c. Khả năng ứng dụng
2.2.5. Đánh giá ưu nhược điểm và khả năng ứng dụng của công nghệ MPLS/GMPLS
MPLS/GMPLS
a. Ưu điểm
- MPLS có thể áp dụng phù hợp với hầu hết các cấu trúc tô-pô mạng (mesh hoặc ring).
- MPLS cho phép truyền tải đa dịch vụ với hiệu suất truyền tải cao. Chức năng điều khiển quản lý lưu lượng trong MPLS cho phép truyền tải lưu lượng các loại hình có yêu cầu về QoS.
- MPLS cho phép định tuyến gói tin với tốc độ nhanh do giảm thiểu việc xử lý thông tin định tuyến
- MPLS cho có khả năng kiến tạo kết nối đường hầm. Dựa trên khả năng này nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp các dịch vụ kết nối ảo (ví dụ như TLS ở mức 2, VPN ở mức 3).
- MPLS có khả năng phối hợp tốt với IP để cung cấp các dịch vụ mạng riêng ảo trong môi trường IP và kết hợp với chức năng RSVP để cung cấp dịch vụ có QoS trong môi trường IP (RSVP-TE LSPs) [6]
b. Nhược điểm
- Khả năng hồi phục mạng không nhanh khi xảy ra sự cố hư hỏng trên mạng. - Khi triển khai một công nghệ mới như MPLS đòi hỏi các nhân viên quản lý và điều hành mạng cần được đào tạo và cập nhật kiến thức về công nghệ mới, nhất là các kiến thức mới về quản lý và điều khiển lưu lượng trên toàn mạng.
- Giá thành xây dựng mạng dựa trên công nghệ MPLS nói chung còn khá đắt. - MPLS chỉ quan tâm đến lưu lượng tổng thể và như vậy thì rất khó hiện thực các luồng nhỏ.
- MPLS là topo định hướng nên nhãn cần được gán cho mỗi tuyến. Đây lại trở thành điểm yếu của MPLS khi tuyến không sử dụng thì coi như lãng phí nhãn.
c. Khả năng ứng dụng
- Công nghệ MPLS phù hợp cho việc xây dựng mạng với mục tiêu truyền tải dịch vụ tích hợp và đạt được hiệu suất truyền tải cao, nghĩa là MPLS phù hợp để xây dựng mạng lõi (core).