ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 30 3.1 Đối tượng thực hiện
Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trang trại Việt Anh, Xã Hiệp Hoà, Huyện Vĩnh Bảo, tp Hải Phòng
- Thời gian tiến hành: từ ngày 10/12/2021 đến ngày 05/06/2022
Nội dung thực hiện
- Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại.
- Thực hiện chẩn đoán, phòng và điều trị một số bệnh xảy ra trên đàn lợn nái trong giai đoạn trước và sau khi đẻ.
- Tiến hành điều trị các bệnh xảy ra trên đàn lợn con theo phác đồ của trang trại.
Theo dõi đánh giá các chỉ tiêu và phương pháp tiến hành
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi
- Tình hình chăn nuôi của trại Việt Anh qua 3 năm ( 2020-2022 ).
- Tìm hiểu về cơ cấu đàn lợn nái sinh sản của trang trại Việt Anh.
- Quy trình và kết quả công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trang trại.
- Kết quả thực hiện việc chẩn đoán, điều trị một số bệnh xảy ra trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trang trại.
- Quá trình thực hiện thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con.
- Thực hiện một số công tác khác tại trang trại.
3.4.2.1 Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại
- Để có thể đánh giá chính xác tình hình chăn nuôi của trang trại em đã tiến hành thu thập các thông tin từ cán bộ kỹ thuật của trại, kết hợp với kết quả của việc trực tiếp tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản tại trang trại.
- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại: Tham gia trực tiếp vào quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ dưới sự chỉ bảo của cán bộ kỹ thuật.
- Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ: Để có thể chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị đúng em đã cùng cán bộ kỹ thuật của trại trực tiếp theo dõi, điều trị từ đó đánh giá tỷ lệ khỏi bệnh của phác đồ mình đưa ra.
3.4.2.2 Phương pháp thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại
Tiến hành chăm sóc đàn lợn nái sinh sản theo quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đang được áp dụng cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và từ đó theo dõi, đánh giá hiệu quả.
* Quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản.
- Chăm sóc lợn nái giai đoạn chờ phối:
+ Đối với lợn hậu bị: cho ăn 2,5 kg/con/ngày đến khi lên phối giống. + Đối với lợn nái cai sữa: cho nái ăn 3 kg/con/ngày đến khi phối giống Trong giai đoạn chờ phối lợn cần phải được chăm sóc trong môi trường có đủ điều kiện về ánh sáng, thành phần thức ăn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi và các loại vitamin ADE vào khẩu phần ăn hàng ngày
* Quy trình chăm sóc lợn nái trong giai đoạn mang thai:
Trong thời kỳ mang thai lợn nái chủ yếu được nuôi dưỡng và chăm sóc tại chuồng bầu, ở giai đoạn này lợn cần có chế độ ăn hợp lý.
+ Lợn nái từ khi phối đến ngày thứ 28 cho ăn 2 - 2,5 kg/con, ngày cho ăn 1 bữa.
+ Đối với nái mang thai giai đoạn từ ngày 28 - 84 cho nái ăn từ 2 - 2,5 kg + Đối với nái chửa từ ngày 85 - 114 khối lượng cám cho lợn sẽ tăng lên
+ Đến ngày thứ 112 thức ăn cho lợn giảm xuống còn 1,5 - 2 kg/con Chú ý: Nếu lợn gầy và bụng lợn nhỏ có thể điều chỉnh cám sao cho phù hợp - Chăm sóc lợn nái đẻ:
Trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày lợn nái sẽ được đuổi lên chuồng đẻ để thay đổi chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng sao cho phù hợp với giai đoạn sắp đẻ Chuồng đẻ phải được dọn dẹp vệ sinh, sát trùng sạch sẽ Khi lợn được chuyển lên phải dùng phấn ghi thông tin như: ngày đẻ dự kiến, khối lượng cám … và có thẻ nái trên đầu mỗi ô chuồng Tiêu chuẩn thức ăn của lợn nái trong giai đoạn chờ đẻ như sau:
+ Đối với nái hậu bị và lứa 1 - 2, cho ăn với khối lượng 1,5 - 2 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần/ ngày.
+ Đối với nái đã đẻ 3 - 7 lứa cho ăn với khối lượng 3 - 3,5 kg/con/bữa, ngày cho ăn 2 lần.
+ Trước ngày đẻ dự kiến 2 ngày khối lượng thức ăn cho nái sẽ giảm 0,5 -1 kg/con/ngày, khối lượng thức ăn cho nái sẽ là 2 kg/con/bữa, ngày cho ăn 2 lần.
+ Sau khi đẻ từ 1 - 7 ngày, lượng thức ăn cho lợn sẽ tăng thêm 0,5 - 1 kg/con/ngày, chia làm 2 bữa theo quy định của trang trại khi đó khối lượng thức ăn tiêu chuẩn giành cho lợn nái nuôi con là 2,5 - 3,5 kg/con/bữa.
3.4.2.3 Phương pháp áp dụng quy trình vệ sinh, phòng bệnh tại trại
+ Trước khi vào chuồng làm việc tất cả công nhân cũng như sinh viên đều phải tắm sạch sẽ, thay quần áo lao động, điện thoại phải xịt cồn và cho vào tủ
UV, rửa tay vào chậu nước sát trùng sau đó đi qua đường nước vôi, rồi mới vào chuồng khi vào chuồng trước cửa các chuồng đều có một chậu nước sát trùng công nhân rửa tay một lần nữa vào chậu nước sát trùng tại cửa chuồng sau đó mới vào chuồng.
+ Kiểm tra tổng số lợn trong chuồng sau đó cào phân tránh để lợn mẹ nằm đè lên phân sẽ bẩn và có thể ảnh hưởng đến lợn con
+ Thu phân vào bao, rắc vôi, quét dọn sạch sẽ đường đi trong chuồng. Chuồng nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ, hàng ngày đều phải phun thuốc sát trùng và vôi, buổi sáng thực hiện phun sát trùng, buổi chiều phun vôi, nước sát trùng pha với tỷ lệ 25 ml sát trùng/10 lít nước.
Sau khi lợn con đã đến ngày cai sữa thì lợn mẹ được chuyển xuống chuồng nái chửa để chuẩn bị quá trình phối giống cho lứa đẻ tiếp theo Sau khi xuất lợn con, rác thải tiêu huỷ được sẽ được đem ra bên ngoài để đốt, các tấm đan tại các ô trong chuồng được tháo ra và đem ra ngâm ở bể đan bằng dung dịch xút, ngâm trong 1 ngày sau đó được xịt sạch, phơi khô Sử dụng máy nén cao áp phun vôi và sát trùng để xịt rửa sạch khung chuồng hằng ngày Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ các chất thải dưới gầm chuồng đều được đóng vào bao và sau đó đem đi tiêu huỷ, gầm chuồng được khử trùng kỹ lưỡng sau đó phun vôi Để khô một ngày rồi sau đó tiến hành lắp đan vào và đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng bầu về Lịch sát trùng chuồng trại được trình bày qua bảng 3.1:
Bảng 3.1 Lịch sát trùng chuồng trại tại cơ sở
Công việc sát trùng tại chuồng đẻ và Ngoài khu
Thứ Ngoài chuồng vực chăn bầu nuôi
Chuồng đẻ Chuồng nái chửa Phun sát trùng toàn bộ các khu vực trong trang trại Thứ 2 Xịt gầm, rửa máng , Xịt gầm, rửa máng, Phun vôi toàn bộ Rắc vôi phun sát trùng, phun vôi, thuốc khu vực bên ngoài phun vôi, phun ruồi, phun sát trùng chuồng thuốc ruồi
Thứ 3 Xịt gầm, rửa máng , Xịt gầm, xịt sàn, Phun thuốc ruồi toàn phun sát trùng phun rửa máng, phun bộ khu vực bên vôi, đánh thuốc vôi,phun sát trùng ngoài chuồng chuột đánh thuốc chuột