NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cà chua bi.
+ Hạt giống cà chua bi Phú Điền Seeds (P0.45)
+ Phân hữu cơ SH Nông Lâm HDT-02 : Chứa 30% chất hữu cơ; Đạm tổng số (Nts) 1,5%; Lân hữu hiệu (P2O5 hh) 1,5%; Kali (K2Ohh) 2%; Axit humic 3%; Độ ẩm 30%; Tỷ lệ C/N 12; pH = 5.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm thí nghiệm: Trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi (CPA) Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2021- tháng 4/2022
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ SH Nông Lâm HDT-02 đến sinh trưởng, phát triển của cây cà chua bi.
Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), gồm 3 công thức và ba lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 10 cây.
* Công thức thí nghiệm như sau :
Công thức 1: 300g phân hữu cơ sinh học (300g/cây)
Công thức 2: 400g phân hữu cơ sinh học (400g/cây)
Công thức 3: 500g phân hữu cơ sinh học (500g/cây)
* Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo vệ CT2 CT1 CT3 ệvoảbiảD
3.4.2 Kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm
3.4.2.1 Kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm
* Thời vụ trồng: Vụ Xuân hè năm 2022
- Gieo hạt:Ngày 02/10/2022 ngâm ủ hạt giống Ngày 03/10/2022 gieo hạt giống
- Trồng cây con vào bầu: Ngày 25/10/2022
- Kết thúc thu hoạch: Ngày 15/02/2022
- Hạt giống cà chua bi được chọn là hạt giống khỏe mạnh, có nguồn gốc xuất xứ đầy đủ, không bị sâu bệnh hại, đảm bảo vẫn còn hạn sử dụng.
- Sau khi lựa chọn được hạt giống tiền hành ủ hạt, gieo hạt trực tiếp vào trong khay, yêu cầu đảm bảo đủ thời gian ủ và ươm hạt trong khay.
* Chuẩn bị nhà lưới trồng cây
- Nhà lưới được dọn dẹp sạch sẽ, xử lý khử trùng, quạt gió để thông thoáng khí.
- Mái che được rửa sạch đảm bảo khả năng chiếu sáng.
- Đường ống dẫn nước tưới được kiểm tra làm sạch không bị tắc đảm bảo cung cấp nước tưới một cách tốt nhất.
- Dọn sạch tàn dư thực vật của vụ trước, rải vôi trước khi cày xới để tiêu diệt một số loại nấm, sâu bệnh hại còn tồn tại trong đất từ mùa vụ trước.
- Phơi ải đất trồng 7-10 ngày trước khi tiến hành sử dụng.
- Lên luống 15-20cm, rãnh 30cm, mặt luống rộng 1,2m hàng đôi.
- Đào hố chuẩn bị trồng cây.
- Sử dụng màng phủ nông nghiệp để giữ ẩm, hạn chế dinh dưỡng bị rửa trôi, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh.
- Mật độ trồng: 25.000 cây/ha
- Chọn cây có 3 - 4 lá thật, thân cứng, mập lá xanh đậm, không bị sâu bệnh hại Trồng mỗi hố 1 cây sau đó tiến hành ấn nhẹ vùng đất xung quanh thân cây.
* Chăm sóc cây cà chua trong nhà lưới:
- Sau khi trồng cây con vào hố cần tưới nước mỗi ngày 2 lần (sáng, chiều) tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt trong vòng 30 phút cho mỗi lần tưới, duy trì độ ẩm 70% - 80% đảm bảo cây hồi xanh trong tuần đầu, sau đó tùy vào điều kiện thời tiết mà có lượng nước tưới, cách tưới khác nhau Các thời kỳ phân hóa hoa, ra nụ, hoa rộ và thời kỳ có quả là thời kỳ khủng hoảng nước của cây, vào thời kỳ này cần cung cấp đủ nước cho cây.
- Khi cây đạt chiều cao 30 - 40cm thì làm giàn, dùng dây mềm quấn sợi dây vào thân cây buộc vào giàn cao Cây sinh trưởng phát triển đến đâu buộc đến đó.
- Tỉa cành: Tỉa bỏ những nhánh mọc từ nách lá để tập trung dinh dưỡng cho thân chính và cành cấp 1 ra hoa, quả đồng thời tạo sự thông thoáng cho luống. Tỉa bỏ lá già, lá vàng, sâu bệnh.
Bón phân cho các cây trồng tùy theo liều lượng từng công thức.
Trên nền phân bón vô cơ bổ sung thêm phân bón hữu cơ cho cây cà chua bi Dựa trên thời gian sinh trưởng và phát triển của cây cà chua bi được chia thành các giai đoạn bón phân khác nhau.
+ Bón thúc: Chia làm 4 lần Lần 1: Sau khi trồng 15 ngày, Lần 2: Sau khi trồng 25 ngày, Lần 3: Khi hoa nở, Lần 4: Khi thu hoạch quả đầu tiên.
+ Liều lượng phân được bón mỗi lần cho cây dựa theo chỉ tiêu theo dõi là: Công thức 1: 300g, công thức 2: 400g và công thức 3: 500g (Sử dụng phân bón hữu cơ SH Nông Lâm HDT-02.
- Phòng trừ sâu bệnh chính cho cây cà chua như sâu xanh, sâu đục quả, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh xoăn lá, bệnh mốc sương cà chua.
3.4.2.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Các chỉ tiêu theo dõi cho cà chua ở giai đoạn vườn sản xuất:
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): Đo phần thân chính từ cổ rễ đến ngọn cây, theo dõi định kỳ 7 ngày/ lần.
- Động thái ra lá trên thân chính (lá): Đếm số lá thật trên thân chính, theo dõi định kỳ 7 ngày/lần.
- Thời gian ra hoa (ngày): Là thời gian từ trồng đến ngày có khoảng 50% số cây có hoa đầu.
- Thời gian đậu quả (ngày): Là thời gian từ trồng đến ngày có khoảng 50% số cây có quả đậu.
- Thời gian bắt đầu trồng đến khi thu hoạch (ngày): Là ngày có khoảng 50% số cây/ô cho quả thu hoạch.
- Tỉ lệ đậu quả (%) = (Số quả đậu/Tổng số hoa trên cây) x 100 số cây có quả chín có thể thu hoạch.
- Số quả /chùm = Tổng số quả thu được/Tổng số chùm trên cây.
- Khối lượng trung bình quả (gram) = Tổng khối lượng quả thu hoạch/Tổng số quả thu được.
- Năng suất (kg/cây) = Khối lượng TB/quả x Số quả TB/cây.
* Các chỉ tiêu chất lượng:
Phân tích theo phương pháp của Phạm Thị Trân Châu Phân tích sau khi thu mẫu không quá 3 ngày.
- Hàm lượng vitamin C (mg/100g chất tươi), theo phương pháp chuẩn độ axít ascobic bằng cách cho axít ascobic khử muối natri của 2,6
- Độ Brix (%): đo theo phương pháp khúc xạ kế.
- Hàm lượng Nitrat (mg/kg): sử dụng máy đo an toàn thực phẩm Greentest 0808
* Đánh giá tình hình sâu bệnh hại:
+ Rệp sáp đếm tổng số cây bị hại, mật độ rệp trên cây.
- Bệnh héo xanh, bệnh thối đỉnh trái Đánh giá mức độ hại bằng cách đếm số cây bị bệnh và xác định tỉ lệ bị bệnh. Điểm 1: Không bệnh Điểm 3: Có dưới 20% diện tích thân lá nhiễm bệnh (bị hại nhẹ) Điểm 5: Có 20% đến 50% diện tích thân lá nhiễm bệnh (bị hại trung bình) Điểm 7: Có trên 50% đến 75% diện tích lá bị bệnh nhiễm nặng (bị bệnh nặng) Điểm 9: Có trên 75% đến 100% diện tích thân lá bị nhiễm bệnh (bị hại rất nặng)
Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm excel
- Phương pháp xử lý theo phần mềm SAS 9.1