Đề tài : NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MAN TRÊN NỀN MẠNG VIỄN THÔNG BƯU ĐIỆN NGHỆ AN Luận văn được chia ra làm 4 chương với bố cục như sau. Chương I giới thiệu tổng quan về mạng MAN, các xu hướng phát triển thị trường và công nghệ mạng MAN trên thế giới và ở Việt Nam. Chương II phân tích các đặc điểm, khả năng ứng dụng của các công nghệ được triển khai cho mạng Metro (IPATM; WDM; RPR; MPLSGMPLS; NGSONETSDH; Gigabit Ethernet). Chương III so sánh và đánh giá ưu nhược điểm của từng công nghệ áp dụng cho mạng Metro để đưa ra sự lựa chọn công nghệ phù hợp. Trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng mạng MAN của tỉnh Nghệ An cho giai đoạn 20082010
=1= MỞ ĐẦU I. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Sự phát triển chóng mặt của công nghệ viễn thông đang mang lại những bước đột phá trong nghành thông tin liên lạc đặc biệt là sự hội tụ giữa công nghệ thông tin và viễn thông – Giao thức Internet (Internet Protocol) đang bùng nổ trong lĩnh vực thông tin tại các nước phát triển và đang phát triển. Việc tích hợp đa dịch vụ trên một mạng thống nhất là xu hướng tất yếu nhằm đem lại cho khách hàng những dịch vụ với tiện ích “3 trong 1” Triple play: Voice-Data-Video. Để có thể chuyển tải những gói dịch vụ “khổng lồ” nêu trên, người ta đã phải suy nghĩ đến việc xây dựng những xa lộ thông tin cao tốc. Vì vậy, việc nghiên cứu công nghệ mạng và dịch vụ băng rộng hiện đang trở thành cao trào tại nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển. Với những đặc điểm ưu việt, tiên tiến, dịch vụ băng rộng mang lại rất nhiều tiện ích , đáp ứng hợp lý nhu cầu sử dụng của từng đối tượng khách hàng như: Cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước, Tuy nhiên, để có thể triển khai công nghệ mạng và dịch vụ băng rộng, mạng viễn thông hiện hữu không thể đáp ứng mà cần có sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lõi – mạng truy nhập thích hợp theo xu hướng tích hợp công nghệ, tiến tới xây dựng mạng NGN trong khu vực và toàn quốc. Với những tiền đề nêu trên, học viên quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ MAN trên nền mạng viễn thông Bưu điện Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp với hy vọng đóng góp một phần trong việc triển khai mạng đô thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2010. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Luận văn gồm 4 chương bắt đầu bằng việc giới thiệu về xu hướng phát triển thị trường, dịch vụ và công nghệ MAN, tiếp đến là phân tích nêu ưu, nhược điểm, khả năng ứng dụng và so sánh giữa các công nghệ, cuối cùng là đề xuất xây dựng một mạng MAN của tỉnh Nghệ An cho giai đoạn 2008-2010, các đề xuất, khuyến nghị của đề tài và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo. =2= Chương I giới thiệu về xu hướng phát triển thị trường, dịch vụ, công nghệ Metro và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới, các sản phẩm mạng mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường mạng viễn thông. Chương II chủ yếu phân tích các đặc điểm, ưu nhược điểm của các công nghệ áp dụng cho mạng đô thị (IP/ATM; WDM; NG-SONET/SDH; RPR; MPLS/GMPLS; GigaEthernet). Chương III phân tích, đánh giá và lựa chọn công nghệ áp dụng xây dựng mạng đô thị cho mạng viễn thông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2010. Chương III cũng đưa ra các phương pháp thiết kế và tính toán dung lượng trong E-MAN của VNPT, từ đó xây dựng chương trình phần mềm tính toán cho mạng MAN Nghệ An. Chương IV là phần tổng kết, khuyến nghị của đề tài và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Mạng băng rộng là xu hướng công nghệ và dịch vụ tất yếu trong thế kỷ 21 và cũng là một trong những đề tài nghiên cứu khá rộng, được các nhà khai thác dịch vụ viễn thông rất quan tâm. Việc nghiên cứu để phát triển các dịch vụ mạng băng rộng mà cụ thể là mạng Metropolitan Area Network (MAN) tại Nghệ An có những điều kiện đặc thù do điều kiện về phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng dịch vụ và cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố. Với mục đích là nghiên cứu và tìm hiểu thêm về lý thuyết của công nghệ sau đó áp dụng triển khai trên mạng viễn thông tỉnh Nghệ An. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã viết được 1 phần mềm nhằm hỗ trợ tính toán băng thông các thiết bị thu thập lưu lượng trong mạng MAN -CES (Carrier Ethernet Switch) và băng thông của các Ring. Tuy nhiên do thời gian và thông tin có hạn, khả năng dự báo về phát triển dịch vụ còn hạn chế nên trong thời gian tới sẽ còn rất nhiều việc phải hoàn thiện. Ngoài mục đích để làm đề tài tốt nghiệp, người viết mong rằng bản luận văn này sẽ có tác dụng như một bản tiền nghiên cứu và là cơ sở để hoàn thiện việc nghiên cứu, triển khai mạng đô thị băng rộng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. =3= CHƯƠNG I XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG ĐÔ THỊ (MAN-METROPOLITAN AREA NETWORK) 1.1. Xu hướng phát triển thị trường mạng đô thị Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh về kinh tế, xã hội và văn hoá trong môi trường các đô thị và thành phố lớn nên nhu cầu trao đổi thông tin là rất lớn, đa dạng cả về loại hình dịch vụ, tốc độ. Với sự hình thành và phát triển bùng nổ các tổ hợp văn phòng, khu công nghiệp, công nghệ cao, các khu chung cư thêm vào đó các dự án phát triển thông tin của chính phủ, của các cơ quan, các công ty làm cho nhu cầu trao đổi thông tin như trao đổi tiếng nói, dữ liệu, hình ảnh, truy nhập từ xa, truy nhập băng rộng, tăng dẫn đến nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Các mạng nội bộ LAN (Local Area Network) chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin với phạm vi địa lý rất hẹp (trong khoảng vài trăm mét). Trong khi đó nhu cầu kết nối với mạng bên ngoài (truy nhập Internet, truy nhập cơ sở dữ liệu, kết nối chi nhánh văn phòng, ) là rất lớn. Điều này dẫn đến việc cơ sở hạ tầng thông tin hiện tại với công nghệ TDM (chuyển mạch kênh PSTN, công nghệ SDH) sẽ rất khó đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin rất lớn như vậy cả về loại hình dịch vụ và cường độ lưu lượng trao đổi thông tin. Do vậy việc tìm kiếm công nghệ để xây dựng một cơ sở hạ tầng mạng đô thị (MAN) đáp ứng được yêu cầu trao đổi thông tin nói trên là công việc cấp thiết đối với những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong vài năm trở lại đây các nhà khai thác mạng viễn thông có khuynh hướng tập trung đầu tư xây dựng mạng đường trục (backbone) để đáp ứng yêu cầu băng thông truyền tải cho lưu lượng bùng nổ của Internet. Hiện nay khuynh hướng phát triển mạng đã có sự thay đổi, người ta tập trung sự chú ý đến việc xây dựng mạng nội vùng, nội hạt nói chung và mạng MAN tại các đô thị, thành phố nói riêng, nơi cần thiết phải đầu tư xây dựng, tổ chức lại để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng hoá dịch vụ của người sử dụng, đưa dịch vụ đến gần với khách hàng hơn, đảm bảo việc kết nối với khách hàng “mọi nơi, mọi lúc, mọi giao diện”. =4= Không giống như mạng đường trục, nơi có khuynh hướng hội tụ các loại hình lưu lượng truyền tải về loại hình giao thức truyền tải phổ biến nhất là IP/MPLS nhằm đạt được hiệu suất sử dụng mạng cao, mạng đô thị thực hiện tiếp cận với rất nhiều loại hình ứng dụng và giao thức truyền tải cần phải truyền một cách “trong suốt” giữa người sử dụng hoặc các mạng văn phòng với nhau. Do vậy vấn đề đặt ra là cần phải cân nhắc giữa mục tiêu là truyền lưu lượng trong suốt và đạt hiệu suất sử dụng mạng cao, đó là một bài toán đặt ra đối với các nhà xây dựng mạng đô thị. Nó sẽ quyết định đến chiến lược triển khai mạng và dịch vụ cũng như như việc lựa chọn nhà cung cấp thiết bị mạng. Xu hướng phát triển của mạng của thế hệ kế tiếp NGN là từng bước thay thế hoặc chuyển lưu lượng mạng sử dụng công nghệ TDM sang mạng sử dụng công nghệ chuyển mạch gói. Do vậy, công nghệ áp dụng xây dựng mạng MAN cũng không nằm ngoài xu hướng nói trên, đó là xây dựng cơ sở hạ tầng mạng với mục tiêu hội tụ các loại hình dịch vụ dữ liệu, tiếng nói, truyền hình để truyền tải trên cùng một cơ sở hạ tầng mạng. Hiện nay một số công nghệ chủ yếu ở phân lớp 2 như là GbE (Gigabit Ethernet), RPR (Resilient Packet Ring), SDH-NG (Next Generation SDH) được xem là có triển vọng áp dụng để xây dựng mạng MAN thế hệ kế tiếp. Với xu hướng phát triển mạng hiện nay, mạng cung cấp dịch vụ trên cơ sở mạng MAN có thể xem là một thị trường mới. MAN đang là một mảnh đất tiềm năng đối với các nhà khai thác và cung cấp mạng. Rất nhiều nhà cung cấp cơ sở hạ tầng đang triển khai các công nghệ mới nhằm giải quyết những vấn đề của nhà khai thác và những nhu cầu của khách hàng. Lưu lượng trao đổi thông tin xuất phát từ các loại hình dịch vụ trao đổi số liệu, chẳng hạn như lưu lượng xuất phát từ các mạng LAN, lưu lượng từ các trung tâm cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu (SAN), lưu lượng từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), Một thực tế cho thấy rằng: trong khi các mạng trục (backbone) thường được xây dựng với dung lượng truyền tải khả lớn và hầu hết các mạng này đều có thể đáp ứng được như cầu truyền tải lưu lượng gia tăng thì các kết nối trong =5= nội bộ mạng đô thị hiện tại có thể đang trở thành những “nút cổ chai” do việc tắc nghẽn lưu lượng. Điều này xuất phát từ việc phần lớn các mạng MAN hiện tại được xây dựng trên cơ sở các giải pháp sử dụng hệ thống truyền dẫn SONET và SDH với các cấu trúc mạng đặc thù là các cấu trúc Ring. Do giải pháp công nghệ truyền dẫn SONET/SDH không hiệu quả đối với số liệu dạng gói và không có những chức năng quản lý băng thông một cách mềm dẻo nên hiệu suất sử dụng băng thông là không cao và khó triển khai một số chức năng định tuyến cũng như một số dịch vụ cơ sở được kiến tạo trong công nghệ chuyển mạch gói. Một giải pháp công nghệ mạng điển hình hiện nay là phương thức truyển tải lưu lượng dạng IP/ATM/SDH/WDM. Theo phương thức này thì công nghệ IP và ATM có thể đưa lại cho nhà khai thác dịch vụ những khả năng thiết lập dịch vụ và điều khiển băng thông khá mềm dẻo và hiệu suất sử dụng băng thông cao nhưng chi phí cho việc xây dựng mạng là khá cao, phức tạp về mặt quản lý. Nói tóm lại, việc xây dựng mạng MAN dựa trên cơ sở các công nghệ truyền thống sẽ không có khả năng cung cấp các dịch vụ, băng thông cho khách hàng một cách đa dạng, linh hoạt và mềm dẻo cũng như không đáp ứng được những yêu cầu về hiệu suất khai thác và tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng mạng như nhà khai thác mạng mong muốn. 1.2. Xu hướng phát triển công nghệ và dịch vụ của mạng đô thị Xu hướng các công nghệ được lựa chọn áp dụng để xây dựng mạng MAN thế hệ mới chủ yếu tập trung vào 6 loại công nghệ chính, đó là: - IP/ATM - SONET/SDH-NG. - Ethernet/Giagabit Ethernet (GbE). - RPR. - WDM. - Chuyển mạch kết nối MPLS/GMPLS. Các công nghệ nói trên này được xây dựng khác nhau cả phạm vi và các phương thức mà chúng sẽ được sử dụng. Trong một số trường hợp, các nhà cung =6= cấp cơ sở hạ tầng lại triển khai cùng một công nghệ cho các ứng dụng khác nhau. Ví dụ, GbE có thể được sử dụng để cung cấp năng lực truyền tải cơ sở hoặc để cung cấp các dịch vụ gói Ethernet trực tiếp đến khách hàng. Các nhà khai thác mạng có xu hướng kết hợp một số loại công nghệ trên cùng một mạng của họ, vì tất cả các công nghệ sẽ đóng góp vào việc đạt được những mục đích chung là: - Giảm chi phí đầu tư xây dựng mạng. - Rút ngắn thời gian đáp ứng dịch vụ cho khách hàng. - Dự phòng dung lượng đối với sự gia tăng lưu lượng dạng gói. - Tăng lợi nhuận từ việc triển khai các dịch vụ mới. - Nâng cao hiệu suất khai thác mạng. Các dịch vụ chủ yếu được cung cấp bởi mạng MAN bao gồm: + Truy nhập internet tốc độ cao: Đây là loại dịch vụ rất phát triển hiện nay. + Mạng lưu trữ (SAN): Thị trường dịch vụ mạng lưu trữ hiện đang phát triển nhanh chóng và đây là một trong các dịch vụ đòi hỏi kết nối băng tần lớn 100Mbps và cao hơn nữa. Sự phát triển bùng nổ về số liệu đã khiến cho việc quản lý các nguồn tài nguyên này trong các doanh nghiệp ngày một khó khăn hơn. Các dịch vụ mạng SAN sẽ là một giải pháp kinh tế và tin cậy hơn trong việc duy trì các kho dữ liệu khổng lồ. Việc lưu trữ số liệu từ xa còn đáp ứng được các yêu cầu phục hồi trước những thảm hoạ, ngăn ngừa sự gián đoạn và đảm bảo sự liên tục trong các hoạt động kinh doanh. + Các mạng riêng ảo lớp 2 (L2VPN): Các giải pháp VPN đem đến cho các khách hàng khả năng tăng hiệu suất công việc nhờ đường truy nhập an toàn đến các ứng dụng và dữ liệu. + Các dịch vụ ứng dụng gia tăng: Các nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng hiện đang cố gắng tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm của họ, tuy nhiên họ mới chỉ đạt được những thành công mức độ với một vài ứng dụng cơ bản. + Dịch vụ LAN thông suốt (LAN điểm-điểm và LAN đa điểm-đa điểm). + VoIP. =7= + Hạ tầng đường trục mạng đô thị. + LAN - FR/ATM VPN. + Extranet + LAN kết nối đến các tài nguyên mạng (các thành viên của mạng LAN có thể truy nhập trung tâm dữ liệu từ xa). 1.3. Kết luận Là một thị trường mới, MAN đang là một mảnh đất tiềm năng đối với các nhà khai thác và cung cấp mạng. Trong đó, sự phát triển về lưu lượng số liệu và kết nối băng rộng, và sự hội tụ dịch vụ là những yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển của mạng MAN. Tuy nhiên, mạng MAN hiện nay đang có xu hướng ngày càng khó quản lý do sự thay đổi theo hướng chuyển từ lưu lượng định hướng kênh sang lưu lượng định hướng gói trong các mạng ngày nay. Để giải quyết những khó khăn hiện nay của mạng MAN cũ được xây dựng trên nền SONET/SDH, đáp ứng những nhu cầu về phát triển dịch vụ, các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng mạng đã tìm đến những giải pháp công nghệ mới. Đó là: SONET/SDH-NG, Ethernet, RPR, WDM/DWDM, chuyển mạch MPLS/GMPLS. Tất cả các các công nghệ mới này đều rất khác nhau cả về phạm vi và các phương thức mà chúng sẽ được sử dụng. Các nhà khai thác mạng có xu hướng kết hợp một số loại công nghệ trên cùng một mạng của họ và phần lớn các trường hợp được tổng kết đã sử dụng các kiến trúc hỗn hợp, ít nhất là trong giai đoạn chuyển đổi nhằm: Cắt giảm các chi phí, giảm thời gian cung cấp, đối phó với sự tăng nhanh chóng lưu lượng gói, tăng lợi nhuận từ các dịch vụ mới, đẩy mạnh hiệu suất khai thác mạng. Bên cạnh việc tìm kiếm những giải pháp công nghệ mới, các nhà cung cấp cũng không ngừng phát triển các sản phẩm mạng, trong đó chú ý nhất hiện này là công nghệ MSPP. MSPP tích hợp các công nghệ SDH, Ethernet, MPLS, VPN, IP và băng rộng để cung cấp các dịch vụ dữ liệu khác nhau một cách kinh tế và hiệu quả nhất [ICT news]. =8= CHƯƠNG II CÁC CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG TRONG MẠNG ĐÔ THỊ 2.1. Công nghệ truyền dẫn 2.1.1. Công nghệ IP/ATM-MAN 2.1.1.1. Tổng quan Công nghệ ATM đã từng được sử dụng như là công nghệ chủ yếu trong mạng backbone từ khi lần đầu được đưa ra thương mại đầu những năm 1990. ATM được thiết kế nhằm tối ưu hóa truyền tải nhiều loại thông tin khác nhau như dữ liệu, voice, video đáp ứng cả yêu cầu thời gian thực, và đáp ứng được yêu cầu về QoS cho mỗi loại thông tin. Để thực hiện yêu cầu này, rất nhiều chức năng và giao thức đã được thiết lập trên nền công nghệ ATM: PNNI (Private Network Node Interface) cung cấp các chức năng kiểu OSPF [7] cho tín hiệu và dẫn hướng cho thông tin về QoS trong toàn mạng ATM, đa giao thức trên ATM (MPOA) cho phép thiết lập những kết nối tắt giữa các điểm hay hệ thống trong các mạng con khác nhau, khắc phục được hiện tượng nghẽn cổ chai xảy ra giữa các router và các chức năng để nâng cao khả năng kết nối vật lý. Hiện nay việc truyền tải tín hiệu IP qua ATM trên các mạng thông tin quang được thực hiện chủ yếu qua hai phương thức: IP/ATM/SDH/WDM và IP/ATM/WDM. 2.1.1.2. IP/ATM/SDH trên truyền dẫn WDM. Truyền tải IP qua ATM được thực hiện dưới nhiều giao thức IP/ATM cổ điển, LAN mô phỏng, đa giao thức trên ATM, Ở đây chúng ta tập trung chủ yếu vào giao thức cổ điển đã được chuẩn hóa và hoàn thiện. Để truyền tải trong các tuyến WDM, phần lớn các định dạng tuyến truyền dẫn chuẩn sử dụng khung SDH. Hình 2.1.biểu diễn kiến trúc mạng khả thi sử dụng IP/ATM/SDH/WDM. Theo mô hình này, các gói IP được phân tách trong các tế bào ATM và được gán vào các kết nối ảo (VC) qua Card đường truyền SDH/ATM trong bộ định tuyến IP. Tiếp đến các tế bào ATM được đóng trong khung SDH và được gửi tới chuyển mạch ATM hoặc trực tiếp tới bộ Transponder WDM để truyền tải qua lớp mạng quang (biểu diễn đơn giản như trong hình 2.1 cho ring OADM). =9= Hiện tại, một cách thực hiện đảm bảo QoS cho dịch vụ IP là cung cấp một băng tần cố định giữa các cặp thiết bị đinh tuyến IP cho từng khách hàng (quản lý QoS lớp 2). ATM cung cấp tính năng thực hiện điều này với tính năng băng tần thay đổi nhờ các kênh ảo cố định (PVC) qua hệ thống quản lý ATM hoặc thiết lập kênh chuyển mạch ảo (SVC) linh hoạt, tất cả nằm trong luồng ảo (VP). Hoặc cũng có thể sử dụng phương pháp ghép kênh thống kê cho phép người sử dụng có thể truy cập băng tần phụ trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này đảm bảo băng tần tùy ý và cố định từ 1Mbps đến vài trăm Mbps cho các khách hàng khác nhau. Ngoài ra, với tính hạt mịn của băng tần có thể cho phép các bộ định tuyến IP kết nối logic dạng Mesh một cách dễ dàng, do trễ được giảm thiểu giữa các bộ định tuyến trung gian. Một lợi điểm khác của việc sử dụng giao thức ATM là khả năng thực hiện các hợp đồng lưu lượng khác nhau với nhiều mức chất lượng dịch vụ tùy theo ứng dụng yêu cầu. Đối với lưu lượng IP (thực chất là phi kết nối) mạng ATM sẽ chủ yếu sử dụng hợp đồng lưu lượng UBR (tốc độ bit không xác định). Tuy nhiên, nếu các ứng dụng IP nào đó yêu cầu mức QoS riêng, đặc biệt với các ứng dụng thời gian thực cần sử dụng năng lực chuyển giao khác như tốc độ bit không đổi (CBR) hoặc VBR- rt. Tuy nhiên khi sắp xếp các gói IP có độ dài biến thiên vào các tế bào ATM có độ dài cố định chúng ta phải cần đến phần mào đầu phụ (do gói một gói IP có thể cần đến nhiều tế bào ATM), và đây được gọi là thuế tế bào. Sự khác biệt về kích thước cũng tạo ra yêu cầu lấp đầy khoảng trống trong các tế bào mà có phần mào đầu phụ. Một giải pháp để ngăn chặn yêu cầu trên là sắp xếp các gói trực tiếp liền kề nhau, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng rủi ro mất hai gói liền nhau khi tế bào bị mất. =10= OADM OADM OADM OADM ATM switch IP router IP router e.g. 32 λ WDM STM16c/ATM interface IP router STM16c/ATM interface STM16c interfaces STM1/ATM interface Hình 2.1: Mô hình mạng truyền tải IP/ATM/SDH/WDM IP/ATM cũng có thể được sử dụng trong MPLS. Trong trường hợp này, PVC không được thiết lập từ hệ thống quản lý ATM mà linh hoạt từ giao thức MPLS. Đối với MPLS dựa trên ATM, nhãn có thể được lưu trong VCI ATM. 2.1.1.3. IP/ATM trực tiếp trên WDM Một giải pháp khác là truyền tải trực tiếp tế bào ATM bao gói IP trên kênh WDM. Kịch bản này giống như kịch bản trên theo quan điểm kiến trúc. Sự khác biệt ở đây là các tế bào ATM không được đóng trong các khung SDH mà chúng được gửi trực tiếp qua môi trường vật lý bằng sử dụng tế bào ATM tạo nên lớp vật lý. Tế bào tạo nên lớp vật lý là một kỹ thuật tương đối mới đối với truyền tải ATM. Tế bào dựa trên cơ chế vật lý đã được phát triển dành riêng cho giao thức ATM; kỹ thuật này không hỗ trợ cho bất kỳ giao thức nào ngoài những giao thức thiết kế cho ATM. Tế bào ATM dựa trên các lớp vật lý được định nghĩa trong một số tổ chức tiêu chuẩn 155Mbps và 622Mbps của ITU, và hiện tại thì diễn đàn ATM đã hoàn thành chỉ tiêu cho tốc độ 622Mbps và 2488Mbps. 2.1.1.4. Đặc tính kỹ thuật của IP/ATM Diễn đàn ATM đã định nghĩa một tập hợp đầy đủ các nội dung liên quan đến lưu lượng ATM trong khi ITU-T cũng đã định nghĩa năng lực lưu lượng và phân lớp QoS của ATM. Do có những đặc tính như vậy nên công nghệ ATM trở thành lý tưởng cho mạng đa dịch vụ. Tuy nhiên, hiện có một trở ngại đó là ứng dụng ATM [...]... khách hàng sẽ quyết định bởi công nghệ đó Tuy nhiên mạng triển khai trên cơ sở công nghệ WDM sẽ có khả năng cung cấp những dịch vụ có tính chất đặc thù Trong số các dịch vụ được ứng dụng, hai ứng dụng cơ bản nhất của công nghệ DWDM trong mạng MAN là trong các lĩnh vực mạng SAN và mở rộng từ hạ tầng các mạng SONET/SDH 2.1.1.5 Đánh giá ưu nhược điểm và khả năng ứng dụng của công nghệ WDM a Ưu điểm - Cung... năng ứng dụng - Do tính chất hiệu quả về truyền tải lưu lượng., công nghệ IP được xem là một trong những công nghệ lựa chọn để triển khai trong mạng lõi MAN - Xét về mô hình phân lớp mạng, giao thức IP phù hợp cho chức năng định tuyến ở lớp mạng, nghĩa là tại các vị trí là ranh giới tiếp giáp mạng (lõi/biên, giao tiếp giữa nhà cung cấp mạng với nhau, giao tiếp với mạng đường trục) - Mạng sử dụng công nghệ. .. thống truyền tải quang hiện có - Ứng dụng cho những nơi mà cần dung lượng hệ thống truyền tải lớn (mạng lõi, mạng đường trục) 2.1.3 Công nghệ SDH-NG -MAN 2.1.3.1 Hạn chế của công nghệ truyền dẫn SONET/SDH truyền thống SONET/SDH truyền thống là công nghệ TDM đã được tối ưu hóa để truyền tải các lưu lượng dịch vụ thoại Khi truyền tải các lưu lượng dựa trên dịch vụ IP, các mạng sử dụng công nghệ SONET/SDH... (giống như byte K1 và K2 của SDH) Sử dụng các CRC tải tùy lựa còn cho phép giám sát tỷ lệ lỗi bit Cho đến nay, ứng dụng của các hệ thống WDM vẫn hạn chế trong các mạng lõi và mạng đường trục, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ truy nhập như xDSL, SAN, UMTS/3G, LMDS Các hệ thống truyền dẫn trên công nghệ WDM đang dần dần được ứng dụng trong các mạng MAN cỡ lớn Trong SDL không hỗ trợ chức... truyền tải nào để truyền tải thông tin là phụ thuôc vào công nghệ áp dụng phía trên lớp mạng SDH như đã mô tả ở trên (xem hình 2.6) Do đó các loại hình dịch vụ triển khai tới khách hàng sẽ quyết định bởi công nghệ đó Tuy nhiên mạng triển khai trên cơ sở công nghệ SDH-NG có những khả năng cung cấp những dịch vụ có tính chất đặc thù Cụ thể, mạng truyền tải dựa trên công nghệ SDH-NG có thể cung cấp các... nghệ ATM áp dụng tốt cho việc triển khai mạng MAN có mục đích hỗ trợ cung cấp các loại hình dịch vụ theo thời gian thực - Do tính chất khó tiếp cận trực tiếp với người sử dụng (hạn chế về các loại hình giao diện truy nhập) nên mạng ATM thường được sử dụng để xây dựng mạng thực hiện chức năng tích hợp các dịch vụ (xây dựng mạng ở phạm vi mạng biên và phạm vi mạng lõi) 2.1.2 Công nghệ WDM -MAN 2.1.2.1... quan của mạng triển khai trên cơ sở công nghệ WDM Công nghệ ghép kênh theo bước sóng WDM hay DWDM là công nghệ truyền dẫn quang trong đó tín hiệu được ghép trên các bước sóng khác nhau và truyền đi trên cùng một sợi quang Các hệ thống WDM hiện nay có tốc độ truyền dẫn kênh 2,5 Gbps hoặc 10Gbps và có thể tích hợp tới 100 bước sóng trên một sợi quang cho phép truyền dẫn dung lượng hàng trăm Gigabit trên. .. khai các dịch vụ ứng dụng Multicast - Dung lượng băng thông giành cho bảo vệ và phục hồi lớn - Phương thức cung cấp kết nối phức tạp, thời gian cung ứng kết nối dài c Khả năng ứng dụng Khả năng cung cấp dịch vụ của mạng SDH-NG về thực chất là cung cấp các tuyến kết nối truyền dẫn quang giữa các nút mạng (sử dụng các giao diện quang hoặc giao diện điện) Việc các thiết bị nút mạng sử dụng giao thức truyền... mềm ứng dụng thực hiện trao đổi dữ liệu mạng liên kết trong các sản phẩm máy tính cá nhân, máy chủ, các thiết bị định tuyến đều được thiết kế để có thể chạy trên nên mạng IP Đây là một lợi thế rất lớn của công nghệ này - Các thuật toán định tuyến ứng dụng trong công nghệ IP cho phép trao đổi dữ liệu trong mạng liên kết một cách mềm dẻo, linh hoạt - Công nghệ IP có khả năng tích hợp đa dịch vụ, dựa trên. .. gói tin trên vòng ring Điều này gây lãng phí lớn đối với băng thông của mạng + Lãng phí băng thông cho việc bảo vệ mạng: Thông thường đối với các mạng SONET/SDH 50% băng thông của mạng được dành cho việc dự phòng cho mạng Mặc dù việc dự phòng này là hết sức cần thiết nhưng các công nghệ SONET/SDH truyền thống không cung cấp khả năng cho phép nhà cung cấp dịch vụ lựa chọn lượng băng thông sử dụng cho