội phạm là số lượng các tội phạm đã được thực hiện và những người thực hiện các tội phạm đó ở một địa bàn nhất định
và trong một khoảng thời gian nhất định" Dấu hiệu về thực trạng hay mức độ
hoặc thông số về lượng của tình hình tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em là các số liệu phản ánh tổng số tội phạm đã xảy ra cùng với số lượng người phạm tội đã thực hiện từ năm 2002 đến năm 2007 tại Sóc Trăng Dấu hiệu về
thực trạng bao gồm các đặc trưng: số lượng vụ án và số lượng người phạm tội đã bị Tòa án xét xử và tuyên án buộc tội (số tội phạm rð); số lượng vụ án bị
đình chỉ điều tra, truy tố vì không chứng minh được tội phạm hoặc sự tham
gia của họ vào việc phạm tội; số liệu về số lượng các tội phạm không được
Trang 25
phát hiện (số tội phạm ẩn); mức độ của tình hình tái phạm lại (phạm tội lại) và
hệ số tình hình tội phạm
Về số lượng tội phạm rõ là tổng số các tội phạm và người phạm tội
được ghỉ nhận qua số liệu thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật thể hiện
qua bảng thống kê số 1 sau đây: Bảng số 1 THÓNG KÊ SÓ LƯỢNG VỤ ÁN ĐÃ XÉT XỬ TẠI SÓC TRĂNG (Từ năm 2002 đến 2007) i NG BỊ XÉT XỬ VỊ
TONG SO Vy AN VA so nay ores, NGUOIPHAM TOL | ithe TO! BL CAC TOI LDTDTE
NG | TREN TONG 86 cAc BỊ XÉT XỬ TỘI LẠM DỤ) Vu AN VÀ NGƯỜI BỊ Năm TÌNH DỤC TRẺ EM XÉT XỬ VỀ CÁC TỘI PHẠM Š : Tỷ lệvề | Tỷ lệ về Số vụ | Số bị cáo | Số vụ Số bị cáo s60 |'S§ BỊ áo 2002| 311 315 29 31 9.3 9.5 2003| 295 320 23 25 7.79 7.81 2004|_ 298 318 24 27 8.3 8.35 2005| 350 365 17 18 4.85 4.9 2006|_ 307 317 30 31 9.76 9.8 2007|_ 290 340 28 30 9.65 9.7 Cộng | 1.851 1.975 151 162 8.15 8.20
Số liệu trên được trích từ Báo cáo thống kê của Tòa án nhân dân nhân
dân tỉnh Sóc Trăng năm 2007
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Sóc Trăng phản ánh các tội
phạm lạm dụng tình dục trẻ em từ năm 2002 đến năm 2007 tại Sóc Trăng bao gồm số lượng các tội phạm và những người bị Tòa án xét xử và tuyên bản án
buộc tội Về số vụ trong vòng 6 năm từ năm 2002 đến 2007 là 1.851, tổng số vụ án về các tội lạm dụng tình dục trẻ em là 151 vụ chiếm 8,15% trong tổng
số các vụ án đã xét xử Về số lượng người phạm tội là 1.975, tổng số người bị
Trang 26người bị xét xử Nghiên cứu thực trang tinh hình tội phạm nói chung của Sóc
Trăng cho thấy, trong 6 năm qua có 1.851 vụ án và có 1.975 người bị kết án So sánh với tổng số vụ án đã xét xử về tất cả các tội phạm tại Sóc Trăng trong
thời gian 6 năm qua cho thấy các tội lạm dụng tình dục trẻ em cũng đã chiếm
một tỷ lệ hơn 8% là con số không nhỏ Thực trạng này buộc chúng ta phải
quan tâm, đặc biệt là tại khu vực vùng sâu, vùng xa như tỉnh Sóc Trăng
Về số tội phạm ẩn hay còn gọi là tội phạm ẩn của tình hình tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em là tổng hợp các hành vi phạm tội và những người
gây ra các hành vi thực tế đã xảy ra nhưng chưa bị các cơ quan bảo vệ pháp
luật phát hiện hoặc không bị xử lý Việc tội phạm đã được thực hiện trên thực
tế nhưng chưa bị phát hiện và xử lý có nhiều loại khác nhau với nhiều lý do:
khác nhau, trong đó đối với "các tội phạm xâm phạm tình dục nói chung ẩn từ
phía người bị hại thuộc nhóm không tố giác và muốn giữ kín sự kiện phạm tội vì người bị hại biết rõ tội phạm nhưng họ không những không lỐ giác tội phạm mà còn mong muốn giấu kín sự kiện phạm tội" Ê Theo báo cáo của Ủy
ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng năm 2007 thì:
Các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em xảy ra tại Sóc Trăng có
tỷ lệ tội phạm ẩn tương đối cao với cấp độ hai do nhiều nguyên nhân khác
nhau như do sự phản ánh không đúng của những người bị hại hoặc gia đình là không thông báo cho các cơ quan bảo vệ pháp luật biết tội phạm đã được thực
hiện đối với họ vì không nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như để đảm bảo cuộc sống hạnh phúc của các em sau này, do tính thụ động và thờ ơ của một số công dân thẻ hiện ở chỗ là biết về tội phạm đã thực hiện nhưng không báo cho cơ quan nào biết, do thiếu sót của các cơ quan bảo
vệ pháp luật "
Ÿ Phạm Văn Tinh(2000), “Tội phạm ẳn tự nhiên có lý do ẩn từ phía bị hại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,tr.39-45
Trang 27Tội phạm 4n cao phụ thuộc vào sự nhận thức, ý thức trách nhiệm của
những người làm chứng, người bị hại và gia đình để từ đó đẩy mạnh công tác
tuyên truyền và các hình thức khuyến khích nâng cao tính tích cực của công dân trong công tác phòng chống tội phạm Theo quan điểm của tội phạm học,
việc xác định được số lượng tương đối các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em
tại Sóc Trăng chưa được phát hiện sẽ góp phần xây dựng các chủ trương, biện
pháp đấu tranh kịp thời của các cơ quan bảo vệ pháp luật Như vậy cho thấy
tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng ngày một có chiều hướng
gia tăng, phức tạp đáng nguy hiểm Qua khảo sát của Chỉ cục phòng chống tệ
nạn xã hội Sóc Trăng cho thấy thực tế nạn lạm dụng tình dục trẻ em còn hơn
nhiều so với số liệu thống kê "Việc chủ động và phát hiện sớm trẻ em bị lạm ,
dụng tình dục còn chậm, chưa kịp thời, tiếp cận trẻ em bị lạm dụng còn đơn
giản, thiếu kín đáo, tế nhị dẫn đến nhiều trẻ em né tránh, ngại tiếp xúc với
cán bộ, có vụ chưa được xác định do khai báo muộn, có vụ chưa được phát hiện do gia đình có tâm lý e ngại không 16 cáo tội phạm" y Tội phạm dn đối với các tội lạm dụng tình dục trẻ em là tội phạm ẩn tự nhiên là tội phạm đã
được thực hiện nhưng các cơ quan bảo vệ pháp luật không có thông tin về chúng hoặc chưa phát hiện sự kiện phạm tội cùng chủ thể của nó
Số lượng vụ án bị đình chỉ điều tra, truy tố vì không chứng minh được
tội phạm hoặc sự tham gia của họ vào việc phạm tội thì theo số liệu thống kê
của Viện kiểm sát nhân dân Sóc Trăng phản ánh các tội phạm lạm dụng tình
dục trẻ em từ năm 2002 đến năm 2007 tại Sóc Trăng như sau: năm 2002 đình chỉ điều tra 02 vụ án trong đó 01 vụ án mua dâm người chưa thành niên và 01
vụ án hiếp dâm trẻ em mà nạn nhân bị tâm thần, năm 2003 đình chỉ điều tra
01 vụ án về tội giao cấu với trẻ em, năm 2004 đình chỉ 04 vụ trong đó đình
chỉ điều tra 02 vụ án về tội dâm ô đối với trẻ em, hiếp dâm trẻ em và đình chỉ truy tố 02 vụ án về tội mua dâm người chưa thành niên, hiếp dâm trẻ em, năm
2005 đình chỉ điều tra 01 vụ án về tội dâm ô đối với trẻ em, năm 2006 đình
T Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng(2007), “Các báo cáo kết quả thực hiện đề án ngăn chặn và giải
Trang 28chỉ điều tra 02 vụ án về tội mua dâm người chưa thành niên, giao cấu với trẻ
em, năm 2007 đình chỉ điều tra 01 vụ án về tội hiếp dâm trẻ em Tổng số đình
chỉ là 11 vụ án Nhìn chung các vụ án này bị đình chỉ với lý do không chứng minh được người đã thực hiện hành vi phạm tội vì họ thường lợi dụng vào sự
hạn chế nhận thức của người bị hại, các cơ quan tiến hành tố tụng nhận tin báo tội phạm của gia đình bị hại thì tiến hành khởi tố vụ án để điều tra nhưng
không chứng minh người phạm tội nên đình chỉ
Mức độ của tình hình tái phạm lại (phạm tội lai): qua nghiên cứu các
bản án của Tòa án đã xét xử từ năm 2002 đến năm 2007 cho thấy trong tổng
số 151 các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em thì có 11 trường hợp phạm tội
lại với tỷ lệ 07.28% nhưng mức độ nguy hiểm cao hơn nên bị Tòa án tuyên án : với mức hình phạt cao
Hệ số tình hình tội phạm là mức tương quan của số lượng các tội phạm
lạm dụng tình đục trẻ em đã được thực hiện với số lượng dân cư Theo điều tra về dân số thì dân cư Sóc Trăng tính đến thời điểm cuối năm 2007 khoảng
1.289.800 người nghĩa là trong vòng 6 năm cứ 100.000 dân có 11 người phạm tội về lạm dụng tình dục trẻ em Là địa phương thuộc vùng sâu Vùng xa,
người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nhưng về tình hình tội phạm nói
chung và tình hình các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em nói riêng chiếm tỷ lệ tuy chưa phải là cao nhưng đáng phải quan tâm và cần có những biện pháp tích cực phòng ngừa những tội phạm này
Qua số liệu trên cho thấy các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em chiếm
tỷ lệ cao, diễn biến phức tạp, đặc biệt là tội hiếp dâm trẻ em, tăng giảm không
đều do độ ấn cao, do mức độ đô thị hóa ngày càng phát triển theo xu thế
chung và Sóc Trăng là địa phương thuộc vùng sâu vùng xa Mặt khác, về việc
người phạm tội phạm tội lại cũng chiếm tỷ lệ tương đối nên cũng cần xem xét về giáo dục cải tạo người phạm tội trong thời gian qua
1.2.2 Dầu hiệu về động thái
Động thái của tình hình tội phạm là sự vận động và sự thay đổi của
Trang 29thực trạng và cơ cấu của tình hình tội phạm trong một thời gian nhat dint’ Dấu hiệu về thực trạng của tình hình tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em
tại Sóc Trăng mới chỉ phản ánh về lượng, bề ngoài, hình thức, chưa phản ánh
hết, phản ánh đúng được bản chất của nó Cho nên, để có thể đưa ra được
những nhận định, đánh giá kết luận chính xác về tính chất, mức độ nghiêm
trọng của tình hình tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng thì cần phải nghiên cứu cả mặt trong nói lên bản chất Mặt bên trong chính là động
thái hay còn gọi là diễn biến của tình hình tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng
Động thái của tình hình tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc
Trăng là động thái phản ánh sự vận động và sự thay đổi của thực trạng của
tình hình tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng từ năm 2002 đến năm 2007 Tội phạm nói chung và các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em nói riêng tại Sóc Trăng là một hiện tượng xã hội, tình hình tội phạm không thể
không thay đổi, vận động Điều quan trọng là cần theo dõi và nắm bắt được những thay đổi của nó Việc phân tích diễn biến có ý nghĩa quan trọng đối với
việc định hướng cho các cơ quan chức năng tại Sóc Trăng đấu tranh phòng
chống có hiệu quả
Trong 6 năm từ 2002 đến 2007, diễn biến của tình tình các tội lạm dụng
tình dục trẻ em được thẻ hiện qua đồ thị sau:
Trang 30'Đồ thị về số lượng vụ án lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng từ năm 2002 đến năm 2007 35 30 25 20 15 10 s 0 Số lượng vụ án 20/02 2003 2004 2005 2006 2007 Năm Đồ thị về số người phạm tội lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng từ năm 2002 đến năm 2007 35 30 3 a =4©:—-30- 25 ages 20 15 10 5 0 1 r r + m—— 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm 18 Số người phạm tội
Đức tranh toàn cảnh của tình hình tội lạm dụng tại Sóc Trăng được phản ánh bằng đồ thị diễn biến tình hình tội lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc
Trang 31'Đồ thị về số lượng vụ án lạm dụng tình dục trẻ em từ năm 2002 đến năm 2007 tại các tỉnh ĐBSCL và Sóc Trăng 250 5 Š |P00 †——i8g— Tag —ĐI—-EPCHW—20{—— Các tội LDTDTE = tại các tỉnh G10 len 7 ni oe ĐBSCL E {100 4 —— Các tội LDTDTE mg tai Séc Tran; B | so ra Tdr Tin : -39—23—24_ ty 39— 0 TT 2002 2003 2004 2005 2006 2007 An na an Năm
Qua biểu đồ trên cho thấy sự tăng giảm các tội phạm lạm dụng tình dục
trẻ em tại Sóc Trăng như sau: năm 2002 có 29 vụ án và 31 người phạm tội,
năm 2003 có 23 vụ án và 25 người phạm tội, năm 2004 có 24 vụ án và 27 người phạm tội, năm 2005 có 17 vụ án và 18 người phạm tội, năm 2006 có 30 vụ án và 3l người phạm tội, năm 2007 có 28 vụ án và 29 người phạm tội Như vậy, các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng tăng giảm
không đều nhưng từ năm 2006 không có dấu hiệu giảm cũng như sự tăng giảm tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Sự tăng giảm không đều của
tình hình các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng do nhiều
nguyên nhân khác nhau cụ thể như sự thay đổi của yếu tố kinh tế - xã hội đã
tác động đến tình hình tội phạm nói chung và tình hình các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em nói riêng tại Sóc Trăng vì động thái của tình hình tội phạm với tính cách là một hiện tượng pháp lý - xã hội chịu sự tác động, ảnh hưởng bởi
yếu tổ kinh tế - xã hội Bên cạnh đó những tác động của các hiện tượng xã hội khác như các tệ nạn mại dâm, ma túy và sự thiếu sót quản lý xã hội của các cơ quan chức năng nhất là thiếu sót trong quản lý văn hóa phẩm đồi trụy, nhà
hàng, khách sạn, quán bar cũng như sự quản lý trẻ em chưa chặt chẽ của gia
đình và xã hội đều ảnh hưởng đến tình hình tội phạm Qua đó chúng ta thấy
Trang 322002 đến năm 2007 có diễn biến phức tạp, tăng giảm không đều
1.2.3 Dấu hiệu về cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm
Dấu hiệu về cơ cấu của tình hình tội phạm là những số liệu phản ánh
mối tương quan về tỷ lệ giữa các loại tội phạm và người phạm tội trong tổng
số chung của tình hình tội phạm xảy ra tại một địa bàn trong một khoảng thời
gian nhất định”
Dấu hiệu về cơ cấu của tình hình các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em
tại Sóc Trăng trong thời gian từ 2002 đến 2007 là những số liệu phản ánh tỷ lệ
số vụ án về các tội lạm dụng tình dục trẻ em trong tổng số vụ án đã bị xét xử về tất cả các tội phạm, tỷ lệ số vụ án của từng tội danh trong nhóm các tội lạm
dụng tình dục trẻ em trong tổng số vụ án về các tội lạm dụng tình dục trẻ em, ˆ
số liệu phản ánh cơ cấu theo phân loại các nhóm tội ít nghiêm trọng, tội
nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng, cơ cấu tình hình tội phạm trong mối quan hệ so sánh với số lượng vụ án về lạm dụng tình
dục trẻ em xảy ra tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Cơ cầu của tình hình các tội lạm dung tình dục trẻ em trong mỗi quan
hệ với tình hình tội phạm nói chung tại Sóc Trăng: theo báo cáo của Tòa án
nhân dân tỉnh Sóc Trăng về số lượng tội phạm, người phạm tội nói chung và
số lượng các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em và người phạm tội như sau năm 2002 có 311 vụ án và 315 người phạm tội trong đó có 29 vụ án lạm dụng tình dục trẻ em và 31 người phạm tội, năm 2003 có 295 vụ án và 320 người phạm tội trong đó có 23 vụ án lạm dụng tình dục trẻ em và 25 người phạm tội,
năm 2004 có 298 vụ án và 318 người phạm tội trong đó có 24 vụ án lạm dụng
tình dục trẻ em và 27 người phạm tội, năm 2005 có 350 vụ án và 365 người phạm tội trong đó có 17 vụ án lạm dụng tình dục trẻ em và 18 người phạm tội, năm 2006 có 307 vụ án và 317 người phạm tội trong đó có 30 vụ án lạm dụng tình dục trẻ em và 31 người phạm tội, năm 2007 có 290 vụ án và 340 người
phạm tội trong đó có 28 vụ án lạm dụng tình dục trẻ em và 30 người phạm tội
Trang 33Theo thống kê tại bảng số 1, số vụ án về các tội lạm dụng tình dục trẻ em dao
động từ 4,85% đến 9,67% trong tổng số các vụ án đã bị xét xử, số người bị
kết án về các tội lạm dục tình dục trẻ em dao động trong từng năm từ 4,9 %
đến 9,7% trong tổng số những người bị kết án Như vậy, tình hình các tội
phạm lạm dụng tình dụng trẻ em khá dao động xét về tỷ lệ với tình hình tội
phạm nói chung và nó biến động không đều
Như vậy cơ cấu của tình hình các tội phạm lạm dụng tình dụng trẻ em
không dao động theo tình hình tội phạm nói chung và nó biến động không
đều
Cơ cấu của tình hình các tội lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng theo tội danh được thể hiện thông qua các số liệu thống kê số 2: BẢNG THÓNG KÊ SÓ 2:
CƠ CẤU TÌNH HÌNH CÁC TỘI LẠM DỤNG TÌNH DỤC TRẺ EM
'THEO TỘI DANH VỤ ÁN NGƯỜI BỊ KÉT TỘI DANH ÁN Số lượng | Tỷ lệso | Số lượng | Tỷ lệ so với tổng với số tổng số
1 | Tội hiếp dâm trẻ em 123 81 125 77.16
2 | Tội cưỡng dâm trẻ em 0 0 0 0
3 | Tội giao cấu với trẻ em 15 10.5 18 11.12
Trang 34Tội hiếp dâm trẻ em Giao cấu với trẻ em [Dâm ô đối với trẻ em Mua dâm người chưa thành niêm 81
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng cơ cấu từng tội danh từ năm 2002 đến năm 2007: tội hiếp dâm trẻ em có 123 vụ chiếm tỷ
lệ 81% và 125 người phạm tội chiếm 77.16%, tội cưỡng dâm trẻ em 0; tội
giao cấu với trẻ em có 15 vụ án chiếm 10.5% và 18 người phạm tội chiếm
11.12%; tội dâm ô đối với trẻ em có 6 vụ chiếm 4% và 6 người phạm tội
chiếm 3.7%; tội mua dâm người chưa thành niên có 7 vụ án chiếm 4.5% và
13 người phạm tội chiếm 8.02% Qua số liệu từng tội danh cho thấy, trong
năm tội lạm dụng tình dục trẻ em, không có vụ án nào về tội cưỡng dâm trẻ
em, tội dâm ô với trẻ em chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,7%), tội hiếp dâm trẻ em
chiếm tỷ lệ cao nhất (81%) Những số liệu nêu trên cho thấy tính chất nghiêm trọng của tình hình các tội lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng trong 6
năm qua Hiếp dâm trẻ em là loại tội phạm rất nguy hiểm Theo quy định của BLHS đây là tội phạm có chế tài hết sức nghiêm khắc, thể hiện tính nguy
hiểm cao độ của tội phạm này Thế nhưng hiếp dâm trẻ em lại chiếm tới 81 %
số vụ án xét xử về các tội lạm dụng tình dục trẻ em Do vậy, cần tập trung đấu
tranh phòng, chống một cách quyết liệt đối với tội phạm rất nguy hiểm này Cơ cấu của tình hình các tội lạm dụng tình dục trẻ em theo phân loại
tội phạm tại Sóc Trăng từ 2002 đến 2007 : theo báo cáo của Tòa án nhân dân
Trang 35chiếm 9.94%, tội nghiêm trong có 13 vụ án chiếm 8.60%, tội rất nghiêm trọng
có 70 vụ án chiếm 46.36% và tội đặc biệt nghiêm trọng có 53 vụ án chiếm
35.10%, được thể hiện ở bảng thống kê số 3 sau:
STT | LOẠI TỘI PHẠM SÓ VỤ ÁN BỊ XÉT |TỶ LỆ TRONG XU VE CAC TOI} TONG SO CHUNG
LAM DUNG TDTE 1 | Tội ít nghiêm trọng 15 9.94 2 | Tội nghiêm trọng 13 §.60 3 | Tội rất nghiêm trọng 70 46.36 4 | Tội đặc biệt nghiêm 53 35.10 trong 5 | Téng sé 151 100
Phân loại tội phạm của tình hình các tội lạm dung tinh duc trẻ em tại
Sóc Trăng từ 2002 đến 2007 thể hiện ở biểu đồ theo tỷ lệ % sau: 35.1 Toi it nghiém trong Toi nghiêm trọng EÏ Tội rất nghiêm trọng [Tội đặc biệt nghiêm trọng
Trang 36Qua số liệu phân loại tội phạm cho thấy, tính nguy hiểm của hành vi
cho xã hội đáng báo động trong các tội lạm dụng tình dục trẻ em thì tội rất nghiêm trọng (46.36%) và tội đặc biệt nghiêm trọng (35.10%) chiếm tỷ lệ cao
nên cần tập trung đấu tranh phòng, chống vì tính chất nghiêm trọng của tình
hình các tội lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng
Cơ cấu tình hình các tội lạm dụng tình đục trẻ em tại Sóc Trăng trong mỗi quan hệ với tình hình các tội lạm dụng tình đục trẻ em tại các tỉnh thuộc
đồng bằng sông Cửu Long
Để có thể nhận thức đầy đủ về cơ cấu của tình hình các tội lạm dụng
tình dục trẻ em tại Sóc Trăng, có thể khảo sát thêm tình hình các tội phạm này
tại đồng bằng sông Cửu Long Ữ
Bảng số 3:
So sánh cơ cấu tình hình các tội lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc
Trang 37So sánh diễn biến các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng
với các địa phương khác tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2002 đến năm 2007 cho thấy tỷ lệ số lượng các vụ án về lạm dụng tình dục trẻ em
tại Sóc Trăng dao động từ 9% đến 15% trong tổng số các vụ án lạm dụng tình dục trẻ em Đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ,
Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau với dân số 17.209.800 người So
sánh về cơ cấu của tình hình tội phạm ở khía cạnh này cho thấy tình hình các
tội lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng đáng phải quan tâm vì dân số so với các địa phương khác trong vùng không cao chiếm tỷ lệ 7.49% nhưng số
lượng các vụ án lạm dụng tình dục trẻ em xảy ra chiếm tỷ lệ từ 9% đến 15%
Tính chất của tình hình tội phạm: qua bảng thống kê và biểu đồ về cơ
cấu của tình hình các tội phạm lạm dụng tình hình trẻ em tại Sóc Trăng từ
năm 2002 đến năm 2007 cho thấy mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đối với xã hội rất lớn, trong đó tội rất nghiêm trọng (46.36%) và tội đặc biệt nghiêm trọng (35.10%) chiếm tỷ lệ cao, tội hiếp dâm trẻ em chiếm tỷ lệ cao
81%, thể hiện tính chất phức tạp của hành vi, người phạm tội sử dụng những
thủ đoạn mắt đạo đức, xói mòi về lối sống và để lại cho xã hội thiệt hại rất lớn Điển hình như vụ Trần Văn Hắt là cha ruột của người bị hại là cháu Trần
Thị Diệu Hiền, sinh ngày 19/6/1989 đã thực hiện hành vi vào khoảng 20 giờ
ngày 19/4/2005, với thủ đoạn là sử dụng mệnh lệnh gia đình để buộc cháu
Hiền đồng ý giao cấu với y tổng cộng 3 lần, dù mẹ cháu Hiền biết nhưng vẫn
không ngăn cản được, làm cháu Hiền phải tự sát Hành vi của Hắt thể hiện
suy đồi về đạo đức, mắt hết tính người và đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng xét xử áp dụng điểm c, g khoản 3 Điều 112 Bộ luật hình sự, tuyên phạt
Trần Văn Hắt chung thân Hoặc vụ Hà Thanh Quang, Nguyễn Văn Năm đã thực hiện hành vi tập thể vào khoảng 18 giờ ngày 14/10/2005 cùng lần lượt
thực hiện hành vi hiếp dâm cháu Nguyễn Ngọc Bích, sinh năm 1991 bốn lần
Hành vi của Nguyễn Văn Năm, Hà Thanh Quang bị Tòa án nhân dân tỉnh Sóc
Trăng xét xử áp dụng điểm b, c khoản 3 Điều 112 Bộ luật hình sự, tuyên phạt
Trang 38Chung Bí đã nhẫn tâm thực hiện hành vi giao cấu với em Trần Thị Mỹ Liên,
sinh ngày 17/02/1991, hậu quả làm cháu Liên có thai Hành vi của Chung Bí
bị Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng xét xử áp dụng điểm a, d khoản 2 Điều
115 Bộ luật hình sự, tuyên phạt Chung Bí 06 năm tù
Ngoài các dấu hiệu như đã trình bày ở trên, trong tội phạm học cần
nghiên cứu cụ thể về đặc điểm tội phạm học của các tội phạm lạm dụng tình
dục trẻ em
1.2.4 Đặc điểm tội phạm học của tình hình tội phạm
Đặc điểm tội phạm học của tình hình tội phạm là phản ánh các đặc
điểm về biểu hiện khách quan của tội phạm, nhân thân người phạm tội và đặc
điểm về nạn nhân của tội phạm
1.2.4.1Đặc điểm tội phạm học về biểu hiện khách quan của tội phạm
Để thấy được biểu hiện khách quan của tội phạm, cần nghiên cứu các
bản án của Tòa án đã xét xử, từ đó trích lọc các thủ đoạn của người phạm tội, hậu qủa và địa bàn phạm tội của tình hình tội phạm
Về thủ đoạn phạm tội là phương thức mà người phạm tội sử dụng để
đạt được mục đích cuối cùng Theo thống kê của Tòa án tỉnh Sóc Trăng đã xét
xử các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em từ năm 2002 đến năm 2007 có 151 bản án thể hiện các dang thủ đoạn như lừa phỉnh, mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa
hoặc bằng tình cảm, tiền bạc, vật chất, sử dụng mệnh lệnh trong gia đình có quan hệ huyết thống, lợi dụng quan hệ lệ thuộc về giáo dục (quan hệ thầy - trò), lợi dụng nơi trống vắng, lợi dụng sự hiểu biết của các em còn hạn chế
hoặc các em bị khiếm khuyết mà không có người trông coi, lợi dụng sự kiểm
tra của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo Nói chung, người phạm tội dùng
mọi thủ đoạn để thực hiện hành vi phạm tôi đạt mục đích của mình, thể hiện sự suy đồi về đạo đức, chà đạp truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xâm hại
nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của các em, bất chấp sự
trừng trị của pháp luật Việc tìm ra các thủ đoạn của tội phạm có ý nghĩa rất trong trong công tác đấu tranh phòng chống các tội phạm lạm dụng tình dục
Trang 39em tự cảnh giác bảo vệ mình khỏi hành vi bị xâm hại và các cơ quan chức
năng đề ra các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả
Đặc điểm hậu quả của tội phạm: hậu quả của tình hình tội phạm là những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp do các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng gây ra Đây là chỉ số bổ sung đặc trưng cho tình hình tội
phạm Đối với thiệt hại do các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em là thiệt hại
về sức khỏe của nạn nhân và thiệt hại về tinh thần, nó để lại những hậu quả
nguy hiểm cho xã hội nói chung và nạn nhân nói riêng mà không tính được
bằng tiền Thiệt hại bao gồm: chỉ phí cho việc cứu chữa, bồi thường, phục hồi sức khỏe, chức năng bị mat, bj giảm súc của nạn nhân là trẻ em, làm cho trẻ
em mắt đi khả năng phát triển sinh lý bình thường, trong nhiều trường hợp làm tổn hại sức khỏe một cách nghiêm trọng đối với trẻ em gái về trinh tiết dẫn đến nhiều trẻ em bị khủng hoảng, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường
sau này của các em Thiệt hại gián tiếp là những chỉ phí của Nhà nước và xã
hội cho hoạt động đấu tranh phòng chống các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng Hậu quả của tình hình các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ
em tại Sóc Trăng từ năm 2002 đến năm 2007 thể hiện "có 40% em phải điều
trị về thần kinh, 50% em phải điều trị phục hồi sức khỏe và 10% ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản", Qua số liệu này đã chứng minh được
tính cấp thiết phải đấu tranh loại tội phạm này tại Sóc Trăng
Đặc điểm về địa bàn phạm tội: để nghiên cứu về cơ cấu theo địa bàn
phạm tội thì chúng tôi phân chia ra hai địa bàn phạm tội là địa bàn thuộc
thành thị và địa bàn thuộc nông thôn của tình hình các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em tại Sóc Trăng từ năm 2002 đến năm 2007 như sau: năm 2002 có 19
vụ án xảy ra tại nông thôn chiếm 65.52% và 10 vụ án xảy tại thành thị chiếm 34.48%; năm 2003 có 16 vụ án xảy tại nông thôn chiếm 69.57% và 7 vụ án
xảy ra tại thành thị chiếm 30.43%; năm 2004 có 19 vụ án xảy ra tại nông thôn
chiếm 79.16% và 5 vụ án xảy ra tại thành thị chiếm 20.84%; năm 2005 có 10
Trang 40vụ án xảy tại nông thôn chiếm 58.82% và 7 vụ án xảy ra tại thành thị chiếm 41.18%; năm 2006 có 20 vụ án xảy ra tại nông thôn chiếm 66.67% và 10 vụ án xảy ra tại thành thị chiếm 33.33%; năm 2007 có 20 vụ án xay ra tại nông
thôn chiếm 71.25% và 8 vụ án xảy ra tại thành thị 28.75% Trung bình số vụ án xảy ra tại nông thôn chiếm 68.50%, thành thị chiếm 31.50%
Cơ cấu này được thể hiện qua biểu đồ theo tỷ lệ %: @ Thanh thị @ Nong thon
Từ số liệu này, công tác đầu tranh loại tội phạm này cần tập trung vào đối tượng người phạm tội sống vùng nông thôn, cần xây dựng sự quản lý, coi
sóc thích hợp đối với các cháu nhỏ khi ở nhà
1.2.4.2 Đặc điểm tội phạm học về nhân thân người phạm tội
Nghiên cứu cụ thể về các dấu hiệu đặc trưng của nhân thân người phạm
tội nói chung và nhân thân người phạm tội các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ
em tại Sóc Trăng cho thấy rõ những ảnh hưởng tác động của các yếu tố sinh
học và xã hội trong bản thân con người phạm tội cũng như những hoàn cảnh
xã hội bên ngoài dẫn đến việc hình thành nhân cách sai lệch Với những phẩm